Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SỬ DỤNG NƯỚC TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.24 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
-------------------

CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG NƯỚC TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ
Điều 39. Biện pháp sử dụng nước hiệu quả

Họ và tên: NGUYỄN THÁI VIỆT
Khóa: 2016 – 2018
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 3/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
-------------------

CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG NƯỚC TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ
Điều 39. Biện pháp sử dụng nước hiệu quả

Họ và tên: NGUYỄN THÁI VIỆT
Khóa: 2016 – 2018
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 3/2017

2



MỤC LỤC

3


DANH MỤC CÁC HÌNH

4


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là một trong những yếu tố cần thiết cho sự sống, tăng trưởng và phát
triển. Đặc biệt chất lượng nước là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, kinh tế và mơi
trường sinh thái của cả khu vực. Vì vậy việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên
nước tiết kiệm, hiệu quả là vấn đề cần được quan tâm hiện nay.
Việc sử dụng nguồn nước một cách tiết kiệm hiệu quả cần có sự tham gia của
các tổ chức, cá nhân thông qua các hành động thực tiễn như:
- Sử dụng nước đúng mục đích và hợp lý.
- Có kế hoạch thay thế và loại bỏ các phương tiện, cơng cụ, thiết bị có cơng
nghệ lạc hậu sử dụng, tiêu thụ nhiều nước.
- Đưa ra các biện pháp cải tiến, hợp lý hóa quy trình sử dụng nước; áp dụng
công nghệ , kỹ thuật hiện đại trong việc khai thác hoặc sử dụng nước
- Bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp với nguồn nước.
Ngồi ra thì việc sử dụng nguồn nước hiệu quả, tiết kiệm còn có sự góp phần
khơng nhỏ Bộ Tài ngun mơi trường trong việc xây dựng mơ hình sử dụng nước tiết
kiệm hiểu quả, phổ biến; tun truyền mơ hình thiết bị tiết kiệm nước
Từ sự cần thiết trên, đề tài "Biện pháp sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả"
được lựa chọn với mục đích đánh giá được việc sử dụng nước từ đó đề xuất các giải

pháp, các mơ hình quản lý sử dụng nguồn nước bền vững.

5


2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu : Tìm hiểu thế nào là sử dụng nguồn nước tiết kiệm và hiệu quả và các quy

định cũng như tác động đến kinh tế, xã hội. Từ đó đưa ra các mục tiêu cũng như là
biện pháp sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu suất sử dụng là cao nhất
3. Đối tượng nghiên cứu
- Việc sử dụng tài nguyên nước để đảm bảo các yếu tố tiết kiệm và hiệu quả.
4. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn là các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
nước, và đưa ra các biện pháp có thể áp dụng để sử dụng nguồn nước đạt hiệu quả.

6


Chương I Tổng quan về đề tài nghiên cứu
1.1 Tổng quan về tài nguyên nước
1.1.1 Khái niệm về tài nguyên nước
Tài nguyên nước là lượng nước trên một vùng đã cho hoặc lưu vực, biểu diễn ở
dạng nước có thể khai thác (nước mặt và nước dưới đất). Luật Tài nguyên nước Việt
Nam (2012) quy định "Tài nguyên nước (của Việt Nam) bao gồm các nguồn nước
mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ Việt Nam". Rõ ràng, tài
nguyên nước của một lãnh thổ là toàn bộ lượng nước có trong đó mà con người có thể
khai thác sử dụng được, xét cả về mặt lượng và chất, cho sinh hoạt, sản xuất, trong
hiện tại và tương lai.
Nước là dạng tài nguyên đặc biệt. Nó vừa là thành phần thiết yếu của sự sống

và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội, vừa có thể mang tai họa
đến cho con người. Nước có khả năng tự tái tạo về lượng, về chất và về năng lượng.
J.A.Jonnes chia tài nguyên nước thành ba loại:


Tài nguyên tiềm năng tương lai, là toàn bộ lượng nước có trên Trái Đất mà
trong điều kiện hiện nay lồi người hầu như chưa có khả năng khai thác, như
nước ngầm nằm rất sâu, nước trong băng tuyết hai cực, nước biển và đại
dương…



Tài nguyên tiềm năng thực tại, là lượng nước có trong lãnh thổ, nhưng ở trạng
thái tự nhiên con người khó khai thác và có nguy cơ bị nó gây hại, hoặc xảy ra
rủi ro, ví dụ như nước lũ, nước ngầm nằm sâu…



Tài nguyên hiện thực của một vùng, là khái niệm trùng với quan điểm truyền
thống hiện nay, chỉ tồn bộ lượng nước có trong các thuỷ vực mặt và ngầm mà
con người dễ dàng khai thác sử dụng.

7


1.1.2 Tầm quan trọng của nước trong đời sống
Tài nguyên nước là thiết yếu đối với cuộc sống của con người, là điều kiện tiên
quyết để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Lịch sử phát triển cho thấy các
nền văn minh của loài người đều gắn liền với các dịng sơng và nguồn nước. Từ nền
văn minh cổ đại Ai Cập, Asiro-Babilon, La Mã... gắn với sông Nil, sông Tigris, nền

văn minh Ấn Độ với sơng Indus, văn minh Trung Quốc với sơng Hồng Hà, nền văn
minh Khơ Me một thời gắn với sông Mê Cơng v..v. Có thể nói nước - nguồn tài
ngun quyết định sự tồn vong và phát triển của bất cứ quốc gia, dân tộc nào trên trái
đất ( Đào Trọng Tứ, 2015).
Vai trị của nước đối với con người
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được
vài ngày, nhưng khơng thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ
thể, 65 - 75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước
tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước là chất quan trọng để
các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là
một dung mơi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được
chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước.
Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức năng
các hệ thống trong cơ thể. Như suy giảm chức năng thận. Những người thường xuyên
uống không đủ nước da thường khơ, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu,
có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật. Khi cơ thể mất trên 10%
lượng nước có khả năng gây trụy tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao. Nguy
hiểm hơn, bạn có thể tử vong nếu lượng nước mất trên 20%.
Tóm lại, nước rất cần cho cơ thể, mỗi người phải tập cho mình một thói quen
uống nước để cơ thể khơng bị thiếu nước. Có thể nhận biết cơ thể bị thiếu nước qua
cảm giác khát hoặc màu của nước tiểu, nước tiểu có màu vàng đậm chứng tỏ cơ thể
đang bị thiếu nước.Duy trì cho cơ thể ln ở trạng thái cân bằng nước là yếu tố quan
trọng bảo đảm sức khỏe của mỗi người.
8


Vai trò của nước đối với sinh vật
Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối
lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở
một số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức).

Nước là dung mơi cho các chất vơ cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực
(ưa nước) như hydroxyl, amin, các boxyl…
Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ.
Nước là mơi trường hồ tan chất vơ cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu
cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.
Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định.
Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo đảm
mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường.
Nước tham gia vào q trình trao đổi năng lượng và điều hịa nhiệt độ cơ thể.
Nước cịn là mơi trường sống của rất nhiều lồi sinh vật.
Cuối cùng nước giữ vai trị tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh
vật, nước cịn là mơi trường sống của nhiều lồi sinh vật.
Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người
Trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước để phát triển.
Từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25 lít nước; lúa cần
4.500 lít nước để cho ra 1 kg hạt. Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai yếu tố
quyết định hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời cịn có vai trò điều tiết các chế độ
nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thống khí trong đất, làm cho tốc độ
tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới.

9


Trong Công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước
dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất
màu và các phản ứng hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn nước, một tấn xút
cần 800 tấn nước. Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước trên tồn thế giới cơng
nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng
lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong q trình hóa học, và các nhà
máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi. Mỗi ngành cơng nghiêp, mỗi loại

hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước
góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu khơng có nước thì chắc
chắn tồn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…trên hành tinh này đều
ngừng hoạt động và không tồn tại.
Khi chất lượng nước mặt suy giảm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến con người:
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người


Do kim loại trong nước: Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh
vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần, tuy
nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra
nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là
nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Các ion kim loại được phát hiện là

hợp chất kìm hãm ezyme mạnh.
• Các hợp chất hữu cơ: Trên thế giới hằng năm có khoảng 60.105 tấn các chất
hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất nhiên liệu,chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc
kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm. Các chất này
thường độc và có độ bền sinh học khá cao, đặc biệt là các hidrocacbnon thơm
gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
Các hợp chất hữu cơ như: các hợp chất hữu cơ của phenol, các hợp chất bảo vệ
thực vật như thuốc trừ sâu DDT, linden (666), endrin, parathion, sevin, bassa…
Các chất tẩy rửa có hoạt tính bề mặt cao là những chất ảnh hưởng không tốt
đến sức khỏe, bị nghi ngờ là gây ung thư.
• Vi khuẩn trong nước thải: Vi khuẩn có hại trong nước bị ơ nhiễm có từ chất thải
sinh hoạt của con người và động vật như bệnh tả, thương hàn và bại liệt.
10


Ảnh hưởng đến đời sống



Sinh hoạt thường ngày: Nước ơ nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của
người dân, làm xáo trộn cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Khơng những vậy ơ
nhiễm nguồn nước cịn làm cho bốc mùi hôi thối ở các khu vực này làm cho
đời sống người dân khơng cịn ổn định như trước. Người dân buộc phải sống
chung với ô nhiễm. Tại một số vùng nông thôn hệ thống xả nước thải được xây
dựng tạm bợ giờ đây trở nên ứ đọng, tràn ra xung quanh làm ơ nhiễm mơi
trường khơng những thế nó cịn gây trở ngại cho lưu thơng, đi lại của nhân dân
trong vùng. Mặc khác nó cịn làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm trầm trọng,
gây thiếu hụt nguồn nước ngọt nghiêm trọng. Còn ở thành thị, nguồn nước sinh
hoạt chủ yếu là nước máy. Tuy nhiên chất lượng nguồn nước này đang đặt ra

dấu chấm hỏi lớn.
• Hoạt động sản xuất: Nước thải ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản
xuất, đặc biệt tại các thành thị lớn nơi có hàm lượng chất ơ nhiễm cao. Đại diện sở
NN&PTNT cho biết, nguồn nước bị ô nhiễm đã ảnh hưởng đến công tác điều tiết phục
vụ tưới tiêu, ngăn mặn, xổ phèn và phòng chống cháy rừng, đặc biệt là ảnh hưởng tới
đời sống sinh hoạt, sức khoẻ của người dân quận vùng ven và các huyện ngoại thành.
Trong nhiều năm qua chất thải ô nhiễm từ khu công nghiệp Lê Minh Xuân đã gây ra
hiện tượng cá chết, vịt chết (2004), cây cỏ biến đổi màu (2007), cá sấu chết, kiến chết
hàng loạt (2008)… Nguồn nước ô nhiễm cũng làm giảm thiểu năng suất cây trồng, có
những khu đất phải bỏ khơng vì ơ nhiễm q nặng. Trước đây tại ấp 1, xã Phước Thái,
huyện Long Thành - gần Vedan, có một cánh đồng với diện tích trên 10 ha sản xuất 3
vụ lúa/năm nhưng do ô nhiễm bởi những chất thải độc hại chưa qua xử lý của Vedan,
nên phải bỏ hoang từ hàng chục năm qua. Hơn 200 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu
sinh sống bằng nghề trồng lúa và nghề chài lưới phải tự tìm kiếm nghề khác sinh
sống. Ngồi ra, cịn hơn 40 hộ dân tại khu vực này làm nghề ni trồng thuỷ sản với
diện tích mặt nước 70 ha cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi ô nhiễm, tôm cá không thể
sống nổi, nhiều ao hồ phải bỏ không từ nhiều năm qua… Ở một số nơi khác vì ô

nhiễm quá nặng nên người dân không thể trồng trọt, chăn nuôi được, nhiều người dân
đành bỏ nghề hoặc đi nơi khác sinh sống.

11


1.2 Các điều luật tài nguyên nước tại Việt Nam
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội
ban hành Luật tài nguyên nước trong đó có 10 chương bao gồm:
Chương 1: Những quy định chung
Chương 2: Điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước
Chương 3: Bảo vệ tài nguyên nước.
Chương 4: Khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Chương 5: Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
Chương 6: Tài chính về tài nguyên nước.
Chương 7: Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước.
Chương 8: Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước.
Chương 9: Thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp về
tài nguyên nước.
Chương 10: Điều khoảng thi hành.
Trong đó có điều 39 thuộc chương 4 nói về biện pháp sử dụng nước tiết kiệm,
hiệu quả
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước phải thực hiện các biện pháp sau
đây để sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả:
a) Đúng mục đích, hợp lý;

12



b) Có kế hoạch thay thế, loại bỏ dần phương tiện, thiết bị có cơng nghệ lạc hậu,
tiêu thụ nhiều nước;
c) Cải tiến, hợp lý hóa quy trình sử dụng nước; áp dụng kỹ thuật, công nghệ,
thiết bị tiên tiến trong khai thác, sử dụng nước; tăng khả năng sử dụng nước tuần
hồn, tái sử dụng nước; tích trữ nước mưa để sử dụng;
d) Bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước; cải tiến,
hợp lý hóa và áp dụng các biện pháp, cơng nghệ, kỹ thuật canh tác, xây dựng, duy tu,
vận hành các cơng trình dẫn nước, giữ nước để tiết kiệm nước trong sản xuất nông
nghiệp.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng mơ hình sử
dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; phổ biến, tuyên truyền mơ hình, cơng nghệ, thiết bị tiết
kiệm nước.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng nước
nhằm thúc đẩy, khuyến khích sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;
b) Xây dựng chương trình, kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn nghiên cứu áp dụng
công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nhằm loại bỏ dần cơng nghệ lạc hậu, tiêu
thụ nhiều nước;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và ban hành
định mức tiêu thụ nước trong các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của mình; thanh
tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong khai thác, sử dụng nước,
định mức tiêu thụ nước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm áp dụng đồng bộ các biện pháp quản
lý, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định về sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả
tại địa phương.
13


1.3 Hiện trạng sử dụng nước

1.3.1 Híện trạng sử dụng nước tại Việt Nam
Việt Nam đang đứng trước thách thức hết sức lớn về vấn nạn ô nhiễm môi
trường nước đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị.
Thực trạng ô nhiễm nước mặt : Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu
các con song chính cịn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều
vùng bị ơ nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa
khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều
chỉ tiêu như : BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Ơ nhiễm nước mặt khu đơ thị: các con sơng chính ở Việt Nam đều đã bị ơ
nhiễm. Ví dụ như sơng Thị Vải, là con song ô nhiễm nặng nhất trong hệ thống song
Đồng Nai, có một đoạn song chết dài trên 10km. Giá trị đo thường xuyên dưới
0.5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan ( 0.04 mg/l) Với giá trị gần bằng 0 như
vậy, các lồi sinh vật khơng cịn khả năng sinh sống.
Thực trạng ô nhiễm nước dưới đất: Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam
cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các
chất có hại khác… Việc khai thác q mức và khơng có quy hoạch đã làm cho mực
nước dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng này ở các khu vực đồng bằng bắc bộ và đồng
bằng song Cửu Long. Khai thác nước quá mức cũng sẽ dẫn đến hiện tượng xâm nhập
mặn ở các vùng ven biển. Nước dưới đất bị ô nhiễm do việc chon lấp gia cầm bị dịch
bệnh không đúng quy cách.
Thực trạng ô nhiễm nước biển: Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn
lơ lửng (đồng bằng song Cửu Long và sông Hồng), nitrat, nitrit, colifom ( chủ yếu là
đồng bằng song Cửu Long), dầu và kim loại kẽm…
Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư
đơng đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh

14


hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở

khu vực Hà Nội) và cơng nghiệp (khoảng 260.000 m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý)
đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại
vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kơng. Ngồi ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản
xuất như các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000 m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được
xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.
Nhiều ao hồ và sơng ngịi tại Hà Nội bị ơ nhiễm nặng, đáng lưu ý là hệ thống
hồ trong công viên Yên Sở. Đây được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn
50% lượng nước thải của thành phố. Người dân trong khu vực này khơng có đủ nước
sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu. Điều kiện sống của họ cũng bị đe dọa nghiêm
trọng vì nhiều khu vực trong công viên là nơi nuôi dưỡng mầm mống của dịch bệnh.
Mặc dù mở cửa từ năm 2002 nhưng công viên Yên Sở không được sử dụng hiệu quả
do sự ô nhiễm và mùi ô uế bốc lên từ hồ. Vì vậy, quá trình phát triển vẫn dậm chân tại
chỗ. Nhiều sơng hồ ở phía Nam thành phố như Tô Lịch và Kim Ngưu cũng đang nằm
trong tình trạng ơ nhiễm như vậy.
1.3.2 Hiện trạng sử dụng nước trên thế giới.
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra
sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ
vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện Nước
quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week) khai mạc
tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9.
Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không
được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và các bệnh liên quan
đến nước.Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6
triệu trẻ em mỗi năm.Tổ chức Lương Nơng LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ
có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên
hành tinh có thể bị thiếu nước.

15



Hàng năm, 4.000 trẻ em tử vong vì nước bẩn và vệ sinh kém. Đây là con số
được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF công bố. Giám đốc Điều hành UNICEF,
bà Ann M. Veneman cho biết: “Trên thế giới, cứ 15 giây lại có một trẻ em tử vong bởi
các bệnh do nước không sạch gây ra và nước không sạch là thủ phạm của hầu hết các
bệnh và nạn suy dinh dưỡng. Một trẻ em lớn lên trong những điều kiện như thế sẽ có
ít cơ hội để thốt khỏi cảnh đói nghèo”.
1.4 Các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
1.4.1 Đối với các cơ quan tổ chức
Giảm tình trạng nhỏ giọt, hay rị rỉ từ đường ống
Tình trạng rị rỉ gây ra thất thốt một lượng nước rất lớn. Việc này có thế dẫn
đến chi phí sử dụng nước của các cơng ty rất cao. Ford đã thực hiện những chương
trình phát hiện rị rỉ nước và đánh giá nguồn nước tại các nhà máy sản xuất trên tồn
cầu để kiểm sốt việc thất thốt và lãng phí nước.
Tái sử dụng nước
Tái sử dụng nước là một cách thức hiệu quả để giảm bớt lượng nước tiêu thụ.
Điển hình như trong các nhà máy chế biến, nước rửa rau hay hoa quả để tưới cây,
nước giặt đồ để vệ sinh nhà tắm… có thể giảm chi phí đáng kể, cũng như giảm lượng
nước thải phải xử lý. Ví dụ như những nguồn nước tại nhà máy của Ford tái sử dụng
nước để tưới tiêu, cọ sửa sàn nhà, tiêu thụ tại xưởng sản xuất…

16


Hình 1.1 Tái sử dụng nguồn nước hợp lý
Trồng cây một cách Xanh nhất
Tưới cây hay chăm sóc vườn tược thường tiêu tốn rất nhiều nước. Cải tiến bằng
cách trồng các loại cây ít sử dụng nước những vẫn đảm bảo cảnh quan, cũng như hệ
sinh thái xung quanh.
Sử dụng các thiết bị thay thế

Rất nhiều nhà sản xuất cung cấp máy rửa bát, tủ lạnh hay máy làm đá tiết kiệm
nước và nhiên liệu hơn các loại khác trên thị trường. Hay các hệ thống cũng như quy
trình cơng nghệ cao áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến. Có thể khoản đầu tư ban đầu
sẽ tốn kém hơn , nhưng việc tiết kiệm được nước và điện về lâu dài sẽ mang lại nhiều
lợi ích về lâu dài. Tái sử dụng nguồn nước được sử dụng, hay la lợi dụng nguồn nhiệt
từ khi làm nóng để sấy khơ hay đưa vào các công đoạn khác.
1.4.2 Đối với các cá nhân, người sử dụng nước
Ln khóa nước khi khơng sử dụng

17


Hình 1.2 Giảm tình trạng rị rỉ hay nhỏ giọt trong gia đình
Mỗi lần khi sử dụng nước xong bạn nên có thói quen vặn vịi nước vào. Sau
mỗi ngày hãy khóa vịi nước tránh giị gỉ gây lãng phí. Nếu bạn hay quên hãy dán một
tờ giấy nhắc nhở phía trên vịi nước. Ngồi ra, khóa nước khi khơng sử dụng cũng là
mẹo sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả bạn nên thực hiện thường xuyên.
Sử dụng vừa đủ lượng nước cần thiết
Khi bạn rửa rau hay vo gạo hoặc làm bất cứ việc gì. Hãy vặn vừa đủ lượng
nước cần dùng, đừng xả ra quá nhiều khiến lãng phí. Đơi khi bạn có thể tiết kiệm
nước bằng cách tái sử dụng nguồn nước. Chẳng hạn, sau khi vo gạo xong đừng đổ
nước vo gạo đi mà hãy giữ lại để rửa rau hoặc thực phẩm khác. Hoặc khi gội đầu, bạn
hãy giữ lại nước gội cuối để rửa chân tay hoặc giặt quần áo.
Ngay cả trong nấu ăn, bạn cũng có thể thực hiện mẹo tiết kiệm nước đơn giản
mà hiệu quả như sau khi luộc thịt xong bạn có thể sử dụng nước đó để luộc rau hoặc
nấu canh.

18



Hình 1.3

Tái chế sử dụng các loại nước là cách tiết kiệm hiệu quả

Sử dụng nước cho các thiết bị gia đình hợp lý
Mỗi lần đi tiểu nếu bạn xả nước theo dung tích chứa của bồn cầu thì bạn đã
lãng phí đi một lượng nước kha khá. Một ngày bạn và mọi người trong gia đình
thường đi tiểu nhiều lần, vậy bạn hãy tính xem mình đã lãng phí bao nhiêu nước.

Hình 1.4 Những thói quen chưa tốt gây lãng phí nước rất lớn
Mẹo nhỏ nên biết để sử dụng tiết kiệm nước tối đa cực hay như sau: Để giảm
lượng nước lãng phí, hãy để một chai nhựa vào ngăn chứa nước xả của bồn cầu, cách
19


xa hệ thống vận hành. Để giữ yên chai, nên đặt một lớp cát hoặc đá cuội dày khoảng
5cm vào trong mỗi chai nhựa, đổ nước đầy chai, và vặn chặt nút. Bạn cũng có thể mua
loại phao nổi rẻ tiền và đặt vào ngăn chứa nước xả. Cách này giúp tiết kiệm khoảng 40
lít nước mỗi ngày. Khi lắp đặt hệ thống mới, bạn hãy mua bồn cầu tiết kiệm nước là
được.
Hạn chế rửa mọi thứ dưới vòi nước chảy
Nên hạn chế rửa tay, rửa bát hay bất cứ thứ gì dưới vịi nước chảy. Việc làm
này rất hao tổn nước mà chưa chắc đã sạch theo ý muốn bạn đâu. Hãy vặn 1 chậu
nước để rửa những thứ mà bạn muốn và tái sử dụng nguồn nước nếu được. Cách làm
này giúp bạn tiết kiệm hơn bạn tưởng rất nhiều.
Hạn chế tưới cây lãng phí
Cây cối trong vườn nhà thi thoảng mới cần tưới một lần. Bạn có thể sử dụng
nước rửa rau để tưới cho cây cũng là một cách tiết kiệm nước hiệu quả. Cũng có thể
tưới cây vào lúc trời sẩm tối, hoặc buổi sáng sớm. Tránh tưới vào những lúc nắng to
hoặc gió to.


20


KẾT LUẬN
Việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước không chỉ là
việc làm đem lại lợi ích cho mỗi gia đình, mà quan trọng hơn là góp phần làm chậm
q trình suy kiệt trữ lượng và chất lượng nguồn tài nguyên quý giá này. Cần tuyên
truyền phổ biến rộng rãi những biện pháp sử dụng nước tiết kiệm như tái sử dụng
nước đã sử dụng qua một lần. Trong cơng nghiệp thì áp dụng những biện pháp sản
xuất, thiết bị hiện đại để giảm thiểu lượng nước sử dụng. Áp dụng một số chương
trình hay chính sách để kiểm sốt lượng nước cung cấp tại nguồn trong sản xuất nhằm
giảm thiểu được chi phí cũng như giảm được lượng nước thải trong công nghiệp. Việc
kiểm sốt chặt chẽ nguồn gây ơ nhiễm ra các vị trí như sơng, suối cũng góp phần
khơng nhỏ trong việc sử dụng nguồn nước hiệu quả. Việc thành công chỉ có thể có
được khi chiến lược, qui hoạch phải phù hợp với điều kiện và tập quán của nhân dân,
công tác truyền thông thông qua các chiến dịch phải được duy trì thường xuyên và
rộng rãi kết hợp giữa các bộ, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội, đặc biệt là
thanh niên và phụ nữ.
Nước, tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người hiện khơng cịn là
vơ tận nữa mà đang trở nên hữu hạn. Mỗi người cần nhận thức và có hành động tiết
kiệm nước, dù nhỏ - nhưng sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên
thiên nhiên quý giá này, góp phần bảo vệ sự sống của con người và mọi sinh vật trên
trái đất. Việc bảo vệ nguồn nước chính là bảo vệ cuộc sống của các lồi trên trái đất
trong đó có con người.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Thanh Sơn, 2005. Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam.
2. Đào Trọng Tứ, 2015. Quản lý tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững Việt
Nam.
3. Nguyễn Hoài Phương, 2007. Tổng quan tài nguyên nước Việt Nam và tài nguyên
nước ở tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Luật tài nguyên nước năm 2012 do Quốc hội ban hành.

22



×