Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

giao an chu de gia dinh nam 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.14 KB, 52 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH (Từ ngày 24/10 đến ngày 18/11/2016) I. MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất * Dinh dưỡng sức khoẻ: - Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. - Trẻ kể được tên một số món ăn có trong bữa ăn hàng ngày. - Trẻ biết không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép. * Phát triển vận động: - Trẻ có trạng thái thoải mái, vui vẻ, an toàn, ham thích vận động, thực hiện tốt các động tác hô hấp, tay, chân, bụng, bật… - Trẻ thực hiện được vận động: Ném, trườn, tung bóng...Trẻ hứng thú chơi trò chơi. - Trẻ nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm. 2. Phát triển nhận thức: * Khám phá khoa học: - Trẻ biết được các kiểu nhà khác nhau, biết phân loại một số đồ dùng theo chất liệu và công dụng. - Trẻ biết nhu cầu gia đình: ăn uống,vui chơi, giải trí… * Khám phá xã hội; - Trẻ biết họ tên, công việc, sở thích của người thân trong gia đình, biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình, các thành viên trong gia đình. Trẻ biết được gia đình đông con, gia đình ít con và các thế hệ trong gia đình. - Trẻ biết ngày 20/11 hàng năm là ngày nhà giáo việt nam- ngày hội của các thầy cô giáo * Toán: - Trẻ biết đếm đến 6 nhận biết chữ số 6, nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6, Chia nhóm có 6 đối tượng thành 2 phần - Trẻ được ôn khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật 3. Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân. - Trẻ biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày. - Trẻ biết sử dụng từ để trò chuyện và giớ thiệu về bản thân và các thành viên gia đình về sở thích, công việc …. - Trẻ thích nghe đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, đọc đồng dao, cao dao, đóng kịch về gia đình . - Trẻ biết lắng nghe và sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ những hiểu biết của mình cùng cô và các bạn bè, cô giáo và người thân. 4. Phát triển tình cảm xã hội: - Trẻ có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày. - Trẻ bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt. - Trẻ biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng trong gia đình. - Trẻ yêu quý gia đình , biết quan tâm chia sẻ với mọi thành viên trong gia đình. - Trẻ có ý thức tiết kiệm điện, nước..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 5. Phát triển thẩm mỹ: - Trẻ biết yêu quý cái đẹp xung quanh mình. - Trẻ biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra một số sản phẩm, mô tả hình ảnh về người thân và các đồ dùng trong gia đình( Vẽ, nặn, tô màu người thân trong gia đình, ngôi nhà, đồ dùng trong gia đình…) - Trẻ biết thể hiện cảm xúc phù hợp trong các hoạt động tô màu, vẽ, nặn, về chủ đề, khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình. - Trẻ biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi nghe hát, hát, vân động hát múa theo các bài hát, bản nhạc. - Trẻ nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình. II. MẠNG NỘI DUNG 1. Gia đình của bé. (1 tuần, từ ngày 24/10 đến 28/10/2016) 2. Ngôi nhà hạnh phúc. (1 tuần, từ ngày 31/10 đến 04/11/2016) 3. Nhu cầu của gia đình. (1 tuần, từ ngày 07/11 đến 11/11/2016) 4. Ngày hội của thầy cô giáo. (1 tuần, từ ngày 14/11 đến 18/11/2016) III. MẠNG HOẠT ĐỘNG T Phần Nội dung Bổ T sung * Dinh dưởng và sức khỏe - Hướng dẫn trẻ rửatay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch. - Trò chuyện về nề nếp hành vi văn minh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi. - Trò chuyện về các món ăn có trong bữa ăn hằng ngày Phát * Vận động: triển - Thể dục sáng: Tập theo nhạc bài tập tháng 10,11 I thể - Thể dục giờ học: + Ném xa bằng 1 tay. chất + Ném trúng đích thẳng đứng. + Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay. + Trườn sấp và chui qua cổng. - Trò chơi vận động: + Chạy tiếp cờ. + Gia đình nào nhanh + Ai nhanh chân. + Chuyền bóng. * Làm quen toán: + Đếm đến 6, nhận biết chữ số 6 + Nhận biêt mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6. II Phát + Chia đối tượng 6 thành 2 phần triển + Ôn khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. nhận * Khám phá khoa học: thức - Trò chuyện về ngôi nhà của bé * Khám phá xã hội: - Trò chuyện về gia đình của bé. - Trò chuyện về các hoạt động vui chơi, giải trí của gia đình. - Trò chuyện về ngày hội của cô giáo. * Các hoạt động khác:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Trò chuyện về mối quan hệ họ hàng, cách xưng hô với mọi người trong gia đình. - Quan sát, trò chuyện về các kiểu nhà, một số đồ dùng trong gia đình. - Trò chuyện với trẻ làm gì khi bị lạc đường, khi người thân bị ốm. - Trò chuyện về cách giữ gìn ngôi nhà sạch, đẹp. - Thảo luận về công việc của cô giáo. - Thí nghiệm vật chìm, nổi, thí nghiệm các chất hòa tan trong nước - Thực hiện vở toán . * Văn học: - Thơ: + Làm anh. III Phát + Em yêu nhà em. triển + Bàn tay cô giáo.. ngôn - Truyện: Ba cô gái. ngữ - Đồng dao, Ca dao về tình cảm gia đình, câu đố. * Các hoạt động khác: - Thơ: + Thương ông,..; - Truyện: + Tấm cám * Tạo hình: IV Phát - Vẽ chân dung người thân trong gia đình. triển - Cắt dán ngôi nhà từ các hình hình học . thẩm - Nặn đồ dùng trong gia đình. mĩ - Vẽ quà tặng cô giáo. * Âm nhạc: + Hát kết hợp vận động múa: Múa cho mẹ xem + Hát kết hợp vận động: Nhà của tôi + Hát kết hợp vận động: Bé quét nhà. + Hát kết hợp vận động múa: Cô giáo miền xuôi - Nghe hát: + Cho con. + Ba ngon nến lung linh. + Chỉ có một trên đời - Trò chơi âm nhạc: + Nghe âm thanh tìm đồ vật. + Ai đoán giỏi. + Ai nhanh chân. + Nghe âm thanh đoán dụng cụ. * Các hoạt động khác: - Âm nhạc: + Đồ dùng bé yêu, Cả nhà thương nhau. - Tạo hình: Vẽ, tô màu, nặn các đồ dùng gia đình… V Phát - Luôn biết giữ gìn bảo vệ đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp triển giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, biết bảo vệ nguồn nước. tình - Hướng dẫn trẻ biết cảm ơn, xin lỗi. cảm xã - Hướng dẫn trẻ chơi một số trò chơi dân gian. hội - Cùng trẻ kết hoa bằng lá cây tặng người thân. - Thực hành gấp quần áo..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> VI Góc tuyên truyền. - Phối hợp với phụ huynh sưu tầm một số nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chủ đề. - Cung cấp cho phụ huynh một số bài thơ, bài hát về chủ đề Gia đình, Phối hợp cùng phụ huynh để chăm sóc giáo dục trẻ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TUẦN I CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÉ Từ ngày24 /10- 28/10/2016 (ca phụ) I. Kết quả mong đợi: - Giúp cô chính cho trẻ biết về các tên các thành viên trong gia đình, gia đình thuộc gia đình gì - Trẻ có thói quen chú ý trong khi học. - Trẻ có ý thức tốt trong giờ học. - Có đủ đồ dùng phục vụ cho việc học, chơi của trẻ. - Trang trí chủ đề đúng ,đẹp - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động. - Lớp học gọn gàng, sạch sẽ, các góc chơi ngăn nắp. - Sắp xếp đồ chơi ở các góc gọn gàng, đúng. - Luôn chuẩn bị bàn ghế, chiếu trong các hoạt động hàng ngày. III. Công việc cụ thể: - Trang trí chủ đề: Gia đình bé - Lớp học sach sẽ, gon gang. - Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ở các góc. - Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho các hoạt động: lô tô, tranh thơ, đồ chơi ngoài trới, giấy, bút màu. - Quản nề nếp trẻ khi trẻ tham gia các hoạt động. - Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh. - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. - Trẻ được vệ sinh sạch sẽ. =========*********========= Thứ 2 ngày 24 tháng 10 năm 2016 * Hoạt động học: Khám phá xã hội - Đề tài: Trò chuyện về gia đình của bé + Phụ cô chính chuẩn bị tranh về gia đình, lô tô về các thành viên trong gia đình và quản nề nếp trẻ. * Hoạt động khác: - Dạo chơi ngoài trời: + Chuẩn bị đồ dùng ,đồ chơi ngoài trời và quản trẻ. - Chơi các góc sáng: + Kê các góc, chuẩn bị đồ chơi các góc. Bao quat trẻ khi chơi. - Vệ sinh ăn trưa. - Vệ sinh ngủ trưa. - Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh cả ngày. - Chia quà chiều cho trẻ. - Phụ hoạt động chiều. =========*********========= Thứ 3 ngày 25 tháng 10 năm 2016 * Hoạt động học: - Tạo hình: Vẽ chân dung người thân trong gia đình.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Phụ cô chính chuẩn bị giấy A4, bút màu, giá tạo hình, bàn nghế và quản nề nếp trẻ. - Thể dục: VĐCB: Ném xa bằng1 tay; TCVĐ: Chạy tiếp cờ. + Phụ cô chính chuẩn bị sân bải sạch sẽ, an toàn, đích nén, 2 lá cờ,... * Hoạt động khác: - Dạo chơi ngoài trời: + Chuẩn bị đồ dùng ,đồ chơi ngoài trời và quản trẻ. - Chơi các góc sáng: + Kê các góc, chuẩn bị đồ chơi các góc. Bao quat trẻ khi chơi. - Vệ sinh ăn trưa. - Vệ sinh ngủ trưa. - Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh cả ngày. - Chia quà chiều cho trẻ. - Phụ hoạt động chiều. =========*********========= Thứ 4 ngày 26 tháng 10 năm 2016 * Hoạt động học: - Âm nhạc + Hát, vđ múa: Múa cho mẹ xem + Nghe hát: Ba ngọn nến lung linh + Trò chơi âm nhạc: nghe âm thanh tìm đò vật. - Phụ cô chính chuẩn bị dụng cụ âm nhạc và quản nề nếp trẻ trong hoạt động: * Hoạt động khác: - Dạo chơi ngoài trời: + Chuẩn bị đồ dùng ,đồ chơi ngoài trời và quản trẻ. - Chơi các góc sáng: + Kê các góc, chuẩn bị đồ chơi các góc. Bao quat trẻ khi chơi. - Vệ sinh ăn trưa. - Vệ sinh ngủ trưa. - Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh cả ngày. - Chia quà chiều cho trẻ. - Phụ hoạt động chiều. =========*********========= Thứ 5 ngày 27 tháng 10 năm 2016 * Hoạt động Học: Toán: Đếm đến 6, nhận biết chữ số 6. + Phụ cô chính chuẩn bị đồ dùng học toán: lô tô bát, thìa , rỗ, bảng đủ cho trẻ và cô. * Hoạt động khác: - Dạo chơi ngoài trời: + Chuẩn bị đồ dùng ,đồ chơi ngoài trời và quản trẻ. - Chơi các góc sáng: + Kê các góc, chuẩn bị đồ chơi các góc. Bao quat trẻ khi chơi. - Vệ sinh ăn trưa. - Vệ sinh ngủ trưa. - Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh cả ngày. - Chia quà chiều cho trẻ. - Phụ hoạt động chiều..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> =========*********========= Thứ 6 ngày 28 tháng 10 năm 2016 * Hoạt động học: - Văn học: thơ: Làm anh + Phụ cô chính chuẩn bị tranh minh họa. + Bao quát trẻ trong giờ học. * Hoạt động khác: - Dạo chơi ngoài trời: + Chuẩn bị đồ dùng ,đồ chơi ngoài trời và quản trẻ. - Chơi các góc sáng: + Kê các góc, chuẩn bị đồ chơi các góc. Bao quat trẻ khi chơi. - Vệ sinh ăn trưa. - Vệ sinh ngủ trưa. - Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh cả ngày. - Chia quà chiều cho trẻ. - Phụ hoạt động chiều. =========*********=========.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TUẦN II CHỦ ĐỀ: NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC ( 1 TUẦN) Từ ngày 31/10- 4/11/2016 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5. NỘI Thứ 6 DUNG Đón + Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. Cùng trẻ trẻ xem tranh, ảnh, đồ dùng đồ chơi, trò chuyện về các kiểu nhà. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập của trẻ. a. Khởi động : Thể - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy chậm, chạy nhanh, sau đó về dục thành 2 hàng ngang dãn cách đều. sáng b.Trọng động: Tập bài thể dục đồng diễn tháng 10 với các động tác. - Hô hấp: Thổi bóng bay. - Tay: Hai tay đưa lên vai, đưa lên cao. - Chân: Đưa chân ra trước. - Bụng: Đứng xoay người sang hai bên - Bật: Tách, khép chân 2 tay đưa ngang. c.Hồi tĩnh: Tập động tác hồi tĩnh điều hòa cơ thể. Hoạt K.P.K.H Tạo hình Âm nhạc Toán Văn học động Trò chuyện Cắt dán ngôi -Hát- VĐ: Nhận biết Thơ “Em yêu học về ngôi nhà nhà từ các “Nhà của tôi”. mối quan hệ nhà em”. của bé. hình học. -Trò chơi: “ Ai hơn kém (Mẫu) đoán giỏi”. trong phạm vi -NH: “Cho 6. Thể dục con”. Ném trúng đích thẳng đứng. Dạo - Thí nghiệm - Làm quen - Quan sát ngôi - Làm quen -Trò chuyện về chơi vật chìm, vật bài hát:“Nhà nhà gần trường. bài thơ: “Em cách giữ ngôi ngoài nổi. của tôi” - TCVĐ: yêu nhà em” nhà sạch, đẹp. trời -TCVĐ: Gia -TCVĐ: Kéo Chuyền bóng. - TCVĐ: -TCVĐ: Nhảy đình nào co. -Chơi tự do. Chạy tiếp cờ. tiếp sức. nhanh chân. -Chơi tự do - Chơi tự do -Chơi tự do - Chơi tự do Hoạt - Làm quen - Ôn bài hát - Thực hành gâp - Rèn kỹ năng - Đóng chủ đề. động kiến thức “Múa cho quần ao. các góc tạo - Vệ sinh nêu chiều mới, chuyện mẹ xem”. - Chơi tự do hình, KPKH, gương cuối “Tấm Cám”. - Chơi tự do các góc. góc sách. tuần. - Chơi tự do các góc. - Chơi theo ý các góc. thích. KẾ HOẠCH CHƠI CÁC GÓC SÁNG Tên góc. Kết quả mong đợi. Chuẩn bị. Nội dung.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Góc xây dựng: - Xây ngôi nhà của bé. - Xây khuôn viên - Xây hàng rào. Góc phân vai - Gia đình. - Bán hàng. - Cấp dưỡng.. Góc khám phá khoa học - Phân loại lô tô. Góc học tập: - Xếp chữ só bằng hột hạt. - Trẻ biết dùng các hình khối để xây được ngôi nhà, xây khuôn viên nhà, xây hàng rào… - Thể hiện các kỹ năng, thao tác trong khi chơi. Biết chọn và sử dụng đồ chơi phù hợp trong khi chơi, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. - Phát triển tư duy sáng tạo ở trẻ. - Biết thể hiện được mối quan hệ giữa các thành viên trong khi chơi. - Trẻ biết nhập vai chơi, thể hiện được những hoạt động, công việc của từng vai chơi - Thể hiện các kỹ năng, thao tác chơi, Mối quan hệ giữa các thành viên trong quá trình chơi. - Biết chọn và sử dụng đồ chơi phù hợp trong khi chơi, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. - Trẻ biết phân loại lô tô theo từng đặc điểm riêng.. - Bộ đồ xây dựng. - Các vật liệu xây dựng, nhà, cây cảnh, thảm cỏ, hàng rào, hoa…. - Trẻ về góc chơi, lấy đồ chơi và thỏa thuận cùng bạn để hoàn thành công trình xây dựng. - Chơi xây ngôi nhà, xây hàng rào…. - Hướng dẫn trẻ chơi xong biết sắp xếp đồ dung, đồ chơi đúng nơi quy định.. - Đồ chơi gia đình, bán hàng, nấu ăn, …. - Trang phục cô cấp dưỡng, cô bán hàng… - Bố trí các góc chơi có nhiều đồ chơi và nguyên vật liệu cho trẻ.. - Chơi mẹ- con. - Gia đình đi mua sắm đồ dùng gia đình. - Chơi bán đồ dùng gia đình. - Trẻ chơi đoàn kết trong nhóm.. - Hột hạt.. - Lô tô về chủ đề. - Trẻ về góc chơi và biết phân loại các lô tô theo từng đặc điểm riêng. - Cô hướng dẫn trẻ xếp chữ số bằng hột hạt, thực hiện trong vở bé khám phá chủ đề. Góc sách: - Xem sách, tranh và hiểu - Tranh, ảnh, sách - Cô hướng dẫn cách lật - Xem tranh, thêm về ngôi nhà của về các kiểu nhà.. giở sách, xem tranh, ảnh ảnh về chủ đề. mình. - Giấy màu, bìa và trò chuyện về nội - Làm tranh - Biết cắt và dán các hình cứng, hồ dán… dung của sách… truyện, album ảnh làm sách, album về các - Xem tranh, ảnh và Cắt về chủ đề. kiểu nhà. và dán các hình ảnh về - Biết bảo vệ, giữ gìn sách. các kiểu nhà. Góc nghệ - Trẻ biết hát, múa các bài - Giấy vẽ, bút - Trẻ chơi biểu diễn văn thuật: trong chủ đề. màu, kéo, hồ dán, nghệ: Làm ca sỹ, câu - Hát múa các - Trẻ biết sử dụng các kỹ khăn lau… lạc bộ bạn yêu thơ, thi.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> bài trong chủ đề - Vẽ, tô màu, cắt dán về ngôi nhà. Góc thiên nhiên: - Trồng và chăm sóc cây. - Chơi với cát nước.. năng đã học để tô màu, vẽ, cắt dán về ngôi nhà. - Trẻ biết chọn và sử dụng các đồ dùng phù hợp với quá trình chơi. - Giáo dục trẻ biết bảo vệ, giữ gìn sản phẩm làm ra. - Trẻ biết cách chăm sóc cây: tưới nước, cắt lá vàng, lau sạch lá cây. - Trẻ biết chơi với cát nước.. - Dụng cụ âm nhạc. - Các bài hát, bài thơ trong chủ đề.. kể chuyện hay… - Cô hướng dẫn, gợi ý cho trẻ cách vẽ, tô màu, cắt dán tạo thành những sản phẩm đẹp.. - Cây cảnh, Bình tưới nước, khăn ướt, kéo… - Bể nước, Cát, sỏi, đá…. - Trẻ tỉa lá vàng, lá úa, tưới nước và nhặt lá vàng cho cây. - Trẻ chơi với cát, nước.. Thứ 2 ngày 31 tháng 10 năm 2016 TRÒ CHUYỆN MỞ CHỦ ĐỀ - Cô cùng trẻ đọc bài “Dung dăng dung dẻ” đến quan sát, xem tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp. - Mở nhạc bài hát “Nhà của tôi” trẻ về chổ ngồi. Gợi hỏi trẻ: + Lớp mình vừa cùng quan sát được gì? + Các con biết có những kiểu nhà nào? + Ngôi nhà của các con như thế nào? + Các con được nghe bài hát nói về gì? Tuần này, cô cháu mình sẽ cùng khám phá về ngôi nhà của chúng mình nhé! HOẠT ĐỘNG HỌC Khám phá khoa học Đề tài: Trò chuyện về ngôi nhà của bé. I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết kể về ngôi nhà của mình, Biết một số đặc điểm, các phần chính và các phòng của ngôi nhà, biết được các kiểu nhà như: nhà ngói, nhà tầng, nhà chung cư, nhà sàn ... . - Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ cho trẻ, Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ lời, mạch lạc. - Trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình, biết bảo vệ, giữ gìn ngôi nhà sạch, đẹp. II. Chuẩn bị: - Chiếu ngồi, máy tính. - Hình ảnh các kiểu nhà: Nhà mái ngói, nhà hai tầng, nhà tranh, biệt thự, nhà sàn. - Lô tô cho trẻ chơi trò chơi. III. Tổ chức hoạt động: * Ổn định, lớp, gây hứng thú: - Cô cùng trẻ hát bài “Nhà của tôi”. Gợi hỏi trẻ: + Con vừa hát bài hát nói về gì? + Vậy nhà các con như thế nào? Cô mời một số trẻ kể về gia đình của mình. Cô vừa được nghe các con kể về ngôi nhà thân yêu của mình, cô thấy các con thật hạnh phúc vì đều được sống trong những ngôi nhà đẹp và có đầy đủ các đồ dùng trong ngôi nhà ấy..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Hôm nay, cô cháu mình sẽ cùng trò chuyện về ngôi nhà thân yêu của chúng ta nhé! 1. Quan sát, đàm thoại về ngôi nhà: - Cô chia trẻ thàng ba đội: + Đội thỏ trắng + Đội sóc nâu + Đội sơn ca - Cô phát cho 3 đội lần lượt các bức tranh: về các kiểu nhà, các phòng trong nhà - Lần lượt cô đưa ra các câu hỏi về bức tranh mỗi đội rung xắc xô để dành quyền trả lời, đội nào trả lời đúng sẽ nhận được một bông hoa. - Cô cho xuất hiện hình ảnh “Nhà mái ngói” + Đây là kiểu nhà gì? + Mái lợp bằng gì? + Nhà có những gì?(tường nhà, cửa ra vào, cửa số) + Xung quanh nhà có gì? (sân, vườn, cổng, bếp, khu chăn nuôi) Thế rồi, mùa đông đến một cơn bão đi qua đã làm ngôi nhà của Sóc Nâu bị bay mất mái nhà. Gia đình Sóc nâu quyết định đi sang ở nhờ bên nhà Thỏ trắng. + Các con nhìn xem ngôi nhà của thỏ trắng thế nào?(to, đẹp, có nhiều cửa sổ và cửa ra vào) + Đây là kiểu nhà gì?( Nhà tầng) Các con có muốn tham quan ngôi nhà của Thỏ Trắng không? (cô lần lượt cho trẻ quan sát hình ảnh về các phòng) + Đây là phòng gì?(khách) + Phòng khách bày những đồ dùng gì?(bàn, ghế, tivi…) + Là nơi để làm gì?(tiếp khách) + Còn đây là phòng gì ?(phòng ngủ) + Phòng ngủ dùng để làm gì? + Có những đồ dùng gì trong phòng ngủ ?(giường, tủ, chăn, đệm ) + Đây là phòng gì ?(bếp) + Các con thấy phòng bếp như thế nào ? - Cô giới thiệu cho trẻ: Phòng tắm, sân, cả vườn hoa Sóc Nâu đã được Thỏ Trắng dẫn đi tham quan rất nhiều kiểu nhà khác nhau, chúng mình có muốn tham quan nhà đẹp cùng các bạn không ? Cô cho trẻ xem hình ảnh các kiểu nhà.( Biệt thự, nhà tranh, nhà cao tầng...) 2. So sánh nhà mái ngói và nhà tầng: - Giống nhau: Đều là nơi để mọi người nghỉ ngơi, sinh hoạt. - Khác nhau + Nhà mái ngói: Có ít phòng, không kiên cố. + Nhà tầng: Có nhiều tầng, nhiều phòng hơn, kiên cố. Các con ạ, mặc dù sống trong ngôi nhà của Thỏ Trắng rất đẹp nhưng Sóc nâu luôn nhớ về ngôi nhà thân yêu của mình. Và, khi mùa xuân đến gia đình Sóc Nâu sẽ về xây dựng lại ngôi nhà của mình. - Thế các con có yêu ngôi nhà của mình không? - Vậy, các con phải làm gì? Cô giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn bảo vệ ngôi nhà của mình... 3. Trò chơi luyện tập:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> * Trò chơi “Thi xem đội nào nhanh”. - Cô chia lớp thành hai đội. Hai đội sẽ cùng thi chọn và nhặt lô tô các kiểu nhà theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Đội xanh chọn và nhặt kiểu nhà nhiều tầng, Đội đỏ nhặt kiểu nhà một tầng. Đội nào nhặt được đúng và nhiều nhất đội đó sẽ chiến thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần. Sau mỗi lần, cô đổi yêu cầu chơi. Cô nhận xét, tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi. * Kết thúc, trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” đi ra sân. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI 1. HĐCCĐ: Thí nghiệm vật chìm, nổi. 2. Trò chơi vận động: Gia đình nào nhanh chân. 3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời. I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết tên một số vật chìm, vật nổi. Biết vì sao vật đó lại nổi hay chìm. - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ. Trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. - Giáo dục trẻ không chơi ở những nơi gần sông, suối, ao hồ. Biết bảo vệ nguồn nước. II. Chuẩn bị: - Vật nổi: bóng nhựa, xốp, lá khô. - Vật chìm: Thanh sắt, viên sỏi, hòn bi. - Phấn, bóng, hột hạt... III.Tổ chức hoạt động: 1. Thí nghiệm vật chìm, nổi. - Cô nhắc nhở trẻ trước khi ra sân. Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài “Đi chơi” và ra sân đứng quanh bể nước. Các con ạ, xung quanh chúng ta có rất nhiều điều thú vị, có những điều các con đã biết, có những cái các con chưa biết, Với nước cũng có rất nhiều điều thú vị, và hôm nay, cô sẽ cùng các con khám phá về các vật chìm, nổi trong nước. - Cô đưa trẻ đến đứng xung quanh bàn thí nghiệm. - Các con nhìn xem cô có những gì?( Cô cho trẻ gọi tên: Miếng xốp, thanh sắt, hòn bi, lá cây khô, cục đá…) Cô có nhiều vật khác nhau, không biết khi thả vào nước nó sẽ chìm hay nổi. Các con hãy cùng đoán xem nhé. - Cô có gì đây các con?(miếng gỗ) - Cô cho trẻ lần lượt sờ vào miếng xốp. - Các con hãy đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi thả miếng xốp vào nước? - Cô mời một trẻ thả miếng xốp vào nước và cho trẻ quan sát. - Các con ơi điều gì đã xảy ra? Miếng xốp chìm hay nổi? - Các con biết vì sao miếng xốp lại nổi không? Tượng tự, cô cho trẻ chơi thí nghiệm với viên sỏi, hòn bi, lá khô, bóng nhưa… - Cô cho trẻ đếm và phân loại vật nổi, vật chìm. - Lớp mình vừa cùng làm thí nghiệm về gì vậy? Cô khái quát lại: Các con cùng cô vừa thực hiện thí nghiệm vật chìm, vật nổi. Những vật nhẹ như xốp, quả bóng nhựa, lá khô… khi thả vào nước nó sẽ nổi. Con những vật nặng như thanh sắt, viên sỏi, hòn bi… khi thả vào nước sẽ chìm ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> * Cô giáo dục trẻ: Về nhà các con có thể thực hiện thí nghiệm nhưng khi thực hiện các con phải thực hiện ở thau, chậu, không thực hiện ở giếng, ao, hồ...như vậy sẽ rất nguy hiềm và có thể gây ô nhiểm môi trường nước. 2. Trò chơi vận đông: Gia đình nào nhanh chân. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Trẻ nhắc lại luật chơi cách chơi. - Cho trẻ chơi 3-4 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và tuyên dương trẻ. 3.Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời dưới sự bao quát của cô. CHƠI CÁC GÓC SÁNG -Xây ngôi nhà của bé - Gia đình - Chơi với cát, nước. - Xem tranh, ảnh về chủ đề. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. HĐCCĐ: Làm quen kiến thức mới: Chuyện “Tấm Cám” 2. Chơi tự do ở các góc. I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết tên câu chuyện, tác giả câu chuyện, trẻ nắm được nội dung câu chuyện. - Trẻ biết lắng nghe cô kể chuyện. Trả lời câu hỏi của cô rõ rang, mạch lạc. - Giáo dục trẻ tình cảm anh em, biết chịu khó, siêng năng làm việc, không tham làm. II.Chuẩn bị: - Chiếu ngồi, cô thuộc chuyện. - Tranh minh họa câu chuyện. III. Tổ chức hoạt động: 1. Làm quen kiến thức mới, chuyện “ Tấm cám”. * Ổn định lớp : ngồi hình chữ u - Cô giới thiệu tên câu chuyện, tác giả. - Cô kế chuyện lần 1 cho trẻ nghe: Kể diển cảm câu chuyện. + Cô vừa kể cgo các con nghe câu chuyện gì? + Câu chuyện do ai viết? - Cô nêu ngắn gọn nội dung chuyện. - Cô kể lần 2: Kèm theo tranh minh họa + Cô vừa kể cgo các con nghe câu chuyện gì? + Câu chuyện do ai viết? + Trong chuyện có những ai? + Câu chuyện kể về gì? + Qua câu chuyện các con học tập được điều gì? + Giáo dục trẻ biết vâng lời, biết giúp đỡ mọi người… 2. Trẻ chơi tự do các góc. Cô bao quát trẻ. * Vệ sinh- Nêu gương cuối ngày- Trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………................ ................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................... ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................... =========*********========= Thứ 3 ngày 1 tháng 11 năm 2016 HOẠT ĐỘNG HỌC Tạo hình Đề tài: Cắt, dán ngôi nhà từ các hình học. (Mẫu) I- Kết quả mong đợi: - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học để cắt, dán được ngôi nhà từ các hình học - Luyện cho trẻ các kĩ năng cầm kéo, cầm giấy cắt theo đường thẳng, đường cong, kỹ năng phết hồ và dán. - Giáo dục trẻ biết bảo vệ giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn sạch, đẹp. II- Chuẩn bị: - Bàn, ghế, chiếu ngồi cho trẻ. - Tranh mẫu cắt, dán ngôi nhà của cô. - Giấy A4, kéo, giấy màu, hồ dán, khăn lau, giá tạo hình. III- Tổ chức hoạt động: * Ôn định lớp, gây hứng thú: Cô là người dẫn chương trình, giới thiệu hội thi Xin chào mừng quý vị đến với hội thi “Bé khéo tay”. Đến với chương trình hôm nay, xin nhiệt liệt chào đón sự tham gia của các bé đến từ lớp 5 tuổi C thân yêu! Và đặc biệt, thành phần không thể thiếu trong chương trình hôm nay, xin trân trọng giới hội thiệu đồng Ban Giám khảo. - Hội thi hôm nay gồm có 3 phần: + Phần thi thứ nhất: Bé thông minh. + Phần thi thứ 2: Bé khéo tay. + Phần thi thứ 3: Cùng bé bình chọn. 1. Quan sát mẫu, đàm thoại: Không để các thí sinh phải đợi lâu, ngay bây giờ chúng ta cùng bước vào phần thi thứ nhất với tên gọi “Bé thông minh”. Ở phần thi này, ban tổ chức có một bức tranh. Nhiệm vụ của các thí sinh là phải trả lời các câu hỏi có nội dung trong bức tranh đó. Bây giờ chúng ta cùng mở bức tranh nào. Cô cùng trẻ mở bức tranh: - Các con nhìn xem cô có bức tranh về gì vậy? - Cô đã dán ngôi nhà như thế nào ở giữa tờ giấy?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Cô đã cắt, dán ngôi nhà có những phần nào? - Cô đã cắt phần mái bởi hình gì? Cô cắt như thế nào? - Còn phần thân nhà cô cắt như thế nào? Giống hình gì? - Cửa chính cô cắt giống với hình gì? Cô cắt như thế nào? - Cửa sổ có dạng hình gì? Cô cắt như thế nào? - Để bức tranh thêm đẹp cô đã cắt, dán thêm gì? - Cô đã dùng những giấy màu gì để cắt dán ngôi nhà? Để các thí sinh cắt, dán ngôi nhà được đẹp hơn ban tổ chức sẽ làm mẫu, các thí sinh chú ý xem nhé! 2. Cô làm mẫu: - Cô vừa làm mẫu vừa phân tích: Cô ngồi ngay ngắn, người thẳng. Cô cầm giấy bằng tay nào? Tay nào cô cầm kéo? Cô cầm kéo như thế nào? Các con ạ, Cô cầm giấy bằng tay trái. Cô cầm kéo bằng tay phải, cầm bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Từ giấy màu màu đỏ cô cắt theo các đường thẳng tạo thành hình tam giác tạo thành mái nhà. Từ giấy màu màu vàng cô cắt theo các đường thẳng tạo thành hình vuông làm phần thân nhà. - Cô sẽ cắt cửa chính bằng giấy màu gì? Cô cắt như thế nào? À, cô dùng giấy màu xanh để cắt cửa chính. Cô cắt theo các đường thẳng để tạo thành hình chữ nhật. - Còn cửa sổ cô cắt như thế nào? Giấy màu gì? - Cắt xong, cô sắp xếp hình lên ở giữa tờ giấy sau đó, cô lật mặt trái của hình rồi dùng ngón tay trỏ phết một ít hồ và dán. * Gợi ý sáng tạo: Để ngôi nhà thêm đẹp, cô đã cắt và dán thêm gì nữa? 3. Trẻ thực hiện: - Bây giờ, xin mời các thí sinh bước vào phần thi thứ hai, Phần thi “Bé khéo tay”. Cô cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” về bàn ngồi. - Trẻ thực hiện, cô bao quát, hướng dẫn cho những trẻ còn lúng túng. Cô khuyến khích trẻ hoàn thành sản phẩm nhanh, đẹp. 4. Nhận xét sản phẩm: Ai sẽ là người có bức tranh căt, dán ngôi nhà đẹp nhất trong hội thi hôm nay. Để biết được điều đó, chúng ta cùng đến với phần thi cuối cùng có tên gọi “Cùng bé bình chọn” Bây giờ xin mời các thí sinh mang các bức tranh của mình lên để tham gia bình chọn nào! - Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá. - Dựa vào tranh mẫu của cô, gợi ý cho 2-3 trẻ nhận xét: + Con thích sản phẩm nào? Vì sao? + Con thấy bạn cắt, dán ngôi nhà như thế nào? + Bạn đã cắt, dán giống mẫu cô chưa? + Để bức tranh thêm đẹp bạn đã cắt dán thêm gì nữa? + Bạn đã dùng những giấy màu gì để cắt, dán? Kết thúc hội thi “Bé khéo tay” hôm nay, ban tổ chức đã chọn ra được rất nhiều bức tranh đẹp. Cô nhận xét chung: Tuyên dương những trẻ hoàn thành sản phẩm đẹp, khuyến khích những trẻ chưa hoàn thành lần sau cố gắng,.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> * Kết thúc: Trẻ cùng cô hát bài “Nhà của tôi” ra sân. HOẠT ĐỘNG HỌC II Thể dục a. Vận động cơ bản: Ném trúng đích thẳng đứng. c. Trò chơi vận động: Gia đình nào nhanh. I- Kết quả mong đợi: - Trẻ biết dùng sức mạnh của cánh tay để ném túi cát trúng đích và và chơi tốt trò chơi: chuyền bong. - Rèn cho trẻ sự khéo léo, khả năng định hướng, kỹ năng ném. - Giáo dục trẻ ý thức trong học tập. II- Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ. - Túi cát, đích ném, bóng. III- Tổ chức hoạt động: - Cô kiểm tra sức khỏe trẻ trước khi ra sân. 1- Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy…sau đó đứng thành 3 hàng ngang dãn cách đều. 2- Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: - Tay vai: Hai tay đưa ra trước, về phía sau. Tập 3 lần × 8 nhịp. - Chân: Đưa chân ra các phía. Tập 2 lần × 8 nhịp. - Bụng : Đứng cúi người về trước. Tập 2 lần × 8 nhịp. - Bật: Bật Tách chân, khép chân 2 tay đưa ngang. Tập 2 lần × 8 nhịp. b. Vận động cơ bản: Ném trúng đích thẳng đứng. - Cô gợi hỏi trẻ: + Với vật này chúng ta có thể thực hiện được những bài tập vận động nào? - Cô mời 2-3 trẻ lên thực hiện vận động của mình. - Cô giới thiệu tên vận động. - Cô mời 2 trẻ lên thực hiện mẫu cho cả lớp cùng xem. - Cô làm mẫu: + Lần 1: Phân tích động tác: Đứng chân trước, chân sau, mắt nhìn thẳng, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, đưa tay từ trước xuống dưới, ra sau, lên cao ngang tầm mắt nhằm đích và ném vào đích. * Trẻ thực hiện: - Cả lớp thực hiện 2 lần. Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. - Thi đua giữa 2 tổ. Sau mỗi lần, cô sửa sai, nhận xét, tuyên dương trẻ. * Lớp mình vừa thực hiện vận động gì? Cô kết hợp giáo dục trẻ. c. Trò chơi vận động: Gia đình nào nhanh. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần. Cô nhận xét, tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi. 3- Hồi tĩnh :.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Cả lớp đi nhẹ nhàng 2-3 vòng. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI 1. Làm quen bài hát:“ Nhà của tôi”. 2. Trò chơi vận động: Kéo co. 3. Chơi tự do: Chơi với bóng, chong chóng... I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, biết nội dung bài hát. - Trẻ biết lắng nghe cô hát, chơi tốt trò chơi. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ ngôi nhà sạch đẹp. II. Chuẩn bị: - Bài hát “Nhà của tôi”. - Phấn, bóng, chong chóng, cho trẻ chơi trò chơi. III. Tổ chức hoạt động: 1. Làm quen bài hát “Nhà của tôi”. - Cô cùng trẻ vừa đi vừa đọc bài “Đi cầu đi quán” ra sân. Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát cho trẻ nghe 1-2 lần. Cô nói nội dung chính của bài hát. - Cô cùng trẻ dạo chơi vàt hát cùng cô 3-4 lần. Sau mỗi lần cô nhận xét, tuyên dương trẻ. - Lớp mình vừa hát bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác? Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ ngôi nhà sạch đẹp… 2. Trò chơi vận động: Kéo co. - Cô giới thiệu tên trò chơi . - Trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi. - Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét tuyên dương trẻ. 3. Chơi tự do: Chơi với bóng, phấn, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát trẻ. CHƠI CÁC GÓC SÁNG - Trồng và chăm sóc cây. - Xây ngôi nhà của bé. - Xếp số bằng hột hạt. - Cấp dưỡng HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Ôn bài hát “Múa cho mẹ xem” 2. Chơi tự do các góc. I- Kết quả mong đợi: - Trẻ biết thể hiện sinh động bài hát. - Trẻ tự tin khi biểu diễn, hát rõ lời.. - Giáo dục trẻ ngoan biết vâng lời, lễ phép.... II- Chuẩn bị: - Chiếu ngồi, máy tính. - Hình ảnh minh họa. III- Tổ chức hoạt động:.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 1. Ôn bài hát “Múa cho mẹ xem”. Cô cho trẻ xem hình ảnh “Bé đang hát, múa cho mẹ xem”. Gợi hỏi trẻ: - Đây là hình ảnh gì? - Hình ảnh này gợi các con nhớ đến bài hát gì? - Bài hát do ai sáng tác? - Cả lớp hát 1-2 lần. - Thi đua giữa tổ, nhóm, cá nhân trẻ. Sau mỗi lần cô nhận xét, tuyên dương trẻ. - Giáo dục trẻ. - Kết thúc cả lớp cùng cô hát bài “Múa cho mẹ xem”. 2. Chơi ở các góc.(Cô bao quát trẻ) * Vệ sinh- Nêu gương cuối ngày- Trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………............................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ =========*********========= Thứ 4 ngày 2 tháng 11 năm 2016 HOẠT ĐỘNG HỌC Âm nhạc 1. Hát - GĐTL bài hát: “Nhà của tôi” 2. Nghe hát: “Cho con” 3. Trò chơi âm nhạc: “Ai đoán giỏi” I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết hát và gõ đệm theo lời bài “Nhà của tôi”. Hứng thú nghe cô hát: “Cho con”, chơi tốt trò chơi âm nhạc: “ai đoán giỏi”. - rèn kỷ năng vận động gõ đệm đúng theo lời bài hát. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ ngôi nhà sạch đẹp… II. Chuẩn bị: - Chiếu ngồi, máy tính. - Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, phách gõ. III. Tổ chức hoạt động: * Ổn định lớp, gây hứng thú: Hôm nay, cô mang đến tặng lớp mình một món quà. Các con hãy xem đó là gì nhé! Cô cho trẻ xem hình ảnh “Ngôi nhà”. Gợi hỏi trẻ: + Hình ảnh gợi các con nhớ đến bài hát gì?.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> + Bài hát do ai sáng tác? - Cả lớp hát bài “Nhà của tôi” đi lấy dụng cụ âm nhạc. 1. Hát- gõ đệm theo lời bài : “Nhà của tôi”. - Để bài hát hay hơn có thể hát kết hợp với những vận động gì? Trẻ thực hiện vận động đó. Hôm nay, cô và các con sẽ cùng các con hát- gõ đệm theo lời bài - Cô hát kết hợp gõ đệm theo lời bài hát 1 lần. - Cả lớp cùng cô hát- gõ theo lời bài hát 1- 2 lần. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ thực hiện. Sau mỗi lần, cô nhận xét, tuyên dương trẻ. - Lớp mình vừa cùng cô hát kết hợp với vận động gì? 2. Nghe hát: “ cho con”. - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Ngồi hát. - Cô gợi hỏi trẻ tên bài hát, tác giả. - Cô nói nội dung và giai điệu bài hát. - Cô hát lần 2: Kết hợp động tác minh hoạ. - Cô hát lần 3: Cả lớp hát, vận động cùng cô. 3. Trò chơi âm nhạc: “Ai đoán giỏi”. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần. - Sau mỗi lần chơi, cô nhận xét, tuyên dương trẻ. * Kết thúc, Cả lớp hát bài “Nhà của tôi” đi ra sân. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI 1. Dạo chơi, quan sát ngôi nhà gần trường. 2. Trò chơi vận động: Chuyền bóng. 3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời. I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết tên kiểu nhà, một số đặc diểm nổ bật của ngôi nhà. - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ. Trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ ngôi nhà sạch đẹp… II. Chuẩn bị: - Đồ chơi ngoài trời: Bóng, phấn, hột hạt... III. Tổ chức hoạt động: 1. Dạo chơi, quan sát ngôi nhà gần trường. Cô dặn dò trẻ trước lúc ra sân. - Cô cùng trẻ hát bài “Đi chơi” ra sân. - Các con biết đây là nhà của ai không? (Bác Sơn) - Nhà Bác ở xóm mấy? - Các con thấy ngôi nhà của Bác như thế nào? - Ngôi nhà của bác Sơn thuộc kiểu nhà gì? - Mái nhà như thế nào? - Tường, cửa chính, cửa sổ, đường vào nhà ra sao? - Xung quanh nhà có những gì?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Còn ngôi nhà của các con như thế nào? - Các con có yêu ngôi nhà của mình không? - Các con phải như thế nào? Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ ngôi nhà sạch đẹp… 2. Trò chơi vận động: Chuyền bóng. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi. - Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét tuyên dương trẻ. 3. Chơi tự do: Chơi đồ chơi ngoài trời dưới sự bao quát của cô. CHƠI CÁC GÓC SÁNG - Cửa hàng bán đồ dùng trong gia đình. - Trồng và chăm sóc cây. - Cắt, dán ngôi nhà. - Xây hàng rào. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. HĐCCĐ: Thực hiện trong vở BLQ với Toán trang 5 2. Chơi tự do ở các góc. I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết tô màu các đồ dùng ở mỗi nhóm phù hợp với chữ số tương ứng, đánh dấu nhân váo nhóm có số đồ dùng là 6 và tô màu chữ số 6 - Trẻ có kỷ năng đếm, tô màu. - Trẻ có ý thức chú ý học. II. Chuẩn bi: - Vở làm quen với toán đủ cho cô và trẻ. - Bàn ghế dúng quy cách. III. Tổ chức hoạt động: 1. Thực hiện trong vở toán - Cô cùng trẻ ngồi vào bàn hát bài hát: “ đồ dùng bé yêu” - Cô giới thiệu sách và trang cần thực hiện. * Cô làm mẫu cho trẻ xem: - Cô làm đến đâu cô giải thích đến đó. + Các con đếm xem ở mỗi nhóm có bao nhiêu đồ dùng? + Các con hảy tô màu số đồ dùng tương ứng chữ số bên cạnh. + Nhóm nào cố đồ dùng lả 6? - Tiếp theo các con hảy đánh dấu x vào nhóm có số lượng 6 và tô màu chữ số 6. - Cô cho trẻ giở vở ra thực hiện. - Cô bao quát trẻ. - cô chú ý hướng dẫn trẻ thực hiện đúng. - cô đặc biệt chú ý đến trẻ yếu. 2. Trẻ chơi tự do các góc. * vệ sinh- nêu gương cuối ngày. * Trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………=========*********======== Thứ 5 ngày 3 tháng 11 năm 2016 HOẠT ĐỘNG HỌC Toán Đề tài: Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6. I- Kết quả mong đợi: - Trẻ biết thêm, bớt số lượng trong phạm vi 6. - Rèn kỹ năng đếm, so sánh, thêm bớt tạo nhóm có 6 đối tượng. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ giữ gìn ngôi nhà sạch, đẹp. II. Chuẩn bị: - Chiếu ngồi, máy tính, - Rổ, que tính, bảng, mỗi trẻ 6 ngôi nhà 1 tầng, 6 nhà 2 tầng. - Ba ngôi nhà có 3, 4, 5 người. Mỗi trẻ một lô tô có 1, 2, 3 người. - Đồ dùng của cô giống của trẻ. III. Tổ chức hoạt động: Cả lớp cùng cô hát bài “Nhà của tôi”. 1. Phần 1: Ôn nhận biết nhóm có 6 đối tượng, đếm đến 6. - Hôm nay, cô mang đến tặng lớp mình những hình ảnh đẹp. Các con hãy cùng nhìn xem cô có những hình ảnh gì nào? - Các con hãy nhìn xem gia đình này có mấy người? Trẻ đếm và chọn chữ số đặt vào. - Gia đình nào có số lượng ít hơn 6? Trẻ tìm và đặt chữ số tương ứng. 2. Phần 2: Thêm bớt, trong phạm vi 6. Cho trẻ chơi “dấu tay”. - Các con nhìn xem trong rổ các con có gì?(Ngôi nhà, que tính, thẻ số).

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Các con hãy xếp tất cả số nhà 1 tầng ra theo một hàng ngang từ trái qua phải . Cho trẻ đếm và đặt chữ số tương ứng (6). - Bây giờ các con hãy lấy số nhà 2 tầng màu xanh ra xếp thành một hàng ngang từ trái qua phải, xếp tương ứng với nhà 1 tầng. Cho trẻ đếm và đặt số tương ứng (5). - Các con thấy số nhà 1 tầng và nhà 2 tầng như thế nào so với nhau? - Số nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy? - Số nào ít hơn? Ít hơn mấy? - Muốn số nhà 2 tầng bằng số nhà 1 tầng và cùng bằng 6 phải làm như thế nào? Cho trẻ thêm 1 nhà 2 tầng màu đỏ. Cô cho trẻ đếm số lượng 2 nhóm. - Số nhà 1 tầng và nhà 2 tầng như thế nào với nhau? Và cùng bằng mấy? - Cho trẻ bớt 2 nhà 1 tầng - 6 bớt 2 còn mấy? - Cho trẻ đếm lại số nhà 1 tầng: 1, 2, 3,4 tất cả có 4. Cho trẻ đặt chữ số tương ứng. - Số nhà 1 tầng và nhà 2 tầng như thế nào với nhau? - Số nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? - Số nào ít hơn? Ít hơn là mấy? - Muốn số nhà 1 tầng và nhà 2 tầng bằng nhau và đều bàng 6 phải làm thế nào? - Cho trẻ lấy thêm 2 nhà. 4 thêm 2 là mấy? Cho trẻ đặt số tương ứng. - Bây giờ 2 nhóm có số lượng như thế nào với nhau? Đều bằng mấy? - Tương tự, Cho trẻ thêm, bớt, so sánh số nhà. 3. Phần 3: Trò chơi luyện tập. - Trò chơi: “Về đúng nhà”. + Luật chơi: Khi có hiệu lệnh của cô trẻ phải về đúng nhà của mình để có số lượng là 6. Ai về sai nhà sẽ bị phạt nhay lò cò. + Cách chơi: Trong lớp cô dán ba ngôi nhà, là gia đình có 3, 4, 5 người . Trên tay mỗi trẻ cầm một lô có 1, 2, hoặc 3 người, cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh của cô “về đúng nhà ” thì những trẻ cầm lô tô có một người về ngôi nhà có 5, còn những trẻ cầm lô tô 2 người thì về ngôi nhà có 4, trẻ cầm lô tô 3 người thì về nhà có 3 người. + Cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần cô cho trẻ đổi thẻ cho nhau. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, tuyên dương trẻ. - Trò chơi 2: “Ai thông minh”. Cô chia lớp thành 3 đội, các đội sẽ dán thêm hoặc bớt số nhà để có số lượng tương ứng mà cô dán ở bảng. Trẻ chơi, cô bao quát, nhận xét, tuyên dương trẻ. * Kết thúc, Trẻ đọc bài thơ “Em yêu nhà em” đi ra sân. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI 1. Làm quen bài thơ “Em yêu nhà em” 2.TCVĐ: Chạy tiếp cờ. 3. Chơi tự do: Chơi với hột hạt, phấn, bóng... I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ. - Trẻ đọc thơ rõ ràng, mạch lạc. Trẻ hứng thú, nhanh nhẹn khi chơi trò chơi..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ ngôi nhà sạch đẹp … II. Chuẩn bị: - Sân bãi sạch sẽ. - Bài thơ “Em yêu nhà em”. - Đồ chơi ngoài trời: Ghế , 2 lá cờ xanh, đỏ, bóng, chong chóng… III.Tổ chức hoạt động: 1. Làm quen bài thơ “Em yêu nhà em”. - Cô cùng trẻ ra sân đứng vòng tròn hát bài “Nhà của tôi”. Trò chuyện về bài hát. - Cô giới thiệu tên bài thơ, tác giả. - Cô đọc thơ cho trẻ nghe 1-2 lần. Cô nói nội dung chính của bài thơ. - Cô cùng trẻ dạo chơi đọc thơ 3- 4 lần. + Lớp mình vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ do ai sáng tác? - Cô giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ, giữ gìn ngôi nhà sạch, đẹp. 2. Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi. - Cô cho trẻ chơi 3-4 lần. Sau mỗi lần chơi, cô nhận xét, tuyên dương trẻ. 3. Chơi tự do: Chơi với hột hạt, phấn, bóng...Cô bao quát trẻ CHƠI CÁC GÓC SÁNG - Phân loại lô tô về chủ đề. - Bán hàng. - Xây khuôn viên. - Hát- múa về chủ đề. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Rèn kỹ năng ở các góc: - Góc học tập: Phân loại các kiểu nhà. - Góc tạo hình: Cắt, dán ngôi nhà. - Góc sách: Kể chuyện theo tranh. 2. Chơi tự do I- Kết quả mong đợi: - Trẻ biết phân loại các kiểu nhà, vẽ được ngôi nhà và biết kể chuyện theo tranh. - Rèn cho trẻ các kỹ năng vẽ, tô màu, phân loại, và kể chuyện theo tranh... - Giáo dục trẻ ý thức trong học tập. II- Chuẩn bị: - Bàn ghế, chiếu ngồi, giấy vẽ, bút màu. - Tranh chuyện, lô tô các kiểu nhà. III- Tổ chức hoạt động: 1. Rèn kỹ năng các góc: Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Em yêu nhà em”. - Cô giới thiệu các góc cần củng cố..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Cô gọi tên những trẻ cần củng cố, rèn luyện ở các góc tạo hình, góc học tập, góc sách về các góc. - Trẻ về các góc thực hiện. - Cô đến các góc bao quát, hướng dẫn, khuyến khích trẻ thực hiện tốt. Cô chú ý đến những trẻ yếu hơn. - Cô nhận xét các góc chơi. Kết thúc, cả lớp hát bài “Nhà của tôi” ra sân. 2 Trẻ chơi tự do. (Cô bao quát trẻ) * Vệ sinh- Nêu gương cuối ngày- Trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… =========*********======== Thứ 6 ngày 4 tháng 11 năm 2016 HOẠT ĐỘNG HỌC Văn học Thơ: Em yêu nhà em. I. Kết quả mong đợi: - Trẻ đọc diễn cảm bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. - Trẻ đọc thơ rõ lời, mạch lạc, trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ, giữ gìn ngôi nhà sạch, đẹp. II. Chuẩn bị: - Chiếu ngồi, - Máy tính có hình ảnh minh họa bài thơ..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> III. Tổ chức hoạt động: * Ổn định lớp, gây hứng thú: Cô cho trẻ xem hình ảnh “Ngôi nhà”. Gợi hỏi trẻ: + Cô có hình ảnh gì? + Hình ảnh gợi các con nhớ đến bài thơ gì? + Bài thơ do ai sáng tác? Đó là bài thơ “Em yêu nhà em” do cô Đoàn Thị Lam Luyến sáng tác mà hôm nay cô sẽ dạy các con. 1. Truyền thụ tác phẩm: - Cô đọc bài thơ lần 1: Đọc diễn cảm + Cô hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc lần 2: Kèm hình ảnh minh hoạ. - Cô đọc lần 3: Đọc trích dẫn bài thơ, giảng từ khó. + Cô đọc đoạn thơ: “Chẳng đâu bằng chính nhà em Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo Có nàng gà mái hoa mơ Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong ………………………… Ếch con học nhạc dé mèn gâm thơ”. Đoạn thơ nói về những cảnh vật, con vật đáng yêu xung quanh ngôi nhà. + Cô đọc hai câu thơ: “Dù đi xa thật là xa Chẳng đâu vui được như nhà của em” Hai câu thơ cuối nói lên tình cảm yêu mến của bạn nhỏ, khi đi xa nhưng vẫn luôn nhớ, 2. Đàm thoại: - Cô vừa đọc các con nghe bài thơ gì? - Bài thơ do tác giả nào sáng tác? - Bài thơ nói về điều gì? - Bài thơ miêu tả cảnh vật ở đâu? - Bài thơ nhắc đến những con vật gì? - Xung quanh ngôi nhà có những cây gì? - Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà như thế nào? - Các con có yêu quý ngôi nhà của mình không? - Vậy các con phải như thế nào? Cô giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ ngôi nhà sạch, đẹp. 3. Dạy trẻ đọc thơ diển cảm: - Cả lớp đọc thơ cùng cô 1-2 lần. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cô mời luân phiên tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cô gợi hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả. Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. * Kết thúc, Trẻ cùng cô đọc bài thơ “Em yêu nhà em” và ra sân. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI 1. Trò chuyện về cách giữ gìn ngôi nhà sạch, đẹp..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 2. TCVĐ: Chạy tiếp cờ. 3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời. I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết quét dọn, không vứt rác bừa bãi, không vẽ bẩn lên tường…để giữ ngôi nhà sạch, đẹp. - Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. Trẻ hứng thú, nhanh nhẹn khi chơi trò chơi. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ ngôi nhà sạch đẹp … II. Chuẩn bị: - Sân bãi sạch sẽ. - Đồ chơi ngoài trời: Ghế , 2 lá cờ xanh, đỏ, bóng, chong chóng… III.Tổ chức hoạt động: 1.Trò chuyện về cách giữ gìn ngôi nhà sạch, đẹp. - Cô cùng trẻ ra sân đứng vòng tròn hát bài “Nhà của tôi”. Trò chuyện về bài hát. - Bài thơ nói về gì? - Mời trẻ kể về ngôi nhà của mình? - Các con có yêu quý ngôi nhà của mình không? - Vậy các con phải làm gì để ngôi nhà của mình luôn sạch, đẹp? Mời trẻ kể về các cách giữ gìn ngôi nhà sạch đẹp? (Quét dọn nhà cửa, không vứt rác bừa bãi, không vẽ bản lên tường, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng…) - Lớp mình vừa trò chuyện về gì? Cô giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ, giữ gìn ngôi nhà sạch, đẹp. 2. Trò chơi vận động: Nhảy tiếp sức.. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi. - Cô cho trẻ chơi 3-4 lần. - Sau mỗi lần chơi, cô nhận xét, tuyên dương trẻ. 3.Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời. Trẻ chơi cô bao quát trẻ CHƠI CÁC GÓC SÁNG - Vẽ ngôi nhà. - Phân loại lô tô về chủ đề - Cô cấp dưỡng. - Làm album về chủ đề. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Đóng chủ đề: “Ngôi nhà hạnh phúc”. 2. Vệ sinh - nêu gương I. Kết quả mong đợi: - Trẻ nhớ lại một số kiến thức đã học trong chủ đề, biết biểu diễn một số bài hát- múa, bài thơ, câu chuyện...trong chủ đề. Trẻ biết được về chủ đề mới sẽ học tuần sau. - Trẻ mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn. Trả lời câu hỏi của cô rỏ ràng, mạch lạc. - Giáo dục trẻ ý thức trong học tập. II. Chuẩn bị: - Chiếu ngồi, máy tính, Các hình ảnhvề trường mầm non. - Dụng cụ âm nhạc..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> III. Tổ chức hoạt động: * Ổn định lớp: Cả lớp cùng cô hát bài “Nhà của tôi”. - Các con ơi, tuần này cô cháu mình đang tìm hiểu về chủ đề gì? - Vậy các con hãy giới thiệu về ngôi nhà mình cho cô và cả lớp cùng nghe nào? (mời 2-3 trẻ) Cô cho trẻ xem lại các hình ảnh về ngôi nhà. - Trong chủ đề, cô cháu mình đã thực hiện hoạt động tạo hình gì? Cô cho trẻ quan sát và nhận xét 1 -2 sản phẩm đẹp. - Vừa rồi là các món quà mà các con đã cắt, dán ngôi nhà của mình Hôm nay lớp 5 tuổi c sẽ tổ chức buổi liên hoan văn nghệ với chủ đề Ngôi nhà hạnh phúc” các con có thích không? Cô là người dẫn chương trình, giới thiệu chương trình biểu diễn văn nghệ hôm nay. - Cô giới thiệu các ban nhạc, nhóm nhạc, ca sỹ tham gia chương trình. - Các tiết mục lần lượt lên biểu diễn. - Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Đồ dùng bé yêu”. - Trò chuyện về bài hát. Đó cũng chính là nội dung chủ đề “Gia đình bé có những đồ dùng gì?” mà tuần sau các con sẽ được khám phá. 2. Vệ sinh - nêu gương I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt sạch sẽ. Trẻ biết các tiêu chuẩn bé ngoan. - Rèn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt theo đúng các bước, rèn cho trẻ thói quen rửa tay khi bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, rửa mặt khi bẩn. Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ của trẻ. - Trẻ luôn có ý thức chăm, ngoan, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học. Biết tiết kiệm nước trong các sinh hoạt hằng ngày… II. Chuẩn bị: - Xà phòng, nước, khăn mặt, khăn lau tay, lược chải tóc cho trẻ. - Bảng bé ngoan, cờ bé ngoan. III. Tổ chức hoạt động: 1. Vệ sinh: Cả lớp cùng cô hát bài “Tập rửa mặt”. - Cô cho trẻ xếp 2 hàng đi ra sân đến bên thùng nước. - Cô cho trẻ rửa mặt, tay, chân sạch sẽ. Trẻ thực hiện, cô bao quát và hướng dẫn trẻ rửa đúng, rửa sạch. - Sau đó, cô cho trẻ vào lớp. - Cô sửa sang lại quần áo gọn gàng, chải tóc cho trẻ. 2. Nêu gương cuối ngày- Cuối tuần: - Cô mời cả lớp hát bài hát “Cả tuần đều ngoan”. Các con ạ! Qua một ngày học, cô thấy lớp mình có rất nhiều bạn xứng đáng là bé chăm, bé ngoan và bé sạch, thế các con có biết tiêu chuẩn như thế nào là bé chăm, ngoan không nào? - Cô mời trẻ đứng dậy nêu tiêu chuẩn bé ngoan. - Cho trẻ tự nhận bé ngoan..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Cô mời lớp trưởng, tổ trưởng, cá nhân trẻ nhận xét. Bạn nào ngoan, bạn nào chưa ngoan. Vì sao? - Cô mời tổ, cá nhân trẻ ngoan lên cắm cờ. - Cho trẻ nêu gương cuối ngày xong. Cô cùng trẻ đếm số cờ ở mỗi bình cờ của trẻ Những trẻ có từ 3- 5 cô tặng phiếu bé ngoan. Cô động viên những trẻ có 1-2 cờ tuần sau cố gắng để được tặng phiếu bé ngoan. * Kết thúc, cô cho trẻ đọc bài thơ “Cô dạy”. * Trả trẻ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… =========*********========. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TUẦN III CHỦ ĐỀ: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH Từ ngày 7 /11- 11/11/2016 (ca phụ) I. Kết quả mong đợi: - Giúp cô chính cho trẻ biết về hoạt động vui chơi của gia đình, đồ dùng trong gia đình,... - Trẻ có thói quen chú ý trong khi học. - Trẻ có ý thức tốt trong giờ học. - Có đủ đồ dùng phục vụ cho việc học, chơi của trẻ. - Trang trí chủ đề đúng ,đẹp.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động. - Lớp học gọn gàng, sạch sẽ, các góc chơi ngăn nắp. - Sắp xếp đồ chơi ở các góc gọn gàng, đúng. - Luôn chuẩn bị bàn ghế, chiếu trong các hoạt động hàng ngày. III. Công việc cụ thể: - Trang trí chủ đề: Nhu cầu của gia đình - Lớp học sach sẽ, gon gang. - Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ở các góc. - Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho các hoạt động: lô tô, tranh truyện, đồ chơi ngoài trới, đất nặn, bảng…. - Quản nề nếp trẻ khi trẻ tham gia các hoạt động. - Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh. - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. - Trẻ được vệ sinh sạch sẽ. =========*********========= Thứ 2 ngày 7 tháng 11 năm 2016 * Hoạt động học: Khám phá xã hội - Đề tài: Trò chuyện về các hoạt động vui chơi, giải trí của gia đình. + Phụ cô chính chuẩn bị tranh về gia đình, lô tô về các thành viên trong gia đình và quản nề nếp trẻ. * Hoạt động khác: - Dạo chơi ngoài trời: + Chuẩn bị đồ dùng ,đồ chơi ngoài trời và quản trẻ. - Chơi các góc sáng: + Kê các góc, chuẩn bị đồ chơi các góc. Bao quat trẻ khi chơi. - Vệ sinh ăn trưa. - Vệ sinh ngủ trưa. - Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh cả ngày. - Chia quà chiều cho trẻ. - Phụ hoạt động chiều. =========*********========= Thứ 3 ngày 8 tháng 11 năm 2016 * Hoạt động học: - Tạo hình: Nặn đồ dùng trong gia đình + Phụ cô chính chuẩn bị đất nặn, bảng, khăn, bàn nghế và quản nề nếp trẻ. - Thể dục: VĐCB: Trườn sấp và chui qua cổng; TCVĐ: Chuyền bóng. + Phụ cô chính chuẩn bị sân bải sạch sẽ, an toàn, cổng chui, bóng,... * Hoạt động khác: - Dạo chơi ngoài trời: + Chuẩn bị đồ dùng ,đồ chơi ngoài trời và quản trẻ. - Chơi các góc sáng: + Kê các góc, chuẩn bị đồ chơi các góc. Bao quat trẻ khi chơi. - Vệ sinh ăn trưa. - Vệ sinh ngủ trưa..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh cả ngày. - Chia quà chiều cho trẻ. - Phụ hoạt động chiều. =========*********========= Thứ 4 ngày 9 tháng 11 năm 2016 * Hoạt động học: - Âm nhạc + Hát, gõ đệm theo lời: Ông cháu + Nghe hát: Ba ngọn nến lung linh + Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh chân. - Phụ cô chính chuẩn bị dụng cụ âm nhạc và quản nề nếp trẻ trong hoạt động: * Hoạt động khác: - Dạo chơi ngoài trời: + Chuẩn bị đồ dùng ,đồ chơi ngoài trời và quản trẻ. - Chơi các góc sáng: + Kê các góc, chuẩn bị đồ chơi các góc. Bao quat trẻ khi chơi. - Vệ sinh ăn trưa. - Vệ sinh ngủ trưa. - Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh cả ngày. - Chia quà chiều cho trẻ. - Phụ hoạt động chiều. =========*********========= Thứ 5 ngày 10 tháng 11 năm 2016 * Hoạt động Học: Toán: Chia 6 đối tượng thành 2 phần. + Phụ cô chính chuẩn bị đồ dùng học toán: lô tô bát, thìa , rỗ, bảng đủ cho trẻ và cô. * Hoạt động khác: - Dạo chơi ngoài trời: + Chuẩn bị đồ dùng ,đồ chơi ngoài trời và quản trẻ. - Chơi các góc sáng: + Kê các góc, chuẩn bị đồ chơi các góc. Bao quat trẻ khi chơi. - Vệ sinh ăn trưa. - Vệ sinh ngủ trưa. - Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh cả ngày. - Chia quà chiều cho trẻ. - Phụ hoạt động chiều. =========*********========= Thứ 6 ngày 11 tháng 11 năm 2016 * Hoạt động học: - Văn học: truyện: ba cô gái + Phụ cô chính chuẩn bị tranh minh họa. + Bao quát trẻ trong giờ học. * Hoạt động khác: - Dạo chơi ngoài trời: + Chuẩn bị đồ dùng ,đồ chơi ngoài trời và quản trẻ. - Chơi các góc sáng:.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> + Kê các góc, chuẩn bị đồ chơi các góc. Bao quat trẻ khi chơi. - Vệ sinh ăn trưa. - Vệ sinh ngủ trưa. - Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh cả ngày. - Chia quà chiều cho trẻ. - Phụ hoạt động chiều. =========*********=========.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TUẦN IV CHỦ ĐỀ: NGÀY HỘI CỦA THẦY CÔ GIÁO (1 Tuần;Từ ngày 14-18/11/ 2016; Ca chính ) Hoạt động. Nội dung. -Đón trẻ: + Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. + Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khẻ và tình hình học tập của trẻ + Cùng trẻ xem tranh trò chuyện về chủ đề: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 -Thể dục sáng: Tập với bài tập thể dục sáng tháng 11 a Khởi động: -Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, sau đó về theo tổ tâp bài thể dục đồng diễn của trường: “Lại đây múa hát cùng cô” với các động tác: b.Trọng động: - Hô hấp : Thổi bóng bay. - Tay : 2 tay giơ ra trước, sang ngang. - Chân : Tay giang ngang, đưa ra trước trùng gối. - Bụng : hai tay lên cao, gập người tay chạm ngón chân. - Bật : Bật lên cao . c.Hồi tĩnh: Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài với nhac, hoặc đi nhẹ nhàng Hoạt Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Động Chuyên KPXH Âm nhạc Toán Văn học học đề tại - Trò chuyện - Múa: “Cô giáo - Ôn khối - Thơ: “Bàn tay Cẩm về ngày hội miền xuôi” cầu, khối trụ, cô giáo”. Hà. của cô giáo. -TCÂN:Nghe âm khối vuông, thanh đoán dụng khối chữ Tạo hình cụ. nhật. -Vẻ quà tặng Thể dục: cô giáo.. - Trườn sấp và chui qua cổng - TCVĐ: chuyền bóng. Dạo -Làm quen - Thảo luận về - Làm quen - Giải câu đố về chơi bài hát: Cô công việc của cô bài thơ: Bàn đồ dùng nghề ngoài giáo miền giáo. tay cô giáo dạy học trời xuôi. TCVĐ:Chuyền TCVĐ: -TCVĐ: Thi -TCVĐ:Nhạy bóng qua đầu. Nhảy tiếp xem đội nào tiếp sức. - Chơi tự do sức. nhanh. - Chơi tự do - Chơi tự do - Chơi tự do.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Hoạt động chiều. - Ôn bài thơ: Cô giáo của em - Chơi tự do các góc. - Kể chuyện sáng tạo. - Chơi tự do các góc.. - Rèn kỹ năng tạo hình - Chơi tự do. - Đóng chủ đề lớn. - Vệ sinh nêu gương cuối tuần.. KẾ HOẠCH CHƠI CÁC GÓC SÁNG Tên góc Góc phân vai - Cấp dưởng - Bán hàng - Cô giáo. Góc xây dựng - Xây trường học của bé. - Xây khuôn viên trường. - Xây sân chơi thể thao trường học Góc nghệ thuật - Vẽ, nặn, cắt dán quà tặng cô giáo. Góc học tập - Xếp hột hạt chữ số. Góc khám phá khoa học. Kết quả mong đợi - Trẻ hứng thú chơi và biết thể hiện các vai chơi: Nấu ăn, Người bán hàng- người mua hàng, trẻ biết nhập vào vai chơi. - Trẻ biết đóng vai cô giáo. - Biết sử dụng các loại thực phẩm để nấu những món ăn tốt cho cơ thể bé. - Chơi đoàn kết và giữ gìn đồ chơi cẩn thận. - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng, Xây ngôi trường, xây khuôn viên trường. - Trẻ biết cách vẽ cô giáo. - Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm làm ra. - Trẻ biết xếp hột hạt chữ số Từ 1-6. - Trẻ biết phân loại lô đồ dùng cô giáo.. Chuẩn bị - Một số bánh kẹo, thực phẩm khô, tươi phục vụ cho ăn uống. - Kệ bán hàng - Bộ đồ chơi nấu ăn.. Nội dung - Trẻ phân vai cho nhau. - Quầy bán hàng: 4 nhóm thực phẩm. - Chơi nấu ăn: nấu cơm, nấu canh,… - Trẻ chơi cô giáo đang chăm sóc giáo dục các con.. - Bộ đồ chơi xây dựng. - Cây xanh, hoa - Một số đồ chơi: Ghế đá, cây cảnh, hàng rào, bênh… - Giấy vẽ, bút màu, đất nặn, giấy màu, hồ dán, bút chì. - Hột hạt. - Trẻ tự về góc chơi, lấy đồ chơi và thỏa thuận cùng bạn để hoàn thành công trình xây dựng.. - Lô tô về đồ dùng dạy học.. - Trẻ sữ dụng các lô tô cô cho sẵn để phân loại. - Cô hướng dẫn, gợi ý cho trẻ cách vẽ, tô màu bức tranh. - Trẻ sữ dụng hột hạt để xếp các chữ số, chữ cái..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Phân loại lô tô đồ dùng dạy học. Góc Thư viện - Xem truyện tranh, kể chuyện về cô giáo. - Làm Album Góc thiên nhiên - Chơi với cát nước.. lô tô. - Biết cách lật giở sách xem tranh chuyện. - Trẻ biết làm album về chủ đề.. - Sách tranh chuyện. - Giấy, bút chì, kéo, hồ dán. - Sách khám phá chủ đề cho trẻ. - Cát, các nắp chai.. - Cô hướng dẫn trẻ cách lật giở sách và tập kể chuyện theo tranh. - Trẻ sữ dụng tranh ảnh về chủ đề, làm album về chủ đề. - Trẻ dùng các nắp chai để làm khuôn đổ các đồ chơi bằng cát. - Trẻ biết dùng các nắp chai cho cát vào để thành các món đồ chơi trẻ thích. Góc tuyên truyền Tuyên truyền phụ huynh về nuôi con theo khoa học, chăm sóc sức khỏe trẻ, vận động phụ huynh đóng nộp các phế liệu làm đồ dùng, đồ chơi, sưu tầm 1 số tranh ảnh về chủ đề.. Thứ 3 ngày 15 tháng 11 năm 2016 TRÒ CHUYỆN MỞ CHỦ ĐỀ Cô trẻ ngồi vòng tròn trò chuyện với nhau về chủ đề. - Các con quan sát xem lớp mình hôm nay có gì mới. - Gợi hỏi bức tranh cô dạy các con những gì? - Các con có yêu co giáo không? Yêu các cô các con phải như thế nào? Các con ạ cô giáo là người mẹ hiền thứ 2 của các con, đến trường các con được cô dạy học và được chăm sóc trong từng bữa ăn, giấc ngủ, tuần này cô cháu mình cùng đi tìm hiểu về nghề dạy học nhé. - Cho trẻ nghe những bài hát về nghề nhà giáo. HOẠT ĐỘNG HỌC I Khám phá xã hội Đề tài: Trò chuyện về ngày hội của cô giáo 20/11 I. Kết quả mong đợi: -Trẻ biết được ngày 20-11 là ngày nhà giáo việt nam, biết được ý nghĩa của ngày 20/11, là ngày hội để tôn vinh các thầy giáo, cô giáo và biết được các hoạt động trong ngày 20 - 11 - Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định - Trẻ biết thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với cô giáo II. Chuẩn bị: - Ti vi, bài giảng PowerPoint trên máy tính - Tranh về các hoạt động của cô ở trường mầm non: Hoạt động học, hoạt động chơi, giờ ngũ của trẻ, hình ảnh về thầy trò trường tiểu học. - Đĩa nhạc có bài hát có nội dung về ngày 20/11: Cô mẫu giáo miền xuôi, Tình yêu cô nuôi dạy trẻ….. - Mũ cho các đội chơi - Một số hình ảnh có nội dung về ngày 20/11 và một số hình ảnh khác.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - 3 giỏ hoa và các cành hoa tươi III. Tổ chức hoạt động: - Cô giáo xuất hiện và giới thiệu hội thi: Chào mừng toàn thể các cô giáo cùng các bé đến với hội thi “Tìm hiểu về ngày 20/11”. Đến với hội thi hôm nay gồm có các đội: Đội hoa đỏ, đội hoa vàng và đội hoa tím, cả 3 đội đều đến từ lớp 5 tuổi c, trường mầm non Cẩm Hà. - Hội thi gồm có 3 phần: + Phần 1: Cả đội cùng chung sức. + Phần 2: Tìm hiểu chung + Phần 2: Tài năng. - Cả ba đội sẽ phải trãi qua 3 phần thi, đội nào rung xắc xô trước sẽ được giành quyền trả lời và thể hiện trước. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được tặng một ngôi sao. Kết thúc cuộc thi đội nào có nhiều ngôi sao nhất sẽ giành chiến thắng và nhận được một phần quà . 1.Phần 1: Cả đội cùng chung sức. - Để bước vào phần thi thứ nhất, các đội chơi hãy tạo thành 3 nhóm và cùng tham gia trò chơi “ Cắm hoa vào giỏ”. Các đội thi nhau cắm những giỏ hoa tươi thật đẹp, thật sáng tạo, thời gian chơi được tính bằng một bản nhạc. Trong quá trình cô bao quát, khuyến khích và gợi ý cho trẻ khi cần thiết: Con đang làm gì? Để cắm được những giỏ hoa thật đẹp con phải làm như thế nào?...) + Sau khi trẻ cắm hoa cô cháu cùng nhận xét và đưa ra kết quả xem đội nào cắm đẹp nhất. + Kết thúc phần thi thứ nhất, các đội chơi về ngồi đội hình 3 hàng ngang 2. Phần thi thứ 2:Tìm hiểu chung Là một phần thi đòi hỏi các đội phải tập trung chú ý lắng nghe các câu hỏi để đưa ra đáp án thật chính xác. - Với những giỏ hoa các đội vừa cắm gợi cho ta nhớ đến ngày hội, ngày lế gì ? ( cho trẻ nói lên sự hiểu biết của trẻ về ngày hội) - Cô chính xác lại ý kiến trẻ + Ngày 20/ 11 là ngày hội của những ai? + Vì sao ngày 20/11 là ngày hội của các Thầy giáo, cô giáo? ( để tôn vinh các thầy giáo, cô giáo…) - Các con ạ, Hình ảnh đẹp của các thầy giáo, cô giáo đươc thể hiện trên những bức tranh đẹp. - Cô cho xuất hiện tranh về các hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non ( tranh về hoạt động học, hoạt động vui chơi, giờ ngũ của cháu), hoạt động học ở trường tiểu học. - Cô hỏi trẻ: Bức tranh vẽ gì? + Các con có nhận xét gì về bức tranh? + Bức tranh vẽ hình ảnh của ai? + Cô giáo đang làm gì? Còn các bé như nào?.... - Với những bức còn lại, cô gợi ý và cùng trẻ trò chuyện. - Cho trẻ kể thêm một số hình ảnh đẹp về cô giáo, thầy giáo mà trẻ biết - Sau khi trẻ kể cô cho xuất hiện các hình ảnh trên màn hình cho trẻ xem - Để tôn vinh các thầy cô giáo các họa sĩ không những vẽ nên các bức tranh đẹp mà ngành giáo dục còn tổ chức các buổi mít tinh thật long trọng để tôn vinh các thầy giáo, cô.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> giáo trong sự nghiệp giáo dục. ( cô vừa nói vừa xuất hiện các hình ảnh về buổi lễ tôn vinh giáo viên tiêu biểu, giáo viên giỏi, một số các bức tranh về hội lễ cho trẻ xem…) + Kết thúc đoạn băng cô hỏi trẻ: Cô giáo là những người yêu thương các con nhất. vậy để tỏ lòng biết ơn nhân ngày 20/ 11 các đội chơi chuẩn bị những gì để tặng cô giáo nào? ( mời trẻ trả lời) 3. Phần thi thứ 3 là phần thi: Tài năng - Các đội hãy thể hiện tài năng của mình qua các trò chơi, các bài hát, bài thơ và những điệu múa thật sôi động để chào mừng toàn thể các cô giáo về tham dự hội thi hôm nay cũng như các thầy giáo, cô giáo trên mọi miền đất nước. + Đầu tiên các đội hãy cùng tham gia một trò chơi rất hấp dẫn, rất thú vị, đó là trò chơi “ ai thông minh hơn’, mời các đội chơi cùng lắng nghe cô phổ biến cách chơi. + Cách chơi: Cô chuẩn bị một số câu hỏi và một số hình ảnh đẹp có ý nghĩa nhất trong ngày 20/11 như hình ảnh bé tặng hoa cho cô giáo, hình ảnh cô giáo đứng trên bục giảng, hình ảnh các buổi lễ và một số hình ảnh khác…, một số câu hỏi, ngày 20/11 là ngày gì? Là ngày hội của những ai?…, Cô cho xuất hiện các hình ảnh trên máy chiếu, các đội chọn một trong các hình ảnh có nội dung nói về ngày 20/11, sau đó cô đưa ra các câu hỏi các đôi thi nhau trả lời, đội nào trả lời đúng nhất, nhanh nhất đội đó sẽ giành được những ngôi sao. - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả của 3 đội chơi, tuyên dương, tặng quà cho các đội chơi. + Trẻ chơi “ bóng tròn to” - Tiếp theo các đội cùng thể hiện tài năng của mình qua bài múa “Cô giáo miền xuôi” - Các con ạ, cô được như ngày hôm nay là nhờ công lao dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo đã dạy giỗ, dìu dắt cô từng bước, để tỏ lòng biết ơn, cô chuẩn bị một món quà tặng thầy giáo, cô giáo của cô, đó là một bài múa “Tình yêu cô nuôi dạy trẻ”. Cô mời các con cùng múa với cô nào. - Cô múa cùng trẻ * Kết thúc hội thi: trẻ ra sân HOẠT ĐỘNG HỌC II Tạo hình Đề tài: Vẽ quà tặng cô giáo I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết phối hợp các nét vẽ với nhau (Nét xiên, nét thẳng, nét cong,..) Để vẽ được những món quà tặng cô giáo nhân ngày 20/11 - Rèn kỹ năng vẽ, tô màu và vẽ cân giữa trang giấy tạo bức tranh đẹp. - Giáo dục trẻ biết ơn, kính trọng và vâng lời cô giáo II. Chuẩn bị: - Bức tranh vẽ mẩu của cô: Bông hoa, cái khăn, Cái áo. - Giấy A4, bút sáp màu đủ cho trẻ, bàn ghế đúng quy cách. III. Tổ chức hoạt động: * Ổn định lớp: Trẻ ngồi xúm xít quanh cô - Cả lớp đọc bài thơ: "Cô giáo của em" cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ. - Cô cháu mình vừa đọc bài thơ nói về ai? - Cô giáo dạy các con những gì? - Các con ơi! sắp đến ngày 20/11 là ngày hội của các thầy cô giáo bạn búp bê rất yêu quý cô giáo của mình nên đã vẽ 1 số bức tranh để tặng cô giáo..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Các con có muốn xem bạn búp bê đã vẽ gì không nào? 1. Quan sát mẩu: * Quan sát bức tranh vẽ bông hoa. - Cô có bức tranh vẽ về gì đây? (bông hoa) - Các con có nhận xét gì về bức tranh này nào? - Bạn búp bê đã vẽ bức tranh như thế nào trên trang giấy? (cân đối) - Bạn vẽ nhị hoa bởi nét gì? - Bạn vẽ cánh hoa là những nét gì? - Cuống hoa là nét gì? - Lá hoa những nét gì? - Vẽ xong rồi để bức tranh đẹp hơn bạn đã làm gì? (tô màu)? - Bạn đã tô màu bức tranh như thế nào? Nhị hoa có màu gì? Cánh hoa màu gì? Lá màu gì? - Ngoài ra bạn còn vẽ thêm gì phía trên để bức tranh thêm phần sáng tạo? (Ông mặt trời) * Quan sát tranh vẽ cái khăn - Bạn búp bê còn vẽ bức tranh về gì đây nữa? - Bạn đã vẽ cái khăn như thế nào? - Cái khăn giống hình gì? - Bạn đã vẽ những nét gì? - Vẽ xong bạn làm gì cho bức tranh đẹp? - Bạn tô màu như thế nào? - Bạn đã trang trí như thế nào trên khăn? * Quan sát tranh vẽ cái áo - Tương tự co cho trẻ quan sát đàm thoại tương tự - Sắp đến ngày 20/11 rồi các con có muốn vẽ thật nhiều những món quà để tặng cô giáo không? Các con muốm vẽ những món quà gì để tặng cô nào? (mời 2-3 trẻ trả lời) - Cả lớp hát bài: “Cô và mẹ” về chổ ngồi. 2. Trẻ thực hiện: - Cô phát đồ dùng cho trẻ. - Trẻ vẽ cô nhắc trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút, vẽ cân đối trên trang giấy. - Cô bao quát trẻ và động viên trẻ vẽ hoàn thành sản phẩm của mình. - Gợi ý trẻ vẽ sáng tạo thêm những chi tiết phụ. 3. Nhận xét sản phẩm: - Treo toàn bộ sản phẩm lên giá. - Mời trẻ lên nhận xét sản phẩm. - Con thích sản phẩm nào? - Vì sao con thích? - Bạn đã vẽ gì để tặng cô giáo? (mời 2-3 trẻ lên nhận xét). - Cô nhận xét chung cả lớp. - Giáo dục trẻ: Chăm ngoan học giỏi, biết vâng lời cô giáo. *Kết thúc: Trẻ hát bài: "Cô giáo của em" đi ra sân..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI: 1. Hoạt động có chủ đích: Làm quen bài hát: "Cô giáo miền xuôi" 2.Trò chơi vận động: 3. Chơi tự do: Chơi với chong chóng, phấn, bóng, giây thun I. Kết quả mong đợi: - Trẻ hát cùng cô bài hát: "Cô giáo miền xuôi", nhớ tên bài hát, tên tác giả, chơi tốt trò chơi vận động. - Trẻ hát rỏ lời và nhịp điệu bài hát. - Giáo dục trẻ: Ngoan ngoãn, biết vâng lời cô giáo II. Chuẩn bị: - Địa điểm: ngoài sân - Cô thuộc bài hát - Đồ chơi ngoài trời.. III. Tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động có chủ đích: Làm quen bài hát: " Cô giáo miền xuôi" - Cô cùng trẻ đi ra sân và đọc bài thơ: "Cô giáo của em" đi ra sân. - Cô gợi hỏi trẻ: Cô cháu mình vừa đọc bài thơ nói về ai? - Vậy các con có yêu qúy cô giáo của mình không? - Cô có bài hát rất hay cũng nói về cô giáo hôm nay cô sẻ cho các con làm quen. - Đó là bài hát: "Cô giáo miềm xuôi", nhạc và lời: Mộng Lân. + Cô hát cho trẻ nghe lần 1 - Gợi hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. + Cô hát cho trẻ nghe lần 2: - Cô nói tóm tắt nội dung bài hát - Trẻ hát theo cô 1-2 lần - Mỗi lần hát cô chuyển đổi đội hình vừa đi dạo vừa hát - Cô cháu mình vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác? (gợi hỏi 3-4 trẻ) + Giáo duc trẻ: Ngoan ngoãn, biết vâng lời cô giáo. 2. Trò chơi vận động: Nhạy tiếp sức. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Mời trẻ nhắc luật chơi cách chơi. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. - Trẻ chơi cô bao quát 3. Chơi tự do: Chơi với chong chóng, phấn, bóng, giây thun dưới sự bao quát của cô. CHƠI CÁC GÓC SÁNG - Xây khuôn viên trường học. - Cô giáo - Chơi cát nước - Xem tranh ảnh về chủ đề.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Ôn bài hát “Bé quét nhà” 2. Chơi tự do các góc. I- Kết quả mong đợi: - Trẻ biết biểu diễn sinh động bài hát. - Trẻ tự tin khi biểu diễn, hát rõ lời.. - Giáo dục trẻ ngoan biết vâng lời, lễ phép.... II- Chuẩn bị: - Chiếu ngồi, máy tính. - Hình ảnh minh họa. III- Tổ chức hoạt động: 1. Ôn bài hát “bé quét nhà”. Cô cho trẻ xem hình ảnh “Bé đang quét nhà giúp mẹ”. Gợi hỏi trẻ: - Đây là hình ảnh gì? - Hình ảnh này gợi các con nhớ đến bài hát gì? - Bài hát do ai sáng tác? - Cả lớp hát 1-2 lần. - Thi đua giữa tổ, nhóm, cá nhân trẻ. Sau mỗi lần cô nhận xét, tuyên dương trẻ. - Giáo dục trẻ. - Kết thúc cả lớp cùng cô hát bài “Bé quét nhà”. 2. Chơi tự do các góc.(Cô bao quát trẻ) * Vệ sinh- Nêu gương cuối ngày- Trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………....... ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………. …………………………………………………………………………………............... =========*********========.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Thứ 4 ngày 16 tháng 11 năm 2016 HOẠT ĐỘNG HỌC I Âm nhạc 1.Vận động múa:“ Cô giáo miền xuôi” 2.Trò chơi âm nhạc: Nghe âm thanh đoán dụng cụ. I. Kết quả mong đợi: - Trẻ hát thuộc bài hát: “Cô giáo miền xuôi” Kết hợp múa minh họa bài : “Cô giáo miền xuôi” Thể hiện được tình cảm của trẻ dành cho cô giáo của mình qua giai điệu và nhịp điệu bài hát, chơi tốt trò chơi: Nghe âm thanh đoán dụng cụ. - Rèn kỹ năng múa cho trẻ. - Trẻ biết công ơn của cô giáo. Biết yêu kính yêu và quý trọng các cô giáo của mình. II. Chuẩn bị: - Mũ múa đủ cho trẻ. - Nhạc bài hát “ Cô giáo miền xuôi” - Dụng cụ âm nhạc - Tâm thế học ở trẻ. III. Tổ chức hoạt động: * Ổn định: - Cô và trẻ đọc bài thơ: “ Cô giáo của em” - Cô và các con vừa đọc bài thơ có tên là gì? - bài thơ nói về ai? - Con thấy cô giáo của mình như thế nào? - Các con có yêu cô giáo của mình không? Yêu các con phải làm gì? Có bài hát nào các con đã được làm quen cũng nói về cô giáo mình ? - Bài hát do ai sang tác? - Cô cháu mình cùng nhau cất vang bài hát nào? - Cô cho trẻ thực hiện các vận động kết hợp bài hát. - Bài hát hay và những điệu múa minh họa về bài hát cũng rất đẹp. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con vận động múa minh họa bài:” Cô giáo miền xuôi” 1. Vận động minh họa: “ Cô giáo miền xuôi” Cô làm mẫu: + Lần 1: Cô vận động minh họa cả bài hát kết hợp với nhạc. + Lần 2: Cô vận động chậm hơn không nhạc. Dạy trẻ múa: - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng về thành 4 hàng ngang để thực hiện vận động. - Trẻ đứng đối diện cô, cô sẽ dạy các con từng động tác theo từng câu hát khi cô bắt nhịp 2/3 thì các vận động cùng cô nhé..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> + Động tác 1:“Cô mẫu … lên đây” Hai tay các bạn để lên vai và dặm chân tại chỗ. - Cô thực hiện vận động. - Cô bắt nhịp cho trẻ thực hiện vận động. + Động tác 2: “Với đàn cháu … lùm cây” Các bạn giơ tay lên thành vòng tròn nghiêng bên trái, bên phải. - Cô thực hiện vận động - Trẻ thực hiện vận động. - Cô cho trẻ thực hiện lại 2 động tác. + Động tác 3: “Cô dạy … mẹ cha” Các bạn sẽ làm động đưa 2 tay sang hai bên tay cao tay thấpvà cuộn tay kết hợp nhún chân. - Cô thực hiện vận động - Trẻ thực hiện vận động. + Động tác 4: “Xa cô … gặp cô” - Đưa một tay lên chào, cùng nhún chân đi lùi. - Cô thực hiện vận động - Trẻ thực hiện vận động. + Động tác 5: “Từ … bên cô” Hai tay các bạn để lên vai và dặm chân quay vòng tròn tại chỗ. - Cô thực hiện vận động. - Cô bắt nhịp cho trẻ thực hiện vận động. + Động tác 6: “Giấc ngủ … tình thương” Làm động tác như ngủ, nghiêng người. - Cô thực hiện vận động - Trẻ thực hiện vận động. - Cô cho trẻ thực hiện lại 2 động tác. + Động tác 7: “Cô dạy … là vui” Các bạn làm động đưa 2 tay sang hai bên tay cao tay thấpvà cuộn tay kết hợp nhún chân. - Cô thực hiện vận động - Trẻ thực hiện vận động. + Động tác 8: “Yêu cô … càng ngoan” Hai tay giang ngang vảy tay kết hợp với nhún chân 3 lần, bắt chéo 2 tay lên trước ngực kết hợp với nhún chân. - Cô thực hiện vận động - Trẻ thực hiện vận động. + Trẻ thực hiện vận động minh họa cùng cô 1-2 lần.(Không nhạc) - Cô cho trẻ hát và vận động 2-3 lần.( Kết hợp nhạc)( Cô chú ý sữa sai cho trẻ. - Cô mời cả lớp về chổ ngồi. - Cô cho tổ, nhóm, cá nhân thực hiện. - Cả lớp vận động. Gợi hỏi trẻ tên bài hát, tên vận động. - Cô nhận xét chung cả lớp động viên khích lệ trẻ . 2.Trò chơi âm nhạc: Nghe âm thanh đoán dụng cụ. - Cô giới thiệu tên trò chơi..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi. - Cô bổ sung. - Cô tổ chứccho trẻ chơi 2-3 lần - Cô nhận xét sau mỗi lần chơi. * Kết thúc: trẻ hát “cô giáo miền xuôi” ra sân. HOẠT ĐỘNG HỌC II Thể dục b. VĐCB: Trườn sấp và chui qua cổng c. TCVĐ: chuyền bóng I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết thực hiện vận động “Trườn sấp và chui qua cổng” theo yêu cầu của cô và chơi tốt trò chơi vận đông: chuyền bóng - Rèn cho trẻ tính khéo léo, nhanh nhẹn, linh hoạt. - Giáo dục trẻ: Ý thức học tập, tham gia các vân động tích cực. II. Chuẩn bị: - Sân bãi sạch sẽ. - Cổng, bóng. - Tâm thế học ở trẻ III. Tổ chức hoạt động: * Ổn định kiểm tra sức khoẻ: Các con ơi! Hôm nay trường mầm non Cẩm Hà sẽ tổ chức hội thi bé khỏe bé ngoan dành cho các vận động viên nhỏ tuổi, Các con có muốn cùng cô đến tham dự hội thi không nào? Vậy thì trước khi đến với hội thi trong lớp mình có ai bị mệt không nhỉ? Có ai bị đau chân, đau tay không nào? Thế thì cô cháu mình nhanh chân lên tàu để về tham dự hội thi nào. 1. Khởi động: - Cô mở nhạc “Đoàn tàu nhỏ xíu” cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm sau đó về 2 hàng dọc điểm số, chuyển thành 4 hàng ngang giãn cách đều. - Cô nói: Xin chào các vận động viên nhí đến từ lớp 5 tuổi C Trường mầm non Cẩm Hà về tham dự hội thi. - Để bước vào hội thi ban tổ chức xin thông qua thể lệ hội thi như sau: Hội thi gồm 3 phần: + Phần thi thứ nhất: Là màn đồng diễn với các động tác, tay, chân, bụng, bật. + Phần thi thứ hai: Là phần thể hiện năng khiếu của từng vận động viên. + Phần thi thứ ba: Chung sức với trò chơi: Chuyền bóng - Bây giờ mời các vận động viên chuẩn bị thể hiện các phần thi. 2. Trong động: a. Bài tập phát triển chung: + Phần thi thứ nhất: Là màn đồng diễn với các động tác, tay, chân, bụng, bật. - Động tác tay: Hai tay đưa ra trước lên cao (tập 3 lần x 8 nhịp) - Động tác chân: hai tay dang ngang, đưa 2 tay về trước đồng thời khuỷu gối (tập 3 lần x 8 nhịp) - Động tác bụng: Hai tay chống hông xoay người sang 2 bên (tập 2 lần x 8 nhịp) - Động tác bật: Bật khép chân và tách chân (tập 2 lần x 8 nhịp).

<span class='text_page_counter'>(43)</span> b. Vận động cơ bản: - Sau đây là phần thi thứ 2: Phần thi tài năng, - Cô đưa quả bỏng ra hỏi trẻ: Với vật này có thể thực hiện vận động gì? Cho trẻ thực hiện vận động đó. - Và nội dung của phần thi này là thực hiện vận động: “Trườn sấp và chui qua cổng”. Các vận động viên phải thực hiện chính xác đúng kỹ thuật mới dành được chiến thắng. Mời 1-2 trẻ thực hiện trước. - Để vận động viên nào cũng thực hiện tốt phần thi của mình ban tổ chức sẽ thực hiện trước cho các vận động viên theo dõi. - Lần 1: Cô vừa làm vừa miêu tả động tác - Cô đứng vạch chuẩn, khi nghe hiệu lệnh, cô chống hai tay xuống sàn đầu gối chạm đất sau đó nằm sập xuống trườn về phía trước khi trườn đến cổng thì chui qua cổng, không chạm vào cổng. Sau đó về cuối hàng. - Trẻ thực hiện: Lần lượt cho 2 trẻ lên thực hiện cho đến hết cả lớp. - Trẻ thực hiện 2-3 lần - Cô nhận xét tuyên dương sau mổi lần trẻ thực hiện. - Cho cả lớp thi đua giữa 2 tổ 1-2 lần. * Trò chơi vận động: + Phần thi thứ ba: Chung sức với trò chơi: Chuyền bóng - Cô giới thiệu tên trò chơi: Chuyền bóng qua đầu - Trẻ nhắc luật chơi, cách chơi - Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. 3. Hồi tĩnh: - Trẻ làm chim mẹ chim con bay nhẹ 1-2 vòng DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Thảo luận về công việc của cô giáo. 2. Trò chơi vận động: Chuyền bóng qua đầu 3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết các công việc hằng ngày của cô giáo ở trường - Luyện kỹ năng giao tiếp giữa cô và trẻ , phát triển ngôn ngữ, ghi nhớ có chủ đích. - Giáo dục trẻ yêu quý và kính trọng cô giáo II. Chuẩn bị: - Sân bãi sạch sẽ - Chong chóng, bóng, phấn -Tâm thế học ở trẻ III.Tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động có chủ đích: Thảo luận về công việc của cô giáo. + Ổn định lớp: Cô dặn dò trẻ trước lúc ra sân - Cô cùng trẻ hát bài “ Cô giáo miền xuôi” ra sân đứng vòng tròn - Cô gợi hỏi các con vừa hát bài hát nói về ai? - Trong bài hát cô giáo dạy các con những gì?( trẻ kể) - Các con đang học ở trường nào đây?.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Các cô giáo ở trường thường làm những công việc gì?( Mời 2-3 trẻ kể) - Ngoài các cô dạy học còn có những ai ở trong trường?( Trẻ kể) - Họ làm những công việc gì? (Trẻ kể) - Cô nói cho trẻ biết: Ngoài các cô giáo trực tiếp dạy học cho học sinh thì trong trường còn có nhiề cô nuôi, nhân viên y tế học đường, cô kế toán, các cô hiệu trưởng, phó hiệu trưởng họ làm những công việc khác nhau nhưng đều làm trong ngành giáo dục và gọi là nghề giáo. - Giáo dục trẻ: Yêu quý và kính trọng cô giáo 2. Trò chơi vận động: Chuyền bóng qua đầu - Cô nêu tên trò chơi - Trẻ nhắc lại luật chơi,cách chơi. - Cô bổ sung. - Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần. - Trẻ chơi cô bao quát và nhận xét tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi. 3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời dưới sự bao quát của cô CHƠI CÁC GÓC SÁNG - Trang trí thiệp tặng cô giáo - Cô giáo - Xếp hột hạt - Xây khuôn viên trường học HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. HĐCCĐ: Kể chuyện sáng tạo 2. Chơi tự do các góc I. Kết quả mong đợi: - Từ một đồ vật trẻ biết kể các câu chuyện khác nhau theo trí tưởng tượng của trẻ. - Phát triển ngôn ngữ, ghi nhớ có chủ đích, phát triển tư duy sáng tạo. - Trẻ biết lắng nghe và tham gia kể chuyện cùng bạn. II. Chuẩn bị: - Tranh về chủ đề ngày 20/11, chiếu,.. III. Tổ chức hoạt động: 1. HĐCCĐ: kể chuyện sáng tạo - Cô cùng trẻ ngồi vào chiếu, cùng hát bài hát: Cô giáo miền xuôi” - Cô đưa bức tranh gọi hỏi trẻ. + Cô có bức tranh gì đây? + Các con thử đoán xem với bức tranh này cô sẽ làm gì? - Cô kể một câu chuyện qua bức tranh cho trẻ nghe. - Cô gợi hỏi trẻ: + Trong câu chuyện cô kể có những gì? + Các con sẽ đặt tên chuyện là gì? - Cô chia lớp thành 3 nhóm và cho 3 nhóm nhận tranh về kể chuyện sáng tạo theo nhóm. - Trẻ kể cô gợi ý, hướng dẫn, khuyến khích trẻ kể. - Sau một thời gian cô mời đại diện 3 trẻ ở 3 nhóm lên kể chuyện theo ý mình và đặt tên cho câu chuyện mình vừa kể. - Cô cho các nhóm nhận xét về câu chuyện bạn vừa kể. - Cô gợi hỏi các nhóm có ý tưởng gì khác để đặt tên cho câu chuyện của nhóm bạn?.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ sau khi trẻ kể xong. 2. Chơi tự do các góc: Cô bao quát trẻ chơi. * Vệ sinh- nêu gương cuối ngày. * Trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ....................................................................................................................................... =========*********========== Thứ 5 ngày 17 tháng 11 năm 2016 HOẠT ĐỘNG HỌC Toán Đề tài: Ôn khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật I. Kết quả mong đợi: - Trẻ nhớ lại tên gọi và đặc điểm của các khối: Khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. - Rèn cho trẻ khả năng quan sát, nghi nhớ, phân biệt, sự nhanh nhẹn khi chơi trò chơi. - Giáo dục trẻ có ý thức tốt trong học tập. II. Chuẩn bị: - Chiếu ngồi, rổ đựng đồ chơi. - Mỗi trẻ một khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. - Một số đò dùng, đồ chơi có dạng các khối để xung quanh lớp. - Đồ dùng của cô giống của trẻ. III. Tổ chức hoạt động: * Ổn định lớp, gây hứng thú: - Cô cùng trẻ hát bài “Quả bóng”. Gợi hỏi trẻ: + Lớp mình vừa hát bài hát nói về gì? + Các con biết quả bóng có dạng khối gì? Hôm nay, cô mang đến cho lớp mình rất nhiều trò chơi về các khối, các con có thích không? * Trò chơi 1 : “Chọn khối”. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi + Lần 1: Cô nói tên khối, trẻ chọn khối giơ lên và đọc tên khối. + Lần 2: Cô nói cấu tạo của các khối, trẻ chọn khối và giơ lên. + Lần 3: Trẻ không nhìn vào khối, chỉ sờ và chọn khối theo yêu cầu của cô..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Cho trẻ chơi 3-4 lần. Cô bao quát, nhận xét, tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi. * Trò chơi 2: “Ai nhanh nhất”. - Cô cho trẻ đi tìm những đồ dùng, đồ chơi có dạng khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. - Trẻ chơi 2-3 lần. Cô cùng cả lớp kiểm tra kết quả. Cô nhận xét, tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi. * Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh. - Cô chia trẻ làm 2 đội. - Trong rổ cô để sẳn các loại khối , hai đội sẽ thi chọn đúng khối theo yêu cầu của cô và để vào rổ của đội mình, đội nào chọn được nhiều khối và đúng theo yêu cầu của cô thì đội đó sẽ chiến thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3lần. Sau mỗi lần, cô đổi yêu cầu chơi. - Cô bao quát trẻ chơi, nhận xét, tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi. Kết thúc: Cô cùng cháu hát bài “Ông cháu " và ra sân. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI 1. HĐCCĐ: Làm quen bài thơ : “Bàn tay cô giáo”. 2. Trò chơi vận đông: Nhảy tiếp sức. 3. Chơi tự do: Với chong chóng, bóng, phấn, diều. I.Kết quả mong đợi: - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và biết đọc thơ cùng cô. - Phát triển ngôn ngữ, ghi nhớ có chủ đích ở trẻ. - Trẻ biết yêu quý tôn trọng cô giáo. II.Chuẩn bị: - Bài thơ “ Bàn tay cô giáo”. - Phấn, bóng, chong chóng, cờ. III.Tổ chức hoạt động: 1. Làm quen bài thơ : “Bàn tay cô giáo”. Cho trẻ ổn định trong lớp cô dặn dò trẻ trước lúc ra sân - Cô cho trẻ hát bài “Cô giáo miền xuôi” đi ra sân đứng vòng tròn. - Cô trò chuyện với trẻ về cô giáo. - Cô giới thiệu tên bài thơ “Bàn tay cô giáo”, tên tác giả. - Cô đọc lần 1: Gợi hỏi trẻ tên bài thơ. - Cô đọc thơ lần 2: Nói nội dung bài thơ. - Bạn nào nhắc lại tên bài thơ cô vừa đọc nào? - Bài thơ do ai sáng tác? - Trò chuyện về nội dung bài thơ. + Bài thơ nói về ai? + Trong bài thơ bàn tay cô giáo như thế nào? + Con có yêu cô giáo không? + Giáo dục trẻ:Trẻ biết yêu qúy và tôn trọng cô giáo của mình. - Cả lớp đọc theo cô 2-3 lần. 2.Trò chơi vận động: Nhảy tiếp sức. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Mời trẻ nhắc luật chơi, cách chơi..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Cho trẻ chơi 3-4 lần - Trẻ chơi cô bao quát và nhận xét sau mỗi lần chơi. 3. Chơi tự do: Với chong chóng, bóng, phấn..dưới sự bao quát của cô.. CHƠI CÁC GÓC SÁNG - Phân lọai lô tô đồ dùng dạy học - Trang trí thiệp tặng cô giáo - Xây trường mầm non - Bán hàng HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. HĐCCĐ: Rèn kỷ năng tạo hình 2. Chơi theo ý thích I. Kết quả mong đợi: - Củng cố các kỷ năng trẻ còn yếu: nặn, cắt dán, vẽ. - Trẻ biết vệ sinh tay sạch sẽ sau hoạt động II. Chuẩn bị: - giấy a4, bút màu, hồ dán, giấy màu, kéo, đất nặn, bảng. III. Tổ chức hoạt động: 1. HĐCCĐ: Rèn kỷ năng tạo hình. - Cô cùng trẻ đọc bài thơ: “ Bé nặn đồ chơi” - Cô cùng các con vừa đọc bài thơ gì? - Các bạn làm gì? - Cô mời những trẻ yếu về kỹ năng vẽ, về góc tạo hình để vẽ quà tặng cô giáo. - Cô mời những trẻ yếu về cắt dán về góc cắt dán - Cô mời những trẻ yếu về vẽ, về góc vẽ - Trẻ về góc chơi. - Cô đến từng góc hướng dẫn trẻ. - Cô chú ý rèn những trẻ yếu hơn. - Cô đi từng góc nhận xét. 2. Trẻ chơi theo ý thich: Dưới sự bao quát của cô. * Vệ sinh- nêu gương cuối ngày. *. Trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………........

<span class='text_page_counter'>(48)</span> …………………………………………………………………………………………….... ... ……………………………………………………………………………………………… ………………………....... …………………………………………………………………………………………….... ...……………=========*********========. Thứ 6 ngày 18 tháng 11 năm 2016 HOẠT ĐỘNG HỌC Văn học Thơ: bàn tay cô giáo I. Kết quả mong đợi: - TrÎ nhí tªn bµi th¬, tªn t¸c gi¶ vµ hiÓu néi dung bµi th¬. - Trẻ đọc thơ lu loát, biết thể hiện diễn cảm bài thơ - Qua bµi th¬ trÎ yªu c« gi¸o cña m×nh II. ChuÈn bÞ: - Tranh minh ho¹ bµi th¬. - Nh¹c bµi h¸t: C« gi¸o miÒn xu«i III. Tổ chức hoạt động: * ổn định. - C« vµ c¸c con cïng h¸t bµi h¸t : C« gi¸o miÒn xu«i. - C« vµ trÎ trß chuyÖn vÒ c«ng viÖc cña c« gi¸o : + C¸c con võa h¸t bµi h¸t nãi vÒ ai ? + Líp m×nh cã mÊy c« ? + Ai cã thÓ nãi vÒ c«ng viÖc cña c¸c c« gi¸o nµo ? + Các con ạ, hàng ngày các cô giáo chăm sóc, dạy dỗ các con từ bữa ăn đến giấc ngủ, từ những bài học nhỏ nhất vậy các con phải làm gì để cô giáo đợc vui nào ? - Có một bài thơ rất hay cũng nói về cô giáo mà hôm trớc cô đã cho con làm quen các con biÕt bµi th¬ g× kh«ng ? 1. Cô đọc thơ cho trẻ nghe. * Cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> - Cô vừa đọc bài thơ gì? - Bµi th¬ do ai s¸ng t¸c? * Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh hoạ. * Cô đọc trích dẫn và giảng giải từ khó . 2. §µm tho¹i. - Néi dung bµi th¬ nãi vÒ ai? - Bàn tay cô giáo đã làm gì cho bạn nhỏ ? - T¸c gi¶ cßn vÝ c« gi¸o nh thÕ nµo ? - Qua bài thơ này các con thấy tình cảm của cô giáo đối với các con nh thế nào ? - Để đáp lại tình cảm của cô giao các con phải làm gì? - C« gi¸o dôc trÎ. 3. Trẻ đọc thơ - Bây giờ cô và các con cùng đọc bài thơ nhé C« d¹y trÎ thuéc bµi th¬ theo c¸c h×nh thøc: + Cả lớp đọc. + Tæ, nhãm, c¸ nh©n. - Cô chú ý sửa sai, rèn trẻ đọc ngọng, đớt * Kết thúc cả lớp đọc thơ ra sân.. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI 1. HĐCCĐ: Giải câu đố về đồ dùng dạy học. 2.TCVĐ: Thi xem đội nào nhanh. 3. Chơi tự do: Với thiết bị ngoài trời I. Kết quả mong đợi: - Trẻ giải được câu đố của cô đưa ra. - Phát triển ở trẻ óc ghi nhớ, chú ý. - Biết giữ gìn, bảo vệ các đồ dùng học tập. II. Chuẩn bị: - Các câu đố về một số đồ dùng dạy học III.Tổ chức hoạt động: 1. HĐCCĐ: Giải câu đố về đồ dùng dạy học: Cô nhắc nhở trẻ trước khi ra sân - Cô cùng cháu vừa đi vừa hát bài “Cùng nhau đi chơi”. - Các con ơi bạn nào giỏi có thể kể cho cô và cả lớp biết những đồ dùng các con được cô giáo dùng để dạy học nào? - Hôm nay cô chuẩn bị rất nhiều câu đố bây giờ các con có muốn giải câu đố của cô không? + Cô đọc câu đố: Cái gì dài một gang tay Bé vẽ, bé viết ngày ngày ngắn đi ? Là gì? Mặt em bóng nhẵn màu đen, Ngày ngày tô điểm mấy hàng chữ xinh. Là gì? Thân tôi vừa trắng vừa tròn Viết bao nhiêu chữ tôi mòn bấy nhiêu. Là gì?.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Mình vuông bốn cạnh Dài hai mươi phân Muốn kẻ vật thẳng Thì ta phải cần. Đó là cái gì? - Vừa rồi cô và các con đi giải câu đố về gì? Cô kết hợp giáo dục trẻ: 2. Trò chơi vận động: Thi xem đội nào nhanh. - Cô giới thiệu tên trò chơi - Trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi - Cô bổ sung luật chơi cách chơi - Cô cho trẻ chơi 3-4 lần - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét tuyên dương trẻ 3.Chơi tự do: Chơi với thiết bị ngoài trời dưới sự bao quát của cô.. CHƠI CÁC GÓC SÁNG - Làm amlbun về chủ đề - Tuyên truyền. - Xây sân chơi thể thao trường học - Cấp dưởng HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. HĐCCĐ: Đóng chủ đề: Gia đình và ngày hội 20/11; Mở chủ đề: Động vật. 2. Vệ sinh nêu gương cuối tuần. I. Kết quả mong đợi: - Trẻ nhớ và cũng cố lại các kiến thức về chủ đề “Gia đình và ngày hội 20/11”, khơi gợi hướng trẻ vào chủ đề “động vật” - Rèn các kỹ năng đọc thơ, hát múa, kể chuyện, làm các sản phẩm theo yêu cầu cho trẻ - Trẻ có ý thức trong hoạt động.ý thức tham gia hoạt động nhóm II. Chuẩn bị: - Máy tính, máy chiếu, vòng, nốt nhạc. - Băng đĩa, loa đài, xắc xô, trống lắc, phách gõ…. III. Tổ chức hoạt động: Ổn định: - Cô làm người dẩn chương trình giới thiệu Xin nhiệt liệt chào mừng các đội về tham dự hội thi “Những nhà thông thái" hôm nay. ( Nhạc nổi lên) - Về với hội thi hôm nay gồm có các đội chơi: Thỏ trắng, sóc nâu, sơn ca. - Và tôi người dẫn chương trình của hội thi hôm nay : Cô giáo - Thay măt ban tổ chức tôi xin thông qua chương trình của hội thi gồm có 3 phần: Phần 1: Kiến thức Phần 2: Tài năng Phần 3: Chung sức.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Thể lệ hội thi: Sau mổi câu hỏi của chương trình đưa ra đội nào có tín hiệu trước thì đội đó được quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được tặng 1 nốt nhạc, nếu đội nào trả lời sai sẽ phải nhường quyền trả lời cho đội khác * Phần thi kiến thức Các đôi hãy chú ý quan sát và lắng nghe - Câu hỏi 1: những hình ảnh gợi cho con nhớ đến ngày gì? (cháu tặng hoa cho cô nhân ngày 20/11 ) Ngày 20/11 là ngày của ai? - Câu hỏi 2: Có những kiểu nào mà con biết? - Câu hỏi 3: Con hảy kể các thành viên trong gia đình con? Gia đình con thuộc gia đình gì? - Câu hỏi 4: Gia đình con cùng nhau tham gia những hoạt động gì? * Phần thi kiến thức đã kết thúc cô nhận xét các đội *Phần thi tài năng Các đội sẽ lần lượt thể hiện phần thi của mình: Các đội hãy chọn cho mình một ô cửa, trong đó có câu hỏi dành cho đội các bạn. - Ô cửa thứ nhất: Đây là bản nhạc của bài hát gì? (Nhà của tôi) Ngoài bài hát này các con còn được học những bài hát nào nữa? - Ô cửa thứ 2: Hình ảnh này gợi cho ta nhớ đến bài thơ gì? ( Các đội đứng dậy đọc thơ. Ngoài bài thơ này các con còn được học những bài thơ nào nữa? - Ô cửa thứ 3: Hình ảnh này có trong câu chuyện nào? Ngoài câu chuyện này còn có câu chuyện nào nữa? - Ô cửa thứ 4: Con có nhận xét gì về sản phẩm tạo hình này? Ngoài sản phẩm này còn có những sản phẩm tạo hình nào nữa? * Phần thi tài năng đã kết thúc cô nhận xét các đội * Phần thi chung sức - Các đội sẽ tham gia vào trò chơi: Đôi nào nhanh hơn. - Cô tổ chức cho 3 đội chơi nhảy qua vật ản nhặt lô tô theo yêu cầu của cô. * Phần thi chung sức đã kết thúc cô nhận xét cho các đội. * Kết thúc: Mời trẻ về chổ ngồi, cô công bố kết quả của hội thi - Mời đại diện đại biểu lên tặng quà cho các đội: Một hộp quà. - Cô hát cho trẻ nghe bài hát: “ cá vàng bơi” và mở chủ đề động vật * Kết thúc: Cô nói hội thi: Những nhà thông thái đến đây đã kết thúc xin hẹn gặp lại ở hội thi sau. 2. Vệ sinh nêu gương cuối tuần. I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết vệ sinh chân tay sạch sẽ, chải đầu tóc gọn gàng. - Biết bình xét lẫn nhau những bạn ngoan và chưa ngoan, đếm cờ trong mỗi bình. II. Chuẩn bị -Thùng nước sạch, khăn đủ cho trẻ. - Bảng, cờ, hoa bé ngoan. III. Tổ chức hoạt động: * Ổn định lớp: - Ngồi hình chũ u trên ghế cô bắt nhịp cả lớp hát bài “Chiếc khăn tay” - Muốn cơ thể khoẻ mạnh, sạch sẽ gọn gàng chúng ta phải làm gì? - Cho trẻ xếp 2 hàng vệ sinh sạch sẽ..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> - Trẻ rửa tay cô gợi hỏi về cách rửa - Trẻ thực hiện cô bao quát. * Bình cờ bé ngoan: - Mời trẻ bình xét lẫn nhau - Trẻ ngoan giỏi xếp hàng lên cắm cờ. - Trẻ lên cắm cờ tổ. - Cho cả lớp đếm số cờ trong bình của mỗi bạn - Trẻ được 4-5 cờ tặng hoa bé ngoan. - Trẻ 2-3 cờ khuyến khích tuần sau cố gắng. *Trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………....... ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………… =========*********=========.

<span class='text_page_counter'>(53)</span>

×