BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
PHAN VĂN THÁM
VẤN ĐỀ KINH NGHIỆM
TRONG CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG MỸ
CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC
MÃ SỐ: 60.22.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG
Huế, 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Phan Văn Thám
Trong quá trình thực hiện luận văn “Vấn đề kinh nghiệm trong chủ
nghóa thực dụng Mỹ”, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô
giáo trong khoa Lý luận – Chính trò, các bạn học viên lớp Cao học Triết học
khóa 2009 – 2011 của trường đại học Khoa học Huế và các đồng nghiệp
gần xa. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến tất cả.
Thầy giáo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng – Người đã trực tiếp, tận
tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Kính gửi đến thầy lời cảm ơn
sâu sắc nhất.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Phan Văn Thám
MỤC LỤC
Trang
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ nghĩa thực dụng với tính cách là một trào lưu triết học ra đời ở
nước Mỹ nửa cuối thế kỷ XIX, tại “câu lạc bộ siêu hình” của trường đại học
Ha-vớt dưới sự chủ trì của Charles Sanders Peirce. Đời sau gọi Peirce là
người sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng mặc dù ông chưa bao giờ và không
muốn nhận mình là người theo chủ nghĩa thực dụng.
Ngược dòng thời gian, nhìn về lịch sử phát triển của nước Mỹ ta thấy,
Mỹ là một đất nước của những dòng di dân từ khắp nơi trên thế giới đổ về,
con người đến đây luôn mang trong mình khát vọng chinh phục miền đất mới.
Trong điều kiện như vậy, người ta sẵn sàng chấp nhận những tư tưởng mới,
tiến bộ, có hiệu quả nhất, mà không bị ràng buộc bởi truyền thống như ở quê
hương bản xứ của họ. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi-là miếng đất màu mỡ
cho các trào lưu tư tưởng mới ra đời và phát triển một cách mạnh mẽ, nhanh
chóng lan tỏa vào đời sống xã hội. Chủ nghĩa thực dụng ra đời là một minh
chứng cho điều đó.
Tuy nhiên, bất cứ một học thuyết, trào lưu, tư tưởng nào ra đời cũng
đều là sự kế thừa có chọn lọc tư tưởng của các thế hệ đi trước. Chủ nghĩa thực
dụng cũng không nằm ngoài qui luật đó.
Kể từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa thực dụng không ngừng phát triển
và lan tỏa nhanh chóng, đã vượt ra khỏi biên giới nước Mỹ cắm sâu vào dòng
chảy văn hóa của nhiều nước khác trên thế giới.
Chủ nghĩa thực dụng là sản phẩm tư tưởng của người Mỹ, là nhân sinh
quan và thế giới quan của người Mỹ và đã trở thành biểu tượng tinh thần của
văn hóa Mỹ, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy nước Mỹ phát
triển. Như một nhà nghiên cứu đã viết: “Nếu có một loại triết học nào trên thế
2
giới bắt nhịp chặt chẽ nhất với mạch đập của thời đại trước hết cần nêu lên
triết học chủ nghĩa thực dụng của nước Mỹ. Chủ nghĩa thực dụng là linh hồn
của tinh thần Mỹ được nẩy sinh theo tiếng gọi của thời đại Mỹ, có chung số
phận với sự phát triển của xã hội Mỹ, trở thành triết học nhân sinh của người
Mỹ” và “không thể phủ nhận ở Mỹ, triết học thực sự có tác dụng thúc đẩy to
lớn sự phát triển của nước Mỹ là chủ nghĩa thực dụng” [2, tr 69-71].
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà xu thế toàn cầu hóa diễn ra nhanh
chóng, tình trạng thế giới phẳng đang ngày càng hiện lộ rõ nét, như là một xu
hướng phát triển tất yếu của thời đại thì việc nghiên cứu về chủ nghĩa thực
dụng mỹ nói chung và vấn đề kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng nói
riêng không chỉ dừng lại ở ý nghĩa học thuật mà còn như là tìm hiểu một nét
trong bầu trời đa sắc tộc, đa sắc diện văn hóa của người Mỹ.
Ở Việt Nam chúng ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chúng
ta phải tập trung phát huy hết nội lực và tranh thủ những thành tựu mà nhận loại
đã đạt được trên mọi lĩnh vực kinh tế, tư tưởng, văn hóa – xã hội. Trong đó, khoa
học lý luận cũng góp phần quan trọng cho sự phát triển đất nước.
Đặc biệt, hiện nay khi mà Việt Nam đã trở thành đối tác trực tiếp của
Mỹ, thì việc nghiên cứu tư tưởng, văn hóa, xã hội của nước Mỹ nhằm tìm
hiểu sâu sắc hơn về văn hóa và con người Mỹ giúp chúng ta thuận lợi hơn
trong giao lưu, hợp tác và phát triển, vì, “biết người, biết ta” sẽ nhanh dẫn đến
thành công và đạt hiệu quả cao trong hợp tác.
Như Ăngghen đã tuyên bố: tiếp cận tư tưởng của các trường phái triết
học trên thế giới là một trong những phương cách làm gia tăng hàm lượng trí
tuệ của dân tộc cũng như thời đại. Vì vậy, học tập, nghiên cứu tư tưởng của
nhân loại là một việc làm cấp thiết đáp ứng cho nhu cầu xây dựng và phát
triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
3
Chủ nghĩa thực dụng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống không chỉ ở
nước Mỹ mà còn đối với nhiều nước phương Tây. Sự ra đời của chủ nghĩa
thực dụng cũng là sự tuân theo qui luật kế thừa có chọn lọc các tư tưởng của
thế hệ đi trước. Việc nghiên cứu chủ nghĩa thực dụng và các tư tưởng được nó
kế thừa một cách nghiêm túc trên tinh thần duy vật biện chứng sẽ giúp chúng
ta vạch ra được những ưu điểm và hạn chế, trên cơ sở đó gạt bỏ những yếu tố
tiêu cực, giữ lại, phát huy những yếu tố tích cực nhằm làm phong phú thêm tri
thức khoa học lý luận trong giai đoạn hiện nay.
Kế thừa quan điểm của những người đi trước và đặt trong hoàn cảnh lịch sử
cụ thể bấy giờ, chủ nghĩa thực dụng Mỹ đã dương cao ngọn cờ kinh nghiệm,
không chỉ xem đó là điểm xuất phát và nền tảng của học thuyết mà còn là vòng
tròn đồng tâm mở rộng theo đường xoáy ốc để đưa chủ nghĩa thực dụng dần dần
trở thành lối sống và văn hóa Mỹ. Vì vậy, nghiên cứu về chủ nghĩa thực dụng
không thể không nghiên cứu vấn đề kinh nghiệm. Chính vì thế có học giả nước
ngoài đã từng khẳng định: Kinh nghiệm là chìa khóa của chủ nghĩa thực dụng.
Tinh thần đổi mới tư duy lý luận của Đảng được quán triệt và cụ thể
hóa ở Nghị quyết 01của Bộ Chính trị (ngày 28/3/1992). Là ngọn đèn phương
pháp luận định hướng cho việc nghiên cứu về các trào lưu tư tưởng ngoài mác
xít. Với phương châm gạn đục khơi trong và làm giàu tri thức lý luận bằng tri
thức khoa học của phép biện chứng duy vật đã cho phép các nhà nghiên cứu
đi sâu và thâm nhập vào những lĩnh vực tưởng chừng như rắc rối nhưng ẩn
dấu đằng sau đó vẫn là tính quy định tất yếu của quá trình phát triển mà phép
biện chứng duy vật đã chỉ ra.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Vấn đề kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực
dụng Mỹ” không chỉ có ý nghĩa học thuật, làm phong phú thêm tri thức của tác giả
mà còn là một trong những con đường để tác giả tiếp cận được văn hóa, con người
Mỹ, một đối đối tác không thể bỏ qua trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
4
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói rằng, chủ nghĩa thực dụng thực sự thâm nhập vào nước ta
một cách mạnh mẽ nhất kể từ khi anh em Ngô Đình Diệm lên nắm chính
quyền ở Sài Gòn. Trong giai đoạn này ở miền Nam, việc nghiên cứu chủ
nghĩa thực dụng bên cạnh nhu cầu học thuật còn có mục đích phục vụ cho các
chiêu bài chính trị, tuyên truyền cho lối sống của phương Tây mà đặc biệt là
lối sống Mỹ. Trong các nhà nghiên cứu thời kỳ này, người đáng nhắc đến hơn
cả là Lê Tôn Nghiêm (1970) với một số bài như: Tư tưởng về Piếc-xơ, Giêm-
xơ, Đi-Uây được đăng trên các báo Vạn hạnh, Bách khoa, Những vấn đề triết
học hiện đại, NXB Ra Khơi, Sài Gòn.
Ở ngoài miền Bắc, cho đến trước năm 1986 các nhà nghiên cứu đều tập
trung vào sự phê phán triết học phương Tây hiện đại trong đó có chủ nghĩa
thực dụng. Có một số công trình tiêu biểu như: (1960) Chống mấy khuynh
hướng triết học tư sản hiện đại, NXB ST, HN; Lữ Phương (1977) Văn hóa,
văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ Ngụy, NXB VH, HN; Phạm Văn Sỹ
(1980) Về tư tưởng và văn hóa phương Tây hiện đại, NXB Đại học và trung
cấp chuyên nghiệp, HN; Bùi Ngọc Chương (1983) Chủ nghĩa đế quốc, Sách
giáo khoa Mác – Lênin, HN; Phạm Minh Lăng (1984) Mấy trào lưu triết học
phương Tây, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, HN; Phong Hiền
(1984) Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam, Thông tin lý
luận, HN…
Trong thời kỳ đổi mới, theo quan điểm đổi mới tư duy lý luận của Đảng
để đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trên tinh thần Nghị quyết
01 của Bộ Chính trị, giai đoạn này có các công trình liên quan trực tiếp và
gián tiếp đến chủ nghĩa thực dụng gồm có:
Nguyễn Văn Dũng (1992) Vài nét về chủ nghĩa bảo thủ ở phương Tây,
Tạp chí triết học, số 3; Lưu Phóng Đồng (1994) Triết học phương Tây hiện
5
đại (4 tập), Nxb CTQG, HN; Đỗ Huy (1994) Suy nghĩ về nghiên cứu triết học
phương Tây hiện nay, Tạp chí triết học, số 4; (1995) Vấn đề con người và
Thượng đế trong triết học phương Tây hiện đại, Tạp chí triết học, số 3; Trần
Tuấn Phong (1996) Về khái niệm “kinh nghiệm” trong hệ thống triết học của
William James, Tạp chí triết học, số 2; Đỗ Minh Hợp (1996) Vấn đề tính chủ
quan trong triết học phương Tây hiện đại, Tạp chí triết học, số 1; Nguyễn
Hào Hải (1997) Chủ nghĩa thực dụng Mỹ qua một số đại biểu của nó, Tạp chí
triết học, số 4; Đỗ Minh Hợp (1997) Triết học phương Tây hiện đại, Nxb
KHXH, HN; Nguyễn Tiến Dũng (1999) Một số khía cạnh về văn hóa và con
người trong triết học phương Tây hiện đại, Tạp chí triết học, số 1; Nguyên
Văn Dũng (1999) William James với quan niệm về đạo đức, Tạp chí triết học,
số 3; Nguyễn Hoàng Tuệ Anh (1999) Từ góc độ triết học, bàn về một số vấn
đề của văn học – nghệ thuật phương Tây hiện đại, Tạp chí triết học, số 5; Đỗ
Minh Hợp (2000) Triết học phương Tây hiện đại: Một cái nhìn khái quát, Tạp
chí triết học, số 3; Phạm Minh Lăng (2001) Những chủ đề cơ bản của triết
học phương Tây, Nxb VHTT, HN; Đỗ Minh Hợp (2001) Triết học phương
Tây hiện đại, Tạp chí triết học, số 3; Đặng Ngọc Tiến Dũng (2001) Hoa Kỳ
phong tục và tập quán, Nxb Trẻ, TPHCM; Nguyễn Tiến Dũng (2002) Triết
học Mỹ với việc thiết lập nền tảng triết học cho khoa học, Tạp chí triết học, số
2; Trần Đình Bảy (2002) Niềm tin với tư cách là một khái niệm triết học, Tạp
chí triết học, số 2; Khuất Duy Dung (2003) Vấn đề tính chủ quan trong hiện
tượng học Huxec, Tạp chí triết học, số 2; Dương Thị Liễu (2003) Chủ nghĩa
duy kỹ thuật phương Tây và quan niệm của các nhà triết học trước Mác, Tạp
chí triết học, số 5; Vương Ngọc Bình (2004) Uyliam Giêmxơ, Nxb Thuận
Hóa; Đỗ Lan Hiền (2004) Vấn đề tôn giáo trong triết học phương Tây hiện
nay, Tạp chí triết học, số 2; Bùi Đăng Duy – Nguyễn Tiến Dũng (2005) Lịch
sử triết học phương Tây hiện đại, Nxb Tổng hợp TPHCM; Triết học Mỹ, Nxb
6
Tổng hợp TPHCM; Nguyễn Thanh Tuấn (2005) Văn hóa ở các nước tư bản
phát triển – đặc điểm và dự báo, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa thông tin…
Ở cấp độ luận văn cao học đã có các công trình nghiên cứu liên quan
đến chủ nghĩa thực dụng như sau: Nguyễn Tiến Dũng (2002) Chủ nghĩa thực
dụng Mỹ và sự biểu hiện ở Thừa Thiên – Huế; Trần Hải Yến (2003) Chủ
nghĩa thực dụng Mỹ và sự biểu hiện của nó ở Việt Nam; Lê Thị Hương (2004)
Chủ nghĩa thực dụng Mỹ và cuộc đấu tranh chống lối sống thực dụng ở nước
ta hiện nay; Trần Thị Hoa (2006) Chủ nghĩa thực dụng của Jonh Dewey;
Trịnh Sơn Hoan (2007) Triết học William James; Lê Thị Bình (2009) Triết lý
giáo dục của Jonh Dewey trong tác phẩm “Dân chủ và giáo dục”; Lê Văn
Tùng (2009) Những chủ đề của triết học nhân sinh Mỹ…
Ngoài các công trình nghiên cứu trong nước vừa nêu trên, gần đây các
nhà nghiên cứu, dịch giả Việt Nam đã dịch và cho xuất bản một số sách của
tác giả nước ngoài liên quan đến chủ nghĩa thực dụng gồm có: William. S.
Sahakan, Mabel. L. Sahakan (2001) Tư tưởng của các triết gia vĩ đại, Nxb
TPHCM; Samuel Hungtingon (2003) Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb
Lao động, HN; Alanin Toruaine (2003) Phê phán tính hiện đại, Nxb Thế giới,
HN; Robert. B. Downs (2003) Những tác phẩm làm biến đổi thế giới, Nxb
Lao động, HN; Sirjulian huxley, Dr. J. Bronwski, Sir Gerald Barry, James
Fisher (2004) Tư tưởng loài người qua các thời đại, Nxb VHTT, HN;
Mortimer. J. Adler (2004) Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại, Nxb
VHTT, HN; Jonh. B. Chrisropher (2004) Văn minh phương Tây, Nxb VHTT,
HN; Samuel Enoch Stumpf và Donal. C. Abel (2004) Nhập môn triết học
phương Tây, Nxb Tổng hợp TPHCM…
Căn cứ vào lịch sử nghiên cứu nói trên, cho đến thời điểm này chưa
thấy một công trình khoa học nào trực tiếp bàn về vấn đề kinh nghiệm trong
chủ nghĩa thực dụng ở cấp độ luận án và luận văn. Tất nhiên, như tính qui
7
luật, các công trình đã công bố sẽ là nguồn tư liêu tham khảo quí giá cho tác
giả trong quá trình thực hiện đề tài “Vấn đề kinh nghiệm trong chủ nghĩa
thực dụng Mỹ”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ được nội dung và vai trò của vấn đề kinh nghiệm trong chủ
nghĩa thực dụng
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ được sự hình thành chủ nghĩa thực dụng Mỹ. Chỉ rõ những nhân
tố tác động đến sự hình thành chủ nghĩa thực dụng và vấn đề kinh nghiệm.
- Những nội dung của vấn đề kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã quy định đối tượng và phạm vi
nghiên cứu của đề tài như sau:
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chủ nghĩa thực dụng Mỹ
- Phạm vi nghiên cứu là: các tác giả tiêu biểu của chủ nghĩa thực dụng Mỹ
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm
của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hóa tư tưởng
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp biện chứng duy vật luận văn còn sử dụng một số
phương pháp khác như: Logic - lịch sử, phân tích – tổng hợp, so sánh – đối
chiếu, diễn dịch, quy nạp…
8
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy các trào
lưu triết học phương Tây hiện đại ở bậc đại học và sau đại học.
- Là tài liệu tham khảo về văn hóa, con người Mỹ cho các ngành khoa
học xã hội ở bậc đại học và cao đẳng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương và 5 tiết.
Chương 1: Những nhân tố tác động đến sự hình thành kinh nghiệm
của chủ nghĩa thực dụng Mỹ
1.1. Sơ lược về sự hình thành nước Mỹ và chủ nghĩa thực dụng Mỹ
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đối với vấn đề kinh nghiệm trong chủ
nghĩa thực dụng Mỹ
Chương 2: Nội dung của vấn đề kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực
dụng Mỹ
2.1. Quan niệm của chủ nghĩa thực dụng Mỹ về nguồn gốc của kinh nghiệm
2.2. Quan niệm của chủ nghĩa thực dụng Mỹ về nội dung của kinh nghiệm
2.3. Nhận xét về vấn đề kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ
9
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH
KINH NGHIỆM CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG MỸ
1.1. Sơ lược về sự hình thành nước Mỹ và chủ nghĩa thực dụng Mỹ
Bất cứ một tư tưởng, học thuyết nào ra đời tồn tại và phát triển đều có
cội nguồn của nó, tức là cái cơ sở, là mảnh đất hiện thực để cho lý luận, học
thuyết phát triển trên đó. Điều này đã trở thành một quy luật và chủ nghĩa
thực dụng cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa khoa học của nước Mỹ chính là
mảnh đất hiện thực, tạo điều kiện cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dụng.
Bước sang thế kỷ XV, chủ nghĩa phong kiến và giáo hội Thiên Chúa
giáo đã mất dần ảnh hưởng sau khoảng mười thế kỷ thống trị châu Âu về mọi
mặt, thay vào đó, giai cấp tư sản ngày càng tỏ rõ tầm ảnh hưởng của mình đối
với đời sống xã hội. Mặc dù lúc này chủ nghĩa tư bản chưa thật sự được xác
lập trên toàn cõi châu Âu với tư cách là một chế độ chính trị, nhưng giai cấp
tư sản đã bắt đầu bước lên vũ đài chính trị châu Âu với tư cách là lực lượng
sản xuất tiên tiến nhất của xã hội lúc bấy giờ. Sự phát triển sản xuất, đặc biệt
là sự xuất hiện các công trường thủ công “mọc lên như nấm” sau những trận
mưa rào, đã làm cho sản phẩm xã hội tăng lên rất nhanh. Như cách giải thích
của C. Mác: trong mấy chục năm ra đời và phát triển, chủ nghĩa tư bản đã tạo
ra được một khối lượng sản phẩm xã hội khổng lồ bằng sản phẩm của tất cả
các xã hội trước đó cộng lại. Rõ ràng là, việc ra đời của giai cấp tư sản đã đẩy
đà cho nền kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng. Sự mạnh lên về kinh tế là
điều kiện tiên quyết khiến cho người châu Âu nói chung, giai cấp tư sản nói
riêng nảy sinh ý tưởng đi tìm những vùng đất mới với nhiều mục đích như:
tìm kiếm thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm, khai thác tài nguyên khoáng
10
sản để phục vụ cho sản xuất, truyền bá tôn giáo đến vùng đất mới, mở rộng
ảnh hưởng của người châu Âu ra ngoài phạm vi biên giới của họ… Và từ đây,
những chuyến đi dài ngày của các nhà thám hiểm dũng cảm và các tùy tùng
của họ bắt đầu. Nước Mỹ là một kết quả sau những chuyến thám hiểm vượt
Đại Dương đầy khó khắn và nguy hiểm như thế.
Có thể nói rằng, châu Mỹ nói chung và nước Mỹ nói riêng được thế
giới biết đến bằng sự kiện xảy ra vào năm 1492, Christopher Columbus trong
một chuyến đi thám hiểm với mục đích tìm đường đến Ấn Độ. Sau nhiều
ngày vượt Đại dương với biết bao nguy hiểm rình rập cuối cùng C. Columbus
và các tùy tùng của mình cũng đã đặt được chân lên vùng đất mới đó là châu
Mỹ, mà trong thâm tâm của họ cứ ngỡ rằng nơi đây là Ấn Độ. Nhờ sự lạc
đường đó, mà châu Mỹ nói chung và nước Mỹ nói riêng từ đây đã viết lên
một trang sử mới cho vùng đất trù phú này.
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của hợp chủng quốc Hoa kỳ.
Nếu có một cuộc so sánh thời kỳ hiện đại với thủa ban đầu hình thành đất
nước này, người ta sẽ không khỏi ngạc nhiên với sự đối lập hoàn toàn của nó.
Nếu nhìn vào sự phồn vinh và thịnh vượng của một cường quốc có nền kinh
tế đứng đầu, chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới, làm cho cả thế giới ngã mũ
trước sức mạnh vô đối của người Mỹ hiện nay thì có lẽ ít ai biết rằng trong
lịch sử hình thành và phát triển của mình, nước Mỹ đã có những giai đoạn
lịch sử đen tối, mà bằng chứng là người da đỏ nơi đây bị diệt chủng - một
thảm họa kinh hoàng của thời kỳ từ dã man tới văn minh. Đó chính là thời kỳ
đầu hình thành lục địa này. Dựa theo sự miêu tả của một số nhà nghiên cứu về
lịch sử hình thành và phát triển nước Mỹ đã phần nào minh chứng một cách
sinh động và chân thực nhất cho giai đoạn lịch sử này. Một tác giả nghiên cứu
về nước Mỹ đã viết: “Tôi dám tuyên bố rằng việc phát hiện ra châu Mỹ là một
tai họa. Không bao giờ các lợi ích mà nó đem lại (cho dù được xem xét hay
11
mô tả thế nào đi nữa) có thể đền bù lại các tác hại mà nó gây ra”. “Đối với
những người dân châu Âu có giáo dục và suy nghĩ sâu sắc, việc tìm ra châu
Mỹ dường như là một trong những thảm họa đạo đức ghê gớm nhất của mọi
thời đại”[59, tr. 4].
Bỏ lại phía sau thời kỳ lịch sử ảm đạm đó, cả thế giới thực sự biết đến
nước Mỹ với tư cách là một nước độc lập thống nhất hoàn toàn bắt đầu từ năm
1776 với sự kiện ra đời của bản “Tuyên ngôn độc lập” nổi tiếng. Jefferson
chính là tác giả của tuyệt phẩm đó, ông này còn là một nhà triết học, nhà hoạt
động chính trị lỗi lạc thuộc vào hàng bậc nhất của nước Mỹ lúc bấy giờ.
Trên bản đồ thế giới, nước Mỹ ngày càng hiện đậm nét của một cường
quốc hùng mạnh với những đặc điểm riêng có của nó.
Về vị trí địa lý: Hợp chủng quốc Hoa kỳ là một vùng đất vô cùng rộng
lớn với diện tích 7.842.000 km2, nằm ở phía bắc Châu Mỹ, giáp Ca-na-đa;
phía Nam giáp Mê-xi-cô, là quốc gia có diện tích lớn thứ tư trên thế, sau
Trung Quốc, Nga và Ca-na-đa. So với các nước này, thì nước Mỹ có nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, đất đai cũng phì nhiêu, tươi tốt
hơn. Một điều cũng cần lưu ý nữa là, có thể nói Mỹ là một đất nước có khí
hậu tốt vào loại bậc nhất thế giới. Nên rất thuận lợi cho việc sinh sống, làm ăn
của cư dân nơi đây.
Mỹ là một quốc gia có hơn ba trăm triệu người(tính đến tháng 4 năm
2011, nước Mỹ có 311.092.000 người). Là nước đông dân thứ ba trên thế giới
lần lượt sau Trung Quốc và Ấn Độ. Trong tổng số hơn ba trăm triệu người đó
thì người da trắng có nguồn gốc từ châu Âu chiếm khoảng 83%, người da
màu khoảng 12% và khoảng 5% người gốc châu Á.
Căn cứ vào tỉ lệ của số người theo màu da vừa nêu trên đây cho ta thấy
rằng, Liên bang Hoa Kỳ là một quốc gia của nhiều dân tộc, là hệ quả của
những làn sóng di dân từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Về nguyên nhân của
12
việc di dân ồ ạt này, trong một buổi diễn thuyết của mình Tổng thống
Kennedy khẳng định: “Do ba áp lực chính, sự khắc nghiệt của tôn giáo, áp lực
chính trị, khó khăn về kinh tế là những nguyên nhân chính của sự di dân hàng
loạt đến đất nước chúng ta”[46, tr.239].
Những nguyên nhân của việc di cư thì đã rõ, nhưng mục đích của
những đoàn người di dân đến vùng “đất hứa” này thì lại rất khác nhau, có thể
họ đi tìm vàng, tìm các khoáng sản quý hiếm, tìm một cuộc sống đầy đủ, tìm
sự giàu sang phú quý, xác lập một thiên đường nơi trần gian này, cũng có thể
là đi truyền đạo, lưu vong chính trị, thậm chí đi tù… Tất cả “được thúc đẩy
bởi những mơ ước gồm hai mặt: Cuộc săn đuổi, đi tìm vàng và ý muốn truyền
đạo cho những “kẻ man rợ” và tìm nơi ẩn náu cho tự do tôn giáo” [6, tr.8-9].
Với những mục đích khác nhau đó tạo nên dòng tâm lý, tính cách đa dạng
trong một không gian xã hội thống nhất. Đây là một trong những nguyên nhân
làm nên tính đa sắc tộc, đa văn hóa nhưng lại tìm được sự thống nhất trong
tính đa dạng, tạo nên tính cách độc đáo của người Mỹ.
Người châu Âu được kể là những người di dân đầu tiên đến vùng đất này,
trong đó người Tây Ban Nhà được xem là người mở đường cho làn song di dân
ồ ạt sau đó. Một tác giả viết về cuộc di dân của người Tây Ban Nha như sau:
Việc di dân của người Tây Ban Nha sẽ bộc lộ đặc điểm thiết yếu
của nó, vấn đề trước tiên của họ là làm cho người ngoại trở lại
đạo, bảo đảm, bằng vũ khí nếu cần, sự toàn thắng của đức tin và
mở rộng vương quốc. Để là vậy, người Tây Ban Nha sẽ đưa vào
đây ngựa và cừu, tất cả các giống quả của vùng Andalousia và
một nền kiến trúc có giá trị cao. Họ sẽ để lại đây dấu vết của nền
văn hóa của họ [15, tr.20].
Về kinh tế - xã hội: chúng ta biết rằng, Mỹ là một đất nước được hình
thành từ những vùng di dân trên thế giới đổ về. Mặt khác, như nhận xét của
13
một học giả nghiên cứu về Mỹ đã viết rằng: “Lịch sử nước Mỹ là sự tiếp tục
của lịch sử châu Âu ở một lục địa khác” [9, tr.8]. Quả đúng như vậy, số
lượng người di cư đến Mỹ chủ yếu là người châu Âu (83%), và càng về sau
chính những con người này trở thành lực lượng chủ yếu thống trị trong xã hội.
Như đã trình bày ở trên, trong dòng người di dân đến đây gồm có những loại
người khác nhau, từ thân thế, địa vị xã hội cũng rất khác nhau. Ngoài những
người “chạy trốn” vì sự áp bức về chính trị, vì sự nghèo đói, tìm nơi trú ngụ
cho tự do cho tôn giáo… còn có các nhà đại tư bản, chủ yếu là các tư bản Anh
quốc, bởi trong giai đoạn hình thành nước Mỹ thì ở nước Anh công nghiệp đã
phát triển và trở thành nước mạnh nhất thế giới về kinh tế lẫn chính trị. Những
nhà tư bản giàu có này đến vùng đất mới đã lập kế sinh nhai đầu tư vốn vào
làm ăn, họ thành lập những công trường sản xuất, hầm mỏ khai khoáng, rồi
trang trại, đồn điền bạt ngàn, bao la thẳng cánh cò bay, họ bỏ tiền ra thuê nhân
công rẻ mạt, thu về lợi nhuận khổng lồ mà không mất một giọt mồ hôi.
Tại vùng đất mới, không bị ràng buộc bởi thế lực phong kiến và các lực
lượng siêu nhiên vượt lên trên con người, con người đến đây tự do lao động sản
xuất, tự do suy nghĩ và hành động tìm kiếm thành công. Đặc biệt, tạo điều kiện
thuận lợi cho giai cấp tư sản phát triển nhanh chóng chẳng bao lâu sau, chủ
nghĩa tư bản được xác lập và nhanh chóng trở thành một thế lực hùng mạnh.
Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng rõ rệt. Điều này, đã nảy
sinh những tư tưởng và cách nghĩ trái ngược nhau giữa ông chủ và người lao
động làm thuê. Lối sống, cách nghĩ và kể cả cách thức tổ chức đời sống xã hội
cũng khác nhau.
Trong những vùng di dân, người ta thấy xuất hiện những lối sống
được tổ chức theo những nguyên tắc chưa hề có ở châu Âu.
Những cộng đồng này đương nhiên chưa được gọi là “dân chủ” vì
ở đây cũng đã có những tầng lớp trên như nhà buôn, chủ tàu, giáo
14
sĩ, địa chủ nhưng những quan hệ đó không quá găy gắt như ở quê
cũ châu Âu. Người ta thấy ở đó tính năng động xã hội khá rõ với
việc thừa nhận giá trị cá nhân. Ở những vùng biên giới do những
điều kiện sinh hoạt khá khắc khổ, ý thức sâu sắc về bình đẳng, kể
cả bình đẳng của phụ nữ cũng đã được thừa nhận [9, tr.9].
Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, mỗi người di dân đến đây đều mang
trong mình truyền thống văn hóa của họ. Ở vùng đất mới, với cuộc sống mới
buộc họ phải suy nghĩ và hành động theo hoàn cảnh sống mới, nhưng họ
không bao giờ làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống của mình, nhưng
trên hết tất cả đều hợp lại tạo thành một nền văn hóa mới phong phú đa dạng
nhưng thống nhất với nhau. Tác giả Jean Pierre Fich viết:
Những người nhập cư thường tụ lại với nhau, lập thành những khu
vực riêng, nhanh chóng trở thành mối đe dọa, cản trở tác động của
“lò luyện”. Họ sống quy tụ với nhau theo từng dân tộc, hoặc theo
một sự tương đồng nào đó, để tự bảo vệ, vì lý do tôn giáo (người
Anh theo đạo Thiên Chúa quay quần xung quanh Linh mục để
làm thánh lễ), vì lý do tiện lợi (người Mê-hi-cô ở phía nam
Califonia), vì lý do lịch sử (người da đen rất đông ở miền Nam và
các thành phố lớn), vì lý do nghề nghiệp (người Đức ở miền
Trung – Tây, người Hà Lan ở Michigan). Vài tộc người chuyên
làm nghề (người Hà Lan và Đức trồng hoa, người Bắc Âu làm
sữa, người Pháp và Ý làm thợ giày) [60, tr.33 - 34].
Chính điều này đã làm cho nước Mỹ trở thành hình ảnh thu nhỏ của
thế giới, những gì tìm thấy ở các nước trên thế giới thì cũng có thể tìm thấy
chúng ở Mỹ.
Nước Mỹ được hình thành khá muộn so với các nước tư bản châu Âu,
nên nó có điều kiện hết sức thuận lợi, tranh thủ được những thành tựu về kinh
15
tế, khoa học kỹ thuật của các nước tư bản châu Âu. Đặc biệt, ở nơi đây có các
nhà tư bản giàu có, giỏi về quản lý sản xuất, có óc sáng tạo từ châu Âu sang,
trong đó nổi trội là các nhà tư sản Anh. Chả thế mà
chỉ mất mấy chục năm để vượt qua quá trình mấy ngàn năm mà
các nước đại lục châu Âu đã đi qua. Những người khai hoang từ
các nước châu Âu đã mang theo chế độ xã hội và quan hệ sản
xuất tiên tiến đến nước Mỹ, làm cho nước Mỹ từ xã hội dân tộc
nguyên thủy nhảy vọt qua xã hội nô lệ và xã hội phong kiến, chỉ
trải qua giai đoạn thuộc địa ngắn ngủi, tiến lên xã hội tư bản chủ
nghĩa. Đặc biệt sau chiến tranh Nam Bắc, giai cấp tư sản giành
lấy chính quyền toàn quốc, đồng thời Mỹ rất coi trọng khoa học
kỹ thuật nên có tác dụng thúc đẩy rất lớn phát triển sản xuất và
phồn vinh kinh tế, cộng với tài nguyên phong phú, làm cho kinh
tế Mỹ tăng trưởng rất nhanh chóng [2, tr.8].
Thực tế đó đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển thuận lợi,
chẳng bao lâu sau khi ra đời, chủ nghĩa tư bản Mỹ đã trở thành một trong
những thế lực hùng mạnh bậc nhất thế giới.
Sự hình thành một cơ cấu kinh tế xã hội thịnh vượng nhanh chóng đẻ ra
một ý thức hệ mới, mà trước hết là ý thức hệ của giai cấp tư sản được hình
thành, ra đời và phát triển hết sức mau lẹ. Trong tình hình đó, tự do cá nhân
luôn là sự lựa chọn số một, đi cùng với nó là sự thừa nhận các giá trị cá nhân,
ý thức về sự bình đẳng, quyền con người cũng được tôn trọng. Ở đây, con
người tự do sản xuất, kinh doanh, buôn bán tìm kiếm lợi nhuận, tự do theo
đuổi thành công. Những cái gì có lợi, có ích thì làm cho bằng được, ngược lại
cái gì không đưa lại lợi ích thì không làm, ngay cả những mối quan hệ xã hội
giữa người với người cũng là quan hệ trao đổi, mua bán. Rõ ràng là quan hệ
lợi ích trong xã hội được đẩy lên đỉnh điểm không còn chỗ cho những quan hệ
16
tình cảm, tình hữu nghị… tất cả đã trở thành quan hệ lợi, hại. Một học giả cho
rằng: Người Mỹ không quan hệ với nhau về mặt tư tưởng, mà chỉ quan hệ với
nhau về mặt lợi ích. Nhưng nếu có quan hệ với nhau về mặt tư tưởng đi chăng
nữa thì họ cũng phải xem tư tưởng đó có tạo ra được hiệu quả, lợi ích hay
không. Vậy là trong các quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với xã
hội, thậm chí là các quan hệ tôn giáo đều được xem là quan hệ trao đổi, mua
bán. Sự có lợi hay không có lợi, thành công hay thất bại, có ích hay không có
ích, hiệu quả hay không hiệu quả… đều trở thành nguyên tắc sống của con
người trong xã hội. Nó đã trở thành tiêu chí cho các cá nhân dựa theo đó mà
hành động sao cho có hiệu quả nhất, mang lại nhiều thành công nhất cho mình.
Bên cạnh đó, bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 không chỉ khai sinh ra
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ mà còn có giá trị tinh thần rất lớn đối với người Mỹ.
Tuyên ngôn độc lập có nội dung như sau: “Chúng tôi tin tưởng chắc chắn
những sự thật sau đây tự nó đã là điều hiển nhiên, rằng tất cả mọi người sinh
ra đều bình đẳng, rằng Chúa đã cho họ những quyền không ai có thể chối bỏ
được, rằng trong các quyền đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc”.
Có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng, Tuyên ngôn độc lập là
ngọn cờ đầu mở ra một thời đại mới cho dân tộc Mỹ nói riêng và cả nhân loại
nói chung. Đó là thời đại cách mạng mà sự thắng lợi của cách mạng đem lại
tự do, hạnh phúc cho con người. Và quả thực, sau nửa thế kỷ ra đời, tinh thần
Tuyên ngôn đã cổ vũ cho nhân loại bị áp bức đứng lên giải phóng mình, giành
lại những quyền thiêng liêng vốn có của con người.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, những quyền vốn có của
con người được chính thức công nhận, được khẳng định là một chân lý hiển
nhiên. Đã là người, thì không phân biệt chủng tộc, màu da, giai cấp, già trẻ,
gái trai, sang hèn…tất cả đều có quyền bình đẳng như nhau, đều có quyền
17
sống, quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc. Tuyên ngôn còn tuyên
bố, kể từ đây, tất cả các nhà nước, các nhà cầm quyền, dù muốn hay không
cũng phải có nhiệm vụ bảo đảm các quyền tự nhiên đó của con người, nếu
nhà nước nào, lực lượng cầm quyền nào mà không đảm bảo được các quyền
tự nhiên đó của con người thì sẽ bị bãi bỏ.
Tuyên ngôn độc lập là một điểm tựa tinh thần vững chắc cho dân tộc
Mỹ. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, tính cách của người Mỹ, và đó cũng
là cơ sở, là tiêu chí cho con người tự do hành động mà không phải bị lệ thuộc
bởi một lực lượng siêu nhiên nào. Ở đây, quyền tự nhiên của con người là tối
thượng và tín ngưỡng tôn giáo, Chúa trời cũng chỉ có ý nghĩa là những hy
vọng, đem lại niềm tin cho con người hành động để đạt được hiệu quả tốt nhất
trong cuộc sống của họ. Như vậy, Chúa, Thượng đế cũng chỉ có ý nghĩa khi
quyền lợi con người được đảm bảo, vượt ra khỏi quỹ đạo đó Chúa, Thượng đế
không còn lý do để tồn tại.
Người Mỹ mới có tinh thần bao dung, đầu óc sáng tạo luôn hướng về
phía trước để tìm lấy một tương lai tươi sáng cho mỗi một cá nhân. Họ là
những con người mới hoàn toàn, những dấu ấn của quá khứ và truyền thống
ngày càng bị phai mờ đi để vượt qua một cuộc “lột xác” trở thành con người
mới của thời đại mới. Một tác giả khi nghiên cứu về văn minh Hoa Kỳ viết:
Làn sóng di dân vào Mỹ vừa nhiều vừa liên tục, chỉ nhất thời bị
biến loạn vào thời khủng hoảng, suy thoái kinh tế ở các nước có
di dân, hoặc trái lại, do có sự vẫy gọi của Tân Thế Giới. Hệ quả
đầu tiên là sự muôn hình, muôn vẻ của các cội nguồn sinh học và
văn hóa. Những cuộc hôn nhân của những người dân tộc khác
nhau đã góp phần rất lớn vào thành công của “Melting – food”:
Người A-ri-ăng, Do thái, da đen, da vàng trộn lẫn với nhau, dù
rằng cho tới gần đây những cuộc hôn nhân ấy hãy còn hiếm. Con
18
cái những cặp vợ chống đó tiếp nhận hai dấu ấn văn hóa của bố
và mẹ, cộng với dấu ấn của môi trường xã hội, nhất là trường
học. Tiếng Anh nhanh chóng trở thành sợi dây liên kết bền vững.
Sự pha trộn bẩm sinh ấy hẳn là nguồn gốc của tinh thần bao
dung, trí óc cởi mở, yêu thích những tình thế quá độ. Cũng có thể
tìm thấy ở đó nguyên nhân sự ít quan tâm đến quá khứ, hướng
nhiều vào tương lai [60, tr.33].
Như vậy, con người ở đây là một sản phẩm hoàn hảo của sự kết hợp
giữa các nền văn hóa của những người dân di cư trộn lẫn vào nhau cùng với
nền văn hóa của xã hội mới để tạo nên một cá tính độc đáo. Trong một con
người có sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại, sự lai căng văn hóa nhiều
vùng miền. Người Mỹ ít quan tâm đến gốc gác của mình, ít hoài niệm về quá
khứ, mà trên hết vẫn là hiện tại, là tương lai. Con người thi nhau lao về phía
trước để tìm kiếm thành công cho mình, giá trị của một con người được đo
bằng giá trị vật chất, giá trị tiền mặt và những thành công anh ta đạt được.
Với người Mỹ, bất cứa hành động nào, ý tưởng nào đem đến hiệu quả có ích
cho nhân sinh thì cho dù những hành động đó không phản ánh đúng với hiện
thực vẫn được thừa nhận, được xem là đúng. Điều đó đã trở thành nguyên
tắc sống, trở thành ý thức hệ của người Mỹ, nó phản ánh một cách sâu sắc
nhất, sinh động sinh động nhất của đời sống xã hội Mỹ. Chủ nghĩa thực
dụng chính là sự phản ánh một cách sâu sắc nhất, tập trung nhất các đặc
điểm trong tiến trình phát triển của chủ nghĩa tư bản Mỹ và đời sống xã hội
của dân tộc Mỹ.
Chủ nghĩa thực dụng ra đời ở Mỹ vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX từ
phong trào của “câu lạc bộ siêu hình” do Peirce sáng lập tại trường đại học
Ha-vớt. Ngoài Peirce và James, “câu lạc bộ siêu hình” này còn có sự tham gia
của một số học giả khác như: Luật sư Oliver Wendell Holmes, nhà sử học
19
John Fiske, thẩm phán J. Warrner, nhà luật học N.J.Green, mục sư Aponte,
nhà tâm lý học Wright. Cứ khoảng 15 ngày họ họp lại với nhau một lần để
tranh luận về những vấn đề mà mình tâm đắc, nhất là các vấn đề về cuộc sống
hiện thực của con người. Chủ nghĩa thực dụng thực sự trở thành một học
thuyết khi tiểu luận của Peirce được công bố vào năm 1878 dưới tiêu đề: Làm
thế nào để cho quan niệm của chúng ta được sáng tỏ. Trào lưu triết học này
nhanh chóng được công chúng đón nhận và có ảnh hưởng lớn nhất trong đời
sống xã hội và tư tưởng văn hóa của người Mỹ.
Khái niệm “chủ nghĩa thực dụng” tiếng Anh là Pragmatism có nguồn
gốc từ tiếng Hy Lạp Pragma có nghĩa là hành vi, hành động. Thực tiễn, hành
động được các nhà thực dụng chủ nghĩa lấy làm chuẩn tắc căn bản cho triết
triết học của mình. Họ lớn tiếng tuyên bố: “đối với người theo chủ nghĩa thực
dụng, hành động của nhân loại khẳng định luận đề hạt nhân mà họ quan
tâm”[12, tr.83-84]. Ngay từ thời kỳ hoàng kim cũng như các giai đoạn phát
triển về sau của chủ nghĩa thực dụng, các nhà thực dụng chủ nghĩa cũng
không tìm được sự thống nhất về tên gọi cho “đứa con cưng” của mình. Có
người gọi học thuyết của mình là “triết học thực tiễn”, người khác gọi “triết
học hành động”, có người cho đó là “triết học đời sống”, người thì xem là
“chủ nghĩa công cụ”, “chủ nghĩa nhân đạo”… Sự đa dạng về tên gọi đến mức
“A.O. Lovejov đã tìm ra 13 thứ chủ nghĩa thực dụng và S.C.Schiller (1864 –
1937) thì cho rằng có bao nhiêu người thích “thực dụng” thì có bấy nhiêu chủ
nghĩa thực dụng”[10, tr.78-79]. Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng có
một điều chắc chắn rằng, sự trình bày của chủ nghĩa thực dụng về mặt nội
dung chỉ là một và có tính thống nhất từ đầu đến cuối. Họ chủ trương triết học
phải là triết học về đời sống, lấy niềm tin làm điểm xuất phát, lấy hành động
làm phương tiện chủ yếu và mục đích cao nhất là hiệu quả đạt được. Chủ
nghĩa thực dụng luôn nhấn mạnh đến tính hiệu quả, bất kỳ một sự vật, một
20
khái niệm, một hành động nào có thể mang đến hiệu quả tốt nhất thì đều được
chấp nhận và xem nó là đúng, là sự thực. Về vấn đề này James viết:
Khi chúng ta suy nghĩ về sự vật, nếu muốn hiểu nó hoàn toàn rõ
ràng, chỉ cần suy nghĩ nó có thể hàm chứa hiệu quả thực tế gì,
tức chúng ta sẽ có được cảm giác gì từ sự vật ấy, chúng ta cần
phải chuẩn bị có những phản ứng gì. Chúng ta có đầy đủ khái
niệm về những hiệu quả bất kỳ trước mắt hay xa vời, bàn về ý
nghĩa tích cực của khái niệm, tức là toàn bộ khái niệm chúng ta
có về sự vật ấy [2, tr.83].
Với hai tiểu luận có tên gọi là Xác định niềm tin và Làm thế nào để cho
tư tưởng của chúng ta được sáng tỏ. Peirce được xem là người sáng lập ra chủ
nghĩa thực dụng. Đây là hai bài viết trình bày những tư tưởng cơ bản đầu tiên
của Peirce về chủ nghĩa thực dụng. Mặc dù chưa có tính hệ thống, nhưng
những tư tưởng của Peirce đã khắc họa được một bức tranh toàn cảnh về chủ
nghĩa thực dụng mà sau này các hậu bối của ông phát triển lý thuyết về chủ
nghĩa thực dụng trên nền tảng đó.
Bằng tác phẩm Chủ nghĩa thực dụng, James được xem là người phát
triển tư tưởng triết học thực dụng của Peirce trở thành một hệ thống hoàn
chỉnh. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra khái niệm “chủ nghĩa thực dụng”,
khái niệm này được nêu ra trong một lần phát biểu dưới tiêu đề Khái niệm
triết học và hiệu quả thực tế. Trong bài phát biểu này, James đã làm sống lại
“nguyên tắc Peirce” và trình bày nó một cách có hệ thống với những bổ sung
đầy đủ về mặt lý luận cho chủ nghĩa thực dụng.
Là một hậu bối xuất sắc, Dewey chính là người “ứng dụng” thành công
nhất chủ nghĩa thực dụng vào trong đời sống xã hội bằng việc làm cho chủ
nghĩa thực dụng thâm nhập một cách sâu sắc nhất vào các lĩnh vực khoa học xã
21
hội như: giáo dục học, xã hội học, tâm lý học và cả chính trị học. Chẳng thế mà
trong giới học thuật tôn vinh ông là nhà triết học xuất sắc của nước Mỹ.
Nói đến chủ nghĩa thực dụng không thể không nói đến trục xuyên suốt
của nó là vấn đề kinh nghiệm. Kinh nghiệm được xem là nền tảng, đóng vai
trò thế giới quan của chủ nghĩa thực dụng. Về vấn đề này, James tuyên bố:
“Tôi đặt tên thế giới quan của tôi là chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để”[2,
tr.129]. Đồng thời, “chủ nghĩa thực dụng hạn chế khoa học và nhận thức của
con người trong phạm vi kinh nghiệm, coi thế giới do triết học và khoa học
nghiên cứu là thế giới kinh nghiệm”[12, tr.82]. Như vậy, không ai khác, chính
kinh nghiệm là người dẫn dắt cho triết học đi vào nghiên cứu, khám phá các
vấn đề của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học chỉ tìm thấy mình trong kinh
nghiệm, vượt ra khỏi kinh nghiệm thì triết học đánh mất vai trò của nó. Chính
trong kinh nghiệm, triết học mới có thể tìm ra được phương pháp hữu hiệu để
cải tạo tự nhiện và xã hội nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất phục vụ cho nhu
cầu của nhân sinh.
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đối với vấn đề kinh nghiệm trong chủ nghĩa
thực dụng Mỹ
1.2.1. Di sản tư tưởng của quá khứ
Để xây dựng học thuyết kinh nghiệm của mình, chủ nghĩa thực dụng đã
kế thừa một cách triệt để các quan niệm về kinh nghiệm từ thời cổ đại cho đến
thời kỳ cận hiện đại mà đặc biệt là thời kỳ cận đại. Đồng thời trên cơ sở đó phát
triển học thuyết của mình làm cho nội dung của nó phong phú và đa dạng hơn.
Chủ nghĩa kinh nghiệm còn có một tên gọi khác là chủ nghĩa duy
nghiệm. Chủ nghĩa duy nghiệm là lý thuyết đề cao kinh nghiệm và đặc điểm
của nó là nhấn mạnh vai trò của trải nghiệm. Ở đây, ta có thể hiểu trải nghiệm
bao gồm tất cả các nội dung của ý thức hoặc nó có thể được giới hạn trong dự
liệu của các giác quan.