Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

KHÓA LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN GIÁO DỤC CẤP HUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.9 KB, 38 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT .........................................................................
1.1. Cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật....................................
1.1.1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật............................................
1.1.2. Mục đích, nhiệm vụ, vai trị của phổ biến, giáo dục pháp luật.........
1.1.3. Chủ thể, đối tượng Phổ biến giáo dục pháp luật..........................
1.1.4. Nội dung, hình thức Phổ biến giáo dục pháp luật..........................
1.2. Đặc điểm Phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Qùy Hợp....
1.3. Chất lượng Phổ biến giáo dục pháp luật và các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng Phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Qùy Hợp........
1.3.1. Chất lượng Phổ biến giáo dục pháp luật
1.3.2. các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Phổ biến giáo dục pháp luật trên
địa bàn huyện Qùy Hợp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN....
2.1. Bối cảnh địa phương ảnh hưởng đến công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật trên địa bàn huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An................................
2.2. Những kết quả đạt được trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên
địa bàn huyện Qùy Hợp.................................................................
2.2.1. Nhận thức về sự cần thiết của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trên địa bàn huyện Qùy Hợp..............................................................
2.2.2. Về cơ sở pháp lý của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện
Qùy Hợp.....................................................................................
2.2.3. Đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện
Qùy Hợp.....................................................................................
2.2.4. Nội dung, đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện
Qùy Hợp.................................................................................
2.2.5. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Qùy Hợp
2.3. Những hạn chế , bất cập, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong


công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Qùy Hợp.......
2.3.1. Những hạn chế , bất cập trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trên địa bàn huyện Qùy Hợp...............................................................
2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập trong công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật trên địa bàn huyện Qùy Hợp...........................................
2.3. Bài học kinh nghiệm về phổ biến, giáo dục pháp luật qua thực tiễn trên
địa bàn huyện Qùy Hợp.............................. ..........................................
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN.......................................................
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên
địa bàn huyện Qùy Hợp.........................................................................


3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên
địa bàn huyện Qùy Hợp.................................................................
KẾT LUẬN...........................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đối với Việt Nam, pháp luật giữ một vị thế vơ cùng quan trọng trong việc duy
trì trật tự, kỷ cương và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Để pháp luật được
tôn trọng và thực thi, cần thiết phải tun truyền, phổ biến cho tồn thể nhân dân.
Có thể nói cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu đầu tiên của
quá trình thi hành pháp luật, là phương tiện để truyền tải những đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của nhà nước tới toàn thể người dân. Vì thế cơng tác
PBGDPL cũng có vai trị hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác

PBGDPL, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác
này. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ công tác PBGDPL là một bộ phận của
cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, phải
được tiến hành thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và
sáng tạo nhằm nâng cao y thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân góp
phần phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trong rất nhiều các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và pháp luật của nhà nước
đã đề cập đến cơng tác PBGDPL. Ngày 09/12/2003 Ban Bí thư Trung ương Đảng
đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công
tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã khẳng
định: “PBGDPL là một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm
vụ của tồn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Đặc biệt, ngày
20/6/2012, Quốc Hội đã ban hành Luật số 14/2012/QH13 về Phổ biến, giáo dục
pháp luật và Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Như vậy, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới có Luật phổ biến giáo dục
pháp luật, từ đó có thể thấy Đảng và nhà nước ta rất coi trọng công tác PBGDPL.
Thực hiện chủ trương trên của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua công
tác PBGDPL đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Qùy Hợp rất quan tâm
tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, nội dung, phương pháp phù hợp
và từng bước được đổi mới, vì vậy đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, từng
bước nâng cao ý thức pháp luật trong cán bộ và nhân dân, đưa pháp luật vào các
hoạt động quản lý nhà nước và đời sống xã hội. Mặc dù vậy, công tác PBGDPL
trên địa bàn huyện vẫn cịn bộc lộ khơng ít khó khăn, hạn chế ở nhiều mặt. Chất
lượng và hiệu quả PBGDPL của huyện chưa cao.
Là một chuyên viên của Phòng Tư pháp thuộc cơ quan UBND huyện Qùy
Hợp trực tiếp làm công tác PBGDPL trên địa bàn huyện, tôi đã rất băn khoăn trước
những hạn chế trong công tác PBGDPL của huyện nhà. Thực trạng đó địi hỏi phải
có những nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra giải pháp khắc phục. Với mong muốn



góp phần thúc đẩy hiệu quả cơng tác PBGDPL trên địa bàn huyện Qùy Hợp, tôi đã
lựa chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Phổ biến,
giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Qùy Hợp trong giai đoạn hiện nay” để làm
đề tài khóa luận tốt nghiệp hệ Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài, những đóng góp mới của luận văn
Vấn đề PBGDPL ở nước ta trong thời gian qua đã được nhiều cơ quan, tổ
chức và cá nhân nghiên cứu, tìm hiểu và cơng bố kết quả dưới nhiều hình thức như
sách, bài viết trên tạp chí, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp. .... Những cơng
trình nghiên cứu nêu trên cung cấp một lượng kiến thức, thông tin lớn về chủ đề
của luận văn, là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho việc thực hiện luận văn này.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu, luận văn, khóa luận tốt
nghiệp nào khảo sát tồn diện, chuyên sâu về hoạt động PBGDPL ở huyện Qùy
Hợp, tỉnh Nghệ An. Luận văn này đã đánh giá thực trạng công tác PBGDPL của
huyện Qùy Hợp; Chỉ ra các đặc điểm và yêu cầu của công tác PBGDPL trên địa
bàn huyện Qùy Hợp. Đồng thời đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất
lượng công tác PBGDPL trên địa bàn huyện Qùy Hợp. Vì vậy, đề tài nghiên cứu
này là vẫn có tính cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1.1. Cơ sở lý luận pháp lý về phổ biến, giáo dục pháp luật
1.1.1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật
Trong khoa học pháp lý hiện nay, có nhiều quan điểm, quan niệm khác nhau
về PBGDPL, Trên thực tế, PBGDPL ít được đề cập đến như một khái niệm mang
tính học thuật. Trong các tài liệu khoa học, thuật ngữ thường được sử dụng là giáo
dục pháp luật. Tuy nhiên, trong hầu hết các văn kiện của Đảng, văn bản quy phạm
pháp luật của Nhà nước, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn… cụm từ

PBGDPL được sử dụng một cách phổ biến
Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một từ ghép của hai cụm từ “phổ
biến pháp luật” và “ giáo dục pháp luật”.
“Phổ biến”: là làm cho đông đảo người biết, bằng cách truyền đạt trực tiếp
hay thông qua hình thức nào đó. Phổ biến pháp luật có hai nghĩa:
Nghĩa hẹp: Là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho đối tượng của nó.
Nghĩa rộng: Là truyền bá pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân trên cả nước.
Hiện nay, nghĩa này được sử dụng nhiều hơn nghĩa hẹp.
“Giáo dục pháp luật”: Để hiểu được khái niệm giáo dục pháp luật, chúng ta
tìm hiểu khái niệm giáo dục: “ Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có
hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho
đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra".
Trong lý luận, khái niệm giáo dục được hiểu theo hai nghĩa như sau:
Theo nghĩa rộng: Giáo dục đó là q trình ảnh hưởng của những điều kiện
khách quan (chế độ xã hội, trình độ phát triển kinh tế, môi trường sống…) và
những tác động của nhân tố chủ quan (tác động tự giác, định hướng của nhân tố
con người).
Theo nghĩa hẹp: giáo dục đó là quá trình tác động định hướng của nhân tố
chủ quan lên khách thể giáo dục (hay đối tượng) nhằm đạt mục đích nhất định.
Trong thực tiễn, khái niệm giáo dục pháp luật thường được xây dựng theo
nghĩa hẹp của khái niệm giáo dục trong khoa học sư phạm. Theo đó giáo dục pháp
luật là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động
lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm
và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành.


Như vậy, có thể định nghĩa phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động có
định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác dụng lên đối tượng
giáo dục nhằm mang đến hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi
phù hợp với sự đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành một cách rộng rãi để

mọi người tán thành, ủng hộ làm theo; để đông đảo người biết, hiểu pháp luật
bằng nhiều phương pháp khác nhau có hệ thống để tác động vào các chủ thể dần
dần để họ hiểu, làm theo luật.
1.1.2. Vị trí, vai trị và ngun tắc phổ biến, giáo dục pháp luật
1.1.2.1. Vị trí, vai trò phổ biến, giáo dục pháp luật
PBGDPL là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Nói cách khác,
quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống được bắt đầu bằng hoạt động PBGDPL.
Thực hiện pháp luật dù bằng hình thức nào – tuân thủ, chấp hành pháp luật, sử
dụng pháp luật hay áp dụng pháp luật, trước hết đều phải có hiểu biết pháp luật.
Cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật ln giữ một vị trí hết sức quan trọng
đối với đời sống xã hội trong mọi giai đoạn lịch sử ở nước ta. Đặc biệt là trong giai
đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới, cùng với mục tiêu xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, là nhà nước tơn trọng
tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật. Để làm được điều đó, khơng chỉ cần đến
việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện mà còn đòi hỏi mọi chủ thể trong
xã hội sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Pháp luật có vị trí thực sự quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực quản lý
Nhà nước. Nhưng muốn quản lý Nhà nước bằng pháp luật thì trước hết Nhà nước
phải quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đồng thời cũng phải đẩy
mạnh hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân. Bởi vì, để xây
dựng Nhà nước pháp quyền thì khơng chỉ có đơn thuần việc ban hành pháp luật mà
cịn phải làm như thế nào để pháp luật đó đến được với nhân dân, làm cho các
thông tin pháp luật thực sự trở thành nhu cầu thường xuyên không thể thiếu trong
đời sống của mỗi người dân. Từ vị trí đó, vai trị của cơng tác phổ biến, giáo dục
pháp luật có thể khái qt ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, nâng cao hiểu biết pháp luật cho đối tượng: PBGDPL chính là
phương tiện truyền tải những thơng tin, những yêu cầu, nội dung và các quy định
pháp luật đến với người dân, giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời
mà không mất quá nhiều thời gian, cơng sức cho việc tự tìm hiểu, tự học tập. Đó
chính là phương tiện hỗ trợ tích cực để nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân.

Thứ hai, hình thành niềm tin vào pháp luật của đối tượng: Pháp luật chỉ có
thể được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh khi họ tin tưởng vào những quy định
của pháp luật. Pháp luật được xây dựng là để bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân,
đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng, đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội. Khi
nào người dân nhận thức đầy đủ được như vậy thì pháp luật khơng cần một biện


pháp cưỡng chế nào mà mọi người vẫn tự giác thực hiện. Giáo dục pháp luật là
một trong những cách thức hình thành và nâng cao niềm tin vào pháp luật.
Thứ ba, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của đối tượng
Ý thức pháp luật của người dân được hình thành từ hai yếu tố đó là tri thức
pháp luật và tình cảm pháp luật.
Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân chỉ có thể được nâng cao khi
công tác PBGDPL cho nhân dân được tiến hành thường xun, kịp thời và có tính
thuyết phục. PBGDPL không đơn thuần là phổ biến các văn bản pháp luật đang có
hiệu lực mà cịn lên án các hành vi vi phạm pháp luật, đồng tình các hành vi thực
hiện đúng pháp luật, hình thành dư luận và tâm lý đồng tình ủng hộ với hành vi
hợp pháp, lên án các hành vi vi phạm pháp luật.
PBGDPL nhằm hình thành, cũng cố tình cảm tốt đẹp của con người với pháp
luật, đồng thời ngày càng nâng cao sự hiểu biết của con người đối với các văn bản
pháp luật và các hiện tượng pháp luật trong đời sống, từ đó nâng cao ý thức tự giác
chấp hành pháp luật của nhân dân.
Thứ tư, PBGDPL góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà
nước, quản lý xã hội
Vai trị quan trọng này của cơng tác PBGDPL bắt nguồn từ chính vai trị và
giá trị xã hội của pháp luật, là phương tiện hàng đầu để quản lý nhà nước, quản lý
xã hội. PBGDPL giúp cho mọi người có tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng
đắn và hành vi hợp pháp, tạo tiền đề cho việc sử dụng quyền lực nhà nước, tăng
cường pháp chế, phát huy dân chủ và quyền tự do của mỗi người.
PBGDPL đồng thời tạo ra khả năng đổi mới các quan hệ xã hội trong môi

trường quản lý nhà nước bằng pháp luật, hình thành các điều kiện và nhân tố thuận
lợi cho quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội; tạo ra khả năng phát hiện và
loại trừ những hiện tượng tiêu cực, chống đối pháp luật diễn ra trong q trình
quản lý.
Như vậy, cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trị, vị trí quan trọng
giúp cán bộ và người dân nắm luật, hiểu luật, tạo chuyển biến về nhận thức, hành
vi và sự tự giác tuân thủ pháp luật. Tạo điều kiện nâng cao hiệu lực quản lý Nhà
nước và đặc biệt là làm nền tảng cho việc xây dựng con người mới XHCN. Vì thế
các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở đều xác định đây là nhiệm vụ quan
trọng trong hoạt động quản lý của mình, là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý.
Bởi vì, hoạt động của con người là hoạt động có ý thức cao. Muốn đạt được sự
thống nhất cao trong xử sự của mọi chủ thể thì trước hết cần phải tạo ra sự thống
nhất trong nhận thức của họ. Người làm công tác phổ biến cần phải chú ý sự hình
thành tri thức pháp luật, niềm tin pháp luật, hành vi hợp pháp và thói quen xử sự
theo pháp luật là một quá trình tự giác và logic. Do vậy, việc tạo ra nhận thức
đúng đắn và thống nhất đối với pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân là đòi hỏi tất
yếu trong giai đoạn hiện nay của nước ta.


1.1.2.2. Các nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật
Nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật là những quan điểm chỉ đạo phải
thực hiện trong quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật. Các cơ quan, tổ chức cá
nhân có trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật tuân thủ các nguyên tắc trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Thư nhất, phổ biến, giáo dục pháp luật phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, rõ
ràng, dễ hiểu và thiết thực; phải kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm;
phải đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu,
lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống,
phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Thứ hai, việc phổ biến, giáo dục pháp luật phải gắn với việc thi hành pháp

luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh
của đất nước, của địa phương và đời sống hàng ngày của người dân.
Thứ ba, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được tốt hơn cần phải phối hợp
chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.
Các nguyên tắc được đặt ra nhằm mục đích đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất
và đạt chất lượng, hiệu quả cao trong quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật. Do
vậy, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật phải
phối hợp hài hịa cả ba nhóm ngun tắc tạo trên cơ sở phù hợp với địa phương,
đơn vị mình.
1.1.3. Nội dung, Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
1.1.3.1. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền. Phổ biến, giáo dục những nội dung gì đó chính là nội dung phổ biến,
giáo dục pháp luật. Theo điều 10 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013 quy
định, nội dung phổ biến giáo dục pháp luật như sau:
+ Phổ biến, giáo dục những quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm
pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính,
hơn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao
động, giáo dục, y tế, quốc phịng, an ninh, giao thơng quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức,
các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
+ Phổ biến giáo dục các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩaViệt Nam là thành viên, các thõa thuận quốc tế.
+ Phổ biến, giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ
pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong
thực hiện pháp luật.


Điều cần chú ý khi xác định nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật là phải căn
cứ vào đối tượng, mục đích của giáo dục để chọn đúng thơng tin pháp luật phù hợp.

1.1.3.2. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật là cách thức, biện pháp mà cơ quan, tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm đưa pháp luật thực hiện trong cuộc sống. Theo quy
định tại điều 11 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013, phổ biến, giáo dục
pháp luật được thực hiện theo các hình thức sau:
+ Họp báo, thơng cáo báo chí: Cơng việc này do văn phịng Chủ tịch nước
chủ trì phối hợp với văn phịng Quốc Hội thực hiện. Hàng tháng, Bộ Tư pháp chủ
trì phối hợp với văn phịng chính phủ vả cơ quan chủ trì soạn thảo ra thơng cáo báo
chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành.
+ Phổ biến pháp luật trực tiếp, tư vấn, hướng dẫn, tìm hiểu pháp luật; cung cấp
thơng tin, tài liệu pháp luật: Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang xem xét giải quyết vụ
việc của công dân có trách nhiệm giải thích, cung cấp các quy định của pháp luật có
liên quan trực tiếp đến vụ việc đang giải quyết hoặc hướng dẫn tìm kiếm, tra cứu
trên dữ liệu quốc gia. Nhà nước khuyến khích tổ chức tư vấn pháp luật, tổ chức dịch
vụ pháp lý khác, cung cấp các thơng tin, tài liệu miễn phí khác cho nhân dân.
+ Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nơ,
áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên
trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
+ Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
+ Thơng qua cơng tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân và hoạt động khác của cơ quan trong
bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở.
+ Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị
và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
+ Thơng qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ
thống giáo dục quốc dân.
+ Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối
tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để
bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.
Như vậy, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật rất phong phú, đa dạng. Tùy

vào hồn cảnh điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng địa phương,
các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền lựa chọn hình thức nào để triển khai cho phù
hợp và hiệu quả.
1.1.4. Quan điểm của Đảng và quy định của Nhà nước về công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật


Trong những năm qua, cùng với sự xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật, Đảng và nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật sâu rộng trong quần chúng nhân dân coi đó là nhiệm vụ quan trọng để
pháp luật đi vào thực tiễn. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong
những nhiệm vụ trọng yếu của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng, là một mắt xích, là giai đoạn đầu của hoạt động thực thi pháp luật.
Rất nhiều văn kiện của Đảng đã đề cập đến công tác PBGDPL, đặc biệt là Chỉ
thị số 32-CT/TW, ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư trung ương Đảng về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật của cán bộ, nhân dân. Chỉ thị số 32-CT/TW đã khẳng định: “ PBGDPL là một
bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của tồn bộ hệ
thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Tiếp đến là Nghị quyết số 48NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam từ năm 2010 định hướng đến năm 2020. Để triển khai có
hiệu quả hơn nữa Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 07/12/2007 Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW;
Quyết định số 37/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ 2008 đến 2012; Quyết định số
270/QĐ-TTg ngày 27/02/2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Củng cố
kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL đáp ứng
yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước”.
Tại thông báo Kết luận số 74 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về
tiếp tục thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW cũng đã nêu rõ: “Đảng đoàn Quốc hội tiếp tục
lãnh đạo, đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở

pháp lý chặt chẽ và đồng bộ, tạo điều kiện để mọi người dân sống và làm việc theo
pháp luật,…nghiên cứu ban hành đạo luật riêng về phổ biến, giáo dục pháp luật,
làm cơ sở pháp lý thống nhất, điều chỉnh toàn diện hoạt động phổ biến, giáo dục
pháp luật”. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP giao nhiệm vụ
cho Bộ Tư pháp: “Nghiên cứu xây dựng luật về phổ biến, giáo dục pháp luật trình
Chính phủ trình Quốc hội trong nhiệm kỳ Quốc Hội khóa XII (2007 – 2011)
Thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về hoạt động PBGDPL,
Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, tại kỳ họp thứ 3,
ngày 20 tháng 6 năm 2012 đã thông qua “ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật”, có
hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Để tạo điều kiện cho việc thực thi luật, ngày
04/04/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP nhằm hướng dẫn
luật. Tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho công tác PBGDPL, tạo chuyển
biến căn bản, bền vững và hiệu quả của hoạt động PBGDPL, với việc huy động
toàn bộ hệ thống chính trị tham gia cơng tác PBGDPL, trong đó Nhà nước giữ vai
trị nịng cốt; xác lập trách nhiệm và cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực của
các cơ quan, tổ chức và xã hội cho công tác PBGDPL.


Thực hiện các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước về PBGDPL,
thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các bộ, ngành, đồn thể và địa
phương đã chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm,
gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan, đơn vị, địa phương. Công tác PBGDPL đã đạt được nhiều kết quả
quan trọng. Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật đã được phổ biến bằng nhiều
hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng và địa bàn, đáp ứng nhu cầu tìm
hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân; hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành
pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từng bước được nâng lên,
góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an tồn xã hội và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG

TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1.2.1. Khái quát công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm ban
hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật. Đặc biệt là sự ra đời của
“Luật phổ biến giáo dục pháp luật” đã khắc phục được lỗ hổng thiếu cơ sở pháp
lý trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Do vậy, trong những năm qua công
tác PBGDPL ở nước ta đã để lại nhiều dấu ấn tích cực, tạo chuyển biến nhất định
trong ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, góp phần tích
cực vào thành cơng Đại hội Đảng.
Tại hội nghị tổng kết công tác PBGDPL năm 2015 của Bộ Tư pháp Đồng
chí Đỗ Xuân Lân – quyền Vụ trưởng Vụ PBGDPL nhận định rằng: Công tác phổ
biến giáo dục pháp luật đã được triển khai bài bản, rộng khắp, gắn liền với việc
triển khai thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật. Nội dung phổ biến giáo dục
pháp luật ngày càng bám sát công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật. Bên
cạnh duy trì, phát triển các hình thức PBGDPL truyền thống, các Bộ, Ngành, địa
phương đã sáng tạo áp dụng nhiều hình thức, mơ hình phổ biến giáo dục pháp luật
mới, phù hợp với đối tượng địa bàn; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Qua đó góp phần nâng cao hiểu biết, ý
thức trách nhiệm tôn trọng, chấp hành Hiến pháp, pháp luật, tạo nên thói quan tự
giác học tập pháp luật pháp luật trong xã hội.
Nằm trong xu thế chung của cả nước, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
của Tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành công. Công tác,
công tác phổ biến giáo dục pháp luật và hoạt động cùa Hội đồng PBGDPL các cấp
đã có nhiều chuyền biến tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước đi vào nề
nếp, góp phần trong việc tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công
chưc, viên chức, nhân dân, đặc biệt là ý thức chấp hành Hiến Pháp.


Năm 2020, trước sự bùng nổ và diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch

Covid-19 đã tác động và gây ra, Hội đồng các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ưu
tiên áp dụng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật gián tiếp như: thông qua hệ
thống loa truyền thanh cơ sở, in và cấp phát tờ rơi, tờ gấp, với 1.200.152 bản tài
liệu PBGDPL được biên soạn trong đó số tài liệu đăng tải trên Internet gồm
120.929; Hình thức phổ biến pháp luật trực tiếp được tích cực triển khai thực hiện
với 22.921 cuộc cho 6.996.479 lượt người tham gia, tổ chức được 581 cuộc thi tìm
hiểu pháp luật với 252.919 lượt người dự thi….
Tiếp tục duy trì đăng tải, cập nhật các văn bản pháp luật, chính sách pháp
luật trên các Cổng thơng tin điện tử, trang thông tin điện tử, Website để cán bộ và
nhân dân truy cập, tìm hiểu; tăng cường trao đổi, đối thoại chính sách, pháp luật
giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, người dân; tham mưu tổ chức
các cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực truyến” tại nhiều huyện trên địa bàn tỉnh; các
trang fanpage của Tư pháp Nghệ An, Tỉnh đoàn, Tư pháp Diễn Châu, tư pháp Quỳ
Hợp, Tư pháp Nghi Lộc...đã nhận được sự ủng hộ tích cực của đơng đảo cán bộ,
người dân, phát huy hiệu quả tuyên truyền, đặc biệt là trong dịp cao điểm
phòng,chống dịch Covid vừa qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, công tác phổ biến giáo dục
pháp luật ở Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn một số tồn tại như
như nội dung phổ biến cịn dàn trải, hình thức phổ biến chưa sinh động, cơng tác
xã hội hóa PBGDPL cịn chậm. Đặc biệt việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho các
đối tượng đặc thù chưa được quan tâm đúng mực. Chẳng hạn như phổ biến giáo
dục pháp luật cho đối tượng là vùng dân tộc và miền núi: Một số ngành, địa
phương, đơn vị chưa xác định rõ trách nhiệm của mình và chưa thực sự quan tâm
đến cơng tác này, thiếu chủ động trong việc triển khai, phổ biến giáo dục pháp luật
hoặc triển khai khơng thường xun, mang tính hình thức. Bên cạnh đó sự phối
hợp giữa các cơ quan chuyên trách thiếu chặt chẽ, đồng bộ, chưa thật sự hướng về
cơ sở là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên kết quả đạt
được cịn thấp so với u cầu. Trình độ hiểu biết pháp luật, đường lối, chủ trương,
chính sách của người dân kể cả cán bộ ở nơi đây còn nhiều hạn chế.
Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm pháp luật ở Việt

Nam hiện nay đang là một thách thức đối với Đảng và nhà nước ta. Các tệ nạn xã
hội như tệ nạn tham nhũng, ma tuý, mại dâm, sự xuất hiện của một số dịch bệnh
mới; điều kiện giao lưu, tiếp cận với các hoạt động văn hố, thơng tin khoa học
hiện đại của TN ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo còn nhiều hạn chế; một bộ phận
thanh niên có biểu hiện thờ ơ, ít quan tâm đến các vấn đề kinh tế, chính trị của tỉnh,
đất nước, ngại rèn luyện phấn đấu; phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu kỹ năng
sống…Những nội dung này đặt ra cho chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật một cách thường xuyên, sâu rộng và có hiệu
quả hơn.


1.2.2. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật
Trong thời gian qua công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã được triển khai
rộng khắp trên cả nước, tuy nhiên hoạt động này còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc
phục. Để có được giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng phổ biến, giáo
dục pháp luật cần có sự phân tích đánh giá chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật
một cách chính xác. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta chỉ ra được
các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật – làm cơ sở
khoa học đề xuất các giải phảp hữu hiệu.
Xuất phát từ bản chất đó, chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật tại một địa
phương cấp huyện bị ảnh hưởng bỡi những yếu tố cơ bản sau đây:
- Yếu tố thể chế
Đó là các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị
định, chỉ thị, thông tư của Nhà nước và các văn bản khác của tổ chức chính trị - xã
hội có liên quan đến cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Do vậy, cơ sở pháp lý
là căn cứ, chuẩn mực cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi nhiệm vụ của mình.
Cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật là cầu nối đưa pháp luật vào thực tiễn,
hình thành tri thức, tình cảm pháp luật cho người dân để từ đó tạo thói quen tuân
thủ pháp luật. Nếu Đảng và nhà nước quan tâm ban hành các chủ trương chính

sách và thể chế thành văn bản pháp luật thì cơng tác PBGDPl sẽ thuận tiện và hiệu
quả hơn. Các địa phương trên cơ sở đó ban hành các văn bản cụ thể hóa cho phù
hợp với địa phương đơn vị mình. Chủ thể làm cơng tác PBGDPL sẽ có phương
pháp , kỷ năng, chủ động và tự tin trong thực thi nhiệm vụ. Và văn bản đó cũng là
cơ sở để cho các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác
phổ biến giáo dục pháp luật. Thực tế đã chứng minh, từ khi Việt Nam có“Luật phổ
biến, giáo dục pháp luật” ( Được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua
ngày 12 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2013) công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật được diễn ra một cách thường xuyên, chuyên nghiệp
và chất lượng hơn.
- Yếu tố về nhận thức: Nhận thức là khâu đầu tiên và quan trọng. Nhận thức
chung của xã hội và của các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương đầy đủ và
tương xứng với vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác PBGDPL thì mới có sự
đầu tư thích đáng, đúng mức cả về nhân lực, vật lực, thời gian, phương pháp thực
hiện công tác PBGDPL; Thu hút, phát huy sự quan tâm đầu tư từ phía các tổ chức,
cá nhân trong xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần. Điều này có ảnh hưởng rất lớn,
trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả thực hiện công tác PBGDPL.
- Yếu tố về chủ thể thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chủ thể được đề cập đến là cán bộ,
công chức, viên chức – người được giao nhiệm vụ làm công tác phổ biến giáo dục
pháp luật. Cụ thể là các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và những người


được mời tham gia phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở. Các chủ thể phổ biến, giáo
dục pháp luật là người trực tiếp truyền tải nội dung, tinh thần pháp luật cho đối
tượng. Nếu người truyền tải nắm vững tri thức luật, biết cách truyền tải tri thức và
là tấm gương trong việc tuân thủ pháp luật thì chất lượng, hiệu quả phổ biến giáo
dục pháp luật sẽ cao hơn và ngược lại.
- Yếu tố về cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động PBGDPL: Ngồi yếu tố
con người thì yếu tố vật chất, kinh phí đảm bảo cho hoạt động PBGDPL cũng là

yếu tố rất quan trọng đảm bảo hiệu quả PBGDPL trên thực tế. Phương tiện, cơ sở
vật chất, kinh phí là điều kiện cần đề hoạt động PBGDPL được diễn ra một cách
thông suốt, thường xuyên và hiệu quả. Do vậy, hàng năm các địa phương phải có
một lượng kinh phí chi cho hoạt động PBGDPL nhất định. Tương ứng với điều
kiện hoàn cảnh của từng vùng miền để chi cho phù hợp và hiệu quả. Nếu kinh phí
ít q thì rất khó thực hiện được một cách thường xun. Vì cơng tác phổ biến,
giáo dục pháp luật đòi hỏi sự phối hợp cao giữa các cơ quan ban ngành tổ chức.
- Cơ chế phối hợp hoạt động: Công tác PBGDPL không chỉ là trách nhiệm
riêng của ngành Tư pháp mà là trách nhiệm chung của tất cả các cấp, các ngành,
các cơ quan, đơn vị…Vì vậy, việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các chủ thể,
trong đó có ngành Tư pháp là đầu mối nhằm phát huy tốt nhất vai trò
- Các yếu tố khác
Ngồi các yếu tố nêu trên thì cịn có một số yếu tố cũng có tác động đến chất
lượng, hiệu quả cơng tác PBGDPL
+ Yếu tố chính trị, tư tưởng: Pháp luật thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của
giai cấp thống trị trong xã hội và là công cụ để thực hiện sự thống trị của giai cấp
nên chất lượng PBGDPL luôn phụ thuộc vào tình hình chính trị của đất nước và hệ
tư tưởng thống trị trong xã hội. ở nước ta chủ nghĩa Mac-Lê nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh là nền tảng của tư tưởng xã hội;
+ Yếu tố điều kiện tự nhiên: Bao gồm nhiều yếu tố hợp lại như vị trí địa lý,
địa hình, khí hậu, thời tiết. Ở những địa phương nào có vị trí địa lý, địa hình, khí
hậu, thời tiết thuận lợi thì việc PBGDPL dễ dàng hơn và Ngược lại ở những địa
phương nào có điều kiện tự nhiên không thuận lợi như miền núi, hải đảo, vùng cao,
vùng sâu… địa hình hiểm trở, giao thơng đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt mưa
nắng thất thường, dân cư thưa thớt – là yếu tố cản trở lớn đến chất lượng của công
tác PBGDPL.
+ Yếu tố kinh tế, xã hội: Bao gồm rất nhiều khía cạnh, trong phạm vi đề tài
này chỉ bàn đến hai vấn đề mức sống và trình độ dân trí – là yếu tố ảnh hưởng lớn
đến chất lượng PBGDPL. Khi mức thu nhập của người dân thấp , kéo theo rất
nhiều hệ lụy như nghèo khổ, tệ nạn xã hội xẩy ra, dân số tăng nhanh, trình độ dân

trí thấp…. Để mưu sinh cho gia đình, người dân khơng có điều kiện hiểu luật,
thậm chí họ bất chấp luật pháp để đánh đổi miếng cơm manh áo hàng ngày. Hơn
bao giờ hết, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm muốn nâng cao chất lượng


cơng tác PBGDPL thì phải giải quyết được vấn đề cơ bản đâu tiên là nâng cao chất
lượng sống cho người dân mà trước hết là tạo điều kiện tăng thu nhập cho họ. Khi
điều kiện về kinh tế tăng thì trình độ dân trí sẽ được nâng lên và các tệ nạn xã hội
sẽ thuyên giảm, người dân sẽ có ý thức về quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà
nước và xã hội. Tuy nhiên chúng ta cũng cần có một cách nhìn tồn diện, tránh tư
duy máy móc, phiến diện là cứ đời sống của người dân tăng thì ý thức pháp luật
của họ được nâng lên.
+ Phong tục tập quán, lệ làng: Thể hiện ý chí của cộng đồng dân cư, làng
xã. Đối với nhân dân ảnh hưởng của “lệ làng” , thể hiện ở cách xử sự trong các
quan hệ không theo quy định của pháp luật mà theo tập quán, thói quen lâu đời.


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ HỢP TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN
QUỲ HỢP
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
Huyện Quỳ Hợp được thành lập ngày 19 tháng 4 năm 1963, đến nay Huyện
Quỳ Hợp có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 1 thị trấn và 20 xã. Nằm
ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có vị trí địa lý khá thuận lợi, phía Bắc giáp huyện
Quỳ Châu, phía Nam giáp huyện Tân Kỳ, Con Cng, phía Đơng giáp huyện
Nghĩa Đàn, phía Tây giáp huyện Con Cng, Tương Dương và một phần huyện
Quỳ Châu. Từ Quỳ Hợp chúng ta có thể ngược theo Quốc lộ 48 nối với Quốc lộ 7
qua huyện Tương Dương và Kỳ Sơn chừng 150 km sẽ đến được nước bạn Lào.

Nếu xi dịng theo Quốc lộ 48, Quỳ Hợp chỉ cách Thành phố Vinh 120km, cách
Thủ đơ Hà Nội 340km.
Tính đến tháng 5 năm 2021 dân số của huyện có 135.112 người; với 3 dân tộc
anh em Thái, Thổ, Kinh trong đó dân tộc Thái, Thổ chiếm 52% dân số cả huyện.
Cùng với chiều dài lịch sử của đất nước, cộng động các dân tộc anh em Thái, Thổ,
Kinh trên quê hương Quỳ Hợp đã cùng chung lưng, đấu cật khai hoang, vỡ đất, ra
sức xây dựng xóm làng xây dựng huyện Quỳ Hợp ngày càng đổi thay, khởi sắc và
giàu bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Quỳ Hợp là một huyện giàu tiềm năng khoáng sản và thế mạnh để phát triển
kinh tế. Với diện tích đất tự nhiên của huyện là 94.172,8 ha đứng thứ 7 diện tích tự
nhiên của tỉnh Nghệ An. Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp có 13.729,24 ha
chiếm 14,58%, đất lâm nghiệp có rừng 68.940 ha chiếm 73,2%. Quỳ Hợp được
thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm như: Thiếc, Đá hoa
cương(đá trắng); đá quý thiên nhiên: Đá Rubi, Safia, Spaner….nước khống thiên
nhiên, đá vơi và đất sét…góp phần làm giàu cho quê hương vững bước trên con
đường hội nhập và phát triển.
2.1.2. Khái quát về kinh tế, xã hội
*Về phát triển kinh tế
Kinh tế tăng trưởng khá và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận; cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tăng dần giá trị công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch
vụ thương mại. Năm 2020, Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7,47% trong
đó khu vực nơng nghiệp đạt 3,66%; cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng


cơ bản đạt 9,44%; dịch vụ thương mại đạt 8,53%. Thu nhập bình quân trên đầu
người ước đạt 60 triệu đồng, tổng giá trị sản xuất năm 2020 đạt 10.863.335 triệu
đồng, đứng thứ 10 tồn tỉnh.
*Văn hóa – xã hội
Văn hóa – xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng, đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, các bản sắc văn hóa dân tộc phong

phú, đa dạng được gìn giữ và phát huy; Chất lượng giáo dục, đào tạo, phổ cập giáo
dục, chất lượng giá viên, học sinh ngày càng được nâng lên, tỷ lệ trường đạt chuẩn
quốc gia đạt 82,6%; Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày được
quan tâm đúng mức, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho nhân
dân, tình hình dịch tễ trên địa bàn tồn huyện ổn định, khơng có dịch bệnh lớn xảy
ra, cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ cho người dân ngày được nâng lên, thực hiện
tốt các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế, xây dựng được 20/21 xã, thị trấn
đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế ; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, dân tọc,
miền núi nhất là đối với người nghèo và đối tượng chính sách, tỷ lệ hộ nghèo giảm
còn 10,22%.
Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nêu trên có ảnh hưởng đến
công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Qùy Hợp theo hai hướng
Thứ nhất, ảnh hưởng tích cực: Người dân huyện Qùy Hợp với truyền thống
cần cù, thơng minh, chịu khó, sáng tạo, giàu lòng yêu quê hương, đất nước cùng
với sự tăng trưởng về kinh tế, ổn định chính trị, xã hội thời gian qua là điều kiện
thuận lợi để nâng cao dân trí, ý thức và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân.
Đồng thời, sự phát triển về mặt kinh tế cũng là tiền đề để có sự quan tâm, đầu tư
thích đáng cho cơng tác PBGDPL
Thứ hai, ảnh hưởng tiêu cực: Do đặc thù của huyện Qùy Hợp là huyện miền
núi, phần lớn người dân làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, đặc
biệt là ở 14 xã vùng sâu, vùng xa. bên cạnh đó hơn 50% dân số của huyện là người
dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí cịn hạn chế nên việc PBGDPL gặp nhiều khó
khăn, thiếu đi vào chiều sâu.
2.2. NHỮNG THÀNH TỰ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC PHỔ
BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ HỢP
TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành, ban hành văn bản hướng dẫn triển
khai thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật
Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của công tác PBGDPL, trong thời
gian qua các cấp ủy Đảng và chính quyền huyện Qùy Hợp ln coi trọng công tác

PBGDPL, coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên của tồn bộ hệ thống chính trị,
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.


Để thực hiện việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, Hàng năm Ủy
ban nhân dân huyện Qùy Hợp đã rất quan tâm đến công tác ban hành văn bản lãnh
đạo, chỉ đạo, triển khai công tác PBGDPL, cụ thể:


Trong 5 năm 2016-2021: Huyện ủy, UBND huyện, Hội đồng phổ biến giáo
dục pháp luật huyện Qùy Hợp đã ban hành 84 văn bản. Cụ thể: Chỉ thị số 03CT/HU ngày 11/01/2016 của Ban Thường vụ huyện ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ
đạo công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân gắn với
xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Kế hoạch hàng năm về công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật (Kế hoạch số
20/KH-UBND ngày 11/2/2020 của UBND huyện Qùy Hợp ); Kế hoạch triển khai
thực hiện các Chương trình, Đề án (Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điếm về vi phạm
pháp luật giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021 trên địa bàn huyện Qùy Hợp;
Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật” ; Kế hoạch thực hiện Đề án "nâng cao năng lực
đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở”, Kế hoạch thực hiện "Đề án "Tuyên truyền, phổ
biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước
chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn", Kế hoạch thực hiện
Đề án Tuyên truyền PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên
giai đoạn 2011-2015 đến năm 2020….) Kế hoạch tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ
thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao
ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Kế hoạch về Sử dụng kinh phí
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm; Kế hoạch mở các lớp tập
huấn hàng năm; Kế hoạch tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; Kế hoạch tuyên

truyền về bầu cử HĐND các cấp; Kế hoạch triển khai ngày pháp luật; Quyết định
kiện toàn Hội đồng PBGDPL huyện, Quyết định công nhận Báo cáo viên pháp luật
huyện; Xây dựng Quy chế và kế hoạch hoạt động của Hội đồng PBGDPL huyện,
Thông báo phân công công các thành viên của HĐPBGDPL huyện phụ trách cơ sở
và rất nhiều các công văn hướng dẫn nghiệp vụ, triển khai thực hiện PBGDPL. Đặc
biệt đầu năm 2021, Huyện ủy Qùy Hợp đã ban hành Nghị quyết số 01- NQ/HU
ngày 01/02/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo
công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân gắn với xây
dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật giai đoạn 2021-2025 trên cơ sở đó
UBND huyện Qùy Hợp đã xây dựng Đề án triển khai thực hiện.
UBND huyện Qùy Hợp đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp
huyện và UBND các xã, thị trấn ban hành hàng trăm văn bản nhằm triển khai thực
hiện cơng tác PBGDPL trên địa bàn có chiều sâu và hiệu quả với hình thức và nội
dung phù hợp với từng đối tượng
Nhờ xây dựng và ban hành được hệ thống các văn bản về PBGDPL đầy đủ,
kịp thời nên công tác PBGDPL trên địa bàn huyện được triển khai nghiêm túc,
đồng bộ và hiệu quả.
2.2.2. Đội ngũ làm công tác tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa
bàn huyện Qùy Hợp


- Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền pháp luật luôn được Đảng, nhà
nước và địa phương huyện Qùy Hợp quan tâm. Cụ thể:
Đội ngũ Báo cáo viên pháp luật huyện Qùy Hợp được kiện toàn theo Quyết
định số 2511/QĐ-UBND ngày 16/12/2019 hiện nay có 43 người là đại diện các
ban ngành đồn thể, các phịng ban UBND huyện và lãnh đạo các xã thị trấn; Xây
dựng được Quy chế hoạt động của báo cáo viên pháp luật huyện.
Đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật cấp cơ sở có 273 người. Hiện nay tồn
huyện có 207/207 xóm, bản, khối phố có Tổ hồ giải, với tổng số thành viên là
1.813 người.

HĐPBGDPL huyện: thường xuyên được kiện toàn hiện nay có 32 thành viên,
Thành phần của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện do Phó chủ
tịch UBND huyện làm chủ tịch hội đồng, Phó trưởng phịng Tư pháp làm phó chủ
tịch hội đồng. Các thành viên cịn lại gồm trưởng hoặc phó các phịng, ban, ngành
như Tài chính, Kế hoạch, Lao động – thương binh và xã hội, Tài nguyên – môi
trường, Dân tộc, Văn hóa – Thơng tin, Cơng thương, Nơng nghiệp và phát triển
nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn phịng Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân, Cơng an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, Đài phát thanh và truyền
hình huyện. Ngồi ra cịn mời các tổ chức như Ủy ban mặt trận huyện, Hội nông
dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Huyện đoàn, Liên đoàn lao động huyện, ban
Dân vận huyện ủy, Ban tuyên giáo tham gia. Xây dựng được kế hoạch hoạt động
của Hội đồng, Quy chế hoạt động của Hội đồng, duy trì tốt sinh hoạt của Hội đồng
phối hợp công tác PBGDPL theo định kỳ hàng quý.
Về đội ngũ công chức Tư pháp: Phịng tư pháp huyện Qùy Hợp gồm có 3 biên
chế có trình độ chun mơn là Đại học Luật. Cấp xã có 42 cơng chức Tư pháp –
Hộ tịch được bố trí thực hiện tất cả các nhiệm vụ của ngành tư pháp, trong đó có
cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật. Cán bộ Phòng tư pháp và công chức tư pháp
– Hộ tịch cấp xã là người kết nối phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan để
tổ chức triển khai thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn.
- Đánh giá chung về đội ngũ làm công tác PBGDPL trên địa bàn huyện Qùy
Hợp: Số lượng các thành viên làm công tác PBGDPL ở cấp huyện và cấp xã đáp
ứng được yêu cầu tuyên truyền ở cơ sở và các địa bàn dân cư. Chất lượng của đội
ngũ này không ngừng được nâng lên do đã được tập huấn nghiệp vụ của tỉnh và
huyện mở, có ý thức học hỏi để nâng cao trình độ. Nhờ vậy, hiệu quả cơng tác
tun truyền pháp luật ở cơ sở đạt khá.
2.2.3. Nội dung, đối tượng PBGDPL trên địa bàn huyện Qùy Hợp
2.2.3.1. Nội dung PBGDPL:
Nội dung PBGDPL đã được chú trọng gắn với tùng nhóm đối tượng, phù hợp
với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và yêu cầu của từng ngành,
từng cơ quan, đơn vị. Thời gian qua nội dung PBGDPL trên địa bàn huyện Qùy

Hợp chủ yếu tập trung vào những nhóm cơ bản sau:


- Các văn bản pháp luật vừa mới được ban hành sắp có hiệu lực hoặc mới có
hiệu lực;
- Các văn bản pháp luật có tác động trực tiếp, liên quan thiết thực đến đời
sống người dân trên địa bàn huyện;
- Các văn bản pháp luật mang tính đặc thù gắn với từng ngành và từng đối
tượng cụ thể.
2.2.3.2. Đối tượng PBGDPL
Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của công tác PBGDPL,
huyện Qùy Hợp đã xác định đối tượng PBGDPL trên địa bàn huyện, cụ thể:
- Phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức và
cán bộ chính quyền cơ sở;
- Phổ biến giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân;
- PBGDPL cho thanh thiếu niên, học sinh các trường học đóng trên địa bàn;
- Phổ biến giáo dục pháp luật cho các cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ
trang nhân dân;
- PBGDPL cho cán bộ quản lý, cán bộ cơng đồn và người lao động trong các
doanh nghiệp.
2.2.4. Hình thức PBGDPL chủ yếu trên địa bàn huyện Qùy Hợp.
Phổ biến giáo dục pháp luật ở huyện Qùy Hợp đã được thực hiện dưới nhiều
hình thức phong phú, đa dạng, từ việc sử dụng các hình thức PBGDPL truyền
thống đến sử dụng mạng internet, ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL,
cụ thể kết quả đạt được từ các hình thức PBGDPL như sau:
2.2.4.1. Tuyên truyền miệng
Trong những năm qua, hình thức tun truyền miệng ln được chú trọng và
sử dụng phổ biến trong hoạt động PBGDPL trên địa bàn huyện Qùy Hợp. Kết quả:
Cấp huyện: Thực hiện Kế hoạch PBGDPL hàng năm, Trong 5 năm, từ năm
2016 đến năm 2020, Hội đồng PBGDPL huyện đã mở được 90 lớp tập huấn với

khoảng 10.800 lượt người tham gia.
Cơ sở: Trong 5 năm 2016-2020 đã tổ chức được 630 cuộc tuyên truyền với
75.600 lượt người tham dự
Bên cạnh đó ở các cơ quan, đơn vị, UBND huyện, UBND xã đã Kết hợp sau
các buổi hội nghị, cuộc họp để lồng ghép, phổ biến pháp luật. Hoặc tại buổi chào
cờ hàng tháng các tổ chức ban ngành tranh thủ phổ biến pháp luật của ngành mình.
Từ năm 2016-2020 đã tổ chức được hàng trăm cuộc Hội nghị, cuộc họp...để lồng
ghép PBGDPL.


Nhìn vào số lượng của các cuộc tập huấn, hội nghị cho ta khẳng định rằng
huyện Qùy Hợp đã rất chú ý công tác phổ biến pháp luật, phần nào đã cũng cố,
nâng cao được ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ địa phương cũng như ý thức
pháp luật của người dân. Tuy nhiên, hình thức tuyên truyền này hiệu quả chưa cao,
chưa đáp ứng được yêu cầu. Một phần do trình độ của giảng viên cịn hạn chế, một
phần nhiều người dân không chú ý lắng nghe, thậm chí đã được kêu gọi, khuyến
khích nhưng vẫn khơng tới tham dự.
2.2.4.2. Tuyên truyền phổ biến pháp luât thông qua hệ thống đài truyền
thanh huyện và hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở ; thông qua pa nô, áp phích,
diễu hành, cổ động.
Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của huyện nhận thức rõ rằng: Đây là
một hình thức tuyên truyền mang lại hiệu quả thiết thực, ít tốn kém. Hội đồng
PBGDPL huyện đã chủ trì, phối hợp với các ban nghành đoàn thể, UBND các xã,
tổ chức việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hệ thống loa
truyền thanh, bản tin, pa nô, áp phích, cổ động diễu hành ở các cụm dân cư với văn
bản nội dung pháp luật dễ hiểu.
Trong thời gian qua đài truyền thanh truyền hình huyện đã kịp thời đưa tin các
nội dung liên quan pháp luật xẩy ra trên địa bàn, Năm 2016- 2020 đã xây dựng
được 161 tin bài truyền hình có nội dung tun truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật. Phối hợp với Huyện Đoàn xây dựng phóng sự về gương điển hình thanh niên

tiên tiến phát triên kinh tế, làm giàu chính đáng trên quê hương, gương điển hình
thanh niên làm theo lời Bác.
Các xóm, bản, khối đã tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật qua truyền thanh
của xóm vào thời điểm nhất định trong ngày. Thông thường là vào 5 giờ đến 5 giờ
30 phút chiều hàng ngày. Năm 2016- 2020 đã thực hiện hơn 60.000 lần phát thanh,
đây là một trong những hình thức tun truyền rất hiệu quả.
Ngồi ra Huyện Đồn phối hợp với Trung tâm văn hóa thể thao huyện còn tổ
chức ra quân, diễu hành tuyên truyền luật An tồn giao thơng, diễu hành ngày Mơi
trường thế giới, tuyên truyền tiết kiệm điện, tuyên truyền về tệ nạn ma túy, tệ nạn
xã hội, mua bán người, tuyên truyền đại hội Đảng bộ huyện... hình thức cổ động
bằng xe máy với sự tham gia của hàng trăm đoàn viên, thanh niên.
Năm 2016- 2020 , Huyện Qùy Hợp đã treo hàng nghìn băng rơn, khẩu hiệu,
pano, ap phích lớn nhỏ, tuyên truyền tại các nhà văn hóa khối xóm, các trục đường
giao thơng trong các ngày lễ lớn.
Với các hình thức tuyên truyền này, pháp luật đã đến với người dân bằng con
đường ngắn nhất thơng qua những hình ảnh trực quan sinh động để pháp luật đi
vào lòng dân một cách tự nhiên, khơng gị ép, khơng khó khăn và nặng nề.
PBGDPL qua Đài truyền thanh huyện và hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở là hình
thức PBGDPL ít tốn kém, hiệu quả cao vì hình thức này bảo đảm được tính kịp
thời và cùng một lúc PBGDPL được cho nhiều người nhất là địa bàn vùng sâu,


vùng xa. UBND huyện luôn chú trọng đầu tư và phát huy hiệu quả hình thức này
trong thời gian tới.
2.2.4.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật qua tổ chức cuộc thi tìm
hiểu pháp luật
Thi tìm hiểu pháp luật cũng là một hình thức PBGDPL có hiệu quả mà huyện
Qùy Hợp đã áp dụng. Trên cơ sở Kế hoạch của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, UBND
huyện, Từ Năm 2010- 2020 toàn huyện đã tổ chức, phát động, hưởng ứng được 57
cuộc thi tìm hiểu pháp luật bao gồm cả hình thức thi viết, thi vấn đáp, thi sân khấu

hóa và hình thức thi trực tuyến trên cổng thơng tin điện tử.
Riêng tại địa bàn huyện Qùy Hợp, loại hình sân khấu hóa ln được đặc biệt
hưởng ứng và mong chờ từ phía nhân dân, huyện Qùy Hợp đã tổ chức được các
cuộc thi sân khấu hóa như: Hịa giải viên giỏi, tuyên truyền viên pháp luật giỏi, tìm
hiểu pháp luật về An tồn giao thơng ...
Ủy ban nhân dân huyện Qùy Hợp đã thực hiện tốt các cuộc thi viết: “ Tìm
hiểu Hiến pháp nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013”, cuộc thi: “
Gương sáng thanh thiếu niên chấp hành pháp luật”...Riêng cuộc thi “ Tìm hiểu
Hiến pháp nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013” đã thu hút được
hơn 10.000 người tham gia dự thi.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Qùy Hợp đang tổ chức cuộc thi trực tuyến “tìm
hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2021-2026” trên cổng thông tin điện tử của huyện, cuộc thi đã thu hút
được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, học sinh và các tầng lớp nhân dân
tham gia. Hàng tuần đều có thơng báo cơng khai kết quả cuộc thi và giải thưởng
trên cổng thông tin điện tử của huyện (Tuần thứ nhất có 6.398 người tham gia thi
trong đó có 4.772 lượt trả lời đúng các câu hỏi đạt 75,6%)
Thi tìm hiểu pháp luật, đặc biệt là hình thức sân khấu hóa đã đưa lại hiệu quả
rất cao, người dân hồ hởi hưởng ứng đi xem, bằng hình thức này, các quy định
pháp luật tưởng như khô khan trên văn bản có điều kiện lan tỏa, dễ dàng đi sâu vào
cuộc sống của mỗi cán bộ, nhân dân. Mặc dù vậy, hình thức sân khấu hóa lại là
hình thức phổ biến giáo dục pháp luật khá tốn kém cả về thời gian và kinh phí cũng
như phải có một đội ngũ cán bộ có năng khiếu, kỷ năng hiểu biết về sân khấu điện
ảnh, về kiến thức pháp luật....
2.2.4.4. Phổ biến, giáo dục pháp luật qua việc xây dựng tủ sách pháp luật.
Thực hiện Quyết định 06/2010/ QĐ – TTG của Thủ tướng Chính phủ về xây
dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị, địa phương và sau
một thời gian xây dựng, quản lý, khai thác bước đầu huyện Qùy Hợp đã đạt được
kết quả như sau:
Ở cơ sở hiện nay là có 27 tủ sách, ở cơ quan đơn vị là 46 tủ sách với tổng số

đầu sách là hơn 5.000 đầu sách các loại. Các tủ sách này được đặt ở trung tâm giao


dịch “Một cửa” hoặc tại văn phòng, phòng truyền thống. Hàng năm mỗi tủ sách
được cấp thêm kinh phí 2.000.000 đồng để bổ sung các đầu sách mới. Ngoài ra các
xã, thị đều được cấp số công báo, Tập san pháp luật và Đời sống. Việc sử dụng tủ
sách pháp luật được UBND các xã, thị trấn quản lý, luân chuyển và khai thác có
hiệu quả, tạo điều kiện cho nhân dân, cán bộ đọc và tìm hiểu pháp luật. Năm 2020,
có 821 lượt người mượn đọc.
Hiện nay, Thực hiện Quyết định Số: 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của
Thủ tướng chính phủ về xây dựng, quản lý tủ sách pháp luật, huyện Qùy Hợp đang
triển khai tiếp tục được duy trì, củng cố tủ sách pháp luật tại 14 xã đặc biệt khó
khăn, cịn 7 xã cịn lại đang trong q trình xem xét khơng tiếp tục duy trì Tủ sách
pháp luật cấp xã mà sáp nhập Tủ sách pháp luật thành bộ phận sách, tài liệu pháp
luật của Thư viện hoặc điểm Bưu điện - Văn hóa, Trung tâm học tập cộng đồng.
Thực tế việc khai thác tủ sách pháp luật còn nhiều hạn chế. Do xuất phát từ
bước phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin nên khi cần tìm hiểu nội dung gì
cán bộ và người dân chỉ cần vào internet là đã được giải đáp tất cả. Nên nhu cầu
tìm hiểu các kiến thức từ tủ sách pháp luật của xã là không cao.
2.2.4.5. Phổ biến, giáo dục pháp luật qua hoạt động hòa giải
Hàng năm, Phòng Tư pháp đã tham mưu kịp thời cho UBND huyện có Cơng
văn u cầu các xã, thị trấn kiện tồn tổ hòa giải ở cơ sở theo quy định của Luật
hịa giải ở cơ sở. Hiện nay trên tồn huyện có 207/207 xóm, bản, khối có tổ hịa
giải, với tổng số thành viên là 1.813 người. Thành viên của tổ hịa giải là những
người có uy tín, có kinh nghiệm và tương đối am hiểm pháp luật trong cộng đồng
khu dân cư. Tổ trưởng tổ hòa giải thường là Trưởng xóm, bản, Bí thư xóm, bản;
thành viên của tổ hịa giải là đại diện các ban ngành đoàn thể trong xóm, bản như
Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nơng dân, Đồn thanh niên...Từ khi Luật Hịa
giải ở cơ sở có hiệu lực, tổ hịa giải ở cơ sở được kiện toàn theo đúng quy định của
Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Kết quả hoạt động của tổ hòa giải : Từ năm 2016-2020, tổng số vụ việc tiếp
nhận hoà giải ở cơ sở là 580 vụ việc trong đó hịa giải thành 460 vụ, khơng thành
120 vụ. Thơng qua hịa giải đã kịp thời giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp nhỏ
trong cộng đồng dân cư, góp phần vào việc giữ gìn tình làng nghĩa xóm, hạn chế
các vi phạm pháp luật trên địa bàn. Tuy nhiên, Kinh phí cho hịa giải ở cơ sở gặp
rất nhiều khó khăn do ngân sách cấp xã khơng thể đáp ứng, trong khi đó sự hỗ trợ
của cấp trên chưa có.
2.2.4.6. Phổ biến, giáo dục pháp luật qua hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn
pháp luật.
Thực hiện đề án “Xã hội hóa cơng tác phổ biến pháp luật và Trợ giúp pháp lý”
huyện Qùy Hợp tiếp tục phát triển mạng lưới công tác viên trợ giúp pháp lý, đáp
ứng nhu cầu cho các đối tượng trên địa bàn huyện. Ủy ban nhân dân huyện đã phối
hợp với Chi nhánh số 2 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước của tỉnh Nghệ An


thực hiện việc trợ giúp pháp lý lưu động. Cụ thể Đoàn đã trợ giúp pháp lý cho
những đối tượng đặc biệt có vướng mắc về pháp luật, đồng thời vừa thơng qua hoạt
động đó để phổ biến giáo dục pháp luật cho 14 xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa trên
địa bàn huyện, bình qn mỗi năm có 3 đến 5 xã được trợ giúp pháp lý lưu động.
Bên cạnh đó, khi người dân có nhu cầu, các phịng, ban, ngành, các cơ quan, đơn
vị, đoàn thể trực tiếp tư vấn pháp luật cho người dân tại trụ sở làm việc thông qua
hoạt động chuyên môn.
Nội dung trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật chủ yếu về các lĩnh vực: Đăng ký
quyền sử dụng đất; chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; thực hiện
quyền khiếu nại, tố cáo; chế độ đối với người nghèo, người có cơng với cách
mạng, dân sự, môi trường, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... Hoạt động này đã có
tác dụng thiết thực trong việc trang bị kiến thức pháp luật cho cơng dân, góp phần
giải tõa bức xúc cho một số người do chưa hiểu pháp luật dẫn đến có những thắc
mắc không đúng.
2.2.4.7. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật

Trên địa bàn huyện Qùy Hợp đã thành lập và duy trì hoạt động của 10 câu lạc
bộ pháp luật, đây là một trong những hình thức PBGDPL rất hiệu quả phù hợp với
mọi đối tượng và địa bàn dân cư khác nhau.
Dựa trên tình hình thực tế của địa phương và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của
đối tượng dân cư khác nhau mà các xã, thị trấn đã chủ động thành lập các loại hình
câu lạc bộ pháp luật như: Câu lạc bộ pháp luật, Câu lạc bộ nông dân với pháp luật,
Câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật, Câu lạc bộ thanh niên với pháp luật…. với hơn
500 hội viên. Hầu hết các câu lạc bộ đều thu hút sự tham gia nhiệt tình, trách
nhiệm của các thành viên và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cấp chính
quyền địa phương. Thơng qua các thành viên của câu lạc bộ có nhiều quy định của
pháp luật được tuyên truyền phổ biến đến hội viên và cộng đồng dân cư thông qua
các buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ, qua các buổi nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu
pháp luật, văn hóa văn nghệ…
2.2.4.8. Phổ biến, giáo dục pháp luật bằng hình thức biên soạn và phát
hành tài liệu PBGDPL
Hoạt động biên soạn và phát hành tài liệu PBGDPL ở huyện Qùy Hợp được
các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo thường xuyên, liên tục trong
những năm qua. Ngoài các tài liệu do Sở Tư pháp cấp phát thường xuyên cho
huyện, Hội đồng PBGDPL huyện đã biên soạn và phát hành được hơn 5.000 bộ tài
liệu pháp luật trong 5 năm 2016-2020.
Hình thức tài liệu được biên soạn, phát hành gồm: Đề cương tuyên truyền
pháp luật, tờ rơi, tờ gấp….
Nội dung chủ yếu của tài liệu được biên soạn, phát hành trong thời gian qua
trên địa bàn huyện Qùy Hợp gồm các quy định pháp luật mới ban hành, các quy
định pháp luật gắn bó thiết thực với đời sống nhân dân


×