Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài frankinella intonsa trybon và biện pháp phòng trừ ở nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


























Frankliniella intonsa Trybom












Chuyên ngành : Bo v thc vt
Mã s : 62.62.01.12


: GS.TS. HÀ QUANG HÙNG







 2012
`
i



Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu riêng
của tôi, các số liệu, hình ảnh, kết quả nghiên cứu trong luận án là
trung thực và ch-a đ-ợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận án này đã đ-ợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong
luận án đều đ-ợc ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận án





NCS. Nguyn c Thng











`
ii


Đề hoàn thành luận văn, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp
đỡ tận tình của Giáo sư Tiến sĩ Hà Quang Hùng, bộ Môn Côn trùng, khoa
Nông học trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo cùng tập thể cán bộ

công nhân viên Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong học tập và hoàn thành luận án đúng tiến độ.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Nông
Học, Bộ môn Côn trùng, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp
hay gián tiếp giúp đỡ về chuyên môn, cơ sở vật chất trong việc triển khai các
thí nghiệm nghiên cứu và góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Thanh tra Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban lãnh đạo Viện Khoa học kỹ thuật Nông
nghiệp Bắc Trung Bộ, Ban Giám đốc Cục Bảo vệ thực vật, ban Giám đốc
Trung tâm Giám định Kiểm dịch thực vật và tập thể cán bộ công nhân viên
thuộc các đơn vị đặc biệt Tiến sĩ Hà Thanh Hương, Tiến sĩ Dương Minh Tú,
Thạc sĩ Hoàng Kim Thoa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán
bộ công nhân viên tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ,
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và các bạn bè, sinh viên thực tập tốt
nghiệp để tôi hoàn thành bản luận án này.
Chúng tôi xin ghi nhận những ý kiến giúp đỡ, trao đổi của các thầy co,
các nhà khoa học trong và ngoài nước và các đồng nghiệp trong quá trình
thực hiện đề tài luận án.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cha, mẹ, vợ, con
trai và bạn bè thân thiết đã hết lòng động viên, giúp đỡ rất nhiều cả về tinh
thần và vật chất cho tôi hoàn thành chương trình học tập và luận án nghiên
cứu đề tài này.
Hà nội, ngày 14 tháng 8 năm 2012
Tác giả luận án
NCS. Nguyễn Đức Thắng
`
iii



Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vii
Danh mục hình x
M U 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Điểm mới của luận án 4
NG QUAN TÀI LI KHOA HC CA
 TÀI 5
1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài 5
1.2 Những nghiên cứu về bọ trĩ ở nước ngoài 6
1.2.1 Những nghiên cứu về thành phần loài bọ trĩ 6
1.2.2 Tình hình gây hại của bọ trĩ 8
1.2.3 Những nghiên cứu về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của
bọ trĩ 13
1.2.4 Những nghiên cứu về thiên địch của bọ trĩ 15
1.1.5 Các biện pháp phòng chống bọ trĩ 20
1.3 Những nghiên cứu về bọ trĩ hại cây trồng và bọ trĩ hại lạc ở
Việt Nam 29
1.3.1 Thành phần loài bọ trĩ 29
1.3.2 Tình hình gây hại của bọ trĩ 32
`
iv
1.3.3 Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
của bọ trĩ 32

1.3.4 Những nghiên cứu trong nước về thiên địch của bọ trĩ 33
1.3.5 Nghiên cứu biện pháp phòng chống bọ trĩ hại cây trồng nói
chung, cây lạc nói riêng 34
    M, THI GIAN, VT LI  
PHÁP NGHIÊN CU 37
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 37
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 37
2.2 Vật liệu dụng cụ và hóa chất nghiên cứu 37
2.2.1 Vật liệu nghiên cứu 37
2.2.2 Các dụng cụ nuôi sâu 37
2.2.3 Các dụng cụ pha chế thuốc hóa học 37
2.3 Phương pháp nghiên cứu 38
2.3.1 Điều tra xác định thành phần bọ trĩ hại lạc và thành phần
thiên địch của chúng 38
2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái học của loài bọ trĩ
Frankliniella intonsa Trybom hại lạc tại Nghệ An 40
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài bọ trĩ
Frankliniella intonsa Trybom hại lạc tại Nghệ An 43
2.3.4 Điều tra diễn biến mật độ loài Frankliniella intonsa dưới ảnh
hưởng của một số điều kiện sinh thái tại Nghệ An 45
2.3.5 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của
loài thiên địch 50
`
v
2.3.6 Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trừ bọ trĩ Frankliniella
intonsa Trybom theo hướng quản lý tổng hợp đạt hiệu quả
kinh tế, thân thiện môi trường 51
2.4 Phương pháp định loại mẫu 52
2.4.1 Phương pháp làm tiêu bản mẫu bọ trĩ 52

2.4.2 Phương pháp định loại bọ trĩ 53
2.4.3 Phương pháp mô tả bọ trĩ 54
2.5 Chỉ tiêu theo dõi 54
2.6 Phương pháp tính toán số liệu 55
T QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN 56
3.1 Kết quả nghiên cứu về thành phần loài, phạm vi ký chủ, tác hại
và triệu trứng của bọ trĩ hại lạc 56
3.1.1 Thành phần bọ trĩ gây hại lạc tại Nghệ An 56
3.1.2 Bảng định loại pha trưởng thành cái các loài bọ trĩ hại lạc tại
Nghệ An 59
3.1.3 Đặc điểm hình thái của các loài bọ trĩ hại lạc tại Nghệ An 61
3.2 Đặc điểm sinh học của loài bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom 76
3.2.1 Ký chủ và mức độ gây hại của bọ trĩ Frankliniella intonsa
Trybom 76
3.2.2 Vòng đời và thời gian phát dục của bọ trĩ Frankliniella intonsa
Trybom (Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ năm 2010) 79
3.3 Diễn biến mật độ bọ trĩ hại lạc và các yếu tố ảnh hưởng 82
3.3.1 Ảnh hưởng của giống đến mật độ bọ trĩ F. intonsa 82
3.3.2 Ảnh hưởng của thời vụ đến mật độ bọ trĩ F. intonsa 84
3.3.3 Ảnh hưởng của chân đất đến mật độ bọ trĩ F. intonsa 86
3.3.4 Ảnh hưởng của độ ẩm đất đến mật độ bọ trĩ F. intonsa 88
`
vi
3.3.5 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến mật độ của bọ trĩ
F. intonsa trên ruộng lạc. 89
3.3.6 Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ trĩ 90
3.4 Khả năng sử dụng thiên địch để phòng trừ bọ trĩ F.intonsa hại
lạc tại Nghệ An 92
3.4.1 Thành phần thiên địch của bọ trĩ hại lạc tại Nghệ An 92
3.4.2 Đặc điểm hình thái của loài thiên địch bọ trĩ F.intonsa trên

lạc tại Nghệ An 94
3.4.3 Đặc điểm sinh học của bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri
Poppius 99
3.4.4 Khả năng ăn bọ trĩ F. intonsa của loài bọ xít nâu nhỏ bắt mồi
O. sauteri 106
3.5 Biện pháp phòng chống bọ trĩ hại lạc theo hướng quản lý tổng hợp 107
3.5.1 Luân canh cây trồng 107
3.5.2 Dùng nylon làm hàng rào quanh ruộng 108
3.5.3 Dùng vòi phun nước lên lá 110
3.5.4 Biện pháp sinh học 111
3.5.5 Bước đầu phòng chống loài bọ trĩ hại lạc F.intonsa bằng
biện pháp quản lý tổng hợp 115
3.6 Đề xuất quy trình quản lý tổng hợp bọ trĩ F. intonsa hại lạc 119
KT LU NGH 122
1 Kết luận 122
2 Đề nghị 123
Danh mục các công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án 124
Tài liệu tham khảo 125
Phụ lục 137

`
vii
DANH 

STT
Tên bng
Trang
1.1 Loài bọ trĩ là vectơ truyền bệnh chết chồi cho lạc ở các nước 8
1.2 Bọ trĩ (Thysanoptera) hại một số cây trồng ở Việt Nam 31
3.1 Thành phần bọ trĩ hại cây lạc năm 2008 - 2010 tại Nghệ An 56

3.2 Thành phần loài bọ trĩ hại lạc đã ghi nhận được ở Việt Nam 58
3.3 Kích thước cơ thể các pha phát dục của bọ trĩ Frankliniella
intonsa Trybom (Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ, 2009) 63
3.4 Thành phần cây ký chủ và mức độ gây hại của bọ trĩ F. intonsa
tại Nghệ An năm 2008 76
3.5 Thời gian phát dục của bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom
(Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ năm 2010) 80
3.6 Ảnh hưởng của thời vụ giống lạc L14 đến diễn biến mật độ bọ trĩ
F. intonsa vụ xuân năm 2009 tại Nghi Lộc - Nghệ An 85
3.7 Ảnh hưởng của các công thức luân canh đến diễn biến mật độ
bọ trĩ F.intonsa tại Nghi Lộc - Nghệ An, 2008 90
3.8 Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ trĩ tổng số
(Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ năm 2010) 91
3.9 Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ trĩ hại lạc
(Nghi Lộc - Nghệ An năm 2010) 92
3.10 Thành phần thiên địch của bọ trĩ hại lạc năm 2008 - 2010 tại
Nghệ An 93
3.11 Kích thước các pha phát dục của bọ xít nâu nhỏ bắt mồi
Orius sauteri Poppius (Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ, 2009) 95
`
viii
3.12 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát dục của bọ xít nâu
nhỏ bắt mồi Orius sauteri nuôi trên vật mồi là trứng ngài gạo
(Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ, 2009) 100
3.13 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát dục của bọ xít nâu
nhỏ bắt mồi Orius sauteri nuôi trên vật mồi là trứng nhện đỏ
(Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ, 2010) 101
3.14 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát dục của bọ xít nâu
nhỏ bắt mồi Orius sauteri nuôi trên vật mồi là bọ trĩ non
F. intonsa (Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ, 2010) 102

3.15 Khả năng đẻ trứng của bọ xít nâu nhỏ bắt mồi (Orius sauteri) cái
trên vật mồi khác nhau (Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ, 2011) 106
3.16 Khả năng ăn bọ trĩ F. intonsa của bọ xít nâu nhỏ bắt mồi O.sauteri
(Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ năm 2008) 107
3.17 Mật độ F. intonsa trên giống lạc L14 ở ruộng không có nylon
làm hàng rào và ruộng có nylon làm hàng rào tại Nghi Lộc,
Nghệ An, 2010 109
3.18 Mật độ F. intonsa trên giống lạc L14 ở ruộng tưới nước dạng rãnh
và ruộng tưới nước dạng phun mưa tại Nghi Lộc, Nghệ An, 2010 110
3.19 Diễn biến mật độ F. intonsa và O. sauteri trên ruộng thả bọ xít nâu
nhỏ bắt mồi O. sauteri và không thả thêm bọ xít nâu nhỏ bắt mồi
O. sauteri trong vụ Xuân 2010 tại Viện KHKTNN Bắc Trung bộ 111
3.20 Diễn biến mật độ F. intonsa và O. sauteri trên ruộng thả bọ xít
nâu nhỏ bắt mồi O. sauteri và không thả thêm bọ xít nâu nhỏ bắt
mồi O. sauteri trong vụ Xuân 2010 tại Nghi Lộc, Nghệ An. 113
3.21 Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất lạc xuân 2010 tại Nghị
Lộc, Nghệ An trong việc sử dụng bọ xít nâu nhỏ bắt mồi O.
sauteri để phòng chống bọ trĩ F. intonsa 114
`
ix
3.22 Hiệu quả sử dụng bọ xít nâu nhỏ bắt mồi trong phòng chống bọ
trĩ F. intonsa tại Nghi Lộc, Nghệ An, 2010 114
3.23 Diễn biến mật độ F. intonsa trên 2 mô hình canh tác khác nhau
tại Nghi Lộc, Nghệ An, 2010 115
3.24 Diễn biến mật độ O. sauteri trên 2 mô hình tại Nghi Lộc, Nghệ
An, 2010 117
3.25 Hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý tổng hợp lạc 118

`
x

H

STT
Tên hình
Trang
1.1 Một số hình ảnh triệu chứng gây hại của bọ trĩ 12
1.2 Mô hình nuôi cá thể bọ trĩ của Hà Quang Hùng (2005) 41
1.3 Mô hình nuôi tập thể bọ trĩ Hà Quang Hùng (2005) 42
2.1 Ghi nhãn tiêu bản mẫu bọ trĩ 53
3.1 Đặc điểm hình thái của Frankliniella intonsa (Trybom) 64
3.2 Đặc điểm hình thái của Frankliniella schultzei Trybom 65
3.3 Đặc điểm hình thái của Megalurothrips usitatus Bagnall 66
3.4 Đặc điểm hình thái của Megalurothrips sjostedti Trybom 69
3.5 Đặc điểm hình thái của Scirtothrips dorsalis Hood 70
3.6 Đặc điểm hình thái của Thrips palmi Karny 71
3.7 Đặc điểm hình thái của Thrips tabaci Lindeman 72
3.8 Đặc điểm hình thái của Thrips hawaiiensis Morgan 73
3.9 Đặc điểm hình thái của Haplothrips gowdeyi Franklin 74
3.10.a Mặt trước lá không bị hại 77
3.10.b Mặt trước lá bị hại bởi F.intonsa 77
3.11.a Mặt sau lá không bị hại 78
3.11.b Mặt sau lá bị hại bởi F.intonsa 78
3.12.a Hoa không bị hại 78
3.12.b Hoa bị gây hại bởi F. intonsa 78
3.13.a Cây không bị hại 78
3.13.b Cây bị gây hại bởi F. intonsa 78
3.14.a Ngọn không bị bọ trĩ hại 79
3.14.b Ngọn bị bọ trĩ hại bởi F. intonsa 79
`
xi

3.15 Ảnh hưởng của giống lạc đến diễn biến mật độ bọ trĩ F. intonsa
trên hoa tại Nghi Lộc - Nghệ An (năm 2009) 82
3.16 Ảnh hưởng của giống lạc đến diễn biến mật độ bọ trĩ F. intonsa
trên lá lạc tại Nghi Lộc - Nghệ An (năm 2009) 83
3.17 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số hại lạc tại Nghi Lộc - Nghệ An
vụ Xuân 2008 84
3.18 Diễn biến mật độ bọ trĩ F.intonsa trên ba chân đất khác nhau
theo các giai đoạn sinh trưởng của cây lạc (năm 2008) 87
3.19 Diễn biến mật độ bọ trĩ trên ruộng cao và ruộng trũng tại Viện
Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ năm 2008 88
3.20 Trưởng thành Orius sauteri Poppius 95
3.21 Trưởng thành Orius minutus Linnaeus 97
3.22 Trưởng thành Orius similis Zheng 97
3.23 Trưởng thành Amphiareus obscuriceps Hiura 97
3.24 Trưởng thành Campylomma chinensis Schuh 97
3.25 Trưởng thành Micraspis discolor Schuh 98
3.26 Trưởng thành Paederus fuscipes Curtis 98
3.27 Trưởng thành Ceranisus sp 98
3.28 Trưởng thành Amblyseius sp 98
3.29 Thời gian phát dục của bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri ở
các điều kiện thức ăn khác nhau, nhiệt độ 25
0
C và ẩm độ 70%
(Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ, 2010) 104
3.30 Thời gian phát dục của bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri ở
các điều kiện thức ăn khác nhau, nhiệt độ 30
0
C và ẩm độ 70%
(Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ, 2010) 105
3.31 Diễn biến mật độ F. intonsa trên giống lạc L14 có chế độ luân

canh khác nhau tại Nghi Lộc, Nghệ An, 2009 108

`
1


1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây lạc (Arachis hypogaea Linnaeus) là cây công nghiệp ngắn ngày,
cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, đồng thời là cây cải tạo đất tốt. Chính vì
vậy nhu cầu sản xuất lạc trên thế giới và Việt nam ngày càng tăng. Nghệ An
là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền
Trung với 21,9 nghìn ha [15].
Hiện nay sản xuất lạc ở Nghệ An và nhiều vùng trồng lạc ở nước ta
còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi do làm ảnh hưởng đến năng xuất,
phẩm chất lạc; trong đó vấn đề trở vấn đề trở ngại nhất là làm thế nào phát
hiện sâu hại nói chung, bọ trĩ nói riêng, nẵm vững đặc điểm sinh học, sinh
thái của loài sâu hại chính, từ đó đề xuất biện phát phòng trừ sâu hại lạc một
cách hợp lý.
Thực tế cho thấy sản xuất lạc vụ xuân ở Nghệ An và những vùng trồng
lạc ở nước ta khi phòng chống bọ trĩ lạc người sản xuất mới sử dụng biện
pjaps hóa học là chủ yếu song vẫn khó kiểm soát được sự phát sinh gây hại
của bọ trĩ, đồng thời lại giết chết nhiều loại thiên địch của chúng, tăng tính
quen và chống thuốc hóa học của bọ trĩ. Số lần phun thuốc đầu vụ có xu hướng
tăng lên và làm tăng nguy cơ bùng phát các loài sâu hại khác. Điều này đi ngược
lại với quan điểm IPM. Sau thời gian sử dụng thuốc bảo vệ thực vật liên tục,
thiếu hiểu biết, con người đã làm cho nhiều loại thiên địch của sâu hại nói
chung, bọ trĩ nói riêng bị chết, sâu hại được tự do phát sinh, phát triển mạnh
tạo lên những vụ dịch nghiêm trọng, khó lường. Điều này cho thấy con người
đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sâu, nhện hại bùng phát gây thành
dịch trong đó có bọ trĩ.

Bọ trĩ (Bộ Thysanoptera) là côn trùng nhỏ bé, mảnh mai với đôi cánh
`
2
tua (từ tiếng Hy Lạp thysanos (rìa) + pteron (cánh)). Bọ trĩ gây hại trên nhiều
loài cây trồng bao gồm hơn 50 loài cây trồng thuộc 20 họ khác nhau (Wang.
and Y.I Chu., 1986) [85]. Những cây trồng thường được thông báo là bị hại
nặng như: lạc, ớt, khoai tây, thuốc lá, lạc, cây họ cà và cây họ đậu. Bọ trĩ là
dịch hại chủ yếu trên lá của dưa hấu, lạc dưa chuột và ớt ở Hawaii. Cho đến
nay khoảng 5.000 loài bọ trĩ đã được mô tả.
Theo Inoue et.al., (2001) [51]. Bên cạnh sự gây hại trực tiếp trên cây
trồng, bọ trĩ còn tạo ra các vết thương làm tăng khả năng nhiễm bệnh của cây,
đặc biệt chúng là môi giới truyền bệnh virut từ cây này sang cây khác.
Ở Việt nam nghiên cứu về loài bọ trĩ hại cây trồng nói chung, cây lạc
nói riêng còn rất hạn chế, cho đến nay mới chỉ có một vài công trình nghiên
cứu về bọ trĩ hại cây trồng như: (Phạm Thị Vượng, 1998 [16]; (Hà Quang
Hùng, 2000 [5]). Yorn Try (2008) [17], Hà Quang Dũng (2008) [4] Hơn nữa
những nghiên cứu này chỉ dừng ở điều tra cơ bản như xác định thành phần,
bước đầu tìm hiểu về đặc điểm sinh học sinh thái của một số loài bọ trĩ chính
gây hại đậu rau, bông, cây có múi.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất lạc hiện nay, việc nghiên cứu thành
phần, đặc tính sinh học, sinh thái của loài bọ trĩ chính, từ đó đề xuất biện
pháp phòng chống bọ trĩ có hiệu quả theo hướng quản lý tổng hợp sâu hại
lạc, đặc biệt ứng dụng biện pháp sinh học là rất cần thiết. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên
địch của chúng, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài
Frankliniella intonsa Trybom và biện pháp phòng trừ ở Nghệ An”
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1 Mục đích của đề tài
Trên cơ sở xác định thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng,
đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ chính hại lạc tại Nghệ An và vai trò

`
3
của loài thiên địch có ý nghĩa trong điều hòa số lượng bọ trĩ hại lạc, từ đó đề
xuất biện pháp phòng trừ bọ trĩ theo hướng quản lý tổng hợp (IPM) tại Nghệ
An đạt hiệu quả kinh tế, thân thiên với môi trường.
2.2 Yêu cầu của đề tài
- Điều tra xác định thành phần bọ trĩ hại lạc và thành phần thiên địch
của chúng tại Nghệ An.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của loài bọ trĩ Frankliniella
intonsa Trybom hại lạc tại Nghệ An.
- Điều tra diễn biến số lượng loài Frankliniella intonsa Trybom dưới
ảnh hưởng của một số điều kiện sinh thái tại Nghệ An.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài bọ xít nâu nhỏ bắt
mồi Orius sauteri Poppius ăn thịt bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom tại
Nghệ An.
- Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trừ bọ trĩ Frankliniella intonsa
Trybom theo hướng quản lý tổng hợp đạt hiệu quả kinh tế, thân thiện môi
trường.
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp dẫn liệu khoa học khá đầy đủ về thành phần bọ trĩ hại lạc.
Bổ sung 2 loài bọ trĩ vào thành phần loài sâu hại lạc ở Việt Nam.
- Bổ sung dữ liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái học, phạm vi ký chủ
của loài bọ trĩ F. intonsa hại lạc và các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến số
lượng của chúng, làm cơ sở phát hiện kịp thời sự gây hại của bọ trĩ trên lạc và
các loài thiên địch của chúng.
- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên, cán bộ nghiên cứu ở Trường Đại
học, Viện nghiên cứu, cho cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật về bọ trĩ hại lạc.

`

4
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Nhận biết được các loài bọ trĩ hại lạc, tình hình gây hại và phát sinh
của loài bọ trĩ F. intonsa trên cây lạc ở Nghệ An và vùng phụ cận.
- Phát hiện kịp thời các loài thiên địch của bọ trĩ F. intonsa hại lạc và vai
trò của loài có ý nghĩa trong điều hòa số lượng bọ trĩ.
- Đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp phòng chống bọ trĩ F. intonsa hại
lạc ở Nghệ An và thực hiện mô hình phòng chống chúng đạt hiệu quả kinh tế,
thân thiện với môi trường.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các loài bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng tại Nghệ An.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ trĩ chính
hại lạc và loài thiên địch có ý nghĩa.
- Nghiên cứu biện pháp quản lý tổng hợp bọ trĩ F. intonsa hại lạc ở Nghệ An.
5 Điểm mới của luận án
- Xác định được 9 loài bọ trĩ hại cây lạc tại Nghệ An trong đó ghi nhận
mới 2 loài bọ trĩ Megalurothrips sjostedi và Haplothrips gowdeyi
- Cung cấp nhiều dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh học, sinh
thái của bọ trĩ Franklinella intonsa và bọ xít bắt mồi Orius sauteri
- Bước đầu xây dựng và đề xuất quy trình quản lý tổng hợp (IPM) cho
bọ trĩ hại trên cây lạc tại Nghệ An

`
5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI


1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, Bọ trĩ (Thrips) đã trở thành sâu
hại nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng, bởi lẽ tuy cơ thể nhỏ bé nhưng bọ trĩ
có khả năng phát tán dũa hút dịch của lá, nụ hoa và quả non gây thành những
dịch hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, phẩm chất cây trồng;
gián tiếp là véc - tơ truyền bệnh virus, vi khuẩns cho cây. Để phòng chống
chúng, người nông dân mới chỉ sử dụng biện pháp hóa học một cách liên tục
thiếu hiểu biết đã dẫn đến hiện tượng bọ trĩ quen và kháng thuốc, đồng thời
tiêu diệt hầu hết các loài thiên địch của bọ trĩ - một lực lượng sinh vật có ích
quan trọng góp phần điều hòa số lượng quần thể bọ trĩ trong mỗi hệ sinh thái
nông nghiệp, điều đó dẫn đến sự bùng phát số lượng của một số loài bọ trĩ
chủ yếu.
Hiện nay ở nước ta những nghiên cứu về loài bọ trĩ hại cây trồng nói
chung, cây lạc nói riêng còn rất hạn chế, cho đến nay mới chỉ có một vài
công trình nghiên cứu về bọ trĩ hại cây trồng như: (Phạm Thị Vượng, 1998
[16]; (Hà Quang Hùng, 2000 [5]); Yorn Try (2008) [17], Hà Quang Dũng
(2008) [4] Hơn nữa những nghiên cứu này chỉ dừng ở điều tra cơ bản như xác
định thành phần, bước đầu tìm hiểu về đặc điểm sinh học sinh thái của một
số loài bọ trĩ chính gây hại đậu rau, bông, cây có múi. Do đó. đề tài tập trung
nghiên cứu những vấn đề nêu trên để góp phần tăng sự hiểu biết về khả năng
ứng dụng các biện pháp phòng chống đối tượng này phục vụ phát triển sản
xuất các vùng trồng lạc ở Nghệ An nói riêng và nước ta nói chung.
`
6
1.2 Những nghiên cứu về bọ trĩ ở nước ngoài
1.2.1 Những nghiên cứu về thành phần loài bọ trĩ
Mound L.A.(1997) [65], chỉ rõ hầu hết các loài bọ trĩ gây hại trong bộ
cánh tơ tập trung trong họ Thripidae với khoảng 1.700 loài, phân bố khắp thế
giới. Các loài bọ trĩ là dịch hại trên cây trồng thuộc 2 giống Thrips và
Liothrips là những giống lớn nhất trong bộ cánh tơ. Trong đó số loài của mỗi

giống là: Thrips khoảng 275 loài, Liothrips khoảng 255 loài, Haplothrips
khoảng 230 loài và Franklinella khoảng 175 loài.
Theo Chen W.S. and F.I Chang (1987) [32], đã tìm thấy 156 loài bọ trĩ ở
Đài Loan trong đó có 70 loài gây hại trên cây trồng. Riêng trên cây rau (Wang
C.L. 1989) [86] cho rằng có 27 loài bọ trĩ.
Theo Bryan P. B. (1975) [29], cho rằng có khoảng 600 loài bọ trĩ đã được
tìm thấy ở Bắc Mỹ. Liliana. V.O. (1985) [59] phát hiện ở Rumani có khoảng
203 loài, Pelikans J. (1985) [69] chỉ rõ ở Mongolia có 84 loài, tại Úc đã phát
hiện được 422 loài thuộc bộ cánh tơ; trong đó có 8 loài mới phát hiện là
Frankniella williamsi, Stenchaetothrips biformis, Thrips tabaci và Frankniella
schultzei là những loài gây hại ở đầu vụ. Forrester N.W. and A.G.L. Wilson,
(1988) [38] và Thrips tabaci và Frankniella schultzei là những loài phổ biến
nhất, Wilson L.J. and L.R. Bauer (1993) [89].
Tại Ấn Độ, nhiều công trình nghiên cứu chỉ rõ có tới 82 loài bọ trĩ chủ
yếu gây hại trên 76 loại cây trồng khác nhau. Các nhà khoa học đã phát hiện
bọ trĩ Thrips flavus có mặt và gây hại trên 70 loại cây trồng thuộc 26 họ thực
vật khác nhau (dẫn theo Phạm Thị Vượng, 1998) [16]. Công trình nghiên cứu
của Ananthakrishan T.N. (1984) [21] nêu rõ bọ trĩ Scitothrips dorsalis gây
hại nghiêm trọng trên lạc làm thất thu năng suất trung bình 29,3%, gián tiếp
bọ trĩ còn trở thành vectơ truyền bệnh vius cho lạc và một số cây trồng khác.
Theo Hua et al., (1997) [49], khi nghiên cứu về các loài bọ trĩ chủ yếu
`
7
hại cây hoa ở phía nam Đài Loan, đã xác định trên hoa hồng có 7 loài bọ trĩ
đó là: Haplothrips chinensis Priesner, Rhipiphorothrips cruentatus Hood,
Franklniella intonsa Trybom, Microcephalothrips abdominalis Crawford,
Scirtothrips dorsalis Hood, Thrips hawaiinensis Morgan và Thrips tabaci
Linderman. Trên hoa cúc có 5 loài bọ trĩ, bao gồm: F. intonsa, M.
abdominalis, T. hawaiiensis và T. tabaci và T. palmi Chu Y.I (1987) [35].
Theo Wang C.L. and Y.I. Chu 1986)[85] cho thấy bọ trĩ gây hại trên

nhiều loài cây trồng bao gồm hơn 50 loài cây trồng thuộc 20 họ khác nhau.
Những cây trồng thường được thông báo là bị hại nặng như: lạc, ớt, khoai
tây, thuốc lá, lạc, cây họ cà và cây họ đậu. Bọ trĩ là dịch hại chủ yếu trên lá
của dưa hấu, lạc, dưa chuột và ớt ở Hawaii.
Khi điều tra thành phần bọ trĩ hại trên lạc tại ICRISAT, Ranga Rao
G.V and J.A. Wightman (1993) [71] cho biết có tới 3 loài bọ trĩ là sâu hại chủ
yếu cho lạc, tỷ lệ giữa các loài ở các giai đoạn sinh trưởng như sau:
- Giai đoạn trước nở hoa, và nở hoa loài Frankliniella intonsa chiếm
ưu thế tới 72% số bọ trĩ, loài Scirtothips dorsalis chiếm hàng thứ 2 tới 23%,
sau đó là loài Frankliniella schultzei chiếm 5%.
- Sau giai đoạn nở hoa, loài Scirtothips dorsalis chiếm 93%,
Frankliniella intonsa chiếm 6%, Frankliniella schultzei chiếm 1%.
Năm 1949, bệnh chết chồi lần đầu tiên được ghi nhận ở Ấn Độ. Cho
tới cuối năm 1960 người ta mới thấy rõ vai trò gây hại kinh tế của bệnh này
với 100% diện tích lạc bị bệnh ở hầu hết các vùng trồng lạc của Ấn Độ (Ranga
Rao and J.A. Wightman (1993) [71]. Trong các nghiên cứu khác, các tác giả
đều cho biết, bọ trĩ được coi là một trong các vectơ nguy hiểm, truyền nhiều
bệnh virus cho cây trồng Bailey S.F (1935) [25]; Amin P.W (1980) [18].
Trên cây lạc, Amin P.W and J.M Palmer (1985) [19] đã công bố kết
quả phân loại 4 loài bọ trĩ hại lạc tại Ấn Độ là: Frankliniella intonsa,
`
8
Scirtothrips dorsalis, Megalurothrip usitatus và Caliothrips indicus. Sau đó
tác giả Palmer et al., (1990) [68] đã phát hiện thêm 5 loài bọ trĩ nữa đó là
Megalurothrip usitatus, Scirtothrips aurantti, Scirtothrips oligochaetus,
Thrips palmi, Thrips setosus hại trên cây lạc ở Châu Á, Nam Phi, Malawi, ấn
Độ, Úc, New Zealand, New Guinea, Nhật Bản và Triều Tiên.

STT



1
Thrips tabaci (Liderman)
Mỹ, Canada
2
Thrips palmi (Karny)
Ấn Độ, Nhật Bản
3
Frankliniella schultzei (Trybom)
Ấn Độ, Mỹ
4
Frankliniella fusca (Hinds)
Mỹ, Canada
5
Frankliniella occidentatis (Pergande)
Mỹ, Canada
6
Scirtothrips dorsalis (Hood)
Ấn Độ
(Nguồn: Ranga Rao et al.,, 1993) [81]
Ananthakrishan, (1984) [20] cho biết trong các loài bọ trĩ hại có 5 loài gây
hại trên lạc là: Caliothrips impurus (Priesner), Frankliniella intonsa (Trybom),
Frankliniella schultzei (Trybom) và Hydatothrips ramaswamiahi (Karny).
1.2.2 Tình hình gây hại của bọ trĩ
Thrips palmi và Frankliniella intonsa (Trybom), phân bố khắp vùng
Châu Á - Thái Bình Dương. Những cây trồng thường bị chúng gây hại
nghiêm trọng là: lạc, hạt tiêu, khoai tây, thuốc lá, dưa chuột, dưa hấu, bí ngô,
đậu trắng, đậu răng ngựa, đậu đũa, đậu xanh, đậu tương, hoa cúc, bông, hoa
anh thảo, thược dược, bầu hoa lan, vừng, khoai lang… Bên có mặt trên hên
50 loài cây thuộc hơn 50 họ thực vật Wang C.L. and Y.I. Chu (1986) [85].

Loài bọ trĩ Frankliniella occidentalis hại trên hoa hồng, hoa cẩm chướng,
hoa cúc. Người ta cũng phát hiện thấy bọ trĩ là véc tơ quan trọng truyền bệnh virus
`
9
(TSWV) trên cây ớt ở Malaysia. (dẫn theo Hà Quang Hùng và cộng sự (2005) [7])
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Atakan E. and A. Faruk (2001) [24] qua điều tra sơ bộ
thiệt hại do Franklniella intonsa gây ra trên cây bông ở bang Cukurova, số
lượng lớn bọ trĩ tấn công vào hoa (350 con/hoa) có thể gây rụng quả non khoảng
70% và lên tới 80-90% (mật độ đạt 101-150 con/hoa).
Những công trình nghiên cứu về bọ trĩ hại cây trồng ở Thái Lan cho
thấy trên rau họ hoa thập tự thường ít bị bọ trĩ gây hại hơn những loại rau lấy
quả như cà chua, mướp, lạc, ớt. Những loại bọ trĩ chính hại rau ở Thái Lan
gồm, Frankliniella intonsa (Trybom), Scirtotprips dorsalis, Thrips
parvispinus, Thrips tabaci, Haplothrips floricola và Thrips flavus. (dẫn theo
Hà Quang Hùng và cộng sự (2005) [7])
Ở Đông Nam Á loài bọ trĩ Thrips palmi phát hiện như một loài mới bởi
Karny vào 1925 sau khi ông thu mẫu loài bọ trĩ này gây hại trên cây thuốc ở
Sumatra-Indonesia, sau đó Dammerman 1929 cũng đã chỉ ra rằng Thrips palmi
là loài bọ trĩ phổ biến nhất trên đảo Java và Sumatra ở Indonesia. Tỷ lệ nhiễm
hại trên các cây trồng khác và vụ dịch của loài bọ trĩ này chưa được thông báo ở
các nước Đông Nam châu Á, cho đến tận khi công bố về vụ dịch của Thrips
palmi trên dưa hấu xuất hiện ở Philippines vào năm 1977, vài năm sau đó
Nidena (1980) đã thông báo vụ dịch của loài bọ trĩ Thrips palmi gây hại trên
80% cây dưa hấu ở miền trung đảo Luzon và laguna Philippines. Sichmutterer
1978 đã thông báo vụ dịch của bọ trĩ Thrips palmi xuất hiện trên cây bông ở một
số vùng trồng bông của Philippines vào năm 1978. Tới năm 1983 Thrips palmi
vẫn là sâu hại nguy hiểm trên bông ở nước này. Theo Wanjboonkong năm 1981
nêu rõ Thrips palmi đó trở thành sâu hại trên cây bông và gây thành dịch trên
một số diện tích trồng bông ở Thái Lan vào năm 1978 và 1979. (dẫn theo Hà
Quang Hùng và cộng sự (2005) [7]

Theo Wang C.L. and Y.I. Chu (1986) [85] chỉ rõ bọ trĩ gây hại trên
nhiều loài cây trồng bao gồm hơn 50 loài cây trồng thuộc 20 họ khác nhau.
`
10
Những cây trồng thường được thông báo bị hại nặng như: lạc, ớt, khoai tây,
thuốc lá, lạc, cây họ cà và cây họ đậu. Bọ trĩ là dịch hại chủ yếu trên lá của
dưa hấu, lạc dưa chuột và ớt ở Hawaii
Ananthakrishnan T.N. (1984) [20] đã liệt kê danh sách 82 loài bọ trĩ
quan trọng, hại trên 76 loài cây trồng khác nhau, trong đó có nhiều loài đa
thực, hại trên cây họ đậu và các cây có dầu trong đó có cây lạc.
Ở Đài Loan theo công bố của Chen L.S (1987) [31] có tới 156 loài bọ
trĩ được phát hiện trên những cây trồng khác nhau, trong số đó có 70 loài gây
hại và chỉ có 11 loài là phổ biến, thường xuyên xuất hiện.
Nghiên cứu phổ ký chủ của giống Frankliniella của Mau R.F.L. and J.L.
Martin (1993) [64] cho biết chúng có mặt trên 500 loài cây thuộc 50 họ thực
vật, trong đó có nhiều loài cây trồng nông nghiệp và hoa cây cảnh. Các cây
trồng bị tấn công bởi bọ trĩ gồm có: cây họ đậu, ớt, dưa chuột, lạc, rau diếp,
hành, cà chua và dưa hấu Robert et al., (1990) [75], sau đó lan rộng tới quần đảo
Canary, Bournier J. P. 1987 [31].
Đối với cây lạc, kết quả nghiên cứu tại vùng Hyderabad, Ấn Độ trong
vụ khô 1980-1981 và 1982 - 1983 cho biết năng suất lạc quả giảm 17 %,
năng suất chất xanh giảm 30% do bọ trĩ gây ra (Ranga Rao G.V and J.A.
Wightman (1993) [71]. Tuy nhiên mức độ thiệt hại còn tuỳ thuộc vào tình
trạng cây trồng, giống, điều kiện thời tiết, Theo Ananthakrishnan T. N
(1969) [20] tại một số vùng lạc ở Ấn Độ loài Scirtothrips dorsalis,
Frankliniella intonsa làm giảm năng suất lạc quả 29%. Trong một nghiên
cứu khác của Ranga Rao G.V and J.A. Wightman (1993) [71] về nhóm sâu
chích hút hại trên lạc cho thấy, nhờ phòng trừ bọ trĩ khi mật độ cao tại giai
đoạn cây con bằng thuốc nội hấp làm cho năng suất lạc tăng từ 17 - 40 %.
Còn tác giả Smith J.W. and C.S. Barfield (1982) [80] nhờ phòng trừ được bọ

trĩ gây hại mà lạc tại Brazil tăng năng suất từ 35 - 50 %.
`
11
Theo Chang (1987) [30] khi nghiên cứu về bọ trĩ trên các cây có củ, cây
họ đậu và cây ngũ cốc, để đưa ra bảng liệt kê các loài bọ trĩ quan trọng và chỉ
ra rằng bọ trĩ là dịch hại nguy hiểm, là vectơ truyền bệnh vi khuẩn, nấm và
virus cho cây trồng.
Theo Inoue et al., (2001) [51], virut TSWV được truyền bởi 6 loài bọ trĩ:
F. occidentalis, F. intonsa, T. tabaci, T. setosus, T. palmi và T. hawaiinensis,
do chúng có khả năng tích luỹ protein N của TSWV trong cơ thể
Những bệnh chết chồi do virus lan truyền rộng rãi ở nhiều quốc gia
trồng lạc trên thế giới mà cho đến nay người ta biết là do bọ trĩ truyền bệnh.
Ghanekar et al., (1978) [41] cho biết, loài bọ trĩ Scitorthrip dorsalis là vectơ
lan truyền bệnh. Sau đó Amin, P.W (1980) [18] thông báo vectơ truyền bệnh
gồm cả loài Scitorthrips dorsalis và Frankliniella schultzei, Frankliniella
intonsa gây nên, nhưng loài Scirtothrips dorsalis có khả năng truyền bệnh ít
hơn loài Frankliniella schultzei. Tới những năm sau thì Palmer et al., (1990)
[68] đã phát hiện ra loài Thrips palmi là đối tượng chính truyền bệnh chết
chồi lạc. Điều này Syed, (1996) [82] kiểm chứng trên các loài bọ trĩ:
Scirtothrips dorsalis, Frankliniella schultzei, Frankliniella intonsa và Thrips
palmi. Bọ trĩ được xem là dịch hại nguy hiểm bởi sự có mặt và gây hại của
chúng buộc người dân phải phun thuốc hoá học mà lẽ ra không cần thiết phải
phòng trừ. Hậu quả của nó là làm bùng phát dịch hại khác do mất cân bằng
sinh học (Lynch et al., 1986) [61]; Ranga Rao G.V. and T.G. Shanower
(1998) [73].
* Triệu chứng gây hại của bọ trĩ
Có 60% loài bọ trĩ hại hoa và lá; 40% loài bọ trĩ chỉ ăn nấm; một vài
loài bọ trĩ bắt mồi.
`
12





Triệu chứng gây hại của bọ
trĩ trên cây sắn
Triệu chứng gây hại của
Scirtothrips dorsalis trên ớt
Triệu chứng gây hại của
F. intonsa trên bí



Triệu chứng gây hại của
F. intonsa trên ớt

Triệu chứng gây hại của bọ
trĩ trên hạt lúa mạch

Bọ trĩ gây hại hạt cỏ dại



Triệu chứng bọ trĩ hại Citrus


Triệu chứng gây hại
của
Thrips palmi
trên cà

Triệu chứng gây hại
của bọ trĩ trên bông lúa mạch
Hình 1.1. Một số hình ảnh triệu chứng gây hại của bọ trĩ
(Nguồn. Laurence A. Mound và Hà Thanh Hương)
`
13
1.2.3 Những nghiên cứu về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của bọ trĩ
Theo Heming, 1993 [46]; Kirk, 1995 [54]) bọ trĩ dũa hút cây cỏ, phấn
hoa và các lạp lục, thu hoạch từ các lớp biểu bì bên ngoài các tế bào thịt lá.
Theo Lewis, 1973 [57] bọ trĩ còn gây hại chồi và đỉnh sinh trưởng.
Chúng thường dũa hút dọc theo gân lá và cánh hoa.
Khi nghiên cứu đặc tính sinh học của bọ trĩ, Bournier (1987) [27]. Thời
gian phát dục của trứng thay đổi từ vài ngày đến vài tuần tuỳ theo điều kiện
thời tiết và khí hậu (3-20 ngày). Sâu non có 2 tuổi, sâu non tuổi 1 lột xác sang
tuổi 2 sau vài ngày (3 hoặc 4 ngày phụ thuộc vào điều kiện khí hậu). Sau 5-
12 ngày sự hoá nhộng có thể xảy ra ở đỉnh sinh trưởng hoặc trong các khe
nhỏ ở trên cây, tại đó kén được tạo thành (họ Aelothripidae) hoặc bằng cách
rơi xuống đất và hoá nhộng trong đất ở độ sâu khoảng 2-25 cm tuỳ thuộc vào
loại đất. Thời gian từ tiền nhộng chuyển sang nhộng khoảng 1-3 ngày và
cũng sau một khoảng thời gian 1-3 ngày nhộng hoá trưởng thành (bộ phụ
Terebrantia) hoặc chuyển sang giai đoạn nhộng thứ hai (bộ phụ Tululifera).
Bọ trĩ trưởng thành có thể sống từ 8-25 ngày.
Theo Mau R.F.L. and J.L. Martin (1993) [64], và Chen et al., (1987)
[32], quần thể bọ trĩ đạt cao nhất trong các tháng mùa xuân và mùa hè, giảm
vào mùa mưa và mùa đông. Biến động số lượng của chúng chịu ảnh hưởng
của điều kiện thời tiết, khí hậu đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa, điều kiện
ẩm ướt kéo dài không thuận lợi cho sự phát triển của chúng.
Chiu (1987) [34], các loài bọ trĩ rất mẫn cảm với sự thay đổi của môi
trường và chỉ có thể phát sinh, phát triển dưới những điều kiện khí hậu đặc thù.
Theo Martin J.L and R.F.L. Mau (1992) [62]; Lipa (1999) [60], vòng đời

của Thrips palmi kéo dài 17 - 27 ngày ở nhiệt độ 19 - 22
0
C.
Mật độ bọ trĩ trên các cây trồng hàng năm phụ thuộc vào nguồn bọ trĩ
trên các cây ký chủ phụ. Mật độ bọ trĩ trên các cây trồng ngắn ngày phụ

×