Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tổng quan về công nghệ RFID, giải pháp ứng dụng nâng cao chất lượng quản lý, khai thác và sử dụng tài liệu tại thư viện đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo và nghiên cứu khoa học tại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.89 KB, 13 trang )

số đặc biệt CHUYÊN Đề về ĐàO TạO y khoa dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra - 2021

TNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ RFID, GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO
VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y
Trần Thị Hường1
TĨM TẮT
Ứng dụng cơng nghệ thơng tin (CNTT) trong khai thác sử dụng thư viện là nhu cầu rất cần
thiết giúp bạn đọc tra cứu tài liệu một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và tiện lợi, góp
phần đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Học viện Quân y
(HVQY). Ứng dụng CNTT trong Thư viện là sử dụng các trang thiết bị hiện đại, các phần mềm
ứng dụng hỗ trợ tra cứu tìm tin, thiết bị chuyên dụng sử dụng trong hoạt động nghiệp vụ. Việc
xây dựng hệ thống Thư viện điện tử, Thư viện số, mạng tra cứu tìm tin qua mạng Misten và
mạng Internet có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bạn đọc đến tra cứu tài liệu. Tuy nhiên, việc
mượn, trả, sắp xếp tài liệu, kiểm kê... cần nhiều thời gian và nhân lực; việc quản lý tài liệu tại
các kho mở, các phòng đọc chuyên biệt để tránh bị thất thoát tài liệu với nhiều lý do còn hạn
chế. Để thuận tiện và giải quyết được các vấn đề bất cập trên, chúng tôi đưa ra một số giải
pháp ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) với hệ thống thơng minh, tính
năng chun dụng đã và đang giải quyết những khó khăn và thách thức nêu trên. Với tính năng
“lưu thơng - an ninh - kiểm kê”, RFID tối ưu hóa quỹ thời gian của nhân viên, đem lại sự thuận
tiện, đảm bảo tính riêng tư và nâng cao tính chủ động của bạn đọc. Ứng dụng công nghệ RFID
vào trong thư viện thực sự đã và đang đem đến những lợi ích trước mắt và lâu dài cho quy
trình quản lý thư viện hiện đại, cho phép “truy tìm dấu vết” của các tài liệu xếp sai vị trí, tự động
mượn trả, gia tăng an ninh thư viện.
* Từ khóa: Cơng nghệ RFID; Tài liệu thư viện; Ứng dụng công nghệ thông tin.

Overview of RFID Technology, Application Solution to Enhance
the Quality of Management, Exploitation, and Use of Documents at
The Library to Meet Requirements for Innovation of Training and
Scientific Research at Vietnam Military Medical University


Summary
The application of information technology (IT) in the exploitation and use of the Library
source is of great necessity to help readers look up documents quickly, accurately, efficiently,
and conveniently, contributing to innovating, improving the quality of training and scientific
research at Viet Nam Military Medical University. The application of information technology
in the Library is the use of modern equipment, information support software security systems,
1

Phịng Thơng tin Khoa học Qn sự, Học viện Qn y

Người phản hồi: Trần Thị Hường ()
Ngày nhận bài: 25/8/2021
Ngày bài báo được đăng: 7/9/2021

262


số đặc biệt CHUYÊN Đề về ĐàO TạO y khoa dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra - 2021
and specialized equipment used in professional activities. The establishment of an electronic
library system, a digital library, an information search network through the Misten and Internet
can meet almost all the needs of readers to look up documents. However, borrowing, returning,
arranging documents and inventory requires a lot of time and human resources; the
management of documents in open repositories and specialized reading rooms to avoid loss of
documents for various reasons is still limited. In order to facilitate and solve the above emerging
issues, we offer some solutions to apply RFID technology (Radio Frequency Identification) with
intelligent systems and specialized features, which helps overcome the above-mentioned
limitations. With the property of "circulation - security - inventory", RFID optimizes employee
time, brings convenience, ensures privacy, and enhances the initiative of readers. The
application of RFID technology in libraries has really brought immediate and long-term benefits
to the process of modern library management, allowing "tracing" of misplaced documents,

automatically borrow-return documents, and an increase in library security.
* Keywords: RFID technology; Library documents; Information technology applications.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các trường đại học, hoạt động
khai thác thơng tin đóng vai trị tích cực
trong cơng tác đổi mới, nâng cao chất lượng
đào tạo, đổi mới phương pháp dạy - học.
Để đạt được hiệu quả cao trong đào tạo
cho các đối tượng cán bộ chiến sĩ, giảng
viên, học viên, sinh viên, (sau đây gọi tắt
là độc giả) thì việc ứng dụng CNTT và
đưa vào khai thác thư viện với phần mềm
quản trị theo tiêu chuẩn thư viện thông
minh là điều hết sức cần thiết. Ở môi
trường đại học, thư viện trở thành một
trong những nơi cung cấp tri thức hiệu
quả nhất cho độc giả. Thư viện lưu trữ và
bổ sung, cập nhật những thơng tin, giáo
trình, tài liệu tham khảo, các tư liệu điện
tử… phục vụ cho hoạt động tìm kiếm tài
liệu, nghiên cứu khoa học (NCKH) của
độc giả; mở rộng điều kiện học tập,
NCKH cho độc giả cả về khơng gian, thời
gian. Chính vì vậy, nó được coi là nơi
cung cấp nền tảng kiến thức cho công tác
đào tạo, NCKH, các hoạt động phát triển
khoa học công nghệ (KHCN) và đó là trái
tim tri thức của một trường đại học.


Hệ thống thư viện HVQY hiện nay có
khả năng quản lý, phân phối mọi nguồn
tin KHCN, học liệu ở trong và ngồi hệ
thống thư viện; có trang thiết bị CNTT và
trang thiết bị thư viện hiện đại, đồng bộ;
có nguồn học liệu phong phú, chất lượng.
Trong sự phát triển của Cách mạng công
nghiệp 4.0, hệ thống thư viện HVQY
đứng trước đòi hỏi đổi mới, đáp ứng nhu
cầu đa dạng trong tiếp cận thông tin và tri
thức cũng như phát triển văn hóa đọc cho
độc giả. Sẽ có nhiều yếu tố tác động từ
Cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt
động thông tin - thư viện để xây dựng nên
một thư viện thơng minh, song có thể thấy
rõ nhất một số yếu tố chính, đó là cơng
nghệ - dữ liệu - con người [1]. Tuy nhiên,
việc sắp xếp, kiểm kê, kiểm soát và quản
lý tài liệu quý trong Thư viện còn nhiều
bất cập. Để đảm bảo tài liệu được sắp
xếp khoa học, kiểm kê nhanh chóng,
chính xác, mượn trả tự động, tài liệu
không bị lấy ra khỏi khu vực của Thư viện
khi không được cho phép, chúng tôi tiến
263


số đặc biệt CHUYÊN Đề về ĐàO TạO y khoa dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra - 2021
hnh nghiên cứu: Tổng quan về công
nghệ RFID, giải pháp ứng dụng nâng cao

chất lượng quản lý, khai thác và sử dụng
tài liệu tại thư viện đáp ứng yêu cầu đổi
mới đào tạo và nghiên cứu khoa học tại
Học viện Quân y.
TỔNG QUAN VỀ CƠNG NGHỆ RFID
1. Khái niệm
Cơng nghệ RFID (Radio Frequency
Identification) là cơng nghệ nhận dạng đối
tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ
này cho phép nhận biết các đối tượng
thơng qua hệ thống thu phát sóng radio,
từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu
vết từng đối tượng. Một hệ thống RFID
thường bao gồm 2 thành phần chính là
thẻ tag (chip RFID chứa thông tin) và
đầu đọc (reader) đọc các thông tin trên
chip [1].
2. Lịch sử
Những năm 1940 - Công nghệ radar
được sử dụng để xác định máy bay địch
và máy bay thân thiện trong Thế chiến II.
Về mặt kỹ thuật, đây là lần đầu tiên sử
dụng RFID. Năm 1948 - Nhà khoa học và
nhà phát minh Harry Stockman tạo ra
RFID và được ghi nhận với phát minh
này. Năm 1963 - Nhà phát minh RF
Harrington hình thành các ý tưởng RFID
mới bao gồm phân tán dữ liệu và thông
tin. Năm 1977 - Tấm giấy phép truyền
RFID đầu tiên được tạo ra. Năm 2000 Đến thời điểm này, hơn 1000 bằng

sáng chế đã được gửi bằng cơng nghệ
RFID [1].
264

Hình 1: Công nghệ RFID.
* Nguồn: />17500/tong-quan-cong-nghe-rfid-trongthoi-dai-4-0
3. Nguyên lý hoạt động
Hệ thống RFID sử dụng hệ thống
khơng dây thu phát sóng radio.
Các tần số: 125Khz hoặc 900Mhz.
Thơng tin có thể được truyền qua
những khoảng cách nhỏ mà không cần
một tiếp xúc vật lý nào. Có thể đọc được
thơng tin xun qua các môi trường, vật
liệu như: bê tông, tuyết, sương mù, băng
đá, sơn và các điều kiện môi trường
thách thức khác.
Hệ thống RFID có thể được phân loại
theo các băng tần số hoạt động của mình
như: tần số thấp (LF), tần số cao (HF) và
tần số siêu cao (UHF).
Một hệ thống RFID tối
những thiết bị sau:

thiểu

gồm

- Thẻ RFID (RFID Tag, còn được gọi là
transponder): Là một thẻ gắn chíp và

Anten. Thẻ RFID có thể thay thế cho các
mã vạch trên các tài liệu. Thay vì phải
đưa thiết bị vào sát mã vạch để qt,
RFID cho phép thơng tin có thể được
truyền qua những khoảng cách nhỏ mà
không cần một tiếp xúc vật lý nào cả. Thẻ


số đặc biệt CHUYÊN Đề về ĐàO TạO y khoa dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra - 2021
RFID được đưa vào sử dụng trong rất
nhiều lĩnh vực như: Quản lý nhân sự,
quản lý tài liệu,...
- Có hai loại thẻ RFID là RFID passive
tag và RFID active tag:
+ Passive tags: Khơng cần nguồn
ngồi và nhận năng lượng từ thiết bị đọc,
khoảng cách đọc ngắn.
+ Active tags: Được nuôi bằng PIN, sử
dụng với khoảng cách đọc lớn.
- Thiết bị đọc thẻ RFID (hay còn gọi là
đầu đọc: reader): Để đọc thơng tin từ các
thẻ, có thể đặt cố định hoặc lưu động.
- Antenna: Là thiết bị liên kết giữa thẻ
và thiết bị đọc. Thiết bị đọc phát xạ tín hiệu
sóng để kích họat và truyền nhận với thẻ.
- Server: Thu nhận, xử lý dữ liệu, phục
vụ giám sát, thống kê, điều khiển [12].
4. Ứng dụng công nghệ RFID trong
các lĩnh vực đời sống
Hiện nay, có rất nhiều lĩnh vực hoạt

động trong đời sống ứng dụng công nghệ
RFID đem lại hiệu quả cao trong cơng tác
quản lý, vận hành, kiểm sốt và lưu thơng
hàng hóa. Một số lĩnh vực hoạt động tiêu
biểu ứng dụng công nghệ RFID:
- Ứng dụng công nghệ RFID vào chuỗi
cung ứng trong sản xuất và thương mại
như: Quản lý kho; sản xuất các sản phẩm
theo dây truyền; bảo quản, vận chuyển
các sản phẩm tới hệ thống tiêu thụ; quản
lý lưu thơng hàng hóa, truy xuất nguồn
gốc thuỷ sản, sử dụng nhãn giá điện tử.
- Ứng dụng công nghệ RFID vào Hệ
thống bãi giữ xe tự động S-Parking.
- Ứng dụng công nghệ RFID trong nuôi
trồng thủy sản: Theo dõi, giám sát và truy
suất sản phẩm thủy sản; kiểm sốt được
an tồn vệ sinh vùng ni; kiểm sốt
được dư lượng các chất độc hại trong

thủy sản nuôi; chứng nhận sản phẩm
khơng mang mầm bệnh, người tiêu dùng
có thể biết được mọi thông tin về sản
phẩm, tạo tâm lý an tồn cho người dùng.
5. Ứng dụng cơng nghệ RFID trong
các lĩnh vực thư viện
Công nghệ RFID bắt đầu được áp
dụng rộng rãi vào quản lý thư viện từ
khoảng những năm 2000; trong các mơ
hình thư viện hiện đại, thân thiện, luôn

hướng tới việc tạo sự tiện nghi và chủ
động cho người dùng. Ngay từ thời điểm
mới được áp dụng, RFID đã chứng minh
được tính tiện lợi và ưu thế vượt trội so
với các công nghệ quản lý tài liệu trước
đây. Đã có hàng trăm thư viện tiến hành
chuyển đổi sang RFID ngay tại thời điểm
đó. Rào cản lớn nhất lúc đó chính là giá
thành của các thiết bị và vật tư cho RFID
là quá cao. Vượt ngoài tầm với của đa số
các thư viện. Tại Việt Nam, trước 2015,
vẫn chưa có nhiều thư viện được đầu tư
và vận hành thành công hệ thống này.
Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của
khoa học kỹ thuật ngày nay, giá thành của
một hệ thống RFID đã thay đổi rất nhiều.
Thay đổi đến mức nếu làm một phép so
sánh ngang từng hạng mục, giá thành
RFID khơng cịn q “đắt” so với cổng từ
(EM). Điều này dẫn tới hàng chục ngàn
thư viện trên thế giới đã áp dụng RFID.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy
được ưu điểm nổi trội của công nghệ
RFID so với các công nghệ khác đã và
đang ứng dụng trong thư viện. Ở Việt
Nam đã có nhiều thư viện đã và đang bắt
đầu ứng dụng công nghệ này bằng việc
dán thẻ RFID lên tài liệu. Có thể kể đến
như Trung tâm Thông tin Thư viện Đại
học Quốc gia Hà Nội, thư viện Tạ Quang

Bửu - Đại học Bách Khoa, Trung tâm tin
thư viện Đại học Giao thông vận tải…[4].
265


số đặc biệt CHUYÊN Đề về ĐàO TạO y khoa dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra - 2021
* Hệ thống vận hành:

Hình 2: Hệ thống RFID tại Thư viện.
*Nguồn: theo .
Hệ thống RFID trong thư viện gồm các
công đoạn: Nhập thông tin vào thẻ,
mượn/trả tài liệu, phân loại tài liệu tự
động (để xếp giá), kiểm kê tài liệu. Mỗi
công đoạn nêu trên đều được cập nhật
vào hệ thống quản trị thư viện điện tử.
Tài liệu bổ sung vào thư viện sẽ được
phân loại và dán nhãn, chính là các
chip RFID, sau đó đưa tới trạm lập
trình (1). Tại trạm lập trình (1) chip RFID
sẽ được nạp các thơng tin cần thiết.
Chíp gắn trên tài liệu sau khi nạp thơng
tin sẽ ln ở trạng thái đã được kích hoạt
(activated). Tài liệu sau đó được chuyển
tới kho sách (2) để bạn đọc có thể
chọn mượn.
266

Bạn đọc có thể đăng ký mượn tài liệu
bằng hai cách:

- Mượn tài liệu tại trạm lưu thông (3):
Tại đây, thủ thư sẽ kiểm tra thông tin tài
liệu trong chip RFID gắn trên tài liệu.
Trạm sẽ tự động nhận dạng tài liệu theo
các thông tin đã được lập trình trên chip
RFID và xác nhận cho mượn (check-out).
Đồng thời chip RFID gắn trên tài liệu sẽ
được bỏ kích hoạt (de-activated) tính
năng chống trộm (EAS) và bạn đọc có thể
mang tài liệu ra khỏi thư viện.
- Mượn tài liệu tại các trạm tự
mượn/trả (5) vị trí thường đặt ở đầu các
khu vực giá sách: Bạn đọc cần có thẻ ID
(thẻ thư viện) (bao gồm thơng tin họ tên,


số đặc biệt CHUYÊN Đề về ĐàO TạO y khoa dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra - 2021
khoa, lớp…) để đăng ký mượn. Trạm sẽ
tự động kiểm tra thông tin các tài liệu trên
chip RFID và xác nhận cho mượn (checkout) với thông tin trên thẻ ID, đồng thời bỏ
kích hoạt (de-activated) tính năng chống
trộm. Sau khi hồn thành bạn đọc sẽ
nhận được một biên lai ghi thông tin về
việc mượn tài liệu và có thể mang tài liệu
ra khỏi thư viện.
+ Sau khi đã làm đầy đủ thủ tục mượn
tài liệu, bạn đọc sẽ mang ra ngoài theo
cổng an ninh (4). Nếu đăng ký đúng thủ
tục nghĩa là chip RFID trên tài liệu đã
được bỏ kích hoạt tính năng an ninh và

cổng sẽ khơng báo động. Ngược lại, nếu
chưa đúng thủ tục hoặc bạn đọc cố ý lấy
trộm tài liệu, cổng an ninh sẽ báo động
bằng còi và đèn hiệu.
+ Khi bạn đọc tới trả tài liệu, tài liệu trả
sẽ được kích hoạt tính năng chống trộm
và đưa vào xếp giá. Để trả tài liệu, bạn
đọc có thể chọn một trong những cách
sau:
Trả tài liệu tại trạm lưu thông (3): Thủ
thư sẽ nhận lại tài liệu sau đó kiểm tra
thơng tin tài liệu trên trạm lưu thơng. Sau
khi trạm lưu thông nhận dạng đúng tài
liệu của thư viện nó sẽ tự động thêm tài
liệu vào danh sách tài liệu sẵn sàng cho
mượn của thư viện (check-in) đồng thời
kích hoạt tính năng chống trộm. Tài liệu
sẽ được đưa vào xếp giá sau đó.
Trả tài liệu tại các trạm tự mượn/trả
(self-service station) (5): Trạm sẽ tự động
kiểm tra thông tin các tài liệu trên chip
RFID và tìm trong CSDL của thư viện.
Sau khi trạm nhận dạng đúng tài liệu nó
sẽ xác nhận đã nhận lại tài liệu (check-in),
ghi nhận vào CSDL và tự động thêm tài
liệu vào danh sách tài liệu có sẵn cho

mượn của thư viện, đồng thời kích hoạt
tính năng chống trộm. Bạn đọc sẽ nhận
được một biên lai ghi thông tin về việc trả

tài liệu và đặt lại tài liệu vào nơi quy định.
Trả tài liệu tại giá trả sách thông minh
hoặc các Hệ thống trả sách 24 giờ và
phân loại tự động (6): Khi bạn đọc trả tài
liệu tại đây, các thiết bị sẽ kiểm tra thông
tin tài liệu. Sau khi nhận dạng đúng tài
liệu, thơng tin người mượn thì thiết bị sẽ
nhận lại tài liệu (check-in) đồng thời kích
hoạt tính năng chống trộm và thêm tài liệu
vào danh sách tài liệu sẵn sàng cho
mượn của thư viện. Tài liệu sẽ được tự
động phân loại theo các thùng và chờ thủ
thư đưa vào xếp giá.
+ Tại kho (2) nhân viên thư viện sẽ sử
dụng thiết bị kiểm kê cầm tay để kiểm kê,
tìm kiếm và sắp xếp lại vị trí các tài liệu.
Chỉ đơn giản là quét thiết bị tại tất cả các
giá sách và xem thơng tin hiển thị trên
màn hình. Thiết bị có thể được kết nối tới
cơ sở dữ liệu của thư viện thơng qua
phần mềm, từ đó có thể kiểm sốt được
số lượng, phát hiện các tài liệu bị mất.
Ngoài ra thiết bị kiểm kê cịn cho phép tìm
kiếm hay phát hiện các tài liệu nằm sai vị
trí xếp giá, qua đó thủ thư có thể dựa vào
đó để sắp xếp lại các tài liệu đặt sai vị trí.
* Một số ưu điểm nổi bật của RFID đối
với công tác thư viện:
- Mượn/Trả nhanh chóng cùng lúc
nhiều tài liệu: RFID có khả năng đọc cùng

lúc nhiều tài liệu do nó khơng yêu cầu
“line-of-sight” (sắp xếp thẳng hàng) để xử
lý từng quyển một như công nghệ
barcode. Do vậy sử dụng RFID cho phép
bạn đọc xử lý theo lô, chứ không phải
từng quyển một như barcode, qua đó làm
tăng tốc độ lưu thơng tài liệu.
267


số đặc biệt CHUYÊN Đề về ĐàO TạO y khoa dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra - 2021
- Kiểm kê nhanh chóng: Thiết bị kiểm
kê RFID cho phép việc quét và nhận
thông tin từ các quyển sách một cách
nhanh chóng mà khơng cần phải dịch
chuyển sách ra khỏi giá. Chỉ việc sử dụng
ăng ten quét qua giá sách theo từng tầng,
các tài liệu trên giá đã được ghi lại để làm
cơ sở kiểm kê. Điều này tiết kiệm được
rất nhiều nhân công kiểm kê và tăng hiệu
quả sử dụng của tài liệu.
- Hỗ trợ tối đa việc tự động hóa
mượn/trả tài liệu: RFID cho phép tối đa
hóa tính tự phục vụ (self-service) của bạn
đọc mà không yêu cầu sự can thiệp của
thủ thư. Bạn đọc có thể tự thực hiện các
thủ tục mượn sách, trả sách mà không
cần thông qua bất cứ một người nào

khác. Điều này được đánh giá cao do đã

tạo ra sự riêng tư và sự chủ động cho
bạn đọc. Thay vì quét từng quyển sách
riêng lẻ thì bạn đọc có thể đặt cả chồng
sách lên máy đọc và quét một lần. Công
nghệ RFID cũng đang được sử dụng
trong các thư viện này để giúp cho người
làm thư viện sắp xếp lại những quyển
sách được trả lại. Khi sách đi qua cổng
trả sách, chúng sẽ được xác định thể loại
hoặc vị trí. Sau đó, những cuốn sách này
được đặt trên băng chuyền để đưa về các
thùng chứa có các cuốn sách tương tự.
Trong khi phần lớn các thư viện sử dụng
công nghệ RFID giống nhau thì vẫn có
những thư viện tích hợp cơng nghệ này
một cách đặc biệt hơn.

Hình 3: Một số ưu điểm nổi bật của RFID.
* Nguồn: theo />Khi thư viện bổ sung thêm tài liệu mới,
những tài liệu này sẽ được dán nhãn
RFID và ghi thông tin định danh tài liệu
lên chip. Đây chính là cơ sở để các máy
RFID có thể xác định được đó là tài liệu
gì trong suốt chu trình lưu thơng của tài
liệu. Ngồi ra, trạm thủ thư cịn hoạt động
như một trạm lưu thơng, có các chức
268

năng cho phép mượn/trả tài liệu.Tại quầy
thủ thư, khi phát sinh một yêu cầu

mượn/trả, (các) tài liệu sẽ được đặt lên
trạm để đọc thông tin trên chip RFID gắn
trong tài liệu. Lúc này thủ thư chỉ việc kết
hợp với thông tin bạn đọc qua thẻ để thực
hiện giao dịch mượn/trả này thông qua
một lần nhấn nút trên phần mềm. Các


số đặc biệt CHUYÊN Đề về ĐàO TạO y khoa dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra - 2021
tớnh năng an ninh (EAS) trên các tài liệu
được bỏ kích hoạt và giao dịch được ghi
nhận trên CSDL.
- Không cần tiếp xúc trực tiếp với tài
liệu: Khác với công nghệ EM và barcode,
để nhận dạng tài liệu cần phải tiếp xúc
trực tiếp giữa tài liệu và thiết bị đọc. Đối
với cơng nghệ RFID, cho phép máy đọc
có thể nhận dạng được tài liệu ở khoảng
cách từ xa.
- Độ bền của thẻ cao: Độ bền của thẻ
RFID cao hơn so với mã vạch bởi vì nó
khơng tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị

khác. Các nhà cung cấp RFID đảm bảo
rằng mỗi thẻ RFID có thể sử dụng ít nhất
được 100.000 lượt mượn/trả trước khi nó
bị hỏng. Các ngành tiếp tục duy trì và
nâng cao các chỉ tiêu định lượng đã đạt
được để Học viện tăng thứ hạng trong
các trường đại học tiên tiến, hàng đầu

trên thế giới. Ngoài ra, kịp thời bổ sung
các tài liệu mới trong chương trình đào
tạo, nhất là các nội dung về công nghệ để
khai thác tài liệu; mở rộng các hướng
nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn
nhân lực chất lượng cao phục vụ bạn đọc.

Bảng 1: Tổng hợp những ưu điểm, hạn chế khi ứng dụng cơng nghệ RFID trong
thư viện.
Lợi ích

Khó khăn

- Thu thập dữ liệu một cách tự động.
- Tốc độ scan nhanh chóng, lượng dữ liệu
được xử lý trong mỗi lần lớn.
- Dung lượng thông tin thẻ lớn, tuổi thọ lâu dài,
có thể sử dụng được nhiều lần.

- Chi phí phát triển cao.
- Khả năng kiểm sốt thiết bị cịn hạn chế.
- Thẻ dễ bị nhiễu sóng trong mơi trường nước
và kim loại.
- Các đầu đọc có thể đọc chồng lấn lên nhau.

- Tính an tồn cao.
- Tính bền cao.
- Kích thước nhỏ, mẫu mã đa dạng.
- Nhận dạng đối tượng bằng khả năng xuyên
thấu, không bị cản trở.


* Nguồn: theo />* Sự khác biệt giữa ứng dụng công nghệ RFID và BARCODE:
Chỉ tiêu so sánh

RFID

BARCODE

Phương thức đọc

Sóng vơ tuyến

Đường ngắm

Khơng cần, chỉ cần đặt trong vùng tần Các mã vạch phải đặt trong đường ngắm
số của máy quét là có thể đọc được
của máy qt thì mới có thể đọ được

Khoảng cách đọc

Xa

Gần

Tốc độ đọc

Nhanh và nhiều thẻ 1 lần

Đọc chậm và mỗi lần 1 mã


Độ bền thẻ

Bền, có thể tái sử dụng

Sử dụng một lần

Máy quét quang

269


số đặc biệt CHUYÊN Đề về ĐàO TạO y khoa dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra - 2021
Ch tiêu so sánh

RFID

BARCODE

Bảo mật

Cao rất khó để truy nhập trái phép, Thấp dễ dàng bị sao chép và làm giả
bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm

Khả năng đọc/ghi

Có khả năng đọc ghi, chỉnh sửa và Khơng có khả năng thay đổi thơng tin, chỉ
cập nhập thơng tin cao
có khả năng lưu trữ thơng tin

Chi phí


Cao có thể lên đến 20$ mỗi thẻ

Sử dụng rộng rãi

Chức năng chống trộm, quản lý tài Quản lý ra vào tại cửa hàng, quản lý kho
sản, quản lý máy móc cơng nghiệp, bãi, quản lý thẻ ưu đãi.
chống làm giả

Nguồn lực

Gần như khơng có. Chỉ cần đặt một Đòi hỏi nhân sự phải dùng tay quét mã
lần, hệ thống sẽ tự chạy
vạch

Hạn chế

Dễ xung đột khi đọc thẻ đi qua kim loại Dễ bị hư hỏng, không đọc được nếu bị
bẩn, rách ở vùng quá xa.
hoặc chất lỏng

Thấp hơn nhiều so với RFID, khoảng
0.01$

* Nguồn: theo />3. Thực trạng hoạt động quản lý,
khai thác và sử dụng thư viện tại Học
viện Quân y
a. Hoạt động quản lý
Thư viện HVQY có nhiệm vụ bảo đảm
giáo trình, tài liệu, xây dựng phát triển

nguồn tài nguyên thông tin phục vụ nhiệm
vụ giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa
học, bảo đảm đời sống văn hóa tinh thần
cho các đối tượng đào tạo tại Học viện.
Hiện nay, Thư viện HVQY đã và đang
từng bước hoàn thiện hệ thống Thư viện
điện tử theo Dự án Thư viện số dùng
chung trong Bộ Quốc phịng của Trung
tâm Thơng tin Khoa học Quân sự, Bộ
Quốc phòng (Dự án từ năm 2010) với các
hoạt động như sau:
- Hệ thống mạng: Intranet, Internet,
LAN, Misten.
- Phần mềm quản lý: Ilib, Dlib của
Công ty CMC.
- Máy tính, máy in, máy scan, máy in thẻ.
270

b. Các phịng chức năng
* Phòng nghiệp vụ:
Tại đây, tất cả tài liệu được bổ sung về
thư viện được xử lý biên mục, vào sổ
đăng ký cá biệt, nhập vào cơ sở dữ liệu
phần mềm quản lý Thư viện điện tử, Thư
viện số để đưa vào phục vụ tại các phòng
đọc, phòng mượn của Thư viện. Thẻ bạn
đọc được quản lý trên hệ thống phần
mềm Thư viện. Số hóa tài liệu: Scan các
tài liệu có trong Thư viện để đưa vào
phần mềm Thư viện số.

* Phòng đọc mở 1:
Phục vụ tất cả các đối tượng theo
phương thức đọc tại chỗ và cho mượn về
đối với sách KHXH&NV. Có khoảng 100
chỗ ngồi; 15 máy tính phục vụ cho nhu cầu
tra cứu, đọc tài liệu số hóa, truy cập mạng
Internet (có mua một số tài khoản online
để truy cập dữ liệu số của các tổ chức
thơng tin - tư liệu trong nước và nước ngồi
để phục vụ bạn đọc) và mạng Misten.


số đặc biệt CHUYÊN Đề về ĐàO TạO y khoa dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra - 2021
* Phòng đọc mở 2:
Tất cả các tài liệu của phòng mở 2 đã
được xử lý mã vạch và được sắp xếp trên
giá theo từng chủ đề cụ thể, giúp bạn đọc
tìm kiếm tài liệu theo nhu cầu dễ dàng,
nhanh chóng. Phục vụ theo phương thức
tự chọn, đọc tại chỗ. Bạn đọc có thể tham
khảo tài liệu bằng sách, báo, tạp chí, tài
liệu số hóa, tra cứu trên mạng Internet,
mạng LAN và mạng Misten.
* Phịng mượn giáo trình:
Tất cả giáo trình tại đây được sắp xếp
trên giá theo từng bộ môn - khoa. Phục
vụ theo phương thức mượn về trong thời
gian cụ thể của từng bộ mơn (theo kế
hoạch của Phịng Đào tạo).
* Phòng sách Y học Quân sự:

Bao gồm các tài liệu về Y học Quân
sự, các tài liệu mật Quân sự. Tài liệu
được quản lý theo quy chế Mật; bạn đọc
tra cứu và đọc tài liệu tại chỗ. Phương
thức phục vụ: Có giấy đề nghị của giảng
viên bộ mơn, khoa và các cơ quan bảo vệ
an ninh của Học viện.
* Phịng tự học:
Học viên có thể mang sách vở của
mình đến tự học; giờ mở cửa liên thơng
tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu của
các đối tượng độc giả.
c. Hoạt động khai thác và sử dụng
thư viện
* Ứng dụng công nghệ thông tin cơ
bản trong hoạt động thư viện:
Hiện nay, Thư viện HVQY sử dụng các
trang thiết bị hiện đại, các phần mềm ứng
dụng hỗ trợ trong công việc hàng ngày
như máy chủ và các máy trạm... Mạng
máy tính là một phần quan trọng của tự
động hố giúp phân phối và chia sẻ thơng

tin nhanh chóng, hiệu quả. Như vậy, nhờ
vào khả năng xử lý thông tin nhanh chóng
và chính xác, nâng cao hiệu quả cơng
việc, CNTT được ứng dụng trong hầu hết
mọi hoạt động thư viện như hoạt động
quản lý, văn phịng và nghiệp vụ.
Những cơng việc cụ thể ứng dụng

CNTT trong hoạt động của Thư viện bao
gồm: Bổ sung; Biên mục tài liệu; Quản lý
ấn phẩm định kỳ; Quản lý bạn đọc; Bảo
quản và lưu trữ tài liệu; Xây dựng sản
phẩm và dịch vụ; Mục lục điện tử; Các
trang thông tin điện tử thư viện; Dịch vụ
lưu hành; Dịch vụ truy cập Internet; Dịch
vụ hướng dẫn bạn đọc.
* Phát triển và đa dạng hóa các sản
phẩm và dịch vụ thông tin dựa trên CNTT:
Hiện tại, Thư viện đang hồn thiện các
sản phẩm và dịch vụ thơng tin hiện có
như trang thơng tin điện tử, CSDL thư
mục sách, tra cứu tài liệu tự động, tận
dụng những tiện ích mà CNTT mang lại
để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ
mới, đáp ứng yêu cầu của bạn đọc.
- Trang thông tin điện tử đã đảm bảo
thể hiện đầy đủ thông tin giới thiệu về
Thư viện, nguồn lực của Thư viện và
cách thức, điều kiện để bạn đọc sử dụng
được nguồn lực này, thông tin được cập
nhật thường xuyên.
- CSDL thư mục luôn đảm bảo cập
nhật đầy đủ.
- Dịch vụ sử dụng máy tính và mạng
Internet đảm bảo về chất lượng dịch vụ,
tốc độ xử lý, các phần mềm hỗ trợ được
cài đặt sẵn…
- Bên cạnh việc hoàn thiện những sản

phẩm và dịch vụ hiện có, Thư viện cịn
mở rộng thêm những sản phẩm và dịch
271


số đặc biệt CHUYÊN Đề về ĐàO TạO y khoa dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra - 2021
v mới phù hợp với nhu cầu bạn đọc và
khả năng của thư viện như: cung cấp
danh sách các trang web hay, hữu ích,
đáng tin cậy, các nguồn thơng tin miễn
phí cập nhật và phù hợp, tập hợp những
nguồn tài nguyên học tập, tài liệu tham
khảo theo các chuyên ngành khác nhau.
- Bạn đọc có thể gửi những thắc mắc
qua thư điện tử để hỏi về một tài liệu cụ
thể, hoặc một chủ đề mình quan tâm có ở
Thư viện hay không.
- Dịch vụ cung cấp qua hoạt động mới
của Thư viện đến bạn đọc như thông báo
hoặc cung cấp danh mục tài liệu mới,
hoạt động triển lãm sách, nói chuyện
chuyên đề…
- Việc ứng dụng CNTT hiện đại ln
địi hỏi cán bộ Thư viện phải hướng dẫn
các kỹ năng cho bạn đọc về sử dụng máy
tính, tìm kiếm, đánh giá nguồn tin trong và
ngoài Thư viện [8, 9, 10].
* Nâng cao khả năng chia sẻ nguồn tài
nguyên thông tin:
Việc chia sẻ nguồn tài nguyên thông

tin đã giúp Thư viện tiết kiệm được thời
gian, kinh phí, nhân lực, làm tăng chất
lượng sản phẩm và dịch vụ của Thư viện.
Chính vì thế, chia sẻ nguồn tài ngun
thơng tin chính là góp phần tăng hiệu quả
ứng dụng CNTT trong Thư viện. Các thư
viện có thể chia sẻ CSDL thư mục sách
của nhau. Tổ chức những đợt giao lưu
học hỏi với các thư viện hiện đại trong cả
nước, những thư viện hoạt động hiệu quả
cao, mở các lớp tập huấn, cử cán bộ đi
đào tạo hoặc tạo điều kiện cho những
cán bộ muốn học thêm nâng cao trình độ,
khuyến khích tinh thần tự học của cán bộ
để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao
272

cho Thư viện. Đồng thời, thường xuyên
quan tâm, động viên khích lệ đến đời
sống tinh thần của cán bộ thư viện, làm
cho họ ngày càng tin tưởng và phấn đấu
vì cơng việc hơn nữa, yên tâm công tác
và nâng cao hơn nữa trách nhiệm, tinh
thần sáng tạo trong công việc. Đào tạo
cán bộ có phong cách làm việc chuyên
nghiệp, thái độ đối với bạn đọc ln nhiệt
tình, lịch sự, cởi mở, thân thiện, coi bạn
đọc là trung tâm, là chủ thể của hoạt
động, còn cán bộ thư viện là người phục
vụ [10, 11].

4. Những bất cập trong việc khai
thác, sử dụng Thư viện hiện nay đòi
hỏi sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu
độc giả, góp phần đổi mới, nâng cao
chất lượng đào tạo và nghiên cứu
khoa học tại Học viện Quân y
Mặc dù việc ứng dụng CNTT như trên
cũng đã góp phần nâng cao năng suất
hoạt động, vị trí, vai trị của Thư viện,
trước hết phải tính đến nhu cầu và thuận
lợi cho bạn đọc tiếp cận và sử dụng thơng
tin. Thơng qua mạng máy tính là một
phần quan trọng của tự động hố giúp
phân phối và chia sẻ thơng tin nhanh
chóng, hiệu quả. Nhờ vào khả năng xử lý
thơng tin chính xác, nâng cao hiệu quả
cơng việc, CNTT được ứng dụng trong
hầu hết mọi hoạt động Thư viện. Tuy
nhiên, với mỗi phịng nghiệp vụ, với mỗi
hình thức phục vụ đều đòi hỏi 1 - 2 người
phụ trách để hướng dẫn, theo dõi, quản
lý... Như vậy sẽ tốn nhiều thời gian và
nhân lực. Đồng thời, một số phương
pháp và hình thức phục vụ vẫn mang tính
truyền thống, chưa đáp ứng hết được yêu
cầu mà Nghị quyết số 789-NQ/ĐU về
“Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo


số đặc biệt CHUYÊN Đề về ĐàO TạO y khoa dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra - 2021

ti HVQY giai đoạn 2019 - 2021 và những
năm tiếp theo”. Tại HVQY, việc đào tạo
dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra đã
được thực hiện với sự đóng góp lớn của
cơng nghệ trong thay đổi về hình thức và
phương pháp trong thời gian qua. Vì vậy,
việc ứng dụng CNTT trong quản lý, mượn
trả, sử dụng, kiểm kê tài liệu có tại Thư
viện cần phải có sự thay đổi để đáp ứng
kịp thời cùng với sự phát triển và đổi mới
trong công tác đào tạo của Học viện.

đem lại sự thuận tiện, đảm bảo tính riêng
tư và nâng cao tính chủ động của bạn
đọc. Ứng dụng công nghệ RFID vào Thư
viện thực sự đem đến những lợi ích trước
mắt và lâu dài cho quy trình quản lý thư
viện hiện đại, cho phép “truy tìm dấu vết”
của các tài liệu xếp sai vị trí, tự động
mượn trả, gia tăng an ninh thư viện...
[12, 13].

Ngày nay, thư viện HVQY đang đối
diện với những khó khăn, thách thức do
yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế
đang thay đổi nhanh chóng và bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm: Mơi
trường chăm sóc y tế thay đổi, vai trò của
đội ngũ cán bộ y tế thay đổi, kỳ vọng của
xã hội thay đổi, sự phát triển khoa học về

y tế thay đổi nhanh chóng và sự đa dạng
của các kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm...
Điều này dẫn đến việc tìm kiếm, sử dụng,
phân tích thơng tin, dữ liệu và trí tuệ nhân
tạo để cải thiện việc học tập và nghiên
cứu khoa học sẽ là tiêu chuẩn trong
tương lai. Bên cạnh đó, những khó khăn
về sự cắt giảm ngân sách, tinh giảm biên
chế nhân sự, sự gia tăng không ngừng về
nguồn tài liệu và tần suất giao dịch tại các
điểm lưu thông; các nhân viên thư viện
không chỉ đảm bảo hiệu quả sử dụng
nguồn tài nguyên, mà còn trợ giúp bạn
đọc và cung cấp dịch vụ chất lượng cao
thỏa mãn mọi nhu cầu của độc giả. Cơng
nghệ RFID sẽ giải quyết những khó khăn
và thách thức kể trên. Với tính năng “3
trong 1”, “lưu thơng - an ninh - kiểm kê”,
RFID không những tối ưu hóa quỹ thời
gian của nhân viên thư viện mà đặc biệt

Tính đến thời điểm hiện tại, RFID vẫn
là cơng nghệ ưu việt nhất có thể áp dụng
cho việc quản lý và vận hành các tài liệu
trong thư viện. Chính vì vậy đối với các
thư viện định hướng phát triển theo
hướng tự động hóa và hướng tới người
dùng thì nên cân nhắc việc triển khai
công nghệ RFID khi xây dựng kế hoạch
cho thư viện của mình. Khi đã hội tụ được

các yếu tố: mơ hình thư viện phù hợp, đa
dạng tài nguyên thông tin, hạ tầng thiết bị
hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, tính mở
cao, thân thiện và hướng tới người dùng
thì thư viện sẽ trở thành một điểm đến lý
tưởng cho các bạn đọc.

KẾT LUẬN

Công nghệ RFID sẽ giải quyết hiệu
quả những khó khăn và thách thức kể
trên. Với tính năng “3 trong 1”, “lưu thơng
- an ninh - kiểm kê”, RFID khơng những
tối ưu hóa quỹ thời gian của nhân viên
thư viện mà đặc biệt đem lại sự thuận
tiện, đảm bảo tính riêng tư và nâng cao
tính chủ động của bạn đọc. Ứng dụng
công nghệ RFID vào trong thư viện thực
sự đem đến những lợi ích trước mắt và
lâu dài cho quy trình quản lý thư viện hiện
đại, cho phép “truy tìm dấu vết” của các
tài liệu xếp sai vị trí, tự động mượn trả,
gia tăng an ninh thư viện [14].
273


số đặc biệt CHUYÊN Đề về ĐàO TạO y khoa dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra - 2021
Th viện là trái tim của một trường đại
học. Có sứ mệnh truyền cảm hứng
nghiên cứu, học tập và khai phá năng lực

tiềm ẩn mỗi giảng viên, học viên và sinh
viên, để trực tiếp tạo nên mơi trường khai
phóng trí tuệ và các giá trị truyền thống;
xây dựng, đào tạo những cơng dân có
trách nhiệm, có sức sống bí ẩn, sáng tạo
trong mọi tình huống, ln nỗ lực vượt
khó trên hành trình tơi luyện bản thân
thành những cá thể minh mẫn, ưu tú để
đóng góp cho sự tiến bộ liên tục của xã
hội. Hy vọng Thư viện HVQY sẽ ngày
càng phát triển mạnh mẽ, được quan tâm
đầu tư đúng mức và khẳng định được vai
trị quan trọng của mình, đáp ứng yêu cầu
đổi mới công tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học của HVQY trong giai đoạn hiện
nay và những năm tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2327/thiet-bi-rfid.
2. />3. />4. />ung-dung-cong-nghe-rfid-trong-quan-ly-thu-vien1

274

5. Kỷ yếu hội thảo “Phát triển thư viện điện
tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cách mạng
công nghiệp 4.0” tháng 11 năm 2018.
6. Vũ Dương Thuý Ngà. Thư viện trong
cách mạng công nghiệp 4.0. Báo điện tử
Cinet.vn, ngày 31/5/2018.
7. Phạm Hoàng Nhung. Cơ sở dữ liệu Các khái niệm cơ bản, truy cập tại
/>d11e79e2/550371a9

8. Nguyễn Thị Lan Thanh, Nguyễn Tiến Hiển.
Hướng dẫn sử dụng thư viện - thông tin,
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội 2004.
9. Nguyễn Yến Vân, Vũ Dương Thúy Ngà.
Thư viện học đại cương, NXB. Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội 2010.
10. Trang Tạp chí Quốc tế về cơng nghệ
thư viện:
11. Trang web của mạng lưới thư viện
toàn cầu />12. />tong-quan-cong-nghe-rfid-trong-thoi-dai-4-0
13. Atlasrfidstore.com/rfid-insider/how-rfidis-making-libraries-smarter.
14. />


×