Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG của TECHCOMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.21 KB, 29 trang )

Báo cáo tổng hợp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TECHCOMBANK 3
1.1 Lịch sử hình thành của ngân hàng Techcombank 3
1.2 Chức năng nhiệm vụ 4
1.3 Cơ cấu tổ chức 4
1.3.1 Ban lãnh đạo Techcombank 4
1.3.2 Sơ đồ tổ chức 6
1.4. Quá trình phát triển 7
1.5. Lịch sử hình thành phòng định giá 11
PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TECHCOMBANK 16
2.1. Các hoạt động chính 16
2.1.1. Dịch vụ khách hàng cá nhân 16
2.1.2. Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 17
2.1.3. Quản trị rủi ro tổng hợp 19
2.1.4. Quản lý chất lượng 20
2.1.5. Hoạt động Marketing 21
2.1.6. Quản trị nhân sự và đào tạo 23
2.2. Kết quả hoạt động 24
2.3. Một số khó khăn của ngân hàng Techcombank 26
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 28
KẾT LUẬN 29
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
Báo cáo tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Tồn tại và vận hành trong nền kinh tế với tư cách là một chủ thể “đi vay để
cho vay”, để có thể hoạt động hiệu quả, các ngân hàng thương mại không những
cần phải làm tốt công tác “đi vay” mà cần phải làm tốt cả công tác “cho vay” của
mình. Trên thực tế, quá trình “cho vay” theo cách hiểu chung nhất thì cũng chính là
quá trình mà bản thân các ngân hàng thương mại tham gia vào hoạt động đầu tư của


họ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể thực hiện tốt công tác “cho vay”
đó. Để có thể thực hiện tốt công tác “cho vay” đòi hỏi các ngân hàng phải có một
nghiệp vụ định giá tài sản một cách hoàn thiện và chính xác, đóng góp quan trọng
trong hoạt động kinh doanh cũng như sự an toàn của các ngân hàng thương mại.
Hiện nay rất nhiều ngân hàng đã thành lập những hòng định giá tài sản và luôn có
những khóa đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề. Ngân hàng Thương mại cổ phần
Kỹ thương Việt Nam – Techcombank là một trong những ngân hàng tiên phong
trong việc này. Với một đội ngũ được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp ở
các trường đại học và môi trường làm việc thuận lợi. Chính vì lí đó em đã lựa chọn
ngân hàng Techcombank làm nơi thưc tập và xin được tuyển thực tập tại phòng
định giá.
Với bản báo cáo tổng hợp này để mục đích hiểu rõ hơn về cơ sở thực tập
Báo cáo của em được chia làm ba phần
Phần 1: Giới thiệu chung về ngân hàng Techcombank
Phần 2: Tình hình hoạt động của ngân hàng Techcombank
Phần 3: Phương hướng hoạt động năm tới
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Th.s Nguyễn Thị Hải Yến đã giúp đỡ em
hoàn thành báo cáo này
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
2
Báo cáo tổng hợp
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TECHCOMBANK
1.1 Lịch sử hình thành của ngân hàng Techcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần ( TMCP) kỹ thương Việt Nam –
Techcombank là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt
Nam được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993 với số vốn điều lệ là 20 tỷ
đồng và trụ sở chính ban đầu đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngân hàng được thành lập tại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để cung
cấp các dịch vụ ngân hàng theo Giấy phép hoạt động ngân hàng số 0400/NH – GP
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp vào ngày 06 tháng 08 năm 1993 với thời hạn

hoạt động ban đầu là 20 năm và thời gian hoạt động của Ngân hàng được gia hạn
lên 99 năm theo Quyết định số 330/QĐ – NH ngày 08 tháng 10 năm 1997 của Ngân
hàng nhà nước Việt Nam. Cụ thể như sau:
Tên doanh nghiệp: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Tên giao dịch: VietNam Technological and commercial joint stock bank
Tên viết tắt: Techcombank
Địa chỉ trủ sở: 70-72 Bà Triệu, Phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm
Điện thoại: 9446368
Fax: 9446362
Email: // www.techcombank.com.vn
Số Đăng ký kinh doanh: 0555697
Ngày cấp: 07/09/1993. Thay đổi lần cuối ngày 25/12/2007
Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Loại hình hoạt động: Doanh Nghiệp
Người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch hội đồng quản trị Hồ Hùng Anh
Vốn điều lệ: 2.521.307.950.000,00
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh ngân hàng theo quyết định số 143 QĐ-NH5
Ngày 06/08/1993 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam
Thành viên: Lê Kiến Thành
Nguyễn Thị Nga
Tổng công ty hàng không Việt Nam// người trực tiếp quản lý:
Trần Đức Lưu
Tạ Thị Ngọc Mỹ
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
3
Báo cáo tổng hợp
Nguyễn Thiều Quang
Hồ Anh Hùng
Đặng Thiên Tân

Hoàng Văn Đạo
627 cổ đông khác
1.2 Chức năng nhiệm vụ
Techcombank là một ngân hàng thương mại cổ phần đa năng với các chức
năng nhiệm vụ chủ yếu sau:
 Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân.
 Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức tín dụng trong
nước.
 Vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng.
 Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân.
 Góp vốn, liên doanh và đầu tư cổ phiếu, trái phiếu.
 Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, chứng từ có giá trị.
 Thực hiện thanh toán cho các tổ chức, cá nhân.
 Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý.
 Thực hiện thanh toán quốc tế và các dịch vụ liên quan đến thanh toán
quốc tế.
 Thực hiện dịch vụ chuyển tiền trong nước và ngoài nước dưới nhiều hình
thức.
1.3 Cơ cấu tổ chức
1.3.1 Ban lãnh đạo Techcombank
Hội đồng quản trị:
1. Ông Hồ Hùng Anh Chủ Tịch
2. Ông Nguyễn Đăng Quang Phó Chủ Tịch
3. Ông Nguyễn Thiều Quang Phó Chủ tịch
4. Ông Trần Đức Lưu Phó Chủ Tịch
5. Ông Ngô Trí Dũng Phó Chủ Tịch
6. Ông Lê Hữu Báu Thành Viên
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
4
Báo cáo tổng hợp

7. Ông Nguyễn Cảnh Sơn Thành Viên
8. Ông Brian Fredrick Thành Viên
9. Ông Hoàng Văn Đạo Thành Viên
Ban giám đốc:
1. Ông Nguyễn Đức Vinh Tổng Giám Đốc
2. Bà Nguyễn Thiên Hương Phó Tổng Giám Đốc
3. Bà Nguyễn Thị Tâm Phó Tổng Giám Đốc
4. Ông Nguyễn Duy Phú Phó Tổng Giám Đốc
5. Bà Lưu Ánh Xuân Phó Tổng Giám Đốc
6. Ông Lê Xuân Vũ Phó Tổng Giám Đốc
7. Bà Đỗ Diễm Hồng Phó Tổng Giám Đốc
8. Ông Trần Hoài Phương Phó Tổng Giám Đốc
9. Ông Phạm Quang Thắng Phó Tổng Giám Đốc
10.Ông Nguyễn Thành Long Phó Tổng Giám Đốc
Ban Kiểm Soát :
1. Bà Nguyễn Thu Hiền Trưởng Ban Kiểm Soát
2. Ông Nguyễn Quỳnh Lâm Thành viên Ban Kiểm Soát
chuyên trách
3. Bà Nguyễn Quỳnh Anh Thành viên
4. Ông Phạm Xuân Đỉnh Thành viên
Ngoài ban lãnh đạo còn có Trưởng, phó của các phòng ban. Theo thống kê
thì tính đến thời điểm 2007 Techcombank có hơn 4000 nhân viên.
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
5
Báo cáo tổng hợp
1.3.2 Sơ đồ tổ chức
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
EXCOUỷ ban Quản lý rủi ro Ủy ban Chính sách tiền lương Văn phòng HĐQT Ủy ban đầu tư chiến lược

TỔNG GIÁM ĐỐC
Ủy ban tín dụng
Ủy ban Quản lý tài sản nợ & có
Ban chỉ đạo IT
BAN KIỂM SOÁT
Khối Dịch
vụ ngân
hàng
Trung
tâm Quản
lý nguồn
vốn và
giao dịch
trên thị
trường tái
chính
Khối
Quản trị
nguồn
nhân lực.
Khối
Quản lý
tín dụng
và quản
trị rủi ro.
Trung
tâm Ứng
dụng và
phát triển
sản phẩm

dịch vụ
công nghệ
ngân
hàng
Khối
Pháp chế
và kiểm
soát tuân
thủ.
Khối Vận
hành.
Khối
Tham
mưu.
Trung tâm
Thẻ và
dịch vụ tín
dụng tiêu
dùng
Trung tâm
Dịch vụ
tài chính
nhà ở.
Trung tâm
Dịch vụ
tài chính
và đầu tư
cá nhân.
Trung tâm
Quản lý

thu nợ và
kiểm soát
rủi ro tín
dụng bán
lẻ.

Trung tâm
Dịch vụ
và hỗ trợ
mạng lưới
bán lẻ.
Trung tâm
Phát triển
bán và
tiếp thị
dịch vụ
ngân
hàng.
Phòng
Kinh
doanh và
giao dịch
tiền tệ
ngoại hối.
Phòng
Quản lý
đầu tư tài
chính.
Phòng
Giao dịch

các thị
trường
hàng hóa.
Ban phát
triển sản
phẩm.
Phòng
Tuyển
dụng.
Phòng
Chính
sách đãi
ngộ.

Phòng
Quản trị
thông tin
và chính
sách nhân
sự.
Trung tâm
đào tạo.
Phòng
Thẩm định
các dự án
trung và
dài hạn.
Phòng
Quản trị
rủi ro tín

dụng.
Phòng
Quản trị
rủi ro thị
trường.

Phòng
Quản trị
rủi ro vận
hành.
Phòng
Thẩm định
miền Bắc.
Phòng
Thẩm định
miền
Trung
Phòng
Thẩm định
miền Nam
Phòng
Định giá
tài sản.
Phòng
Bảo mật
thông tin
Phòng Hỗ
trợ và phát
triển hệ
thống.

Phòng
Công nghệ
thẻ và
ngân hàng
điện tử.
Phòng Hạ
tầng
truyền
thông.
Ban IT
miền
Trung.
Ban IT
miền
Nam.

Phòng
Pháp chế
và kiểm
soát tuân
thủ.
Ban Xử lý
nợ và khai
thác tài
sản.
Phòng
Kiểm soát
nội bộ.
Trung
Tâm thanh

toán.
Trung tâm
Kiểm soát
tín dụng
và hỗ trợ
kinh
doanh.
Trung tâm
Dịch vụ
khách
hàng.
Phòng
Kho quỹ
Phòng
Quản lý
đầu tư xây
dựng.
Văn
phòng.
Phòng
Quản lý
chất
lượng.
Phòng
Tiếp thị,
phát triến
sản phẩm
và chăm
sóc khách
hàng.

Phòng Kế
hoạch
tổng hợp.
Phòng Tài
chính kế
toán.
Ban dự án
phát triển
hệ thống
quản trị
thông tin.
Khối dịch
vụ

khách
hàng
doanh
nghiệp
Phòng
Quản lý
tiền tệ và
tài trợ
thương
mại miền
Bắc và
miền
Trung

Phòng
Quản lý

tiền tệ và
tài trợ
thương
mại miền
Nam.
Phòng
Quản trị
sản phẩm.
Phòng
Phân tích
kinh
doanh và
thị trường.
Phòng
Khách
hàng
doanh
nghiệp
vừa và
nhỏ
Phòng
Khách
hàng
doanh
nghiệp
lớn.
CÁC SỞ GIAO DỊCH, CHI NHÁNH VÀ PHÒNG GIAO DỊCH
6
Báo cáo tổng hợp
1.4. Quá trình phát triển

Quá trình phát triển của Techcombank được chia bởi các cột mốc sau:
1994 – 1995
- Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng.
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình
phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.
1996
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng giao dịch
Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội.
- Thành lập Phòng giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí
Minh.
- Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng.
1998
- Trụ sở chính được chuyển sang tòa nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ,
Hà Nội.
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng.
1999
- Tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng.
- Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội.
2000
- Thành lập Phòng giao dịch Thái Hà tại Hà Nội.
2001
- Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng.
- Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng
đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần
mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
7
Báo cáo tổng hợp
2002

- Thành lập Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà
Nội.
- Thành lập Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng.
- Thành lập Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng.
- Thành lập Chi nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà
Nội . Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao
dịch tại các thành phố lớn trong cả nước.
2003
- Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 ( hợp tác
với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003.
- Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào
ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân
hàng.
- Đưa Chi nhánh Techcombank Chợ lớn vào hoạt động.
- Vốn điều lệ tăng lên 180 tỷ tại 31/12/2004.
2004
- Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng.
- Ngày 30/06/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỷ đồng.
- Ngày 02/08/2004: Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng.
- Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng.
- Ngày 13/12/2004: Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý
thẻ với Compass Plus.
2005
- Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh, T.P Nha Trang ( tỉnh Khánh Hòa), Vũng Tàu.
- Đưa vào hoạt động các phòng giao dịch : Techcombank Phan Chu Trinh
(Đà Nẵng), Techcombank Cầu Kiều ( Lào Cai), Techcombank Nguyễn
Tất Thành, Techcombank Quang Trung, Techcombank Trường Chinh
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47

8
Báo cáo tổng hợp
( Hồ Chí Minh), Techcombank Cửa Nam, Techcombank Hàng
Đậu,Techcombank Kim Liên ( Hà Nội).
- 21/07/2005, 28/09/2005,28/10/2005: Tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ đồng,
498 tỷ đồng và 555 tỷ đồng.
- 29/09/2005: Khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của
hãng Compass Plus.
- 03/12/2005: Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới
nhất Tenemos T24 R5.
2006
- Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks,
Citibank, Wachovia.
- Tháng 2/2006: Phát hành chứng chỉ tiền gửi Lộc Xuân.
- Tháng 5/2006: Nhận cúp vàng “ Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền
vững” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao.
- Tháng 6/2006: Call Center và đường dây nóng 04.9427444 chính thức đi
vào hoạt động 24/7.
- Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã
công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng thương mại cổ
phần đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s.
- Tháng 8/2006: Đại hội cổ đông thường niên thông qua kế hoạch 2006 –
2010; Liên kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân
Thọ .
- Tháng 9/2006: Hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩm mới
Tài khoản Tiết kiệm đa năng, Tài khoản Tiết kiệm trả lãi định kỳ.
- Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa.
2007
- Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD.
- Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân

hàng thương mại cổ phần với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại
thời điểm cuối năm 2007.
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
9
Báo cáo tổng hợp
- HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá
trình hoạt động của Techcombank.
- Chuyển biến sâu sắc về mắt cơ cấu với việc hình thành khối dịch vụ
khách hàng doanh nghiệp thành lập Khối Quản lý tín dụng và quản trị rủi
ro, hoàn thiện cơ cấu Khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân .
- Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06.
- Là năm phát triển vượt bậc của dịch vụ thẻ với tổng số lượng phát hành
đạt trên 200.000 thẻ các loại.
- Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights
công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát
triển thị trường.
- Triển khai chương trình “ Khách hàng bí mật “ đánh giá chất lượng dịch
vụ của các giao dịch viên và điểm giao dịch của Techcombank.
- Ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới: như các chương trình Tiết kiệm dự
thưởng “ Gửi Techcombank, trúng Mercedes”, Tiết kiệm Tích lũy bảo
gia, Tín dụng tiêu dùng, các san phẩm dành cho doanh nghiệp như Tài trợ
nhà cung cấp; các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ cao như F@st i-
Bank sản phẩm Quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán F@st
S-Bank và cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực
tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay.
- Nhận giải thưởng “ Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” –
giải thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11
lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia
nhập WTO do Bộ Công thương trao tặng.
Qua các mốc lịch sử của Techcombank chúng ta đều thấy được rằng: chỉ mới

gần 15 năm hình thành và phát triển nhưng hoạt động của Techcombank rất hiệu
quả, quy mô luôn được mở rộng, tổng tài sản ngày một tăng nhanh : vốn điều lệ từ
khi bắt đầu thành lập ngân hàng là 20 tỷ đồng đến năm 2007 tổng tài sản đạt gần 2,5
tỷ USD. Để đạt được những thành quả như vậy hoàn toàn không phải chuyện dễ
dàng, đơn giản mà phải trải qua cả một quá trình lao động nhiệt tình, hăng say, sáng
tạo của đội ngũ nhân viên cùng ban lãnh đạo với những chính sách, phương thức
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
10
Báo cáo tổng hợp
đúng đắn. Điều đó được thể hiện rất rõ qua chương 2 của báo cáo với nội dung về
tình hình hoạt động của Techcombank để chúng ta thấy được rằng họ đã thực hiện
các hoạt động đó như thế nào.
1.5. Lịch sử hình thành phòng định giá.
Đầu tiên phòng định giá Techcombank là một Tổ định giá tài sản đảm bảo
(TSĐB) nằm trong Phòng (Ban) Thẩm định Quản lý Rủi ro Tín dụng nhưng chức
năng nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động tuân thủ theo quy định của Tổ định giá TSĐB
thuộc khối Doanh Nghiệp và các tổ định giá có trách nhiệm gửi báo cáo về hoạt
động và thị trường cho Phòng Thẩm định và Quản lý RRTDHO.
Tổ định giá TSĐB có chức năng và nhiệm vụ như sau:
Chức năng của Tổ định giá:
 Trực tiếp thực hiện việc định giá tài sản đảm bảo tại các đơn vị kinh doanh
tại địa bàn được phân công trước khi xét duyệt và giải ngân vốn vay cho
khách hàng.
o Tổ định giá TSĐB thuộc Phòng Thẩm định và QLRRTD – Khối
QLKH Doanh nghiệp: chịu trách nhiệm định giá các loại tài sản đảm
bảo ( nhà ở, đất ở, công trình xây dựng, máy móc thiết bị, hàng hóa)
và các tài sản trị giá từ 1 tỷ đồng trở lên tại các địa bàn tại các chi
nhánh miền Bắc( Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc)
o Tổ định giá TSĐB thuộc Phòng Thẩm định và QLRRTD – Chi nhánh
Tp HCM: chịu trách nhiệm định giá các loại TSĐB tại địa bàn Tp

HCM và các tài sản trị giá từ 1 tỷ đồng trở lên tại các địa bàn tại các
chi nhánh miền Nam,
 Tổ chức thuê các cơ quan định giá chuyên môn trong trường hợp những tài
sản đảm bảo thuộc lĩnh vực chuyên ngành, đặc thù mà Techcombank đang
tài trợ nhiều để tìm hiểu các vấn đề liên quan: trình độ công nghệ của thiết bị,
giá bán trên thị trường, xu hướng thay đổi công nghệ sản xuất ảnh hưởng đến
thiết bị…
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
11
Báo cáo tổng hợp
 Rewiev, theo dõi thường xuyên danh mục TSĐB của hệ thống:
Theo dõi biến động của thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất
động sản của từng khu vực.
Theo dõi các biến động trong danh mục các loại TSĐB của hệ thống, các
diễn biến có thể gây ảnh hưởng đến các loại TSĐB đó.
 Cung cấp thông tin và hỗ trợ Phòng chính sách trong việc xây dựng chính
sách về TSĐB của Techcombank, bao gồm các chính sách về bất động sản,
về các loại TSĐB cụ thể trong danh mục TSĐB của Techcombank.
Nhiệm vụ của Tổ định giá:
o Trực tiếp định giá các tài sản dự kiến làm TSĐB tại Techcombank có
giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên.
o Phối hợp với các tổ chức chuyên ngành để định giá khi cần thiết
o Báo cáo định kỳ cho Giám đốc khối Doanh nghiệp và Phòng ban liên
quan.
Đó là những chức năng và nhiệm vụ chính của Tổ định giá. Đến ngày 27 tháng 02
năm 2007 khi có quyết định chính thức về việc thành lập Khối tín dụng và quản trị
rủi ro khi đó Phòng định giá tài sản mới ra đời. Phòng định giá tài sản thuộc một
trong các phòng ban của Khối tín dụng và quản trị rủi ro. Lúc này Phòng định giá
tài sản có các chức năng nhiệm vụ sau:
 Định giá các TSĐB của khách hàng vay vốn tại các đơn vị kinh

doanh trên địa bàn được phân công trước khi xét duyệt và giải
ngân vốn vay.
 Thường xuyên giám sát danh mục TSĐB của toàn bộ hệ thống
đảm bảo tuân thủ nguyên tắc về quản trị rủi ro trong khía cạnh
TSĐB do Ban Tổng Giám Đốc ban hành; theo dõi các ảnh
hưởng có thể đến giá trị các loại TSĐB trong danh mục TSĐB
chung của hệ thống.
 Trưởng phòng (01):
o . Điều hành công việc chung của Ban: phân công nhiệm
vụ và giám sát việc thực hiện toàn bộ các công việc
trong phòng.
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
12
Báo cáo tổng hợp
o . Xây dựng được các quy trình, quy định và thủ tục để
đảm bảo việc định giá được tiến hành một cách độc lập,
khách quan, kịp thời.
o . Tổ chức các mối quan hệ phối hợp giữa các vị trí trong
Ban và giữa Phòng chính sách/Phòng thẩm định/Ban
định giá tài sản.
o . Kết hợp với Phòng chính sách trong việc xây dựng các
chính sách về TSĐB.
 Chuyên viên định giá bất động sản :
o . Định giá các bất động sản theo yêu cầu của các đơn vị
kinh doanh.
o . Theo dõi diễn biến giá cả, các xu hướng vận động của
thị trường bất động sản.
o . Kết hợp, hỗ trợ chuyên viên phòng chính sách để xây
dựng chính sách về bất động sản
 Chuyên viên định giá công trình xây dựng( dân dụng, công

nghiệp):
o . Định giá các công trình xây dựng có giá trị hoặc có
tính chất phức tạp ( dân dụng: biệt thự, nhà hàng, khách
sạn và công trình công nghiệp: nhà xưởng, kết cấu công
nghiệp )
o . Giúp bộ phận thẩm định giá dự toán các công trình xây
dựng trong các dự án đầu tư có nhu cầu vay vốn tại
Techcombank.
 Chuyên viên định giá máy móc thiết bị:
o .Định giá các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải
theo yêu cầu của các đơn vị kinh doanh.
o . Nghiên cứu dưới góc độ công nghệ sản xuất của một
số ngành trọng điểm theo nhu cầu của ngân hàng
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
13
Báo cáo tổng hợp
( ngành có dư nợ lớn hoặc ngành tiềm năng, ví dụ: công
nghệ thép, ô tô, nhựa, gỗ, bao bì, giấy…vv).
o .Hỗ trợ bộ phận thẩm định để đánh giá năng lực máy
móc thiết bị/công nghệ của khách hàng vay vốn.
Đối với những máy móc thiết bị chuyên dùng, kết hợp để thuê các đơn vị định giá
độc lập đủ năng lực, uy tín để thực hiện dịch vụ định giá tài sản.
 Chuyên viên định giá cổ phiếu:
o . Theo dõi biến động của thị trường chứng khoán.
o . Đánh giá cổ phiếu được nhận làm TSĐB theo quy định
của Techcombank.
o . Xác định tỷ lệ cho vay đối với cổ phiếu ngân hàng và
các cổ phiếu Niêm yết trên thị trường chứng khoán.
 Chuyên viên đánh giá chất lượng kho bãi: đánh giá kiểm tra
chất lượng kho hàng xem có đảm bảo được chất lượng theo

tiêu chuẩn Techcombank hay không.
Sau khi chính thức được thành lập thành phòng định giá thì phòng định giá tài sản
có những chức năng và nhiệm vụ cụ thể như trên.
Danh sách cán bộ phòng định giá miền Bắc
STT ID Họ và tên Tên Phòng/Ban
1 01-526 Trần Ngọc Phong Phong Phó phòng định giá và Quản lý TSĐB
2 01-527 Vũ Văn Ân Ân Phó phòng định giá và Quản lý TSĐB
3 01-528 Cao Minh Đức Đức Phó phòng định giá và Quản lý TSĐB
4 01-885 Trần Khánh Long Long Chuyên viên Định giá Tài sản
5 01-884 Tạ Thị Hải Yến Yến Chuyên viên Định giá Tài sản
6 01-883 Lương Đình Hoàng Hoàng Chuyên viên Định giá Tài sản
7 01-646 Trần Anh Tuấn Tuấn Kiểm soát viên Định giá
8
01-
1047 Nguyễn Quốc Đông Đông Chuyên viên Định giá Tài sản
9
01-
1172 Lê Anh Dũng Dũng Chuyên viên Định giá Tài sản
10
01-
1174 Nguyễn Tuấn Đạt Đạt Chuyên viên Định giá Tài sản
11
01-
1175 Trần Quốc Đông Đông Chuyên viên Định giá Tài sản
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
14
Báo cáo tổng hợp
12
01-
1176 Nguyễn Trung Hiếu Hiếu Chuyên viên Định giá Tài sản

13
01-
1196 Dương Anh Cường Cường Chuyên viên Định giá Tài sản
14
01-
1267 Vũ Thúy Mai Mai Chuyên viên Định giá cổ phiếu
15 01-882 Vũ Thanh Tuấn Tuấn Chuyên viên Định giá Tài sản
16
01-
1818 Đinh Xuân Ninh Ninh Chuyên viên Định giá Tài sản
17
01-
1820 Lưu Đức Tân Tân Nhân viên Định giá Tài sản
18
01-
1821 Trần Cao Giang Giang Chuyên viên Định giá Tài sản
19
01-
1822 Chu Quang Vịnh Vịnh Chuyên viên Định giá Tài sản
20
01-
1823
Nguyễn Thành
Trung Trung Chuyên viên Định giá Tài sản
21
01-
1825 Nguyễn Huy Binh Binh Nhân viên Định giá Tài sản
22
01-
1824 Trần Xuân Trình Trình Chuyên viên Định giá Tài sản

Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
15
Báo cáo tổng hợp
PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TECHCOMBANK
2.1. Các hoạt động chính
2.1.1. Dịch vụ khách hàng cá nhân
Có thể nói năm 2007 là năm mà dịch vụ khách hàng cá nhân tại
Techcombank phát triển vượt bậc cụ thể như sau:
 Xây dựng một mô hình quản lý tập trung Khối Dịch vụ tài chính và ngân
hàng cá nhân: Mô hình thành này định hướng các Phòng giao dịch tập
trung tối đa vào việc bán hàng và dịch vụ khách hàng, cũng như sự tập
trung điều hành tại trung tâm các bộ phận Quản trị rủi ro, Phê duyệt tín
dụng, Phát triển sản phẩm, Thu hồi nợ, Hỗ trợ mạng lưới. Một trong
những cần thiết nhằm thực hiện chiến lược bán lẻ của Techcombank là
hình thành hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch bán lẻ.
 Hoạt động phát hành thẻ: phát hành thẻ ghi nợ Techcombank Visa và
cuối năm đã đạt hơn 50.000 thẻ. Tổng số thẻ phát hành mới trong năm
2007 là 200.000 thẻ, tăng gần 300% so với năm 2006. Cùng với sự phát
hoạt động phát hành thẻ, số giao dịch qua ngân hàng và số dư tiền gửi
trên tài khoản cũng tăng đáng kể, từ trung bình 2.900.000 đồng/thẻ năm
đến 4.000.000 đồng/thẻ năm 2007. Đến hết năm 2007, Techcombank đã
lắp đặt 168 ATM, 2.300 máy cà thẻ tại các Đơn vị chấp nhận thẻ, góp
phần tăng số lượng giao dịch thẻ gấp đôi so với năm 2006, từ 328.000
giao dịch/tháng cuối năm 2006 đến 660.000 giao dịch/tháng cuối năm
2007. Nhìn chung hoạt động phát hành thẻ đạt kết quả rất tốt.
 Thị trường Cho vay mua nhà: Trung tâm Cho vay mua nhà của
Techcombank đã được hình thành để tập trung khai thác việc cho vay
mua nhà, liên kết chặt chẽ với các chủ đầu tư dự án. Doanh số cho vay
mua nhà phát triển tốt, dư nợ cuối năm 2007 đạt 4.199,82 tỷ đồng
 Thiết lập và phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp:

Techcombank đã nhanh chóng gia nhập và triển khai hoạt động cho vay
tiêu dùng cá nhân tín chấp trên cơ sở đánh giá khách hàng, quản lý rủi ro
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
16
Báo cáo tổng hợp
và thu nợ tập trung theo mô hình, quy trình quản lý của các ngân hàng
bán lẻ hàng đầu thế giới. Một loạt các sản phẩm cho vay tiêu dùng được
ra đời đáp ứng mọi yêu cầu khách hàng. Ngoài ra còn phải kể đến hoạt
động liên kết với các cửa hàng, nhà sản xuất, siêu thị để cho vay tại
Techcombank cũng được đẩy mạnh và sản phẩm tín dụng được cải tiến
theo hướng chuyên biệt và đơn giản hóa quy trình. Tất cả những nỗ lực
trên đã mang đến cho Techcombank dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân
2007 đạt 1.506 tỷ đồng, tăng trưởng 110,53% so với năm 2006.
 Sản phẩm thương mại điện tử: Sản phẩm Internet banking mang tên
FDI@st-bank là một bước đột phá của Techcombank, mang đến một sản
phẩm Internet banking đích thực đầu tiên tại Việt Nam. Techcombank
cũng là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ thanh toán qua tin nhắn di
động, qua đó khách hàng có thể mua hàng, thanh toán hóa đơn điện thoại,
phí bảo hiểm qua một bước nhắn tin đơn giản.
2.1.2. Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
Khác với dịch vụ khách hàng cá nhân thì đối với dịch vụ khách hàng doanh
nghiệp Techcombank đã có những phương pháp, cách thức riêng biệt phù hợp đối
với khách hàng doanh nghiệp để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, cụ thể là:
 Thay đổi mô hình tổ chức nhằm phục vụ khách hàng doanh nghiệp
chuyên nghiệp hơn: thành lập Khối Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp.
Khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp đã triển khai mạnh mẽ quá trình
chuyển đổi mô hình trên phạm vi toàn quốc theo hướng: phân công
chuyên môn hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng doanh
nghiệp và khách hàng cá nhân, tập trung hóa một số công đoạn trong quy
trình phục vụ cho khách hàng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng

cường khả năng phục vụ một số lượng lớn khách hàng.
 Hoàn thiện các sản phẩm hiện có, phát triển sản phẩm ngân hàng doanh
nghiệp mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng: Gói sản phẩm dịch
vụ này bao gồm:
o Các dịch vụ tài khoản như tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản
tiền gửi chuyên dùng.
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
17
Báo cáo tổng hợp
o Các sản phẩm tín dụng như Cho vay vốn lưu động, Cho vay trung
dài hạn, Thấu chi doanh nghiệp, Tài trợ dự án trọn gói, Cho vay
nông sản, Tài chính kho vận trọn gói, Tài trợ nhà cung cấp, Cho
vay vốn đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh đó, Techcombank cũng
cung cấp các dịch vụ bảo lãnh ngân hàng như: Bảo lãnh vay vốn
trong cà ngoài nước, Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh dự thầu, Bảo
lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm,
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, Bảo lãnh đối ứng với một tổ
chức kinh tế hoặc Tổ chức tín dụng khác, Xác nhận bảo lãnh, Cam
kết thu xếp tài chính.
o Các dịch vụ Thanh toán trong nước như chuyển tiền đến, chuyển
tiền đi bằng tiền mặt, séc, ủy nhiệm chi. Khách hàng có thể giao
dịch tại ngân hàng hoặc gửi yêu cầu trực tiếp qua mạng
Telebank( kết nối trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng) hoặc
mạng Internet.
o Các dịch vụ Thanh toán quốc tế như chuyển tiền, nhờ thu, thư tín
dụng.
o Các dịch vụ ngoại hối như mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán
ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn ngoại tệ.
o Các dịch vụ ngân hàng khác như Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn,
Bảo quản tài sản, Dịch vụ chi trả lương qua tài khoản, Dịch vụ

quản lý tiền mặt tại chỗ, Dịch vụ quản lý tiền của nhà đầu tư
chứng khoán.
Mục tiêu đến cuối năm 2008, Techcombank sẽ có danh mục sản phẩm
dịch vụ ngân hàng đa dạng nhất, tiên tiến nhất trên thị trường ngân hàng Việt
Nam.
 Mở rộng các kênh và hình thức giao dịch để tăng cường khả năng tiếp
cận khách hàng: Techcombank đã tham gia và tổ chức giới thiệu sản
phẩm dịch vụ ngân hàng tại Hội thảo Giải pháp tài chính toàn diện hỗ trợ
cho các doanh nghiệp khu công nghiệp chế xuất ( Hepza), Hội thảo giải
pháp tài chính cho doanh nghiệp khu công nghiệp Phố Nối A, Hội thảo
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
18
Báo cáo tổng hợp
phát triển bền vững ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, Hội nghị
hướng dẫn trình bày kế hoạch kinh doanh, đầu tư để vay vốn ngân hàng
và các vấn đề liên quan đến thanh toán ngoại thương, Lễ ký kết Hợp tác
toàn diện với Vinacontrol…Ngoài ra Techcombank còn không ngừng mở
rộng mạng lưới các chi nhánh và điểm giao dịch trên toàn quốc. Đến cuối
năm 2007, Techcombank đã mở thêm 43 điểm nâng tổng số chi nhánh và
phòng giao dịch của ngân hàng lên gần 130 điểm tại 23 tỉnh thành phố.
 Nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên khách hàng doanh nghiệp:
Ngoài việc mở rộng về số lượng, Techcombank còn tăng cường đào tạo
cho đội ngũ nhân lực mới và thường xuyên đào tạo lại. Techcombank chú
trọng vào đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, sản phẩm ngân hàng,
đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp như giao dịch, bán hàng, quản lý bán
hàng, quan hệ khách hàng, đàm phán…Những khóa đào tạo ngắn hạn này
nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên không những giỏi về chuyên môn mà
còn chuyên nghiệp về các kỹ năng khi làm việc.
2.1.3. Quản trị rủi ro tổng hợp
Đối với mỗi một ngành nghề, lĩnh vực nào thì đều không thể tránh khỏi rủi

ro. Việc mà chúng ta có thể làm là bằng cách nào hạn chế rủi ro một cách triệt để
nhất để đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối ưu. Techcombank cũng vậy, việc quản trị
rủi ro rất quan trọng, nó đòi hỏi phải có được năng lực quản trị rủi ro thật tốt.
Nếu như năm 2006, việc thành lập phòng Quản trị rủi ro Hội sở được xem là
bước đầu tiên quan trọng trong việc thống nhất quản lý toàn bộ các rủi ro, thì năm
2007, việc thành lập tiếp khối Tín dụng và Quản trị rủi ro trên cơ sở tư vấn của
HSBC được coi như bước phát triển hoàn tất về cơ cấu tổ chức cho công tác quản
trị rủi ro của Techcombank. Với việc thành lập khối, công tác quản trị rủi ro và định
giá tài sản của Techcombank, cả về tầng vi mô và vĩ mô đã được độc lập hoàn toàn
với mảng kinh doanh, giúp điều hành có cái nhìn khách quan, đảm bảo an toàn kinh
doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng. Tiếp nối những kỹ
thuật quản trị rủi ro tín dung bán lẻ theo danh mục đã bắt đầu được gây dựng năm
2006, rủi ro tín dụng bán lẻ đã được trực tiếp các chuyên gia của HSBC xây dựng
và chịu trách nhiệm trước ban điều hành. Theo đó, lần đầu tiên việc phê duyệt tự
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
19
Báo cáo tổng hợp
động những sản phẩm tín dụng tiêu dùng đã được thực hiện trên hệ thống xếp hạng
khách hàng (scoring) được tích hợp tập trung trong hệ thống IT. Có thể nói đây là
điểm đột phá nhất của Tech trong rủi ro tín dụng của năm 2007.
những bước phát triển cơ bản tiếp nối nền tảng đã xây dựng những năm qua.
Techcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng thành công hệ thống
quản trị rủi ro thị trường từ năm 2003. Trong năm 2007 các mô hình này tiếp tục
được cải tiến theo hướng cập nhật những kỹ thuật tiên tiến nhất và sửa đổi các
khoản mục cho khớp với các hoạt động phát sinh mới của Techcombank. Ngoài
chính sách quản trị rủi ro lãi suất với báo cáo khe hở kỳ hạn( GAP analysis) vẫn
đang được tiến hành đều đặn giúp Techcombank duy trì khe hở kỳ hạn trong hạn
mức an toàn cho phép, các kỹ thuật về thời lượng (Duration and Modified Duration)
– mô hình tiên tiến hơn trong quản trị rủi ro lãi suất – đang đi những bước cuối cùng
của công việc nghiên cứu và sớm áp dụng trong đầu năm 2008. Trong quản trị rủi

ro thanh khoản thì hệ thống hạn mức dòng tiền ra tối đa ( MCO) vẫn được duy trì và
kiểm soát tốt giúp Ban điều hành và phòng Nguồn vốn có được cái nhìn kịp thời về
diễn biến thanh khoản và ra quyết định kinh kinh doanh kịp thời. Ngoài ra, những
kỹ thuật Stress Testing ( xây dựng các giả định khủng hoảng và biện pháp ứng phó)
cũng đang được nghiên cứu và áp dụng. Hơn nữa, hệ thống quản trị rủi ro đã nghiên
cứu và áp dụng thành công hệ thống hạn mức cho kinh doanh ngoại hối theo mô
hình Value at Risk (VAR). Hệ thống này giúp Techcombank nhanh nhạy hơn trong
việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh mà vẫn kiểm soát tốt rủi ro phát sinh.
Rõ ràng hệ thống quản trị rủi ro của Techcombank đã và đang được củng cố,
bổ sung một cách đồng bộ và đầy đủ, ngày một hoàn thiện và nâng cấp hơn cho phù
hợp với các chuẩn mực quản trị rủi ro tiên tiến trên thế giới. Có thể nói đây là cơ sở
quan trọng để hoạt động kinh doanh được tiến hành một cách an toàn, hiệu quả và
bền vững.
2.1.4. Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là một trong những hoạt động rất được chú trọng của
ngân hàng Techcombank. Vì mục tiêu của Techombank là ngày càng nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng nhằm hướng tới sự hoàn thiện về chất lượng dịch vụ
trong hoạt động của mình. Chính vì lẽ đó mà cùng với sự hiện diện của các chuyên
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
20
Báo cáo tổng hợp
gia HSBC giúp cho Phòng quản lý chất lượng có được cơ hội để tiếp cận với nhiều
phương pháp quản lý hiện đại trên thế giới, từ đó từng bước đổi mới hệ thống chất
lượng của mình đạt chuẩn mực quốc tế, khẳng định vai trò của chất lượng với các
họat động khác trong hệ thống Techcombank.
Với mạng lưới hoạt động kinh doanh không ngừng phát triển cả về chiều
rộng và chiều sâu, hiện tại Techcombank đã có tới gần 130 điểm giao dịch trải rộng
trên hơn 23 tỉnh, thành của cả nước với nhiều sản phẩm dịch vụ ngày càng phong
phú và đa dạng. Hoạt động chất lượng đã luôn song hành trong việc triển khai, đánh
giá chất lượng nội bộ và không ngừng cải tiến liên tục đảm bảo có được sự vận

hành đồng bộ, thống nhất trên toàn Techcombank. Một trong những mối quan tâm
hàng đầu là làm thế nào để đảm bảo chất lượng hoạt động của hệ thống ở mức tốt
nhất có thể. Quá trình kiểm soát, nghiên cứu và cải tiến chất lượng được tiến hành
thường xuyên, liên tục và đã chứng minh được tính hiệu quả trong thực tế. Tháng
10/2007, Techcombank đã được tổ chức đánh giá chất lượng Bureau Veritas tái
chứng nhận Hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 lần thứ hai 2007 –
2010.
Như vậy, có thể thấy hệ thống chất lượng Techcombank đã có được những
thành công bước đầu và tất nhiên nhiều dự án đổi mới chất lượng theo mô hinh tiên
tiến đã và đang được tiếp tục đẩy mạnh.
2.1.5. Hoạt động Marketing
Marketing là một hoạt động vô cùng quan trọng, nó đóng một vai trò rất lớn
trong việc thành công của một thương hiệu. Vì vấy, nếu muốn thành công phải có
một chiến lược về Marketing phù hợp và đúng đắn. Techcombank luôn nhận thấy
được tầm quan trọng của Marketing nên đã luôn có những hoạt động thích hợp và
luôn mang lại những hiệu quả cao.
Đầu tiên phải kể đến công tác điều tra, nghiên cứu thị trường: Phòng
Marketing đã có nhiều hoạt động điều tra, nghiên cứu thị trường đưa ra các thông
tin làm cơ sở cho việc lập chiến lược, ra quyết định các hoạt động kinh doanh cỉa
Ngân hàng , như điều tra độ nhận biết thương hiệu, điều tra về sản phẩm, sự hài
lòng của khách hàng. Phòng còn nghiên cứu điều tra và cung cấp thông tin về các
đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu các biến động của nền kinh tế, các ngành kinh tế
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
21
Báo cáo tổng hợp
xuất nhập khẩu và chủ chốt. Ngoài ra, các điều tra phục vụ hội thảo, hội nghị khách
hàng của Khối khách hàng doanh nghiệp cũng được tiến hành thường xuyên.
Thứ hai là dịch vụ khách hàng 24/7 : Ban dịch vụ khách hàng(DVKH) ngày
càng thực hiện tốt vai trò đầu mối tiếp nhận và cung cấp thông tin, giải đáp các thắc
mắc của khách hàng. Trong năm qua, Ban DVKH đã trả lời trên 80.000 cuộc gọi,

hơn 3.600 thư, chủ yếu với nội dung tư vấn về sản phẩm dịch vụ và tài trợ giúp
khách hàng. Ngoài ra, trong năm 2007 khách hàng cũng được cung cấp thêm nhiều
dịch vụ tiện ích. Khi gọi điện đến số điện thoại của Ban DVKH (04.9427444) khách
hàng có thể đăng ký mở tài khoản, phát hành thẻ F@stAccess,
Thẻ Visa Debit, dịch vụ Homebanking. Trong năm tới, nhằm hoàn thiện hơn hoạt
động này, Techcombank sẽ đầu tư nâng cấp hệ thống hiện tại lên thành Contact
Center. Đặc biệt, trong thời gian tới, ngoài các kênh hỗ trợ đang sử dụng( điện
thoại, email) Ban DVKH sẽ có thể triển khai hỗ trợ khách hàng qua nhiều kênh hơn
: web chat, fax, trả lời tự động…
Thứ ba là Các chương trình Marketing toàn hệ thống : như Chương trìnhVisa
Power Branch, Sản phẩm cho vay trả góp, các chương trình gửi tiết kiệm “ Tài lộc
đón xuân”, “ Gửi Techcombank, trúng Mercedes” đợt 1 và 2,… Đồng thời các hoạt
động truyền thông về các sản phẩm, dịch vụ của Techcombank thường xuyên được
tiến hành.
Thứ tư là Quản trị thông tin, hình ảnh : thông qua truyền thông và báo chí
Techcombank đã đưa thông tin và hình ảnh của mình đến với khách hàng của
Techcombank nói riêng và công chúng nói chung. Ngoài ra, đông đảo cổ đông của
Techcombank đã được tiếp cận kịp thời các tin tức về tình hình hoạt động của ngân
hàng qua các kênh như website của ngân hàng, họp đại hội cổ đông… qua đó giúp
cho họ có được những quyết định đúng đắn, thực hiện tốt các quyền lợi và trách
nhiệm của mình.
Thứ năm là Tổ chức sự kiện: các sự kiện như ra mắt sản phẩm mới, các lễ kí
kết, gặp mặt, các lễ khai trương phòng giao dịch, chi nhánh…Các sự kiện này được
tổ chức rất thành công và hiệu quả.
Thứ sáu là Quảng cáo – Tài trợ : Techcombank đã thực hiện rất nhiều các
chương trình quảng cáo và tài trợ như “ Bản tin tài chính” và “ Gõ cửa ngày mới”
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
22
Báo cáo tổng hợp
trên VTV1… Quảng cáo các sản phẩm dịch vụ trên xe Bus tại Hà Nội, quảng cáo

pano tấm lớn tại Nha Trang…Các hoạt động quảng cáo này góp phần mang hình
ảnh Techcombank đến gần hơn với khách hàng.
Như vậy, các hoạt động Marketing đã luôn được bổ sung, sáng tạo để đem
lại lợi ích cho ngân hàng cũng như cho khách hàng.
2.1.6. Quản trị nhân sự và đào tạo
Ngoài những hoạt động như: dịch vụ khách hàng cá nhân, dịch vụ khách
hàng doanh nghiệp, quản lý chất lượng, quản trị rủi ro, marketing thì một hoạt động
rất quan trọng khác là quản trị nhân sự và đào tạo. Có thể nói rằng nền tảng để cho
một doanh nghiệp luôn được phát triển đó chính là vấn đề về nhân sự.
Techcombank là một ngân hàng lớn luôn hiểu được tầm quan trọng của việc quản
trị nhân sự như thế nào và có những chương trình đào tạo gì để ngày một hoàn thiện
và nâng cao trình độ của nhân viên. Một số hoạt động mà Techcombank đã và đang
làm về quản trị nhân sự có thể kể đến như sau: khối Quản trị nguồn nhân lực đã tiến
hành thay đổi cơ cấu tổ chức trong năm 2007 để có thể chuyên môn hóa các phòng,
ban để đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển kinh
doanh và phát triển mạng lưới của Ngân hàng. Cũng năm 2007, Techcombank đã
lựa chọn và tuyển dụng số lượng nhân sự lớn nhất từ trước tới nay. Mặc dù nhân
viên mới được tuyển dụng với số lượng lớn song việc chuẩn hóa các nội dung đào
tạo theo từng chức danh/ nhóm chữc danh công việc đã đảm bảo nhân viên mới
được đào tạo bài bản nên các nhân viên này đã nhanh chóng nắm bắt công việc,
phát huy khả năng của bản thân.
Tính đến 31/12/2007, Techcombank đã cử 7531 lượt cán bộ tham dự các
chương trình đào tạo (bằng 170% so với năm 2006) với số giờ bình quân tham gia
đào tạo của mỗi CBNV là 55,68h/ngườ ( bằng 120% so với năm 2006) – hoạt động
đào tạo tiếp tục có những đóng góp quan trọng vaò kết quả chung của ngân hàng.
Cuối năm 2007, đầu năm 2008, khối Quản trị nhân sự bắt đầu tiến hành ký kết hợp
tác đào tạo với các trường Đại học lớn trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh. Đồng thời sẽ tiếp xúc và đặt hàng với một số trung tâm đào tạo để thiết kế,
xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với bước phát triển mới, trong đó tập
trung vào lớp cán bộ nguồn.

Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
23
Báo cáo tổng hợp
2.2. Kết quả hoạt động
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng có thể thấy rằng Techcombank, với
những chính sách, phương châm đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và có
một tầm nhìn chiến lược cao thì Techcombạn đã gặt hái được rất nhiều thành công.
Năm 2007 là một minh chứng rất rõ. Năm 2007 đánh dấu một năm thành công vượt
bậc của Techcombank trong việc triển khai định hướng khách hàng thông qua việc
hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề ra trong tăng trưởng tổng tài sản, vốn, tín
dụng, lợi nhuận, doanh thu, phát triển mạng lưới, phát triển sản phẩm. Tổng tài sản
tăng lên đạt 39.542,5 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 2.521,3 tỷ đồng nâng tổng vốn chủ sở
hữu của ngân hàng lên 3.573,42 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lũy kế năm 2007 đạt
709,74 tỷ đồng, gần gấp đôi so với mức lợi nhuận đạt được trong năm 2006. Tổng
thu nhập thuần đạt 1.216,16 tỷ đồng, tăng 98,9 % so với năm 2006. Trong đó,
doanh thu dịch vụ năm 2007 đạt 297 tỷ đồng – tăng 56% so với năm 2006. Doanh
thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 86 tỷ đồng chiếm 41,48% doanh thu dịch vụ.
Đặc biệt năm 2007 nguồn thu dịch vụ trong nước tăng lên đáng kể - tăng gấp 2,3 lần
so với năm 2006 trong đó thu từ bảo lãnh và thu xếp tài chính chiếm tỷ trọng lớn –
62% thu trong nước. Nguồn thu trong nước đã bù đắp phần nào sự sụt giảm của thu
từ hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai trong năm.
Tiếp theo phải kể đến vốn huy động từ khách hàng. Vốn huy động từ khách
hàng đạt 24.476,58 tỷ đồng, tăng 14.910,5 tỷ đồng so với năm 2006. Trong đó, huy
động vốn từ dân cư 14.119,27 tỷ đồng, chiếm 40,17% tổng huy động.
Tổng dư nợ tín dụng của Techcombank đạt 19.958 tỷ đồng tăng 11.147,67 tỷ
đồng. Mặc dù dư nợ tăng khá mạnh nhưng chất lượng tín dụng của Techcombank
vẫn được kiểm soát chặt chẽ, mặt khác dự phòng rủi ro tín dụng được trích đầy đủ
và thường xuyên để bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ nợ 3- 5 tính
đến cuối năm 2007 đã giảm mạnh so với tháng 12/2006, giảm từ 3,11% xuống còn
1,38%. Với hệ thống công nghệ hiện tại của Techcombank, việc phân loại tuổi nợ

được tự động hóa hoàn toàn. Bên cạnh đó, một số khoản nợ quá hạn lâu vẫn được
để trong nội bảng là để tăng cường ý thức trách nhiệm của cán bộ trong việc thu hồi
những khoản nợ này cũng như kiểm soát tốt hơn tỷ lệ nợ xấu.
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
24
Báo cáo tổng hợp
Để đáp ứng nhu cầu và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, Techcombank
đã cho ra mắt nhiều sản phẩm mới từ tín dụng, thanh toán, đến huy động, nổi bật là
các sản phẩm như FDI@st i-bank, một sản phẩm Internetbanking hiện đại đáp ứng
các tiêu chuẩn của quốc tế hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng,
Loigistic – sản phẩm tài chính kho vận liên kết với các hãng vận tải và quản lý kho
để tạo quy trình khép kín hỗ trợ khách hàng trong việc dùng tài sản hàng tồn kho
luân chuyển để làm tài sản cho các khoản vay, cho vay tiêu dùng tín chấp – sản
phẩm bán lẻ đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngay
cả khi khả năng tiền mặt của khách hàng chưa đủ; F@st Sbank, sản phẩm hỗ trợ các
công ty chứng khoán trong việc thực hiện Luật và các văn bản dưới Luật Chứng
khoán về mở tài khoản và giao dịch tài khoản của khách hàng kinh doanh chứng
khoán.
Một điều cần phải kể đến nữa, đó là Techcombank tăng cường hoàn thiện cơ
cấu tổ chức, bộ máy của một số khối, phòng ban hội sở để tách bạch và chuyên môn
hóa ở từng khâu trong quy trình hoạt động cũng như mảng hoạt động nhằm tăng
năng suất lao động và kiểm soát rủi ro được tốt hơn.
Cuối cùng là chương trình hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật với HSBC, Techcombank
cũng đã tiếp nhận các chuyên gia từ HSBC vào hoạt động trực tiếp như cán bộ của
Techcombank. Các chuyên gia này đã được bổ nhiệm vào các vị trí là Giám đốc
khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân, Giám đốc khối vận hành hệ thống,
Giám đốc Marketing, Đồng Giám đốc Trung tâm Thẻ và tín dụng tiêu dùng, Giám
đốc trung tâm quản lý thu nợ và kiểm soát rủi ro tín dụng cá nhân, và tiếp nhận
chuyên gia tư vấn cho mảng quản trị hệ thống thông tin. Các chương trình hỗ trợ
cùng với sự đóng góp trực tiếp của các cán bộ người nước ngoài này đã bước đầu

khẳng định các giá trị đóng góp của mình vào hoạt động của ngân hàng và đem lại
những kết quả tích cực.
Quả thật, Techcombank ngày càng chứng tỏ được vị trí là một trong những
ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu trong nước và chúng ta có thể thấy được
năm 2007 là một năm rất thành công của Techcombank.
Biểu 1: Kết quả hoạt động của 3 năm gần đây
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang- Lớp : KD BĐS – K47
25

×