Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Phân tích CBA trên phương diện kinh tế xã hội – dự án xây dựng công trình thủy điện Mường Khương (Lào Cai)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.82 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN MƠN PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH
Tên đề tài: Phân tích CBA trên phương diện kinh tế xã hội – dự
án xây dựng cơng trình thủy điện Mường Khương (Lào Cai)

Tên sinh viên:

Vũ Ngọc Linh

Mã sinh viên:

19050427

Ngày sinh:

04/11/2001

Khoa:

Kinh tế phát triển

Khóa:

QH - 2019E

HÀ NỘI, 2021


Nhận xét của giáo viên bộ môn:



Điểm:


MỤC LỤC
I/ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CBA TRÊN PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ XÃ HỘI..........1
1. Tổng quan về CBA.......................................................................................................1
1.1. Khái niệm..............................................................................................................1
1.2. Mục đích và ý nghĩa của CBA...............................................................................1
1.3. Các bước tiến hành CBA.......................................................................................2
2. Phân tích CBA trên phương diện kinh tế xã hội...........................................................2
II/ PHÂN TÍCH CBA TRÊN PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ XÃ HỘI – DỰ ÁN CƠNG
TRÌNH THỦY ĐIỆN MƯỜNG KHƯƠNG....................................................................5
1. Tổng quan về dự án......................................................................................................5
1.1. Giới thiệu dự án.....................................................................................................5
1.2. Nhiệm vụ của cơng trình........................................................................................7
1.3. Tiến độ dự án.........................................................................................................8
1.4. Tổ chức điều hành và nhà tài trợ dự án...................................................................8
1.5. Thông số kĩ thuật chính của dự án..........................................................................8
1.6. Cơ cấu nguồn vốn..................................................................................................9
2. Phân tích CBA trên phương diện kinh tế xã hội..........................................................10
2.1. Xác định chi phí lợi ích của xây dựng thủy điện Mường Khương........................10
2.1.1. Chi phí..........................................................................................................10
a) Chi phí ban đầu...............................................................................................10
b) Chi phí vận hành............................................................................................11
c) Thuế tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp.............................................11
d) Chi phí xã hội mơi trường...............................................................................11
2.1.2. Lợi ích..........................................................................................................12
a) Lợi ích tính được bằng tiền.............................................................................12
b) Lợi ích không tính được bằng tiền..................................................................12

2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, mơi trường dự án xây dựng cơng trình thủy điện
Mường Khương.............................................................................................................13
2.2.1. Đánh giá hiệu quả tài chính..........................................................................13
2.2.2. Đánh giá hiệu quả xã hội – môi trường.........................................................13
III/ KẾT LUẬN..............................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................16


36 – INE2018.1 – Vũ Ngọc Linh
NỘI DUNG
I/ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CBA TRÊN PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
1. Tổng quan về CBA
1.1. Khái niệm
Phân tích chi phí – lợi ích (CBA) là một phương pháp hay một công cụ dùng để
đánh giá và so sánh giữa các phương án cạnh tranh dựa trên quan điểm xã hội nói chung
nhằm cung cấp thơng tin cho việc ra quyết định lựa chọn phân bổ nguồn nhân lực.
(Trần Võ Hùng Sơn & Võ Đức Hồng Vũ (2020). Nhập mơn phân tích CBA)
Phân tích lợi ích chi phí là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định xem đây
có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay khơng hay hiện tại có nên cho triển khai
các dự án được đề xuất hay khơng. Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để đưa ra
quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau. Người ta tiến
hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của
dự án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra. Cơ bản mà nói, nếu lợi
ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng
giá và nên được triển khai. (PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (2008). Bài giảng mơn CBA)
1.2. Mục đích và ý nghĩa của CBA
Mục đích:
✓ Giúp cải thiện việc ra quyết định:
• Lợi ích rịng (phúc lợi kinh tế) là một trong những mục tiêu XH của dự án
• Đánh giá sự can thiệp của chính phủ có thực sự đáng giá khơng?

✓ Giúp người phân tích hiểu thêm về dự án cũng như tiến trình của nó: sự phân bổ
nguồn lực cho dự án, giá trị thực của dự án đang xem xét cũng như các dự án
tương đương,…
Ưu điểm của CBA:
✓ Giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả giữa các mục tiêu sử dụng cạnh tranh lẫn nhau
(mutually exclusive projects)
✓ Cung cấp khung phân tích vững chắc cho việc thu thập dữ liệu cần thiết
✓ Giúp tổng hợp và lượng hóa bằng tiền các tác động khác nhau để có thể so sánh
được

1


36 – INE2018.1 – Vũ Ngọc Linh
✓ Được ứng dụng cho việc đánh giá nhiều loại tác động của dự án (có giá và khơng
có giá thị trường)
Hạn chế của CBA
✓ Lượng hóa bằng tiền của các lợi ích và chi phí đơi khi khơng thực hiện được
✓ Khi các mục tiêu khác được đề cao hơn mục tiêu hiệu quả KT (vấn đề trọng số)
Ý nghĩa: Phân tích chi phí - lợi ích có vai trị quan trọng trong việc sử dụng hợp
lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Đây là công cụ phân bổ chi phí
- lợi ích nhằm đạt hiệu quả Pareto,hạn chế tối đa sự thất bại của thị trường.
(ThS Nguyễn Thanh Sơn (2014). Bài giảng môn CBA)
1.3. Các bước tiến hành CBA
Để đánh giá được chính xác các vấn đề phân tích chi phí – lợi ích của một dự án
đầu tư thì phải tuân thủ 8 bước (ThS Nguyễn Thanh Sơn (2014). Bài giảng môn CBA):
o Bước 1: Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết
o Bước 2: Nhận dạng các lợi ích và chi phí của một dự án
o Bước 3: Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi dự án
o Bước 4: Lập bảng lợi ích và chi phí của mỗi dự án

o Bước 5: Tính tốn lợi ích rịng của mỗi phương án
o Bước 6: So sánh các phương án theo tiêu chí lựa chọn
o Bước 7: Kiểm tra độ nhạy
o Bước 8: Đưa ra kiến nghị
2. Phân tích CBA trên phương diện kinh tế xã hội
Mục đích của phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội là đánh giá sự đóng góp của dự
án vào tất cả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, ngồi các chỉ
tiêu NPV, IRR, BCR,… thì giá trị gia tăng VA (value added) được coi như một tiêu
chuẩn quan trọng nhất để xác định ảnh hưởng của dự án đối với nền kinh tế. Ngoài ra,
người ta còn sử dụng một loạt các chỉ tiêu bổ sung nhằm nêu được những tác động của
dự án lên các khía cạnh riêng biệt của đời sống kinh tế - xã hội trong phạm vi mà dự án
đang xem xét. Chẳng hạn những tác động đến việc làm, phân phối lợi ích và chi phí, thu
nhập ngoại hối, khả năng cạnh tranh quốc tế của sản phẩm… Đối với những tác động
mà mức độ ảnh hưởng của chúng không thể lượng hố được, có thể sử dụng phân tích

2


36 – INE2018.1 – Vũ Ngọc Linh
định tính thơng qua những xem xét bổ sung như tác động đến kết cấu hạ tầng, trình độ
cơng nghệ kỹ thuật, mơi trường, ....
Khi phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội trên giác độ kinh tế quốc dân, người ta
không sử dụng giá thị trường thực tế mà sử dụng giá điều chỉnh (adjust) hay còn gọi là
giá ẩn, giá mờ (shadow price) gần giống như giá xã hội (chi phí xã hội cần thiết). Nguyên
nhân là do trong thực tế khơng có những nền kinh tế thị trường cạnh tranh hồn hảo và
giá thị trường trong nhiều trường hợp khơng phản ánh đúng chi phí xã hội do ó sự can
thiệp của Nhà nước và tính khơng hồn hảo của thị trường. Tương tự, tỷ giá hối đối
chính thức cũng được thay bằng tỷ giá điều chỉnh (tỷ giá thực) và ảnh hưởng của yếu tố
thời gian không được xác định bằng cách chiết khấu theo tỷ lệ lãi suất thực tế trên thị
trường vốn mà theo tỷ suất chiết khấu xã hội. Tóm lại, giá cả được sử dụng trong phân

tích hiệu quả kinh tế - xã hội phải phản ánh đúng lợi ích và chi phí thực của xã hội.
Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, gồm:
(1) Giá trị gia tăng thuần túy (NVA)
Đây là chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Giá trị giá tăng
thuần túy là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào.
NVA: giá trị gia tăng thuần túy của dự án
O: giá trị đầu ra của dự án
𝑵𝑽𝑨 = 𝑶 − (𝑴𝑰 + 𝑰)

Trong đó

MI: giá trị đầu vào vật chất thường xuyên
và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu
I: vốn đầu tư bao gồm chi phí nhà xưởng,
mua sắm thiết bị

(2) Các chỉ tiêu giá trị hiện ròng của dự án (NPV), tỷ suất lợi nhuận (BCR), hệ số
hoàn vốn nội bộ (IRR) tương tự như các chỉ tiêu phân tích tài chính nhưng các chi phí
lợi ích có tính đến những ảnh hưởng tới môi trường, xã hội.
(3) Chỉ tiêu lao động bao gồm số lao động có việc làm và số lao động có việc làm trên
một đơn vị vốn đầu tư.

3


36 – INE2018.1 – Vũ Ngọc Linh
Số lao động có việc làm: gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số
lao động có việc làm ở các dự án liên đới. Các dự án liên đới là các dự án khác được
thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đang được xem xét.
Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư.

(4) Các chỉ tiêu về phân phối thu nhập và công bằng xã hội
Đây là một chỉ tiêu quan trọng, nó giúp đánh giá được sự đóng góp của dự án vào
việc thực hiện mục tiêu phân phối và xác định được những tác động của dự án đến quá
trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và theo vùng lãnh thổ. Thực chất của chỉ tiêu
này là xem xét giá trị gia tăng của dự án và các dự án liên đới (nếu có) sẽ được phân
phối cho các nhóm đối tượng khác nhau ( bao gồm người làm công ăn lương, người
hưởng lợi nhuận, nhà nước) hoặc giữa các vùng lãnh thổ như thế nào, có đáp ứng được
mục tiêu phát triển kinh tế xa hội trong giai đoạn nhất định hay không.
(5) Chỉ tiêu tiết kiệm và tăng nguồn ngoại tệ
Tiết kiệm ngoại tệ và tăng nguồn thu ngoại tệ sở hữu nhằm hạn chế dần sự lệ
thuộc vào viện trợ nước ngoài và tạo nên cán cân thanh toán hợp lý là hết sức cần thiết
đối với các nước đang phát triển. Vì vậy đây cũng là một chỉ tiêu rất đáng quan tâm khi
phân tích một dự án đầu tư. Để tính được chỉ tiêu này phải tính được tổng số ngoại tệ
tiết kiệm được và tiết kiệm sau đó trừ đi tổng phí tổn về số ngoại tệ trong quá trình triển
khai của dự án.
(6) Các tác động khác của dự án:
✓ Các tác động đến môi trường sinh thái:
Việc thực hiện dự án thường có những tác động nhất định đến mơi trường sinh
thái. Các tác động này có thể là tích cực nhưng cũng có thể là tiêu cực. Tác động tích
cực có thể là làm đẹp cảnh quan mơi trường, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho dân
cư địa phương…Các tác động tiêu cực bao gồm việc ô nhiễm nguồn nước, khơng khí
đất đai, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân trong khu vực .
✓ Các tác động đến kết cấu hạ tầng:
Sự gia tăng năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng sẵn có, bổ sung năng lực phục
vụ của kết cấu hạ tầng mới.

4


36 – INE2018.1 – Vũ Ngọc Linh

✓ Tác động lan tỏa của dự án:
Do xu hướng phát triển của phân công lao động, mối liên hệ giữa các ngành, các
vùng trong nền kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ. Vì vậy lợi ích kinh tế xã hội của dự
án khơng chỉ đóng góp cho bản thân ngành được đầu tư mà cịn có ảnh hưởng thúc đẩy
sự phát triển của các ngành khác. Tuy nhiên ảnh hưởng này không chỉ có ý nghĩa tích
cực mà trong một số trường hợp cũng có các tác động tiêu cực.
✓ Những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương:
Có những dự án mà ảnh hưởng của nó đến sự phát triển KT – XH của địa phương
là rất rõ rệt, đặc biệt đối với các dự án tại các địa phương nghèo, vùng núi, nông thôn
với mức sống và trình độ dân trí thấp. Nếu dự án được triển khai tại các địa phương này
tất yếu sẽ kéo theo việc xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng. Những năng lực mới
của kết cấu hạ tầng được tạo ra từ các dự án nói trên khơng những chỉ có tác dụng đối
với chính dự án mà cịn có ảnh hưởng đến các dự án khác và sự phát triển của địa phương.
(PGS. TS Nguyên Thế Chinh (2008). Bài giảng mơn học CBA)
II/ PHÂN TÍCH CBA TRÊN PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ XÃ HỘI – DỰ ÁN CƠNG
TRÌNH THỦY ĐIỆN MƯỜNG KHƯƠNG
1. Tổng quan về dự án
1.1. Giới thiệu dự án
Thủy điện Mường Khương nằm trên dịng chính suối Làn Tử Hồ thuộc địa phận
các xã Dìn Chin và Nấm Lư, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Suối Làn Tử Hồ là
nhánh cấp I nằm bên phải sông Chảy, bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1.200m thuộc tỉnh
Hà Giang. Suối Làn Tử Hồ nhập lưu với Sông Chảy tại Lào Cai tiếp tục chảy qua Yên
Bái rồi nhập vào sơng Lơ ở Phú Thọ. Vị trí dự án cách trung tâm thị trấn Mường Khương
khoảng 10km.
Giao thông khu vực dự án đi từ trung tâm thành phố Lào Cai, theo quốc lộ 4D
đến thị trấn Mường Khương, theo đường Cốc Cán tới vị trí dự án. Hiện trạng đường Cốc
Cán là đường trải đá dăm. Khoảng cách từ vị trí dự án đến khu vực dân cư gần nhất ước
tính khoảng 3km. Trong khu vực xây dựng cơng trình khơng có nhà dân, các cơng trình
cơng cộng hay các dự án khác. Trong khu vực dự án khơng có vườn quốc gia, khu bảo
tồn thiên nhiên hay các di tích lịch sử. Nhà cửa của các hộ dân đa phần là nhà trệt, vách


5


36 – INE2018.1 – Vũ Ngọc Linh
gỗ, mái tôn, giá trị không lớn. Đa số các hộ dân sử dung nước sinh hoạt từ các khe suối
nhỏ trên núi. Nước được đưa về bản bằng các đường ống nhựa. Một số nhỏ hộ dân dùng
nước giếng khoan.
Hình 1. Vị trí dự án thủy điện Mường Khương thuộc địa phận các xã Dìn
Chin, Nấm Lư, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

Huyện Mường Khương là huyện biên giới nghèo vùng cao, giáp với Trung Quốc.
Dìn Chin, Nấm Lư là 2 xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mường
Khương, cách trung tâm huyện 6-8km về phía Đơng Nam, đồng bào ở đây chủ yếu là
dân tộc Nùng, Tu di và Pa-di. Hai xã thuần nông, nền kinh tế phụ thuộc vào sản xuất
nông nghiệp. Ngành trồng trọt phụ thuộc vào thời tiết, chưa chủ động được tưới tiêu;
ngành chăn ni mang tính tự cung tự cấp. Các sản phẩm nơng nghiệp sau khi thu hoạch
khơng có đầu ra ổn định nên thu nhập của nhân dân địa phương cũng rất bấp bênh. Hai
xã còn rất nghèo, kinh tế chưa phát triển, người dân chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách
cấp. Dìn Chin và Nấm Lư Địa hình đồi núi dốc nên giao thơng đi lại khó khăn, đặc biệt
vào mùa mưa bão do đường hầu như chưa được rải nhựa. Hai xã có 13/30 bản chưa có
điện lưới quốc gia. Cơng tác văn hóa, xã hội cịn nhiều khó khăn. Trình độ dân trí cịn
thấp. Cơ sở vật chất của các trường học vẫn còn thiếu, đội ngũ giáo viên còn chưa đồng
bộ ở các cấp học và các môn học, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học.

6


36 – INE2018.1 – Vũ Ngọc Linh
Trang thiết bị và đội ngũ nhân viên y tế ở trạm y tế cịn thiếu; hệ thống hạ tầng

nơng thơn cịn nhiều khó khăn nên cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn chưa
đáp ứng. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao.
Đất phục vụ dự án gồm đất cho lịng hồ, xây dựng các hạng mục cơng trình chính,
cơng trình phụ trợ… chủ yếu là đồi núi có các cây bụi, cây rừng nghèo, đất nương rẫy…
ít có giá trị kinh tế.
Để đảm bảo tuân thủ các chính sách về an toàn đáp ứng các yêu cầu của nhà tài
trợ, chủ đầu tư lập các kế hoạch bảo vệ môi trường (EMP), kế hoạch phát triển dân tộc
thiểu số (EMDP), kế hoạch đền bù, di dân tái định cư (EMRP). Các báo cáo này được
chuẩn bị cho cơng trình thủy điện Mường Khương nhằm đảm bảo rằng tất cả các tác
động tích cực, tiêu cực về mơi trường, xã hội của dự án đã được xem xét và những biện
pháp giảm thiểu phù hợp được đề xuất để tránh rủi ro hoặc giảm thiểu tối đa các ảnh
hưởng của cơng trình đến mơi trường, xã hội, đời sống, văn hóa tại khu vực bị ảnh hưởng.
Chủ đầu tư cũng cam kết tuân thủ theo đúng các báo cáo này.
Dự án này nằm trong quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Lào Cai đã được UBND tỉnh
cho phép khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng. Theo quy định của Việt Nam, chủ đầu tư
đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA) của dự án và EIA đã được UBND
tỉnh Lào Cai phê duyệt theo Quyết định số 4239/QĐ-UBND ngày 28/11/2016. Chủ đầu
tư cam kết tuân thủ các biện pháp giảm thiểu môi trường đề xuất trong báo cáo EIA và
yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định trong Quyết định số 4239/QĐ-UBND[4].
1.2. Nhiệm vụ của cơng trình
Mục tiêu chính của dự án là phát điện hòa vào lưới điện quốc gia với lượng điện
trung bình năm 37,94 triệu kWh, đáp ứng nhu cầu điện tại chỗ. Việc đầu tư xây dựng
cơng trình thủy điện Mường Khương, ngồi việc đảm bảo cung cấp điện, cịn tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực. Dự án mang lại nguồn thu
cho ngân sách nhà nước và cho lợi nhuận cho chủ đầu tư. Sau khi kết thúc xây dựng
cơng trình, khu vực cơng trình thủy điện Mường Khương sẽ có cơ hội trở thành một
điểm tập trung dân cư với cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ. Xây dựng dự án tạo cơ hội
đầu tư nâng cấp đường giao thông trong khu vực, tạo khả năng giao lưu về kinh tế và xã
hội của khu vực xâ dựng công trình với các trung tâm kinh tế, xã hội của địa phương[6].


7


36 – INE2018.1 – Vũ Ngọc Linh
1.3. Tiến độ thực hiện dự án[7]
Công tác chuẩn bị: Từ tháng 06/2106 đến tháng 11/2016
Thi cơng xây dựng cơng trình: Từ tháng 11/2016 đến tháng 7/2018
Tháng 09/2018 vận hành thử nghiệm và đóng điện tổ máy 1.
Tháng 11/2018 hồn thiện và đóng điện tổ máy 2
1.4. Tổ chức điều hành và nhà tài trợ dự án[4]
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 – LICOGI 18.
+ Đại diện: Ông Tống Văn An; chức vụ: Giám đốc.
+ Địa chỉ: Nhà H2A, đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, HN.
Đơn vị tư vấn thiết kế dự án: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng và Xây dựng.
Chủ đầu tư, Cơng ty LICOGI 18.3 quản lí và giám sát dự án.
Dự án dự kiến vay vốn từ nguồn vốn của Dự án Phát triển năng lượng tái tạo vay
của Ngân hàng Thế giới thông qua Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển
Việt Nam (BIDV).
1.5. Thơng số kĩ thuật chính của dự án[4]
Thủy điện Mường Khương có cơng suất lắp máy 8,2 MW, sản lượng điện trung
bình năm khoảng 37,94 triệu kWh, thuộc loại thủy điện dẫn dịng, có hồ chứa điều tiết.
Các thơng số chính: diện tích lưu vực: 95 km2, lưu lượng bình quân năm Qo= 4,13 m3/s;
lưu lượng lớn nhất: 5,15 m3/s; mực nước dâng bình thường: 378 m; mực nước chết:
373,5 m; Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT: 1,58 ha; Dung tích hồ tồn bộ hồ chứa Vtb:
0,11 triệu m3; Dung tích hồ hữu ích Vhi: 0,07 triệu m3.
Nguồn cung cấp điện cho thi công là từ tuyến 110kv hiện có dọc theo quốc lộ 4D
lân cận khu vực dự án kéo đến công trường tại các khu vực sử dụng điện như mặt bằng
trung tâm đầu mối. Sẽ xây dựng các trạm biến áp 35/0,4 kv, các trạm hạ thế này được
thiết kế theo kiểu treo.


8


36 – INE2018.1 – Vũ Ngọc Linh
Bảng 1: Các thành phần chính của dự án

1.6. Cơ cấu nguồn vốn[4]
Bảng 2: Một số thơng số và chỉ tiêu chính về kinh tế của cơng trình
Nội dung

Đơn vị

Thơng số

1

Tổng mức đầu tư (sau thuế)

109vnđ

274,085

-

Chi phí xây dựng

109vnđ

117,322


-

Chi phí thiết bị

109vnđ

83,847

-

Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng

109vnđ

4,2

-

Chi phí quản lý dự án

109vnđ

3,654

-

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

109vnđ


13,564

-

Chi phí khác của dự án

109vnđ

15,335

STT

9


36 – INE2018.1 – Vũ Ngọc Linh
-

Chi phí lãi vay

109vnđ

16,521

-

Chi phí dự phịng khối lượng 5%, trượt giá 5%

109vnđ


19,642

2

Các chỉ tiêu kinh tế

-

Vốn đầu tư thuần

109vnđ

234,53

-

EIRR

%

14,62

-

B/C

-

NPV


-

1,37
109vnđ

46,61

Giá thành

đồng/kWh

887,4

-

Giá bán điện

đồng/kWh

1051,12

-

Thời gian hồn vốn

năm

14

2. Phân tích CBA trên phương diện kinh tế xã hội

2.1. Xác định chi phí lợi ích của cơng trình thủy điện Mường Khương
Dự án được đầu tư xây dựng trong 3 năm 2016 – 2018. Thời gian xem xét hoạt
động dự án tối thiểu là 14 năm.
2.1.1. Chi phí
Chi phí của dự án bao gồm chi phí ban đầu và chi phí vận hành và bảo trì, thuế
tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí xã hội – mơi trường. Cụ thể là:
a) Chi phí đầu tư ban đầu (2016 – 2018), bao gồm:
− Chi phí xây dựng:

117, 322 tỷ VND

− Chi phí thiết bị:

83, 847 tỷ VND

− Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng:

4,2

− Chi phí quản lí dự án:

3, 654

− Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

13, 564 tỷ VND

− Chi phí lãi vay:

16, 521 tỷ VND


− Chi phí khác:

15, 335 tỷ VND

− Chi phí dự phịng:

19, 642 tỷ VND

10

tỷ VND
tỷ VND


36 – INE2018.1 – Vũ Ngọc Linh
=> Tổng chi phí ban đầu (sau thuế): 274, 085 tỷ VND
b) Chi phí vận hành (chi phí thường xuyên):
Bao gồm chi phí tiền lương, chi phí mua sắm thiết bị, các chi phí cho cơng tác
bảo dưỡng cơng trình, xây dựng thiết bị và các chi phí khác. Được tính bằng 0,5% vốn
đầu tư vào cơng trình, thiết bị, đường dây, trạm.
=> Chi phí thường xun = 274,085 × 0,5% = 1,370425 (𝑡ỷ 𝑉𝑁𝐷)
= 1 370,425 (𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 𝑉𝑁𝐷)
c) Thuế tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế tài nguyên: được tính là 2% trên tổng doanh thu bán điện, đây là phí do sử
dụng tài nguyên là nước để sản xuất điện.
Ta có, tổng doanh thu bán điện là 39,879 tỷ VND
=> Thuế tài nguyên = 39,879 × 2% = 0,797580 (𝑡ỷ 𝑉𝑁𝐷)
= 797,580 (𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 𝑉𝑁𝐷)
Thuế thu nhập doanh nghiệp: dự án thủy điện Mường Khương thuộc danh mục

nhóm C, do đó sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế thu nhập, cụ thể miễn thuế thu nhập
4 năm đầu tiên sau khi dự án bắt đầu có lãi, 9 năm tiếp theo được hưởng mức thuế 12,5%,
sau đó chịu mức thuế suất là 25%.[5]
d) Chi phí xã hội – mơi trường
Ơ nhiễm môi trường: Trong giai đoạn thi công, xe chở vật liệu đi lại nhiều sẽ
gây ra bụi bẩn cho khu vực dự án. Tình trạng nổ mìn để san lấp mặt bằng cũng gây nên
tình trạng ơ nhiễm mơi trường.
Ảnh hưởng đến thu nhập của một số hộ dân các xã Dìn Chin, Nấm Lư: Dự
án chiếm dụng vĩnh viễn một diện tích đất khơng nhỏ đất nơng nghiệp, ảnh hưởng đến
sản xuất/việc làm và nguồn thu nhập của người dân.
Ảnh hưởng tới việc sử dụng nguồn nước (sinh hoạt, tưới tiêu) vùng hạ lưu:
Khi thực hiện xây dựng dự án, việc ngăn đập tích nước sẽ làm thay đổi dịng chảy của
sơng từ trạng thái chảy liên tục sang trạng thái hồ chứa. Khi việc ngăn đập tích nước
được tiến hành, dòng chảy nước suối Làn Từ Hồ sẽ thay đổi, lưu lượng nước khu vực

11


36 – INE2018.1 – Vũ Ngọc Linh
sau đập giảm. Tuy nhiên khi có thủy điện Mường Khương, nước sau khi qua turbin theo
kênh xả đổ trả lại dịng chính suối Làn Từ Hồ.
Ảnh hưởng tạm thời đến các hoạt động sản xuất của người dân khu vực dự
án thuộc các xã Dìn Chin, Nấm Lư: Trong q trình thi cơng có thể bị ảnh hưởng và
làm gián đoạn đến nguồn điện, giao thông đi lại của người dân và cộng đồng địa phương.
Trong q trình thi cơng có thể ảnh hưởng đến sản xuất của người dân do hoạt động nổ
mìn, san ủi tại cơng trường và sạt lở do đất đá lăn khi thi cơng. [6] [7]
Và chi phí để giải quyết những vấn đề này là khá lớn.
2.1.2. Lợi ích
Lợi ích của dự án được chia thành 2 loại: lợi ích tính được bằng tiền, và lợi ích
khơng tính được bằng tiền.

a) Lợi ích tính được bằng tiền
Đối với dự án thủy điện Mường Khương, lợi ích tính được bằng tiền của dự án
bao gồm: khoản doanh thu bán điện và giá trị thanh lý tài sản vào thời điểm dự án hết
thời gian vận hành. Tuy nhiên, cơng trình và thiết bị đã được khấu hao hết trong q
trình vận hành, do đó có thể xem như giá trị thanh lý tài sản vào thời điểm khi dự án kết
thúc hoạt động bằng 0. Vì vậy lợi ích của dự án chỉ còn là khoản doanh thu bán điện,
doanh thu bán điện được xác định trên cơ sở sản lượng điện khai thác và giá bán điện.
Thủy điện Mường Khương có cơng suất lắp máy 8,2 MW, sản lượng điện trung
bình năm khoảng 37,94 triệu kWh. Với giá bán điện được quy định là 1051.12
(đồng/kWh). Từ đó, ta tính được:
=> Doanh thu thuần năm = 1051,12 × 37 940 000 ≈ 39, 879 (𝑡ỷ 𝑉𝑁𝐷 )
b) Lợi ích không tính được bằng tiền
Tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương:
+ Tạo cơ hội việc làm cho lao động phổ thông của địa phương, đặc biệt là các
hộ trực tiếp bị ảnh hưởng trong giai đoạn thi công, xây dựng: Khoảng 100 công nhân
trong thời gian thi công tại khu vực dự án, khoảng 5 công nhân trong thời gian vận hành
Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất (khu vực xã Dìn Chin,
Nấm Lư):
+ Giảm khơ hạn, tăng diện tích tưới.

12


36 – INE2018.1 – Vũ Ngọc Linh
+ Nâng cấp tuyến đường nội đồng từ đường liên xã vào khu vực dự án tạo điều kiện
thuận lợi cho bà con chăm sóc và thu hoạch nơng sản.
Cải thiện điều kiện sinh hoạt vùng dự án:
+ Cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng.
+ Nâng cấp đường giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh hoạt và đi lại
hàng ngày của người dân vùng dự án.

Ảnh hưởng khác (khu vực huyện Mường Khường, xã Dìn Chin, Nấm Lư):
+ Giao thơng thuận lợi, điện năng phát triển thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn, thu
hút được nhiều dự án đầu tư.
+ Tăng sản lượng công nghiệp và thu ngân sách cho địa phương
+ Hồ chứa thủy điện Mường Khương hoạt động theo quy trình điều tiết hồ chứa
được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ tạo điều kiện trong việc chủ động phòng chống lũ
quét, chống sạt lở, ngập úng… vào mùa mưa. [6] [7]
2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, nôi trường dự án xây dựng cơng trình thủy
điện Mường Khương
2.2.1. Đánh giá hiệu quả tài chính
Theo Báo cáo đầu tư dự án thủy điện Mường Khương do Chủ dự án (Công ty
LICOGI 18.3) lập ra, một số chỉ tiêu kinh tế:
𝑁𝑃𝑉 = 46,61 𝑡ỷ 𝑉𝑁𝐷
Ta thấy NPV > 0, xét về mặt tài chính thì dự án thủy điện Mường Khương có
đem lại hiệu quả tài chính khi đem lại giá trị hiện tại rịng dương.
𝐵𝐶𝑅 = 1,37 > 1
→ Có hiệu quả về mặt tài chính
=> Dự án thủy điện Mường Khương có hiệu quả về mặt tài chính.
2.2.2. Đánh giá hiệu quả xã hội – môi trường
Đánh giá hiệu quả môi trường: Dự án không được đánh giá cao về hiệu quả đối
với môi trường. Nguyên nhân là từ giai đoạn chuẩn bị và xây dựng cho đến giai đoạn
vận hành , dự án đã gây ra các tác động đến môi trường ở mức độ thấp – trung bình,
trong cả ngắn hạn và dài hạn. Điển hình như:

13


36 – INE2018.1 – Vũ Ngọc Linh
Chiếm dụng đất nông nghiệp vĩnh viễn của một số hộ dân; gây ra các vấn đề về
sạt lở, xói mịn, bồi lắng sơng, hồ chứa trong dài hạn.

Ảnh hưởng đến chất lượng vùng nước mặt, ơ nhiễm khơng khí, tiếng ồn, ơ nhiễm
do chất thải rắn, ... ở mức độ thấp và trung bình, trong ngắn hạn.
Đánh giá hiệu quả xã hội: được đánh giá là có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tuy
nhiên, chủ yếu là mặt tích cực (lợi ích to lớn) chủ yếu mà dự án đem lại.
=> Có thể kết luận dự án có hiệu quả về mặt xã hội.
III/ KẾT LUẬN
Qua phân tích cũng như đánh giá về hiệu quả các mặt kinh tế, xã hội, môi trường
của dự án đầu tư thủy điện Mường Khương được trình bày trong bài, có các kết luận
được rút ra như sau:
Việc đầu tư dự án thủy điện Mường Khương trên hệ thống sông Làn Tử Hồ là
phù hợp với chiến lược phát triển ngành điện nước ta. Cơng trình đáp ứng mục
tiêu lâu dài của ngành điện là phát triển bền vững, khai thác có hiệu quả nguồn
tài nguyên thiên nhiên.
Về phương diện thị trường điện, nền kinh tế nước ta đang phát triển, q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng mạnh mẽ, địi hỏi phải có nguồn điện
năng dồi dào để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Nhu cầu điện ngày càng tăng,
trong khi sản lượng sản xuất khơng thể đáp ứng đủ, vì vậy cần phải đầu tư nhiều
hơn nữa các nhà máy năng lượng mới. Dự án thủy điện Mường Khương ra đời
thì nguồn điện sẽ nhanh chóng được cung cấp cho thị trường, khi mà nhu cầu về
điện ngày càng nâng cao.
Dự án cho thấy rằng các tiêu chí tài chính trên quan điểm tổng đầu tư, chủ đầu
tư, các chỉ tiêu kinh tế trên quan điểm quốc qua đã được chứng minh là dự án có
khả thi về mặt tài chính. Dự án theo quan điểm của chủ dự án có NPV dự án
46,61 tỷ VND đồng, IRR = 14,62%, B/C = 1,37. Từ kết quả trên cho thấy dự án
hoàn toàn khả thi về mặt tài chính.
Về hiệu quả kinh tế xã hội, dự án đóng góp sản lượng điện là 37,94 triệu
Kwh/năm. Ngồi ra, dự án cịn đóng góp những lợi ích thiết thực cho người dân
sống tại khu vực, như: tạo công ăn việc làm cho người dân; tạo điều kiện thuận

14



36 – INE2018.1 – Vũ Ngọc Linh
lợi (nguồn điện, giao thông, nguồn nước, ...) cho hoạt động sản xuất nông lâm
nghiệp; cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân vùng dự án; tạo điều kiện
trong việc chủ động phòng chống lũ quét, chống sạt lở, ngập úng… vào mùa mưa.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đạt được, cơng trình cũng gây ra một số vấn
đề tiêu cực cho khu vực dự án. Như việc một số hộ dân bị mất đất sinh hoạt, canh
tác nông nghiệp; môi trường xung quanh bị ô nhiễm ở mức độ thấp và trung bình.
Từ những kết luận trên, có thể đề xuất một số biện pháp giải quyết:
Thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ, phục hồi thu nhập cho các hộ dân
bị ảnh hưởng.
Chủ đầu tư cam kết tuân thủ nghiêm chỉnh quy định vận hành hồ chứa được phê
duyệt, các quy định về xả nước, xả lũ và ln thơng báo kịp thời cho chính quyền
địa phương để hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản.
Trong quá trình vận hành, chủ đầu tư thường xuyên phối hợp với chính quyền
địa phương trong cơng tác giám sát dịng chảy (quan trắc lưu lượng, mực nước)
và xói lở bờ để đưa ra biện pháp giảm thiểu hợp lý.
Các nhà thầu sẽ được huy động tối đa để rút ngắn thời gian xây dựng cơng trình,
giảm thiểu thời gian gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của cộng đồng.
Các xe chuyên chở phải tránh vận chuyển trong khu vực dân cư vào giờ nghỉ
nhằm giảm thiểu tiếng ồn, thường xun phun nước hạn chế tình trạng ơ nhiễm
khói bụi trên các đoạn đường vận hành có dân cư sinh sống.
Vận chuyển vật liệu chỉ được sử dụng những tuyến đường đã đăng ký với địa
phương và phải thực hiện duy tu bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo giao thông
không bị gián đoạn.
Đối với những hoạt động thi cơng gần khu dân cư, phải được bố trí thời gian hợp
lý tránh ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Sau khi hồn thành cơng trình, các bãi thải, khu vực xây dựng… được san lấp
hoàn trả lại mặt bằng, đầm nén lớp đất bề mặt, sau đó được trồng phủ cây xanh

lên trên bề mặt để tránh xói mịn, rửa trơi.
Các cơng trình cơng cộng bị ảnh hưởng, phải hồn thành việc xây dựng cơng
trình thay thế trước khi triển khai di dời, phá dỡ.

15


36 – INE2018.1 – Vũ Ngọc Linh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Võ Hùng Sơn & Võ Đức Hoàng Vũ (2020), Nhập mơn phân tích CBA.
2. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (2008), Bài giảng môn CBA.
3. ThS Nguyễn Thanh Sơn (2014), Bài giảng môn CBA.
4. Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng LICOGI 18.3 (2016), Báo cáo đầu tư dự án
thủy điện Mường Khương.
5. Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17/06/2016 của Bộ Tài chính.
6. Cơng ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng LICOGI 18.3 (2017), Kế hoạch phát triển dân
tộc thiểu số (EMDP) - Dự án đầu tư xây dựng cơng trình thủy điện Mường Khương.
7. Bộ Cơng thương (05/2017), Kế hoạch quản lí mơi trường – Dự án thủy điện Mường
Khương tỉnh Lào Cai, Chương trình phát triển năng lượng tái tạo.

16



×