Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Một số giải pháp cho công tác QLDA tại ban QLDA trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.95 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG 4
1.1. Giới thiệu chung về Ban QLDA 4
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ban 4
1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng 4
1.1.2.1.Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình 4
1.1.2.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 4
1.1.2.3. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng 5
1.1.2.4. Khảo sát thiết kế xây dựng 5
1.1.2.5. Thiết kế xây dựng công trình 5
1.1.2.6. Thi công xây dựng công trình 5
1.1.2.7. Giám sát thi công xây dựng 5
1.1.2.8. Nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng 5
1.1.2.9. Thanh toán, quyết toán trong hoạt động xây dựng 5
1.1.2.10. Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng 5
1.1.3. Mô hình hoạt động của Ban 6
1.1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các Phòng 7
1.1.4.1.Lãnh đạo Ban: 7
1.1.4.2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ 8
1.1.4.3.Ban quản lý dự án thuỷ lợi 12
1.2. Giới thiệu về Dự án 13
1.2.1.Các công trình đã hoàn thành quyết toán 13
1.2.2. Các công trình đang tiếp tục thi công 13
1.2.3. Các công trình trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư : 14
1.2.4. Các dự án trong giai đoạn lập TKKT- BVTC 14
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN 15
2.1. QLDA theo các giai đoạn 15
2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 15
2.1.1.1.Nhiệm vụ của Ban 15
2.1.1.2. Quy trình thực hiện các công việc 16


2.1.1.3. Công tác Lập dự án đầu tư 17
2.1.1.4. Công tác xin phê duyệt thiết kế cơ sở 17
2.1.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 18
2.1.2.1.Quy trình thực hiện các công việc 19
2.1.2.2. Công tác xin giao đất hoặc thuê đất, xin giấy phép xây dựng, thực
hiện đền bù giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư và phục hồi… 20
2.1.2.3. Công tác lập thiết kế- dự toán 22
2.1.2.4. Công tác Lập kế hoạch Đấu thầu và tổ chức Đấu thầu 23
2.1.2.5. Công tác giám sát thi công 28
2.1.3. Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư 29
2.2. QLDA theo lĩnh vực chủ yếu của DA 29
2.2.1. Quản lý tiến độ thực hiện dự án 30
2.2.1.1. Công tác tư vấn lập Báo cáo đầu tư XDCT, TKKT-TDT 31
2.2.1.2. Công tác thẩm định và xin phê duyệt dự án 31
2.2.1.3. Công tác thoả thuận chuyên ngành, xin cấp đất giải phóng mặt bằng
32
2.2.2. Quản lý chất lượng dự án 33
2.2.3. Quản lý chi phí 33
2.3. Đánh giá về công tác QLDA tại Ban trong thời gian qua 33
2.3.1. Những mặt đạt được 33
2.3.2. Những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục 34
2.3.2.1. Công tác tổ chức- hành chính 34
2.3.2.2. Công tác Kế hoạch – Tài chính 34
2.3. 2.3. Công tác Thẩm định Kỹ thuật – dự toán 35
2.3. 2.4. Công tác Quản lý thi công 35
2.3.2.5. Công tác Giám sát và quản lý dự án 35
2.3.3. Nguyên nhân của những mặt tồn tại trên 36
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP HOAN THIỆN CÔNG TÁC QLDA TẠI BAN
37
3.1. Nhiệm vụ của Ban trong thời gian tới 37

3.1.1.Về Công tác Tổ chức: 37
3.1.2. Công tác hành chính 37
3.1.2.1. Công tác Văn Thư, lưu trữ: 37
3.1.2.2. Công tác Hành chính, quản trị: 37
3.1.3. Công tác kế hoạch - tài chính 38
3.1.3.1. Công tác tài chính: 38
3.1.3.2. Công tác chuẩn bị đầu tư, kế hoạch, đấu thầu: 38
3.1.4. công tác Thẩm định Kỹ thuật – dự toán 38
3.1.5. công tác Quản lý thi công, giám sát và quản lý dự án 39
3.1.5.1. Phòng Quản lý Thi công 39
3.1.5.2. Các ban QLDA Trực thuộc 39
3.2. Một số giải pháp cho công tác QLDA tại Ban QLDA trong thời gian tới. 40
3.2.1. Nhóm giải pháp cho Ban QLDA 40
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu chung về Ban QLDA
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ban
Theo Quyết định số: 117/2006/QĐ- BNN ngày 22/12/2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng
thuỷ lợi 1 trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 được giao trách nhiệm quản lý và sử
dụng vốn của nhà nước và các nguồn vốn khác (nếu có) để Đầu tư xây dựng công
trình thuỷ lợi (bao gồm các dự án thuỷ lợi và đê điều) theo quy định của pháp luật
hiện hành về quản lý Đầu tư và Xây dựng Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1
là đơn vị sự nghiệp kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản
ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật
Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 có trách nhiệm nhận vốn trực tiếp từ
cơ quan cấp vốn để quản lý và tổ chức thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư,
thực hiện đầu tư đến hoàn thành dự án đưa vào khai thác, sử dụng theo hình thức chủ
đầu tư trực tiếp quản lý dự án theo quy định của pháp luật. Chi phí hoạt động của Ban
Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 được tính trong kinh phí đầu tư của từng Dự

án theo quy định hiện hành
1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng
Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng thuỷ lợi thuộc 13 tỉnh và thành phố trực thuộc
Trung ương phía Nam sông Hồng gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào
Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh
Bình và thành phố Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là
cấp quyết định đầu tư. Nhiệm vụ như sau:
1.1.2.1.Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 41 Luật Xây dựng, Điều 5, Điều 6,
Điều 12 (không bao gồm khoản 1, 4), Điều 13(không bao gồm khoản1) Nghị định số
112/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ
1.1.2.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 45 (không bao gồm điểm a, khoản 2)
Luật Xây dựng, Điều 1 (điểm b khoản 11 và khoản 12) Nghị định 112/2006/NĐ- CP
ngày 29/9/2006 của Chính phủ
1.1.2.3. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 9, 25, 32, 33; Điều 34 (khoản 2);
Điều 35, 36, 61, 62, 63 Luật Đấu thầu, Điều 104 Luật Xây dựng
1.1.2.4. Khảo sát thiết kế xây dựng
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 50 Luật Xây dựng (không bao gồm
điểm a khoản 1); Điều 6, 7, 8, 9; Điều 11 ( điểm b khoản 1); Điều 12 của Nghị đình
209/2004/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ
1.1.2.5. Thiết kế xây dựng công trình
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 57 Luật Xây dựng (không bao gồm
điểm a khoản 1); Điều 13, 14, 16, 17 của Nghị định số 209/2004/NĐ- CP ngày
16/12/2004 của Chính phủ; Điều 16; Điều 17 (khoản 2, 3, 4) của Nghị định
16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ; Điều 1 (khoản 9) Nghị định
112/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ
1.1.2.6. Thi công xây dựng công trình

Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 68, 72, 75 (không bao gồm điểm a
khoản 1) Luật Xây dựng ; Điều 18 (khoản 1, 3) Nghị định số209/2004/NĐ- CP ngày
16/12/2004 của Chính phủ; Điều 30, 31, 32; Điều 33 (khoản 3); Điều 34 (khoản 3)
Nghị định số 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ
1.1.2.7. Giám sát thi công xây dựng
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 87, 88, 89 Luật Xây dựng ; Điều 21
Nghị định 209/2004/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ
1.1.2.8. Nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều Luật Xây dựng; Điều 23, 24, 25, 26,
Điều 27 (khoản 3); Điều 30, 35 Nghị định số 209/2005/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của
Chính phủ
1.1.2.9. Thanh toán, quyết toán trong hoạt động xây dựng
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 81 (khoản 2, 3) Luật Xây dựng ; Điều
42 Nghị định số 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ; Điều 1 (khoản 14)
Nghị định số 112/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ
1.1.2.10. Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng
- Đề xuất đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình sau này có trách nhiệm cử người
trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt để tham gia quản lý đầu tư xây dựng công trình
và tiếp nhận quản lý, sử dụng khi công trình hoàn thành;
- Phối hợp với địa phương trong vùng Dự án để giải quyết những công việc cụ
thể của từng Dự án;
- Tuỳ theo quy mô, tính chất và yêu cầu về thời gian thực hiện Dự án Ban Quản
lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 đựơc ký hợp đồng với một hoặc nhiều nhà thầu
chính. Nhà thầu chính có thể ký hợp đồng để thực hiện công việc với một hoặc nhiều
nhà thầu phụ nhưng phải được Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 chấp thuận
trong hợp đồng ký kết với chủ đầu tư và phù hợp với quy định của pháp luật về đấu
thầu
- Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư đựơc quy định tại Luật
Xây dựng, Luật Đấu thầu, các Nghị định số 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 của
Chính phủ về quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình, số 112/2006/NĐ- CP ngày

29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
16/2005/NĐ- CP; số 112/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn
thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, số
209/2004/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình
xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan
1.1.2.11. Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế và tài sản của Ban theo quy định;
thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật
đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ban
1.1.2.12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao
1.1.3. Mô hình hoạt động của Ban
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Tổ
chức
-Hành
chính
Phòng Kế
hoạch- Tài
chính
Phòng
Thẩm
định kỹ
thuật- Dự
toán
Phòng
Quản lý
thi công
1.1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các Phòng
1.1.4.1.Lãnh đạo Ban:
Có Giám đốc, các Phó Giám đốc Ban do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định hiện hành của Nhà nước
Giám đốc và các Phó Giám đốc của Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi
được bổ nhiệm trên cơ sở từ nguồn cán bộ của các Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng
thuỷ lợi hiện có và bổ sung điều động, luân chuyển cán bộ từ các Cục Quản lý
chuyên ngành về xây dựng, thuỷ lợi; các Vụ thuộc Bộ hoặc Lãnh đạo Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phụ trách công tác thuỷ lợi, xây dựng cơ bản của các tỉnh
trong khu vực Ban quản lý
a, Nhiệm vụ của Giám đốc :
-Xây dựng chương trình hoạt động của Ban theo từng thời kỳ nhất định và Quản
lý Ban thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của Ban và các văn bản của Nhà nước,
của Bộ trong mọi lĩnh vực hoạt động của Ban
- Được quyền quyết định tổ chức bộ máy, tuyển dụng, bố trí, điều động, đào tạo,
bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, cho từ chức, trả lương
và các chế độ khen thưởng, kỷ luật khác… đối với cán bộ, viên chức và người lao
động theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và quy định của pháp luật
- Chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động của Ban thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban được quy định tại các Quyết định thành lập Ban
Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi của Bộ trưởng
- Thay mặt Lãnh đạo Ban làm việc với Bộ, các cơ quan Trung ương và địa
phương trong khu vực quản lý dự án. Trực tiếp ký trình Bộ trưởng phê duyệt các
chương trình, quy hoạch, kế hoạch, văn bản có liên quan và tổ chức thực hiện sau khi
Bộ trưởng phê duyệt;
- Phân công nhiệm vụ hoặc uỷ quyền cho các Phó Giám đốc, Trưởng phòng,
Trưởng Ban QLDATL phụ trách các lĩnh vực, địa bàn công tác để giải quyết công
việc theo thẩm quyền, điều chỉnh lại sự phân công khi thấy cần thiết;
- Giải quyết những công việc có liên quan đến 2 Phó Giám đốc trở lên do các
Phó Giám đốc có ý kiến khác nhau hoặc do Phó Giám đốc đi công tác vắng;
- Kiểm tra, đôn đốc mọi hoạt động của Ban; điều chỉnh mối quan hệ giữa các
Phó Giám đốc, phòng, Ban QLDATL thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao

và quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng
- Khi Giám đốc vắng mặt tại cơ quan từ ba ngày làm việc trở lên phải uỷ quyền
cho 1 Phó Giám đốc quản lý, điều hành đơn vị bằng văn bản và báo cáo về Bộ
- Quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động của Ban, chịu trách nhiệm toàn diện,
liên tục trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật,
chịu sự quản lý Nhà nước của các cơ quan hữu quan về mọi hoạt động của Ban
b, Nhiệm vụ của Phó Giám đốc :
- Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc , được Giám đốc phân công phụ trách
một số lĩnh vực và địa bàn công tác, phụ trách một số bộ phân, đơn vị và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân
- Tham gia với Giám đốc quản lý Ban và chịu trách nhiệm trước Giám đốc từng
mặt công tác được phân công
- Chủ động điều hành tổ chức thực hiện các quyết định của Bộ của Giám đốc ,
thuộc phạm vi nhiệm vụ được phân công. Đề xuất những vấn đề cần thiết để điều
chỉnh, bổ sung hợp lý trong quá trình thực hiện
- Có trách nhiệm phối hợp với chặt chẽ với các Phó Giám đốc , Phòng ban trong
Ban, các đơn vị có liên quan để giải quyết các công việc được phân công hoặc uỷ
quyền
- Phó Giám đốc được uỷ quyền giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng, ngoài
việc thực hiện các quy định tại các điểm thuộc mục b2 khoản 1 còn co quyền hạn và
nhiệm vụ sau:
. Giải quyết công việc chung của Ban và ký các văn bản uỷ quyền của Giám đốc;
phối hợp hoạt động giữa các Phó Giám đốc , sử dụng bộ máy tổ chức của Ban để duy
trì hoạt động của Ban
. Giải quyết một số công việc cấp bách của Phó Giám đốc khác khi Phó Giám
đốc đó đi vắng theo đề nghị của Trưởng hoặc Phó các Phòng thuộc Ban
. Phó Giám đốc được uỷ quyền chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp
luật về mọi hoạt động của Ban trong thời gian được uỷ quyền
1.1.4.2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ
1.1.4.2.1. Cơ cấu tổ chức các phòng

- Phòng Tổ chức- Hành chính
- Phòng Kế hoạch- Tài chính
- Phòng Thẩm định kỹ thuật- dự toán
- Phòng Quản lý thi công
1.1.4.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng Phòng
1.1.4.2.2.1. Phòng Tổ chức- Hành chính
a, Công tác tổ chức
- Tham mưu cho Giám đốc Ban thực hiện nghiêm chỉnh Pháp lệnh cán bộ, công
chức và pháp luật có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động
- Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý và điều hành bộ máy của Ban theo quy
định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và pháp lệnh hiện hành
- Quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức, và người lao động theo phân cấp quản lý cán
bộ của Bộ. Đánh giá, phân loại cán bộ viên chức và người lao động về năng lực, trình
độ, sở trường, từ đó sắp xếp, bố trí sử dụng cán bộ viên chức và người lao động đúng
người, đúng việc
- Xây dựng chương trình quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, luân chuyển,
tuyển dụng, biệt phái cán bộ trình Giám đốc Ban quyết định;
- Giúp Giám đốc Ban, quản lý và thực hiện các chế độ, chính sách hiện hành của
Nhà nước và điều lệ của Ban đối với cán bộ, viên chức và người lao động
- Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý cán bộ viên chức và người
lao động; thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nứơc
- Thường trực các Hội đồng lương, tuyển dụng, thi nâng ngạch, thi đua- khen
thưởng, kỷ luật
- Thường trực công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí
b, Công tác Hành chính:
- Thực hiện công tác hành chính, quản trị, văn thư, quản lý tài sản cơ quan, trang
thiết bị, sửa chữa trụ sở, phương tiện làm việc; quản lý và điều phối xe máy, vật tư,
thiết bị; tiếp khách, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ viên chức và người lao động,

vệ sinh, tạp vụ cơ quan. Phối hợp với địa phương xây dựng và quản lý cơ quan sạch
đẹp, trật tự, an toàn và mỹ quan công sở, đường phố
- Thường trực công tác cải cách hành chính của Ban;
- Phụ trách công tác khánh tiết, quan hệ với chính quyền địa phương sở tại để
giải quyết các mối quan hệ xã hội theo nhiệm vụ Giám đốc giao, chuẩn bị họp
- Được phép thay mặt Giám đốc kiểm tra, đôn đốc các phòng, các cán bộ viên
chức và người lao động thực hiện nội quy, quy chế làm việc của cơ quan
c, Công tác khác
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
1.1.4.2.2.2.Phòng Kế hoạch- Tài chính
a, Công tác Tài chính- Kế toán
- Tham mưu cho Giám đốc thực hiện nghiêm chỉnh Luật Ngân sách, Luật Kế
toán, và các quy định khác của pháp luật có liên quan
- Thống nhất quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của Ban và các Ban trực thuộc.
Hướng dẫn, giám sát công tác kế toán của từng dự án theo quy định hiện hành của
Nhà nước và của nhà tài trợ
- Quản lý và thực hiện việc thanh toán các hợp đồng đã ký kết theo đúng quy
định của pháp luật hiện hành. Chịu trách nhiệm trong việc thu hồi công nợ, tạm ứng
và tham gia thanh lý hợp đồng khi hết hạn
- Lập kế hoạch trình Giám đốc Ban ký trình Bộ phê duyệt bao gồm quỹ tiền
lương, dự toán chi phí hoạt động của Ban, đảm bảo mọi hoạt động chi tiêu của Ban
nằm trong kế hoạch được giao
- Giao dịch với Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước đảm bảo mọi hoạt động tài chính
có liên quan
- Phối hợp với các Ban trực thuộc tổng hợp tài chính hàng năm của từng dự án;
- Chủ trì, phối hợp với các Phòng, Ban QLDATL trực thuộc quyết toán vốn công
trình, dự án hoàn thành
b, Công tác kế hoạch
- Chủ trì, phối hợp với các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Ban QLDATL trực
thuộc, xây dựng bảo vệ kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết cho từng dự án của từng

giai đoạn đầu tư
- Tổng hợp kế hoạch, báo cáo tiến độ, báo cáo giám sát của từng dự án trình
Giám đốc Ban báo cáo cấp có thẩm quyền
- Chủ trì lập kế hoạch đấu thầu tổng thể của các dự án, xây dựng kế hoạch vốn
hàng năm và dài hạn của từng dự án. Phối hợp với các phòng, Ban QLDATL kiểm tra
tình hình thực hiện kế hoạch tiến độ
- Căn cứ kế hoạch được Bộ giao, phối hợp với Phòng Thẩm định kỹ thuật- dự
toán xây dựng kế hoạch đấu thầu hoặc tuyển chọn tư vấn lập dự án đầu tư
c, Công tác chuẩn bị đầu tư
- Đế xuất kế hoạch chuẩn bị đầu tư các dự án có nguồn vốn từ ngân sách Nhà
nước và nguồn vốn ODA do Bộ quản lý
- Chủ trì liên hệ với địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết
công việc cụ thể của từng dự án trong việc lập dự án, các bước thiết kế dự án
- Chủ trì nghiệm thu sản phẩm lập Dự toán đầu tư theo quy định …
d, Công tác đấu thầu
- Là thành viên của tổ chuyên gia đấu thầu, tham gia lựa chọn nhà thầu và thông
báo kết quả trúng thầu, thông báo giải toả và gia hạn bảo lãnh
e, Thực hiện công tác hợp đồng, nghiệm thu, bàn giao và các công tác khác
1.1.4.2.2.3. Phòng Thẩm định kỹ thuật- Dự toán
a, Công tác chuẩn bị đầu tư
- Chủ trì thẩm tra và hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình để
Giám đốc Ban trình Bộ phê duyệt
- Xác định nhiệm vụ, mục tiêu, quy mô, và hiệu quả của dự án. Phối hợp với
phòng Kế hoạch- Tài chính xây dựng kế hoạch chuẩn bị đầu tư, kế hoạch chuẩn bị kỹ
thuật
b, Công tác Thẩm định kỹ thuật
- Thẩm định trình Giám đốc Ban phê duyệt đề cương khảo sát, nhiệm vụ khảo
sát, dự toán khảo sát, dự toán chi phí thiết kế, trong trường hợp chỉ định thầu tư vấn
khảo sát, thiết kế
- Chủ trì, phối hợp với các Phòng, Ban QLDATL thẩm tra, thẩm định và dự toán

các quyết định trình Giám đốc Ban phê duyệt hoặc điều chỉnh, bổ sung TKKT + DT,
TKTC + DT các dự án do Ban làm chủ đầu tư, tham mưu cho Giám đốc biện pháp xử
lý những tồn tại phát sinh trong quá trình thực hiện dự án
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các Ban QLDATL trực thuộc,
các đơn vị tư vấn, đảm bảo các mục tiêu, tiến độ triển khai lập dự án, chất lượng thiết
kế kỹ thuật, thiết kế thi công
c, Công tác chế độ dự toán
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ v à định mức kinh
tế kỹ thuật trong công tác quản lý đầu tư xây dựng của các Ban QLDATL
- Chủ trì thẩm tra tổng mức đầu tư của dự án hoặc điều chỉnh lại tổng mức đầu tư
ở giai đoạn lập dự án đầu tư; thẩm tra, thẩm định tổng dự toán của dự án hoặc điều
chỉnh, bổ sung tổng dự toán ở các giai đoạn thiết kế theo quy định, thẩm định dự toán
các hạng mục công trình
- Chủ trì phối hợp với các Phòng, Ban QLDATL kiểm tra chế độ, chính sách; dự
thảo các quyết định phê duyệt dự toán trình Giám đốc Ban phê duyệt …
d, Công tác đấu thầu
- Chủ trì , phối hợp với các phòng, Ban QLDATL trong việc tổ chức, thực hiện
công tác lựa chọn nhà thầu các gói thầu tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hoá theo quy
định của Luật Đấu thầu và pháp luật có liên quan
e, Công tác khác
- Phối hợp với phòng Kế toán- Tài chính trong công tác soạn thảo hợp đồng trình
Giám đốc Ban ký kết, nghiệm thu, thanh lý các loại hợp đồng và quyết toán công trình
hoàn thành, thanh tra, kiểm toán những phần việc do Phòng phụ trách
- Chủ trì, phối hợp với Ban QLDATL nghiệm thu sản phẩm tư vấn , đề xuất xử
lý vi phạm hợp đồng tư vấn. Chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo trình tự, nội
dung và quản lý chất lượng các bước lập dự án, khảo sát, thiết kế dự án, đề xuất thuê
thẩm tra, phản biện, đánh giá tác động…
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
1.1.4.2.2.4. Phòng Quản lý thi công
a, Công tác đền bù giải phóng mặt bằng:

- Kiểm tra, đôn đốc Ban QLDATL trong việc thực hiện chế độ giải phóng mặt
bằng, tham gia giải quyết vướng mắc về chế độ chính sách đền bù, tái định cư;
- Đánh giá tác động mội trường và những vấn đề liên quan đến môi trường theo
quy định của pháp luật
- Tham gia xây dựng kế hoạch đền bù tái định cư
b, Công tác quản lý thi công
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc v chà ỉ đạo thi công từ công tác khảo sát địa
hình, địa chất, thực hiện bản vẽ thi công, tổ chức thực hiện xây lắp đảm bảo mục tiêu,
chất lượng kỹ thuật, tiến độ, an to n, sà ớm đưa công trình v o khai thác sà ử dụng và
quá trình bảo h nh công trình theo quy à định của pháp luật
- Dự thảo trình Giám đốc Ban các văn bản xử lý kỹ thuật trong quá trình thi công
đảm bảo không làm thay đổi quy mô, nhiệm vụ, thông số kỹ thuật, kết cấu chịu lực….
- Có quyền kiến nghị Ban QLDATL yêu cầu nhà thầu cho tạm ngừng thi công
làm lại những bộ phận, hạng mục công trình không đảm bảo chất lượng
c, Công tác quản lý chất lượng
- Đôn đốc, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các Ban QLDATL , các Nhà thầu thi
công, tư vấn thiết kế thực hiện các quy định về quản lý chất lượng công trình xây
dựng, các quy định về hồ sơ, nhật ký thi công, nhật ký giám sát, quy định về nghiệm
thu, về lấy mẫu kiểm tra, mua sắm hàng hoá trong việc thực hiện đồ án thiết kế, giám
sát tác giả, các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm thi công, biện pháp tổ chức,
biện pháp an toàn lao động đã được phê duyệt
d, Công tác đấu thầu
- Là thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện dự
án, kế hoạch đấu thầu, tham gia lập phần yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra khối lượng
trong hồ sơ mời thầu
e, Công tác nghiệm thu, bàn giao
- Chủ trì, phối hợp với Ban QLDATL và các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ
chuẩn bị đầy đủ các nội dung, điều kiện để nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn
thành đưa vào khai thác, sử dụng, làm việc với thanh tra, kiểm toán các công trình xây
dựng về những công việc do Phòng phụ trách

g, Công tác khác
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
1.1.4.3.Ban quản lý dự án thuỷ lợi
Ban QLDA được thành lập khi dự án được phê duyệt và giải thể khi kết thúc dự
án xây dựng. Ban QLDA có 1Trưởng ban và 1 Phó trưởng ban. Ban QLDA thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn do Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 giao.
Trưởng Ban QLDA chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật theo nhiệm
vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền
Trưởng Phó các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ; Trưởng Phó ban quản lý dự án
được bổ nhiệm theo quy định hiện hành; cán bộ viên chức được tuyển dụng vào làm
việc tại Ban theo yêu cầu công việc và quy định của pháp lệnh cán bộ công chức,
được xếp ngạch, lương theo quy định hiện hành của Nhà nước
Ban QLDATL được thành lập phải đáp ứng về năng lực tổ chức thực hiện nhiệm
vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của pháp luật hiện hành.
Ban QLDATL có thể thuê tư vấn giám sát một số phần việc mà Ban QLDATL không
đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư. Khi áp
dụng hình thức thuê tư vấn giám sát chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên
môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực
hiện hợp đồng của tổ chức tư vấn
Thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền.
Ban QLDATL chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật theo nhiệm vụ
được giao và quyền hạn được uỷ quyền
Ban QLDATL là thành viên của tổ chuyên gia đấu thầu theo quy định của Luật
Đấu thầu và pháp luật có liên quan
1.2. Giới thiệu về Dự án
1.2.1.Các công trình đã hoàn thành quyết toán
- Công trình Tân Chi ;
- Kè Cát Bi- Quan Lãng ;
- Cống Bình Hải 2 ;
- Mường Lay ;

- Sái lương Bò hóng ;
- Hồ Đồng Đò;
- Đông Nam Ba bể.
1.2.2. Các công trình đang tiếp tục thi công
- Cụm đầu mối Sông Đáy ;
- Hệ thống thuỷ lợi Nam Yên Dũng ;
- Hệ thống thuỷ lợi Tắc Giang- Phủ lý ;
- Trạm bơm Hạ Dục 2 ;
- Hồ Thanh Lanh ;
- Cụm công trình thuỷ lợi Xín Mần
1.2.3. Các công trình trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư :
- Trạm bơm Thuấn Nội và Phú Đa;
- Cống Liên Mạc;
- Hệ thống thuỷ lợi Sông Lạng;
- Hệ thống phòng, chống lũ sông Hoàng Long.
1.2.4. Các dự án trong giai đoạn lập TKKT- BVTC
- Dự án Hồ chứa nước Suối Mỡ;
- Hồ chứa nước Nậm Ngang- Pú Nhi.
Theo Quyết định số: 117/2006/QĐ- BNN ngày 22/12/2006 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc thành lập Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1
trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 được giao trách nhiệm quản lý và sử
dụng vốn của nhà nước và các nguồn vốn khác (nếu có) để Đầu tư xây dựng công
trình thuỷ lợi (bao gồm các dự án thuỷ lợi và đê điều) theo quy định của pháp luật
hiện hành về quản lý Đầu tư và Xây dựng Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1
là đơn vị sự nghiệp kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản
ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật
Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 có trách nhiệm nhận vốn trực tiếp từ
cơ quan cấp vốn để quản lý và tổ chức thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư,
thực hiện đầu tư đến hoàn thành dự án đưa vào khai thác, sử dụng theo hình thức chủ

đầu tư trực tiếp quản lý dự án theo quy định của pháp luật. Chi phí hoạt động của Ban
Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 được tính trong kinh phí đầu tư của từng Dự
án theo quy định hiện hành
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
2.1. QLDA theo các giai đoạn
Một dự án bao giờ cũng được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tư,
giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Trong mỗi giai đoạn thì
đặc điểm và khối lượng công việc là khác nhau.
2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư được chia thành bốn giai đoạn nhỏ: nghiên cứu cơ hội
đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, thẩm định dự án. Bốn giai đoạn
nhỏ của chuẩn bị đầu tư là một quá trình tuần tự nhưng trùng lặp dẫn đến những bước
quay trở lại cái cũ phân tích những vấn đề kỹ thuật, kinh tế, tài chính và thể chế ở
những mức độ chi tiết khác nhau với độ chính xác khác nhau. Đây là giai đoạn tiền đề
và quyết định đến sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, nhất là giai đoạn vận
hành kết quả đầu tư vì đây là giai đoạn bị ảnh hưởng trực tiếp của kết quả đầu tư. Nếu
công tác chuẩn bị đầu tư được thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề cho giai đoạn thực hiện đầu
tư triển khai và kết thúc đúng tiến độ, không phải phá đi làm lại, tránh được những chi
phí không cần thiết…. Do đó, trong giai đoạn này thì vấn đề chất lượng, tính chính
xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán và dự đoán là quan trọng nhất
2.1.1.1.Nhiệm vụ của Ban
Ban nhận nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư từ các cơ quan cấp trên, trong giai đoạn
này, nhiệm vụ chính của Ban là: Ban sẽ dựa trên mục tiêu đầu tư, nhiệm vụ đầu tư …
để xác định quy mô đầu tư của dự án cũng như tổng mức đầu tư cần thiết là bao nhiêu,
từ đó có các kế hoạch tiếp theo hợp lý. Đồng thời Ban sẽ tiến hành các thủ tục trình
xin chủ trương đầu tư. Sau khi được phê duyệt, Ban sẽ phối hợp với tư vấn lập vốn
chuẩn bị đầu tư dự án và lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Ban sẽ phải tiến hành lựa
chọn tư vấn lập BCNCKT với các tiêu chuẩn: phải có tư cách pháp nhân, có đăng ký
kinh doanh, và tuỳ theo từng quy mô dự án cụ thể mà xem xét lựa chọn tư vấn phù
hợp. Công việc chuẩn bị đầu tư do phòng kế hoạch kết hợp với phòng quản lý giám

sát dự án đảm nhận chính, ngoài ra còn có sự tham gia của các phòng khác khi có các
vấn đề liên quan. ở giai đoạn này Ban đã làm được những công việc sau:
- Thu thập, cập nhật thông tin về quy hoạch vùng;
- Thu thập tài liệu liên quan đến các công trình giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Đã thu
thập được các dự án: Hồ Lạng - tỉnh Hoà Bình; Nạo vét Sông Linh Cơ - tỉnh Nam
Định; Hồ Bản Mòng - tỉnh Sơn La;
- Lập chương trình làm việc với các tỉnh trong địa bàn: Đã thực hiện được việc
làm với tỉnh Hoà Bình, Nam Định. Thu thập số liệu liên quan và đi tiền trạm tại tỉnh
Ninh Bình
- Lập kế hoạch và làm việc với tỉnh Bắc Giang triển khai dự án Hồ Suối Mỡ và
trạm bơm Nam Yên Dũng, với tỉnh Hoà Bình về dự án Sông Lạng
Ban cần tiến hành kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nhà thầu tư vấn để các công
việc đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng
2.1.1.2. Quy trình thực hiện các công việc
Hình 1.1.Sơ đồ thực hiện các công việc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Văn bản trả lời
đồng ý
Lập quy hoạch
chi tiết, Xin
thoả thuận quy
hoạch
Khảo sát hiện trạng
NC sự cần thiết phải Đầu tư
Xin chủ trương Đầu tư
Cho phép Đầu tư
Xin giới thiệu địa điểm
Văn bản trả lời đồng ý
Xin thoả thuận địa điểm với địa phương
Xin thoả thuận với cơ
quan chuyên ngành

về cấp điện, cấp
nước, môi trường,
quân sự
Lập BCNC tiền
khả thi và BCNC
khả thi
Cắm mốc giới
hạn
Trình, thẩm định, ra VB phê duyệt
2.1.1.3. Công tác Lập dự án đầu tư
Ban có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ thông tin về dự án cho nhà thầu tư vấn, quản
lý tiến độ của công việc này, đồng thời sau khi có dự án từ nhà thầu bàn giao Ban tiến
hành thẩm định lại bản báo cáo này với các nội dung chủ yếu sau :
- Sự cần thiết phải đầu tư
- Lập các điều kiện kinh tế kỹ thuật, chỉ tiều cho dự án:
•Điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng
 Xem xét các điều kiện tự nhiên
 Xem xét các điều kiện xã hội
•Lập phương án kiến trúc- kỹ thuật
 Giải pháp tổng thể
 Phương án kiến trúc
 Giải pháp kỹ thuật
•Lập phương án kinh tế tài chính
 Tổng mức đầu tư
 Diễn giải tổng mức đầu tư
 Các chỉ tiêu kinh tế
•Hình thức quản lý và tiến độ thực hiện dự án
 Hình thức quản lý
 Tiến độ thực hiện dự án
 Hình thức thực hiện dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư: giai đoạn

thực hiện đầu tư là giai đoạn quan trọng và chiếm phần lớn thời gian. Để
đảm bảo tiến độ chung của dự án xây dựng cần thiết Ban phải lựa chọn hình
thức thực hiện đầu tư của các dự án đã và đang được thực hiện kết hợp với
những yếu tố đặc thù của dự án cụ thể tư vấn sẽ đưa ra các phương thức thực
hiện đầu tư, sau đó Ban sẽ bàn bạc với tư vấn tiến hành lựa chọn phương
thức, kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- Quản lý khai thác dự án, dự án thu hồi vốn và hiệu quả vốn đầu tư.
2.1.1.4. Công tác xin phê duyệt thiết kế cơ sở
Ban sẽ xem xét tính khả thi của dự án trên các mặt và trình lên cấp có thẩm
quyền quyết định đầu tư. Sau đó dựa trên quyết định đầu tư của Bộ NN&PTNT Ban
lập kế hoạch cụ thể cho công tác quản lý ở các giai đoạn sau
2.1.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
Giai đoạn thực hiện đầu tư gồm các công việc : hoàn tất các thủ tục để triển khai
thực hiện đầu tư, thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình, chạy thử và
nghiệm thu sử dụng. Đây là các công việc đòi hỏi thời gian thi công dài, công việc
phức tạp. Vì vậy, vấn đề thời gian là vấn đề quan trọng hơn cả.Ở giai đoạn này, vốn
đầu tư của dự án được chi ra và nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.
Nếu thời gian thực hiện đầu tư dự án càng kéo dài thì vốn càng bị ứ đọng, tổn thất
càng lớn. Đó là những tổn thất do thời tiết gây ra đối với vật tư, thiết bị chưa được thi
công, đối với công trình đang được thi công xây dựng dở dang. Vì vậy nhiệm vụ lớn
nhất của Ban quản lý trong thời gian này là quản lý các công việc sao cho chúng được
bắt đầu và kết thúc đúng như trong kế hoạch
2.1.2.1.Quy trình thực hiện các công việc
Hình 1.2.Sơ đồ thực hiện các công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tư
Lập tờ
trình xin
duyệt
hình thức
đấu thầu
Xin phê

duyệt
hình
thức
đấu
thầu
Quyết định giai
đất
Cắm mốc giới chính
thức
GPMB
Lập ban
GPMB
Lập thiết kế kỹ thuật tổng dự
toán
Trình, thẩm định, phê duyệt
TKKT-TDT lên lãnh đạo
Lập kế hoạch đấu thầu
Trình, thẩm định, phê
duyệt kế hoạch
Lập hồ sơ mời thầu
Trình, thẩm định, phê duyệt
hồ sơ mời thầu
Tổ chức đấu thầu
Trình, thẩm định, phê
duyệt kết quả đấu thầu
Bàn giao mặt bằng cho đơn
vị thi công
Ký hợp đồng với nhà thầu trúng
thầu
Khởi công công trình

Hoàn thành bàn giao công trình
Nghiệm thu công trình
Giải quyết sự cố công trình
Thanh toán vốn
2.1.2.2. Công tác xin giao đất hoặc thuê đất, xin giấy phép xây dựng, thực hiện
đền bù giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư và phục hồi….
Nhiệm vụ của Ban ở công tác này là phối hợp với UBND địa phương. Công việc
này do Phòng Quản lý thi công thực hiện. Sau khi có quyết định phê duyệt dự án, Ban
sẽ tiến hành liên hệ với UBND quận huyện nơi có địa điểm xây dựng để làm các thủ
tục thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng, tổ công tác giải phóng mặt bằng các dự
án, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế chính sách đền bù phù hợp
với dự án, đồng thời phối hợp với hội đồng giải phóng mặt bằng điều tra khảo sát,
phúc tra tài sản hoa màu làm cơ sở lên phương án tổ chức đền bù thiệt hại cho người
bị thu hồi đất. Khi phương án đền bù GPMB được phê duyệt, phòng Tổ chức hành
chính sẽ thực hiện chi trả tiền đền bù GPMB, bố trí tái định cư cho người bị thu hồi
đất. Công việc này bao gồm nhiều bước, nhiều thủ tục rườm rà, liên quan đến lợi ích
của nhiều người do đó dễ dàng dẫn đến một thực tế nảy sinh là không thể đáp ứng hết
được nguyện vọng của nhân dân cũng như yêu cầu thực tế của các công việc liên quan
đến dự án, khiến cho nhiều dự án ngay từ khâu đầu tiên đã không thể đi vào thực hiện
do không được giải quyết thỏa đáng các công việc chuẩn bị
2.1.2.2.1. Quy trình tổ chức thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư
Bước 1: Các cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế cơ sở và quyết định thu hồi
đất
Bước 2: Căn cứ quyết định thu hồi đất, thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư và tổ chức công tác giúp việc cho hội đồng
Bước 3: Thông báo dự án đầu tư và quyết định thu hồi đất
Bước 4: Kiểm kê diện tích đất, tài sản trên đất của từng đối tượng bị thu hồi đất
Bước 5: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư tổng hợp hồ sơ về đất để xác
định tính hợp pháp, không hợp pháp về đất, đề xuất quy mô diện tích đất thuộc đối
tượng được bồi thường hoặc không được bồi thường, mức độ bồi thường hoặc trợ cấp

về đất cho từng chủ sử dụng đất bị thu hồi, phương án tái định cư
Bước 6: Thông báo và thực hiện trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trực
tiếp đến từng tổ chức, hộ gia đình
Bước 7: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư quyết định kinh phí bồi thường
hỗ trợ theo quy định
2.1.2.2.2. Các nguyên tắc về bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng
* Tổ chức, cá nhân được bồi thường thiệt hại về đất: phải là tổ chức, cá nhân
được cơ quan nhà nước cấp đất, giao đất hợp pháp, có đủ giấy tờ chứng nhận quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật hoặc cấp có thẩm quyền công nhận. Tổ chức,
cá nhân sử dụng đất trái phép, đất lấn chiếm khi thu hồi đất không được bồi thường
thiệt hại về đất. Trong trường hợp xét thấy cần hỗ trợ thì UBND của thị xã, hội đồng
bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thị xã đó căn cứ điều kiện cụ thể trình Hội
đồng thẩm định GPMB tỉnh, UBND tỉnh xem xét quyết định
Các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi: sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ
GPMB phải tháo dỡ, di chuyển các công trình, vật kiến trúc, đồng thời giao lại mặt
bằng cho chủ dự án quản lý, sử dụng theo quy định và bàn giao đất đúng tiến độ cho
chủ dự án sử dụng theo quy hoạch.
* Về bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc:
- Nhà cửa vật kiến trúc, các công trình ngầm, công trình nổi nằm trên đất hợp
pháp mà phải thu hồi thì được bồi thường thiệt hại theo quy định tại điều 19 nghị định
197/2004 ngày 03/12/2004 của Chính phủ
- Nhà, công trình xây dựng trên đất không thuộc đối tượng được bồi thường, hỗ
trợ thiệt hại theo quy định tại điều 8 của Nghị định 197/NĐ-CP/2004 nhưng tại thời
điểm xây dựng chưa có quy hoạch hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, không vi phạm
hành lang bảo vệ công trình thì được trợ cấp 80% đối với nông thôn của mức bồi
thường công trình cùng cấp. Nếu khi xây dựng vi phạm quy hoạch, vi phạm hành lang
bảo vệ công trình thì không được bồi thường. Trong trường hợp đặc biệt sẽ báo cáo
UBND tỉnh xem xét hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể.
- Nhà cửa, vật kiến trúc được bồi thường, hỗ trợ từ thời điểm có thông báo kế
hoạch tiến hành kiểm điểm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB thị xã của địa

phương trở về trước, sau thời điểm thông báo nếu có phát sinh thì không được bồi
thường, hỗ trợ
- Các hạng mục công trình( trạm biến thế, đường dây điện, hệ thống đường điện
thoại, đường giao thông thủy lợi….) trong quy hoạch GPMB khi trình giá trị bồi
thường phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế, dự toán, giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt
2.1.2.2.3. Những chi phí trong quá trình giải phóng mặt bằng
- Chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến quyết định, thu hồi đất và các chính
sách, chế độ bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
- Chi cho công tác kiểm kê, đánh giá đất đai tài sản thực tế bị thiệt hại
- Chi cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Chi cho việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và phương án tái định cư
- Chi phụ cấp kiêm nhiệm, công tác phí khoán, di hiện trường….cho các thành
viên trong hội đồng, tổ chuyên viên giúp việc, các thành phần có liên quan làm công
tác GPMB
Trong đó Ban quy định mức chi cụ thể như sau:
Các khoản chi phí đã có trong định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước quy định, như
công tác phí, hội nghị, hội họp, đo đạc, kiểm kê xác định đất đai, tài sản thiệt hại, chi
phí làm thêm ngoài giờ…thực hiện theo chế độ hiện hành.
Các khoản chi Nhà nước chưa có trong quy định như: điều tra, khảo sát thực tế,
lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, làm việc thống nhất số liệu, thẩm
định và phê duyệt phương án bồi thường…tạm thời cho thực hiện tùy theo công việc
thực tế và đặc điểm của từng công việc
Ví dụ : Dự án Hồ chứa nước Suối Mỡ tỉnh Bắc Giang
Căn cứ quyết định số 569/QĐ/BNN-XD ngày 05/3/2007 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công
trình Hồ chứa nước Suối Mỡ tỉnh Bắc Giang và Quyết định số 2876/QĐ-BNN-XD
ngày 22/9/2008 về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư công trình;
Theo Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 7/10/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh
Bắc Giang về việc phê duyệt Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

nhà nước thu hồi đất để đầu tư xây dựng công trình Hồ chứa nước Suối Mỡ, tổng dự
toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là: 17.848.214.000 đổng( mười bảy tỷ
tám trăm bốn mươi tám triệu hai trăm mười bốn nghìn đồng), trong đó:
+ Bồi thường về đất 6.624.040.000 đồng
+ Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất: 4.702.198.000 đồng
+ Các khoản hỗ trợ: 5.141.815.000 đồng ( lòng hồ: 3.190.754.000 đồng, đường
kênh: 617.558.000 đồng, hỗ trợ ổn định đời sống tỉnh: 1.333.503.000 đồng)
+ Đo đạc, lập bản đồ địa chính: 540.000.000 đồng
+ Tổ chức thực hiện Bồi thường GPMB: 340.161.000 đồng
+ Dự phòng: 500.000.000 đồng
UBND huyện Lục Nam báo cáo kế hoạch tổ chức thực hiện từ nay đến hết năm
2008
( Nguồn từ Ban QLDA Đầu tư và xây dựng thuỷ lợi 1)
2.1.2.3. Công tác lập thiết kế- dự toán
Tư vấn sau khi lập xong thiết kế- dự toán sẽ nộp lại cho Ban để Ban tiến hành
thẩm đinh, kiểm tra trước khi trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc thẩm
định tại Ban do Phòng Thẩm định kỹ thuật- Dự toán chủ trì. Ban sẽ xem xét hồ sơ
thiết kế dự toán dự án trên các phương diện:
- Xem xét sự phù hợp của nội dung thiết kế với nội dung của BCNCKT
- Xem xét tổng dự toán công trình được lập trên cơ sở các định mức, đơn giá chế
độ, chính sách hiện hành sao cho tổng dự toán không vượt quá tổng mức đầu tư
Nếu đạt yêu cầu, Ban sẽ trình lên Bộ NN&PTNT xin phê duyệt
2.1.2.4. Công tác Lập kế hoạch Đấu thầu và tổ chức Đấu thầu
* Quy trình thực hiện đấu thầu tại Ban
Đây là một trong những khâu mang tính chất quan trọng quyết định tới giai đoạn
thực hiện đầu tư bởi nếu làm tốt các công việc này sẽ dẫn đến chất lượng của các nhà
thầu được đảm bảo, khi tiến hành thực hiện đầu tư hạn chế được phần lớn những sai
sót do nhà thầu nếu không được tuyển chọn kỹ sẽ không thực hiện tốt được các phần
việc của mình. Phòng Thẩm định kỹ thuật – Dự toán sẽ tiến hành lập kế hoạch đấu
thầu, chuẩn bị các tài liệu pháp lý, kiểm tra hồ sơ mời thầu do tư vấn lập hoặc soạn

thảo hồ sơ mời thầu, tiếp nhận hồ sơ dự thầu đồng thời phối hợp với Phòng Kế hoạch-
Tài chính lập giá đấu thầu trình duyệt
Nội dung của một kế hoạch đấu thầu được minh hoạ qua kế hoạch đấu thầu các
gói thầu dự án “Công trình Hồ chứa nước Suối Mỡ- Huyện Lục Nam, Bắc Giang”
Ban tiến hành thông báo mời thầu
Tổ chức đấu thầu, trình phê duyệt kết quả
đấu thầu
Giám đốc Ban phê duyệt kết
quả đấu thầu
Ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu
Thực hiện hợp đồng
Bảng : Kế hoạch đấu thầu dự án Hồ chứa nước Suối Mỡ
Đơn vị: 1000đ
SSt
t
Tên gói thầu Tên hạng mục của gói thầu
Giá gói thầu
(tạm tính)
Hình thức lựa
chọn nhà thầu
Thời gian tổ
chức đấu
thầu
Hình thức hợp
đồng
Thời gian
thực hiện
hợp đồng
A A. Các công việc đã tổ chức thực hiện:
Tư vấn khảo sát, lập Dự án đầu tư

483.548
B B. Các công việc không đấu thầu 18.390.280
C C. Các công việc sẽ tổ chức đấu thầu
11 Gói số 1 Khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công,
tổng dự toán, dự toán
2.653.900
đấu thầu rộng rãi
quí I/07
Trọn gói 6tháng
22 Gói số 2 Đập đất và cống lấy nước 20.332.665 quí IV/07
Theo đơn giá 2 năm
23 Gói số 3 Tràn xả lũ 7.215.851 quí IV/07
2 năm
44 Gói số 4 Đường thi công kết hợp quản lý và khu quản lý 2.837.411 quí IV/07
2 năm
55 Gói số 5 Kênh và công trình trên kênh chính Tả 5.939.156 quí IV/07
2 năm
66 Gói số 6 Kênh và công trình trên kênh chính Hữu 2.116.376 đấu thầu rộng rãi quí IV/07
Theo đơn giá
2 năm
77 Gói số 7 Xây dựng đền Trần 751.651 quí III/07
7 tháng
88 Gói số 8 Khảo sát và rà phá bom mìn 983.796 quí III/07
3,5 tháng
99 Gói số 9 Khảo sát và xử lý mối 444.215 quí III/07
3 tháng
11
0
Gói số 10 Lập hồ sơ điện tử công trình và mô hình 3 chiều 260000 quí II/07
Trọn gói

3 tháng
11
1
Gói số 11 Chi phí bảo hiểm công trình 294.522 quí I/08
2 năm
11
2
Gói số 12 Kênh và công trình trên kênh nhánh (vốn địa
phương)
3.633.058 đấu thầu rộng rãi quí IV/07
Theo đơn giá 2 năm
Cộng 47.462.601
Tổng cộng kinh phí 65.852.881.000đ
Nguồn tài chính: Vốn trái phiếu Chính phủ và vốn đối ứng của địa phương
(Nguồn: Quyết định số 900/QĐ-BNN-XD ngày 03/09/2007 về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng thể Dự án Hồ chứa nước Suối Mỡ
tỉnh Bắc Giang)

×