Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phân tích và đánh giá chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.91 KB, 18 trang )

Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam
MỤC LỤC
I/ BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG
THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ HIỆN NAY 1
1. Bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới 1
2. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam 2
II/ NỘI DUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO DOANH
NGHIỆP 3
III/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CHO SỰ RA ĐỜI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI
SUẤT CHO DOANH NGHIỆP 3
IV/ ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI
SUẤT CHO DOANH NGHIỆP 7
1. Ưu điểm chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ Việt Nam 7
2. Nhược điểm chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ Việt Nam 8
V/ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC TẾ CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI
SUẤT CHO DOANH NGHIỆP 10
1. Dưới góc độ doanh nghiệp: 10
2. Dưới góc độ các ngân hàng 12
3. Dưới góc độ toàn xã hội 12
VI/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ,GIẢI PHÁP 14
PHỤ LỤC 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Nhóm2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9
Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam
§Ò TµI:
Phân tích và đánh giá hiệu quả Chính sách hỗ trợ lãi suất
cho doanh nghiệptrong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn
cầu ở Việt Nam
Kinh tế thế giới phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong gần 80 năm
qua và đang để lại những hệ quả đáng lo ngại. Chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc khủng
hoảng đã tàn phá thị trường bất động sản, ngành công nghiệp ôtô, thương mại, vận tải,


lương thực, năng lượng, công nghệ thông tin Tài sản tiền tệ toàn cầu bị sụt giảm dẫn
đến tình trạng khan hiếm vốn lưu động ở hầu hết các lĩnh vực, khiến sản xuất đình đốn.
Việt Nam là một trong những bộ phần cấu thành của nền kinh tế thế giới, lại trong thời
kỳ hội nhập quốc tế, dĩ nhiên không tránh khỏi những tác động của cuộc khủng hoảng,
bằng chứng là tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam đang chậm lại, chỉ số CPI tăng cao, nhiều người bị mất việc làm…
Trước hoàn cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp để đối phó,
trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng phân tích
để làm rõ ý nghĩa cũng như hiệu quả của chính sách này đối với nền kinh tế Việt Nam
trong thời gian vừa qua.
I/ BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ HIỆN NAY.
1. Bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới.
Giống như hiệu ứng “domino”, cuộc khủng hoảng tín dụng bắt nguồn từ Mỹ đã lan
dần sang các nước thuộc khu vực Châu Âu, Châu Á và đến cả những quốc gia, khu vực
tưởng chừng ít chịu ảnh hưởng như Trung Đông. Từ năm 2008 đến nay, thế giới đang
đứng trước nhiều thử thách khốc liệt. Theo các nhà nghiên cứu, đây được coi là cuộc
khủng hoảng nặng nề nhất kể từ sau Đại chiến Thế giới lần thứ II.
IMF dự báo toàn bộ nền kinh tế thế giới sẽ suy giảm và sản lượng của các nền kinh tế
phát triển sẽ giảm 3 - 3,5% trong năm 2009 và chỉ tăng trưởng 0 - 0,5% trong năm 2010.
Kinh tế Nhật Bản được dự báo suy giảm mạnh nhất (5,8%), trong khi khu vực đồng Euro
thu hẹp 3,2% và Mỹ là 2,6%
1
. Chúng ta có thể quan sát thấy rõ điều này qua biểu đồ biểu
diễn tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo của IMF (phụ lục)
1
www.vietnamnet.vn
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 1
Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam
"Cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài đã phá vỡ các hoạt động kinh tế toàn cầu, ở

mức tồi tệ hơn so với tất cả các dự đoán trước đây". Hàng loạt các ngành sản xuất kinh
doanh bị đình đốn, hoạt động sản xuất của nhiều tập đoàn kinh tế bị đình trệ. Sự phá sản
hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài chính hàng đầu thế giới, sự sụt giảm của ngành sản
xuất ôtô, sự tuột dốc của thị trường chứng khoán, sự xuống dốc của thị trường bất động
sản diễn ra trầm trọng ở các nước có nền kinh tế phát triển. Xuất nhập khẩu bị suy giảm
nặng nề. Số người thất nghiệp năm 2009 sẽ tăng thêm 51 triệu người, làm cho thế giới có
tới 230 triệu người không có việc làm.
2. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam
Năm 2008-2009 nền kinh tế Việt Nam đã gặp nhiều thách thức: sự bấp bênh của thị
trường tài chính – tiền tệ do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, trong đó đặc
biệt là mối quan hệ lãi suất - tỷ giá - lạm phát; Ngân sách Nhà nước thiếu ổn định, khả
năng giảm tốc độ tăng thu là thực tế và rất rõ ràng.
Theo tổng cục thống kê, tình hình kinh tế đầu năm 2009 có dấu hiệu chững lại, giá trị
sản xuất công nghiệp đạt 106 tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch
xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm mạnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 2 đạt 8 tỷ USD,
giảm 5% so với cùng kỳ năm 2008, kim ngạch nhập khẩu đạt 7,73 tỷ USD, giảm 43,1 %
so với cùng kỳ năm 2008. Đặc biệt, kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh ở những nhóm
hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất, gây khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam năm 2009.
Do kinh tế khó khăn, số lượng công nhân mất việc làm dự báo có thể xảy ra ở ngành
dệt may, da giầy, chế biến thuỷ hải sản; cùng với đó là suy thoái kinh tế ở các thị trường
xuất khẩu nhiều lao động của Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản khiến cho
nhiều công nhân, lao động bị mất việc làm phải về nước trước thời hạn, đã làm số lượng
người thất nghiệp tăng cao.Khu vực doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng
hoảng tài chính – tín dụng. Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá - dịch vụ
thông thường mà cả các doanh nghiệp là tổ chức tài chính như các tổ chức tín dụng, quỹ
đầu tư, các công ty chứng khoán, bảo hiểm… cũng gặp nhiều khó khăn lớn. Những dấu
hiệu được cảnh báo gần đây càng bộc lộ rõ như xuất khẩu hàng hoá giảm; khan hiếm
nguồn vốn ngoại, tỷ giá USD tăng; doanh nghiệp không mặn mà vay vốn ngân hàng, mặc
dù lãi suất giảm, vì không chọn được phương án kinh doanh trước quá nhiều bất ổn bên
trong và bên ngoài.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ
chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh với giá trị gần 17000 tỷ đồng
với mong muốn: chính sách sẽ trở thành một cú hích quan trọng nhằm giúp nền kinh tế
đất nước nhanh chóng thoát khỏi suy giảm, vượt qua giai đoạn khủng hoảng…
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 2
Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam
II/ NỘI DUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO DOANH NGHIỆP.
Ngày 23/1/2009, Thủ tướng Chính Phủ đã đưa ra quyết định 131/QĐ-TTg về việc hỗ
trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh trong
năm 2009 với mức hỗ trợ lãi suất 4%/năm. Nội dung chính bao gồm:
- Mục tiêu: nhằm giảm bớt áp lực, tăng cường sức mạnh cho các doanh nghiệp vượt
qua giai đoạn khó khăn trước mắt, vực lại hoạt động xuất khẩu đang trên đà giảm sút.
Chính phủ kỳ vọng hỗ trợ giảm lãi suất sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy
trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm trong điều kiện nền kinh tế chịu
tác động của khoảng hoảng tài chính và suy thoái trên thế giới.
- Đối tượng áp dụng: các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại
cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam,
ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương .
- Phạm vi áp dụng: Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam theo
các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong năm 2009 của các tổ chức (doanh
nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình ), cá nhân để làm vốn lưu động sản xuất - kinh doanh
- Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 08 tháng đối với các khoản vay theo hợp
đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến
ngày 31 tháng 12 năm 2009.
- Mức hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời
hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian nêu trên. Khi thu lãi vay, các NH thương
mại giảm trừ số tiền lãi phải trả cho khách hàng vay.
III/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CHO SỰ RA ĐỜI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO
DOANH NGHIỆP.
Chúng ta biết rằng chi phí sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của

doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến nguồn cung hàng hóa trên thị trường. Việc tăng
hoặc giảm chi phí sản xuất tác động lớn đến hành vi của doanh nghiệp. Cụ thể là khi chi
phí tăng, với một lượng vốn nhất định, doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất,
cắt giảm sản lương, hệ lụy tất yếu của nó là doanh nghiệp cắt giảm lao động, số lao động
mất việc làm tăng lên. Như vậy, hành vi cá nhân của doanh nghiệp gây ra một ngoại ứng
tiêu cực đối với người lao động. Đối với toàn bộ nền kinh tế, hành vi này gây ra một
ngoại ứng: làm tổng sản phẩm của nền kinh tế giảm, thất nghiệp gia tăng, gây sức ép lên
nền kinh tế. Khi không nhận được một sự hỗ trợ nào, tất yếu là cung hàng hóa dịch vụ
của doanh nghiệp sẽ giảm, sản lượng giảm, mức giá tăng.
Đồ thị quan hệ cung cầu sau sẽ minh họa cụ thể điều này:
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 3
P’
P
E’
E
Q

Q
D
S’
S
Mức giá, chi phí
Số hàng hóa,
dịch vụ
Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam

• Trục hoành biểu diễn số lượng hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ tao ra trong
quá trình sản xuất.
• Trục tung biễu diễn mức giá và chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
• D: đường cầu hàng hóa, dịch vụ của thị trường.

• S: đường cung hàng hóa của doanh nghiệp.
Điểm E là điểm tối ưu, tại đó xác định mức giá P và sản lượng Q đạt hiệu quả Pareto.
Khi chi phí tăng, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, cung giảm, đường cung dịch chuyển từ
S sang S’.Với đường cung S’ xác định điểm cân bằng mới E’ tại đó xác định mức giá cân
bằng và sản lượng cân bằng mới Q’. Trong đó: P’>P và Q’<Q. Tức là mức giá đã tăng so
với trước và sản lượng giảm so với trước.
Để đơn giản, ta coi như vốn để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình là vay từ Ngân hàng Thương mại (NHTM). Việc doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh chính là việc tiến hành các dự án. Lãi suất ngân hàng chính là chi phí thực
hiện các dự án này. Dưới đây là đồ thị mối quan hệ giữa lãi suất và số dự án của doanh
nghiệp.

Đồ thị trên phản ánh mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa lãi suất vốn vay và số Dự án mà
doanh nghiệp sẽ thực hiện. Khi lãi suất giảm thì số dự án sẽ tăng lên và ngược lại. Trên
đồ thị, khi lãi suất giảm từ i
1
xuống i
2
, số dự án tăng từ Q
1
đến Q
2.
Việc mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tương đương với số dự án được thực hiện sẽ tăng
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 4
i
1
i
2
Q

1
Q
2
Lãi suất DN phải
trả NHTM
Số dự án mà DN
sẽ thực hiện
Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam
lên. Hành vi này của doanh nghiệp không chỉ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao
động thu nhập của họ tăng (người lao động được hưởng ngoại ứng tích cực) mà đối với
toàn nền kinh tế, GDP sẽ tăng, thất nghiệp giảm, kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, ở Việt Nam, các
doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Các doanh nghiệp cắt giảm sản
lượng, cắt giảm lao động. Đội quân mất việc làm tăng lên gây sức ép lên nền kinh tế.
Quyết định của doanh nghiệp tương ứng với số dự án mà doanh nghiệp sẽ tiến hành nhỏ
hơn số dự án mà xã hội mong muốn được doanh nghiệp thực hiện. Do đó, để đạt mức mà
xã hội mong muốn, chính phủ trong vai trò của người cha sẽ phải can thiệp vào thị trường
để khắc phục ngoại ứng tích cực. Chính phủ sẽ phải tiến hành trợ cấp để các doanh
nghiệp cảm thấy lợi ích của mình tăng lên từ đó thực hiện thêm nhiều dự án mới. Vấn đề
đặt ra là chình phủ phải can thiệp như thế nào?
Ta đã biết mối quan hệ nghịch giữa lãi suất vốn vay và số dự án mà các doanh nghiệp
sẽ tiến hành. Chính phủ có thể tác động vào lãi suất (giảm lãi suất) mà doanh nghiệp phải
trả cho các Ngân hàng Thương mại giúp doanh nghiệp giảm chi phí, có điều kiện mở
rộng sản xuất kinh doanh. Đây là một tiền đề quan trọng cho sự ra đời của chính sách hỗ
trợ 4% lãi suất cho doanh nghiệp đang được áp dụng trên thực tế ở Việt Nam hiện nay.
Chính sách này sẽ khắc phục thất bại thị trường là ngoại ứng như thế nào, ta xem xét đồ
thị sau.
• Trục hoành biểu diễn số dự án mà doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư.
• Trục tung biểu diễn lợi ích cận biên mà doanh nghiệp nhận được cũng như
chi phí cận biên doanh nghiệp phải bỏ ra khi có thêm một dự án được thực hiện.

• MC, MPB: Chi phí cận biên và lợi ích cận biên của doanh nghiệp
• MEB.MSB: Lợi ích ngoại ứng biên và lợi ích xã hội cận biên khi có thêm
một dự án được thực hiện.
Khi chưa có hỗ trợ lãi suất của chính phủ, cân bằng thị trường được xác định tại E,
xác định mức giá P và sản lượng Q. Tuy nhiên do quyết định mở rộng sản xuất của doanh
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 5
MEB
N
E
MPB
H
P
2
P
1
Q
Q
1
MPB’=MPB+S
MC
MB, MC
Q
P
MSB=MPB+MEB
S
Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam
nghiệp tạo ra ngoại ứng tích cực (như trên đã trình bày) nên điểm cân bằng mà xã hội
mong muốn là Q
1
(Q

1
>Q).
Để đưa số dự án doanh nghiệp sẽ thực hiện lên mức mà xã hội mong muốn thì chính
phủ phải tiến hành trợ cấp một khoản trợ cấp s để lợi ích doanh nghiệp tăng lên là MPB’:
MPB’= MPB+s. Hình thức trợ cấp là thông qua hỗ trợ lãi suất, khi NHTM thu lãi cho vay
đối với các doanh nghiệp sẽ giảm trừ cho các doanh nghiệp số tiền lãi đúng bằng 4% tính
trên số tiền vay.
s là số tiền trợ cấp mà chính phủ trích ra từ ngân sách tương đương với 4% lãi suất
doanh nghiệp phải trả cho NHTM khi vay vốn để thức hiện thêm một dự án. Khi được
hưởng hỗ trợ này, lợi ích của doanh nghiệp tăng. Đường MPB dịch chuyển sang phải
( đường MPB’). Khoảng cách giữa MPB và MPB’ đúng bằng s. Cân bằng mới được thiết
lập tại đó số dự án là Q
1,
mức giá là P
1
.Tổng mức trợ cấp là diện tích hình chữ nhật
P
1
P
2
MN. Khi số dự án tăng lên, số hàng hóa dịch vụ được tạo ra sẽ tăng lên, GDP tăng và
số người lao động có việc làm tăng. Để làm rõ hơn tác động của chính sách hỗ trợ này
trên cơ sở lý thuyết , chúng ta cùng xem đồ thị sau.
• Trục hoành biểu diễn số lượng hàng hóa dịch vụ doanh nghiệp sản xuất ra.
• Trục tung biểu diễn số lượng hàng hóa dịch vụ.
Trước khi được hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp cung ứng lượng hàng hóa được biểu
diễn trên đường cung S,cân bằng thị trường tại E với mức giá P và sản lượng Q. Sau khi
có hỗ trợ lãi suất,doanh nghiệp cảm thấy lợi ích của mình tăng lên nên tiến hành vay vốn
nhiều hơn để thực hiện nhiều dự án hơn, tăng cung, đường cung dịch chuyển sang phải
(là S

s
). Khoảng cách giữa hai đường cung là lượng trợ cấp s. Cân bằng mới được thiết lập
tại E
s
với mức giá P
1
là sản lượng Q
1,
trong đó P
1
>P và Q
1
>Q. Như vậy chính sách hỗ trợ
4% cho doanh nghiệp không chỉ hỗ trợ về phía doanh nghiệp mà còn mang tính hỗ trợ
cho cả người tiêu dùng. Mức giá hàng hóa người tiêu dùng phải trả là P
1
giảm so với
trước khi hỗ trợ là P. Mức giá mà doanh nghiệp thực sự nhận được khi cung ứng hàng
hóa dịch vụ tăng hơn trước đó là P
2
với P
2
=P
1
+s. Chính sách này đã phát huy được tác
dụng tích cực của ngoại ứng mà hành vi mở rộng sản xuất của doanh nghiệp đã tạo ra cho
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 6
E
S
E

P
2
P
1
Q
Q
1
P
D
S
S
S
S
P
Q
Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam
xã hội, đồng thời đã khắc phục được tính phi hiệu quả của quyết định cắt giảm sản lượng
của doanh nghiệp, thay vào đó doanh nghiệp vẫn tiến hành sản xuất ở mức mà xã hội
mong muốn (tức là thực hiện số dự án mà xã hội mong muốn).
Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng chính sách này vẫn tạo ra một phần mất không với xã
hội đó là diện tích tam giác EME
s
. Trên quan điểm xã hội phải khẳng định rằng, chính
sách hỗ trợ 4% cho doanh nghiệp ra đời vào thời điểm hiện nay sẽ có tác dụng tốt phát
huy ngoại ứng tích cực mà hành vi của doanh nghiệp nếu được hỗ trợ sản xuất sẽ đem lại
cho toàn bộ nền kinh tế.
IV/ ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT
CHO DOANH NGHIỆP.
1. Ưu điểm chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ Việt Nam
Thứ nhất, chính sách hỗ trợ lãi suất sẽ giúp thúc đẩy kích cầu đầu tư, hỗ trợ sản xuất

kinh doanh và tạo việc làm nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và duy trì tăng trưởng.
Nội dung của chính sách chỉ rõ: đối tượng áp dụng của chính sách là các khoản vay
ngắn hạn để làm vốn lưu động sản xuất - kinh doanh. Vậy là, chính sách giúp cho các
doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn đầu tư, đó có thể mạnh dạn đầu tư để
hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Không chỉ có vậy, khi lãi suất vay vốn giảm,
đồng nghĩa với chi phí của vốn rẻ hơn, từ đó giảm chi phí sản xuất, tác động làm giảm
giá thành hàng hóa.
Hỗ trợ lãi suất lại tập trung cho khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là bộ phận có
vị trí đặc biệt trong nền kinh tế, cung cấp việc làm cho hơn 50% số lao động làm việc
trong các doanh nghiệp, đồng thời cũng là bộ phận chịu tác động nặng nề nhất và đang
trong tình trạng khó khăn. Khi các doanh nghiệp có vốn để phục hồi và duy trì hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình nghĩa là việc làm thường xuyên cho một bộ phận không
nhỏ người lao động cũng được tạo ra, từ đó góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp đang
tồn tại trong xã hội.
Thứ hai, theo quyết định 131 của Chính phủ, tất cả các ngân hàng thương mại, các
công ty tài chính và Ngân hàng phát triển Việt Nam đều tham gia cho vay; thời hạn vay
của gói kích thích đối với khoản vay lưu động là 08 tháng, mang tính tạm thời chứ không
lâu dài. Điều đó có nghĩa là chính sách hỗ trợ lãi suất 4% của chính phủ mang tính ngắn
hạn, khẩn cấp nên sẽ được triển khai ngay lập tức, tác động nhanh chóng và có quy mô
rộng trong toàn bộ nền kinh tế. Như vậy, so với các chính sách khác, chính sách hỗ trợ lãi
suất có ưu điểm khắc phục được yếu tố độ trễ về mặt thời gian trong việc áp dụng cũng
như phát huy hiệu quả trên thực tế.
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 7
Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam
Thứ ba, bằng việc sử dụng tiền từ ngân sách nhà nước để bù chênh lệch lãi suất,
chính sách này đã kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Vì thế
việc hỗ trợ lãi suất có thể tác động kích cầu đầu tư mà không sợ xảy ra lạm phát hay cắt
giảm lãi suất huy động trong hiện tại. Nếu Ngân hàng Nhà nước in thêm tiền cho ngân
hàng thương mại, cung tiền tăng, sẽ có sự thay đổi trong dự trữ bắt buộc, thay đổi trong
tổng lượng tiền lưu thông. Hiện tượng lạm phát dễ dàng xảy ra. Nếu hỗ trợ lãi suất bằng

cách Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng thương mại vay với lãi suất thấp thì sẽ ảnh
hưởng đến lãi suất huy động, có thể không kích thích người dân đem vốn nhàn rỗi gửi
vào ngân hàng.
Thứ tư, chính sách này là một giải pháp kích cầu có tính đòn bẩy rất cao: Việc sử
dụng 17 ngàn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất (4%), theo một phép tính đơn giản, có thể cực đại
tạo ra được tổng tín dụng lên đến trên 600 ngàn tỷ đồng. Về bản chất đây là việc sử dụng
chính sách tài khóa để làm đòn bẩy cho chính sách tiền tệ. Một mặt để đạt được hiệu quả
tăng tổng đầu tư của nền kinh tế trong khi chính phủ không phải huy động một nguồn tài
chính quá lớn. Mặt khác, việc hỗ trợ lãi suất giúp chính phủ không phải hạ mặt bằng lãi
suất chung, mà vẫn giúp doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay rẻ, trong khi đó người gởi
tiền vẫn được hưởng lãi suất tiền gởi cao, đủ để tiền không rời bỏ hệ thống ngân hàng,
tránh được tình trạng bẫy thanh khoản.
Cuối cùng, một trong những ưu điểm của chính sách có thể nhìn thấy rõ là khả năng
tác động cải thiện cán cân xuất nhập khẩu. Cuối năm 2008, nước ta liên tục nhập siêu,
tình hình tiêu thụ trong nước lại chững lại dẫn đến hàng tồn nhiều khiến các nhà nhập
khẩu trong nước phải chùng xuống. Ngay sau đó, giá hàng nhập khẩu lại giảm khiến các
nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng bị lỗ và cạn vốn nếu vẫn tăng cường nhập khẩu. Kinh tế
Việt Nam được dự báo trong năm 2009 sẽ tiếp tục trong tình trạng nhập siêu. Khi đó,
chính sách hỗ trợ lãi suất, đặc biệt ưu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu, cùng với những
cải cách mạnh mẽ hơn nữa về thủ tục hành chính, nguồn nhân công rẻ… sẽ giúp doanh
nghiệp có được chi phí đầu vào hợp lý hơn, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
cũng như hàng hóa nước ta trên thị trường thế giới, từ đó giúp thục hiện mục tiêu cải
thiện cán cân thương mại
2. Nhược điểm chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ Việt Nam
Đầu tiên, do nguồn vốn hỗ trợ lãi suất của chính sách một phần được lấy từ ngân
sách nhà nước, điều này có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách, gây ra lãng phí tiền của nếu
như hiệu quả chính sách không đạt được như mong muốn. Ngoài ra, ngân sách nhà nước
dành cho những chương trình kích cầu đầu tư trực tiếp của Chính phủ có lợi cho quốc kế
dân sinh và tạo ra công ăn việc làm mới, hoặc dành cho những khoản ứng cứu cấp thiết
hơn sẽ bị cắt giảm.

Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 8
Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam
Thứ hai, chính sách này chủ yếu tác động đến cung tín dụng, nhưng lại chưa đánh giá
hết được nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp cũng như không trực tiếp giúp giải quyết
khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là thiếu nhu cầu thị trường, khả năng sản
xuất thì tồn đọng trong khi khả năng tiêu thụ thì suy giảm.
Thứ ba, hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất có thể không đc bảo đảm do việc
hỗ trợ vay vốn có thể không đến được những đối tượng cần hỗ trợ, thậm chí có thể hỗ trợ
nhầm đối tượng hoặc khó khăn trong công tác giám sát khoản vay do tình trạng bất cân
xứng về thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước với Ngân hàng thương mại và giữa Ngân
hàng thương mại với doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự không minh bạch trong việc sử
dụng gói kích cầu hỗ trợ lãi suất.
Thứ tư, gói hỗ trợ của Chính phủ không mang tính dài hạn mà mang tính ngắn hạn,
tác động tức thời, vì thế nếu xét về lâu dài dễ gây ra lạm dụng, sử dụng không hiệu quả.
Có thể xảy ra hiện tượng lạm dụng như ngân hàng và doanh nghiệp bắt tay nhau tạo ra
khoản vay ảo với lãi suất hỗ trợ sau đó là chia chác kiếm lời, hay hiện tượng một số
doanh nghiệp dù đã đủ vốn hoạt động kinh doanh nhưng họ đủ điều kiện vay vốn nên cứ
vay đại để làm việc khác hoặc gửi ngược về ngân hàng để kiếm lãi, hay có thể nảy sinh
hiện tượng vay để đảo nợ chứ chẳng vì phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người lao
động. Đảo nợ là một động tác lấy nợ mới trả nợ cũ. Trong trường hợp này không chỉ biến
nợ nóng thành nguội mà còn kiếm lợi bất chính.
Thứ năm, việc hỗ trợ lãi suất có thể sẽ đẩy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đứng trước
nguy cơ có thể bị kiện phá giá khi hàng được xuất sang các nước khác. Doanh nghiệp
được sử dụng khoản vốn này dù là đầu tư hạ tầng, máy móc thiết bị hay sản xuất trực tiếp
hàng xuất khẩu cũng đều được coi là bằng chứng để các đối tác nước ngoài kiện lại.
Thứ sáu, kích cầu xét về lâu dài, dễ dẫn đến nguy cơ lạm phát trong tương lai,
chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Đức Thành cho thấy sự cảnh giác về nguy cơ lạm phát trở
lại ngay khi nền kinh tế phục hồi. Bên cạnh những tác dụng kích thích nền kinh tế, có khả
năng vốn được trợ cấp lãi suất có thể chảy vào bất động sản, hoặc những khu vực không
mong muốn. Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng khó kiểm soát vì thiếu thông tin.

Ngoài ra, tín dụng hỗ trợ sẽ khiến các ngân hàng bớt chịu sức ép, do đó có thể tăng cường
mở rộng các khoản tín dụng không ưu đãi chẳng hạn như tín dụng tiêu dùng. Điều này có
thể kích hoạt một chu kỳ nóng lên của thị trường tài sản như thường thấy, kéo liền sau đó
sức ép tăng mức giá chung, thuật ngữ kinh tế gọi là lạm phát.
Cuối cùng, sử dụng chính sách hỗ trợ lãi suất nếu không kết hợp nhiều chính sách
khác sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực cho nền kinh tế, không đảm bảo được các mục
tiêu đề ra.
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 9
Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam
V/ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC TẾ CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT
CHO DOANH NGHIỆP.
1. Dưới góc độ doanh nghiệp:
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, có thể khẳng định chính sách
hỗ trợ 4% lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh và bảo lãnh tín dụng của Chính phủ là
quyết định “cởi trói” về vốn cho các Doanh nghiệp, chủ yếu là các Doanh nghiệp vừa và
nhỏ. DN được bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng thương mại là một trong những điều kiện
để mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho người
lao động. Trong gói kích cầu thứ hai, việc mở rộng cho vay trung và dài hạn là biện pháp
tiếp theo nhằm duy trì vững chắc hiệu ứng của các giải pháp đã thực hiện nhằm vực dậy
nền kinh tế.
Kết quả sau 2 tháng triển khai quyêt định 131 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ
lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn của các tổ chức, cá nhân để làm vốn lưu động sản
xuất - kinh doanh, tính đến cuối tháng 3/2009, dư nợ cho vay lãi suất đã lên đến gần 202
nghìn tỷ đồng
2
. Nguồn vốn đã đi tới từng doanh nghiệp với cơ cấu là doanh nghiệp Nhà
nước (chiếm 36%), doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm 60%), còn lại là hợp tác xã,
hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác
3
.

Đến ngày 4/4, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có Quyết định số 443/QĐ-TTg tiếp tục
mở rộng thêm việc hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn. Theo báo cáo
nhanh của các ngân hàng thương mại, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất ngay lập tức có sự
tăng lên đáng kể, chỉ đến ngày 17/4/2009 đã đạt 236.820 tỷ đồng
4
tăng hơn 34 nghìn tỷ
đồng (tương đương tăng gần 17%) so với cuối tháng 3/2009.
Theo đánh giá chung, chính sách hỗ trợ lãi suất đang dần phát huy tốt tác dụng, theo
phản ánh của phần đông doanh nghiệp thì nguồn tiền đã giúp họ tháo gỡ những khó khăn
về chi phí vốn, duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động, giải quyết tình trạng trì
trệ trong sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp có chiến lược phát triển tốt tận dụng
được thời cơ để vươn lên.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bắt đầu xây dựng và đang triển
khai lại các dự án sản xuất kinh doanh của mình. Một số doanh nghiệp đã công bố chính
sách tuyển thêm lao động, hoặc kêu gọi lao động nghỉ việc trước tết quay trở lại làm việc.
Ví dụ như công ty cổ phần Việt Vương (doanh nghiệp chuyên sản xuất cột ăng-ten, cột
điện tại Phú Thọ), số vốn vay hỗ trợ lãi suất tiếp cận được là 15 tỷ đồng đã giúp công ty
phục hồi và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty còn đang tiếp tục triển khai
tuyển dụng thêm 50 lao động, mặc dù cuối năm 2008, công ty đã phải giãn việc của công
2
www.thanhnienonline.vn
3
“Gói kích cầu biện pháp ngắn hạn và tầm nhìn dài hạn” - www.suckhoedoisong.vn
4
www.vnba.org.vn
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 10
Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam
nhân. Ðến thời điểm này, nhiều đơn hàng mới đã được kí kết, đủ việc làm cho người lao
động đến hết quý III năm nay.
Không riêng DN tại các thành phố, các doanh nghiệp khu vực nông thôn cũng được

tiếp cận với chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Công ty cổ phần Yên Thành (huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái), vốn hỗ trợ lãi suất được vay là 1,2 tỷ đồng đã tạo điều kiện cho
công ty tăng giá thu mua măng nguyên liệu của nông dân để có đủ nguyên liệu sản xuất.
Giám đốc công ty Nguyễn Ðức Dũng cho biết, do công ty là DN nhỏ nên toàn bộ phần
vốn lưu động đều phải đi vay ngân hàng. Năm 2008, có thời điểm, công ty phải vay ngân
hàng 700 triệu đồng với lãi suất 21%/năm, nên làm bao nhiêu cũng chỉ đủ để trả lãi vay
ngân hàng. Nay nhờ vốn hỗ trợ lãi suất, những tháng đầu năm 2009, công ty đã khôi phục
lại sản xuất, duy trì việc làm cho người lao động. Sản phẩm của công ty cũng vì thế bắt
đầu được tiêu thụ, tăng sản lượng măng chế biến xuất khẩu
Vậy là, chính sách hỗ trợ lãi suất đã phần nào đạt được mục tiêu đề ra của Chính phủ
về duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Song bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những bất cập trong thực tế thực hiện chính sách
này của Chính phủ. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ (đối tượng ưu tiên của chính
sách), do những hạn chế như hiệu quả kinh doanh thấp, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh
yếu, thiếu phương án kinh doanh, thiếu tài sản thế chấp cộng với các báo cáo tài chính
của doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không được kiểm toán khiến họ rất khó tiếp cận
vốn vay của ngân hàng. Chưa kể đến hiện tượng thông tin không đối xứng trên thị trường
làm cho một phần không nhỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ không biết hoặc không hiểu
rõ yêu cầu của ngân hàng, muốn vay mà không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào…
Thực tế cũng cho thấy không phải nguồn tín dụng rẻ này thực sự rộng mở cho tất cả
mọi đối tượng khách hàng mà chỉ đến tay những doanh nghiệp là khách hàng quen của
các Ngân hàng thương mại trong khi nhiều doanh nghiệp khác tuy thực sự có nhu cầu
nhưng lại chưa vay được. Các doanh nghiệp có hợp đồng vay vốn trước ngày 01/02/2009
còn tiếp tục vay và trả nợ trong năm 2009 theo Quy định của Quyết định 131/QĐ-TTg
ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ thì không được hỗ trợ lãi suất 4%. Nếu muốn
được hỗ trợ lãi suất các doanh nghiệp phải trả nợ sớm rồi vay các khoản nợ mới để đảm
bảo hợp đồng được ký sau ngày 01/02/2009, điều này đã gây ra khó khăn cho doanh
nghiệp khi tiếp cận vốn vì rất nhiều doanh nghiệp hiện có khoản vay cũ lãi suất cao chưa
thể trả được thì khó vay vốn mới (tất nhiên ở đây không nói đến những doanh nghiệp lợi
dụng việc hỗ trợ lãi suất của Chính phủ vay để đảo nợ).

Chính vì lí do đó, đứng từ góc độ doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ lãi suất 4% của
Chính phủ đã bước đầu đạt được những hiệu quả nhất định song vẫn tồn tại những bất
cập làm hiệu quả của chính sách chưa thực sự toàn diện và vẫn bị hạn chế.
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 11
Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam

2. Dưới góc độ các ngân hàng
Trước hết, ta cần khẳng định việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất giúp ích cho cả
doanh nghiệp và ngân hàng, chứ không riêng một phía nào cả. Dưới góc độ các ngân
hàng, việc hỗ trợ lãi suất của chính phủ đã tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng hoạt động tốt
hơn, vẫn đầu tư cho vay được nhưng ít rủi ro và hiệu quả hơn.
Chương trình hỗ trợ lãi suất cũng được xem là cơ hội tốt cho các ngân hàng trong
việc thu hút khách hàng nhờ có vốn cho vay giá rẻ để giữ khách hàng truyền thống, thậm
chí mở rộng được quan hệ tín dụng. Điều này thật sự có ý nghĩa trong bối cảnh hầu hết
các ngân hàng đang ở trong tình trạng dư vốn cho vay do khó khăn trong việc tìm kiếm
khách hàng. Từ đó các ngân hàng thương mại đã bước đầu khắc phục được khó khăn ứ
đọng vốn kéo dài trong thời gian trước. Đặc biệt là đã duy trì lãi suất tiền gửi ở mức hợp
lý, không gây xáo trộn thị trường tiền tệ.
Tuy nhiên, theo như mục tiêu của chính sách đề ra, nếu số tiền hỗ trợ lãi suất hơn 200
ngàn tỷ được chuyển vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải làm tăng dư nợ tín dụng
lên khoảng 16%, nhưng tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng đến cuối 2008
chỉ vào khoảng 1,2 triệu tỷ đồng
5
. Như vậy, dư nợ tín dụng chỉ tăng trên 2%, chứng tỏ
phần lớn tiền đã quay ngược lại ngân hàng dưới hình thức phổ biến là đảo nợ, vì lẽ đó
dường như mục đích kích cầu của chính sách vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
3. Dưới góc độ toàn xã hội
Thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất, Chính phủ đã thể hiện một sự chú trọng đúng
mức đến các chính sách xã hội, đặc biệt là hỗ trợ để giảm bớt khó khăn cho các đối tượng
dễ bị tổn thương trong bối cảnh kinh tế suy giảm. Cụ thể là nhanh chóng có những chính

sách biện pháp xã hội khác phối hợp cùng nhằm tăng hiệu quả xã hội cũng như mục tiêu
đè ra của chính sách hỗ trợ lãi suất như trợ cấp cho người nghèo, người có thu nhập thấp,
người thất nghiệp (theo kiểu 200.000 đồng cho một gia đình nghèo tiêu tết vừa qua
nhưng cần tránh ăn chặn), miễn, giảm thuế cho người dân, chi cho nông nghiệp, y tế, giáo
dục, đào tạo, hoàn tất các dự án hạ tầng hiệu quả v.v…
Như đã phân tích ở phần 2, hiệu quả xã hội của chính sách hỗ trợ lãi suất cũng chính
là những ngoại ứng tích cực do chính sách đem lại. Và một trong số các ngoại ứng tích
cực đó là việc giải quyết nhu cầu việc làm cho một số lượng lớn lao động. Số liệu của Sở
khảo sát cho thấy đến cuối năm 2008, hơn 35.000 người lao động tại thành phố đã mất
việc làm. Số lao động mất việc tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu,
gia công hàng xuất khẩu thuộc ngành dệt may, da giày, doanh nghiệp sản xuất lắp ráp
điện tử do đơn đặt hàng từ các nước nhập khẩu giảm mạnh dẫn đến các doanh nghiệp
5
www.vietnamnet.vn
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 12
Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam
phải cho công nhân nghỉ việc luân phiên. Nhưng khi nhận được sự trợ giúp của chính phủ
qua chính sách hỗ trợ lãi suất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế đã bắt đầu
xây dựng và đang triển khai lại các dự án sản xuất kinh doanh của mình. Một số doanh
nghiệp đã công bố chính sách tuyển thêm lao động, hoặc kêu gọi lao động nghỉ việc trước
tết quay trở lại làm việc. Theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH, qua báo cáo nhanh của 208
doanh nghiệp trong đầu năm cho thấy, ước tính tổng số lao động thiếu việc làm trên toàn
thành phố là chỉ còn khoảng 6.000 - 9.000 người, chiếm khoảng 0,7% tổng số lao động
của các doanh nghiệp.
Vậy là mục tiêu giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động khi chính phủ ban
hành chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp đã bước đầu đạt được những
thành công nhất định.
Bên cạnh đó, một mục tiêu khác của chính sách hỗ trợ lãi suất mà Chính phủ đã đề ra
là tăng sản lượng của nền kinh tế, giảm giá thành sản phẩm hàng hóa. Theo các chuyên
gia kinh tế, mặc dù còn đang gặp nhiều khó khăn song nhờ chính sách kích cầu của

Chính phủ đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, kinh tế trong nước
đã có những dấu hiệu tích cực.
Tăng trưởng kinh tế trong quý I đã đạt mức tăng 3,1%, tình hình tiêu thụ hàng hoá -
nhất là các mặt hàng vật tư sản xuất: Ximăng, sắt thép đã tăng cao hơn so với các tháng
đầu quý IV/2008. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội riêng trong tháng ba ước
đạt 88.461 tỉ đồng, tăng 1,8% so với tháng hai, nâng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ
xã hội trong cả quý I đạt 270.023 tỉ đồng - tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2008.
6
.Tính
chung cả quý I/2009, CPI chỉ tăng 1,32% - đây là mức tăng thấp hơn rất nhiều so với
cùng kỳ các năm trước (quý I/2008 tăng 9,19%; quý I/2007 tăng 3,02%; quý I/2006 tăng
2,8%). Giá cả hàng hoá nhìn chung sẽ tiếp tục ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ.
Chính phủ, NHNN và các địa phương ban hành và triển khai kịp thời, đồng bộ, quyết
liệt cơ chế hỗ trợ lãi suất ngay trong những tháng đầu năm; cùng với các gói kích cầu
khác và kịp thời xử lý các vấn đề về cơ chế phát sinh, đã củng cố lòng tin của các thành
phần kinh tế đối với chính sách, giải pháp kích cầu của Chính phủ, tích cực khắc phục
khó khăn để duy trì và phát triển sản xuất - kinh doanh. Cơ chế hỗ trợ lãi suất nhận được
sự đồng tình, ủng hộ và phối hợp triển khai đồng bộ và có hiệu quả của các cấp uỷ, chính
quyền địa phương.
Vậy là, với các nhóm giải pháp tổng thể của Chính phủ nhằm ngăn chặn đà suy giảm
kinh tế và duy trì tăng trưởng kinh tế, kích cầu tiêu dùng và đầu tư nổi bật trong đó là
chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp, hoạt động sản xuất trong toàn bộ nền
kinh tế đang được thúc đẩy phát triển trở lại, tốc độ khủng hoảng kinh tế đã giảm bớt và
dần dần có dấu hiệu hồi phục.
6
Số liệu thống kê của bộ Công thương
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 13
Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam
Song trên thực tế, đi kèm với những thành tựu đã đạt được đó, một câu hỏi đang
được đặt ra là liệu chính sách hỗ trợ lãi suất đang nâng đỡ, phục hồi và tạo điều kiện phát

triển cho một số doanh nghiệp trong nền kinh tế hay đang giúp cho các doanh nghiệp này
kéo dài thời hạn “lay lắt, hấp hối” của mình. “Nếu khủng hoảng là cơ hội để chấp nhận
những đổ vỡ lành mạnh, những doanh nghiệp thoi thóp nên chấp nhận giải thể thì thực tế,
lại vẫn đang được hà hơi tiếp sức. Chính sách 4% đã chỉ giúp cho nhiều DN đang "chết
lâm sàng" được kéo dài thêm thời gian", Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế TW Đinh
Văn Ân cảnh báo. Và chính điều này sẽ cản trở tốc độ tái cấu trúc nền kinh tế - mục tiêu
đang được đặt ra như một cơ hội cho Việt Nam trong khủng hoảng. Hay như ý kiến của
TS Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
tại Việt Nam: "Việc được cấp cứu bằng nguồn vốn rẻ vô hình trung đã làm trì hoãn việc
tái cấu trúc doanh nghiệp và ngân hàng, một nhiệm vụ khó khăn, đau đớn nhưng cần
thiết. Như vậy, chính sách hỗ trợ lãi suất đã làm lỡ một cơ hội tăng cường năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp để chuẩn bị cho sự phục hồi của kinh tế thế giới"
Giải pháp hỗ trợ lãi suất mới được triển khai hơn 3 tháng, khoảng thời gian còn quá
ngắn để bình luận về tính hiệu quả của một chính sách lớn. Song ta vẫn có thể khẳng định
một điều rằng, cho đến thời điểm này, biện pháp kích cầu qua hỗ trợ lãi suất đã đáp ứng
được nguyên tắc đúng thời điểm, nhanh và cơ cấu phân bổ đối tượng tương đối hợp lý.
VI/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ,GIẢI PHÁP.
Từ những đánh giá về ưu nhược điểm cũng như hiệu quả thực tế của chính sách nêu
trên, nhóm chúng tôi xin phép được đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm khắc
phục những vấn đề còn tồn tại của chính sách:
Thứ nhất, cần có các biện pháp để ngăn chặn tình trạng đảo nợ của các doanh nghiệp.
Phải quyết liệt thực hiện hậu kiểm chặt chẽ để đảm bảo tiền hỗ trợ từ ngân sách được sử
dụng hiệu quả và đúng mục đích. Để hạn chế hành vi đảo nợ bên cạnh chế độ kiểm tra,
giám sát của NHNN và của Tổ công tác thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất, thì vai trò của
các NHTM rất quan trọng. Bởi các doanh nghiệp muốn vay vốn của ngân cần phải có dự
án đầu tư, sản xuất hiệu quả, có tài sản thế chấp, đáp ứng đầy đủ các thủ tục cho vay và
phải trải qua quá trình xét duyệt cẩn thận của cán bộ ngân hàng.
Thứ hai, giải quyết đầu ra cho các doanh nghiệp bởi chỉ cung cấp vốn rẻ chưa đủ để
làm nên thành công của chính sách kích cầu. Trước hết, các cơ quan chức năng phải đẩy
mạnh công tác xúc tiến thương mại để tìm thị trường, đồng thời Chính phủ cũng phải là

người tiêu dùng nhiều nhất của nền kinh tế. Thông qua đẩy mạnh chi tiêu của Chính phủ,
tập trung kích cầu đầu tư công, những dự án lớn được thực hiện sẽ tiêu thụ lượng hàng
hóa lớn tồn kho như sắt thép, xi măng, đồ nội thất Từ đó, doanh nghiệp lớn mới đẩy
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 14
Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam
mạnh sản xuất, giữ được việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tạo nguồn tiêu
thụ sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ ba, các cơ quan quản lí vĩ mô cần phải lập lộ trình phát triển đồng bộ các thị
trường tài chính, đa dạng hóa các kênh huy động vốn trong nền kinh tế nhằm đáp ứng tốt
nhu cầu vốn ngày càng, hạn chế tình trạng tín dụng đen, thị trường tài chính ngầm phát
triển tự do không có kiểm soát. Đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp
có thể tiếp cận được sự hỗ trợ của Chính phủ từ chính sách hỗ trợ lãi suất. Ngoài ra cần
tăng cường năng lực dự báo kinh tế và sớm đưa ra các giải pháp điều tiết mang tính đón
đầu.
Cuối cùng, chúng ta cần xây đựng bản đánh giá tổng thể về những tác động của cơn
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đối với tình hình kinh tế xã hội trong
nước, vạch rõ cơ hội và thách thức. Từ bản đánh giá này, xây dựng Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội trong dài hạn, với các chính sách như: chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; phát triển cơ sở hạ tầng trong nước, đổi mới
công nghệ hoàn thiện và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; tăng cường thu hút, nâng cao hiệu quả đầu tư, chuyển giao đổi mới công nghệ để
nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Tuy vẫn còn một số những hạn chế nhất định nhưng chính sách hỗ trợ lãi suất cho
doanh nghiệp của chính phủ Việt Nam đưa ra rất kịp thời và đúng đắn trong bối cảnh
kinh tế Việt Nam hiện nay. Tiếp theo chính sách hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, ngày 4/4/2009
vừa qua Chính Phủ đã tiến thêm một bước đi nữa là thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất
trung và dài hạn cho doanh nghiệp nhằm khắc phục một số hạn chế của chính sách cũ.
Với quyết định này, chúng ta lại có thêm cơ sở để hy vọng kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục
sớm hơn dự báo nhưng thực tế thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 15
Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam
PHỤ LỤC
Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới do IMF đưa ra
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 16
Phân tích và đánh giá Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp Việt Nam
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Giáo trình Kinh tế công cộng.
II. Các trang web trên mạng internet:
1. Website của tổng cục thông kê : www.gso.gov.vn
2. Trang thông tin mạng của Bộ công thương: www.moit.gov.vn
3. Website của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - Viet Nam www.vnba.org.vn
4. Website của Ngân hàng Công thương: www.vietinbank.vn
5. Báo VietNamNet: www.vietnamnet.vn
6. Báo Thanh nien online: www.thanhnienonline.vn
7. Báo Sức khỏe và đời sống: www.suckhoedoisong.vn
8. Báo Nhân dân: www.nhandan.org.vn

Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 17

×