Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Phương hướng và các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của BIDV hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.7 KB, 36 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ,
không chỉ bao trùm các khu vực mà còn diễn ra trên phạm vi toàn thế giới.
Hoà cùng xu thế ấy, các quốc gia, các ngành kinh tế đang dần chuyển mình
bắt nhịp với nền kinh tế chung của nhân loại. Việt Nam cũng không nằm
ngoài quy luật ấy. Từ đổi mới đến nay, các ngành kinh tế của Việt Nam đang
thay đổi diện mạo của mình, mà đặc biệt phải kể tới ngân hàng, lĩnh vực đang
phất lên trên nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây.
Trong bối cảnh ấy, hệ thống ngân hàng của Việt Nam, bao gồm cả Ngân
hàng Thương mại quốc doanh và thương mại cổ phần đều đang ra sức đầu tư
để phát triển Ngân Hàng Đầu Từ và Phát Triển Việt Nam (BIDV) cũng vậy,
đầu tư theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu đang là phương hướng chiến lược của
BIDV. Trải qua quá trình phát triển thăng trầm, đến nay, BIDV đã trở thành
ngân hàng có uy tín, có tốc độ tăng trưởng khá cao, đang dần khẳng định vị
thế của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như hệ thống ngân
hàng quốc tế.
Hoạt động của ngân hàng BIDV đạt được nhiều kết quả khả quan, quy
mô không ngừng mở rộng, chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Với mục tiêu
trở thành ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam, BIDV đã không
ngừng nỗ lực phấn đấu, cải thiện bản thân mình để tiến bước nhanh và chắc.
Để có thể hình dung được sự phát triển lớn mạnh của BIDV, Báo cáo thực tập
tổng hợp về ngân hàng BIDV sẽ đi vào mô tả quá trình hình thành và phát
triển cũng như các mặt hoạt động kinh doanh của BIDV, đồng thời đưa ra
những phương hướng chiến lược cho hoạt động của ngân hàng trong thời gian
trước mắt cũng như dài hạn, đề ra những giải pháp nhằm làm cho hoạt động
của BIDV được cải thiện tốt hơn, đưa BIDV hoàn thành được mục tiêu chiến
lược của mình.
1
Cùng với sự nỗ lực để hoàn thành bản báo cáo về ngân hàng BIDV, em
xin chân thành cảm ỏn sự giúp đỡ của các anh chị ở ngân hàng BIDV và đặc
biệt là sự chỉ bảo tận tình của Giáo viên hướng dẫn PGS. TS. Phan Thị Thu


Hà trong quá trình thực hiện.
KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO:
Báo cáo gồm 3 chương
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Việt Nam
Chương II: Thực trạng hoạt động của Chi Nhánh BIDV Hà Nội trong
những năm gần đây.
Chương III. Phương hướng và các giải pháp phát triển hoạt động kinh
doanh của BIDV Hà Nội.
2
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển
của BIDV Việt Nam
I.1. Quá trình hình thành BIDV Việt Nam:
I.1.1. Thời kỳ từ 1957- 1980
Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài
chính) - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định
177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Quy mô ban đầu gồm 8
chi nhánh, 200 cán bộ.
Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản
lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh
tế, xã hội.
I.1.2. Thời kỳ 1981- 1989
Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ.
Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho
vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế
thuộc kế hoạch nhà nước.
I.1.3. Thời kỳ 1990 - nay
A. Thời kỳ 1990- 1994
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi

tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-
CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước,
chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý
3
của Nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục
nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước;
Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh
doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp
phục vụ đầu tư phát triển.
B. Từ 1/1/1995
Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh
doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho
đầu tư phát triển của đất nước.
C. Thời kỳ 1996 - nay
Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất
nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV.
Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều
danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng
Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng
lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…
I.2. Những thành tựu tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển:
I.2.1 Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981)
A. Giai đoạn 1957-1960
Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi
phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế
hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến
thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp
phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích

luỹ vốn cho nhà nước… Ngay trong năm đầu tiên, Ngân hàng đã thực hiện
4
cung ứng vốn cho hàng trăm công trình, đồng thời tránh cho tài chính khỏi ứ
đọng và lãng phí vốn, có tác dụng góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo
thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả
Nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất của
nhân dân miền Bắc khi đó đã được xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phát
của Ngân hàng Kiến Thiết như: Hệ thống đại Thuỷ Nông Bắc Hưng Hải; Góp
phần phục hồi và xây dựng các hầm lò mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; Nhà
máy Xi măng Hải phòng, những tuyến đường sắt huyết mạch ; Góp phần
dựng xây lại Nhà máy nhiệt điện Yên Phụ, Uông Bí, Vinh; Xây dựng Đài
phát thanh Mễ Trì rồi các trường Đại học Bách khoa, Kinh tế - Kế hoạch, Đại
học Thuỷ Lợi
B. Giai đoạn 1960-1965
Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cung ứng vốn
cấp phát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng
cơ bản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi hẳn diện mạo nền
kinh tế miền Bắc. Hàng trăm công trình đã được xây dựng và sử dụng như
khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (Thượng Đình - Hà Nội), Khu công nghiệp
Việt Trì, Khu gang thép Thái Nguyên; Các nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, Bản
Thạch (Thanh Hoá), Khuổi Sao (Lạng Sơn), Nà Sa (Cao Bằng), nhiệt điện
Phả Lại, Ninh Bình, đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì - Đông Anh,
Đông Anh – Thái Nguyên,…
Qua đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến thiết, các nhà máy phục vụ
phát triển kinh tế nông nghiệp như Phân Lân Văn Điển, Phân đạm Hà Bắc,
Supe phốt phát Lâm Thao, Hệ thống Thuỷ Nông Nam Hà gồm 6 trạm bơm
lớn Cổ Đam, Cốc Thành, Hữu Bị, Vĩnh Trị, Như Trái, Nham Tràng đã ra
đời cùng với các nhà máy mới như đường Vạn Điểm, Nhà máy bóng đèn
Phích nước Rạng Đông, Nhà máy Trung quy mô (Công cụ số I), Nhà máy cơ
khí Trần Hng Đạo, Các nhà máy dệt 8/3, 10/10 Cầu Hàm Rồng, đoạn đường

5
sắt Vinh – Hàm rồng, Các trường đại học Giao thông Vận Tải, Bách Khoa,
Đài tiếng nói dân tộc khu Tây Bắc
C. Giai đoạn 1965-1975
Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả nước thực
hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các
công trình phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan
trọng, cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao
thông thời chiến, xây dựng công nghiệp địa phương.
D. Giai đoạn 1975- 1981
Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn
vết thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở
miền Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của
chiến tranh. Hàng loạt công trình mới được mọc lên trên một nửa đất nước
vừa được giải phóng: các rừng cây cao su, cà phê mới ở Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ và Quảng Trị; Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (Quảng
Nam),… Khu công nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, các công ty chè, cà phê, cao su
ở Tây Nguyên, các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên,
Ngân hàng Kiến thiết đã cung ứng vốn cho các công trình công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu tiên vốn
cho những công trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân, góp
phần đưa vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch. Trong đó có những
công trình quan trọng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt
Nam, 3 tổ máy của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, 2 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn
và Hoàng Thạch, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy cơ khí đóng
tàu Hạ Long, Hồ Thuỷ lợi Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), các nhà máy sợi Nha Trang, Hà
Nội, Nhà máy giấy Vĩnh Phú, Nhà máy đường La Ngà, Cầu Chương Dư-
ơng,
6
I.2.2. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990)

Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan
trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ
bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng
lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung
ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản
không bị ách tắc. Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được
mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đảm
bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị
xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản
xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.
Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục
khẳng định để đứng vững và phát triển. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có
bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói
chung và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành một trong các ngân
hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế. Những đóng góp của Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này này lớn hơn trước gấp bội cả
về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố
định đã hình thành trong nền kinh tế .
Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những công
trình to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn
trong lĩnh vực sự nghiệp và phúc lợi như: công trình thủy điện Sông Đà, cầu
Thăng Long, cầu Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng Hoàng
Thạch, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ Long,
7
I.2.3 Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – 9/2007)
A. Mười năm thực hiện đường lối đổi mới (1990 - 2000)
Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động giai
đoạn 10 năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam rất khả

quan, được thể hiện trên các mặt sau:
* Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển
BIDV đã chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức
huy động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Ngoài các hình thức huy động
vốn trong nước, BIDV còn huy động vốn ngoài nước, tranh thủ tối đa nguồn
vốn nước ngoài thông qua nhiều hình thức vay vốn khác nhau như vay thương
mại, vay hợp vốn, vay qua các hạn mức thanh toán, vay theo các hiệp định
thương mại, vay hợp vốn dài hạn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và
bảo lãnh Nhờ việc đa phương hoá, đa dạng hoá các hình thức, biện pháp
huy động vốn trong nước và ngoài nước nên nguồn vốn của BIDV huy động
được dành cho đầu tư phát triển ngày càng lớn.
* Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại
hóa.
Mười năm đổi mới cũng là 10 năm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam nỗ lực cao nhất phục vụ cho đầu tư phát triển. Với nguồn vốn huy động
được thông qua nhiều hình thức, BIDV đã tập trung đầu tư cho những chương
trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như:
Ngành điện lực, Bưu chính viễn thông, Các khu công nghiệp với doanh số
cho vay đạt 35.000 tỷ. Nguồn vốn tín dụng của NHĐT&PT đã góp phần tăng
năng lực sản xuất của nền kinh tế, năng lực sản xuất của các ngành.
* Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ
hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt
8
Nam và Lào, BIDV đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương Lào
nhanh chóng thành lập Ngân hàng liên doanh Lào - Việt với mục tiêu "góp
phần phát triển nền kinh tế của Lào, góp phần phát triển hệ thống tài chính và
ngân hàng của Lào; hỗ trợ quan hệ thương mại cho doanh nghiệp hai nước và
qua đó để góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữ hai nước.
Năm 1998, thực hiện chỉ thị của Chính phủ và của Thống đốc NHNN về

việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và thu hồi nợ vay của Ngân hàng TMCP
Nam Đô, Ban xử lý nợ Nam Đô của BIDV đã được thành lập và tích cực thu
hồi nợ, xử lý tài sản của Ngân hàng TMCP Nam Đô.
BIDV cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao về khắc
phục lũ lụt, cho vay thu mua tạm trữ lương thực, hỗ trợ cà phê
* Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng
thương mại
Trong giai đoạn này, nhất là từ năm 1996, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam đã hoạch định chiến lược phát triển vừa nỗ lực cao nhất phục
vụ đầu tư phát triển, vừa tập trung nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng và hình
thành các sản phẩm, dịch vụ mới, từng bước xoá thế “độc canh tín dụng”
trong hoạt động ngân hàng. Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như thanh toán
quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối… từng bước
điều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và
kinh doanh tiền tệ liên ngân hàng.
Là ngân hàng đi đầu trong việc thành lập ngân hàng liên doanh với nước
ngoài để phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Tháng 5/1992 ngân hàng liên
doanh VID PUBLIC được thành lập, có Hội sở chính tại Hà nội và các chi
nhánh ở TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, đây là ngân hàng liên doanh
sớm nhất ở Việt Nam, hoạt động liên tục có hiệu quả, được Thống đốc NHNN
tặng Bằng khen.
9
* Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ
thống
Vai trò lãnh đạo của Đảng được phát huy mạnh mẽ tại Hội sở chính và
các đơn vị thành viên trong việc định hướng mục tiêu hoạt động, đề ra giải
pháp thực hiện. Chỉ đạo điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân
công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng ở mỗi cấp điều hành, vì vậy đã phát
huy được vai trò chủ động, sáng tạo cũng như tinh thần trách nhiệm cao của
từng tập thể và cá nhân trong quản trị điều hành toàn hệ thống.

Công tác quản trị điều hành, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, phát triển
công nghệ bao gồm nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm đã có, tiếp nhận
chuyển giao công nghệ để dựa vào sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mới và
triển khai có kết quả theo tiến độ dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng tiếp
tục được thực hiện có kết quả.
* Xây dựng ngành vững mạnh
Từ chỗ chỉ có 8 chi nhánh và 200 cán bộ khi mới thành lập, trải qua
nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, sát nhập, chia tách, BIDV đã tiến một
bước dài trong quá trình phát triển, tự hoàn thiện mình. Đặc biệt trong 10 năm
đổi mới và nhất là từ 1996 đến nay cơ cấu tổ chức và quản lý, mạng lưới hoạt
động đã phát triển mạnh mẽ phù hợp với mô hình Tổng công ty nhà nước.
* Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh:
Trong 10 năm đổi mới Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có
bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ từ không đến có, từ thủ công đến hiện
đại. Công nghệ tin học được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp
vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng,
kinh doanh tiền tệ và quản trị điều hành. Các sản phẩm mới như Home
Banking, ATM… được thử nghiệm và thu được kết quả khả quan. Những tiến
10
bộ về công nghệ ngân hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả và sự phát
triển của BIDV trong 10 năm đổi mới.
B. Giai đoạn đổi mới và hội nhập (2000 – 2007)
Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Để tạo được
những bước bứt phá trong xu thế mới, BIDV đã chủ động thực hiện nhiều
biện pháp cải cách, trong đó có việc triển khai Đề án Cơ cấu lại. Sau 5 năm
thực hiện Đề án cơ cấu lại (2001 – 2005) và thực hiện các cải cách khác trong
năm 2006, 2007 đã tạo ra bước chuyển biến căn bản về chất trong hoạt động
của BIDV, làm tiền đề cho giai đoạn phát triển mới. Những thành quả đó
được thể hiện trên một số bình diện sau đây:

* Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao:
Đến 30/6/2007, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt một
quy mô hoạt động vào loại khá, với tổng tài sản đạt hơn 202.000 tỷ đồng, quy
mô hoạt động của NHĐT&PTVN tăng gấp 10 lần so với năm 1995.
BIDV vẫn tiếp tục phát huy vai trò phục vụ đầu tư phát triển bằng việc
ký kết các thoả thuận hợp tác toàn diện cùng phát triển bền vững với hơn 20
Tổng Công ty lớn. BIDV đã và đang ngày càng nâng cao được uy tín về cung
ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ cho lực lượng “chủ công” này
của nền kinh tế đồng thời khẳng định giá trị của thương hiệu BIDV trong lĩnh
vực phục vụ các dự án, chương trình lớn của đất nước. Bên cạnh tăng cường
các quan hệ hợp tác với các “quả đấm thép” của nền kinh tế, BIDV cũng đã
chú trọng đến việc mở rộng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nền
khách hàng đã đa dạng hơn cả về loại hình sở hữu và ngành nghề.
11
* Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn:
BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trong dư nợ
tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng
khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV
cũng tích chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài
hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV
cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch
vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng.
* Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt:
BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh
doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế.
Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết
quả báo cáo. Năm 2006, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định
hạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và
đạt mức trần quốc gia. Với sự tư vấn của Earns & Young, BIDV đã triển khai

thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp với
chuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận.
* Đầu tư phát triển công nghệ thông tin:
Nhận thức công nghệ Thông tin hiện đại là nền tảng cho hoạt động của
một ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh
cạnh tranh của BIDV trên thị trường, BIDV đã hiện đại hóa công nghệ bằng
việc hoàn thành triển khai dự án hiện đại hoá giai đoạn I, Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển đã xây dựng được nền móng công nghệ cơ bản cho một ngân
hàng hiện đại đa năng, tạo ra bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ, tiến
tới trình độ của các ngân hàng trong khu vực. BIDV đã gia tăng hơn 40 sản
phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, thoả mãn được các nhu cầu của
khách hàng. Bên cạnh đó, hiện đại hoá cũng mở ra những cơ hội mới cho
12
công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo hướng
tập trung, minh bạch, hiệu quả và kịp thời.
* Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều
hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại:
Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn này là: củng cố và
phát triển mô hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ theo 4
khối chức năng: khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự
nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ
phần hoá. Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệ
thống cũng đã liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình tổ
chức và yêu cầu phát triển mới. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã xây dựng
và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống
văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng
theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Đây là những tiền
đề quan trọng để hoạt động của của BIDV sớm bắt kịp thông lệ và nhanh
chóng hội nhập.

* Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối
sản phẩm:
Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, t-
ương xứng với tầm vóc, quy mô và vị thế hoạt động của ngân hàng, trong
năm 2004 - 2005, BIDV đã thực hiện triển khai một cách bài bản quy hoạch
và có kế hoạch đầu tư hệ thống tháp Văn phòng BIDV với tổng diện tích sàn
trên 600.000m2, vận hành dự án BIDV Tower tại 194 Trần Quang Khải, Hà
nội.
Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt
động, là cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các
sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thư-
13
ơng hiệu của ngân hàng. Đến nay BIDV đã có 103 chi nhánh cấp 1 với gần
200 phòng giao dịch trên toàn quốc.
* Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực:
BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người
lao động. Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho
ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn
nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Toàn hệ
thống đã thực thi một chính sách sử dụng lao động tương đối đồng bộ, trả
công xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời
tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sức
sáng tạo của các thành viên…
* Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới.
Song song với việc tiếp tục duy trì các mối quan hệ truyền thống với các
định chế tài chính, các tổ chức ngân hàng quốc tế, trong một vài năm trở lại
đây, BIDV đã bắt đầu mở rộng quan hệ hợp tác sang thị trường mới. Các hoạt
động thanh toán quốc tế cũng đã đạt được những bước tiến đáng kể. Liên tục
trong 5 năm từ 2001- 2005, BIDV đều được các ngân hàng lớn trên thế giới

trao tặng chứng nhận Chất lượng thanh toán qua SWIFT tốt nhất của
Citibank, HSBC, Bank of NewYork, Amex…
Từ năm 2002, BIDV trực tiếp quản lý, triển khai bán buôn các dự án tài
chính nông thôn do WB uỷ nhiệm. Trong quá trình quản lý các dự án này,
BIDV đã được WB và các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao, liên tục
trong 2 năm 2004 - 2005, BIDV đã được nhận 3 giải thưởng: “Tài trợ phát
triển giảm nghèo”; “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ” và “Phát triển kinh
tế địa phương”… Những giải thưởng Quốc tế này đã góp phần nâng cao đáng
kể hình ảnh của BIDV trong con mắt của các đối tác quốc tế.
14
* Chuẩn bị tốt các tiền đề cho Cổ phần hóa BIDV:
BIDV đã chủ động xây dựng Đề án cổ phần hóa BIDV, trình và được
Chính phủ chấp thuận. Nỗ lực nâng cao năng lực tài chính bằng việc phát
hành 3.200 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2; minh bạch hóa hoạt động kinh
doanh với việc thực hiện và công bố kết quả kiểm toán quốc tế; Thực hiện
định hạng tín nhiệm và đạt mức trần quốc gia do Moody’s đánh giá;…
* Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển theo mô hình Tập
đoàn:
Được sự chấp thuận của Chính phủ, BIDV đang xây dựng đề án hình
thành Tập đoàn Tài chính với 4 trụ cột là Ngân hàng – Bảo hiểm – Chứng
khoán – Đầu tư Tài chính trình Thủ tướng xem xét và quyết định.
15
Chương II: Thực trạng hoạt động của Chi Nhánh BIDV Hà Nội
trong những năm gần đây
II.1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của BIDV Hà Nội:
Chi nhánh của BIDV Hà Nội gồm 23 đầu mối và hơn 350 cán bộ công
nhân viên. Mô hinh tổ chức được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1:
TT Đơn vị
Địa chỉ

Số nhà,
đường
phố(thôn ấp)
Xã,
phường
Huyện/
Quận
Tỉnh/
TP
I Ngân hàng
ĐT&PT
Thành phố Hà
Nội
93 Lò Đúc
Phường Phạm
Đình Hổ
Hai Bà Trưng TP Hà Nội
1
Quan hệ
khách hàng1
93 Lò Đúc
Phường Phạm
Đình Hổ
Hai Bà Trưng TP Hà Nội
TT Đơn vị
Địa chỉ
Số nhà,
đường
phố(thôn ấp)
Xã,

phường
Huyện/
Quận
Tỉnh/
TP
2
Quan hệ
khách hàng2
93 Lò Đúc
Phường Phạm
Đình Hổ
Hai Bà Trưng TP Hà Nội
3
Quan hệ
khách hàng3
93 Lò Đúc
Phường Phạm
Đình Hổ
Hai Bà Trưng
TP Hà Nội
4
Quan hệ
khách hàng4
93 Lò Đúc
Phường Phạm
Đình Hổ
Hai Bà Trưng TP Hà Nội
16
5 Phòng TCKT
93 Lò Đúc

Phường Phạm
Đình Hổ
Hai Bà Trưng TP Hà Nội
6
Phòng
DVKHCN
93 Lò Đúc
Phường Phạm
Đình Hổ
Hai Bà Trưng TP Hà Nội
7
Phòng
DVKHDN
93 Lò Đúc
Phường Phạm
Đình Hổ
Hai Bà Trưng TP Hà Nội
8 Tổ chức nhân sự
93 Lò Đúc
Phường Phạm
Đình Hổ
Hai Bà Trưng TP Hà Nội
9
Phòng Kế hoạch
tổng hợp
93 Lò Đúc
Phường Phạm
Đình Hổ
Hai Bà Trưng TP Hà Nội
10 Phòng TTQT

93 Lò Đúc
Phường Phạm
Đình Hổ
Hai Bà Trưng TP Hà Nội
11
Phòng dịch vụ
&QL kho quỹ
93 Lò Đúc
Phường Phạm
Đình Hổ
Hai Bà Trưng TP Hà Nội
12
Phòng Điện
toán
93 Lò Đúc
Phường Phạm
Đình Hổ
Hai Bà Trưng TP Hà Nội
13 Văn phòng
93 Lò Đúc
Phường Phạm
Đình Hổ
Hai Bà Trưng TP Hà Nội
14
Phòng Quản lý
Tín dụng
93 Lò Đúc
Phường Phạm
Đình Hổ
Hai Bà Trưng TP Hà Nội

15
Phòng Quản lý
rủi ro
93 Lò Đúc
Phường Phạm
Đình Hổ
Hai Bà Trưng TP Hà Nội
16 Giao dịch 1
Số 24 Yết
Kiêu
Phường
Cửa Nam
Hoàn Kiếm TP Hà Nội
17 Giao dịch 2
180, đường
Trường
Chinh
Phường
Phương
Mai
Đống Đa TP Hà Nội
17
18 Giao dịch 6
Số 169,
đường Lê
Thanh Nghị
Phường Đồng
Tâm
Hai Bà
Trưng

TP Hà Nội
19 Giao dịch 10
Số 57, phố
Tuệ Tĩnh
Phường
Bùi Thị Xuân
Hai Bà
Trưng
TP Hà Nội
20 Giao dịch 11
Số 80,
phố Hai Bà
Trưng
Phường Cửa
Nam
Hoàn Kiếm TP Hà Nội
21 Giao dịch 12
Số 11, Lý
Thái Tổ
Phường Lý
Thái Tổ
Hoàn Kiếm TP Hà Nội
22 Giao dịch 17
Số 13, phố
Đinh Lễ
Phường Tràng
Tiền
Hoàn Kiếm TP Hà Nội
23 Giao dịch 18
Số 27, Phố

Đinh Tiên
Hoàng
Phường Hàng
Bạc
Hoàn Kiếm TP Hà Nội
24 Quỹ TK5
4 B Lê
Thánh Tông
Phan Chu
Chinh
Hoàn KIếm TP Hà Nội
II.2. Những hoạt động chính của BIDV Hà Nội
+ Huy động vốn bằng nội tệ cũng như ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức
thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau.
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và Ngoại
tệ
+ Đaị lý uỷ thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
của chính phủ, các nước và các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với
các DN hoạt động tại Việt nam.
+ Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh
tế, TCTD trong và ngoài nước.
+ Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua
mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT.
18
+ Thực hiện thanh toán giữa Việt nam với Lào.
+Đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Mastercard, JCB
card, cung cấp séc du lịch, ATM.
+ Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ : Thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu
thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà.
+ Kinh doanh ngoại tệ.

+ Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.
+ Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư.
II.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng
II.3.1. Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp
1. Đề xuất kế hoạch, chính sách:
- Xây dựng và tham mưu cho Giám đốc chi nhánh triển khai các kế
hoạch ngân sách, các chỉ tiêu tài chính và thương mại, cân đối lãi lỗ trong
quan hệ với các khách hàng.
2. Thiết lập, duy trì phát triển mối quan hệ với khách hàng.
- Duy trì, phục vụ đối với khách hàng hiện tại đồng thời thiết lập mối
liên hệ với các khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu để mở rộng
khách hàng.
3. Tiếp thị, bán các sản phẩm cho khách hàng:
- Trực tiếp thực hiện việc tiếp thị, quản lý, chăm sóc, duy trì và phát triển
quan hệ của Chi nhánh với các khách hàng.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc.
19
II.3.2. Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân
1. Đề xuất kế hoạch chính sách:
- Xây dựng và tham mưu cho Giám đốc chi nhánh triển khai các kế
hoạch ngân sách, các chỉ tiêu tài chính và thương mại trong quan hệ với các
khách hàng.
2. Thiết lập, duy trì phát triển mối quan hệ với khách hàng.
- Duy trì, phục vụ đối với khách hàng hiện tại đồng thời thiết lập mối
liên hệ với các khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu để mở rộng
khách hàng.
- Theo dõi, quản lý việc sử dụng hạn mức của khách hàng.
3. Tiếp thị, bán các sản phẩm cho khách hàng:
- Trực tiếp thực hiện việc tiếp thị, tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng, duy
trì và phát triển quan hệ của Chi nhánh với các khách hàng.

II.3.3. Phòng Quản lý rủi ro
1. Thực hiện rà soát, đánh giá và thẩm định rủi ro tín dụng đối với khách
hàng.
2. Đầu mối tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng những
văn bản hướng dẫn công tác quản lý rủi ro, xây dựng chương trình và các giải
pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro theo quy định,
quy trình của Nhà nước và BIDV về công tác quản lý rủi ro.
II.3.4. Phòng Quản trị tín dụng
1. Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản trị tín dụng của Chi
nhánh theo quy trình, quy định của BIDV và của Chi nhánh.
20
2. Tiếp nhận hồ sơ cấp tín dụng/bảo lãnh từ Phòng Quan hệ khách hàng
và nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác vào hệ thống quản lý và chịu trách nhiệm
lưu trữ toàn bộ hồ sơ theo quy định.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc.
II.3.5. Phòng Dịch vụ khách hàng
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc,
tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ
tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền ); tiếp
thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của
khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng
đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
II.3.6. PhòngThanh toán quốc tế
Thực hiện xử lý các giao dịch tài trợ thương mại theo đúng quy trình tài
trợ thương mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng
thực hiện trên cơ sở hồ sơ đã được phê duyệt. Thực hiện nghiệp vụ phát hành
bảo lãnh đối ứng theo đề nghị của ngân hàng nước ngoài. Thực hiện nghiệp
vụ chuyển tiền quốc tế (nếu được giao)
II.3.7. Phòng Dịch vụ & Quản lý Kho quỹ
Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ

(tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc đá quý;
các tài sản do khách hàng gửi giữ hộ, ).
II.3.8. Phòng Kế hoạch Tổng hợp
Công tác kế hoạch - nguồn vốn:
1. Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn;
chịu trách nhiệm về việc đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển
nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi
21
nhuận; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ
trương và chính sách của Chi nhánh/BIDV; trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ
kinh doanh tiền tệ với các khách hàng theo quy định và trình Giám đốc giao hạn
mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan.
2. Đầu mối, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây
dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển của Chi nhánh hàng năm,
trung và dài hạn; xây dựng chương trình tháng, quý để thực hiện kế hoạch
kinh doanh; xây dựng chính sách marketing, chính sách phát triển khách
hàng, chính sách huy động vốn và lãi suất của chi nhánh, chính sách phát triển
dịch vụ của Chi nhánh, kế hoạch phát triển mạng lưới và các kênh phân phối
sản phẩm;
II.3.9. Phòng điện toán
Phối hợp với Phòng điện toán khu vực và trực tiếp quản lý mạng, quản
trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại Chi nhánh, tổ chức vận hành
hệ thống thiết bị tin học và các chương trình phần mềm được áp dụng ở Chi
nhánh theo đúng quy định, quy trình của BIDV.
II.3.10. Phòng Tài chính - Kế toán
Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán
tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản (giá trị), vốn, quỹ
của Chi nhánh theo đúng quy định của nhà nước và Ngân hàng.
II.3.11. Phòng Tổ chức - nhân sự
1. Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao

động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể; theo dõi
tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực đảm bảo
nhu cầu phát triển của Chi nhánh theo quy định.
2. Đầu mối đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về xây dựng và
thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều
22
kiện cụ thể của chi nhánh (tuyển dụng bố trí sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng,
đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm….) và các văn bản hướng dẫn quy trình về tổ
chức, cán bộ, chính sách đối với người lao động theo Nội quy lao động, Thoả
ước lao động tập thể, Công tác thi đua khen thưởng.
3. Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự
cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm và trực tiếp
hoàn tất thủ tục mở Qũy tiết kiệm/Điểm giao dịch/Phòng giao dịch/Chi nhánh
mới.
4. Quản lý (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ; quản lý thông tin
(lưu trữ, bảo mật, cung cấp ) và lập báo cáo liên quan đến nhiệm vụ của
Phòng theo quy định.
II.4. Kết quả hoạt động kinh doanh các năm gần đây của BIDV Hà Nội:
Trong 3 năm gần đây, BIDV Hà Nội đã có nhiều hoạt động tích cực trên
thị trường huy động vốn và cho vay, đầu tư, qua đó đem lại lợi nhuận ngày
càng tăng cho Ngân Hàng cũng như mang lại lợi ích lớn hơn cho khách hàng.
Sau đây là các bảng số liệu cho thấy rõ nét các hoạt động trong 3 năm qua của
BIDV Hà Nội.
23
II.4.1. Huy động vốn và cho vay
Bảng 2:
(Nguồn: Phòng tổ chức BIDV HÀ Nôi) (Đơn vị:Triệu đồng)
Các chỉ tiêu
31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008
Tổng số VND

Ngoại tệ
qui đổi
Tổng số VND
Ngoại tệ qui
đổi
Tổng số
Ngoại tệ
qui đổi
VND
A. NV huy động 5,882,721 4,817,531 1,065,190 7,048,924 5,855,980 1,192,944 8,471,190 6,542,665 1,928,525
1. Tiền gửi TC 3,895,979 3,756,038 139,941 5,102,837 4,787,266 315,571 6,555,947 5,332,700 1,223,247
2. Tiền gửi TK 1,546,280 954,058 592,222 1,770,115 1,067,217 702,898 1,522,460 828,152 694,308
3. Kỳ phiếu, trái phiếu 440,462 107,435 333,027 175,972 1,497 174,475 392,783 381,813 10,970
B. Nghiệp vụ cho vay 3,823,014 2,726,382 1,096,632 3,833,900 1,250,927 1,250,927 3,521,120 2,798,694 722,426
1. Cho vay ngắn hạn 2,994,203 2,247,188 747,015 3,055,307 885,641 885,641 2,862,967 2,406,992 455,975
2. Cho vay trung hạn 257,372 224,631 32,741 323,094 69,472 69,472 281,920 275,563 6,357
3. Cho vay dài hạn 504,429 239,410 265,019 409,776 252,466 252,466 338,956 95,603 243,353
4. C.khấu c.phiếu t.phiếu 20,819 20,536 282
5. Cho vay theo KHNN 14,485 14,485 2,375
6. Khoanh, chờ xử lý
7. ODA 52,525 668 51,857 43,348 43,348 43,348 16,459 16,459
24
Nhìn chung nguồn vốn huy động tăng trưởng khá cao qua các năm 2006,
2007, 2008, với mức tăng trưởng trong năm 2007 là 19,9%, năm 2008 là
20,2%. Chi nhánh Hà Nội đã đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong năm 2006
với quy mô nguồn vốn đạt 5.882 tỷ, năm 2007 đạt 7.048 tỷ và năm 2008 đạt
8.471 tỷ. Tiền gửi Tiết kiệm tăng trong năm 2007 và giảm nhẹ trong năm
2008 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng bù lại tiền gửi của
các tổ chức kinh tế lại tăng đều qua các năm làm cho tổng nguồn vốn huy
động được của chi nhánh vẫn tăng trong các năm 2007 và 2008. Điều đó

khẳng định uy tín và hiệu quả làm việc của chi nhánh BIDV Hà Nội trong
những năm qua ngày càng được khẳng định và phát triển.
Hoạt động cho vay và đầu tư là những hoạt động mang lại nguồn thu
nhập chủ yếu cho Ngân Hàng. Đặc biệt là hoạt động cho vay, với tỷ trọng
thường chiếm tới 70% tổng tài sản có của Ngân Hàng, thu nhập từ hoạt động
cho vay là khoản thu nhập lớn nhất của Ngân Hàng Thương Mại.
Với những chủ trương đúng đắn của ban lãnh đạo BIDV Hà Nội, hoạt
động cho vay và đầu tư của Ngân Hàng vẫn giữ được sự ổn định qua các năm
2006, 2007 và 2008 bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu. Cho vay ngắn hạn và
trung hạn tăng trong năm 2007 và giảm nhẹ vào năm 2008, trong khi cho vay
dài hạn giảm nhẹ qua các năm. Tuy có giảm nhưng mức giảm không đáng kể,
Ngân Hàng vẫn giữ được các khách hàng quen thuộc của mình và có những
khoản vay bảo đảm chất lượng tín dụng và nguồn thu cao.
25

×