Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

ôn thi cuối kỳ môn kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.58 KB, 57 trang )

Đề 1
Câu 1: Sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia có tác động như thế nào đến hoạt động
kinh doanh quốc tế của các công ty quốc gia? Cho ví dụ cụ thể?
- Các thành tố về văn hóa:
 thẩm mỹ: nhiều sai lầm xảy ra do lựa chon màu sắc không phù hợp với quảng cáo bao bì
sp, đồng phục,…ý nghĩa về màu sắc, sở thích âm nhạc, ý nghĩa của hình ảnh là những vấn
đề cần được quan tâm và cân nhắc khi sử dụng trong hoạt động kinh doanh quốc tế của các
công ty.
VD: màu xanh lá cây ở các nước có ý nghĩa khác nhau:
+ đối với các nc Hồi Giáo là màu đc ưa chuộng
+ đv các nước châu á tượng trưng sự ốm yếu
+ đv các nc châu âu là màu tang tóc, sầu muộn
 các giá trị:
+ ảnh hưởng đv ước muốn vật chất và đạo đức nghề nghiệp
VD: giá trị ở Singapore là làm vc tích cực và thành đạt về vật chất nhưng ở hi lạp là nghỉ
ngơi và lối sống văn minh.
+ các dòng giá trị từ các nền văn hóa khác nhau có thể bị chống đối quyết tiệt.
VD: uống bia rượu là thói quen của người châu âu nhưng nó lại bị liệt vào các hình phạt
khốc liệt theo đạo hồi.
 các thái độ: thái độ khác nhau giữa các quốc gia.
+ thái độ về thời gian
VD:
 đv các nc mỹ latinh: không coi trọng tgian-> thường đến muộn giờ hẹn và thích dùng thời
gian vào xây dựng niềm tin cá nhân trc khi trao đổi kinh doanh.
 Đv ng mỹ: tgian là nguồn của cải quý giá như nước-> ng mỹ luôn đúng giờ và quý trọng
thời gian
+ thái độ đv công vc và sự thành công
VD:
 Đv ng dân miền nam nc pháp “làm vc để sống”-> nhịp sống chậm với mục đích kiếm tiền
để hưởng thụ.
 Đv ng mỹ: “sống để làm”


 phong tục: là thói quen or cách cư xử trong những tr hợp cụ thể đc truyền bá qua nhiều thế
hệ.
+ phong tục dân gian: cách cư xử bđầu từ nhiều thế hệ trc, thành thông lệ trong nhóm ng
đồng nhất.
VD: vc đội khăn xếp của đạo hồi
+ phong tục phổ thông: cách cư xử chung của nhóm không đồng nhất or nhiều nhóm.
VD: tặng quà sinh nhật
1
 tập quán: là các cách cư xử, nói năng và ăn mặc thích hợp trog 1 nền văn hóa.
VD: kết hợp bàn bạc kinh doanh trong bữa ăn là thông lệ bình thường đv ng mỹ nhưng nó
là điều ko tốt đv ng mexico trừ khi do ng bản địa khởi đầu.
 tôn giáo: là một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức liên quan tới yếu tố tinh thần của
con ng.
+ quan hệ giữa tôn giáo và xh là phức tạp, nhạy cảm, sâu sắc
+ các tôn giáo lớn trên thế giới: thiên chúa giáo, hồi giáo, phật giáo, khổng giáo, do thái
giáo, Shinto giáo.
ảnh hưởng:
 đánh giá vai trò của nam và nữ
 xác định thời gian nghỉ lễ chính thức, cầu nguyện
 quy định những sp cấm kỵ
 xđ phong cách quản lý.
VD:…
 giáo dục: Trình độ giáo dục ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty.
Trình độ văn hoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả
năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lối sống, phong tục,
tập quán, tâm lý xã hội Giáo dục là yếu tố quan trọng để hiểu văn hóa.
VD: Ở những nc có nền giáo dục cao như Anh, Pháp và Đức là thị trường lớn cho máy vi tính
và những dụng cụ kỹ thuật cao khác so với những nc có nền giáo dục thấp như Balan,
Rumani.
 ngôn ngữ: là sự thể hiện rõ rệt của văn hóa vì đó là phương tiện sử dụng để truyền thông tin

và ý tưởng. Sự hiểu biết về ngôn ngữ địa phương có thể hữu ích về 4 vấn đề:
 thứ 1, cho phép hiểu rõ hơn về tình huống. Sự hiểu biết trực tiếp 1 ngôn ngữ giúp nhà DN
ko phải dựa vào ng khác để cảm nhận hay giải thích.
 Thứ 2, ngôn ngữ giúp trực tiếp tiếp cận ng dân địa phương, là những ng thường dùng cách
truyền thông của họ với ng khác khi giải quyết vấn đề với những ng khác ngôn ngữ.
 Thứ 3, 1 sự hiểu biết về ngôn ngữ cho pháp con người nhận biết sắc thái, nhấn mạnh ý
nghĩa và những thông tin không đc trình bày rõ ràng.
 Thứ 4, ngôn ngữ giúp con ng hiểu văn hóa tốt hơn.
VD: - khi Ford giới thiệu xe vận tải giá thấp “Feira” ở 1 vài nc, thật ko may, tên này có nghĩa
là “phụ nữ già xấu xí” ở Tây Ban Nha-> tên này ko khuyến khích mức bán.
- Ford cũng đã gặp phải tình trạng mức bán thấp khi giới thiệu xe gắn máy “Comet” ở
Mexico dưới tên “Caliente”, lý do mức bán thấp là vì tên sản phẩm là tiếng long của dân trộm
cắp đường phố.
 môi trường tự nhiên:
2
+ địa hình: tất cả cá đặc điểm tự nhiên tạo nên đặc trưng bề mặt của khu vực địa lý cấu
thành địa hình, ảnh hưởng đến nhu cầu sp của KH, ảnh hưởng lớn đến giao tiếp cá nhân
của 1 nền văn hóa.
+ khí hậu: là đkiện thời tiết ở 1 khu địa lý, ảnh hưởng đến địa điểm con ng và hệ thống
phân phôi, ảnh hưởng đến lối sống và công vc, ảnh hưởng đến tập quán.
 môi trường vật chất: là tất cả các công nghệ đc áp dụng trog 1 nền văn hóa để sx hàng
hóa và cung cấp dịch vụ. Văn hóa vật chất đc dùng để đánh giá tiến bộ công nghệ của các
thị trường hay nền công ngiệp của 1 quốc gia. Văn hóa vật chất thay đổi gây nên sự thay
đổi trong VH con ng. Văn hóa vật chất thường phát triển ko đồng đều giữa các vùng địa lý,
các thị trường và các ngành công nghiệp của 1 quốc gia.
VD: thượng hải chỉ chiếm 1% dân số nhưng đóng góp 4,3 % gtrij tổng sản lượng Trung
Quốc, gồm 12% sx CN và 11% DT dịch vụ tài chính.
Câu 2: Những yếu tố nào sẽ tác động đến việc lựa chọn phương thức phân bố phân tán
và tập trung trong quá trình toàn cầu hóa sản xuất của công ty đa quốc gia?
(trong phao khác đề 1 tr1)

Đề 2
Câu 1 : Nguyên nhân của việc hình thành các liên minh kinh tế, phân tích một liên
minh mà bạn biết.
* Nguyên nhân của việc hình thành các liên minh kinh tế.
- Việc hình thành các khối liên kết về kinh tế, chính trị, quân sự đã góp phần làm tăng hoạt
động kinh doanh buôn bán và đầu tư giữa các quốc gia thành viên (trong khối), làm giảm tỷ lệ
mậu dịch với các nước không phải là thành viên. Để khắc phục hạn chế này, các quốc gia
thành viên trong khối thường tiến hành ký kết với các quốc gia ngoài khối những hiệp định,
thỏa ước để từng bước nới lỏng hàng rào “vô hình” tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh
quốc tế phát triển.
- bên cạnh các hiệp định song phương và đa phương giữa các quốc gia đã và đang được ký
kết, các tổ chức kinh tế quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB) có vai trò cực kỳ quan trọng đối với kinh doanh quốc tế. Chính các tổ chức
này đã cung cấp vốn cho những chương trình xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng như nhà ở,
đường giao thông, bến cảng…. Việc cho vay của các tổ chức này đã kích thích mậu dịch và
đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp. Thông qua đó, các quốc gia, doanh nghiệp kinh doanh
3
có thể mua được những mát móc thiết bị cần thiết từ nước ngoài và xây dựng mới hoặc nâng
cấp cơ sở hạ tầng và do đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế có hiệu quả. Việc hình
thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) với đỉnh cai là đưa đồng tiền chung EURO
vào lưu hành chính thức (01/01/2002), làm cho vị thế của EURO được nâng cao, đồng thời
thúc đẩy kinh doanh quốc tế phát triển mạnh hơn.
* phân tích một liên minh mà bạn biết.
1, Khối Hiệp ước thương mại khu vực Mỹ la-tinh (Mercosur) được coi là một đối trọng thực
sự đối với nền kinh tế khổng lồ của Mỹ nói riêng và ảnh hưởng đối với Mỹ nói chung.
Mercosur ra đời từ Thỏa thuận A-xun-xi-ôn vào tháng 3-1991 của lãnh đạo 4 quốc gia là
Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Pa-ra-goay, U-ru-goay. Qua 15 năm phát triển nó được coi như một
“phiên bản kinh tế” của EU (Liên minh châu Âu), với tổng diện tích chừng 12 triệu km2 (gấp
4 lần diện tích chung EU), đây là một thị trường tiềm năng với hơn 250 triệu dân. Mục đích
chính của thỏa thuận ban đầu này là đạt được một thị trường luân chuyển tự do về hàng hóa,

vốn, dịch vụ và con người trong khu vực. Hiệp ước này được xem xét lại vào tháng 12-1994
với việc ký kết Thỏa thuận Ou-rô Pre-tô, nhằm giúp cho khối có một quy chế quốc tế rộng rãi
hơn.
Đến nay, GDP chung của khối Mercosur được xếp vào một trong những thị trường kinh
tế lớn nhất thế giới. Bản thân khối này đã có hai nền kinh tế thuộc loại lớn nhất thế giới là
Bra-xin và Ác-hen-ti-na, với việc kết nạp thêm Vê-nê-du-ê-la là một quốc gia sản xuất dầu và
khí ga chủ yếu của khu vực, mức độ ảnh hưởng của khối này tăng lên đáng kể: với dân số chỉ
hơn nửa số dân EU nhưng GDP lên tới hơn 1.000 tỉ đô-la, gần bằng của EU, mức độ giao dịch
hàng hóa trong khu vực lên tới 300 tỉ đô-la “Mỹ La-tinh có đủ mọi điều kiện để trở thành thế
lực lớn trên thế giới - Tổng thống Cha-vét phát biểu trong hội nghị - Hãy đừng hạn chế các
giấc mơ của chúng ta, mà phải phấn đấu để chúng trở thành hiện thực”. Các nguyên thủ tham
gia hội nghị còn hứa hẹn sẽ phấn đấu để thành lập một nghị viện chung của Mercosur-tương
tự như của EU.
Trọng tâm của chương trình nghị sự thượng đỉnh khối Hiệp ước thương mại khu vực
Mỹ la-tinh (Mercosur) là quyết tâm xóa bỏ nợ nước ngoài, giảm bớt sự mất cân bằng giữa các
nền kinh tế. Ngoài những mục tiêu chiến lược như vậy, Mercosur còn là bàn đàm phán để giải
quyết nhiều khúc mắc, tranh chấp về thương mại giữa các quốc gia thành viên. Các nhà lãnh
4
đạo Mercosur đều nhất trí sẽ tập trung vào những mục tiêu cụ thể như chống đói nghèo, tăng
thêm phúc lợi xã hội và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân. Đánh giá về mục tiêu
này, Tổng thống Cha-vét cho rằng, khối nên học tập từ những chương trình xã hội do Chủ tịch
Phi-đen Ca-xtơ-rô đã tiến hành tại Cu-ba trước đó. Mercosur cũng tập trung bàn bạc các biện
pháp thúc đẩy những mối liên kết kinh tế trong nội bộ khối, cũng như các thỏa thuận thương
mại với EU và nhiều nước khác trên thế giới như Pa-ki-xtan.
2, Liên minh Châu âu (viết tắt tiếng Anh là EU- European Union) là một mô hình duy nhất
trong quan hệ quốc tế tập hợp chủ quyền của các quốc gia thành viên tạo thành một sức mạnh
tổng hợp vào một thể chế chung trên toàn Châu âu mà không một quốc gia riêng rẽ nào có thể
có được.
EU có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Tổng diện tích của EU là 4 triệu km, dân số
455 triệu người và GDP đầu người trung bình là 21.100 USD/năm.

Về cội nguồn lịch sử, ý tưởng Liên minh Châu Âu xuất phát từ sáng kiến hợp tác than
thép giữa Đức và Pháp của Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao Pháp Robert Schuman tại bài phát biểu
ngày 9/5/1950(Ngày này hiện nay là Ngày Châu Âuvà là ngày kỷ niệm SNhật của EU).
Các cam kết của các nước thành viên EU thể hiện qua các Hiệp ước giữa các nước
thành viên hoặc một số các quốc gia có điều kiện thực hiện trước hơn. Đầu tiên, EU được
thành lập với 6 quốc gia thành viên là Bỉ, Đức, Pháp, ý, Luych Xăm Bua, và Hà Lan với Hiệp
ước Paris (1951) cho phép thành lập Cộng đồng than thép Châu âu (ECSC). Năm 1957, Hiệp
ước Roma được ký kết đưa đến việc thành lập Cộng đồng Nguyên tử lượng (Euratom) và
Cộng đồng kinh tế Châu âu (EEC. Năm 1967, cơ quan điều hành của các Cộng đồng trên được
hợp nhất và gọi là Cộng đồng Châu âu. Với hai lần kết nạp thành viên, vào ngày 1/1/1995 và
1/5/2004, tổng số nước thành viên hiện nay của EU là 25, có thêm Anh, Ailen, Đan Mạch, Hy
lạp, Tây Ban nha, áo, Thuỵ Điển, Phần Lan vàứ Cộng hoà Czech, Hunggari, Ba Lan, Slovakia,
Slovenia, Latvia, Estonia, Malta và Síp. Ngày 7/2/1992, Hiệp ước Liên minh Châu âu (hay
Hiệp ước Maastricht) được ký kết tại Maastricht, Hà Lan đánh dấu một bước ngoặt trong tiến
trình nhất thể hoá Châu âu với việc thành lập 1 liên minh kinh tế (đồng tiên chung EURO và
một Ngân hàng trung ương độc lập) và một liên minh chính trị (thực hiện một chính sách đối
ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác cảnh
sát và pháp luật chung). Với liên minh kinh tế, tiến trình được chia làm 3 giai đoạn kết thúc
5
vào 1/1/1999, khi đồng tiền chung EURO được lưu hành. Điều kiện để gia nhập liên minh
kinh tế là: lạm phát thấp, không vượt quá 1.5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm
phát thấp nhất; thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP, nợ nhà nước dưới 60% GDP và
biên độ giao động tỷ giá giữa các đông tiền ổn định trong 2 năm theo cơ chế chuyển đổi; lãi
suất theo công trái kỳ hạn từ 10 năm không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi
suất thấp nhất. Đến nay, đồng EURO đã được chính thức lưu hành trong 12 quốc gia thành
viên, 3 nước từ chối tham gia đồng EURO là Anh, Đan Mạch và Thuỵ điển và 10 nước thành
viên mới chưa đủ điều kiện gia nhập.
Với lịch sử 55 năm hình thành và phát triển, EU đã tỏ ra là một hình mẫu liên kết khu
vực thành công nhất thế giới vì mục tiêu phát triển kinh tế và liên minh chính trị. Tuy nhiên,
EU vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước.

Câu 2 : Khi tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các công ty đa quốc gia cần
khảo sát những nhân tố nào để chọn quốc gia đầu tư?. Tầm quan trọng của các nhân tố
đó bị tác động bởi các yếu tố nào?
* Khi tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các công ty đa quốc gia cần khảo sát những
nhân tố nào để chọn quốc gia đầu tư?
- nhóm động cơ về kinh tế:
+nhân tố thị trường: quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là 1 trog những nhân tố
quan trọng trong vc thu hút đầu tư nc ngoài,
+nhân tố lợi nhuận:
+nhân tố về chi phí:
- nhóm động cơ về tài nguyên:
+nguồn nhân lực: khi quyết định đầu tư 1 cơ sở sx mới ở 1 nc đang phát triển các nhà đầu tư
thường nhắm đến vc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tương đối thừa thãi ở các nc này…
+tài nguyên thiên nhiên: sự rồi ào về nguyên liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy
thu hutas đầu tư nước ngoài.
+ vị trí địa lý: lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đấng kể chi phí vận chuẩn, dễ dàng mở
rộng ra các thị trường xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các DN
tập trung hóa.
- nhóm động cơ về cơ sở hạ tầng:
+ cơ sở hạ tầng kỹ thuật: chất lượng of cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có
ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào 1 nc 1 địa phương. Một hệ
thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh( bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, đường
6
hàng ko, mạng lưới cung cấp điện, nc, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác), là
điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tư nc ngoài.
+ cơ sở hạ tầng xã hội: môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh hưởng khá lớn của cơ sở hạ
tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏa cho người dân,
hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Ngoài ra, các giá trị đạo
đức xã hội, phong tục tập quán,… cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã
hội của 1 nc or 1 địa phương.

- nhóm động cơ về chính sách: Dòng đầu tư nc ngoài vào các nc đang phát triển không chỉ
đc quyết định bởi các yếu tố về kinh tế, mà còn chịu sự chi phối của các ytố chính trị. Nc có
nền chính trị ổn định sẽ thu hút đc nhiều đầu tư nc ngoài hơn. Chính sách mở cửa và nhất quán
của chính phủ cũng đóng 1 vai trò rất quan trọng.
* Tầm quan trọng của các nhân tố đó bị tác động bởi các yếu tố nào?
Đối với từng nhà đầu tư cụ thể, tầm quan trọng tương đối của các nhân tố đc đề cập ở
trên có thể khác nhau, thay đổi tùy theo lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu trước mắt và lâu
dài or những tác động khác như chiến lược kinh doanh, môi trường cạnh tranh…thông
thường, khi xem xét lựa chọn địa điểm, các nhà ĐT nc ngoài fg xem xét tổng hợp nhiều
nhân tố khác nhau.
Đề 3
Câu 1: Phân tích mục tiêu của chiến lược kinh doanh quốc tế, VN cần giải quyết những
vấn đề gì để đạt được mục tiêu đó?
Câu 2: nội dung chính sách nguồn nhân lực trong kinh doanh quốc tế? Nếu là nhà quản
lý của một chiến lược đa quốc gia anh chị chọn chính sách nào?
* chính sách nhân lực vị chủng
Đây là chính sách nhân sự vị chủng chỉ tuyển chọn người có quốc tịch từ nước chính quốc
vào các vị trí công việc của chi nhánh ở nước ngoài. Các doanh nghiệp này muốn giữ khả
năng kiểm soát chặt chẽ đối với các quyết định ở văn phòng chi nhánh nước ngoài và đưa ra
chính sách thiết kế cho công việc của các chi nhánh, vì vậy họ cho rằng chỉ có người cùng
quốc tịch sẽ trung thành và giúp doanh nghiệp thực hiện sự kiểm soát thống nhất. tuy nhiên,
trên thực tế các doanh nghiệp chỉ áp dụng chính sách này đối với các vị trí quản lý cao nhất tại
7
các chi nhánh nước ngoài. Nếu doanh nghiệp áp dụng chính sách nhân sự ở cấp quản lý thấp
hơn thường không hiệu quả.
Ưu điểm:
- khắc phục sự thiếu hụt cán bộ quản lý có trình độ cao ở nước đang phát triển và các nước
công nghiệp mới.
- chính sách này giúp DN tái tạo các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài theo đúng hình
ảnh hoạt động của DN tai nước chủ nhà. Đặc biệt cán bộ quản lý cấp cao tại văn phòng chi

nhánh nước ngoài, họ có xu hướng truyền bá văn hóa DN, bản sắc riêng của DN vào các văn
phòng chi nhánh. Chính sách này rất quan trọng đối với các DN coi văn hóa DN là một trong
các nhân tố quan trọng để duy trì lợi thế so sánh cạnh tranh. Người lãnh đạo các chi nhánh sẽ
là cầu nối giữa DN và các chi nhánh trong việc giữ gìn bản sắc riêng của DN.
Duy trì văn hóa DN có vai trò quan trọng đối với sự thành công khi các chi nhánh quốc tế
trong DN tương đối phụ thuộc lẫn. chẳng hạn các hoạt động của 1 chi nhánh DN hoạt động
trong lĩnh vực thời trang phụ thuộc vào hình ảnh hoạt động cuarDN. Trong điều kiện đó, sự
hiểu biết và kinh nghiệm của các cán bộ quản lý tại đại bản doanh của DN có giá trị lớn trong
việc tạo ra và giữ gìn bí quyết kinh doanh.
- 1 số DN cho rằng cán bộ quản lý của văn phòng ở trụ sở chính được cử sang công tác tại
chi nhánh sẽ giám sát để bảo vệ quyền lợi của công ty tốt hơn là những người ở nước sở tại.
các DN Nhật là điển hình trong việc điều động cán bộ quản lý người nhật vào các chi nhánh
nước ngoài theo dõi các vấn đề quan trọng và báo cáo lại cho văn phòng trụ sở chính. Các DN
hoạt động ở quốc gia có tính dân tộc chủ nghĩa cao, cũng như các DN thường lo ngại có gián
điệp kinh tế cũng thường áp dụng chính sách này.
Nhược:
- Các DN áp dụng chính sách này thì chi phí sẽ cao hơn vì phải cử cán bộ đi công tác
nước ngoài. Ngoài tiền lương cơ bản, DN còn phải chi phí thêm trong phần phúc lựi và trợ cấp
như chi phí về bảo hiểm y tế và an ninh xã hội ở môi trường sống không quen thuộc và khó
khăn, chi phí cho việc chuyển nơi công tác, những chi phí chuyển chỗ ở cho toàn bộ gia đình
họ. những chi phí này làm tổng chi phí cho các cán bộ quản lý công tác ở hải ngoại tăng lên
vài lần so với mức trả thù lao thông thường. Người đi công tác ở nước ngoài còn phải chịu áp
8
lực của sự khác biệt về văn hóa, phải xa người thân và bạn bè 1 thời gian dài. Những khó khăn
nêu trên có thể dẫn đến thất bại của các nhà quản lý công tác tại các chi nhánh ở nước ngoài.
- Áp dụng chính sách này có thể tạo ra khoảng cách đối với nhân viên địa phương trong
các chi nhánh. Cán bộ quản lý được công ty cử sang công tác tại chi nhánh có thể tạo ra 1 hình
ảnh “ngoại” của chi nhánh. Các nhân viên địa phương có thể cảm thấy người quản lý của họ
không thật sự hiểu nhu cầu và tâm tư của họ vì anh ta đến từ 1 nền văn hóa khác. Thực tế điều
này đã xảy ra vì cán bộ quản lý ở nước ngoài không hội nhập được với văn hóa nước sở tại, họ

cũng không thể hiểu được nhu cầu, mong muốn không chỉ của nhân viên người địa phương
mà cả khách hàng người địa phương.
* chính sách nhân lực đa tâm.
Là chính sách nhân sự trong đó các hoạt động ở chi nhánh nước ngoài của DN do người
sở tại điều hành.
Các doanh nghiệp thực hiện chính sách này sẽ lựa chọn người nước ngoài sở tại làm việc
ở chi nhánh tại quốc gia đó. Các doanh nghiệp thường áp dụng chính sách đa tâm đối với các
nhân viên làm trực tiếp. Cách tiếp cận này rất phù hợp với DN duy trì sự hoạt động độc lập
của các chi nhánh nước ngoài ở một mức độ nhất định. Cán bộ quản lý người sở tại được phép
vận hành chi nhánh theo cách mà họ cho là phù hợp . Công tác đa quốc gia thường thực hiện
chương trình đào tạo cấp tốc cho cán bộ quản lý người địa phương. Chương trình đào tạo
được tổ chức ở trụ sở chính của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định cung cấp hiểu biết
về văn hóa doanh nghiệp và thực tiễn kinh doanh đã được quy chuẩn của DN. Các DN áp
dụng chính sách tuyển dụng này rất coi trọng trình độ quản ký và hiểu biết môi trường kinh
doanh địa phương của nhân viên nước sở tại. Những kiến thức thu được từ khóa đào tạo sẽ
giúp cho họ làm việc hiệu quả hơn nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của chi nhánh đó.
Ưu điểm
Thứ nhất: so với chính sách nhân chủng học, DN sẽ tiết kiệm chi phí trong việc tuyển
chọn nhân viên làm việc ở hải ngoại như mức trả lương cho nhân viên ng địa phương ở quốc
gia có thu nhập thấp, và các chi phi liên quan đến việc cử cán bộ quản lý công tác ở hải ngoại.
các công ty có khả năng tài chính k lớn thường áp dụng chính sách nhân sự đa tâm.
Thứ hai: Cán bộ quản lý cấp cao của chi nhánh là ng địa phương sẽ có quyết định kinh
doanh hiệu quả vì họ quen thuộc với môi trường KD và hiểu biết sâu sắc về văn hóa của thị
9
trường địa phương. Những các bộ quản lý quen thuộc vs thực tiễn KD địa phương, hiểu ngôn
ngữ biểu cảm và ngôn ngữ nói nên họ quan hệ mật thiết vs nhân viên của chi nhánh và không
cần phải khắc phục bất kì một rào cản văn hóa nào để hiểu nhu cầu của nhân viên mình cũng
như nhu cầu của khách hàng và những ng cung cấp.
Nhược điểm
Hạn chế chủ yếu của chính sách đa tâm có thể làm cho DN kiểm soát hoạt động của chi

nhánh khó khăn hơn.
DN áp dụng chính sách nhân sự này sẽ thành công khi kinh doanh của các chi nhánh ở thị
tr khác nhau có mục tiêu độc lập nhau vì cán bộ quản lý ng địa phương am hiểu thị trường địa
phương hơn, DN theo đuổi chiến lược toàn cầu k nên thực hiện chính sách này vì khi đó các
chi nhành của DN k có sự hội nhập, chia sẻ hiểu biết và khuếch trương một hình ảnh chung
của DN. Trong trường hợp đó DN sẽ k thực hiện đc chiến lược của mình.
* chính sách nhân sự địa tâm.
Kn : là chính sách địa tâm là chính sách nhân sự trong đó các hoạt động kinh doanh ở chi
nhánh nc ngoài của doanh nghiệp do các nhà quản lý có trình độ tốt nhất điều hành, bất kể họ
thuộc quốc tịch nào.
Ưu : giúp công ty phát triển đội ngũ nhà quản lý mang tính toàn cầu; phá bỏ rào cản quốc gia
chủ nghĩa giữa các nhà quản lý trog 1 chi nhánh cũng như giữa các chi nhánh khác nhau.
Nhược: chi phí cao hơn trong tuyển dụng nhân sự do với vc thực hiên 2 csách ở trên; pải tìm
đc những nhà quản lý cấp cao có khả năng thích ứng với các nền văn hóa khác nhau,…
?Nếu là nhà quản lý của một chiến lược đa quốc gia anh chị chọn chính sách nào.
Chọn chính sách nhân sự địa tâm này để tuyển cán bộ quản lý cao cấp. vì chính sách này có
ưu điểm là giúp công ty phát triển đội ngũ nhà quản lý mang tính toàn cầu, có khả năng điều
chỉnh 1 cách dễ dàng trc bất kỳ 1 môi trường hinh doanh nào- đbiệt là đvới những khác biệt
văn hóa. Các DN quốc tế thực hiện chính sách nhân sự địa tâm sẽ phá bỏ rào cản quốc gia chủ
nghĩa giữa các nhà quản lý trong 1 chi nhánh cũng như giữa các chi nhánh khác nhau. Chính
điều này giúp cho các nhà quản lý của DN nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh.
Đề 4
Câu 1: Phân tích lợi ích của KDQT? lấy ví dụ lợi ích của 1 doanh nghiệp Việt Nam
tham gia hoạt KDQT.
10
*Phân tích lợi ích của KDQT
Những lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện kinh doanh quốc tế là:
- Khả năng đưa năng lực cốt lõi của doanh nghiệp từ thị trường nội địa ra thị trường
quốc tế để đạt được lợi thế cạnh tranh ở các thị trường này. Ví dụ, với kinh nghiệm
sẵn có về hoạt động ở thị trường chứng khoán, Chứng khoán Sacombank (SBS) có thể

thu lợi từ việc dùng các kinh nghiệm này đạt được lợi thế cạnh tranh ở thị trường
Cambodia và Lào. Tương tự, với kĩ thuật viễn thông sẵn có, Viettel đã tham gia vào thị
trường các nước chưa phát triển (Cambodia, Lào, Mozambique,…) và đạt được lợi thế
cạnh tranh ở các nước này.
- Khả năng gia tăng lợi thế cạnh tranh ở thị trường nội địa bằng năng lực cốt lõi có
thể đạt được từ thị trường quốc tế. Ví dụ, với nguồn cung lao động giá rẻ của mình,
các nước châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ,… đã được đầu tư bởi các công ty
phương Tây như Apple, Intel,… Sau khi có được năng lực cốt lõi (nguồn cung lao
động giá rẻ), các công ty này có thể đạt được lợi thế cạnh tranh chi phí thấp ở thị
trường nội địa của mình, tăng khả năng đè bẹp các đối thủ chỉ biết bó mình trong thị
trường nội địa với nguồn cung lao động giá cao ngất ngưởng.
- Khả năng gia tăng lợi thế cạnh tranh ở hầu hết các thị trường bằng việc phối hợp
các năng lực cốt lõi ở từng thị trường. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp có thể phối hợp
nguồn cung lao động trình độ cao và vốn ở Mỹ và Tây Âu, nguồn cung lao động giá rẻ
ở châu Á, thì họ sẽ dễ dàng đánh bại các đối thủ ở mỗi thị trường.
- Khả năng gia tăng lợi thế cạnh tranh ở hầu hết các thị trường bằng việc tạo ra năng
lực cốt lõi. Ở đây, lợi thế kinh tế nhờ quy mô thường được nhắc đến. Với việc tham gia
hoạt động kinh doanh quốc tế, cung ứng sản phẩm đến số lượng khách hàng cực lớn,
thì chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm (do số lượng tăng, nên định phí trên mỗi
đơn vị sẽ giảm), đem đến lợi thế chi phí cho doanh nghiệp. Ở các ngành như mạng xã
hội chẳng hạn, việc mở rộng thị trường có thể đem lại nhiều giá trị hơn cho khách
hàng, từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh khác biệt hóa cho doanh nghiệp so với đối thủ.
* ví dụ lợi ích của 1 doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt KDQT
11
Câu 2: Xuất khẩu là gì? Phân tích đặc điểm ưu nhược điểm của xuất khẩu, lấy ví dụ về 1
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN trong thời gian qua những giải pháp đẩy mạnh?
* khái niệm:
Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác
- Dưới góc độ kinh doanh: xuất khẩu là việc bán các hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia.
- Dưới góc độ phi kinh doanh: XK là hoạt động lưu chuyển hàng hóa giữa các quốc gia.

• Ưu điểm
- Xuất khẩu tránh đc chi phí thiết lập các hoạt động sản xuất tại nc ngoài, mà các chi phí
thông thường rất lớn.
- XK có thể giúp 1 hãng đạt đc tính kinh tế về vị trí và đường kinh nghiệm. Thông qua sản
xuất, sản phẩm tại 1 vị trí trung tâm và XK tới thị trường các nc khác, hãng có khả năng
nhận tức tính kinh tế theo quy mô từ số lượng bán toàn cầu lớn của họ. Điều này lý giải tại
sao Sony trội hơn trong thị trường TV toàn cầu, Mitsushita trội hơn về thị trường VCR và
nhiều hãng xe hơi của Nhật đã chiếm lĩnh thị trường xe hơi của Mỹ như thế nào.
- Giúp tăng được doanh số
- Tiếp thu các kinh nghiệm KD quốc tế
- Tận dụng được năng lực dư thừa
• Nhược điểm
12
- XK từ hãng chủ nhà có thể ko phù hợp nếu có những vị trí có lợi thế chi phí khác cho sản
xuất sản phẩm tại nc ngoài (ví dụ hãng có thể nhận thức đc tính kinh tế của vị trí thông qua
chuyển vị trí sản xuất tới nơi khác). Như vậy, đối với các hãng theo đuổi các chiến lược
toàn cầu or đa quốc gia, họ có thể muốn sản xuất tại vị trí có hỗn hợp các điều kiện thuận
lợi nhất từ khía cạnh tạo ra giá trị và xuất khẩu sang các khu vực khác từ vị trí đó. Nhiều
hãng điện tử của Mỹ chuyển vị trí sản xuất tới Viễn Đông, nơi có nhiều lao động kỹ thuật
với chi phí thấp. khi đó họ XK sản phẩm từ Viễn Đông tới các thị trường trên thế giới, kể
cả thị trường Mỹ.
- Các chi phí vận tải cao có thể khiến XK không hiệu quả, đặc biệt đối với những hàng hóa
cồng kềnh, nặng. để tránh chi phí này, chỉ có cách sản xuất gần nơi tiêu thụ. Điều đó khiến
hãng có khả năng nhận thức 1 số tính kinh tế từ sản xuất quy mô lớn và đồng thời giới hạn
chi phí vận chuyển.
Ví dụ: nhiều hãng hóa chất đa quốc gia sản xuất sản phẩm của họ theo vùng tiêu thụ, phục
vụ 1 số quốc gia từ 1 địa diểm thuận lợi.
- Các trở ngại về thuế có thể khiến XK trở nên ko kinh tế. tương tự như vậy, sự đe dọa thực
hiện trở ngại thương mại của chính phủ nước nhà có thể khiến xuất khẩu trở thành rủi ro.
- Khi 1 hãng giao phó tiếp thị cho 1 đại lý địa phương (điều này phổ biến cho các hãng mới

bắt đầu xuất khẩu). đại lý nc ngoài thường đưa bán cả những sản phẩm của hãng cạnh tranh
và kết hợp kinh doanh không được phân chia 1 cách trung thành. Trong trường hợp này,
đại lý nc ngoài có thể đảm đương công vc tốt như hãng mong muốn nếu tự họ thực hiện
tiếp thị. Tuy nhiên có thể khắc phục bằng cách lập chi nhánh ở nước ngoài để thực hiện
tiếp thị tại đó, theo cách này hãng có thể điều khiển chặt chẽ đối với tiếp thị và thu được lợi
thế chi phí về sản xuất sản phẩm tại 1 vị trí.
- Thiếu sự tiếp xúc trực tiếp vs khách hàng
13
- Thiếu sự hiểu biết sâu sắc về thị trường do đó dễ đánh mất những cơ hội tiềm năng
*Ví dụ các mặt hàng chủ lực của Việt Nam time gần đây
 XK gạo: (tr7 đề 4)
- Đv nc ta XK gạo có vai trò qtrọng trong nền kinh tế quốc dân, ngoại tệ thu đc từ XK là
nguồn vốn cho CN hóa hiện đại hóa đất nc, tăng thu nhập đbiệt đối với ng nông dân.
- Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đấy sản xuất phát triển.
- Có tác động tích cực tới giải quyết công ăn vc làm, cải thiện đời sống nhân dân (tăng thu
nhập of ng nông dân; giải quyết lượng lđộng dư thừa; …)
- Các nhân tố ảnh hưởng: ntố thị trường; ntố về cơ sở vật chất- kỹ thuật và công nghệ; về
chính sách vĩ mô.
- Giải pháp:
1, hoàn thiện vc tổ chức khâu trồng lúa cung cấp cho XK
2, hoàn thiện khâu tổ chức nguồn hàng cho XK
3, đẩy mạnh hoạt động mar trong XK gạo
4, đổi mới 1 số chính sách vĩ mô
 XK nghành da giày
14
- Công nghiệp da có khả năng cạnh tranh cao, thu hút nhiều lao động, tham gia vào quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập ngoại tệ qua đẩy mạnh XH.
- Khó khăn, thách thức:
1, khâu nguyên vật liệu để sản xuất: ko đủ da để chế biến, pải nhập da muối từ nc ngoài.
2, phương thức hđộng của DN là gia công, nên kim ngạch XK thì lớn nhưng kim nghạch

thực thì ít.
3, nhiều DN có quy mô nhỏ, kỹ thuật công nghệ kém, năng suất lđộng thấp.
4, khả năng tiếp thị và trình độ mar của DN trên thị trường còn yếu kém.
5, gặp phải nhiều rào cản khi XK.
- Giải pháp:
1, Đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm
2, Nghiên cứu mở rộng thị trường
3, nâng cao hiệu quả xuất khẩu: nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm; nâng cao khả
năng cạnh tranh của sản phẩm; cải cách hành chính giảm khó khăn về thủ tục cho nguồn
XK.
Đề5
Câu 1:Nêu các thông tin cần thiết và nguồn thông tin để doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội
xuất khẩu. Vai trò của thông tin trong việc ra quyết định xuất khẩu. Lấy một ví dụ minh
họa. (tr8)
* các thông tin cần thiết và nguồn thông tin để doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội XK:
- các Phòng Thương mại (or Phòng Thương mại và Công nghiệp) cung cấp cho nhà XK
tiềm năng danh mục “triển vọng tốt nhất”, lập thứ tự tên và địa chỉ các nhà phân phối tiềm
15
năng tại các thị trườg nc ngoài mà họ có quan hệ kinh doanh, các sp họ nắm giữ và người hợp
đồng với họ. với 1 khoản lệ phí nhất định, 1 hãng có thể nhận đc điều tra nghiên cứu thị
trường sản phẩm theo sự lựa chọn của họ. điều tra này cung cấp thông tin về khả năng thị
trường, sự cạh trah, giá cả so sánh, các kênh phân phối, tên những nhà đại diện bán tiềm năng.
- các thông tin cần thiết: tiêu chuẩn chất lượng, giấy phép XK, biểu thuế XK,kiện tụng
tranh chấp,…
*Vai trò:
- cung cấp những thông tin cần thiết cho các DN giúp DN nắm bắt kịp thời cơ hội XK.
- Xét trong quá trình ra quyết định xuất khẩu, thông tin là yếu tố không thể thiếu vì việc
nắm bắt thông tin nhanh, chính xác quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
VD:
Câu 2:Nêu đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm của chính sách nhân lực vị chủng và

chính sách nhân lực đa tâm.Các cs này được thực hiện tốt nhất trong điều đk nào?
* chính sách nhân lực vị chủng
Đây là chính sách nhân sự vị chủng chỉ tuyển chọn người có quốc tịch từ nước chính quốc
vào các vị trí công việc của chi nhánh ở nước ngoài. Các doanh nghiệp này muốn giữ khả
năng kiểm soát chặt chẽ đối với các quyết định ở văn phòng chi nhánh nước ngoài và đưa ra
chính sách thiết kế cho công việc của các chi nhánh, vì vậy họ cho rằng chỉ có người cùng
quốc tịch sẽ trung thành và giúp doanh nghiệp thực hiện sự kiểm soát thống nhất. tuy nhiên,
trên thực tế các doanh nghiệp chỉ áp dụng chính sách này đối với các vị trí quản lý cao nhất tại
các chi nhánh nước ngoài. Nếu doanh nghiệp áp dụng chính sách nhân sự ở cấp quản lý thấp
hơn thường không hiệu quả.
Ưu điểm:
- khắc phục sự thiếu hụt cán bộ quản lý có trình độ cao ở nước đang phát triển và các nước
công nghiệp mới.
- chính sách này giúp DN tái tạo các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài theo đúng hình
ảnh hoạt động của DN tai nước chủ nhà. Đặc biệt cán bộ quản lý cấp cao tại văn phòng chi
nhánh nước ngoài, họ có xu hướng truyền bá văn hóa DN, bản sắc riêng của DN vào các văn
phòng chi nhánh. Chính sách này rất quan trọng đối với các DN coi văn hóa DN là một trong
16
các nhân tố quan trọng để duy trì lợi thế so sánh cạnh tranh. Người lãnh đạo các chi nhánh sẽ
là cầu nối giữa DN và các chi nhánh trong việc giữ gìn bản sắc riêng của DN.
Duy trì văn hóa DN có vai trò quan trọng đối với sự thành công khi các chi nhánh quốc tế
trong DN tương đối phụ thuộc lẫn. chẳng hạn các hoạt động của 1 chi nhánh DN hoạt động
trong lĩnh vực thời trang phụ thuộc vào hình ảnh hoạt động của DN. Trong điều kiện đó, sự
hiểu biết và kinh nghiệm của các cán bộ quản lý tại đại bản doanh của DN có giá trị lớn trong
việc tạo ra và giữ gìn bí quyết kinh doanh.
- 1 số DN cho rằng cán bộ quản lý của văn phòng ở trụ sở chính được cử sang công tác tại
chi nhánh sẽ giám sát để bảo vệ quyền lợi của công ty tốt hơn là những người ở nước sở tại.
các DN Nhật là điển hình trong việc điều động cán bộ quản lý người nhật vào các chi nhánh
nước ngoài theo dõi các vấn đề quan trọng và báo cáo lại cho văn phòng trụ sở chính. Các DN
hoạt động ở quốc gia có tính dân tộc chủ nghĩa cao, cũng như các DN thường lo ngại có gián

điệp kinh tế cũng thường áp dụng chính sách này.
Nhược:
- Các DN áp dụng chính sách này thì chi phí sẽ cao hơn vì phải cử cán bộ đi công tác
nước ngoài. Ngoài tiền lương cơ bản, DN còn phải chi phí thêm trong phần phúc lựi và trợ cấp
như chi phí về bảo hiểm y tế và an ninh xã hội ở môi trường sống không quen thuộc và khó
khăn, chi phí cho việc chuyển nơi công tác, những chi phí chuyển chỗ ở cho toàn bộ gia đình
họ. những chi phí này làm tổng chi phí cho các cán bộ quản lý công tác ở hải ngoại tăng lên
vài lần so với mức trả thù lao thông thường. Người đi công tác ở nước ngoài còn phải chịu áp
lực của sự khác biệt về văn hóa, phải xa người thân và bạn bè 1 thời gian dài. Những khó khăn
nêu trên có thể dẫn đến thất bại của các nhà quản lý công tác tại các chi nhánh ở nước ngoài.
- Áp dụng chính sách này có thể tạo ra khoảng cách đối với nhân viên địa phương trong
các chi nhánh. Cán bộ quản lý được công ty cử sang công tác tại chi nhánh có thể tạo ra 1 hình
ảnh “ngoại” của chi nhánh. Các nhân viên địa phương có thể cảm thấy người quản lý của họ
không thật sự hiểu nhu cầu và tâm tư của họ vì anh ta đến từ 1 nền văn hóa khác. Thực tế điều
này đã xảy ra vì cán bộ quản lý ở nước ngoài không hội nhập được với văn hóa nước sở tại, họ
cũng không thể hiểu được nhu cầu, mong muốn không chỉ của nhân viên người địa phương
mà cả khách hàng người địa phương.
17
* chính sách nhân lực đa tâm :Là chính sách nhân sự trong đó các hoạt động ở chi nhánh nước
ngoài của DN do người sở tại điều hành.
Các doanh nghiệp thực hiện chính sách này sẽ lựa chọn người nước ngoài sở tại làm việc
ở chi nhánh tại quốc gia đó. Các doanh nghiệp thường áp dụng chính sách đa tâm đối với các
nhân viên làm trực tiếp. Cách tiếp cận này rất phù hợp với DN duy trì sự hoạt động độc lập
của các chi nhánh nước ngoài ở một mức độ nhất định. Cán bộ quản lý người sở tại được phép
vận hành chi nhánh theo cách mà họ cho là phù hợp . Công tác đa quốc gia thường thực hiện
chương trình đào tạo cấp tốc cho cán bộ quản lý người địa phương. Chương trình đào tạo
được tổ chức ở trụ sở chính của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định cung cấp hiểu biết
về văn hóa doanh nghiệp và thực tiễn kinh doanh đã được quy chuẩn của DN. Các DN áp
dụng chính sách tuyển dụng này rất coi trọng trình độ quản ký và hiểu biết môi trường kinh
doanh địa phương của nhân viên nước sở tại. Những kiến thức thu được từ khóa đào tạo sẽ

giúp cho họ làm việc hiệu quả hơn nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của chi nhánh đó.
Ưu điểm
Thứ nhất: so với chính sách nhân chủng học, DN sẽ tiết kiệm chi phí trong việc tuyển
chọn nhân viên làm việc ở hải ngoại như mức trả lương cho nhân viên ng địa phương ở quốc
gia có thu nhập thấp, và các chi phi liên quan đến việc cử cán bộ quản lý công tác ở hải ngoại.
các công ty có khả năng tài chính k lớn thường áp dụng chính sách nhân sự đa tâm.
Thứ hai: Cán bộ quản lý cấp cao của chi nhánh là ng địa phương sẽ có quyết định kinh
doanh hiệu quả vì họ quen thuộc với môi trường KD và hiểu biết sâu sắc về văn hóa của thị
trường địa phương. Những các bộ quản lý quen thuộc vs thực tiễn KD địa phương, hiểu ngôn
ngữ biểu cảm và ngôn ngữ nói nên họ quan hệ mật thiết vs nhân viên của chi nhánh và không
cần phải khắc phục bất kì một rào cản văn hóa nào để hiểu nhu cầu của nhân viên mình cũng
như nhu cầu của khách hàng và những ng cung cấp.
Nhược điểm
Hạn chế chủ yếu của chính sách đa tâm có thể làm cho DN kiểm soát hoạt động của chi
nhánh khó khăn hơn.
DN áp dụng chính sách nhân sự này sẽ thành công khi kinh doanh của các chi nhánh ở thị
tr khác nhau có mục tiêu độc lập nhau vì cán bộ quản lý ng địa phương am hiểu thị trường địa
phương hơn, DN theo đuổi chiến lược toàn cầu k nên thực hiện chính sách này vì khi đó các
18
chi nhành của DN k có sự hội nhập, chia sẻ hiểu biết và khuếch trương một hình ảnh chung
của DN. Trong trường hợp đó DN sẽ k thực hiện đc chiến lược của mình.
*Các chính sách này được thực hiện tốt nhất trong điều kiện nào?
+ Công tác đa quốc gia thường thực hiện chương trình đào tạo cấp tốc cho cán bộ quản lý.
+ Chương trình dạy cho những có quốc tịch từ nước chính quốc về văn hóa của nước sở
tại sẽ chính sách nhân lực vị chủng đạt kết quả tốt.
+. Chương trình đào tạo được tổ chức ở trụ sở chính của DN trong một thời gian nhất định
cung cấp hiểu biết về văn hóa DN và thực tiễn kinh doanh đã được quy chuẩn của DN. Các
DN áp dụng chính sách nhân lực đa tâm rất coi trọng trình độ quản lý và hiểu biết môi trường
kinh doanh địa phương của nhân viên nước sở tại. Những kiến thức thu được từ khóa đào tạo
sẽ giúp cho họ làm việc hiệu quả hơn nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của chi nhánh đó.

+ DN áp dụng chính sách nhân lực đa tâm sẽ thành công khi kinh doanh của các chi nhánh
ở thị tr khác nhau có mục tiêu độc lập nhau vì cán bộ quản lý ng địa phương am hiểu thị
trường địa phương hơn, DN theo đuổi chiến lược toàn cầu k nên thực hiện chính sách này vì
khi đó các chi nhành của DN k có sự hội nhập, chia sẻ hiểu biết và khuếch trương một hình
ảnh chung của DN. Trong trường hợp đó DN sẽ k thực hiện đc chiến lược của mình.
Đề 6
Câu 1.phân tích ưu nhược điểm của quảng cáo chuẩn hóa, doanh nghiệp cần làm gì để
khắc phục nhược điểm đó.
* phân tích ưu nhược điểm của quảng cáo chuẩn hóa:
- ưu: + chúng ta có những lợi thế kinh tế lớn, quảng cáo chuẩn hóa hạ thấp chi phí tạo ra giá
trị thông qua phân tán các chi phí cố định về phát triển quảg cáo trog số lượg lớn các quốc gia.
+ tập trung đầu tư lớn để phát triển chiến dịch sẽ cho kết quả lớn hơn 40-50 lần những đầu tư
nhỏ cho quảng cáo.
+ do tiếp cận chuẩn hóa, nhiều nhãn hiệu đc phổ biến toàn cầu. với 1 lượng KH du lịch đáng
kể hiện nay và khả năng thông tin tăng nhanh trong các phương tiện thông tin đại chúng vượt
qua biên giới quốc gia , nhiều hãng quốc tế muốn lập dự án cho 1 hình tượng để tránh sự
nhầm lẫn do xung đột từ các chiến dịch địa phương tạo nên.
19
- nhược: + những khác nhau văn hóa giữa các quốc gia khiến 1 thông điệp có thể đưa lại kết
quả tốt cho quốc gia này nhưng kết quả ngược lại ở quốc gia khác. Do sự đối nghịch văn hóa
rất khó có thể lựa chọn 1 chủ đề quảng cáo có kết quả tốt trên toàn cầu. những thông điệp trực
tiếp cho 1 nền văn hóa của 1 nc có thể ảnh hưởng tốt hơn những thông điệp toàn cầu.
+ những khác nhau trong các quy định đối với quảng cáo giữa các quốc gia có thể gây trở
ngại thực hiện các quảng cáo chuẩn hóa.
*doanh nghiệp cần làm gì để khắc phục nhược điểm đó. (tr9)
Câu 2. Nêu ưu nhược điểm của chính sách nhân lực vị chủng (dân tộc), đa tâm (đa
dân tộc). Chính sách đó áp dụng trong điều kiện nào có hiệu quả?
(câu 2 đề 5)
Đề 7:
Câu 1: phân tích ưu nhược điểm của chiến lược quốc tế? Lấy ví dụ về một hãng lựa

chọn chiến lược quốc tế và giải thích vì sao hãng phải lựa chọn chiến lược đó? Hình thức
tổ chức cấu trúc nào phù hợp với chiến lược quốc tế? Vì sao?
BL: *Chiến lược quốc tế
Khái niệm
Chiến lược quốc tế là công ty thực hiện một chiến lược kinh doanh trên tất cả các thị
trường trong và ngoài nước của mình, bằng cách chuyển dịch các kỹ năng và sản phẩm có giá
trị cho thị trường nước ngoài, nơi mà các đối thủ cạnh tranh bản xứ thiếu các kỹ năng hoặc sản
phẩm này.
Các sản phẩm của công ty được nghiên cứu và phát triển từ công ty mẹ rồi mới được sản
xuất ở các xưởng, bộ phận ngoài nước.
Cách thức tiếp thị sản phẩm ở các thị trường ngoài nước cũng giống với cách tiếp thị sản
phẩm ở thị trường trong nước. Và chỉ đáp ứng một phần ít sự khác biệt hóa địa phương trong
việc cung cấp sản phẩm hay chiến lược marketing.
Các hoạt động sản xuất và tiếp thị của các công ty con được kiểm soát chặt chẽ bởi công
ty mẹ.
Ưu điểm
Công ty đã chuyển giao các lợi thế của mình ra thị trường nước ngoài. Nghĩa là, công ty
thành lập các nhà xưởng sản xuất, hình thức quảng cáo, thông điệp sản phẩm ở các thị trường
20
ngoài nước giống như các mô hình sản xuất, marketing trong nước. Tận dụng các kinh nghiệm
sản xuất trước đó và ưu thế vè sản phẩm, kỹ năng để cạnh tranh trên thị trường.
Nhược điểm
Do sử dụng cùng mô hình nên sản phẩm của công ty ở các thị trường giống nhau, cách
thức tiếp thị cũng như nhau vì vậy sản phẩm của công ty đáp ứng được những yêu cầu chung
nhất của người tiêu dùng trên tất cả thị trường chứ chưa thể đáp ứng được những yêu cầu
riêng biệt của từng khu vực. Hay thực hiện chiến lược này công ty thiếu đáp ứng yêu cầu địa
phương.
Hơn nữa, thay vì đưa các sản phẩm được sản xuất trong nước ra thị trường nước ngoài.
Công ty lại thành lập các nhà xưởng để sản xuất các sản phẩm đó ở ngoài nước nên không thể
tận dụng được hiệu ứng kinh nghiệm và tiết kiệm chi phí.

Nếu công ty thực hiện chiến lược quốc tế ở những thị trường có áp lực yêu cầu địa phương
cao thì công ty sẽ dễ dàng đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình. Do có các đối thủ cạnh tranh
sản xuất sản phẩm tập trung vào những yêu cầu khác biệt ở từng địa phương và thực hiện các
chiến lược marketing, phân phối, chiêu thị, theo những yêu cầu riêng biệt đó.
Điều kiện áp dụng
Từ khái niệm và những ưu nhược điểm của chiến lược quốc tế chúng ta có thể khái quát
những điều kiện cần thiết để công ty thực hiện chiến lược này bao gồm:
Một là, công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh để có thể xây dựng lại toàn bộ hệ thông
sản xuất và hệ thống phân phối ở các thị trường ngoài nước. Đồng thời cũng tạo điều kiện để
công ty tồn tại và đối phó với các đối thủ cạnh tranh khi họ có những hành động làm ảnh
hưởng tới công ty như: giảm giá, khuyến mại,
Hai là, công ty có khả năng tạo ra sự khác biệt về kỹ năng, sản phẩm mà các đối thủ nội
địa khó đáp ứng. Do công ty cung cấp các sản phẩm giống nhau trên tất cả thị trường của
mình nên sản phẩm của công ty phải có những ưu thế hơn hẳn so với các đối thủ trong nước
thì mới có thể cạnh tranh được.
Ba là, công ty hoạt động trong lĩnh vực có sức ép giảm giá thấp. Chiến lược quốc tế đòi
hỏi nguồn kinh phí khá cao, chi phí sản xuất sản phẩm gần như được cố định bởi chi phí đầu
tư cho các trang thiết bị sản xuất lúc ban đầu nên rất khó để giảm giá thành. Vì vậy nếu thị
21
trường yêu cầu giảm giá mạnh thì công ty không thể đáp ứng và dễ dàng bị đào thải khỏi thị
trường.
Bốn là, sức ép yêu cầu đáp ứng địa phương thấp. Sản phẩm và các hoạt động chiêu thị ở
các thị trường là như nhau do vậy các sản phẩm chỉ đáp ứng những nhu cầu tương đồng của
các khách hàng khác nhau ở những nơi khác nhau. Chiến lược không đáp ứng được hết các
yêu cầu của từng địa phương.
Tóm lại, chiến lược quốc tế chỉ thích hợp với những công ty có khả năng tạo ra sự khác
biệt với đối thủ về kỹ năng hay sản phẩm. Đồng thời công ty đó phải hoạt động trong lĩnh vực
có sức ép giảm chi phí và yêu cầu đáp ứng nhu cầu địa phương thấp.
Ví dụ:Thành công của Mcdonald's với chiến lược quốc tế (tr10)
* Hình thức tổ chức cấu trúc nào phù hợp với chiến lược quốc tế? Vì sao?

Hình thức cấu trúc tổ chức theo chức năng:
22
Đơn vị mua các nhà máy các đơn vị bán các phòng kế toán
23
Câu2: Phân tích tác động của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế?
Lấy ví dụ về một công ty để thấy được tác động đó?
Một trong những môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp là yếu tố môi trường kinh tế. vì vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế trước hết các nhà
quản lý, các nhà kinh doanh quan tâm tìm hiểu đặc điểm của môi trường kinh tế để nắm rõ tác
động của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
1. Hệ thống kinh tế:
+chủ nghĩa tập thể =>kinh tế tập trung
+chủ nghĩa cá nhân => kinh tế thị trường
+hiện nay có 4 loại chính: kinh tế thị trường, kinh tế tập trung, kinh tế hỗn hợp, kinh tế
theo định hướng nhà nước.
 Kinh tế thị trường: tất cả các hoạt động sản xuất là do tư nhân sở hữu, sản xuất
được quyết định theo quan hệ cung cầu trên thị trường.
 Kinh tế kế hoạch hóa tập trung: là một nền kinh tế trong đó Nhà nước kiểm soát
toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản
xuất cũng như phân phối về thu nhập.
 Nền kinh tế hỗn hợp: một số lĩnh vực thuộc quyền sở hữu cá nhân và một số lĩnh
vực thuộc sở hữu nhà nước và theo kế hoạch của nhà nước.
 Nền kinh tế theo định hướng nhà nước: nhà nước đóng vai trò quan trọng trong
định hướng hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân các chính sách
nghành và các quy tắc điều hành các hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu
của quốc gia.
2. Tiêu chí đo lường mức độ phát triển:
+ GDP/1 người
+ GDP/1 người đã điều chỉnh ngang bằng sức mua (PPP)
+ Chỉ số phát triển con người (HDI)

3. tác động của môi trường kinh tế đến kinh doanh quốc tế
Khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài, các hoạt động của các doanh nghiệp và tổ
chức kinh tế trở nên ngày càng phức tạp hơn, vì giờ đây, các nhà quản lý phải hoạt động
trong hai môi trường mới: sự tác động của các yếu tố thuộc các quốc gia bên ngoài và
các yếu tố vận động của nền kinh tế thế giới. vì những lý do như vậy, các chính sách
cho những hoạt động kinh tế trong 1 thị trường có thể hoàn toàn không thích hợp với
những hoạt động kinh tế trong 1 thị trường khác. Ngoài việc giám sát thị trường nước
ngoài, các nhà kinh tế phải theo kịp với hoạt động trong môi trường kinh tế thế giới như
các nhóm theo vùng (EU, AFTA) và các tổ chức quốc tế (UN,IMF, ngân hàng thế giới)
24
Tính ổn định hay bất ổn về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng, của
các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung, có tác động trực tiếp đến hoạt động
kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài. Tính
ổn định về kinh tế, trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền
tệ, khống chế lạm phát. Đây là điều các doanh nghiệp rất quan tâm và lo ngại vì nó liên
quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là liên quan đến sự
an ninh của đồng vốn của các doanh nghiệp này ở nước ngoài.
Hệ thống kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng. mỗi một quốc gia trong nền kinh tế toàn
cầu tồn tại dưới một hệ thống kinh tế khác nhau. Hệ thống kinh tế được thiết lập nhằm
phân phối tối ưu nguồn tài nguyên khan hiếm, tạo cho những người sử dụng phải cạnh
tranh với nhau. Dựa trên tiêu thức phân bố các nguồn lực và cơ chế điều khiển nền kinh
tế, có thể phân nền kinh tế thế giới thành các nhóm nước đi theo mô hình kinh tế chỉ
huy. Nếu dựa theo hình thức sở hữu tài sản thì có sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước và
sở hữu hỗn hợp.
* Lấy ví dụ về một công ty để thấy được tác động đó?
Đề 8:
Câu 1; nêu ưu nhược điểm của chiến lược xuyên quốc gia? Lấy ví dụ về một hãng sử
dụng chiến lược này? Hình thức cấu trúc nào phù hợp với chiến lược này?
BL: Chiến lược xuyên quốc gia
Khái niệm: Là việc khám phá kinh tế chi phí dựa trên kinh nghiệm và kinh tế vùng, làm

tất cả để tập trung vào đáp ứng yêu cầu địa phương, tận dụng được các lợi thế từ địa phương
như: nguồn vốn, lao động, các chính sách hỗ trợ…
Ưu điểm
- Có khả năng khai thác kinh tế địa phương
- Có khả năng khai thác đường cong kinh nghiệm
- Thay đổi sản phẩm và marketing đáp ứng yêu cầu địa phương
- Thu lợi ích từ học tập toàn cầu
Nhược điểm: khó khăn trong việc thực hiện về vấn đề tổ chức
Điều kiện áp dụng
Chiến lược xuyên quốc gia tập trung các nỗ lực chuyển giao các kỹ năng và cung cấp theo
nhiều chiều giữa các công ty con trên toàn cầu.
25

×