Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.64 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 34 Tiết 49. Ngày soạn: 24/04/2016 Ngày dạy: 27/04/2016. Bài 43: MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ I. MỤC TIÊU : Qua bài học, học sinh cần đạt được: 1.Kiến thức: - Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền - Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền 2. Kỹ năng: - Sử dụng bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày vị trí giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền. - So sánh một số đặc điểm tự nhiên của ba miền tự nhiên ở nước ta (địa hình, khí hậu...). 3. Thái độ: - Hs có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, … - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip… II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên Bản đồ TNVN,Bản đồ miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ 2.Chuẩn bị của học sinh: SGK, Tập atlat VN. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1.Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số 8A5.................................................., 8A6.................................. 2.Kiểm tra bài cũ : - Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? 3. Tiến trình bài học: Khởi động: Em hãy mô tả những đặc điểm về tự nhiên mà em biết về nơi em đang sống? Địa hình như thế nào, khí hậu ra sao?.... Đó cũng là những điều mà chúng ta cùng quan tâm trong bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1:Xác định vị trí, phạm vi của miền 1. vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ: * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân *Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng hình ảnh trực quan, tự học,… * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT hợp tác… Bước 1: - Xác định vị trí giới hạn của miền trên bản đồ TNVN? So sánh diện tích lãnh thổ của miền với 2 - Vị trí: Từ dãy Bạch Mã đến Cà Mau - Gồm Tây nguyên, duyên hải nam trung miền đã học? bộ và đồng bằng Nam bộ - Vị trí đó ảnh hưởng gì tới khí hậu của miền? Bước 2:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hs trả lời,xác định trên bản đồ. Gv chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của miền * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân , nhóm *Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng hình ảnh trực quan, tự học,… * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT hợp tác… Bước 1: Gv chia lớp thành các nhóm thảo luận. Nhóm 1,2: - Chứng minh miền NTB và Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, có 1 mùa khô sâu sắc? - Giải thích tại sao? ( + Nằm ở vĩ độ thấp => Nhận được lượng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời lớn hơn các vùng phía Bắc + Gió mùa đông bắc bị dãy Bạch Mã chặn lại nên nhiệt độ không bị giảm mạnh => Biên độ nhiệt nhỏ. + Duyên hải NTB: Mùa mưa ngắn, mưa đến muộn (tháng 10,11). Mùa khô do mưa ít nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi lớn vượt xa lượng mưa nên độ ẩm cực nhỏ => Là nơi khô hạn nhất nước ta. + Tây Nguyên Nam Bộ: Mùa mưa dài 6 tháng (tháng 5->10) chiếm 80% lượng mưa cả năm => Mùa khô thiếu nước trầm trọng.) Nhóm 3,4: - Miền NTB và Nam Bộ có những khu vực địa hình nào? - Xác định đọc tên các đỉnh núi cao > 2000m và các cao nguyên badan. Nơi phân bố? Nguyên nhân hình thành khu vực núi và cao nguyên trên? - Xác định vị trí đồng bằng Nam Bộ? Có đặc điểm gì khác với đồng bằng sông Hồng? Nguyên nhân hình thành do đâu? Nhóm 5,6: - Miền NTB và Nam Bộ có những tài nguyên gì? Giá trị kinh tế như thế nào? - Để phát triển bền vững, khi khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên chúng ta phải làm gì? Bước 2: - HS làm việc theo nhóm ,đại diện nhóm báo cáo. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Tìm hiểu những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền. 2. Đặc điểm tự nhiên:. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc.. - Có khu vực núi và cao nguyên Trường Sơn Nam hùng vĩ, đồng bằng Nam Bộ rộng lớn.. - Tài nguyên thiên nhiên phong phú: + Đất đai, khí hậu thuận lợi cho cây trồng phát triển. + Tài nguyên rừng rất phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái, chiếm 60% diện tích cả nước. + Tài nguyên biển rất đa dạng và có giá trị to lớn (biển có nhiều tìm năng thủy hải sản, dầu mỏ, nhiều bãi biển đẹp, có giá trị về giao thông vận tải). 3.Khó khăn, biện pháp bảo vệ:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> -. * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân *Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng hình ảnh trực quan, tự học,… * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT hợp tác… Bước 1: - Nêu những khó khăn do thiên nhiên gây ra ở miền NTB và NB? - Các biện pháp hạn chế những khó khăn này? Bước 2: - Hs trả lời, Gv kết luận,GD ý thức bảo vệ môi trường cho HS.. - Khô hạn kéo dài dễ gây ra hạn hán và cháy rừng. - Bão, lũ lụt gây nhiều thảm họa. - Cần chú trọng bảo vệ môi trường rừng, biển, đất và hệ sinh thái tự nhiên. - Các biện pháp chủ yếu: bảo vệ rừng, chủ động phòng và tránh thiên tai.. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Tổng kết - Gv hệ thống nội dung cơ bản của bài học - Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 3/ T.151/ sgk 2. Hướng dẫn học tập - Học bài,trả lời câu hỏi, bài tập sgk/151 V.PHỤ LỤC VI. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(4)</span>