Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Cac vi du ve bai toan phat trien nang luc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.19 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài 1: Khoai tây được luộc trong một cái xoong nước được đậy vung bằng bếp ga. Sau khi bật bếp ga, đo nhiệt độ nước trong nồi ở các khoảng thời gian liên tiếp. Số liệu được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây: Nhiệt độ (oC). Thời gian (phút). a) Dựa vào đồ thị, mô tả sự thay đổi nhiệt độ của nước trong nồi theo thời gian. b) Năng lượng bếp ga cung cấp trong 5 phút đầu tiên và 15 phút tiếp theo được sử dụng vào việc gì? c) Hãy lí giải tại sao giá trị sau 5 phút đầu tiên nhỏ hơn mong đợi. d) Tính năng lượng cung cấp cho nước và khoai tây trong 5 phút đầu tiên. Khoai tây chủ yếu được cấu tạo từ nước, và có thể coi là khối lượng nước trong nồi là 500g. Người ta cần 4,19kJ để làm 1kg nước tăng 1o C. e) Để đun nóng nước và khoai tây từ 20oC đến 100oC cần 0,018 m3ga. Năng suất tỏa nhiệt của ga là 39MJ/ m3. Tính hiệu suất quá trình đun. f) Khoai tây không được đổ ngập nước. Hãy nêu lí do vì sao chỉ cần dùng lượng nước tối thiểu để luộc. Bài tập có thể đánh giá được: Năng lực thành phần: tính toán, đọc đồ thị, sử dụng ngôn ngữ vật lí.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bài 2. Ở vỏ một thanh sô cô la nặng 100g ghi “Năng lượng: 1100J”. Một người trưởng thành thông thường cần 10 000J cho hoạt động hàng ngày. Liệu có cần thiết ăn 10 thanh Sô cô la mỗi ngày không. Giải thích. Bài 3. Khi thấy Lan chuẩn bị uống sữa lấy từ trong ngăn mát tủ lạnh để uống, Nam nói: “ Lan ơi, bạn đừng uống vì năng lượng sữa đem lại không đủ bù phần nhiệt năng làm làm ấm sữa đâu”. a) Nam đã suy nghĩ như nào khi nói như vậy? b) Từ các thông số dinh dưỡng của một hộp sữa tươi (ảnh dưới) và bằng những tính toán cần thiết để trả lời Nam nói như vậy là đúng hay sai?. Bài tập có thể đánh giá được: tính toán, thu thập, xử lí thông tin.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bài 4. Suối nước nóng là nguồn nước nhiệt độ cao được trữ trong lòng đất. a) Những khu vực nào trên Trái Đất có suối nước nóng. b) Vì sao nước nóng ở một số nơi lại phun trào? c) Nhiệt lượng từ suối nước nóng được sử dụng như nào? Tìm hiểu trong các sách tham khảo hoặc internet và trình bày dưới dạng một tờ báo tường các thông tin thu được. Bài tập có thể đánh giá được: thu thập, xử lí thông tin, trình bày thông tin theo các dạng khác nhau.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài 5. Ông Nam thích tắm trong nước nóng. Đối với ông, nhiệt độ nước khoảng 370 là tốt nhất. Do giá điện tăng, ông Nam muốn tiết kiệm năng lượng bằng cách không tắm trong nước mà tắm trong Glycerin. a) Liệu ý tưởng tiết kiệm điện của ông Nam như vậy có đúng không? b) Nếu câu trả lời là đúng, hãy tính năng lượng ông Nam tiết kiệm được. Nếu câu trả lời là sai, hãy giải thích tại sao?. Bài tập có thể đánh giá được: tính toán, thành tố năng lực đánh giá.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bài 6. Quan sát hình bên và a) Dự đoán quá trình trong đó có thể xảy ra từ hình (a) sang hình (b). b) Kiểm tra dự đoán bằng một thí nghiệm phù hợp. c) Giải thích kết quả thu được bằng thuyết động học phân tử.. Bài tập có thể đánh giá được: ngôn ngữ, năng lực thực nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bài 7. Lan cho rằng, cô ấy có thể làm tắt nến mà không cần thổi hay chạm vào nến mà chỉ cần sử dụng một sợi dây đồng. Để chứng tỏ điều đó Lan cuộn sợi dây đồng xoắn ốc giống hình phễu. a) Để làm tắt nến Lan phải tiếp tục làm như thế nào? b) Kiểm tra dự đoán của mình bằng cách thử làm thí nghiệm. c) Mô tả hiện tượng và giải thích hiện tượng.. Bài tập có thể đánh giá được: năng lực thực nghiệm (dự đoán, thiết kế, tiến hành thí nghiệm), sử dụng ngôn ngữ để lí giải giải thích hiện tượng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×