Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Bài thảo luận đề tài Đánh giá thời cơ marketing của công ty TNHH Cộng Cà Phê tại thị trường Hàn Quốc. Phân tích và đề xuất giải pháp cho chương trình sản phẩm cà phê của công ty để đáp ứng thời cơ marketing đã nhận diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
----------

BÀI THẢO
PHẦN
MARKETING

LUẬN HỌC
QUỐC TẾ

Đề tài: Đánh giá thời
cơ marketing của
công ty TNHH Cộng Cà Phê tại thị trường Hàn Quốc. Phân tích và
đề xuất giải pháp cho chương trình sản phẩm cà phê của công ty để
đáp ứng thời cơ marketing đã nhận diện
Nhóm: 8
Lớp học phần: 2119MAGM0211
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hiền Anh

HÀ NỘI 2021

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................4
Phần I. Giới thiệu về công ty TNHH Cộng Cà Phê..........................................................................5
1.1. Nguồn gốc và quá trình hình thành...............................................................................5
1.2. Sứ mệnh và vị thế.........................................................................................................5


1.3. Các sản phẩm chính và thành tựu đạt được...................................................................5
Phần II: Đánh giá thời cơ marketing của Công ty TNHH Cộng Cà Phê tại thị trường


Hàn Quốc............................................................................................................................................................6
2.1. Phân tích mơi trường tác nghiệp vĩ mơ.........................................................................6
2.2. Phân tích cấu trúc thị trường, nhu cầu thị trường, đặc điểm nhu cầu của thị trường cà
phê tại Hàn Quốc...............................................................................................................12
2.3. Đối thủ cạnh tranh.......................................................................................................15
2.4. Nguồn cung cấp và phương tiện vận chuyển..............................................................17
2.5. Đánh giá thời cơ marketing của Cộng Cà Phê tại Hàn Quốc......................................17
Phần III. Chiến lược marketing của Cộng Cà Phê tại thị trường Hàn Quốc......................18
3.1. Thị trường mục tiêu....................................................................................................18
3.2. Định vị sản phẩm........................................................................................................18
3.3. Mơ hình 7P.................................................................................................................19
Phần IV: Thực trạng chương trình sản phẩm hiện nay của Cộng Cà Phê tại thị trường
Hàn Quốc..........................................................................................................................................................21
4.1. Các thuộc tính của sản phẩm.......................................................................................21
4.2. Bao gói, ghi nhãn, nhãn hiệu.......................................................................................22
4.3. Các dịch vụ.................................................................................................................23
Phần V. Giải pháp cho chương trình sản phẩm của Cộng Cà Phê để đáp ứng thời cơ
marketing trên thị trường Hàn Quốc đã nhận diện.......................................................................25
5.1. Về các thuộc tính của sản phẩm..................................................................................25
5.2. Về nhãn hiệu:..............................................................................................................26
5.3. Về dịch vụ...................................................................................................................26
KẾT LUẬN......................................................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................27

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay, việc mở rộng thị trường sang các thị trường nước
ngoài là xu hướng của rất nhiều doanh nghiệp với mục đích khai phá thị trường, mở rộng
doanh thu và lợi nhuận. Nhưng việc thâm nhập thị trường sẽ gây nhiều khó khăn nếu như
doanh nghiệp khơng có kế hoạch đánh giá thời cơ marketing hiệu quả. Đánh giá thời cơ
2



marketing chính là q trình nhận dạng, phân tích, và lựa chọn những cơ hội của công ty như
các lợi thế cạnh tranh của nó đồng thời cung cấp các thông tin cần cho việc phát triển các
mục tiêu và chiến lược, hoạch định các chính sách và sách lược marketing, thực thi và kiểm
sốt các nỗ lực của cơng ty. Tại Việt Nam, đã có những bước tiến mới trong việc mở rộng thị
trường nước ngồi của các cơng ty Việt những năm gần đây nhưng mỗi công ty đều gặp
những thuận lợi và thách thức riêng. Cộng Cà Phê là cái tên rất quen thuộc đối với tín đồ cà
phê tại Hà Nội, và đã mở rộng vào thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng sự kiện cửa hàng đầu
tiên của hãng được mở ngoài lãnh thổ Việt Nam đã gây xơn xao dư luận trong và ngồi
nước. Hàn Quốc là một quốc gia có nét văn hóa bản sắc Á Đơng có nhiều nét tương đồng
với Việt Nam, vậy thì thị trường Hàn quốc đã đem lại cho Cộng Cà Phê những thời cơ
marketing gì? Chính vì vậy trong bài thảo luận này nhóm 8 quyết định nghiên cứu về đề tài:
Đánh giá thời cơ marketing của công ty TNHH Cộng Cà Phê tại thị trường Hàn Quốc.
Phân tích và đề xuất giải pháp cho chương trình sản phẩm cà phê của công ty để đáp ứng
thời cơ marketing đã nhận diện. Bài thảo luận hi vọng đánh giá chính xác nhất về thời cơ
marketing của cơng ty TNHH Cộng Cà Phê tại thị trường Hàn Quốc và đem lại những giải
pháp marketing hữu ích cho doanh nghiệp.

Phần I. Giới thiệu về công ty TNHH Cộng Cà Phê.
1.1. Nguồn gốc và quá trình hình thành
Câu chuyện của Cộng Cà Phê bắt đầu từ năm 2007 khi Linh Dung – cơ từng là ca sĩ hát ca
khúc “Vì một thế giới ngày mai” tại Sea Games 22 đã có ý tưởng thành lập một cửa hàng cà
phê mang “âm hưởng” của thời bao cấp, từ đó Cộng Cà Phê ra đời. Cửa hàng đầu tiên của
Cộng Cà Phê là một tiệm giải khát nhỏ trên con phố Triệu Việt Vương, cái tên “Cộng” đơn
giản là lấy chữ cái đầu tiên trong câu “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
3


Cộng Cà Phê là một trong những chuỗi cửa hàng cà phê thành công nhất ở Hà Nội với ý

tưởng độc đáo, Cộng Cà Phê đã tái hiện lại cuộc sống của người Hà Nội trong thời kì xã hội
chủ nghĩa trước đây, một sự hoài niệm về những điều xưa cũ. Hiện tại Cộng Cà Phê đã có
mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam và đã mở chi nhánh của quán tại Hàn Quốc và
Malaysia.

1.2. Sứ mệnh và vị thế
- Sứ mệnh: “Sứ mệnh của chúng tơi là khơi dậy trí tưởng tượng và mang đến cho khách
hàng những trải nghiệm cảm xúc khác biệt về Việt Nam. Chúng tôi đang không ngừng sáng
tạo với mục tiêu là tiến xa hơn để mang Cộng đến với thế giới; lan toả và truyền cảm hứng
bằng trái tim của mỗi thành viên.”
- Vị thế: sau 14 năm thành lập Cộng Cà Phê ngày càng khẳng định được chỗ đứng của
mình trên thị trường khơng chỉ nhờ chất lượng của sản phẩm mà còn cả sự sáng tạo, độc đáo
trong cách trang trí, mang đến cho người dùng cảm giác vừa mới vừa hồi niệm.

1.3. Các sản phẩm chính và thành tựu đạt được
- Các sản phẩm chính: Cà phê cốt dừa, bạc xỉu, cà phê đen, cà phê sữa, sinh tố cốt dừa
cacao, sinh tố cốt dừa đậu xanh, trà đào chanh leo, nước trái cây, …
- Thành tựu đạt được:
+ Sau 13 năm kể từ ngày ra mắt, Cộng đã trở thành chuỗi thương hiệu cà phê được rất
nhiều bạn trẻ yêu thích. Hơn 50 tiệm cà phê Cộng ở khắp các thành phố như Hà Nội, Đà
Nẵng, Nha Trang, Hải Phịng đón hàng ngàn lượt khách mỗi ngày. Khơng chỉ "được lịng"
các bạn trẻ, Cộng cũng rất thu hút du khách nước ngoài bởi “concept” ấn tượng, mang đậm
bản sắc Việt Nam. Có thể nói, Cộng chính là thương hiệu cà phê 100% Việt Nam thành công
nhất hiện tại.
+ 31/7/2018 cửa hàng Cộng đầu tiên ở Hàn Quốc khai trương nhận được sự ủng hộ nhiệt
tình của người dân xứ sở kim chi.
+ Ngày 14/11/2019, Cộng Cà Phê tự hào đánh dấu cột mốc tiếp theo trong hành trình
mang ly cà phê Việt Nam cùng tinh thần dân tộc đến với bạn bè quốc tế, bằng cửa hàng đầu
tiên tại đất nước Malaysia.


Phần II: Đánh giá thời cơ marketing của Công ty TNHH Cộng Cà Phê
tại thị trường Hàn Quốc
2.1. Phân tích mơi trường tác nghiệp vĩ mô.
2.1.1. Môi trường kinh tế:
- Năm 2018, thời điểm Cộng Cà Phê chính thức thâm nhập vào Hàn Quốc, các tổ chức
đánh giá kinh tế lớn ở cả trong và ngoài nước đều đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế của
4


Hàn Quốc trong năm 2018. Cụ thể, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo mức tăng trưởng kinh
tế Hàn Quốc năm nay là 2,8%, thấp hơn 0,1% so với dự báo của Chính phủ. Chưa hết, Ngân
hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thậm
chí dự báo tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc chỉ là 2,7%. Tuy nhiên, xét trên cơ sở
năm, kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 3.1%, nhẹ nhàng vượt mức 2% của quý 3/2018 và đánh
dấu mức tăng trưởng nhanh nhất trong 5 quý. Nền kinh tế chứng kiến sự tăng vọt của chi
tiêu Chính phủ, vốn tăng trưởng 3.1% so với quý trước, mức tăng mạnh nhất trong gần 9
năm và giúp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng và vốn. Hàn Quốc vẫn đang là nền kinh tế
lớn thứ 12 thế giới, với tổng giá trị GDP là 2,14 nghìn tỷ USD, GDP đầu người đạt 41,35
nghìn USD năm 2018 (IMF DataMapper). Vì lẽ đó, Hàn Quốc đã trở thành hình mẫu lý
tưởng của một quốc gia phát triển có xuất phát điểm là một trong các nước thuộc “Thế giới
thứ Ba”.
- Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) công bố số liệu sơ bộ cho biết trong năm 2019,
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc tăng 2% so với một năm trước, mức tăng
thấp nhất trong vòng 7 năm, kể từ sau mức 2,3% năm 2012. Là quốc gia phụ thuộc nhiều
vào xuất khẩu, kinh tế Hàn Quốc chịu ảnh hưởng mạnh từ tranh chấp thương mại Mỹ-Trung,
thêm vào đó là mơi trường thương mại tồn cầu xấu đi, ngành chíp bán dẫn hồi phục chậm,
khiến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 2019 ở mức thấp. Trong cả năm 2019, xuất khẩu chỉ tăng
1,5%, tiêu dùng tư nhân tăng 1,9%, đều là những con số thấp nhất kể từ sau năm 2013. Đầu
tư thiết bị và xây dựng đều giảm, chỉ có tiêu dùng Chính phủ tăng 6,5%.
- Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến cho nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng âm lần

đầu tiên trong vòng 22 năm qua, ở mức -1%, kể từ khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1998 (5,1%). Kim ngạch xuất khẩu Hàn Quốc tăng 5,2% tập trung vào lĩnh vực chíp bán dẫn và
chế phẩm hóa học. Kim ngạch nhập khẩu tăng 2,1% chủ yếu ở lĩnh vực máy móc và thiết bị.
Ngược lại, tiêu dùng tư nhân giảm 1,7% do dịch vụ như nhà hàng ăn uống, nhà nghỉ, vận tải
và tiêu dùng hàng hóa thực thẩm đều bị co hẹp.
 Bất chấp cú sốc từ đại dịch COVID-19, nền kinh tế Hàn Quốc vẫn hoạt động tương đối
tốt trong năm 2020 nhờ xuất khẩu mạnh mẽ. Sự phục hồi sớm của kinh tế Trung Quốc đã
góp phần tăng khối lượng thương mại toàn cầu, và xuất khẩu của Hàn Quốc cũng được
hưởng lợi. Trong năm 2021, việc các nền kinh tế lớn phục hồi, và khả năng Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình thăm Seoul có thể mang lại hiệu ứng tích cực với kinh tế Hàn Quốc.
Theo đó, nếu chuyến thăm của ơng Tập Cận Bình trở thành hiện thực, quan hệ Hàn-Trung
dự kiến có thể khôi phục lại như trước năm 2016, thời điểm quan hệ song phương xấu đi khi
Seoul đồng ý cho Washington triển khai tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm trung cao (THAAD)
tại Hàn Quốc. Theo đó, kinh tế Hàn Quốc có thể tăng trưởng nhẹ trong năm 2021. Chính phủ
và các tổ chức trong và ngồi nước dự đốn GDP của Hàn Quốc sẽ tăng trưởng từ 2,5% đến
3,3% trong năm nay. Bên cạnh đó, việc Hàn quốc khơng ngừng mở rộng hợp tác quốc tế, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài khi đến Hàn quốc nhằm mang đến sức
5


sống mới cho nền kinh tế và thúc đẩy phát triển xã hội, cùng với sự tạo điều kiện từ phía
Chính phủ Hàn Quốc cũng đã tạo cơ hội cho Cộng Cà Phê có thể phát triển ở Hàn Quốc.
2.1.2. Mơi trường văn hóa – xã hội:

 Con người:
Hàn Quốc được mệnh danh là “Quốc gia một dân tộc”. Từ xa xưa Hàn Quốc đã là một
quốc gia chỉ có một dân tộc duy nhất. Gần đây do có nhiều người nước ngồi nhập cư nên
Hàn Quốc đang chuyển mình theo xu hướng một quốc gia đa dân tộc nhưng về cơ bản vẫn
mang đặc điểm của một quốc gia dân tộc đơn nhất. Với xu thế này, chủ nghĩa dân tộc cực
đoan đã từng tồn tại ở Hàn Quốc đang dần dần biến mất, thay vào đó là ý thức tiếp nhận
người nước ngồi một cách tích cực và cởi mở hơn.

 Điều này giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài như Cộng Cà Phê bớt gặp phải rủi ro
phân biệt khi tham gia vào thị trường Hàn Quốc.

 Tơn giáo:
Văn hóa Hàn Quốc quy tụ nhiều thành phần tơn giáo khác nhau và hình thành nên cách
suy nghĩ và ứng xử của con người. Trong đó, đạo Shaman vẫn là một phần quan trọng trong
đời sống tinh thần cũng như văn hóa của người Hàn quốc. Đạo này tin vào sự tồn tại của linh
hồn và có nhiều nét mê tín dị đoan với hình ảnh vị pháp sư kết nối sự sống sự sống với thế
giới tâm linh nơi người chết an nghỉ. Ngoài ra, đạo Khổng, đạo Phật, đạo Thiên Chúa là
những đạo giáo du nhập vào Hàn quốc các đạo giáo này cùng tồn tại trong cuộc sống tinh
thần của xã hội Hàn quốc và làm cho cuộc sống của con người có chỗ dựa trước xu thế vật
chất và sự xô bồ của thời đại ngày nay mà nền kinh tế thị trường mang lại.
 Hàn Quốc đảm bảo tự do tôn giáo, tại đây, tơn giáo tín ngưỡng và các hoạt động liên
quan được tự do phát triển mạnh mẽ. Sự hòa hợp giữa các tôn giáo ở Hàn Quốc tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhóm doanh nghiệp đa tơn giáo khi tham gia vào thị trường Hàn Quốc khi
mà thị trường này có thể đảm bảo cho được sự an tồn khi tránh được xung đột tơn giáo.
 Dân số:
Tính đến 2020, dân số Hàn quốc khoảng hơn 51 triệu người, và mật độ dân số là
527người/km2, tốc độ tăng trưởng là 0,44% (đứng thứ 19 trên thế giới). Dân số Hàn quốc
đang già đi theo từng năm và tạo thành tháp dân số hình chng. Điều này có nghĩa việc
phân nhóm khách hàng rất rõ rệt và nhóm khách hàng chiếm số lượng lớn sẽ là lực lượng
làm ra của cải cho xã hội và đồng thời nhu cầu tiêu dùng cũng rất cao không chỉ về mặt số
lượng mà còn cả về mặt chất lượng sản phẩm và các dịch vụ.
 Ngơn ngữ:
Tất cả người Hàn đều nói và viết chung một ngôn ngữ, các phương ngữ khác trừ tỉnh
Jedudo đều khá giống với ngơn ngữ chuẩn do đó sự khác biệt về tiếng địa phương sẽ không
6


phải là khó khăn quá lớn cho các nhà marketing nếu họ tiến hành hoạt động marketing trên

nhiều địa phương khác nhau của Hàn Quốc.
 Giáo dục:
Người Hàn có truyền thống coi trọng giáo dục, họ coi đây là phương tiện để hoàn thiện
con người và phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội. Ngày nay, Hàn Quốc tự hào là một trong
những nước có tỷ lệ dân số biết chữ cao nhất trên thế giới. Trình độ học vấn cao chính là một
yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh mà đất nước này đạt được
trong ba thập kỷ qua. Những nhà tiền bối chung tay xây dựng đất nước Hàn Quốc từ sự
nghèo nàn sau chiến tranh đã đề cao việc học và khiến cho việc đề cao giáo dục và học tập
ăn sâu vào tư tưởng người dân Hàn ngày nay.
 Truyền thống, phong tục, tập quán:
Người Hàn Quốc có truyền thống gia đình có ba, bốn thế hệ sống dưới cùng một mái nhà,
cũng có thái độ trọng nam khinh nữ nhưng giờ đây nền kinh tế phát triển đã làm cho đời
sống xã hội sôi nổi và phức tạp hơn, những gia đình hạt nhân với hai vợ chồng đã trở nên
phổ biến. Trong xã hội Hàn họ rất kính trọng bố mẹ, cấp trên; có trách nhiệm với gia đình,
trung thành với bạn bè, khiêm tốn, thật thà và có tác phong nhã nhặn lịch sự. Khía cạnh quan
trọng nhất trong xã hội Hàn Quốc chính là sự nhận thức được vị trí của mình trong xã hội
cũng như công việc. Hiện nay Hàn quốc là một trong những nước cho chi phí tiêu dùng đắt
đỏ nhất trên thế giới sau Nhật nhưng hơn Singapore, Mỹ, và một số nước Châu âu. Chi phí
cho mọi hoạt động thậm chí cho cả việc nghiên cứu thị trường cũng cao hơn hẳn.
 Phân tầng xã hội ở Hàn Quốc:
Sự phân cực giàu nghèo ngày càng rõ ràng. Điều đó thể hiện như sau số người nghèo tại
Hàn Quốc ngày một tăng, trong khi số người thuộc tầng lớp trung lưu đang co lại, số người
giàu lại nhiều hơn bất kỳ lúc nào. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, hệ thống an sinh xã hội ở
Hàn Quốc chưa đủ mạnh để hỗ trợ số người nghèo đang ngày một gia tăng. Mức phí thất
nghiệp thấp, và hồn tồn khơng có bất kỳ chương trình tái đào tạo nghề nghiệp nào. Điều
này cho thấy không phải Hàn quốc là một nơi để có thể dễ dàng cho các nhà làm marketing
tìm cách thâm nhập vào ngày nhóm khách hàng cao cấp, ngược lại một thị trường yêu cầu
hàng hóa giá rẻ đang là một lực lượng khách hàng hấp dẫn.

 Văn hóa sử dụng cà phê của người Hàn Quốc: trong cộng đồng Nước Hàn văn

minh, câu nói xã giao thường gặp nhất khơng phải là “Chúng ta nói chuyện nhé” mà là
“Chúng ta tìm quán cà phê nào nhé”. Cà phê phong cách Nước Hàn với đặc trưng thân mật
và gần gũi, cởi mở, dễ gần và tinh tế. Hơn thế nữa, người Nước Hàn cũng rất chú tâm quan
trọng vẻ đẹp hình thức, cà phê hợp khẩu vị thơi chưa đủ, cịn phải tơ vẽ trang trí ưa nhìn &
khơn khéo. Gu cà phê của mình khơng hẳn là cà phê nguyên chất, họ không ưa vị đắng &
đậm đà như người nước Nhật. Người Hàn Quốc hầu hết thích cà phê sữa, thậm chí cịn nhiều
sữa, tạo mùi thơm, vị béo. Có lẽ rằng khẩu vị ấy có chút giống với những người Mỹ, mặc dù
có bị ảnh hưởng thì người Hàn vẫn biết phương pháp làm cho bản thân mình trở nên độc lạ.
7


2.1.3. Mơi trường chính trị - pháp luật:

 Mơi trường chính trị:
Hàn Quốc là quốc gia khá bình ổn về chính trị. Việc tìm hiểu và tn thủ những quy định
về pháp lý trở thành tiêu chí bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị
trường Hàn Quốc, buộc Cộng Cà Phê phải thích nghi với chúng. Thêm vào đó, việc Chính
Phủ Hàn Quốc ngày càng có các biện pháp mạnh tay để phòng chống tham nhũng càng củng
cố thêm niềm tin cho các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia thị trường Hàn Quốc.
Nước CHXHCN Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao
ngày 22/12/1992. Trải qua gần 30 năm, quan hệ hai nước đã phát triển nhanh chóng với hai
lần nâng cấp từ quan hệ “Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21” lên quan hệ “Đối tác hợp tác
chiến lược”. Thời gian qua, quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc đã có những bước phát triển tích
cực trên nhiều lĩnh vực như chính trị, đầu tư, thương mại và du lịch. Đặc biệt việc kí kết các
hiệp định thương mại tự do trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Asean – Hàn quốc,…
đã tạo các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của Việt Nam, bao gồm cả Cộng Cà Phê có
thể dễ dàng xâm nhập vào thị trường Hàn Quốc.

 Mơi trường pháp luật:
Hàn Quốc có một chính phủ được chia thành ba nhánh tách biệt: hành pháp, tư

pháp và lập pháp. Các cơ quan hành pháp và lập pháp hoạt động chủ yếu ở cấp quốc gia,
mặc dù các bộ khác nhau trong ngành hành pháp cũng thực hiện các chức năng địa phương.
Chính quyền địa phương là bán tự trị, và có các cơ quan hành pháp và lập pháp của riêng họ.
Ngành tư pháp hoạt động ở cả cấp quốc gia và địa phương. Khác với Việt Nam chỉ có một
Đảng duy nhất lãnh đạo thì ở Hàn Quốc lại có khá nhiều Đảng, vì vậy khi phân phối các sản
phẩm của mình thì Cộng Cà Phê cần có chính sách phân phối thích hợp khi mà họ đang đưa
các sản phẩm của mình vào chuỗi của hàng tiện lợi của Hàn Quốc như 7-eleven.
Các quy định về chứng từ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu: cần phải có hóa đơn thương
mại, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ và các giấy chứng nhận đặc biệt
khác.
Quy định về nhãn mác đối với hàng thực phẩm: cần đầy đủ thông tin như tên sản phẩm,
loại sản phẩm, tên và địa chỉ nhà nhập khẩu và địa chỉ nơi hàng hóa có thể được gửi trả,
ngày tháng năm sản xuất, nội dung, tên nguyên liệu, chất dinh dưỡng, những tiêu chuẩn ghi
hãn chi tiết đối với thực phẩm bao gồm thông tin cảnh báo, tiêu chuẩn chất lượng khi sử
dụng hoặc bảo quản, nhiệt độ bảo quản...Tất cả đều phải đúng với nội dung đã đăng kí và
được cấp phép bởi các cơ quan có thẩm quyền.
Hàn Quốc cấm nhập khẩu một số hàng hóa thuộc diện cần phải đảm bảo an tồn cơng
cộng, an tồn mơi trường và an tồn lao động cũng như các lý do liên quan đến văn hóa.
Việc Cộng Cà Phê khi tham gia vào thị trường Hàn Quốc bắt buộc phải tuân theo luật pháp
nơi đây.
8


2.1.4. Môi trường tự nhiên – công nghệ

 Môi trường tự nhiên:
Về địa lý, Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, một bán đảo trải dài 1000km từ bắc tới
nam, ở phần đông bắc của lục địa châu Á, nơi hải phận của bán đảo tiếp giáp với phần cực
tây của Thái Bình Dương. Phía bắc bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga. Phía đơng của
bán đảo là Biển Đông, xa hơn nữa là nước láng giềng Nhật Bản. Dãy Taebeaksan chạy suốt

chiều dài bờ biển phía đông, nơi những con song của Biển Đông đập mạnh vào núi đã tạo ra
các vách đá dóc và các bãi đá. Sườn phía tây và phía nam bán đảo bằng phẳng hơn, với
những vùng đồng bằng và rất nhiều đảo ở ngoài khơi tạo thành những vịnh nhỏ. Bán đảo nổi
bật với nhiều ngọn núi và dòng song kỳ vỹ, vì vậy người Hàn thường ví đất nước mình như
một tấm gấm thêu đẹp. So với quy mô lãnh thổ, bán đảo Triều Tiên có số lượng sơng suối
tương đối lớn. Hệ thống đường thủy này đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc hình
thành lối sống của người Hàn và trong cả công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Sơng
Hanyang chảy ngang qua Seoul, thủ đơ của Hàn Quốc, được coi là con đường sinh mệnh cho
dân cư tập trung đông đúc ở khu vực trung tâm của đất nước Hàn Quốc ngày nay, như nó đã
giúp cho dân cư các vương quốc cổ đại phát triển dọc theo hai bờ sông. Bao quanh 3 mặt của
bán đảo, đại dương đóng một vai trị quan trọng đối với cuộc sống của người Hàn từ ngàn
xưa và đã góp phần vào sự phát triển ngành cơng nghiệp đóng tàu và kỹ năng hàng hải.
Về khí hậu, Hàn Quốc có bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân và mùa thu khá ngắn, mùa hè nóng
và ẩm ướt, mùa đơng thì lạnh, khơ và tuyết rơi nhiều, đặc biệt là các khu vực miền núi,
không phải dọc theo bờ biển phía nam. Khí hậu cũng khác nhau tại các vùng trên đất nước.
Vào đầu xuân, Hàn Quốc thường có cát, bụi vàng do gió cuốn về từ các sa mạc phía bắc
Trung Quốc. Nhưng vào giữa tháng Tư, đất nước được hưởng một thời tiết êm dịu với núi và
cánh đồng ngập màu sắc rực rỡ của các loài hoa dại. Đây là lúc người nông dân chuẩn bị
gieo mạ cho vụ lúa hàng năm. Với khơng khí khơ và bầu trời trong xanh như pha lê, mùa thu
là mùa mà tất cả người Hàn đều yêu thích. Phong cảnh nông thôn đẹp khác thường với
những màu sắc đa dạng. Mùa thu là mùa gặt hái, cũng là mùa của những lễ hội dân gian bắt
nguồn từ phong tục tập quán của nhà nông từ thời xa xưa.
Tài nguyên thiên nhiên phong phú, gồm than, vonfam, than chìm, molyp đen, chì, tiềm
năng thủy điện, nguồn đá vơi vơ tận để chế biến xi măng. Diện tích canh tác eo hẹp.

 Môi trường công nghệ:
Công nghệ cũng là yếu tố ảnh hường rất quan trọng đến thị trường cà phê tại Hàn Quốc.
Vượt qua mọi khó khăn, thử thách, quyết vươn lên sánh kịp với các quốc gia có nền cơng
nghệ hiện đại, người Hàn ngày nay được cả thế giới ngả mũ nể phục về những thành tựu mà
họ đã đạt được trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cao. Sự thay đổi công nghệ tăng tốc,

những cơ hội đổi mới vô hạn, ngân sách nghiên cứu và phát triển lớn, sự tập trung vào
những cải tiến nhỏ và khám phá lớn, sự điều tiết trong quá trình thay đổi cơng nghệ. Cơng
nghệ phát triển là nền tảng, địn bẩy thúc đẩy kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng nhanh chóng
9


trong thời gian qua. Chính sách đầu tư cơng nghệ, chất xám phục vụ sản xuất tạo ra sản
phẩm chất lượng cao để xuất khẩu không chỉ thu được nguồn ngoại tệ lớn mà đời sống của
người dân cũng đi lên theo.
2.1.5. Môi trường thương mại:
Hàn Quốc là một cường quốc kinh tế, năm 2018 đang là nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế
giới. Ngoài ra, đất nước này đứng thứ 6 thế giới về dự trữ ngoại hối, đây là thị trường xuất
nhập khẩu rất phong phú. Những rào cản môi trường của Hàn Quốc ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động thương mại của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các biện pháp phi
thuế quan của Hàn Quốc đối với Việt Nam đơn giản. Việt Nam và Hàn Quốc đều đã tham
gia Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), theo đó hai nước dành cho
nhau nhiều ưu đãi về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ. Hiệp định AKFTA được triển
khai đồng bộ là một nhân tố tích cực giúp cải thiện trao đảo thương mại song phương giữa
Việt Nam – Hàn Quốc, khiến cho xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng. Hàn Quốc tiến hành dỡ
bỏ các rào cản trong các hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ, cơng nghệ, sở hữu trí tuệ
giữa các nước và lãnh thổ trên phạm vi khu vực cùng với sự hình thành và tăng cường các
quy định, nguyên tắc, luật lệ chung với cơ chế tổ chức để điều chỉnh và quản lý các hoạt
động, giao dịch kinh tế quốc tế theo hướng tự do hóa là động lực quan trọng thúc đẩy q
trình tồn cầu hóa.
Các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập vĩnh viễn tại Hàn Quốc phải trả thuế cho
thu nhập có nguồn gốc từ Hàn Quốc của họ. Các cơng ty nước ngồi tạo ra thu nhập kiếm
được ở Hàn Quốc mà khơng có một thiết lập vĩnh viễn ở trong nước có trách nhiệm nộp thuế
trong phạm vi 2% và 20%. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài này, tiền lãi kiếm được
trong phạm vi Hàn Quốc hút thuế bằng 11% doanh thu hoặc 22% lợi nhuận. Với chính sách
thống nhất và bình đẳng nên môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn nhiều so với trước nên

Hàn Quốc là một thị trường rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài về mặt dịch vụ.
Cùng với xu hướng mở của hội nhập nhằm mục đích truyền thụ kinh nghiệm phát triển cơng
nghiệp của mình, giúp quốc gia đối tác xây dựng nền hạ tầng cơng nghiệp, từ đó cải thiện thị
trường, đặc biệt là khi đất nước này là một thành viên của WTO. Hệ thống pháp lý, hàng rào
hạn ngạch thuế quan của Hàn Quốc đã và đang tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp
thâm nhập đầu tư. Thị trường cà phê Hàn Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu và Việt
Nam lại được biết đến là nước xuất khẩu cà phê chất lượng cao. Thuế nhập khẩu thấp và
miễn thuế tiêu thụ đặc biệt khi xuất khẩu sang Hàn Quốc.

2.2. Phân tích cấu trúc thị trường, nhu cầu thị trường, đặc điểm nhu cầu của thị
trường cà phê tại Hàn Quốc
2.2.1. Cấu trúc thị trường cà phê:
 Mức độ tập trung của người bán và người mua:
Số lượng ly cà phê tiêu thụ bình quân đầu người ở Hàn Quốc qua các năm tăng không
ngừng. (Theo Tổ chức cà phê thế giới, Hàn Quốc là nước tiêu thụ cà phê lớn thứ 11 trên thới
10


giới, năm 2016 tiêu thụ cà phê trung bình mỗi người Hàn Quốc đã tăng lên gấp đôi từ năm
1990, đạt 2,3kg mỗi người. Tính trung bình mỗi người dân Hàn Quốc uống khoảng 311 cốc
cà phê năm 2016, tăng 7% so với năm 2012) Thị phần của các hãng sản phẩm được mở rộng
(Số cửa hàng cà phê chuyên biệt và cửa hàng tiện lợp có bán cà phê tăng lên gấp 3 lần trong
khoảng thời gian từ 2011 đến 2015 đạt khoảng 49,600 cửa hàng, năm 2016 có khoảng
12,300 cửa hàng cà phê chuyên biệt).
Theo Cục Xuất nhập khẩu, 10 tháng năm 2019, Hàn Quốc nhập khẩu cà phê từ 72 quốc
gia và vùng lạnh thổ trên thế giới. Trong đó, Brazil là nguồn cung cấp cà phê lớn nhất cho
Hàn Quốc với lượng đạt 27.6 nghìn tấn, trị giá 68.76 triệu USD, tăng 8.8% về lượng, nhưng
giảm 4.3% về trị giá so với tháng 10 năm 2018.
Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc tăng từ 19.1%
trong 10 tháng năm 2018, lên 19.8% trong 10 tháng năm 2019.

Việt Nam là nguồn cung cấp cà phê lớn thứ hai cho Hàn Quốc, đạt 25.13 nghìn tấn, trị giá
43.6 triệu USD, giảm 0.7% về lượng và giảm 11.1% về trị giá so với cùng kì năm ngối.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm từ 19%
trong 10 tháng năm 2018, còn 18.1% trong 10 tháng năm 2019.
Tuy thị phần cà phê Việt Nam đứng thứ 2 tại Hàn Quốc, người tiêu dùng nước này hầu
như chưa biết đến các thương hiệu cà phê Việt Nam.
Hiện Hàn Quốc nhập khẩu chủ yếu chủng loại cà phê rang, chưa khử caffeine từ Việt
Nam, còn chủng loại cà phê chế biến chiếm tỉ trọng rất thấp.
Người bán: Số lượng nhà cung cấp trên thị trường có quy mơ lớn sẽ tạo áp lực cạnh
tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cà phê. Hiện trên thị
trường Việt Nam, có rất nhiều nhà cung cấp nguồn cà phê thô và đã qua chế biến để xuất
khẩu, trong số đó có một số nhà cung cấp lớn như Trung Nguyên, Vinacafe, Mê Trang…
Đây đều là những nhà cung cấp chuyên nghiệp, ổn định và đảm bảo chất lượng. Mặt khác,
ngành xuất khẩu cà phê phải tuân theo giá cà phê thế giới nên các nhà cung cấp khơng có
quyền thương lượng giá. Ở nước ta, nguồn cà phê được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đà Lạt, Đăk
Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum… thuộc khu vực Tây Ngun, vì khu vực này có khí hậu
11


và thổ nhưỡng thích hợp với cây cà phê. Các nhà cung cấp chỉ tập trung mật độ cao, tạo
thành khu vực chun mơn hóa ngành cao, nhưng đồng thời cũng có nhiều bất lợi, nếu khu
vực gặp rủi ro (hạn hán, mưa bão, mất mùa…) sẽ ảnh hưởng mạnh vì thiếu nguồn cung ứng
thay thế và khơng đảm bảo được chất lượng.
Người mua: Khách hàng ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh
của ngành. Khách hàng được phân làm 2 nhóm:
- Khách hàng lẻ: là các khách hàng mua cà phê để chế biến và sử dụng trực tiếp, thường là
các thương hiệu cà phê, tiêu thụ số lượng lớn cà phê như Starbuck, Coffee Bean and Tea
Leaf… Khi mang thương hiệu Việt vào thị trường Hàn Quốc thì khách hàng lẻ chính là
người mua và sử dụng cà phê đã chế biến.

- Nhà phân phối: các nhà nhập khẩu, thu mua và phân phối hạt và cà phê thô hoặc đã qua
chế biến…
Cả hai nhóm đều ảnh hưởng đến
doanh nghiệp về giá cả, chất lượng
sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính
họ là người điều khiển cạnh tranh
trong ngành thông qua quyết định
mua hàng.
Quy mô thị trường cà phê Hàn
Quốc sẽ đạt 6.8 nghìn tỷ won (5,76
tỷ USD) vào cuối năm 2019, theo
một báo cáo do Viện nghiên cứu
Hyundai công bố.
Báo cáo cho biết người Hàn Quốc,
trên 20 tuổi, đã uống tổng cộng 353
tách cà phê mỗi người vào năm
2018.

12


Tổng lượng tiêu thụ cà phê ở Hàn Quốc từ năm 2013 đến năm 2019 (tính theo 1.000 bao)
 Điều kiện gia nhập thị trường:
Mật độ các quán cà phê ở Seoul khá đậm đặc, khiến mọi người dễ dàng bị hoa mắt bởi
biển hiệu của các chuỗi cà phê và bánh ngọt, đa dạng từ tên tới phong cách bài trí. Từ
Holly’s Ediya, Angels in Us, Tous Les Jours, Paris Baguette, Caffé Bene… Các chuỗi cà
phê, bánh ngọt này đối diện nhau hoặc chỉ cách nhau một vài nóc nhà. Đi sâu vào trong các
ngách nhỏ là các quán cà phê mang phong cách Hàn hơn, thay vì phong cách công nghiệp
kiểu Mỹ như các chuỗi Starbucks nằm lẻ loi ở góc phố.
 Chuỗi Cộng Cà Phê của Việt Nam đã chính thức chen chân vào các con phố đó. Thơng

qua hình thức nhượng quyền, Cộng Cà Phê tại Seoul đặt tại thành phố Yeonnam-dong được
xem là tụ điểm thu hút giới trẻ Hàn Quốc.
 Bản chất của sản phẩm cung ứng:
Sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam thiếu thương hiệu, nên chưa được người tiêu
dùng nước ngồi biết đến, mà phải thơng qua các doanh nghiệp trung gian nước ngồi hoặc
gia cơng chế biến cho các thương hiệu nổi tiếng của nước ngồi.
Chỉ một số ít bộ phận người dân Hàn Quốc biết đến thương hiệu cà phê hòa tan G7 của
Việt Nam.
“Điều này cho thấy, chưa có nhiều doanh nghiệp cà phê Việt Nam xây dựng được thương
hiệu tại thị trường Hàn Quốc, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các đối thủ nước ngoài tại thị
trường này rất gay gắt. Do đó, cần thiếu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giới
thiệu, quảng bá và tuyên truyền sản phẩm cà phê đã qua chế biến của Việt Nam tới người
13


dân Hàn Quốc. Đồng thời, cải tiến bao bì hấp dẫn và nắm đúng thị hiếu, thẩm mỹ của người
dân Hàn Quốc”, Cục Xuất nhập khẩu nhận định.
Về đồ uống và khẩu vị cà phê, đa số người Hàn thích hương vị nhạt, hoặc nhiều sữa như
Cappuchino. Chỉ một số ít ưa thích cà phê thực thụ thì thường tìm thương hiệu cà phê cao
cấp. Tuy nhiên, họ khơng thích cà phê xay sẵn, mà còn nguyên hạt khi đến cửa hàng mới xay
và pha chế. Ngoài ra, giới trẻ thường thích uống loại cà phê đen khơng đường bỏ nhiều đá
rồi đem đi đường để vừa đi vừa thưởng thức.
Trong quá khứ, thị trường nội địa Hàn Quốc bị chi phối bởi các loại cà phê hỗn hợp hòa
tan. Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của những chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks và Coffee
Bean & Tea Leaf vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, thị trường này đã bước
sang một trang mới.
2.2.2. Đặc điểm nhu cầu thị trường cà phê ở Hàn Quốc:
- Người tiêu dùng Hàn Quốc rất quan tâm đến sức khỏe. Với họ cà phê đen có lợi ích cho
sức khỏe nên họ chuyển sang dùng cà phê đen nhiều hơn, cà phê hịa tan có xu hướng giảm.
Nhưng người Hàn Quốc lại ưa loại cà phê đã khử cafein, cà phê chưa khử cafein không phổ

biến ở Hàn Quốc.
- Người tiêu dùng cũng ưa thích hương vị đậm, các quán cà phê ở Hàn Quốc tự hào rằng cà
phê của họ có hương vị nồng đậm nhất thế giới.
- Hương vị và giá cả là hai điểm người tiêu dùng Hàn Quốc rất quan tâm khi chọn mua cà
phê.
- Người tiêu dùng Hàn Quốc cũng khá trung thành với thương hiệu họ đã chọn.

2.3. Đối thủ cạnh tranh
a) Các sản phẩm cạnh tranh:
Một số sản phẩm cạnh tranh của cà phê tại Hàn Quốc như:
 Trà: Cũng như nhiều quốc gia Châu Á khác như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,
người dân “xứ sở Kim Chi” biết đến cà phê khá muộn so với những “cái nôi” của cà phê trên
thế giới. Thời kỳ đó, trà là thức uống phổ biến và rất được ưa chuộng ở Hàn Quốc nói riêng
và các quốc gia Châu Á nói chung, tạo thành nghệ thuật trà đạo đến bây giờ vẫn rất thịnh
hành. Trà là một trong những sản phẩm cạnh tranh phải kể đến đầu tiên của cà phê tại Hàn
Quốc.
 Trà sữa: Trà sữa khơng chỉ là một món thức uống hàng ngày mà nó cịn trở thành
“cơn sốt” được u thích tại nhiều quốc gia, trong đó có Hàn Quốc. Tại Seoul, có 4 tiệm trà
sữa nổi tiếng (Gongcha, Cofioca, Amasvin, Happy Lemon) rất thu hút và là địa điểm vui
chơi, hẹn hò, gặp gỡ của giới trẻ Hàn Quốc vào mỗi dịp cuối tuần. Ngoài ra, rất nhiều du học
sinh còn chọn đây là nơi đặt chân đầu tiên khi tới xứ kim chi.
14


 Sữa tươi: Bất cứ ai cũng biết đến những lợi ích tuyệt vời của sữa tươi đối với làn da
và sức khỏe. Đặc biệt ở vùng đất luôn chú trọng đến sắc đẹp như Hàn Quốc thì các sản phẩm
sữa tươi vơ cùng được ưa chuộng, nó xuất hiện trong mọi bữa ăn trong gia đình của người
dân Hàn Quốc. Đây cũng là một sản phẩm cạnh tranh đáng kể của cà pê.
 Ngũ cốc: Bột ngũ cốc tại Hàn Quốc cũng là đối thủ đáng gờm của cà phê. Ngũ cốc có
rất nhiều lợi ích về mặt dinh dưỡng đối với con người. Vì vậy, tại Hàn Quốc, ngũ cốc cũng

rất được ưa chuộng.
 Một vài sản phẩm khác: Cacao, các loại thức uống sinh tố, nước ép, các loại nước
ngọt đóng chai,… cũng là những sản phẩm được chú ý với người dân Hàn Quốc.
b) Đối thủ cạnh tranh:
Ở Hàn Quốc có nhiều loại hình qn cafe ít thấy ở những quốc gia khác. Từ “quán cafe
dịch vụ cưới” cho đến “quán cafe bói bài”, “quán cafe chơi game”,… Một số đối thủ cạnh
tranh của Cộng Cà Phê tại Hàn Quốc phải kể đến như:
 Starbucks Coffee: Cửa hàng Starbucks lớn nhất Hàn Quốc đã chính thức khai trương
vào ngày 24/07/2020, thu hút sự chú ý của rất nhiều người khơng chỉ bởi diện tích lớn mà
cịn vì kiến trúc 3 tầng đặc biệt hồnh tráng với tầm nhìn đẹp như tranh vẽ ra sơng Nam Hàn.
Starbucks cũng là cửa hàng của tập đoàn nước ngoài tại Hàn Quốc như Cộng Cà Phê. Vì
vậy, Starbucks là tên cần kể tới đầu tiên trong những đối thủ cạnh tranh của Cộng Cà Phê.
 Internet Café: Internet Cafe, hay cịn có tên gọi khác là “PC bang” có khởi nguyên
ban đầu là các quán cà phê điện tử, mở cửa và tồn tại trong giai đoạn các năm từ 1988 đến
1991. Quán cà phê điện tử đầu tiên được mở cửa gần trường Đại học Hongik, sử dụng các
máy tính 16 bit và kết nối bằng đường dây điện thoại. Vào thời điểm đó, các quán cà phê
điện tử chỉ phục vụ chủ yếu cho người dân ở khu vực lân cận, chưa được biết đến một cách
rộng rãi. Phải đến tháng 04/1994 thì quán Internet Cafe đầu tiên mới được mở ra, mang tên
BNC, nằm ở quận Seocho. Đặc thù PC bang lần đầu tiên được xuất hiện, mang những nét
độc đáo và thu hút được sự chú ý của đông đảo người dân.
 A Twosome Place: Là một trong những hãng cà phê nổi tiếng nhất nhì tại Hàn Quốc,
A Twosome Place được lấy cảm hứng từ những quán cà phê ở Châu Âu, nơi văn hóa quán cà
phê đang nở rộ. Là một thương hiệu cà phê chuyên biệt, A Twosome Place đã giới thiệu một
dịch vụ mà lần đầu tiên trong ngành khách hàng có thể tự lựa chọn loại hạt cà phê của riêng
mình, dẫn đầu khẩu vị của khách hàng, cùng những gợi ý về món tráng miệng có hương vị
tinh tế và sành điệu.
 Café A Room – Quán Cafe Ở Seoul: Đây là quán cà phê ở Seoul đang rất “hot” thời
gian gần đây. Tông màu chủ đạo của quán là nâu và trắng lên ảnh bao đẹp. Đồ uống đặc
trưng của các quán cà phê tại Hàn Quốc là cà phê pha máy, bán chạy nhất là Latte và Flat
white. Cafe a room chính là một quán cà phê mà bạn không thể bỏ qua,… Những quán cà

phê nổi tiếng như này cũng chính là những đối thủ mà Cộng Cà Phê không thể không kể tới.
15


 Những đối thủ cạnh tranh khác: Ediya Coffee, The Coffee Bean, Paik’s Coffee,
Hollys Coffee,… Tất cả đều là những đối thủ cạnh tranh nặng kí của Cộng Cà Phê tại Hàn
Quốc.

2.4. Nguồn cung cấp và phương tiện vận chuyển
Cộng Cà Phê vươn ra thị trường Hàn Quốc bằng phương thức kinh doanh nhượng quyền
thương hiệu. Nhượng quyền thương hiệu là hoạt động thương mại theo đó bên nhượng
quyền (Cộng Cà Phê) cho phép và yêu cầu bên nhận quyền (đại lý hợp tác bên Hàn Quốc) tự
mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định. Tuy
nhiên, từ nguyên liệu, đồ dùng, phong cách trang trí quán đến cả nhân viên bên Hàn Quốc
đều được Cộng tự chuẩn bị và đào tạo bài bản.

2.5. Đánh giá thời cơ marketing của Cộng cà phê tại Hàn Quốc
- Mặc dù tiềm năng kinh tế Hàn Quốc những năm tiếp theo sẽ gặp một số thử thách, khó
khăn nhưng lại khơng q ảnh hưởng đến cấu trúc và nhu cầu thị trường cà phê ở đây nên
Hàn Quốc vẫn là một thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng và hứa hẹn đối với Cộng Cà Phê.
- Nền văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng, điều này giúp Cộng
thấu hiểu sâu hơn về tâm lí người dân, từ đó tránh được nhiều rủi ro, “shock văn hóa”, đồng
thời giúp Cộng phát triển nhiều chiến lược, sản phẩm phù hợp nhất với khách hàng.
- Môi trường tự nhiên Hàn Quốc có thể gây ảnh hưởng đến cơng tác bảo quản sản phẩm và
phân đoạn thị trường do địa hình và khí hậu ở đây.
- Cơng nghệ, khoa học Hàn Quốc phát triển tạo nên những công cụ truyền thông xã hội được
xếp nhất nhì thế giới, chính là một trong những yếu tố giúp Cộng Cà Phê có thể quảng bá,
giới thiệu hình ảnh rộng rãi khắp thị trường Hàn Quốc mà khơng tốn q nhiều chi phí và
thời gian.
- Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng được thắt chặt, đưa ra nhiều chính

sách ưu đãi, khuyến khích nền kinh tế thị trường tự do, cộng với việc nới lỏng các quy định
kinh doanh của chính phủ Hàn Quốc là một điều kiện tốt đối với Cộng trong q trình “chào
sân” tại mơt thị trường mới.
- Từ cấu trúc, nhu cầu thị trường cà phê Hàn Quốc cho thấy đây là một trong những thị
trường cà phê hấp dẫn nhất thế giới. Khi thế hệ trẻ đang bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa
phương Tây và nhu cầu về sử dụng cà phê chất lượng cao tăng nhanh, thì ngành cà phê lại
càng có điều kiện phát triển trong thời gian tới. Với nhu cầu tiêu thụ của giới trẻ Hàn Quốc
với các loại cà phê chất lượng tốt đi kèm chất lượng dịch vụ hiện đại, thuận tiện đã tạo đòn
bẩy để cà phê trở thành thức uống phổ biến cũng như sự lan rộng của việc nhượng quyền
thương mại cà phê tại nước này.
- Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Hàn Quốc khá nhiều, trong đó có nhiều đối
thủ lớn với kĩ thuật công nghệ tiên tiến, đặt ra áp lực lớn trong việc cạnh tranh đối với một
thương hiệu lần đầu xuất ngoại như Cộng Cà Phê.
16


- Người dân Hàn khá chú trọng đến chất lượng, việc đảm bảo chất lượng ổn định và giữ
được chất lượng như tại Việt Nam là một thách thức lớn đối với Cộng trong việc kiểm soát
do vấn đề địa lí cách xa.

Phần III. Chiến lược marketing của Cộng Cà Phê tại thị trường Hàn
Quốc
3.1. Thị trường mục tiêu
Cộng Cà Phê chọn thủ đô Seoul làm nơi đặt chân bởi đây là một thành phố lớn của Hàn
Quốc với lượng tiêu thụ cà phê thuộc top đầu xứ sở kim chi. Bên cạnh đó, Việt Nam đang
được coi là điểm đến yêu thích của du khách Hàn Quốc (hiện đứng thứ hai, sau Trung
Quốc). Do đó, nhiều du khách sẽ muốn thưởng thức hương vị Việt Nam. Ngoài đồ uống,
thực khách cịn có thể thưởng thức thêm các món ăn nhẹ mang đậm hương vị Việt Nam như
bánh mì, kẹo lạc, bánh đậu xanh... Xác định được thị trường mục tiêu, Cộng bắt tay vào tìm
đại lý nhượng quyền độc quyền cho mình. Sau khi có được tư cách pháp nhân, tháng 3/2018,

Cộng Cà Phê chính thức đặt chân tới Seoul với cửa hàng đầu tiên đặt tại phố Yeonnam-dong
– tụ điểm thu hút giới trẻ Hàn Quốc, dưới hình thức nhượng quyền thương mại cho ông Jung
In-seop. Nhân viên pha chế chính tại Cộng Cà Phê Yeonnam-dong là một người Việt Nam,
giàu kinh nghiệm và sinh sống tại ngay Seoul. Tính tới nay, Cộng Cà Phê đã có tới 4 chi
nhánh đặt tại phường Yeonnam, khu vực Itaewon, tòa Lotte Department Store quận Songpagu và cửa hàng bách hóa Huyndai chi nhánh Pangyo.

3.2. Định vị sản phẩm
3.2.1. Mục tiêu định vị sản phẩm:
Với mục tiêu mở rộng thị phần, Cộng Cà Phê là thương hiệu chuỗi cà phê không chỉ phục
vụ khách hàng sản phẩm là những ly cà phê ngon mà cịn là những trải nghiệm về khơng
gian và dịch vụ. Cộng nắm bắt được insight rất “đắt” của người tiêu dùng hiện nay là họ có
xu hướng tìm, nhớ về những gì xưa cũ giữa sự xơ bồ của cuộc sống hiện đại. Bởi vậy, Cộng
khoác lên tấm áo của xã hội Việt Nam thời bao cấp, tạo sự hoài niệm cho khách hàng.
3.2.2. Nội dung định vị sản phẩm:
Sự thành công của Cộng Cà Phê là sự kết hợp tuyệt vời giữa hai yếu tố đồ cũ và ý tưởng
mới. Với mong muốn khơi dậy trí tưởng tượng và tạo ra những trải nghiệm cảm xúc khác
biệt về Việt Nam, Cộng mang đến cho khách hàng một khơng gian hồi niệm vào thời kỳ
bao cấp xưa ở Việt Nam bằng những bộ bàn ghế sần và các đồ vật trang trí cổ xưa.
Cộng tạo nên menu độc đáo và đa dạng, cung cấp sản phẩm nổi bật là cà phê cốt dừa,
hương vị đặc trưng của cà phê Việt Nam kết hợp với dừa là một hương vị của các nước nhiệt
đới thì đây sẽ là một điều khá lạ đối với người dân chưa có cơ hội thưởng thức cà phê của
Cộng. Hơn thế nữa với mức giá mềm hơn, menu độc đáo thì chắc chắn chiến lược marketing
của Cộng sẽ đánh vào mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi và thị hiếu của người dân Hàn Quốc.
17


3.3. Mơ hình 7P
3.3.1. Chính sách sản phẩm (Product):
Hàn Quốc có khẩu vị và gu ăn uống khá giống người Việt Nam vì vậy những món ăn như
Phở, Nem rán… rất được ưa chuộng tại đây. Chính vì thế các Marketer của hãng đã nghiên

cứu rất kỹ trước khi chọn địa điểm là Hàn Quốc để đặt cửa hàng đầu tiên ngồi lãnh thổ thay
vì Thái Lan. Những năm gần đây thị trường đồ ăn và đồ uống (F&B) đang trở thành một thị
trường hot hơn bao giờ hết. Chính vì thế, các thương hiệu phải liên tục đổi mới menu của
mình, để giữ chân và khơng gây nhàm chán với khách hàng. Tuy nhiên, Cộng Cà Phê đi theo
một hướng khác, bằng cách sáng tạo ra một “signature menu” riêng với các sản phẩm đủ độc
đáo và chất lượng để giữ chân khách hàng, những món ăn từ những nguyên liệu thuần việt,
như đậu xanh, cốt dừa, cà phê hay những món như mì tơm, bánh mì chấm sữa trở thành
điểm nhấn. Bên cạnh đó có thêm một số sản phẩm phù hợp với sở thích của dân Hàn. Đặc
biệt, rất nhiều bạn trẻ Hàn Quốc phải xếp hàng dài để chờ tới uống món cà phê cốt dừa nổi
nức tiếng của quán, ăn bánh mì – nem rán Việt Nam, … Mới đây là món Kem cà phê dừa
của Cộng tại Hàn đã được giới thiệu là “Đặc sản trứ danh Đơng Nam Á”. Ngồi ra qn cịn
có những sản phẩm phụ để củng cố cho concept hoài cổ của mình như sticker, sổ tay,
passport phiên bản Cộng Cà Phê, ...
3.3.2. Chính sách giá (Price):
Trong các chiến lược marketing thì chiến lược về giá cũng góp phần rất nhiều vào sự
thành cơng của thương hiệu đó. Cộng Cà Phê chấp nhận “đem chuông đi đánh xứ người”,
đối mặt với rất nhiều đối thủ cùng ngành khách cả thương hiệu nội địa lẫn thương hiệu ngoại
địa khác. Giá của của Cộng rơi vào khoảng 5500 – 6000 won. Đối với những đối thủ cạnh
tranh khác như Starbucks là thương hiệu Mỹ nổi tiếng toàn cầu, mức giá cũng rơi vào
khoảng 6000-7000 won. Hay các hãng nội địa cũng có giá cao hơn hẳn, thì đối với một
thương hiệu ngoại nhập, với menu “độc lạ” thì mức giá của Cộng là hợp lý và “mềm” hơn so
với các đối thủ cạnh tranh khác.
3.3.3. Chính sách địa điểm (Place):
Các quán Cộng Cà Phê tại Hàn Quốc do mới đặt chân đến 3 – 4 năm nay với 7 cửa hàng,
thương hiệu này chọn những không gian đủ lớn, địa điểm thu hút có nhiều “traffic” nhất để
có thể tăng độ nhận biết thương hiệu và cạnh tranh với các hãng khác. Ví dụ như tại
Yeonnam-dong, cửa hàng nhượng quyền đầu tiên của chuỗi này tại thị trường Hàn, được biết
đến là một trong những khu phố thời thượng nhất Seoul của giới trẻ Hàn Quốc.
3.3.4. Chính sách quảng bá (Promotion):
Khơng quảng bá cửa hàng của mình như một nơi chốn thứ ba cho khách hàng (điều mà

Starbucks đã làm thành công), Cộng chọn một lối đi khác. Thương hiệu này thực hiện sứ
mệnh “khơi dậy trí tưởng tượng và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm cảm xúc
khác biệt về Việt Nam hài hòa nét đẹp của hiện tại và quá khứ. Tên thì được lấy cảm hứng từ
18


quốc hiệu Việt Nam còn địa điểm mỗi cửa hàng thì được lấy cảm hứng từ một sự kiện lịch
sử.
3.3.5. Chính sách con người (People) và cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing
(Physical Evidence):
Không gian ở Cộng được thiết kế để đem đến cho khách hàng cảm giác đang sống giữa xã
hội Việt Nam thời bao cấp. Từng chi tiết được đầu tư để đem lại trải nghiệm tối ưu nhất cho
khách hàng đồng thời sửa lại 1 số tiểu tiết cho phù hợp với gu của người Hàn.
3.3.6. Chính sách quy trình (Process):
Dù kinh doanh “hồi niệm” theo một phong cách “cũ” nhưng cách thức kinh doanh và àm
việc của Cộng lại rất chuyên nghiệp và hiện đại với hình thức nhượng quyền thương hiệu và
ln thành công trong việc đảm bảo chất lượng cũng như concept ở từng cửa hàng một. Điều
này được chứng tỏ ở các Cộng đã làm hài lòng ngay cả các đối tượng khách hàng trung niên
– những người vô cùng “kĩ tính”.

19


Phần IV: Thực trạng chương trình sản phẩm hiện nay của Cộng Cà
Phê tại thị trường Hàn Quốc
4.1. Các thuộc tính của sản phẩm
- Cộng Cà Phê tạo ra một thực đơn cho riêng mình với những sản phẩm đủ độc đáo và
chất lượng để níu chân khách hàng. Lấy xã hội Việt Nam thời bao cấp làm cảm hứng cho
thực đơn của mình, Cộng Cà Phê đã biến những nguyên liệu thuần Việt rất đơn giản như cốt
dừa, cà phê, đậu xanh hay những món ăn dân dã như mì tơm, bánh mì chấm sữa trở thành

những điểm nhấn. Điều này đem lại sự thích thú cho khách hàng, bởi lẽ, trong cuộc sống
hiện đại hiếm khi họ có thể bắt gặp những món ăn ấy tại Việt Nam.
- Hàn Quốc là một quốc gia có nét văn hóa bản sắc Á Đơng có nhiều nét tương đồng với
Việt Nam đa số khẩu vị cà phê người Hàn thích là hương vị nhạt, hoặc nhiều sữa như
Capuchino, chỉ một số ít ưa thích cà phê thực thụ thì thường tìm thương hiệu cà phê cao cấp.
Tuy nhiên, họ khơng thích loại cà phê xay sẵn, mà cịn ngun hạt khi đến cửa hàng mới xay
và pha chế. Ngoài ra, giới trẻ thường thích uống loại cà phê đen khơng đường bỏ nhiều đá
rồi đem đi đường để vừa đi vừa thưởng thức. Gu thưởng thức cà phê Hàn Quốc là tiện lợi vị
thanh nhẹ, sành điệu ngon và mới lạ.
 Nắm bắt được nhu cầu, sở thích cà phê của khách hàng Hàn Quốc, Cộng đã cải thiện
thực đơn của mình với các sản phẩm cà phê Việt Nam “lai” sao cho vẫn giữ được điểm nhấn
của Cộng, hương vị đặc trưng của cà phê Việt Nam kết hợp với dừa chỉ thuộc về một nước
nhiệt đới, mà lại phù hợp với vị giác của người Hàn. Cộng Cà Phê đã mang đến các món của
thực đơn gốc gồm cà phê, trà, thức uống trái cây, sữa chua, đồ ăn chơi… Nổi trội hơn cả là
món cà phê cốt dừa được nhiều khánh hàng u thích. Ngồi ra những món ăn nhẹ mang
đậm hương vị Việt Nam như: bánh đậu xanh, kẹo lạc, …đều góp phần khiến cho thực đơn
của Cộng Cà Phê trở nên độc đáo và thu hút. Đối với các khách hàng lần đầu tới Cộng, có lẽ
sẽ ấn tượng với đồ uống đặc trưng của Việt Nam còn đối với những khách hàng từng đến
Việt Nam hay những du học sinh Việt là cả một hồi niệm.

4.2. Bao gói, ghi nhãn, nhãn hiệu
- Với những khách hàng đến trực tiếp tại quán, Cộng Cà Phê sẽ phục vụ đồ uống bằng
những chiếc cốc thủy tinh có hình là chữ Cộng và dấu gạch đỏ lớn, hoặc bằng những chiếc
cốc thủy tinh đơn giản, kèm theo đó là các vật dụng đi kèm phục vụ cho đồ ăn, thức uống
như ống hút, muỗng (thìa), nĩa, … Đồ uống sẽ được trang trí đơn giản nhưng độc đáo, gây
thu hút cho khách hàng.

20



- Đối với khách hàng đến mua và mang đi, Cộng Cà Phê sẽ đựng đồ uống bằng những chiếc
cốc nhựa tiện lợi có logo của Cộng và ống hút đi kèm.

- Cộng được "đóng hộp" và được bán đại trà trong nhiều chi nhánh cửa hàng tiện lợi
7Eleven, bên cạnh những cái tên như Starbucks và những thương hiệu cà phê Hàn Quốc
khác. Thiết kế ly khá bắt mắt và đẹp, tuy nhiên có lẽ do hướng đến thị trường Hàn Quốc nên
ngoài chữ Cộng cộp mác thương hiệu Việt ra thì cịn lại đều có chữ Anh và chữ Hàn.
Có hai loại, một màu xanh lá cây và một màu vàng kem. Mỗi ly có giá là 2000 won (quy
ra khoảng 40.000 VND).

21


Ly làm bằng giấy có dán niêm phong bằng nhơm và một nắp nhựa trong phía trên, kèm
theo một ống hút, cắm vào là dùng được ngay. Sự khác biệt giữa hai loại cốc xanh và vàng
kem nằm ở độ sữa. Cốc màu xanh đậm vị cà phê hơn, còn cốc màu vàng kem thì béo ngọt
hơn, có một ít hương nước cốt dừa.

4.3. Các dịch vụ
- Không những đồ uống độc lạ, Cộng Cà Phê còn tỉ mỉ trong việc thiết kế quán, mang âm
hưởng của Việt Nam mà vẫn đúng chuẩn gu của dân Hàn, là lợi thế để thu hút khách bản địa
đến đây do người Hàn thường bị thu hút bởi cái đẹp bề ngoài. Những tiệm cà phê của Cộng
với đầy đủ các dịch vụ đáp ứng nhu cầu từ già tới trẻ của người dân nơi đây.

- Ngồi ra, Cộng cịn có những sản phẩm phụ, để củng cố cho phong cách hoài cổ của mình
là các đồ lưu niệm như quần, áo, sổ tay, ví da… thời bao cấp Việt Nam.
22


- Cộng Cà Phê xây dựng phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Mặc dù quán xây dựng theo

phong cách bao cấp nhưng nhân viên lại được đào tạo để phục vụ theo cách chuyên nghiệp.
Menu là mộ quyển sổ theo phong cách cổ nhưng khi gọi món bạn nhân viên sẽ sử dụng
smart-phone. Nhanh-gọn-lẹ và chuyên nghiệp, mà chuyên nghiệp thì ai cũng sẽ thích.

23


Phần V. Giải pháp cho chương trình sản phẩm của Cộng Cà Phê để
đáp ứng thời cơ marketing trên thị trường Hàn Quốc đã nhận diện
5.1. Về các thuộc tính của sản phẩm
Nằm giữa một thành phố rộng lớn với hơn 18000 cửa hàng cạnh tranh, việc Cộng Cà Phê
Hàn Quốc có duy trì được chất lượng thương hiệu và có tiếp tục thu hút được khách hàng
hay khơng địi hỏi Cộng phải có cho mình những biện pháp kiểm sốt nghiêm ngặt q trình
thực hiện chiến lược marketing quốc tế của mình:
- Kiểm sốt tốt nguồn cà phê nhập khẩu để luôn đảm bảo chất lượng cà phê khi đến tay
những người tiêu dùng khá khó tính ở Hàn Quốc.
- Hội liên hiệp Cà phê cần hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn cho các doanh nghiệp mở
quán cafe đồng thời đứng ra bảo hộ chất lượng cho thương hiệu, hỗ trợ cơng tác hành chính,
giấy tờ cho thương hiệu.
- Cộng Cà Phê nên có một bộ phận riêng biệt chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động của các
cửa hàng tại Hàn Quốc, trước hết là về mặt chất lượng cửa hàng và sản phẩm.
Tuy hoạt động trên hình thức cửa hàng nhượng quyền nhưng cái khách hàng hướng tới
vẫn là thương hiệu Cộng Cà Phê của Việt Nam. Chính vì thế, các cửa hàng nhượng quyền
bắt buộc khơng được suy giảm chất lượng sản phẩm để ảnh hưởng tới thương hiệu nói
chung. Vấn đề này đã được Cộng thơng báo cơng khai trước khi chính thức nhượng quyền
thương hiệu của mình. Tuy nhiên, để kiểm sốt nghiêm ngặt hơn về vấn đề này, Cộng nên
thành lập một bộ phận chuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các cửa hàng nhượng quyền
tại Hàn Quốc để kịp thời đưa ra cảnh báo nếu chất lượng sản phẩm có đi xuống.
- Thương hiệu nhượng quyền cà phê sang thị trường nước ngoài phải thỏa mãn những tiêu
chuẩn quốc tế và quy trình kiểm định sát sao.

- Đầu tư mở rộng thêm chi nhánh để tăng độ nhận diện thương hiệu với người dân.
- Sáng tạo thêm nhiều móm mới, tạo thêm nhiều trải nghiệm đặc biệt, đầu tư vào
marketing và phân tích thị trường để ln nắm bắt xu hướng người tiêu dùng để có nhưng
thay đổi kịp thời nhất.

5.2. Về nhãn hiệu:
"Cộng Cà Phê" là một thương hiệu khá nổi tiếng và có vị thế nhất định trên thị trường
trong những năm qua. Hiện tại, Cộng Hàn Quốc vẫn chưa xảy ra hiện tượng vi phạm bản
quyền. Nhưng gần đây, tại Việt Nam một số cơ sở kinh doanh đã "học theo" ý tưởng của
Cộng Cà Phê. Chẳng hạn, một quán trà chanh mang tên "Trà Chanh Cộng" từng xuất hiện ở
Hà Nội trước khi phải dỡ bảng hiệu theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Ở Đà Nẵng, người
dân phát hiện một quán cà phê khá giống Cộng Cà phê từ thiết kế logo, màu sơn xanh chủ
đạo đến trang phục, phong cách bày trí thời bao cấp. Nếu Cộng Cà Phê muốn bảo hộ cả
phong cách thiết kế, khơng gian qn, họ phải định hình ý tưởng đó thành bản mơ tả hoặc vẽ
24


ra bằng bất kỳ phương tiện gì để mọi người có thể nhìn, đọc, chạm để hưởng quyền bảo hộ
tác giả.
Với thị trường Hàn Quốc rộng lớn và hàng nghìn thương hiệu cà phê cạnh tranh khácCác
biện pháp mà Cộng Cà Phê có thể áp dụng để đấu tranh với những đối tượng xâm phạm
nhãn hiệu:
- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nào đó xâm phạm quyền lợi chính đáng, Cộng Cà
Phê có thể áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp theo tiến trình xử lý xâm phạm nhãn hiệu.
- Trước tiên, chủ sở hữu nhãn hiệu trực tiếp hoặc thông qua đại diện làm công văn cảnh
báo vi phạm và đề nghị chấm dứt hành vi, khắc phục hậu quả.
- Trong trường hợp chủ thể vi phạm không thực hiện các yêu cầu trên hoặc thực hiện
không đầy đủ, chủ nhãn hiệu yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý xâm phạm
nhãn hiệu (biện pháp hành chính).
- Khi tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ xảy ra, chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm có quyền

khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố giải quyết.

5.3. Về dịch vụ
- Tiếp tục định vị là một thương hiệu không chỉ phục vụ khách hàng những ly cà phê
thơm ngon mà còn là những trải nghiệm về không gian và chất lượng dịch vụ bởi với người
Hàn “Cái đẹp” sẽ là thứ dễ in sâu vào tâm lý khách hàng hơn cả vậy nên Cộng Cà Phê cần tỉ
mỉ trong việc trang trí từng đồ vật cho quán đầu tiên bên đất bạn. Phải làm sao cho mang
đậm phong cách Việt Nam nhưng vẫn chuẩn gu Hàn.
- Đẩy mạnh sử dụng tiếp thị truyền thông: Hiện nay, văn hóa “K-pop” có ảnh hưởng rất
lớn đối với người dân Hàn Quốc cũng như trên thế giới ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trong giới
trẻ. Vì vậy Cộng Cà Phê có thể suy nghĩ đến việc tận dụng việc này để kết hợp quảng bá,
truyền thông cho sản phẩm của mình ở Hàn Quốc. Việc làm này vơ cùng thu hút truyền
thơng Hàn Quốc và có thể nhanh chóng nâng cao mức độ phủ sóng của Cộng cafe tại Hàn
Quốc.
- Tiếp tục kiểm soát chất lượng nhân sự của từng cửa hàng nhượng quyền tại Hàn như
thực hiện với các cửa hàng tại Việt Nam.
Theo như thông báo của Cộng, bên nhận quyền sẽ gửi nhân sự để bên nhượng quyền đào
tạo và yêu cầu phải đạt 100% các bài kiểm tra. Tuy nhiên do khoảng cách địa lý nên Cộng
khó có thể duy trì thực hiện được yêu cầu này. Để giải quyết vấn đề nhân sự này, có lẽ Cộng
sẽ cần phải có một bộ phận nhân sự riêng kiểm soát chất lượng nhân sự tại Hàn Quốc để
đảm bảo nhân sự tại các cửa hàng nhượng quyền Hàn Quốc vẫn sẽ mang đủ các tố chất mà
Cộng muốn, đặc biệt là vị trí pha chế.
- Sáng tạo thêm nhiều món mới, tạo thêm nhiều trải nghiệm đặc biệt, đầu tư vào
marketing và phân tích thị trường để luôn nắm bắt xu hướng người tiêu dùng để có thể cung
cấp những dịch vụ tốt nhất, kịp thời nhất cho khách hàng.
25


×