Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bình luận về nội dung pháp lí cơ bản của Tòa án công lí Châu Âu và so sánh với Tòa án Công lí Liên hợp quốc. Chứng minh rằng Tòa án công lí Châu Âu vừa là Tòa quốc tế, vừa là Tòa quốc gia, vừa là Tòa Hiến pháp, Hành chính, vừa là Tòa dân sự, Kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.33 KB, 14 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tòa án Công lý Châu Âu (European Court of Justice) là toà án tối cao
của Liên minh Châu Âu giải quyết những vấn đề liên quan đến các vấn đề
luật pháp của tổ chức này. Là một trong những thể chế quan trọng của Liên
minh Châu Âu, Tòa án Công lý Châu Âu có nhiệm vụ giải thích luật Liên
minh Châu Âu và đảm bảo việc áp dụng luật Liên minh Châu Âu một cách
công bằng đối với tất cả các quốc gia thành viên.
[1]
Được thành lập vào năm
1952, đặt trụ sở tại Luxembourg, Tòa án Công lý Châu Âu bao gồm 27 thẩm
phán, đại diện cho 27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu.
Trong bài tập này, chúng em xin tìm hiểu bài tập: “Bình luận về nội
dung pháp lí cơ bản của Tòa án công lí Châu Âu và so sánh với Tòa án
Công lí Liên hợp quốc. Chứng minh rằng Tòa án công lí Châu Âu vừa là
Tòa quốc tế, vừa là Tòa quốc gia, vừa là Tòa Hiến pháp, Hành chính, vừa
là Tòa dân sự, Kinh tế”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Bình luận về các nội dung pháp lý cơ bản của Tòa án Công lý
Châu Âu và so sánh với Tòa Án công lý của Liên Hợp Quốc.
1. Bình luận về các nội dung pháp lý cơ bản của Tòa án Công lý
Châu Âu.
a. Thành phần và cơ cấu của tòa
- Thẩm phán
Tòa án Công lý Châu Âu có 28 thẩm phán cùng với 8 luật sư quốc gia.
Các thẩm phán và luật sư quốc gia được chỉ định thông qua sự nhất trí của
các chính phủ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu với nhiệm kì 6
năm có thể tái bổ nhiệm. Trên thực tế, mỗi quốc gia thành viên đề cử một
thẩm phán và sự đề cử đó phải được các quốc gia thành viên còn lại phê
chuẩn.
Chủ tịch của Tòa án Công lý Châu Âu được bầu bởi các thẩm phán
với nhiệm kì 3 năm có thể tái bổ nhiệm. Ngài chủ tịch chịu trách nhiệm điều


khiển các phiên xét xử cũng như các cuộc thảo luận (ví dụ, lên thời gian biểu
cho các công việc của Tòa án Công lý Châu Âu và các hội đồng xét xử lớn).
Ngài chủ tịch đồng thời chỉ định các vụ việc cần xem xét cho các phòng ban
đặc trách và thẩm phán chịu trách nhiệm báo cáo lại vụ việc (thường được
biết đến dưới tên gọi "rapporteur"). Hội đồng Liên minh châu Âu có thể chỉ
định một phụ tá báo cáo vụ việc để hỗ trợ ngài chủ tịch trong các vấn đề liên
quan đến các biện pháp tạm thời cũng như hỗ trợ các thẩm phán báo cáo vụ
việc hoàn thành công tác.
- Hội đồng xét xử
Tòa án Công lý Châu Âu có thể tổ chức các phiên họp toàn thể dưới
hình thức một hội đồng xét xử lớn ("Grand Chamber") gồm 13 thẩm phán
hoặc các hội đồng xét xử nhỏ hơn gồm 3 hoặc 5 thẩm phán. Các phiên họp
toàn thể rất hiếm khi diễn ra và phần lớn hội đồng xét xử chỉ gồm 3 hoặc 5
thẩm phán. Mỗi hội đồng xét xử sẽ bầu ra chủ tịch hội đồng xét xử có nhiệm
kì 3 năm đối với hội đồng xét xử gồm 5 thẩm phán hoặc 1 năm đối với hội
đồng xét xử có 3 thẩm phán.
Chỉ trong những vụ việc có tính chất đặc biệt được quy định trong các
hiệp ước, Tòa án Công lý Châu Âu mới tổ chức hội đồng xét xử gồm tất cả
các thẩm phán. Tính chất đặc biệt của một vụ việc, ngoài những quy định
trong các hiệp ước, còn có thể do chính Tòa án Công lý Châu Âu tự đánh giá
và quyết định. Thông thường, Tòa chỉ tổ chức các hội đồng xét xử lớn khi
một bên trong vụ việc là quốc gia thành viên hoặc một trong các thể chế
chính trị của Liên minh châu Âu yêu cầu hoặc Tòa xét thấy đó là những vụ
việc phức tạp và quan trọng. Tòa án Công lý Châu Âu hoạt động trên
nguyên tắc thống nhất ý kiến, nghĩa là phán quyết của tòa không bao gồm
những ý kiến thiểu số.
- Giúp việc cho Tòa có ban thư kí, ban phiên dịch (số lượng rất
lớn vì tòa làm việc bằng 23 ngôn ngữ), bộ phận hành chính văn phòng.
b. Thẩm quyền
Thẩm quyền của Tòa án công lý châu âu bao gồm:

- Tư vấn: Council, commission hoặc các quốc gia thành viên có thể
tham vấn TA châu âu về các cam kết quốc tế mà EU có ý định cam kết đối
với các chủ thể khác của luật quốc tế. Tuy không bắt buộc phải tham vấn
tòa, nhưng ý kiến của tòa có tính bắt buộc.
- Giải thích pháp luật: Theo yêu cầu của các quốc gia thành viên
(trước khi xét xử hoặc đưa ra phán quyết một vụ việc), Tòa án châu âu sẽ ra
một phán quyết để giải thích nội dung cũng như giá trị pháp lí của các quyết
định pháp luật EU.
- Đẳm bảo pháp chế của EU: TA châu âu chịu trách nhiệm (cùng với
Commission) đảm bảo cho pháp luật EU được tuân thủ một cách thống nhất
và đầy đủ, chính xác tại tất cả các quốc gia thành viên.
- Giải quyết tranh chấp: TA châu âu có thẩm quyền áp dụng pháp luât
EU để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hoặc phúc thẩm(các phán quyết của
tòa án chung châu âu) các tranh chấp giữa các thiết chế, các quốc gia thành
viên, thể nhân và công dân EU.
Tòa án Công lý Châu Âu là tòa án tối cao của Liên minh Châu Âu
trong những vấn đề liên quan đến luật pháp của Liên minh Châu Âu ngoại
trừ nội luật của các quốc gia thành viên. Không thể yêu cầu Tòa án Công lý
Châu Âu đưa ra những quyết định thay cho tòa án của các quốc gia thành
viên nhưng các toà của quốc gia thành viên có thể đưa vấn đề pháp lý có liên
quan đến luật pháp của Liên minh Châu Âu để Tòa án Công lý Châu Âu tư
vấn. Tuy nhiên, tòa án của các quốc gia thành viên bắt buộc phải tuân thủ
cách giải thích luật của Tòa án Công lý Châu Âu dựa trên vụ việc được xem
xét để tư vấn. Tuy vậy, chỉ có tòa án tối cao của các quốc gia thành viên mới
bắt buộc phải đưa vấn đề liên quan đến luật pháp của Liên minh Châu Âu
lên Tòa án Công lý Châu Âu để nhận tư vấn. Hệ thống các điều ước quốc tế
của Liên minh Châu Âu cho phép Tòa án Công lý Châu Âu quyền hạn đối
với toàn thể quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu. Tòa án Công lý
Châu Âu đồng thời giữ vai trò trọng tài xử lý các vấn đề pháp lý liên quan
đến các thể chế khác của Liên minh Châu Âu và có nhiệm vụ giám sát quyền

hạn hợp pháp của các thể chế này trong phạm vi đã quy định.
c. Thủ tục tố tụng tại tòa công lý châu Âu
Thủ tục tố tụng tại CJE được tiến hành thông qua 3 bước: Thủ tục
viết, thủ tục nói; nghị án và ra phán quyết.
Tòa nghị án trên cở sơ báo cáo của thẩm phán – báo cáo viên, không
có sự tham gia của Công tố viên và thư ký tòa.
Tòa án ra phán quyết theo cơ chế đa số. Phán quyết của Tòa được ký
bởi tất cả các thẩm phán tham gia phiên tòa. Phán quyết của Tòa và kết luận
của công tố viên sẽ được cập nhật trên website chính thức của Tòa bằng 20
ngôn ngữ của EU vào ngay ngày phán quyết được tuyên, sau đó sẽ được in
trên Tập án lệ của Tòa.
Phán quyết của Tòa có hiệu lực ngay từ khi tuyên án.
2. So sánh nội dung pháp lý cơ bản của tòa án công lý châu Âu và
tòa án công lý Liên hợp quốc
a) Về cơ cấu tổ chức:
Tòa án Công lý Châu Âu có 28 thẩm phán cùng với 8 luật sư quốc
gia. Các thẩm phán và luật sư quốc gia được chỉ định thông qua sự nhất trí
của các chính phủ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu với nhiệm kì
6 năm có thể tái bổ nhiệm. Các hiệp ước đòi hỏi thẩm phán của Tòa án Công
lý Châu Âu phải là những chuyên gia pháp lý có tư cách cá nhân hoàn toàn
độc lập cũng như đủ khả năng chuyên môn theo quy định của từng quốc gia
thành viên và được đề cử bởi những người có thẩm quyền.
Trên thực tế, mỗi quốc gia thành viên đề cử một thẩm phán và sự đề
cử đó phải được các quốc gia thành viên còn lại phê chuẩn. Còn tòa án công
lý liên hợp quốc thì có tính chặt chẽ hơn trong cơ cấu tổ chức, để bảo đảm
tính công bằng trong xét xử. Quy chế của ICJ có quy định về việc: nếu một
bên tham gia tranh tụng có thẩm phán của quốc gia mình là thành viên của
bên thì bên kia có quyền chọn thêm một thẩm phán cho mình. Trường hợp
cả hai bên tranh tụng không có thẩm phán của quốc gia mình thì mỗi bên sẽ
được chọn thêm một thẩm phán ad-hoc cho mình. Thẩm phán ad-hoc tốt

nhất nên chọn một trong những thẩm phán có tên trong danh sách ứng cử
thành viên của ICJ. Các thẩm phán ad-hoc trong quá trình xét xử có quyền
và nghĩa vụ như thẩm phán thành viên của ICJ.
b) Về thẩm quyền tài phán
Tòa án công lý châu Âu có thẩm quyền áp dụng luật EU để giải quyết
các thỉ tục sơ thẩm hoặc phúc thẩm (các phán quyết của Tòa án chung châu
Âu) các tranh chấp giữa các thiết chế, quốc gia thành viên, thể nhân và công
dân EU. Còn tòa án công lý quốc tế thì có thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp quốc tế: Điều 36 Quy chế TAQT quy định: Tòa có thẩm quyền xét xử
tòa tất cả vụ việc mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được nêu riêng
trong Hiến Chương LHQ hoặc trong các hiệp ước, công ước quốc tế hiện
hành. Tòa giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là các quốc
gia, không phân biệt quốc gia đó có phải là thành viên Liên Hợp Quốc hay
không. Trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của tòa được
xác định trên cơ sở ý chí của chủ thể đang tranh chấp (các bên tranh chấp).
Khi thẩm quyền của Tòa được xác lập thì thẩm quyền này là độc lập, dựa
trên ý chí tự nguyện từ các bên hữu quan, mà không bị bất cứ sức ép chính
trị hay kinh tế nào.
c) Về thẩm quyền tư vấn
Tòa án công lý châu Âu tuy không bắt buộc tham vấn Tòa, nhưng ý
kiến của tòa có tính bắt buộc. Bên cạnh đó thì những ý kiến tư vấn của ICJ
chỉ mang tính chất tham khảo và không có tính ràng buộc nhưng có uy tín
cũng như giá trị pháp lý rất lớn. Chúng góp phần phát triển luật pháp quốc tế
và thúc đẩy quan hệ hòa bình giữa các quốc gia.
d)Về trình tự giải quyết
Trình tự giải quyết của tòa công lý châu Âu cũng tương tự như của
Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc. Bao gồm trình tự các bên đề trình
yêu cầu lên Tòa và trình tự xét xử về mặt nội dung vụ việc, với thủ tục viết
và nói. Thêm vào đó, về mặt phán quyết của tòa CJE có thể bị kháng cáo và
xem xét lại còn đối với ICJ là chung thẩm.

II/ Chứng minh Tòa án Công lý châu Âu vừa là tòa quốc tế, vừa là
tòa quốc gia; vừa là tòa hiến pháp, hành chính, vừa là tòa dân sự, kinh
tế.
1. Tòa án công lí Châu Âu vừa là tòa án quốc tế, vừa là tòa án quốc
gia.
Nói đến vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu về thẩm quyền của Tòa án
công lý liên minh Châu âu.
Trách nhiệm của Tòa án liên minh châu Âu là để đảm bảo luật pháp
được tuân theo sự giải thích và áp dụng các hiệp ước của Liên minh châu Âu
và các quy định được đặt ra bởi các tổ chức có thẩm quyền. Chính vì vậy, để
luật pháp có hiệu lực, Tòa án có quyền tài phán rộng rãi để xử các dạng khác
nhau của vụ việc.
a) Tòa án Công lý châu Âu là Tòa quốc tế
- Thứ nhất, trong hệ thống nguồn của luật EU, các điều ước quốc tế
được ký kết giữa các quốc gia thành viên được coi là luật gốc, điều chỉnh tất
cả các vấn đê pháp lý về hoạt động của EU như mục tiêu, cơ cấu tổ chức và
phương pháp thực hiện, thẩm quyền hay hoạt động của các thiết chế EU.
Dưới góc độ luật quốc tế, những điều ước này chính là nguồn của luật tổ
chức quốc tế.
- Thứ hai, Tòa án công lý châu âu còn có thẩm quyền thụ lí, giải quyết
các tranh chấp giữa các chủ thể của luật quốc tế: đó có thể là quốc gia, các tổ
chức phi chính phủ, các tổ chức liên quốc gia… theo Điều 258, 259, 260
TFEU.
Thẩm quyền của Tòa thể hiện trước hết ở chức năng giải thích luật
của EU và đảm bảo cho cho pháp luật của liên minh được các thiết chế thuộc
EU, các quốc gia thành viên và các công dân của các nước thành viên tuân
thủ.
Thẩm quyền của Tòa án Liên minh châu Âu rất rộng, bao trùm lên tất
cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ví dụ: xem xét và đưa ra phán
quyết về các hành vi thiết chế trong cộng đồng và các phán quyết của Tòa.

Từ những phân tích trên, ta có thể khẳng định Tòa án Công lí Châu âu
có tính chất như một tòa quốc tế.
b) Tòa án Công lý châu Âu là tòa án quốc gia.
- Bên cạnh thụ lí, xét xử những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể
của Luật quốc tế, thì tòa án công lý liên minh châu âu còn giải quyết những
tranh chấp phát sinh giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với quốc gia
hoặc cá nhân với thiết chế của Liên minh… Cụ thể:
Điều 263 TFEU: Theo điều này, bất kỳ một cá nhân hay pháp nhân
nào cũng có thể tiến hành các thủ tục tố tụng đối với một đạo luật xác định
đích danh chủ thể đó hoặc các văn bản trực tiếp liên quan tới cá nhân họ và
khởi kiện đối với một regulatory act có liên quan trực tiếp đến mình và
không ghi nhận các biện pháp thực hiện.
- Ngoài ra, luật EU được áp dụng theo nguyên tắc "hiệu lực trực tiếp"
và nguyên tắc "cao hơn nội luật", chính điều này đã khiến pháp luật Liên
minh có tính chất giống như luật quốc gia.
+ Thứ nhất, Luật của Liên minh được áp dụng trực tiếp như luật quốc
gia. Điển hình đó là Tòa Công lý châu Âu đã thực hiện nguyên tắc áp dụng
trực tiếp luật Liên minh bất chấp sự phản đối của một số nước thành viên, và
chính điều đó đã đảm bảo sự tồn tại của một trật tự pháp lý ở EU.
Điều đó có nghĩa là luật của EU xác định thẩm quyền và ấn định
nghĩa vụ một cách trực tiếp không chỉ đối với các thiết chế của Liên minh và
các nước thành viên mà đối với cả công dân EU.
+ Thứ hai, ưu tiên áp dụng luật của Liên minh so với luật quốc gia
Chính nguyên tắc áp dụng trực tiếp luật của EU như đã trình bày ở
trên đã dẫn tới một hiện tượng đó là khi một quy định của Liên minh quy
định các quyền và nghĩa vụ của công dân Liên minh nhưng lại xung đột với
các nguyên tắc của pháp luật quốc gia thành viêc? Không có quy định cụ thể
nào của Liên minh ghi nhận rằng Luật Liên minh áp dụng trước hay áp dụng
sau luật quốc gia. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này một lần nữa Tòa Công
lý, bất chấp sự phản đối của một số nước thành viên, đã đưa ra nguyên tắc

ưu tiên luật Liên minh - một nguyên tắc cần thiết cho sự tồn tại của trật tự
pháp lý ở EU, đồng thời cũng cho thấy Tòa Công lý châu Âu có hiệu lực,
thẩm quyền như tòa quốc gia.
2. Tòa án Công lý châu Âu vừa là tòa hiến pháp, hành chính, vừa
là tòa dân sự, kinh tế
a) Tòa án Công lý châu Âu vừa là tòa hiến pháp, hành chính
– Tòa án hiến pháp:
ECJ có những thẩm quyền tương tự với thẩm quyền của Tòa án hiến
pháp các nước trên thế giới.
+ Thẩm quyền giải thích pháp luật: Với thẩm quyền là cơ quan duy
nhất được giải thích pháp luật của EU, ECJ có trách nhiệm hướng dẫn các
tòa án quốc gia thực hiện một cách thống nhất pháp luật trên phạm vi lãnh
thổ toàn Liên minh. Giải đáp của ECJ cho những thắc mắc của các tòa án
quốc gia không đơn thuần chỉ là một ý kiến tham khảo, mà có tư cách như
một án lệ hay như một yêu cầu bắt buộc.
+ Thẩm quyền liên quan tới việc bảo đảm tính tối thượng của hiến
pháp, cụ thể đối với EU, là Luật gốc: ECJ có nhiệm vụ đảm bảo luật pháp
được theo dõi sát sao khi giải thích và áp dụng các hiệp ước đã kí kết giữa
các quốc gia thành viên; bảo đảm pháp luật EU được tuân thủ một cách
thống nhất, đầy đủ và chính xác tại tất cả các quốc gia thành viên; ECJ kiểm
tra tính hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật của các thể chế khác
của EU và đảm bảo rằng các quốc gia thành viên EU phải tuân thủ các nghĩa
vụ theo đúng quy định của các hiệp ước có hiệu lực.
Chẳng hạn, về vấn đề khởi kiện quốc gia thành viên, Điều 258, 259,
260 TFEU quy định phương thức khởi kiện đối với hành vi vi phạm luật EU
của các quốc gia thành viên. Bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật EU của một
nước thành viên có thể được đưa ra trước Tòa án và nếu có vi phạm xảy ra,
Tòa án có thể yêu cầu thanh toán một khoản tiền cố định hoặc áp dụng
những hình phạt nhất định.
Mục đích của loại khiếu kiện này là xác nhận vi phạm của quốc gia

thành viên đối với Luật EU, trường hợp thường xảy ra nhất là quốc gia bị
đơn đã quên không chuyển hóa một Directive của cộng đồng vào nội luật.
Khoản 1 Điều 260 TFEU ghi rõ: "Nếu Tòa án Công lý liên minh Châu Âu
nhận thấy rằng một quốc gia thành viên đã không thực hiện nghĩa vụ theo
các điều ước quốc tế, quốc gia đó sẽ bị yêu cầu tiến hành những biện pháp
cần thiết để thực hiện quyết định của tòa án."
Ngoài ra, về vấn đề khởi kiện các thiết chế Liên minh châu Âu. Điều
263 TFEU cho phép các quốc gia thành viên, các thiết chế khởi kiện tại
CJE, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến văn bản bất hợp pháp
khởi kiện yêu cầu hủy bỏ các văn bản bất đó của các thiết chế Liên minh.
Tòa có thể tuyên bố hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản, nếu: Văn bản vi
phạm Luật gốc, vi phạm thủ tục ban hành hoặc ban hành trên cơ sở của sự
lạm quyền.
Bên cạnh đó, theo Điều 267 TFEU, khi các tòa án của quốc gia thành
viên có yêu cầu (trước khi xét xử hoặc trước khi ra phán quyết về một vụ
việc), ECJ phải có trách nhiệm đối với các vấn đề liên quan đến pháp luật
EU và một phán quyết để giải thích nội dung cũng như giá trị pháp lý của
các quy định pháp luật EU.
Từ các thẩm quyền trên, ta có thể thấy ECJ là tòa án hiến pháp.
– Tòa án hành chính:
ECJ là tòa án hiến pháp, đồng thời là tòa án hành chính, điều này thể
hiện qua các quy định của TFEU. Tòa án hành chính thường có một số đặc
điểm cơ bản sau:
+ Về các chủ thể là đối tượng xét xử của tòa án hành chính: các cơ
quan thực hiện quyền hành pháp, công chức của cơ quan hành pháp, chính
quyền địa phương, các tổ chức công đặt dưới sự chỉ đạo hoặc quản lý của cơ
quan hành pháp.
+ Chỉ những quyết định được ban hành trong khuôn khổ thực hiện các
chức năng quyền lực mới thuộc thẩm quyền của tòa án hành chính.
+ Những yêu cầu đòi hủy bỏ hoặc sửa các quyết định của cơ quan

hành chính đương nhiên thuộc thẩm quyền của tòa án hành chính.
Tại EU, các quy định của TFEU cho phép quyền khởi kiện các thiết
chế Liên minh châu Âu. Cụ thể:
+ Khởi kiện đối với vi phạm do không thực hiện nghĩa vụ của các
thiết chế liên minh: Điều 265 TFEU. Mục đích của khiếu kiện này là nhằm
yêu cầu tòa án xác nhận lỗi không thực hiện nghĩa vụ của một thiết chế của
liên minh. Trong trường hợp này, một thiết chế nào đó của Liên minh (có
thể là Council, Commission, Nghị viện, Ngân hàng trung ương châu Âu)
phải hành động theo quy định của hiệp ước, nhưng đã không hành động
trong thời hạn quy định.
+ Khởi kiện yêu cầu bồi thường do hành vi bất hợp pháp của một thiết
chế Liên minh hoặc do nhân viên của các thiết chế Liên minh thực hiện
trong khi thi hành nhiệm vụ (Điều 268 và Khoản 2 Điều 304 TFEU). Tòa
có thể ra phán quyết buộc các thiết chế, nhân viên của EU bồi thường thiệt
hại nếu xác định được lỗi, thiệt hại thực tế xảy ra và mối nhân quả giữa
chúng.
+ Yêu cầu hoãn thi hành một văn bản đang bị khiếu kiện (Điều 278,
279 TFEU). Quy định này tránh việc thực hiện ngay một văn bản đang bị
khiếu kiện có thể gây ra những thiệt hại cho nguyên đơn và thiệt hại này
không thể sửa chữa, đồng thời đảm bảo cho phán quyết của Tòa về sau sẽ
được thực hiện trên thực tế.
Như vậy, dựa vào các phân tích đã nêu, ECJ vừa là tòa án hiến pháp
vừa là tòa án hành chính.
b) Tòa án Công lý châu Âu vừa là tòa dân sự, vừa là tòa kinh tế
- Tòa án công lý liên minh châu âu mang tính chất của một tòa dân sự
thể hiện thông qua chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nó. Cụ thể như sau:
+ Tòa án công lý liên minh châu âu có nhiệm vụ là đảm bảo luật pháp
được theo dõi sát sao khi giải thích và áp dụng các hiệp ước đã kí kết giữa
các quốc gia thành viên liên minh châu âu. Tòa sẽ kiểm tra tính hợp pháp
của các văn bản quy phạm pháp luật của các thể chế khác của liên minh châu

âu và đảm bảo rằng các quốc gia thành viên liên minh châu âu phải tuân thủ
các nghĩa vụ theo đúng quy định của các hiệp ước có hiệu lực.
+ Khi các tòa án của quốc gia thành viên có yêu cầu (trước khi xét xử
hoặc trước khi ra phán quyết về một vụ việc), Tòa án công lý liên minh châu
âu phải có trách nhiệm các vấn đề liên quan đến pháp luật liên minh châu âu
và ra một phán quyết để giải thích nội dung cũng như giá trị pháp lý của các
quy định pháp luật EU. Bên cạnh đó, tòa án châu âu có nghĩa vụ bảo đảm
cho pháp luật EU được tuân thủ một cách thống nhất, đầy đủ và chính xác
tại tất cả các quốc gia thành viên.
+ Tòa án công lý cũng đã công nhận các nguyên tắc trách nhiệm của
các nước thành viên vi phạm pháp luật EU, trước hết, đóng một vai trò quan
trọng trong việc củng cố bảo vệ các quyền của các quốc gia theo quy định
của EU.
Theo đó, việc vi phạm cam kết của các nước thành viên sẽ dẫn đến
khả năng làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường trong một số trường hợp, có
những hậu quả nghiêm trọng vào các quỹ công cộng. Hơn nữa, bất kỳ hành
vi vi phạm pháp luật EU của một nước thành viên có thể được đưa ra trước
Toà án và bản án và nếu có vi phạm xảy ra, Tòa án có thể yêu cầu thanh toán
một khoản tiền cố định hoặc áp dụng những hình phạt nhất định.
+ Toà án công lý cũng làm việc cùng với các tòa án quốc gia, các tòa
án thông thường áp dụng pháp luật EU. Bất kỳ tòa án hoặc tòa án quốc gia
được kêu gọi để quyết định một vụ tranh chấp liên quan đến luật pháp EU có
thể, và đôi khi, phải gửi câu hỏi lên Tòa án Tư pháp để cho một phán quyết
sơ bộ. Tòa án sau đó phải cung cấp cho giải thích của nó hoặc xem xét tính
hợp pháp của một quy tắc của pháp luật EU.
+ Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp, tòa án công lý châu Âu có
thẩm quyền áp dụng luật EU để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hoặc theo
thủ tục phúc thẩm (như phán quyết của Tòa chung châu Âu – General
Court).
Vì vậy, qua các phân tích nêu trên, có thể thấy Tòa án công lý châu

Âu hoạt động mang tính chất của một tòa án dân sự.
- Bên cạnh đó, tòa án Công lý châu Âu còn mang tính chất là một tòa
kinh tế:
Pháp luật Liên minh điều chỉnh những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của
Liên minh. Thứ nhất, là những lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng của Liên
minh quy định tại Điều 3 TFEU, bao gồm: Liên minh thuế quan; Các quy
định về cạnh tranh điều chỉnh chức năng của thị trường nội địa; Chính sách
tiền tệ đối với các nước sử dụng đồng EURO; Bảo tồn các nguồn lợi sinh vật
biển theo chính sách nghề cá chung và Chính sách thương mại chung; Thứ
hai là những lĩnh vực có sự chia sẻ về thẩm quyền giữa Liên minh và các
quốc gia thành viên quy định tại Điều 4 TFEU, gồm: Thị trường nội địa;
Gắn kết kinh tế, xã hội các vùng; nông nghiệp và nghề cá, trừ nội dung liên
quan đến bảo tồn sinh vật biển; Bảo vệ người tiêu dùng;…
Bên cạnh đó, pháp luật Liên minh cũng cho phép viên dẫn áp dụng
luật Liên minh trước tòa công lý châu Âu: Yêu cầu hoãn thi hành một văn
bản đang bị khiếu kiện (Điều 278, 279 TFEU). Quy định này tránh việc
thực hiện ngay một văn bản đang bị khiếu kiện có thể gây ra những thiệt hại
cho nguyên đơn và thiệt hại này không thể sửa chữa, đồng thời đảm bảo cho
phán quyết của Tòa về sau sẽ được thực hiện trên thực tế.
Từ đó, có thể nói Tòa Công lý châu Âu cũng mang tính chất của một
tòa kinh tế.
Qua đó, có thể kết luận Tòa án Công lý châu Âu vừa là tòa quốc tế,
vừa là tòa quốc gia; vừa là tòa hiến pháp, hành chính, vừa là tòa dân sự, kinh
tế.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trên đây là một số phân tích bình luận của chúng em về bài tập:
“Bình luận về nội dung pháp lí cơ bản của Tòa án công lí Châu Âu và so
sánh với Tòa án Công lí Liên hợp quốc. Chứng minh rằng Tòa án công lí
Châu Âu vừa là Tòa quốc tế, vừa là Tòa quốc gia, vừa là Tòa Hiến pháp,
Hành chính, vừa là Tòa dân sự, Kinh tế”. Rất mong được sự góp ý của

các thầy cô giáo, chúng em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
a. Lê Minh Tiến và Phạm Hồng Hạnh, Tập bài giảng Pháp luật Liên
minh châu Âu, Trường ĐH Luật HN 2011;
2. Đỗ Tuấn Anh, Tổ chức và hoạt động của tòa án hiến pháp một số
nước/ Khóa luận tốt nghiệp
3. PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng, Mô hình cơ quan bảo hiến của các nước
trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật.
4. />justice/index_en.htm

×