Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Bài thảo luận đề tài MÔ HÌNH QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO VÀ THỰC TẾ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.43 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING THƯƠNG MẠI
-----------o0o-----------

BÁO CÁO THẢO LUẬN
MƠN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI:

MƠ HÌNH QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO VÀ THỰC TẾ CÔNG
TÁC QUẢN TRỊ TẠI MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Việt Bình
Nhóm thực hiện: 01
Mã lớp học phần: 2102FMGM0211

Năm học 2020 – 2021


Mục Lục
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................................5
1.1. Khái niệm.................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm quản trị............................................................................5
1.1.2. Khái niệm hàng tồn kho - Quản trị hàng tồn kho.........................5
1.2. Phân loại hàng tồn kho............................................................................5
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ..........................................5
1.4. Vai trò của quản trị hàng tồn kho..........................................................6
1.4.1. Vai trò.................................................................................................6
1.4.2. Ý nghĩa...............................................................................................6
1.5. Các chi phí tồn kho..................................................................................7
1.6. Mơ hình đặt hàng hiệu quả nhất (Economic Ordering Quantity –
EOQ)................................................................................................................7


II. THỰC TẾ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN.............................................................................9
2.1. Giới thiệu chung về công ty.....................................................................9
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:..................................................9
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh.................................................................10
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty từ năm 2018 đến
nay..............................................................................................................10
2.2. Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho tại cơng ty VIỆT TIẾN
........................................................................................................................12
2.2.1. Phân tích tình hình tài sản ngắn hạn của công ty.......................12
2.2.2. Phân loại hàng tồn kho của cơng ty Việt Tiến..............................13
2.2.3. Phân tích mơ hình hàng tồn kho EOQ mà Việt Tiến áp dụng...14
III. Đánh giá chung về công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty may
Việt Tiến.............................................................................................................18
3.1. Ưu điểm..................................................................................................18
3.2. Nhược điểm............................................................................................18
3.3. Một số giải pháp đề xuất......................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................20

2


LỜI CẢM ƠN
Như chúng ta đã biết, trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế như hiện nay,
để có thể điều hành các hoạt động kinh doanh thì việc quản trị tài chính trong q
trình phát triển của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Quản trị tài
chính là một mơn khoa học quản trị nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh
trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp hay một tổ chức. Nếu như
công việc này được thực hiện một cách tối ưu thì giá trị doanh nghiệp có thể đạt lớn
nhất, khi đó tài sản của các cổ đông cũng đạt lớn nhất.

Và một trong những nội dung quan trọng nhất có tác động lớn đến hiệu quả của
quản trị tài chính là quản trị hàng tồn kho. Do đó nhóm 1 đã lựa chọn và đi nghiên cứu
đề tài “Mơ hình quản trị hàng tồn kho và thực tế công tác quản trị tại một doanh
nghiệp cụ thể”.
Nhóm 1 xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên hướng dẫn là Thạc sĩ
Nguyễn Việt Bình vì đã tận tình giảng dạy và cung cấp cho sinh viên những kiến thức
cần thiết để nhóm 1 có thể hồn thành đề tài thảo luận một cách tốt nhất.
Trong q trình thực hiện khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế vì vậy
Nhóm 1 hi vọng sẽ nhận được những lời góp ý chân thành nhất từ thầy để nhóm có thể
rút kinh nghiệm cho mỗi cá nhân cũng như học hỏi và hoàn thiện những kiến thức cịn
thiếu sót. Những nhận xét đóng góp của thầy sẽ là những ý kiến quý báu giúp cho
nhóm 1 hồn thiện hơn về đề tài này .
Nhóm 1 xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm
2021
Nhóm thực hiện
Nhóm 1

3


I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm quản trị
Quản trị là hoạt động nhằm đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả bằng sự
phối hợp các hoạt động của những người khác thông qua hoạch định, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi.
1.1.2. Khái niệm hàng tồn kho - Quản trị hàng tồn kho
a. Khái niệm hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một phần của tài sản lưu động bao gồm tất cả nguồn lực đang

được dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất ở hiện tại và trong tương lai. Hàng tồn
kho không chỉ có tồn kho thành phẩm mà cịn có tồn kho sản phẩm dở dang, tồn kho
nguyên vật liệu/ linh kiện và tồn kho công cụ, dụng cụ trong sản xuất...
b. Quản trị hàng tồn kho
Quản trị hàng tồn kho là việc thực hiện các chức năng quản lý để lập kế hoạch,
tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển, kiểm soát và cấp phát vật tư nhằm sử dụng tốt nhất các
nguồn lực phục vụ cho khách hàng đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp.
Quản trị hàng tồn kho là hoạt động kiểm sốt sự ln chuyển của hàng tồn kho
thơng qua chuỗi giá trị từ việc xử lý trong sản xuất đến phân phối.
1.2. Phân loại hàng tồn kho
Hàng hóa tồn kho được coi là một trong những tài sản quan trọng đối với nhiều
cơng ty. Nó là một trong những tài sản đắt tiền nhất, trong nhiều công ty hàng hóa tồn
kho chiếm tới 40% tổng kinh phí đầu tư.
Hàng lưu kho trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, đa dạng về chủng loại,
khác nhau về đặc điểm, tính chất thương phẩm, điều kiện bảo quản, nguồn hình thành
có vai trị cơng dụng khác nhau trong q trình sản xuất kinh doanh. Để quản lý tốt,
tính đúng, tính đủ giá gốc hàng tồn kho cần phân loại, sắp xếp hàng tồn kho theo tiêu
thức nhất định.
Theo sự tồn tại của hàng tồn kho các vị trí khác nhau của quá trình sản xuất kinh
doanh, hàng tồn kho được chia thành 3 loại:
 Hàng mua đang đi trên đường
 Hàng dự trữ tại kho
 Hàng gửi đi bán
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ

4


Đối với các mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thường phụ thuộc
vào:

- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp.
Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp thường bao gồm 3 loại: dự trữ
thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ (đối với các doanh nghiệp sản xuất có
tính chất thời vụ)
- Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường
- Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng nguyên vật liệu với
doanh nghiệp.
- Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp.
- Giá cả của các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu cung ứng.
Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các nhân tố ảnh
hưởng bao gồm:
- Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, cơng nghệ trong q trình chế tạo sản phẩm.
- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm
- Trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh nghiệp
Đối với mức tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm thường chịu ảnh hưởng của
các nhân tố:
- Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng.
- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
1.4. Vai trò của quản trị hàng tồn kho
1.4.1. Vai trò
- Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại vật tư có tác động mạnh mẽ
đến các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến
hành liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch.
- Thúc đẩy quá trình luân chuyển nhanh vật tư, sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả và tiết
kiệm chi phí.
- Kiểm tra tình hình thực hiện , cung cấp vật tư, đối chiếu với tình hình sản xuất kinh
doanh và tình hình kho tàng để kịp thời báo cáo cho bộ phận thu mua có biện pháp
khắc phục kịp thời

- Đảm bảo hàng hóa tồn kho luôn đủ để bán ra thị trường, không bị gián đoạn
- Loại trừ các rủi ro tiềm tàng của hàng tồn kho như hàng bị ứ đọng, giảm phẩm chất,
hết hạn do tồn kho quá lâu
- Cân đối giữa các khâu Mua vào – dự trữ – sản xuất – tiêu thụ
- Tối ưu hóa lượng hàng lưu kho nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí đầu
tư cho doanh nghiệp
1.4.2. Ý nghĩa
Công tác quản trị hàng tồn kho có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Muốn cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh được tiến hành đều đặn liên tục, phải thường xuyên đảm bảo cho nó

5


các loại vật tư, năng lượng đủ về số lượng, kịp thời gian, đúng về quy cách phẩm chất
chất lượng. Đó là một vấn đề bắt buộc mà nếu thiếu thì khơng thể có q trình sản
xuất sản phẩm được.
Doanh nghiệp sản xuất cần phải có vật tư, năng lượng mới tồn tại được. Vì vậy,
đảm bảo nguồn vật tư năng lượng cho sản xuất là một yếu tố tất yếu khách quan, một
điều kiện chung của mọi nền hoạt động sản xuất xã hội.
Doanh nghiệp thương mại cần phải có hàng hóa thì mới tồn tại được. Chính vì
vậy cần phải đảm bảo có đủ hàng hóa để cung ứng cho thị trường và xã hội.
1.5. Các chi phí tồn kho
Chi phí tồn kho có liên quan trực tiếp đến giá vốn của hàng bán. Bởi vậy, các
quyết định tốt liên quan đến khối lượng hàng hóa mua vào và quản lý hàng tồn kho dự
trữ cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập.
Các chi phí tồn kho bao gồm:
- Chi phí đặt hàng: bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và phát hành đơn
đặt hàng như chi phí giao dịch, quản lý, kiểm tra và thanh tốn. Chi phí đặt hàng cho
mỗi lần đặt hàng thường tương đối ổn định không phụ thuộc vào số lượng hàng được

mua. Trong mỗi kỳ kinh doanh chi phí đặt hàng thường tỷ lệ với số lần đặt hàng trong
kỳ. Khi khối lượng hàng của mỗi lần đặt hàng nhỏ thì số lần đặt hàng tăng lên và chi
phí đặt hàng do vậy cũng tăng lên và ngược lại.
- Chi phí lưu kho (hay chi phí bảo quản): Chi phí này xuất hiện khi doanh nghiệp phải
lưu giữ hàng để bán, bao gồm chi phí đóng gói hàng, chi phí bốc xếp hàng vào kho,
chi phí thuê kho, bảo hiểm, khấu hao kho và thiết bị kho, chi phí hao hụt, hư hỏng
hàng hố, lãi vay... Các yếu tố chi phí này phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa mua
vào. Nếu khối lượng hàng đặt mua mỗi lần lớn, thì chi phí lưu kho tăng và ngược lại.
Các chi phí khác:
- Chi phí giảm doanh thu do hết hàng: Có thể xem đây là một loại chi phí cơ hội do
doanh nghiệp hết một loại hàng nào đó mà khách hàng có nhu cầu. Doanh nghiệp có
thể xử lý tình trạng hết hàng bằng cách hối thúc một đơn đặt hàng từ người cung cấp
loại hàng đó. Chi phí hối thúc cho lần đặt hàng sẽ bao gồm chi phí đặt hàng bổ sung
cộng với chi phí vận chuyển (nếu có). Nếu khơng doanh nghiệp sẽ mất một khoản
doanh thu do hết hàng.
- Chi phí mất uy tín với khách hàng: đây cũng được xem là một loại chi phí cơ hội và
được xác định căn cứ vào khoản thu nhập dự báo sẽ thu được từ việc bán hàng trong
tương lại bị mất đi do việc mất uy tín với khách hàng vì việc hết hàng gây ra.
- Chi phí gián đoạn sản xuất: thiệt hại do gián đoạn sản xuất vì thiếu nguyên vật liệu.
Chi phí gián đoạn được tính bằng số sản phẩm mất đi do ngừng sản xuất hoặc số tiền
mất do bỏ lỡ cơ hội tiêu thụ được sản phẩm kèm theo hình ảnh, nhãn hiệu của doanh
nghiệp bị suy giảm trong tâm trí khách hàng.
Cần lưu ý rằng một số yếu tố chi phí liên quan đến việc ra quyết định về hàng
tồn kho và quản lý hàng bán khơng tồn tại trong hệ thống kế tốn hiện hành. Chẳng

6


hạn chi phí cơ hội là một chi phí quan trọng nhưng khơng được ghi chép trong hệ
thống kế tốn.

1.6. Mơ hình đặt hàng hiệu quả nhất (Economic Ordering Quantity – EOQ)
Mơ hình EOQ là một mơ hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử
dụng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp.
Yếu tố quyết định trong quản trị hàng tồn kho là sự dự báo chính xác nhu cầu sử
dụng các loại hàng hóa trong kỳ nghiên cứu - thường là một năm. Những doanh
nghiệp có nhu cầu hàng hóa mang tính mùa vụ có thể chọn kỳ dự báo phù hợp với đặc
điểm kinh doanh của mình.
Sau khi đã có số liệu dự báo chính xác về nhu cầu sử dụng hàng năm, trên cơ sở
đó có thể xác định số lần đặt hàng trong năm và khối lượng hàng hóa trong mỗi lần
đặt hàng. Mục đích của những tính tốn này là tìm được cơ cấu tồn kho có tổng chi
phí năm ở mức tối thiểu.
Giữa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản hàng tồn kho có mối quan hệ tương
quan tỉ lệ nghịch. Khi số lần đặt hàng nhiều, khối lượng hàng hóa tồn kho bình qn
thấp, dẫn tới chi phí tồn kho thấp song chi phí đặt hàng cao. Ngược lại, khi số lần đặt
hàng giảm đi thì khối lượng hàng trong mỗi lần đặt hàng cao, lượng tồn kho lớn hơn,
do đó chi phí tồn trữ hàng hóa cao và chi phí đặt hàng giảm.
Như vậy, vấn đề quan trọng đầu tiên của việc quản lý hàng tồn kho là quyết định
cần đặt mua bao nhiêu đối với một loại hàng nhất định. Mơ hình đặt hàng hiệu quả
(EOQ) xác định số lượng hàng mua tối ưu trong mỗi lần đặt hàng để dự trữ. Mơ hình
giả thiết rằng:
- Lượng hàng mua trong mỗi lần đặt hàng là như nhau.
- Nhu cầu, chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản và thời gian mua hàng (Purchase order
lead time) - thời gian từ đặt một đơn hàng tới khi nhận được hàng cũng là xác định.
- Chi phí mua của mỗi đơn vị khơng bị ảnh hưởng bởi số lượng hàng được đặt. Giả
thiết này làm cho chi phí mua hàng sẽ khơng ảnh hưởng đến mơ hình EOQ bởi vì chi
phí mua hàng của tất cả các hàng hoá mua vào sẽ như nhau bất kể quy mô đơn hàng
với số lượng đặt hàng là bao nhiêu.
- Không xảy ra hiện tượng hết hàng: một lý do biện hộ cho giả thiết này là ở chỗ chi
phí cho một lần hết hàng là quá đắt. Chúng là phải ln duy trì một lượng tồn kho
thích hợp để đảm bảo hiện tượng hết hàng khơng xảy ra.

Với những giả thiết này, phân tích EOQ bỏ qua các chi phí cơ hội như chi phí
giảm doanh thu do hết hàng, chi phí mất uy tín với khách hàng, chi phí gián đoạn sản
xuất... Để xác định EOQ, chúng ta phải tối thiểu hố chi phí đặt hàng và chi phí bảo
quản.
Tổng chi phí tồn kho = Tổng chi phí đặt hàng + Tổng chi phí bảo quản
TC =
Từ phương trình trên chúng ta có thể tính được khối lượng đặt hàng tối ưu là:

7


Trong đó:
EOQ: Số lượng hàng đặt có hiệu quả
D: Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm cho một khoảng thời gian nhất
định.
P: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng.
C: Chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho.
Công thức cho thấy EOQ tỷ lệ thuận với nhu cầu và chi phí đặt hàng, tỷ lệ
nghịch với chi phí bảo quản.

* Xác định thời điểm đặt hàng lại.
Quyết định quan trọng thứ hai liên quan đến quản trị tồn kho là vấn đề khi nào
thì đặt hàng. Điểm tái đặt hàng (Reorder Point) là chỉ tiêu phản ánh mức hàng tối thiểu
còn lại trong kho để khởi phát một yêu cầu đặt hàng mới. Điểm tái đặt hàng được tính
tốn đơn giản nhất khi cả nhu cầu và thời gian mua hàng là xác định.

Điểm tái đặt
hàng

=


Số lượng hàng bán trong một đơn vị
x
thời gian

Thời gian mua
hàng

* Lượng dự trữ an toàn
Giả thiết rằng nhu cầu và thời gian đặt hàng là xác định. Khi cửa hàng bán lẻ
khơng có sự ổn định về nhu cầu và thời gian mua hàng hoặc số lượng hàng mà người
cung cấp có thể đáp ứng, họ thường phải duy trì một mức dự trữ an toàn (Safety
Stock). Dự trữ an toàn là mức tồn kho được dự trữ ở mọi thời điểm ngay cả khi lượng
tồn kho đã được xác định theo mơ hình EOQ. Nó được sử dụng như là một lớp đệm
chống lại sự tăng bất thường của nhu câu, hay thời gian mua hàng, hoặc tình trạng
khơng sẵn sàng cung cấp của các nhà cung cấp. Việc xác dự trữ an toàn phụ thuộc vào
dự báo nhu cầu. Người thường dựa vào nhu cầu theo kinh nghiệm để thiết lập nhu cầu
mỗi tuần. Việc theo dõi các số liệu hàng ngày,hoặc hàng tuần trước đó sẽ giúp cho
việc xác định được các chi phí đi kèm với việc duy trì dự trữ an tồn.
II. THỰC TẾ CƠNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN MAY VIỆT TIẾN
2.1. Giới thiệu chung về công ty
Tổng Công ty Cổ phần may Việt Tiến, tên tiếng Anh là VIETTIEN GARMENT
CORPORATION có tên viết tắt là VTEC hiện đang được đặt tại địa chỉ số 7 Lê Minh
Xuân, Phường 7, Quận tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Cơng ty đang được kinh
doanh với người đại diện theo pháp luật là Ông Bùi Văn Tiến - Tổng Giám Đốc công
ty.

8



Email :
Website:
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Tiền thân cơng ty là một xí nghiệp may tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệ cơng
ty”_ Tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đơng góp vốn do
ơng Sâm Bào Tài- một doanh nhân người Hoa làm giám đốc. Xí nghiệp này hoạt
động với 65 máy may gia đình và khoảng 100 cơng nhân.
Sau ngày miền Nam giải phóng, nhà nước tiếp quản và quốc hữu hóa ra rồi giao
cho Bộ Cơng nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp). Tháng 5/1977 được bộ công
nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành xí nghiệp may Việt Tiến.
Ngày 13/11/1979, xí nghiệp đi hỏa hoạn và thiệt hại hoàn toàn. Tuy vậy Việt
Tiến đã nhanh chóng trở lại và đi vào hoạt động bình thường, và ngày càng khẳng
định vị trí của mình trên thương trường. Xí nghiệp được Bộ Cơng Nghiệp chấp nhận
nâng lên thành Cơng ty may Việt Tiến. Tiếp đó, đó lại được Bộ Ngoại Giao cấp giấy
phép nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT
IMPORT - EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC.
Vào ngày 24/3/1993, Công ty được bộ công nghiệp cấp giấy phép thành lập
doanh nghiệp số 214/CNN-TCLĐ. Sau đó, ngày 30/08/2007 Tổng cơng ty may Việt
Tiến được thành lập trên cơ sở tổ chức lại cơng ty may Việt Tiến thuộc Tập đồn Dệt
May Việt Nam, hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - công ty con.

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Việt Tiến hoạt động trên các lĩnh vực đa dạng khác nhau như: sản xuất quần áo
các loại; dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa; sản xuất và kinh
doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành
may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng. Kinh doanh máy in, photocopy,
thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao
cơng nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều hịa khơng khí
và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp; kinh

doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp; đầu tư và kinh doanh tài chính. Kinh
doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Các sản phẩm may mặc thương hiệu Việt Tiến vẫn không ngừng phát triển, mở
rộng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2018 đến nay
a. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh từ 2018 - 2020
Doanh thu thuần về hàng hóa và cung ứng dịch vụ cuối năm 2020 đạt 7,120 tỷ
đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2018.

9


Lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 150 tỷ đồng, giảm 68.4% so với 2018 và lợi nhuận
gộp về bán hàng và cung ứng dịch vụ năm 2020 đạt 670 tỷ đồng, giảm 42,7% so với
cùng kỳ 2018.
Đơn vị: triệu đồng

STT
1

Năm
2019

Chỉ tiêu

Năm
2020

Chênh lệch
tuyệt đối


DT thuần về bán
hàng và cung cấp
dịch vụ

9.035.559 7.120.959

2

LN gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ

1.128.667

3

DT từ hoạt động tài
chính

4
5

Chênh lệch
tương đối

- 1.914.600

- 21,2%

670.612


- 458.055

- 41 %

62.228

61.938

- 290

-0,5%

Tổng LN trước thuế

503.919

179.881

- 324.038

- 64,3%

LN sau thuế TNDN

418.134

150.928

- 267.206


- 64%

Bảng 2.1. Doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 2 năm 2019 - 2020
Nguồn: BCTC tóm tắt của công ty năm 2019 và 2020
DT: Doanh thu
LN: Lợi nhuận
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
b. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Chênh lệch
tương đối

STT

Chỉ tiêu

Năm
2019

Năm
2020

Chênh lệch
tuyệt đối

1

Tài sản cố
định


597.444

563.910

- 33.534

-6%

2

Tổng tài sản

4.982.865

4.736.189

- 246.676

- 0,5 %

3

Nợ ngắn
hạn

2.948.441

2.788.497


- 159.944

- 5,5 %

Nợ dài hạn

38.196

34.794

- 3.402

-9%

4

10


5

Vốn chủ sở
hữu

1.996.228

1.912.897

- 83.331


- 4,2 %

Bảng 2.2. Tài sản và nguồn vốn của công ty trong năm 2019 - 2020
Nguồn: BCTC của công ty năm 2019 và 2020
Trong hai năm từ năm 2018 - 2020, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng
và tổng nợ giảm.
2.2.

Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty VIỆT TIẾN

Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng Tài sản
lưu động và vốn đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp. Hàng tồn kho của doanh nghiệp là
tài sản lưu động dưới hình thái vật chất, nó có thể là hàng hóa, nguyên vật liệu, bán
thành phẩm,… tỷ trọng của nó tùy thuộc từng loại hình doanh nghiệp, phục vụ cho sản
xuất, dự trữ cho q trình cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp.
2.2.1. Phân tích tình hình tài sản ngắn hạn của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2019

Năm 2020

So sánh

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)


Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

Chênh
lệch

Tỉ lệ
%

810.282

21,1

603.935

17,3

-206.347

-3,8

Các khoản phải 1.633.494
thu NH

42,6


1.441.64
8

41,3

-191.846

-1,3

Hàng tồn kho

1.092.719

28,5

879.152

25,2

-213.567

-3,3

Tài sản NH khác

181.066

4,7

108.666


3,1

-72.400

-1,6

Đầu tư TCNH

116,983

3.1

452,463

13.1

335.480

10

3.834.544

100

3.485.86

100

-348.680


Tiền và các khoản
tương đương tiền

Tổng cộng

11

100


4
Bảng 2.3. Tài sản NH của công ty năm 2019 và năm 2020
Nguồn: BCTC của công ty năm 2019 và 2020
Hàng tồn kho trong năm 2020 chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn của công
ty. Tổng số hàng tồn kho năm 2020 trong tổng tài sản NH giảm 3.3 % so năm 2019,
cho thấy việc dự đoán xu hướng thị trường và việc kinh doanh hiệu quả hơn.
2.2.2. Phân loại hàng tồn kho của công ty Việt Tiến
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ
tiêu

Năm 2019

Năm 2020

So sánh

Số tiền


Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

Chênh
lệch

Tỉ lệ
%

Nguyên
vật liệu

127.44

9

160.088

13,87

32.648

4,87


Thành
phẩm

485.405

34,28

496.446

43

11.041

8,72

Chi phí
SXKD
dở
dang

397.607

28,1

167.163

14,5

-230.44


-13,60

Hàng
hóa
đang đi
trên
đường

32.9

3,23

35.853

3,1

2.953

-0,13

Hàng
hóa

42.41

3

48.446


4,2

6.036

1,20

12


Cơng
cụ,
dụng cụ
Tổng

330.35

31,39

246.769

21,33

-83.581

1416.112

100

1154.77


100

-261.35

-10,06

Bảng 2.4. Tình hình hàng tồn kho của cơng ty trong năm 2019 và 2020
Nguồn: BCTC của công ty năm 2019 và 2020
Hàng tồn kho của công ty bao gồm: Nguyên vật liệu, thành phẩm, chi phí SXKD
dở dang, hàng đang đi trên đường, hàng hóa và cơng cụ dụng cụ.
Dựa vào số liệu bảng trên ta thấy số lượng hàng tồn kho của công ty năm 2020
giảm so với năm 2019. Sự giảm về số lượng hàng tồn kho là do năm 2020 lượng dự
trữ giảm do đại dịch Covid-19 dưới sự tác động của dịch lượng tiêu thụ ít đi do nền
kinh tế bị suy yếu, nguồn thu nhập của người dân thụt giảm.
Qua bảng trên ta thấy được, tỷ lệ thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn 43% trong tổng
số lượng hàng tồn kho tăng 8,72% so với năm 2019. Tỷ lệ công cụ, dụng cụ từ
31,39% xuống còn 21,33% giảm 10,06%. Năm 2020 số lượng nguyên liệu, vật liệu
chiếm 13,87% so với tổng số hàng tồn kho của công ty, tăng so với năm 2019 là
4.87%. Trong khi đó hàng hóa và hàng hóa đang trên đường dở chỉ chiếm 4,2% và
3,1% trong tổng lượng tồn kho, một lượng rất nhỏ so với nguyên vật liêu, cũng cho
thấy việc sản xuất có chất lượng cao, hiệu quả tốt….Đồng thời chi phí SXKD dở dang
ở năm 2020 giảm so với năm 2019 13,6%, đây cũng là dấu hiệu cho thấy việc kiểm
soát năng suất và chất lượng sản phẩm.
Số nguyên liệu, vật liệu cùng với tỉ lệ thành phẩm tăng nhằm cung ứng kịp thời
cho việc sản xuất khi có nhu cầu, cũng như đảm bảo cung cấp hàng hóa khi nhu cầu
của người tiêu dùng tăng khi tình hình dịch bệnh đã dần dần ổn định.
2.2.3. Phân tích mơ hình hàng tồn kho EOQ mà Việt Tiến áp dụng
Áp dụng mơ hình EOQ tính lượng đặt hàng tối ưu của Công ty Cổ phần May
Việt Tiến trong năm 2019 và năm 2020:
Khi áp dụng mơ hình này, nhà quản trị chấp nhận một số giả thiết như sau:

 Nhu cầu trong một năm là ổn định (khơng thay đổi), có thể dự đốn trước.
 Thời gian chờ hàng kể từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng là xác định và không
thay đổi.

13


 Cơng ty tiếp nhận tồn bộ số hàng đặt mua từ nhà cung ứng tại cùng một thời
điểm.
 Công ty khơng được hưởng chính sách chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp.
 Chỉ có duy nhất 2 loại chi phí là chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản.
 Khơng có sự thiếu hụt xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện đúng hạn, tức là nếu
việc đặt hàng sau khi xác định được lượng hàng tồn kho tối ưu và đặt hàng được
thực hiện đúng hạn thì sẽ hồn tồn khơng có tình trạng thiếu hụt hàng tồn kho
dẫn đến gián đoạn sản xuất và tiêu thụ.
Để xác định lượng đặt hàng tối ưu, ta đưa ra các số liệu liên quan đến một sản phẩm
được chọn trong số các sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh. Giả sử các thơng tin
về sản phẩm được trình bày qua bảng sau là đúng đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh sản phẩm Veston của Việt Tiến (thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, bởi
tổng sản lượng sản phẩm bán ra là bí mật thuộc phịng kinh doanh của doanh nghiệp)
Ta gọi:
D: Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm trong mỗi năm
d: Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm trong một ngày
P: chi phí cho mỗi lần đặt hàng
C: Chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho
EOQ*: Lượng đặt hàng tối ưu
EOQ: Số lượng đặt hàng hiệu quả
TCmin: Tổng chi phí tồn kho tối thiểu
R: Điểm tái đặt hàng
L: Thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng

T*: Khoảng thời gian dự trữ tối ưu
Dòng sản phẩm
Năm khảo sát

Veston
2019

14

2020


Nhu cầu về sản phẩm
Veston/ năm (D)

2.800.000 sản phẩm

2.780.000 sản phẩm

390 triệu đồng

395 triệu đồng

Chi phí bảo quản trên một
đơn vị hàng tồn kho (C)

0.675 triệu/ sản phẩm

0.754 triệu/ sản phẩm


Số ngày Việt Tiến sản xuất
trong năm

360 ngày

360 ngày

2.800.000/360= 7778
sản phẩm

2.780.000/360= 7723
sản phẩm

15 ngày

20 ngày

Chi phí cho mỗi lần đặt
hàng (P)
Trong đó bao gồm các chi
phí như:
+Gọi điện, thư giao dịch
+Chi phí vận chuyển
+Chi phí giao nhận, kiểm
tra hàng hóa

Nhu cầu số lượng sản
phẩm trong 1 ngày ( d )
Thời gian từ khi đặt hàng
đến khi nhận hàng (L)


Dựa vào C,P,D vừa tính được (Theo giả định) ở trên để tính lượng đặt hàng tối ưu
(EOQ*), tổng chi phí tồn kho tối thiểu (TCmin), điểm tái đặt hàng của công ty (R),
khoảng thời gian dự trữ tối ưu (T*). Biết rằng giả định thời gian chờ từ lúc đặt hàng
đến lúc nhận được hàng (L) trong năm 2019 là 15 ngày và năm 2020 là 20 ngày.
Lượng đặt hàng tối ưu:

Tổng chi phí tồn kho tối thiểu của sản phẩm:

15


=

Thời điểm tái đặt hàng của năm 2019 và năm 2020 được xác định khi lượng tồn
kho của sản phẩm lần lượt là:

Khoảng thời gian dự trữ tối ưu:
= = = 8 (ngày)
= = = 7 (ngày)
Như vậy, ta có:
Bảng. Lượng đặt hàng tối ưu, tổng chi phí tồn kho tối thiểu, khoảng thời gian dự trữ
tối ưu, điểm tái đặt hàng và số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm 2019&2020
Chỉ tiêu
Lượng đặt hàng tối ưu
Tổng chi phí tồn kho tối

Năm 2019
56.882 sản phẩm
38.369 triệu đồng


Năm 2020
53.970
40.694 triệu đồng

thiếu
Điểm tái đặt hàng
Khoảng thời gian dự trữ

116.670 sản phẩm
8 ngày

22.460 sản phẩm
7 ngày

tối ưu
III. Đánh giá chung về công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty may Việt
Tiến
3.1. Ưu điểm
Công ty đã áp dụng khá thành công hệ thống kiểm soát hàng tồn kho liên tục,
hàng tồn kho được kiểm soát thường xuyên, điều này đã giúp công ty nâng cao được
hiệu quả của công tác quản lý hàng tồn kho. Áp dụng hệ thống này, mức tồn kho các
mặt hàng được theo dõi liên tục, bất kỳ một hoạt động xuất - nhập nào đều được giám
sát, ghi lại và cập nhật trên hệ thống.
Bên cạnh đó, cơng tác quản trị hàng tồn kho ở cty may Việt Tiến cịn có tính
thống nhất rất cao. Mọi loại tồn kho (nguyên vật liệu, công cụ, thành phẩm, bán thành

16



phẩm…) đều trải qua các khâu kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng, chất lượng… Số lượng
hàng tồn và phần trăm hàng hóa trong kho được tính tốn rõ ràng, lên kế hoạch chi tiết
dựa theo nhu cầu thực tế và dự báo nhu cầu tương lai, theo sát tình hình sản xuất và
nhu cầu thị trường. Lượng hàng hóa thành phẩm ln ở mức cao với mục đích dự trữ
sẵn sàng cho thị trường tiêu thụ.
Giá trị hàng tồn kho chiếm 40% - 50% tổng giá trị tài sản công ty nên việc quản
lý hàng tồn kho được quan tâm chú trọng trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng tại
công ty. Việt Tiến lựa chọn các nhà cung cấp uy tín, ứng dụng khoa học cơng nghệ và
thường xuyên đào tạo các khóa tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên để tăng
cường kỹ năng quản lý.
3.2. Nhược điểm
Liên quan đến đặc thù ngành dệt may, nguyên vật liệu bông vải sợi của Việt Tiến
vừa thu mua trong nước nhưng số lượng không đủ và chất lượng đôi khi chưa đáp ứng
yêu cầu các sản phẩm cao cấp nên phải nhập ngoại. Với số lượng lớn nguyên liệu
nhập ngoại lên đến 90% tổng nguyên vật liệu, nhằm dự trữ để đảm bảo tính ổn định
cho sản xuất nên tốn kém nguồn chi phí lớn. Chưa kể đó là sự khan hiếm nguồn hàng
trong bối cảnh dịch bệnh khiến việc sản xuất gặp khó khăn.
Chi phí cơng tác quản lý hàng tồn kho còn cao.
Chưa tối ưu hóa được q trình ln chuyển vật tư và sử dụng vốn hợp lý.
Chưa đánh giá được hết những rủi ro tiềm tàng trong hàng tồn kho, hàng ứ đọng.
Cụ thể là việc tồn hàng nhiều khi gặp các diễn biến bất thường của kinh tế, xã hội (bối
cảnh của dịch bệnh Covid-19) ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ hàng hóa khiến chi phí
cho quản lý hàng tồn đội lên cao.
3.3. Một số giải pháp đề xuất
- Áp dụng Công nghệ kỹ thuật vào Quản trị hàng tồn kho:
Việc áp dụng phương pháp quản lý hàng tồn kho bằng phần mềm là phương
pháp khá hiệu quả và chiếm nhiều lợi thế. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng có thể
biết được mặt hàng nào luân chuyển chậm để giảm lượng đặt hàng nhằm tiết kiệm chi
phí và ưu tiên những mặt hàng đem lại lợi nhuận lớn hơn.
Một số phần mềm hệ thống quản lý hàng tồn kho sau đây:

Wpro 1.4 (Trả phí); BS Silver (Trả phí); GM – Sales (Miễn phí); Adaline (Trả phí);
Phần mềm KiotViet (Trả phí)
- Xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu đối với mỗi hàng hóa, sản phẩm
- Kiểm kê hàng hóa định kỳ và thường xuyên
- Thường xuyên đổi mới công tác quản trị để phù hợp với thị trường và nguồn
lực của doanh nghiệp.

17


KẾT LUẬN
Như vậy có thể thấy, hiểu mơ hình Quản trị Hàng Tồn Kho trong hoạt động quản
trị tài chính của một doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và cần thiết. Cũng có thể nói,
hàng tồn kho chính là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ. Do đó, đi sâu nghiên cứu và
tìm hiểu vai trị và tầm quan trọng của việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả là việc làm
mà Cơng ty May Việt Tiến nói riêng và tất cả các doanh nghiệp khác trên thị trường
nói chung đều phải nghiêm túc thực hiện để có thể điều phối các hoạt động của doanh
nghiệp một cách có hiệu quả nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình Quản trị tài chính (Đại học Thương Mại) – NXB Thống kê (2011), Chủ
biên: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên.
[2] Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Đại học Thương Mại) – NXB Thống kê
(2013), Chủ biên: GS.TS Đinh Văn Sơn và TS Vũ Xn Dũng.
[3] Báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần May Việt Tiến năm 2019 và 2020
/>fbclid=IwAR1mu96OKaUYKPvpOtomKcL1qm9vMbS2O4mUpu-KhSeBqZnkPX-BY53lb3M

18



[4] Một số luận văn về đề tài: Quản trị hàng tồn kho tại một số doanh nghiệp cụ thể.
[5] Kênh thơng tin tài chính – kinh tế Việt Nam: />[6] Dữ liệu tài chính: />
19



×