Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Chọn nghề trái ngành có nên hay không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.08 KB, 2 trang )

Chọn nghề trái ngành: Nên hay không?
Câu chuyện làm trái ngành trái nghề của các sinh viên thời nay đang trở nên ngày 1 phổ biên.
Cùng giải đáp băn khoăn của 1 sinh viên kỹ thuật đi làm kinh doanh nhé!
* Em tốt nghiệp hệ cao đẳng ngành kỹ thuật điện tử viễn thông được 1 năm. Giờ em đang rất bối
rối và không định hướng được con đường đi cho mình.
Hiện em là nhân viên bán hàng cho một công ty, lương hằng tháng chỉ đủ chi tiêu trong tháng
sau, nhưng được cái công việc khá nhẹ nhàng. Em băn khoăn vì mình tốt nghiệp ngành kỹ thuật
mà lại đi làm kinh doanh, không biết đó có phải là lựa chọn sai lầm không? Lúc đầu em chỉ nghĩ
làm kinh doanh một thời gian rồi đợi cơ hội xin vào làm kỹ thuật của công ty, nhưng đã gần 1
năm em vẫn không xin được vào kỹ thuật. Giờ em không biết mình có nên tiếp tục chờ đợi cơ
hội hay bỏ công việc kinh doanh để xin vào làm công nhân ở một công ty khác.
Đối với em, làm công nhân chẳng khác nào tự nhận mình là kém cỏi; mà tiếp tục làm kinh doanh
thì không biết tương lai sẽ về đâu. Rất mong nhận được lời khuyên từ chương trình.
(luuthai10@)
- Hiện nay việc các bạn trẻ ra trường làm trái ngành là rất phổ biến, trong số đó cũng rất nhiều
bạn thành công, do đó bạn đừng quá lo lắng về việc làm trái ngành của mình.
Điều bạn cần lưu ý là bạn đã nhận biết được ngành nghề nào phù hợp với mình chưa; bạn có thật
sự yêu thích ngành mình đã học và quyết tâm đi theo ngành nghề này không; khi làm bán
hàng bạn thấy mình có làm tốt công việc và thích làm việc này không
Trên thực tế, có nhiều bạn học ngành kỹ thuật, khi ra trường làm bán hàng chuyên về hàng kỹ
thuật, nhờ vậy các bạn đó tận dụng được lợi thế của mình về ngành học và cũng phát triển thêm
khả năng kinh doanh.
Nếu bạn thật sự thấy mình phù hợp làm việc kỹ thuật, không phù hợp kinh doanh và hiện tại
không thể tìm được việc làm kỹ thuật nào thì bạn cũng đừng quá e ngại để khởi đầu từ công
nhân. Thực tế cho thấy có rất nhiều công nhân có tay nghề, có bằng cấp chuyên môn về kỹ thuật
sau một thời gian ngắn được cất nhắc vào các vị trí tương xứng với năng lực và con đường thăng
tiến của họ rất vững vàng vì họ đã từng kinh qua những công việc nhỏ nhất.
Điển hình là ở môi trường làm việc của Nhật Bản, ngay cả con cháu của chủ tập đoàn khi vào
làm việc cho công ty của gia đình cũng phải bắt đầu từ vị trí thấp nhất. Vì vậy bạn đừng ngại
người khác nói gì, quan trọng là bạn biết mình đang làm gì và có định hướng rõ ràng.
Chúc bạn thành công!


HUỲNH_NGỌC_ÁNH
(tổng giám đốc Công ty Career Vision)

×