Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tiểu luận vai trò đảng chính trị cầm quyền Trung Quốc trong công cuộc xây dựng đất nước và liên hệ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.82 KB, 38 trang )

Mục Lục
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Lý do chọn chọn đề tài..................................................................................1
2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:...............................................2
3. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:.....................................2
5. Kết cấu đề tài:.....................................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẢNG CHÍNH TRỊ, ĐẢNG
CẦM QUYỀN..................................................................................................................4
1.1. Quan niệm về Đảng chính trị............................................................4
1.2. Quan niệm về Đảng cầm quyền......................................................5
1.3. Các Đảng chính trị tại Cộng Hịa Nhân Dân Trung Hoa...7
CHƯƠNG II: VAI TRỊ ĐẢNG CHÍNH TRỊ CẦM QUYỀN TRUNG
QUỐC TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC...........................12
2.1. Khái quát về Đảng Cộng Sản Trung Quốc..............................12
2.3. Vai trò của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong công
cuộc xây dựng đất nước................................................................................14
2.3. Những kỳ đại hội nỗi bật của Đảng Cộng Sản Trung
Quốc............................................................................................................................17
CHƯƠNG III: LIÊN HỆ VAI TRÒ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.......22
3.1. Sự ra đời Đảng Cộng Sản Việt Nam............................................22
3.2. Vai trị Đảng Cộng Sản Việt Nam trong cơng cuộc xây
dựng đất nước......................................................................................................23
PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................................29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................30


1

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn chọn đề tài.
Đảng cầm quyền bao giờ cũng giữ vai trò lãnh đạo, chi phối
tồn hệ thống chính trị, đặt biệt và trực tiếp nhất là nhà nước;
bằng nhà nước và thông qua nhà nước để thực hiện mục tiêu,
chiến lược của mình. Giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước là
hoạt động cơ bản của các Đảng chính trị.
Tùy theo điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng
nước cũng như mục tiêu theo đuổi mà mỗi Đảng cầm quyền có
mỗi phương thức tổ chức và hoạt động khác nhau, song đều
nhầm tới một hướng đích là giành, thực thi và chi phối quyền lực
nhà nước, từ đó chi phối và thực thi quyền lực của Đảng mình đối
với các đảng khác và toàn xã hội.
Cũng như đảng cầm quyền, đảng chính trị là một nhân tố hết
sức quan trọng trong hệ thống chính trị của các nước tư bả. Nó có
vai trị là một trong những thành phần cơ bản của hệ thống chính
trị, của xã hội cơng dân hiện đại, có ảnh hưởng lớn đến đời sống
chính trị, từ cơ cấu tổ chức đến sự vận hành của hệ thống chính
trị. Đây là một tổ chức chính trị phản ánh lợi ích của giai cấp, của
tầng lớp xã hội, nó liên kết, lãnh đạo những người đại diện tích
cực nhất của tầng lớp hay xã hội đó để cùng thực hiện đạt được
mục tiêu và lý tưởng nhất định.
Các đảng chính trị ln là trung tâm cho các cuộc thảo luận và
tranh luận về việc đổi mới nền chính trị. Các lợi ích chi chính thể
sẽ được tìm thấy qua các quyết sách sáng suốt của đảng chính trị
cầm quyền đó. Nhứng lợi ích như vậy khơng chỉ được tìm thấy


2

trong đảng cầm quyền mà còn ở trong các các đảng chính trị đối

lập.
Nghiên cứu về Đảng chính trị cầm quyền Trung Quốc góp phần
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về quá trình
hình thành, phát triển và vai trò quan trọng của đảng cầm quyền
trong việc lãnh đạo đất nước phát triển.
Đồng thời qua việc nghiên cứu về Đảng cầm quyền Trung Quốc –
một trong những nước bạn truyền thống lâu đời của nước ta, mối
quan hệ giữa 2 nước láng
giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, có q trình gắn bó
tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua
lại. Giúp ta có những hiểu biết sâu hơn, rút ra những bài học quý
báo trong việc xây dụng Đảng cầm quyền vững mạnh lãnh đạo
đát nước đi đến thành công xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Từ những lý do trên mà em đã lựa chọn đề tài: “Vai trị của
Đảng chính trị cầm quyền Trung Quốc trong công cuộc xây
dựng đất nước. Liên hệ đến Đảng Cộng Sản Việt Nam. ” là
đề tài tiểu luận của mình.
2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Mục đích nghiên cứu đề tài: đi sâu vào việc nghiên cứu những
vấn đề lý luận chung về Đảng chính trị cầm quyền, tập chung
nghiên cứu một quốc gia đại diện là Trung Quốc. Từ đó chúng ta
có cái nhìn chung về Đảng chính trị cầm quyền rút ra những kinh
nghiệm cho Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
-

Làm rõ những vấn đề lý luận chung về Đảng chính trị và

-


Đảng cầm quyền ở Trung Quốc.
Đồng thời làm rõ sự lãnh đạo, vai trò của Đảng Cộng Sản
Trung Quốc trong công cuộc xây dựng đất nước.


3

3. Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận chung về Đảng chính trị và
Đảng cầm quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước
Trung Quốc.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp
luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
quan điểm của Đảng về kiểm tra kiểm soát quyền lực nhà nước.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp loogic; phương
pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh...
5. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo thì kết cấu
đề tài gồm 3 chương:
-

Chương I: Cơ sở lý luận chung về Đảng chính trị, Đảng

-

cầm quyền.
Chương II: Vai trị của Đảng chính trị cầm quyền Trung


-

Quốc trong công cuộc xây dựng đất nước.
Chương III: Liên hệ với Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu và hồn thành tiểu luận chắc chắn có
rất nhiều thiếu sót và khuyết điểm. Rất mong nhận được sự quan
tâm góp ýcủa cơ giáo hướng dẫn để nội dung của tiểu luận được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn./.


4

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẢNG CHÍNH TRỊ,
ĐẢNG CẦM QUYỀN.
1.1. Quan niệm về Đảng chính trị.
1.1.1. Khái niệm:
Có nhiều quan điểm khác nhau về Đảng chính trị do trong
thực tế đã tồn tại nhiều hình thức tổ chức của Đảng chính trị,
nhiều loại hình đảng chính trị.
Có quan điểm cho rằng Đảng chính trị là một tổ chức goomg
những người nhất trí và hành động vì quyền lợi dân tộc thể theo
những nguyên tắt cụ thể mà họ đã thỏa thuận với nhau.
Quan điểm khác lại cho rằng Đảng chính trị là mọt tổ chức gồm
những người ưu tú nhất của một tầng lớp hay một giai cấp, hoạt
động vì lợi ích của giai cấp hay tầng lớp đó.
Từ đó có thể khái quát về Đảng chính trị như sau: Là một tổ chức
chính trị gồm những người đại biểu ưu tú của một giai cấp, một

tầng lớp hay một nhóm xã hội, cũng thừa nhận một hệ tư tưởng
hay quan điểm chính trị, được tổ chức theo những nguyên tắc
nhất định, đại diện cho lợi ích của giai cấp, tầng lớp hay tập đồn
xã hội ấy, có mục đích và thỏa mãn mục đích đó bằng cách giành
lấy quyền lực nhà nước hoặc tham gia vào việc thực thi của nhà
nước.
Đặt trưng:
-

Là một tổ chức chính trị;
Cùng thừa nhận một hệ tư tưởng hay quan điểm chính trị

-

nhất định;
Được tổ chức thao những nguyên tắt nhất định;
Có chức năng chính trị, tức là hướng tới mục tiêu giành
giữ và thực thi quyền lực nhà nước;


5

-

Lãnh đạo quần chúng, được sự ửng hộ của quần chúng và

cử tri.
1.1.2. Sự ra đời của Đảng chính trị.
Sự ra đời của Đảng Cộng Sản: Đó là sản phẩm của cuộc đấu
tranh giai cấp đã đạt đến mức tự giác.

Sự ra đời của Đảng Tư Sản: Là sản phẩm tất yếu của chật tự
dân chủ tư sản.
1.1.3. Vai trò của Đảng chính trị.
Trong xã hội hiện đại, ở mỗi quốc gia có Đảng cầm quyền và
Đảng khơng cầm quyền trong hệ thống chính trị. Vì vậy vai trị
của Đảng chính trị phụ thuộc bào bản chất giai cấp và vị trí của
Đảng trong đời sống chính trị của các quốc gia.
Về cơ bản, vai trị của Đảng chính trị là vai trị lãnh đạo chính trị.
1.1.4. Quyền lực của Đảng chính trị.
Quyền lực chính trị là khả năng, năng lực của đảng trong
việc lãnh đạo quần chúng, thực hiện lý tưởng mà đảng đó theo
đuổi.
Mục tiêu hướng tác động quyền lực của Đảng chính trị: Coa nhiều
hướng nhưng chủ yếu và cơ bản là vào nhà nước, quyền lực nhà
nước và các thiết chế xã hội để thông qua đó thực hiện hóa các
mục đích, mục tiêu của đảng.
Biểu hiện quyền lực của Đảng chính trị: Qua cương lĩnh, qua nghị
quyết; qua các tổ chức, thieets chế xã hội mà đảng nắm (nhà
nước, đoàn thể quần chúng).
Phương thức thực hiện quyền lực của Đảng chính trị: Tuyên
truyền, giáo dục, thuyết phục, tự phê bình và phê bình trong
Đảng.


6

1.2. Quan niệm về Đảng cầm quyền.
“Đảng cầm quyền” là khái niệm là được dùng nhiều ở các
nước phương tây ngay từ khi xã hội bắt đầu hình thành các Đảng
chính trị. Là một khái niệm chỉ sự hoạt động gắn với việc sử dụng

quyền lực của đảng thông qua các đảng viên của đảng đó trong
một bộ máy nhà nước. Nói cách khác, Đảng cầm quyền là đảng
nắm giữ những vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước bằng các cá
nhân đảng viên ưu tú để thực hiện q trình hoạch định và thực
thi các chính sách quốc gia. Các quyết định, chính sách của đảng
cầm quyền nhầm thực hiện cưỡng lĩnh, mục tiêu chính trị của
mình bao giờ cũng được thể hiện dưới danh nghĩa là quyền lực
nhà nước. Quyền lực của đảng cầm quyền là quyền chi phối, định
hướng, điều khiển đối với nhà nước thông qua các đảng viên của
đảng trong bộ máy nhà nước để thực hiện cương lĩnh, mục tiêu
của đảng đó.
Đảng cầm quyền bao giờ cũng giữ vai trò lãnh đạo, chi phối
tồn bộ hệ thống chính trị, đặt biệt và trực tiếp nhất là nhà nước,
bằng nhà nước và thông qua nhà nước để thực hiện mục tiêu
chiến lược của mình. Giành giữ và thực thi quyền lực Nhà nước là
một hoạt động cơ bản của đảng chính trị. Tùy theo điều kiện kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng nước cũng như mục tiêu
theo đuổi mà mỗi đảng cầm quyền có những phương thức tổ chức
và hoạt động khác nhau, song đều nhầm hướng tới một hướng
đích là giành, thực thi và chi phối quyền lực nhà nước từ đó chi
phối và thực thi quyền lực của đảng mình đối với các đảng khác
và đối với tồn xã hội. Các đảng chính trị khi đã cầm quyền đều
tuân theo những nguyên tắt chung là lãnh đạo, chi phối, sử dụng
quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực sức mạnh, các phương


7

tiện vật chất đã được thiết chế hóa của nhà nước để thực hiện
mục tiêu của đảng mình, của giai cấp mình. Song, mỗi đảng chính

trị khác nhau đều có những phương thức lãnh đạo và cách thức tổ
chức thực hiện khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm tư tưởng,
tương quan lực lượng trong hệ thống chính trị, tùy thuộc vào đều
kiện khách quan của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất
nước và cả nhân tố chủ quan của chính đảng cầm quyền. Vì thế
đảng cầm quyền là vấn đề quan trọng của hệ thống chính trị của
tất cả các quốc gia.
Về vấn đề Đảng cộng sản cầm quyền là đảng giữ vai trò
cách mạng, lãnh đạo giai cấp cơng nhân đã giành được chính
quyền, thiết lập hệ thống chính trị mới, và tiến hành xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Vị trí của đảng cầm quyền là bước trưởng thành
vượt bậc, tạo ra thế và lực mới để Đảng có thể lãnh đạo nhân dân
tiến tới những thắng lợi cách mạng to lớn hơn. Tuy nhiên, lý luận
về Đảng cộng sản cầm quyền là vấn đề còn mới và khó. Thực tế
cho thấy mặc dù CNXH đã tồn tại trên 80 năm nhưng sụp đổ của
các Đảng cộng sản cầm quyền tại những nước XHCN ở Đông Âu
và Liên Xô đã đặt ra hàng loạt vấn đề thực tiển và lý luận về
Đảng cộng sản cầm quyền. Để cũng cố và giữ vững trị trí, vai trị
lãnh đạo của đảng cầm quyền, cần phải nghiên cứu để vận dụng
sáng tạo đúng đắn học thuyết Mác Lênnin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về Đảng cách mạng của giai cấp công nhân vào điều kiện cụ
thể của các nước và nước ta nói riêng.
1.3. Các Đảng chính trị tại Cộng Hịa Nhân Dân Trung Hoa.
Trung Quốc tên chính thức là Cộng Hịa Nhân Dân Trung Hoa.
Chế độ chính trị tại Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa trên hình
thức là chế độ đa đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản


8


Trung Quốc và các đảng phái nhỏ trong một mặt trận thống nhất.
Ngoài ra do thể chế một nước hai chế độ nên ở hai đặc khu hành
chính là Hồng Kơng và Ma Cao có chế độ chính trị khác với phần
còn lại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hiện nay ở Hồng Kông
và Ma Cao vẫn tồn tại chế độ đa đảng thực sự.
Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định: Đảng
Cộng sản Trung Quốc là chính đảng chấp chính duy nhất, 8 đảng
cịn lại được gọi là đảng phái dân chủ (hay đảng tham chính). Đại
bộ phận các đảng phái dân chủ được thành lập trong thời
kỳ chiến tranh Trung-Nhật và nội chiến Trung Quốc. Các đảng
phái dân chủ tham gia chính trị thơng qua Hội nghị Hiệp thương
Chính trị Nhân dân Trung Quốc, phát huy vai trò giám sát và phụ
tá Đảng Cộng sản Trung Quốc chấp chính. Chủ tịch các đảng này
thường kiêm nhiệm phó ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội
đại biểu Nhân dân tồn quốc hoặc phó chủ tịch Hội nghị Hiệp
thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Phương châm hợp tác cơ
bản giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và 8 đảng phái dân chủ được
xác định là: "Trường kỳ cộng tồn, hỗ tương giám đốc, can đảm
tương chiếu, vinh nhục dữ cộng" (cùng tồn tại lâu dài, giám sát
lẫn nhau, đối xử chân thành với nhau, vinh nhục có nhau).
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng 8 đảng phái dân chủ
hồn tồn khơng giữ được vai trị độc lập của mình, trở thành
chính đảng phụ thuộc vào Đảng Cộng sản. Ví dụ như thành viên
mới muốn gia nhập Đồng minh dân chủ Trung Quốc thì điều kiện
đầu tiên là phải được Đảng Cộng sản thẩm tra xem có đủ tiêu
chuẩn gia nhập đồng minh hay khơng.
1.3.1. Uỷ ban cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc.


9


Ủy ban cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc gọi tắt là Dân
Cách là một trong những đảng phái dân chủ của Cộng hoà nhân
dân Trung Hoa. Chủ yếu được thành lập bởi phái tả của Quốc dân
đảng Trung Quốc trong thời kỳ Nội chiến Quốc - Cộng, hiện nay
không có quan hệ với Quốc dân đảng Trung Quốc tại Đài
Loan (không nhầm với Trung Quốc Quốc dân đảng cách mạng uỷ
viên hội được thành lập trong khởi nghĩa Nam Xương 1927).
Ủy ban cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc được thành
lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1948, người sáng lập là Lý Tề
Thâm, Tống Khánh Linh, Hà Hương Ngưng, Đàm Bình Sơn, sau đó
có thêm nhiều đảng viên Quốc dân đảng bỏ đảng gia nhập. Đến
năm 2007 đã có khoảng 82000 đảng viên, trong đó đại bộ phận
là con cái hoặc thân thuộc của các cựu đảng viên Quốc dân đảng
tại Đại lục như cựu Chủ tịch trung ương Dân Cách Lý Bái Dao có
cha là Lý Tề Thâm, cựu Chủ tịch trung ương Dân Cách Hà Lỗ Lệ có
cha là cựu thị trưởng Bắc Kinh Hà Tư Nguyên.
Vai trò: Đối với Đảng cộng sản Trung Quốc, Uỷ ban cách
mạng Quốc dân đảng Trung Quốc không phải là đảng đối lập mà
là đảng tham chính, góp sức cùng Đảng cộng sản xây dựng chủ
nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.Vai trò này giống như tổ
chức Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.
1.3.2. Đồng minh dân chủ Trung Quốc.
Đồng minh dân chủ Trung Quốc gọi tắt là Dân Minh là một
trong những đảng phái dân chủ của Cộng hoà nhân dân Trung
Hoa. Dân Minh được thành lập vào tháng 3 năm 1941 với tên
gọi Trung Quốc dân chủ chính đồn đồng minh, lúc bấy giờ tham
gia có Đảng Thanh niên Trung Quốc, Đảng xã hội quốc gia (sau



10

đổi tên là Đảng dân chủ xã hội Trung Quốc), Uỷ ban hành động
giải phóng dân tộc Trung Hoa (sau đổi tên là Đảng dân chủ nông
công Trung Quốc), Trung Hoa chức nghiệp giáo dục xã, Trung
Quốc hương thôn kiến thiết hiệp hội. Năm 1942, Thẩm Quân
Nho lãnh đạo Hội liên hợp cứu quốc các giới toàn quốc gia nhập
Dân Minh. Ngày 10 tháng 9 năm 1944 đổi tên thành Đồng minh
dân chủ Trung Quốc. Hiện tại các thành viên của Dân Minh chủ
yếu tham gia cơng tác văn hố giáo dục, số lượng thành viên
khoảng 157000.
Vai trò: Đối với Đảng cộng sản Trung Quốc, Dân Minh đóng
vai trị là đảng tham chính, cùng với Đảng cộng sản quản lý đất
nước.
1.3.3. Hội kiến quốc dân chủ Trung Quốc.
Hội kiến quốc dân chủ Trung Quốc gọi tắt là Dân Kiến là một
trong những đảng phái dân chủ của Cộng hoà nhân dân Trung
Hoa. Dân Kiến được thành lập vào ngày 16 tháng 12 năm 1945,
thành viên chủ yếu là các nhà doanh nghiệp tại các thành thị lớn
cùng tầng lớp trí thức thuộc giới kinh tế, hiện nay số lượng thành
viên có khoảng 90.000 người.
Vai trị: Dân Kiến là một trong 8 đảng phái dân chủ của Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa, là chính đảng tham chính cùng Đảng cộng
sản Trung Quốc.
1.3.4. Hội xúc tiến dân chủ Trung Quốc.
Hội xúc tiến dân chủ Trung Quốc gọi tắt Dân Tiến hội được
thành lập vào ngày 30 tháng 12 năm 1945 tại Thượng Hải, là một
trong những đảng phái dân chủ của Cộng hoà nhân dân Trung



11

Hoa. Thành viên chủ yếu của Dân Tiến là trí thức trung cấp và
cấp cao làm công tác giáo dục, văn hóa, xuất bản cũng như các
cơng tác khác.
Vai trị: Dân Tiến hiện nay là một trong tám đảng phái dân
chủ tại Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, cùng với Đảng cộng sản
Trung Quốc quản lý đất nước.
1.3.5. Đảng dân chủ nông công Trung Quốc.
Đảng dân chủ nông công Trung Quốc gọi tắt là Nông công
Đảng là một trong những đảng phái dân chủ của Cộng hoà nhân
dân Trung Hoa, nằm trong liên minh chính trị do Đảng cộng sản
Trung Quốc lãnh đạo nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc. Nơng cơng Đảng do tầng lớp trí thức trong phái tả
của Quốc dân đảng Trung Quốc sáng lập như Đặng Diễn
Đạt, Hoàng Kỳ Tường, Chương Bá Quân; đảng viên chủ yếu là trí
thức trung và cao cấp trong ngành y dược.
1.3.6. Đảng trí cơng Trung Quốc.
Đảng trí cơng Trung Quốc gọi tắt là Trí cơng Đảng là một
trong những đảng phái dân chủ của Cộng hoà nhân dân Trung
Hoa. Tiền thân của Trí cơng đảng là Hồng mơn Trí cơng đường một tổ chức do Hoa kiều tại Mỹ thành lập nhằm mục đích bảo vệ
quyền lợi cho Hoa kiều, đấu tranh vì độc lập dân tộc và phồn vinh
cho Trung Quốc. Đảng viên chủ yếu của Trí cơng Đảng là Hoa
kiều và người thân Hoa kiều về nước, số lượng đảng viên khoảng
20000 người.
Vai trò: Đảng trí cơng Trung Quốc hiện nay là một trong 8 chính
đảng tham chính tại Cộng hồ nhân dân Trung Hoa, cùng
với Đảng cộng sản Trung Quốc quản lý đất nước.



12

1.3.7. Học xã Cửu Tam.
Học xã Cửu Tam là một trong những đảng phái dân
chủ của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Sở dĩ gọi tên Học xã Cửu
Tam là để kỷ niệm ngày Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh vào
ngày 3 tháng 9 năm 1945 trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng
là ngày kết thúc chiến tranh Trung-Nhật. Tôn chỉ chủ yếu của
đảng là dân giàu nước mạnh, phục vụ lợi ích quốc gia. Thành viên
chủ yếu của Học xã Cửu Tam là tầng lớp trí thức trung cấp và cấp
cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục và y
tế.
1.3.8. Đồng minh tự trị dân chủ Đài Loan.
Đồng minh tự trị dân chủ Đài Loan gọi tắt là Đài Minh là một
trong 8 đảng phái dân chủ của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa,
được thành lập ngày 12 tháng 11 năm 1947. Theo như chương
trình tuyên bố, thì Đài Minh là "liên minh chính trị của người lao
động xã hội chủ nghĩa và người yêu nước ủng hộ xã hội chủ nghĩa
do nhân sĩ Đài Loan sống ở Trung Quốc đại lục tổ chức, là chính
đảng phục vụ xã hội chủ nghĩa". Cơ quan trung ương của Đài
Minh đóng tại Bắc Kinh.


13

CHƯƠNG II: VAI TRỊ ĐẢNG CHÍNH TRỊ CẦM QUYỀN TRUNG
QUỐC TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC.
Đảng Cộng sản Trung Quốc là đảng chính trị thành lập và điều
hành Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa và là đảng chính trị lớn thứ
hai trên thế giới sau Đảng Bharatiya Janata của Ấn Độ. ĐCSTQ

là đảng cầm quyền duy nhất ở Trung Quốc đại lục, chỉ cho phép
tám đảng cấp dưới khác cùng tồn tại, những đảng này tạo
nên Mặt trận Thống nhất.
2.1. Khái quát về Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Nó được thành lập vào năm 1921, chủ yếu là Trần Độc
Tú và Lý Đại Chiêu. Đảng này phát triển nhanh chóng và đến năm
1949, đảng này đã đánh đuổi Chính phủ Quốc dân của Quốc dân
đảng từ Trung Quốc đại lục phải chạy ra Đài Loan sau Nội chiến
Trung Quốc, dẫn đến việc thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949. Đảng Cộng sản Trung Quốc
cũng kiểm soát các lực lượng vũ trang Quân đội Giải phóng Nhân
dân của quốc gia này.
2.1.1.

Hình thức tổ chức.

ĐCSTQ được tổ chức chính thức trên cơ sở nguyên tắc tập
trung dân chủ, một nguyên tắc do nhà lý luận Mác xít Nga
Vladimir Lenin hình thành, địi hỏi sự thảo luận dân chủ và cởi mở
về chính sách với điều kiện thống nhất trong việc duy trì các
chính sách đã thống nhất. Về mặt lý thuyết, cơ quan cao nhất của
ĐCSTQ là Đại hội Toàn quốc, được triệu tập hàng năm. Khi Đại hội
đại biểu tồn quốc khơng họp, Ban Chấp hành Trung ương là cơ
quan cao nhất, nhưng vì cơ quan này chỉ họp bình thường mỗi
năm một lần nên hầu hết các nhiệm vụ và trách nhiệm được giao


14

cho Bộ Chính trị và Ban Thường vụ của Bộ Chính trị, các thành

viên của Ủy ban sau được coi là cơ quan lãnh đạo cao nhất. của
Đảng và Nhà nước.
Lãnh đạo của đảng gần đây nắm giữ các chức vụ Tổng bí
thư (chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ dân sự của đảng), Chủ tịch
Quân ủy Trung ương (QUTƯ) (chịu trách nhiệm về quân sự)
và Chủ tịch nước (một vị trí chủ yếu mang tính nghi lễ). Thơng
qua các chức vụ này, lãnh đạo đảng là lãnh đạo tối cao của đất
nước. Lãnh đạo tối cao hiện nay là Tổng Bí thư Tập Cận Bình,
được bầu tại Ban Chấp hành Trung ương khóa 18 tổ chức ngày 15
tháng 11 năm 2012.
Về mặt chính thức, ĐCSTQ cam kết ủng hộ chủ nghĩa cộng
sản và tiếp tục tham gia Hội nghị Quốc tế của các Đảng Cộng sản
và Công nhân hằng năm. Theo điều lệ của đảng, ĐCSTQ tuân
theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, chủ nghĩa
xã hội đặc sắc Trung Quốc, học thuyết Đặng Tiểu Bình, ba đại
diện, quan điểm phát triển khoa học và tư tưởng Tập Cận Bình.
Lời giải thích chính thức cho những cải cách kinh tế của Trung
Quốc là nước này đang ở giai đoạn sơ khai của chủ nghĩa xã hội,
một giai đoạn phát triển tương tự như phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Nền kinh tế chỉ huy được thành lập dưới thời Mao
Trạch Đông đã được thay thế bằng nền kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa dưới thời Đặng Tiểu Bình, hệ thống kinh tế hiện tại, trên
cơ sở “Thực tiễn là tiêu chí duy nhất cho chân lý”.
Kể từ sự sụp đổ của các chính phủ cộng sản Đông Âu vào
năm 1989–1990 và sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991, ĐCSTQ
đã nhấn mạnh mối quan hệ đảng - đảng của mình với các đảng
cầm quyền của các quốc gia xã hội chủ nghĩa còn lại. Trong khi


15


ĐCSTQ vẫn duy trì quan hệ đảng phái với các đảng cộng
sản không cầm quyền trên khắp thế giới, kể từ những năm 1980,
ĐCSTQ đã thiết lập quan hệ với một số đảng không cộng sản,
đáng chú ý nhất là với các đảng cầm quyền của các quốc gia độc
đảng (bất kể hệ tư tưởng của họ), các đảng thống trị trong
các nền dân chủ (bất kể hệ tư tưởng của họ) và các đảng dân chủ
xã hội.
2.1.2.

Ý thức hệ.

Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là hệ tư tưởng chính thức đầu tiên
của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo ĐCSTQ, "Chủ nghĩa Mác Lê-nin tiết lộ những quy luật phổ biến chi phối sự phát triển của
lịch sử xã hội loài người." Đối với ĐCSTQ, chủ nghĩa Mác-Lênin
đưa ra "tầm nhìn về những mâu thuẫn trong xã hội tư bản và tính
tất yếu của một xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản trong tương
lai". Theo Nhân dân Nhật báo, Tư tưởng Mao Trạch Đông "là chủ
nghĩa Mác - Lê-nin được áp dụng và phát triển ở Trung Quốc". Tư
tưởng Mao Trạch Đơng được hình thành khơng chỉ bởi Mao Trạch
Đông, mà bởi các quan chức lãnh đạo của Đảng.
2.1.3.

Tập trung dân chủ.

Nguyên tắc tổ chức của ĐCSTQ là nguyên tắc tập trung dân chủ,
dựa trên hai nguyên tắc: dân chủ (đồng nghĩa trong diễn ngơn
chính thức với "dân chủ xã hội chủ nghĩa" và "dân chủ trong
đảng") và nguyên tắc tập trung. Đây là nguyên tắc tổ chức chỉ
đạo của Đảng kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tổ

chức năm 1927. Theo nguyên văn điều lệ đảng, "Đảng là một bộ
phận hợp thành được tổ chức theo chương trình, điều lệ và trên
cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ". Mao từng châm biếm rằng


16

chế độ tập trung dân chủ "đồng thời là dân chủ và tập trung, với
hai mặt đối lập dường như là dân chủ và tập trung được thống
nhất trong một hình thức xác định." Mao tun bố rằng tính ưu
việt của nguyên tắc tập trung dân chủ nằm ở những mâu thuẫn
nội tại của nó, giữa dân chủ và nguyên tắc tập trung, và tự
do và kỷ luật. Hiện tại, ĐCSTQ đang tuyên bố rằng “dân chủ là
huyết mạch của Đảng, huyết mạch của chủ nghĩa xã hội”. Nhưng
để dân chủ được thực hiện và hoạt động tốt, cần phải có sự tập
trung hóa. Mục tiêu của nguyên tắc tập trung dân chủ khơng phải
là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản hoặc các chính sách của nó mà thay
vào đó là phong trào hướng tới điều chỉnh chủ nghĩa tư bản trong
khi liên quan đến chủ nghĩa xã hội và dân chủ. ĐCSTQ tuyên bố
dân chủ dưới bất kỳ hình thức nào cũng cần có ngun tắc tập
trung, vì nếu khơng có ngun tắc tập trung thì sẽ khơng có trật
tự. Theo Mao, nguyên tắc tập trung dân chủ “là tập trung trên cơ
sở dân chủ và dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung. Đây là hệ thống
duy nhất thể hiện đầy đủ dân chủ với đầy đủ quyền hạn được
giao cho đại hội nhân dân các cấp, đồng thời bảo đảm sự điều
hành tập trung với chính quyền các cấp quản lý tập trung mọi
cơng việc do mình giao phó. đại hội nhân dân các cấp tương ứng
và bảo vệ những gì thiết yếu đối với đời sống dân chủ của nhân
dân "
2.3. Vai trò của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong công

cuộc xây dựng đất nước.
Sau khi thành lập nước Trung Hoa mới, Đảng Cộng sản Trung
Quốc lãnh đạo nhân dân các dân tộc cả nước giữ gìn độc lập và
an ninh quốc gia, thực hiện chuyển biến thành công xã hội Trung
Quốc từ chủ nghĩa dân chủ mới sang chủ nghĩa xã hội, triển khai
công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa có kế hoạch và quy mô lớn,


17

khiến sự nghiệp kinh tế và văn hóa ở Trung Quốc được phát triển
to lớn chưa từng có trong lịch sử.
Sau khi hoàn thành cơ bản cải tạo chủ nghĩa xã hội đối với
chế độ tư hữu tư liệu sản xuất, vì thiếu kinh nghiệm, Đảng Cộng
sản Trung Quốc có những sai lầm trong quá trình lãnh đạo sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; Từ năm 1966 đến 1976, xẩy ra
Đại cách mạng văn hóa, một sai lầm mang tính tồn cục diễn ra
trong thời gian dài.
Tháng 10 năm 1976, Đại cách mạng văn hóa kết thúc, Trung
Quốc bước vào thời kỳ phát triển mới trong lịch sử.
Sau hội nghị tồn thể lầu thứ 3 khóa 11 Đảng Cộng sản
Trung Quốc triệu tập cuối năm 1978, thực hiện bước ngoặc vĩ đại
có ý nghĩa sâu xa kể từ ngày nước Trung Hoa mới thành lập.
Từ năm 1979, Đảng Cộng sản Trung Quốc thực thi chính
sách cải cách mở cửa do đồng chí Đặng Tiểu Bình đề xướng. Sau
khi thi hành cải cách mở cửa, nền kinh tế quốc dân và phát triển
xã hội Trung Quốc thu được thành tựu khiến cả thế giới quan tâm,
diện mạo đất nước biến đổi long trời lở đất, là thời kỳ tình hình tốt
nhất kể từ ngày thành lập nước Trung Hoa mới, cũng là thời kỳ
nhân dân được lợi nhiều nhất.

Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương tích cực phát triển
quan hệ đối ngoại, phấn đấu tạo mơi trường quốc tế có lợi cho
công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa ở Trung
Quốc.
Trong cơng việc quốc tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc kiên trì
chính sách ngoại giao hồ bình độc lập tự chủ, giữ gìn độc lập và
chủ quyền của Trung Quốc, phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính


18

trị cường quyền, giữ gìn hồ bình thế giới, thúc đẩy tiến bộ lồi
người.
Trên cơ sở 5 ngun tắc tơn trọng chủ quyền và tồn vẹn
lãnh thổ của nhau, khơng xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp
công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi cùng chung
sống hồ bình, phát triển quan hệ với các nước trên thế giới.
Đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng và phát triển quan hệ hữu
nghị với chính đảng các nước trên thế giới trên cơ sở 4 nguyên
tắc độc lập tự chủ, bình đẳng hồn tồn, tơn trọng lẫn nhau,
khơng can thiệp công việc nội bộ của nhau.
Hiện nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ gìn quan hệ hữu
nghị với hơn 300 chính đảng của hơn 120 nước trên thế giới.
Đảng Cộng sản Trung Quốc là một chỉnh thể thống nhất căn cứ
cương lĩnh và điều lệ của mình, thể theo nguyên tắc chế độ tập
trung dân chủ. Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc quy định: công
nhân, nông dân, quân nhân, tri thức và phần tử tiên tiến trong
các tầng lớp xã hội trịn 18 tuổi, cơng nhận cương lĩnh và điều lệ
Đảng, nguyện tham gia và tích cực làm việc trong một tổ chức
của Đảng, thi hành nghị quyết của Đảng, nộp đảng phí định kỳ,

có thể xin gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tổ chức Trung ương Đảng bao gồm: Đại hội đại biểu toàn
quốc, Ban Chấp hành, Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Ban Chấp
hành, Ban Bí thư Trung ương, Quân uỷ Trung ương và Ủy ban
Kiểm tra kỷ luật Trung ương. Đại hội đại biêu toàn quốc của Đảng
5 năm tổ chức một lần. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo tối
cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc
hiện có gần 70 triệu đảng viên, Tổng Bí thư đương nhiệm là đồng
chí Tập Cận Bình.


19

Ở Trung Quốc hiện nay, ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc,
cịn có 8 chính đảng khác, được gọi là đảng phái dân chủ: Ủy ban
cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc, Đồng minh dân chủ Trung
Quốc, Hội kiến quốc dân chủ Trung Quốc, Hội xúc tiến dân chủ
Trung Quốc, Đảng dân chủ nơng cơng Trung Quốc, Đảng trí cơng
Trung Quốc, Học xã Cửu Tam, Đồng minh tự trị dân chủ Đài Loan.
Phần lớn hình thành và phát triển trong chiến tranh chống Nhật
và chiến tranh giải phóng tồn quốc, các đảng phái dân chủ ủng
hộ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc về chính trị, đây là
sự lựa chọn lịch sử trong quá trình hợp tác lâu dài cùng nhau
phấn đấu với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các đảng phái dân chủ
được hưởng tự do chính trị, tổ chức độc lập và bình đẳng về địa vị
pháp lý trong phạm vi quy định của Hiến pháp. Phương châm hợp
tác cơ bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc với các đảng phái dân
chủ là "tồn tại lâu dài, giám sát lẫn nhau, đối sử chân thành với
nhau, vinh nhục có nhau". Các đảng phái dân chủ khơng phải là
đảng nắm quyền, cũng không phải là đảng đối lập, mà là đảng

tham chính.
2.3. Những kỳ đại hội nỗi bật của Đảng Cộng Sản Trung
Quốc.
Đại hội toàn quốc Đảng Cộng Sản Trung Quốc là sự kiện
chính trị quan trọng nhất ở nước này, trong đó có những đại hội
mang ý nghĩa rất lớn góp phần thay đổi diện mạo đất nước Trung
Quốc hiện đại.
2.3.1.

Đại hội lần thứ nhất.

Đại hội đầu tiên của đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ
ngày 23/7 đến 31/7/1921 tại địa điểm bí mật ở Thượng Hải và sau
đó là trên một con thuyền ở Nam Hồ, quận Gia Hưng, tỉnh Chiết


20

Giang. 12 đại biểu, trong đó có Mao Trạch Đơng, thay mặt cho
hơn 50 đảng viên tham dự đại hội nhằm thảo luận về việc thành
lập đảng Cộng sản Trung Quốc và thông qua cương lĩnh, điều lệ
đảng.
Sự kiện này đánh dấu sự ra đời của đảng Cộng sản Trung Quốc,
tuy nhiên do một số thông tin nhầm lẫn rằng đại hội đầu tiên diễn
ra từ ngày 1/7 đến 5/7/1921, nên ngày 1/7/1921 được lấy làm
ngày thành lập đảng. Sau này thời điểm diễn ra đại hội được xác
minh lại, nhưng ngày 1/7 vẫn được coi là ngày thành lập đảng
Cộng sản Trung Quốc.
Đại hội đã bầu ba người là Trần Độc Tú, Trương Quốc Đào và Lý
Đạt vào Trung ương Cục, trong đó Trần Độc Tú làm Bí thư Trung

ương.
2.3.2.

Đại hội lần thứ bảy.

Đại hội lần thứ 7 của CPC diễn ra từ 23/4 đến 11/6/1945,
vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Nhật. 544 đại
biểu chính thức và 208 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 1,21
triệu đảng viên tham gia đại hội ở Diên An, ngôi làng nhỏ ở tỉnh
Thiểm Tây miền bắc Trung Quốc.
Đại hội thơng qua điều lệ mới của CPC, trong đó nhấn mạnh
"đảng lấy Tư tưởng Mao Trạch Đơng tích hợp chủ nghĩa MarxLenin" làm kim chỉ nam cho mọi hành động, đánh dấu việc Mao
Trạch Đông trở thành lãnh đạo cao nhất của CPC.
Hành động này được cho là giúp CPC đạt được mức độ đồn kết,
thống nhất chưa từng có, tạo nền tảng để giành thắng lợi cuối
cùng trước phát xít Nhật cũng như xây dựng một Trung Quốc dân
chủ mới.


21

Đại hội bầu ra Ủy ban Trung ương mới gồm 44 ủy viên chính thức
và 33 ủy viên dự khuyết. Mao Trạch Đông được bầu làm chủ tịch
Ủy ban Trung ương.
2.3.3.

Đại hội lần thứ chín.

Đại hội lần thứ chín của CPC được tổ chức vào tháng 4/1969
ở Bắc Kinh, giữa thời điểm cao trào của cuộc Cách mạng Văn hóa

do Mao Trạch Đông khởi xướng từ năm 1966 đã gây ra khơng ít
tổn thất cho đảng. Hàng loạt đảng bộ cấp tỉnh và chi bộ cấp cơ sở
bị xóa sổ và phần lớn đảng viên chưa quay lại sinh hoạt đảng
bình thường.
Tại đại hội này, Mao Trạch Đơng lựa chọn ngun sối Lâm
Bưu là người kế nhiệm của mình, tiếp tục khẳng định lý thuyết và
cách thức thực hiện cách mạng văn hóa, đồng thời sa thải hơn
80% ủy viên Ủy ban Trung ương đảng.
Đại hội bầu Mao Trạch Đông là chủ tịch Ủy ban Trung ương, Lâm
Bưu là phó chủ tịch. Hai năm sau, Lâm Bưu thiệt mạng trong một
tai nạn máy bay.
2.3.4.

Đại hội lần thứ 12.

Đại hội lần thứ 12 diễn ra vào tháng 9/1982 ở Bắc Kinh,
nhằm mục đích tổng kết thực tiễn từ sau đại hội đảng lần thứ 11
và loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực do thời kỳ hỗn loạn trong
Cách mạng Văn hóa để lại.
Trong bài phát biểu khai mạc, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đề
xuất khái niệm "chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc",
thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập
trung sang kinh tế thị trường.


22

Đại hội xác định một trong những nhiệm vụ của CPC trong "thời
kỳ lịch sử mới" là tăng gấp bốn lần giá trị sản xuất công nghiệp
và nông nghiệp từ 710 tỷ nhân dân tệ năm 1980 lên khoảng

2.800 tỷ nhân dân tệ vào năm 2000 để người dân có mức sống
cao hơn.
Đại hội bầu Ủy ban Trung ương mới gồm 210 ủy viên chính
thức và 138 ủy viên dự khuyết, Ủy ban Cố vấn Trung ương gồm
172 thành viên và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương gồm 132
thành viên. Hồ Diệu Bang được bầu làm tổng bí thư, cịn Đặng
Tiểu Bình giữ chức chủ tịch Qn ủy Trung ương và chủ tịch Ủy
ban Cố vấn Trung ương.
2.3.5.

Đại hội lần thứ 16.

Diễn ra vào tháng 11/2002 ở Bắc Kinh, đại hội lần thứ 16 là
lần đầu tiên đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức cho phép kết
nạp các doanh nhân trong lĩnh vực tư nhân làm thành viên. Đại
hội cũng đưa học thuyết "Ba đại diện" của Giang Trạch Dân vào
Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Học thuyết "Ba đại diện" khẳng định Đảng cộng sản Trung
Quốc đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện nền văn
hóa tiên tiến và đại diện lợi ích của đông đảo nhân dân Trung
Quốc. Học thuyết này cho thấy CPC coi trí thức và doanh nhân là
lực lượng sản xuất tiên tiến, kinh tế tư nhân đóng vai chủ đạo và
nền kinh tế được chi phối bởi cơ chế thị trường.
Trong đại hội này, ông Hồ Cẩm Đào được bầu làm tổng bí thư. Tuy
nhiên, vị trí chủ tịch Quân ủy Trung ương vẫn do ông Giang Trạch
Dân nắm giữ cho đến năm 2005 mới bàn giao lại cho ông Hồ Cẩm
Đào.


23


Ơng Tập Cận Bình và ơng Lý Khắc Cường được bầu thẳng
vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm 9 thành viên vào đại hội
lần thứ 17 năm 2007 dù chưa phải là ủy viên Bộ Chính trị vào thời
điểm đó. Điều này biến hai ơng trở thành những ngôi sao sáng
của thế hệ lãnh đạo thứ năm, để sau này trở thành Chủ tịch và
Thủ tướng Trung Quốc.
2.3.6.

Đại hội lần thứ 19.

Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung
Quốc, gọi tắt là Đại hội 19 Trung Cộng, đã được tổ chức tại Bắc
Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 18 tháng 10 năm
2017. Tại phiên bế mạc Đại hội ngày 24 tháng 10, đã bầu ra Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIX và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật
Trung ương Đảng khóa XIX. Được tổ chức 5 năm một lần, Đại hội
Đảng Cộng sản TQ được coi là hoạt động quan trọng nhất trong
đời sống chính trị của quốc gia đông dân nhất thế giới này. Dư
luận Trung Quốc và thế giới dành sự chú ý đặc biệt cho Đại hội
lần này, nơi đề ra những quyết sách quan trọng cho phương
hướng phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cho những
năm 2017-2022.
Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng
10/2017) nêu rõ mục tiêu quyết thắng trước mắt là xây dựng toàn
diện xã hội khá giả vào năm 2020, đồng thời đề ra mục tiêu dài
hạn đến giữa thế kỷ XXI, trở thành quốc gia hiện đại hóa xã hội
chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.
Chủ đề đại hội lần này là: "Khơng qn lịng dạ lúc ban đầu, khắc
ghi sứ mệnh, giơ cao ngọn cờ vĩ đại chủ nghĩa xã hội đặc sắc

Trung Quốc, quyết thắng toàn diện xây dựng nên xã hội tiểu
khang, giành lấy thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa xã hội đặc sắc


24

Trung Quốc thời đại mới, phấn đấu không mệt mỏi vì thật
hiện giấc mơ Trung Quốc phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại".
Khơng qn lịng dạ lúc ban đầu rồi mới có thể đạt được từ
đầu đến cuối. Bản tâm và sứ mệnh của người đảng viên cộng sản
Trung Quốc chính là mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân Trung
Quốc, mưu cầu phục hưng dân tộc Trung Hoa. Bản tâm và sứ
mệnh này chính là động lực căn bản cổ vũ người đảng viên cộng
sản Trung Quốc không ngừng tiến lên. Toàn thể đảng viên Đảng
Cộng sản Trung Quốc phải luôn cùng chung hơi thở, cùng chung
mệnh vận, cùng chung nhịp đập trái tim với nhân dân, luôn coi
mong ước về cuộc sống tươi đẹp của nhân dân là mục tiêu phấn
đấu của mình, hăng hái tiến lên thật hiện mục tiêu lớn lao phục
hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa với tinh thần sắt son và ý chí phấn
đấu quyết tiến khơng lùi.
Hiện nay, tình hình trong và ngoài nước đang biến đổi sâu
sắc, phức tạp, sự phát triển của Trung Quốc vẫn đang trong thời
kì cơ hội chiến lược quan trọng, triển vọng vô cùng tươi sáng,
nhưng thách thức cũng vơ cùng cam go. Tồn thể đảng viên Đảng
Cộng sản Trung Quốc nhất định phải nhìn xa trơng rộng, trong lúc
bình n phải lường trước những nguy cơ, dám cải cách, dám
sáng tạo, không bao giờ được cứng nhắc, đình trệ, phải đồn kết
dẫn dắt các dân tộc trong cả nước quyết thắng toàn diện xây
dựng nên xã hội tiểu khang, nỗ lực giành lấy thắng lợi vĩ đại của
chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới.

Mục tiêu của đại hội: Xây dựng Trung Quốc trở thành "xã hội
thịnh vượng vừa phải" vào năm 2020 - mục tiêu phía sau chính
sách kinh tế của nước này trong 5 năm qua.


×