Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

LỤC THỊ THÚY LIÊN khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.8 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH LÀO CAI

LỤC THỊ THÚY LIÊN

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA TỔ HỢP GÀ MÁI
NỀN 2 GIỐNG ZL NUÔI SINH SẢN TẠI SƠN TÂY, HÀ NỘI”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Ngành
Chun ngành
Khoa
Khố học

: Chính quy
: Chăn ni
: Chăn nuôi - Thú y
: Nông lâm
: 2017 – 2021

LÀO CAI - 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH LÀO CAI

LỤC THỊ THÚY LIÊN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA TỔ HỢP GÀ MÁI


NỀN 2 GIỐNG ZL NUÔI SINH SẢN TẠI SƠN TÂY, HÀ NỘI”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Ngành
: Chăn ni
Chun ngành : Chăn ni - Thú y
Khoa
: Nơng lâm
Khố học
: 2017 – 2021
Giáo viên hướng dẫn:
1.TS. Nguyễn Công Định
2. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà

LÀO CAI - 2021


3

LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào
Cai. Trải qua sáu tháng thực tập đến nay tôi đã hồn thành khố luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cơ giáo trong Ban
Giám đốc, Phịng đào tạo – NCKH&HTQT, Khoa Nông Lâm Phân hiệu ĐHTN tại
tỉnh Lào Cai đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành khố luận.
Đặc biệt tơi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Công Định và PGS.TS Nguyễn
Mạnh Hà đã động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt thời gian

thực hiện đề tài và hồn thành khố luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Xí nghiệp chăn
ni gia cầm Hadico - Sơn Tây, Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Để hồn thành khố luận này, tơi cịn nhận được sự động viên khích lệ của
những người thân trong gia đình và bạn bè. Tơi xin chân thành cảm ơn những tình
cảm cao q đó.

Lào Cai, ngày... tháng... năm 2021
Sinh viên

LỤC THỊ THÚY LIÊN


4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Bảng 3.1. Sơ đồ khảo sát
Bảng 3.2 Chế độ dinh dưỡng cho đàn gà thí nghiệm
Bảng 4.1. Tỷ lệ sống gà qua các tuần tuổi
Bảng 4.2. Khả năng sinh sản của gà ZL
Bảng 4.3. Tuổi thành thục của gà ZL nuôi sinh sản
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát sức đẻ
Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn cho gà khảo nghiệm
Bảng 4.6. Khối lượng trứng (g/quả)
Bảng 4.7. Chất lượng trứng

Trang
20

21
25
27
28
30
32
35
36


5

DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HOẠ
Tên hình
Hình 4.1: Tuổi thành thục sinh dục của gà ZL
Hình 4.2. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm

Trang
29
31


6

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Các từ, cụm từ viết tắt
ĐVT
G
Kg
STT


TCVN
TTTA

Cụm từ đầy đủ
Đơn vị tính
Gam
Ki lơ gam
Số thứ tự
Thức ăn
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu tốn thức ăn


7

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta nói chung và chăn ni gà nói riêng trong
những năm qua đã có những bước phát triển nhanh chóng. Từ chăn ni phân
tán, quy mơ nhỏ, tự cung tự cấp chuyển sang chăn nuôi tập trung với quy mô
lớn.
Theo dự thảo Chiến lược phát triển chăn ni giai đoạn 2020-2030, tầm
nhìn 2040 của Bộ NN&PTNT, đến năm 2030 đối với gia cầm, phát triển theo
phương thức cơng nghiệp. Tổng đàn gà có mặt thường xun khoảng 400-450
triệu con, trong đó ít nhất 60% ni theo phương thức công nghiệp (TPO –
Theo dự thảo Chiến lược phát triển chăn ni giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn
2040 của Bộ NN&PTNT đến năm 2030 [2])

Để đáp ứng được mục tiêu chiến lược, ngồi việc nhập ngoại các giống gà
về ni, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu, lai
tạo ra các giống, dịng gà có năng suất, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở
nước ta, trong đó có dịng gà ZL.
Dịng gà ZL là con lai của tổ hợp lai 2 giống giữa gà trống VCN-Z15 với
gà mái LV1. Đây là dịng gà có khả năng cho năng suất, chất lượng thịt tốt, có
thể phát triển trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta.
Thời gian qua, Viện Chăn ni đã đưa dịng gà ZL vào khảo nghiệm tại các
cơ sở sản xuất, bước đầu đã cho kết quả tốt. Gà ZL cho thấy sinh trưởng tốt,
phù hợp với chăn nuôi trang trại và thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên các
đặc điểm di truyền và tính trạng sản xuất của dịng gà này vẫn chưa ổn định,
cần tiếp tục nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tiễn chăn nuôi với mục tiêu từng bước chủ động được
con giống có năng suất chất lượng cao, giảm bớt kinh phí đầu tư nhập giống


8

đồng thời góp phần bảo tồn và khai thác hiệu quả các nguồn gen tốt của các
giống gà đã có, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sản
xuất của tổ hợp gà mái nền 2 giống ZL nuôi sinh sản tại Sơn Tây, Hà Nội”.


9

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu tính năng sản xuất của gà ZL ni sinh sản trong thí nghiệm.
- Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình của gà ZL ni sinh sản trong thí
nghiệm.
- Nghiên cứu chất lượng trứng của gà ZL ni sinh sản trong thí nghiệm.

- Nghiên cứu mức tiêu tốn thức ăn của gà ZL nuôi sinh sản trong thí
nghiệm.
- Nghiên cứu tỷ lệ ấp nở của tổ hợp gà mái nền ZL nuôi sinh sản trong thí
nghiệm.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Xác định được các đặc tính năng suất, chất lượng trứng, tỷ lệ ấp nở và
đánh giá được khả năng sản xuất của tổ hợp gà mái nền 2 giống ZL nuôi sinh
sản.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu đạt được là những tư liệu khoa học về khả năng
sản xuất của tổ hợp gà mái nền 2 giống ZL nuôi sinh sản phục vụ cho nghiên
cứu, học tập của giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm.
* Ý nghĩa thực tiễn
Giúp sinh viên làm quen với cơng tác nghiên cứu khoa học và tích luỹ
kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gia cầm tại các cơ sở sản xuất. Từ đó giúp
sinh viên củng cố và nâng cao được kiến thức chuyên môn.


10

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện, cơ sở nơi thực tập
Viện Chăn ni có địa chỉ tại số 9 Tân Phong, Thuỵ Phương, Bắc Từ
Liêm, Hà Nội là tổ chức sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được
mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước để hoạt động theo quy định
của pháp luật.
Viện Chăn nuôi (sau đây gọi tắt là Viện) có chức năng nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ, nuôi giữ giống gốc, thông tin, đào tạo sau đại

học, hợp tác quốc tế, tư vấn, dịch vụ về chăn nuôi trong phạm vi cả nước phục
vụ quản lý nhà nước của Bộ.
Viện có trụ sở đặt tại Hà Nội.
- Nhiệm vụ và quyền hạn
Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền chiến lược, các chương trình, đề tài,
dự án, kế hoạch hàng năm, năm năm, dài hạn về khoa học, công nghệ trong
lĩnh vực chăn nuôi và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh
vực về chăn nuôi theo quy định của pháp luật, gồm:
+ Di truyền giống vật nuôi, nuôi giữ giống gốc; phát hiện, đánh giá, bảo
tồn và phát triển nguồn gen vật nuôi và cây thức ăn chăn nuôi;
+ Công nghệ sinh học chăn nuôi, đa dạng sinh học và tin sinh học;
+ Sinh lý, sinh hố, sinh sản, tập tính vật ni và bảo vệ sức khoẻ động
vật;
+ Dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi, đồng cỏ và cây thức ăn chăn nuôi;
+ Kinh tế, hệ thống, môi trường chăn nuôi và ảnh hưởng của chăn ni tới
biến đổi khí hậu;
+ Chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng; chế biến, bảo quản an tồn
vệ sinh thực phẩm chăn nuôi;
- Nghiên cứu đề xuất xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy
phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước về chăn ni.
Tham gia nghiên cứu, đề xuất chính sách, định hướng phát triển phục vụ quản


11

lý nhà nước của Bộ. Tham gia kiểm định, kiểm nghiệm giống vật nuôi và thức
ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
- Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào sản xuất theo

quy định của pháp luật.
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và thông tin khoa học công nghệ về
chăn nuôi:
+ Đào tạo tiến sĩ thuộc các chuyên ngành lĩnh vực chăn nuôi theo quy
định;
+ Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chăn nuôi;
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học chuyên ngành chăn nuôi; tổ chức khai
thác, quảng bá sản phẩm khoa học, công nghệ chăn nuôi theo quy định;
+ Tổ chức biên soạn, xuất bản và phát hành Tạp chí Khoa học Cơng nghệ
Chăn ni theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác
chuyên gia và hợp tác đào tạo trong lĩnh vực chăn nuôi theo quy định của
pháp luật.
- Thông tin khoa học công nghệ và môi trường, quản lý, sử dụng trang
thông tin điện tử theo chuyên ngành chăn nuôi.
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu theo quy định của pháp
luật.
- Quyết định việc mời chuyên gia, các nhà khoa học nước ngoài vào Việt
Nam và cử cán bộ ra nước ngồi cơng tác theo quy định của pháp luật hiện
hành và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơn.
- Quản lý kinh phí, tài sản, cán bộ, công chức, viên chức và các nguồn lực
khác được giao theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Trong đó Xí nghiệp chăn ni gia cầm Hadico trực thuộc Viện chăn nuôi
quản lý.
Là một chi nhánh Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp
Hà Nội (HADICO), xí nghiệp CN Gia cầm HADICO thực hiện hoạt động
chăn ni, bảo tồn và phát triển Giống gà Mía Đường Lâm (gà tiến vua) - một



12

trong những loại vật nuôi được Bộ Khoa học Công nghệ đưa vào danh sách
vật nuôi quý hiếm cần phải bảo tồn. Đây được coi là thủ phủ giữ gen và cung
cấp giống Gà Mía của các tỉnh phía Bắc.
Xí nghiệp chăn nuôi gia cầm Hadico đang sở hữu đàn gà “bố mẹ”, “ông
bà” giống gốc thuần khoảng 10.000 con, được chăm sóc theo một quy trình
đặc biệt tại trang trại rộng 11ha ở xa khu dân cư. Khu lò ấp được đầu tư 13
máy ấp và 3 máy nở hiện đại, mỗi năm “ra lò” khoảng 1,5 - 2 triệu con gà
Mía, cung cấp cho các hộ nơng dân, trang trại, gia trại khắp thành phố Hà Nội
và nhiều tỉnh thành khác như Hồ Bình, Bắc Giang, Tun Quang, Vĩnh Phúc,
Hà Nam…
Hiện XN Chăn nuôi gia cầm Hadico là đơn vị duy nhất cung cấp giống cho
người chăn nuôi được ngành nông nghiệp chứng nhận. Từ năm 2012 đến nay,
mỗi năm đơn vị đã cung ứng từ 150.000 đến 350.000 con giống gà Mía cho
nơng dân các vùng chăn nuôi gia cầm trọng điểm ở ngoại thành Hà Nội như
Ba Vì, Sóc Sơn và Sơn Tây theo chương trình chăn ni của ngành nơng
nghiệp Hà Nội.
Gà mía là giống gà q hiếm. Gà trống Mía thân hình to, nặng, lông màu
đỏ tiết, cơ ngực, đùi nở nang, mào cờ dựng... Xưa kia hội hè ở đất hai vua
(Phùng Hưng, Ngô Quyền), xã Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) thường chọn
giống gà này để tế lễ... chất thịt thơm vị đậm ngọt, da giịn, săn chắc và ít mỡ
dưới da nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
2.2. Cơ sở lý luận của đề tài
2.2.1. Cơ sở lý luận và đặc điểm ngoại hình
Hình dáng, kích thước cơ thể: Tuỳ mục đích sử dụng, các dịng gà được
chia thành 3 ngoại hình: hướng trứng, hướng thịt và hướng kiêm dụng. Gà
hướng trứng có thân hình thon nhỏ, cổ dài, nhẹ cân, dáng nhanh nhẹn. Gà
hướng thịt có thân hình to thơ, cổ dài trung bình, ngực nở, dáng đi nặng nề,

khối lượng lớn. Gà kiêm dụng có hình dáng trung gian, cơ thể có hướng kiêm
dụng trứng thịt hoặc thịt trứng.
Đầu: cấu tạo xương đầu được coi như có độ tin cậy cao nhất trong việc
đánh giá đầu gia cầm. Da mặt và các phần phụ của đầu cho phép rút ra kết
luận về sự phát triển của mô đỡ và mô liên kết.


13

Mào: Gà đa dạng về hình dạng, kích thước và màu sắc đặc trưng cho từng
giống gà. Mào và mào dưới thuộc về các đặc điểm sinh dục phụ, khi buồng
trứng hoạt động bình thường thì mào lớn chứa nhiều máu. Khi thay lông hoạc
bị bệnh thuộc tuyến sinh dục sẽ tạm thời ngừng trệ sự cung cấp máu. Như
vậy, kích thước da đầu bị giảm và màu sắc bị kém đi.
Mỏ: Mỏ chắc chắn và ngắn. Gà có mỏ dài và mảnh khơng có khả năng sản
xuất cao.
Lơng: Lơng là một dẫn xuất của da, thể hiện đặc điểm di truyền của giống
và có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại. Tốc độ mọc lông là sự biểu
hiện khả năng mọc lơng sớm hay muộn, có thể có quan hệ mật thiết với cường
độ sinh trưởng của gia cầm.
Chân: Những gà giống tốt phải có chân chắc chắn, nhưng khơng thơ. Đặc
điểm chân cao có liên quan tới khả năng cho thịt thấp và phát dục chậm
(Brandsch và Biilchel, 1978 [33])
2.2.2. Bản chất di truyền của các tính trạng sản xuất
Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm được
nuôi dưỡng trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di
truyền số lượng và ảnh hưởng của những tác động mơi trường lên các tính
trạng đó. Hầu hết các tính trạng về năng suất của vật ni như sinh trưởng,
sinh sản, tốc độ mọc lơng đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền của
tính trạng số lượng đều do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Nguyễn

Ân và cs (1983) [1] cho rằng các tính trạng sản xuất là các tính trạng số
lượng, thường là các tính trạng đo lường được như khối lượng cơ thể, kích
thước các chiều đo, sản lượng trứng, khối lượng trứng ...
Các tính trạng số lượng thường bị chi phối bởi nhiều gen, các gen này
hoạt động theo 3 phương thức.
- Cộng gộp (A) hiệu ứng tích luỹ của từng gen;
- Trội (D) hiệu ứng tương tác giữa các gen trong cùng một lô cut;
- Át gen (I) hiệu ứng do tương tác giữa các gen không cùng một lo cut;
Hiệu ứng cộng gộp A là các giá trị thơng thường có thể tính tốn được, có
ý nghĩa trong chọn lọc nhân thuần.


14

Hiệu ứng trội D và át gen I là những hiệu ứng khơng cộng tính và là giá trị
giống đặc biệt (special breeding value) có y nghĩa đặc biệt trong các tổ hợp
lai. Ở các tính trạng số lượng giá trị kiểu hình cũng do giá trị kiểu gen (kiểu di
truyền) và tác động của môi trường quy định, nhưng giá trị kiểu gen của tính
trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gen) cấu tạo thành. Đó là
các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ nhưng tập hợp lại sẽ
ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu, đặc biệt là tính trạng sinh sản.
(Nguyễn Văn Thiện, 1995 [20]).
Khác với các tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất
lớn bởi các yếu tố của ngoại cảnh. Tuy các điều kiện bên ngồi khơng thể làm
thay đổi cấu trúc di truyền, nhưng nó có tác động làm phát huy hoặc kìm hãm
việc biểu hiện các hoạt động của các gen. Các tính trạng số lượng được quy
định bởi kiểu gen và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh, mối
tương quan đó được biểu thị như sau: P = G + E
Trong đó: P : là giá trị kiểu hình (phenolypic value),
G : là giá trị kiểu gen (genotypic value),

E : là sai lệch môi trường (environmental deviation).
Giá trị kiểu gen (G) hoạt động theo 3 phương thức : cộng gộp, trội và át
gen. Người ta đã biểu thị kiểu di truyền (G) bằng công thức sau : G = A+ D +
I;
Trong đó :
G: là giá trị kiểu gen (genotypic value),
A: là giá trị cộng gộp (additive value),
D: là giá trị sai lệch trội (dominance deviation value),
I: là giá trị sai lệch tương tác (Interaction deviation value).
Ngồi ra các tính trạng số lượng cịn chịu ảnh hưởng nhiều của mơi
trường, có 2 loại mơi trường chính:
- Sai lệch mơi trường chung (Eg) : Là sai lệch do các yếu tố mơi trường tác
động lên tồn bộ các cá thể trong nhóm vật ni, loại yếu tố này có tính chất
thường xun như : thức ăn, khí hậu...
- Sai lệch mơi trường riêng (Es) : Là sai lệch do các yếu tố môi trường tác
động riêng rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật ni, hoặc ở giai đoạn nhất định


15

trong cuộc đời con vật. Loại này có tính chất không thường xuyên. Nếu bỏ
qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì quan hệ của kiểu hình (P),
kiểu gen (G) và môi trường (E) của một cá thể được xác định bởi kiểu gen có
từ hai locut trở lên có giá trị là :
P=G+E
Trong đó: G = A + D + I ;
E = Eg + Es;
P = A + D + I + Eg + Es.
Trên cơ sở đó cho thấy các giống gia cầm cũng như các sinh vật khác, con
cái đều nhận được từ bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào đó.

Tính trạng đó được xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền song khả
năng đó có phát huy được hay khơng cịn phụ thuộc và mơi trường sống như
chế độ chăm sóc, ni dưỡng, quản lý... Tương tác giữa kiểu di truyền và môi
trường là rất quan trọng đối với ngành chăn nuôi gia cầm. Do đó việc chọn
lọc nâng cao năng suất một tính trạng nào đó hoặc lai tạo ra một giống mới,
việc nghiên cứu di truyền các tính trạng số lượng là vấn đề hết sức cần thiết.
2.3. Sinh trưởng, sinh sản ở gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh
trưởng và sinh sản
2.3.1. Khả năng sinh trưởng của gia cầm
Trong chăn nuôi động vật, sự sinh trưởng được xác định bằng sự tăng lên
về khối lượng, kích thước cơ thể qua những giai đoạn nhất định, thực chất của
sự phát triển đó là sự tăng lên về số lượng protein và khoáng chất (dẫn theo
Trần Thị Mai Phương, 2004 [16]).
Sinh trưởng là quá trình sinh học rất sinh động, việc xác định tồn bộ q
trình sinh trưởng khơng phải là việc dễ dàng, các nhà chọn giống thường sử
dụng các phương pháp đơn giản và thực tế đó là xác định khối lượng cơ thể,
tốc độ lớn và cấu tạo cơ thể.
Đánh giá khả năng sinh trưởng, người ta còn sử dụng khái niệm sinh
trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối.
- Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích
cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (TCVN.2.39, 1977) [27] Đồ


16

thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng Parabon. Sinh trưởng tuyệt đối thường được
tính bằng gam con/ngày hoặc gam con/tuần.
- Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích
thước và thể tích lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát
(TCVN.2.40,1977) [26]. Sinh trưởng tương đối giảm dần qua các tuần tuổi,

đơn vị tính là%, đồ thị có dạng Hyperbon.
2.3.2. Khả năng sinh sản của gia cầm
- Tuổi đẻ quả trứng đầu
Nhiều tác giả khi nghiên cứu về tuổi đẻ quả trứng đầu cho rằng, đây là chỉ
tiêu đánh giá sự thành thục sinh dục, cũng được coi là một yếu tố cấu thành
năng suất trứng. Đối với từng cá thể, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là số ngày tuổi
kể từ khi nở ra đến khi đẻ quả trứng đầu. Trong thực tế sản xuất tuổi đẻ quả
trứng đầu của một đàn (quần thể) được xác định khi có 5% số cá thể trong đàn
đã đẻ. Guideil, Lerner và một số tác giả khác cho rằng có các gen trên nhiễm
sắc thể tính biệt cùng tham gia hình thành tính trạng này (dẫn theo
Khavecman, 1972 [35]. Theo Trần Đình Miên và cs (1992) [12] có ít nhất hai
cặp gen cùng quy định tuổi đẻ quả trứng đầu, cặp thứ nhất gen E và c liên kết
với tính biệt, cặp thứ hai là E và e. Tuổi đẻ và năng suất trứng có mối tương
quan nghịch, giữa tuổi đẻ và khối lượng trứng lại có tương quan thuận. Tuổi
đẻ quả trứng đầu phụ thuộc vào bản chất di truyền, chế độ nuôi dưỡng, các
yếu tố môi trường. Đặc biệt là thời gian chiếu sáng sẽ thúc đẩy gia cầm thành
thục sinh dục, thời gian chiếu sáng dài gia cầm đẻ sớm (Khavecman, 1972
[35]).
Theo Nicola và cs, hệ số tương quan di truyền giữa tuổi thành thục với sản
lượng trứng là 0,11 (dẫn theo Trần Long, 1994 [11]).
- Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ: Năng suất trứng là số lượng trứng đẻ ra của
một gia cầm mái trong một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm đẻ trứng đây là
chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng
hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó
phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh và cũng phụ thuộc nhiều vào loài,
giống, hướng sản xuất, mùa vụ, điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc và đặc điểm
của cá thể.


17


Hutt F.B (1978) [34] đã đề nghị tính sản lượng trứng từ khi gia cầm đẻ quả
trứng đầu tiên, còn theo Brandsch H và cs (1978) [33] cho rằng sản lượng
trứng được tính đến 500 ngày tuổi, cũng theo tác giả trên, sản lượng trứng cịn
được tính theo năm sinh học 365 ngày, kể từ khi đẻ quả trứng đầu tiên. Trong
thời gian gần đây, sản lượng trứng được tính theo tuần tuổi. Các hãng gia cầm
nổi tiếng trên thế giới như Shaver (Canada), Lohmann (Đức)... sản lượng
trứng được tính phổ biến nhất đến 70 và 80 tuần tuổi.
Năng suất trứng là một tính trạng số lượng có mối tương quan nghịch chặt
chẽ với tốc độ sinh trưởng sớm, do đó trong chăn ni gà sinh sản người ta
thường quan tâm đến việc cho gà ăn hạn chế trong các giai đoạn cuối gà con,
giai đoạn gà dò - hậu bị để đảm bảo cho năng suất trứng cao trong giai đoạn
đẻ trứng. Theo Bùi Thị Oanh (1996) [15], năng suất trứng còn phụ thuộc
nhiều vào số lượng và chất lượng thức ăn, đặc biệt là mức năng lượng trao
đổi, hàm lượng protein và các acid amin thiết yếu trong khẩu phần ăn của gia
cầm sinh sản. Năng suất trứng có hệ số di truyền khơng cao, nhưng lại dao
động lớn. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [20] cho biết hệ số di truyền năng
suất trứng của gà là 0,12 - 0,3. Đối với tính trạng năng suất trứng, để cải thiện
năng suất cần áp dụng phương pháp lai, kết hợp với chọn lọc cá thể, nếu chỉ
áp dụng chọn lọc thì việc nâng cao năng suất trứng ít có hiệu quả.
Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng có liên quan chặt chẽ với nhau, tỷ lệ đẻ trứng
được tính theo tuần, tháng, năm, đó cũng thể hiện cường độ đẻ trứng là sức đẻ
trứng trong một thời gian. Cường độ đẻ trứng phụ thuộc và độ dài của chu kỳ
đẻ trứng, chu kỳ đẻ trứng chính là thời gian gia cầm đẻ liên tục khơng bỏ ngắt
qng cịn được gọi là trật đẻ.
Cường độ đẻ trứng có tương quan dương và chặt chẽ với sản lượng trứng,
đây chính là tình trạng có hệ số di truyền cao, thường được sử dụng để chọn
lọc nhằm nâng cao năng suất trứng.
Cường độ đẻ trứng có tương quan rất chặt chẽ với năng suất trứng của cả
năm, thường người ta dựa theo các số liệu của trật đẻ trứng những tháng đầu

tiên và thường theo dõi sản lượng trứng từ lúc bắt đầu đẻ đến 36 hoặc 38 tuần
tuổi để đánh giá sức đẻ trứng của cả năm. Hutt F.B (1978) [34] đã áp dụng ổ


18

đẻ có cửa sập tự động để kiểm tra sản lượng trứng cả năm có tương quan di
truyền chặt chẽ, với hệ số di truyền của tính trạng này từ 0,7 đến 0,9.
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm
+ Ảnh hưởng của giống:
Di truyền về khối lượng cơ thể do 15 cặp gen tham gia trong đó có ít nhất
một gen sinh trưởng liên kết với tính biệt (nằm trên nhiễm sắc thể X) vì vậy
có sự khác nhau về khối lượng cơ thể giữa con mái và con trống trong cùng
một giống, gà trống nặng hơn gà mái từ 24-32%. Ở gà, các giống gà hướng
trứng nhẹ hơn các giống gà hướng thịt 2 lần và giống gà kiêm dụng 1,3 -1,7
lần.
Boshhlebao và cs (1972), cho rằng sự tồn tại của các gen hoặc các nhóm
gen trong các dịng. giống gia súc, gia cầm rất khác nhau nên dịng, giống
khác nhau có tốc độ sinh trưởng không giống nhau (dẫn theo Đào Văn Khanh
2001 [9]). Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [8] cho biết sự khác nhau về khối
lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng
trứng khoảng 500 - 700 g (13-30%). Kết quả nghiên cứu Nguyễn Đức Hưng
và cs (1997) [7] cũng khẳng định các giống gia cầm khác nhau có năng suất
khác nhau.
Qua đó ta thấy khối lượng cơ thể, tốc độ sinh trưởng của các dòng. giống
gia cầm chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố di truyền. Trong thực tế sản xuất
cũng như trong nghiên cứu, để xác định mức độ ảnh hưởng của phần di truyền
tới năng suất của gia súc, gia cầm người ta xác định hệ số di truyền của tính
trạng đối với quần thể gia cầm cụ thể để xây dựng chương trình cơng tác.
Theo Nguyễn Ân và cs (1983) [1], hệ số di truyền khối lượng cơ thể 3 tháng

tuổi là 0,26-0,5. Kushner K.F (1978) [36] xác định hệ số di truyền khối lượng
cơ thể gà 1 tháng tuổi là 0,33; gà 2 tháng tuổi là 0,55 và gà trưởng thành là
0,43. Tác giả Trần Long (1994) [11] nghiên cứu trên 3 dòng gà V1, V3, V5
thuộc giống HB85 đã cơng bố: dịng V1 gà trống h D2 = 0,321 gà mái hD2=
0,394; V3 gà trống hs+D2= 0,275, gà mái hS+D2= 0,26 ; V5 gà trống hS+D2 =
0,309 và gà mái hS+D2 = 0,363.


19

Tóm lại ở các lứa tuổi khác nhau, các dịng gà khác nhau có hệ số di truyền
khác nhau và biến động trong khoảng 0,26 - 0,60. Ở các quần thể càng được
chọn lọc nhiều thì hệ số di truyền thấp và ngược lại.
+ Ảnh hưởng của tính biệt đến sinh trưởng
Các loại gia cầm khác nhau về tính biệt có tốc độ sinh trường khác nhau,
con trống lớn nhanh hơn con mái. Theo Phùng Đức Tiến (1996) [21], gà trống
có tốc độ sinh trường nhanh hơn gà mái 24 - 32%. Tác giả cũng cho biết sự
sai khác này do gen liên kết với tính biệt, những gen ở gả trống (2 nhiễm sắc
thể tính biệt) hoạt động mạnh hơn ở gà mái (1 nhiễm sắc thể tính biệt).
+ Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông
Những kết quả nhiên cứu của nhiều nhà khoa học xác định trong cùng một
giống, cùng tính biệt, ở gà có tốc độ mọc lơng nhanh cũng có tốc độ sinh
trưởng phát triển tốt hơn. Kushner K.F (1978) [36] cho rằng tốc độ mọc lơng
có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng, thường gà lớn nhanh có tốc độ
mọc lơng nhanh.
+ Ảnh hưởng của giá trị dinh dưỡng trong thức ăn đến tốc độ sinh trưởng.
Gia cầm sử dụng thức ăn nhằm đảm bảo các hoạt động duy trì cơ thể và
sản xuất (sinh trưởng, sản xuất trứng). Năng lượng và protein là hai yếu tố
dinh dưỡng quan trọng nhất trong khẩu phần thức ăn của gà. Ngoài ra trong
dinh dưỡng gia cầm các thành phần như acid béo, khoáng, vitamin và nước

cũng khơng thể thiếu được. Khống vơ cơ là một thành phần trong khẩu phần
ăn dưới dạng canxi (Ca), phốtpho (P), natri (Na), kali (K), mangan (Mn) và
clo (Cl), những nguyên tố này có chức năng khác nhau, đặc biệt là ba ngun
tố Ca, P và Na có vai trị trong việc hình thành xương, vỏ trứng, điều khiển
chức năng thẩm thấu của cơ thể và hoạt động như những chất bổ trợ của
Enzyme Đồng (Cu), iod (1), sắt (Fe), Mangan (Mn), Selen (Se) là những yếu
tố vi lượng. Vitamin là hợp chất hữu cơ được chia thành hai nhóm; nhóm hồ
tan trong nước và nhóm hồ tan trong dầu mà gia cầm chỉ cần một lượng nhỏ
trong khẩu phần.
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của gia cầm.
Theo Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [10], Nguyễn Trọng Thiện (2008) [19],
sức sản xuất trứng chịu sự chi phối của các tập hợp gen khác nhau; các gen


20

quy định tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường và bị hạn chế bởi tính
biệt. Sản lượng trứng được truyền lại cho đời sau từ bố mẹ.
2.4. Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, tính năng sản xuất của gà VCNZ15 và gà LV1
2.4.1. Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của gà
VCN-Z15
- Nguồn gốc:
Gà VCN - Z15 (hay còn gọi là gà Zolo) là giống gà kiêm dụng trứng thịt
được Viện Chăn nuôi nhập năm 2007. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Ngọc
Sơn và cs (2010) [17], gà có đặc điểm ngoại hình đồng nhất ở tuổi trưởng
thành với gà mái có lơng màu nâu đất, gà trống tồn thân lơng đỏ, hai bên
sườn có lơng xanh đen, cườm cổ vàng, lơng đi dài màu đen. Gà trống và
mái có da chân màu vàng, da thịt cũng có màu vàng, mào đơn và dái tai trắng
có màu ánh bạc. Gà có tính kháng bệnh cao và đạt tỷ lệ nuôi sống cao ở các
giai đoạn nuôi: giai đoạn gà con (0- 9 tuần tuổi) đạt 96,42 - 97,80%, giai đoạn

gà dò, hậu bị (10-19 tuần tuổi) đạt 97,73 - 98,73% và giai đoạn sinh sản từ 20
tuần tuổi trở lên đạt 97,75 - 98,00%. Khối lượng cơ thể đến 19 tuần tuổi gà
trống đạt 1685,0 g/con và gà mái đạt 1379,4 g/con. Năng suất trứng/mái/72
tuần tuổi đạt ổn định ở mức từ 181,7 - 182,6 quả và mức TTTA/10 trứng từ
2,19kg đến 2,2kg. Khối lượng trứng 51g, tỷ lệ lòng đỏ 29% và vỏ trứng màu
trắng bóng phớt hồng. Năm 2014 gà VCN - Z15 đã được đưa vào Danh mục
giống vật nuôi được sản xuất và kinh doanh tại Thông tư số 18/TT/BNN-CN
ngày 31/01/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn.
- Ngoại hình:
Gà có đặc điểm ngoại hình khơng đồng nhất, gà mái có lơng màu trắng
tồn thân chiếm 70%, màu lơng đơi chỗ có điểm lơng đen hay vài chỗ đen
khoảng 30% (chiếm 35-40%) cịn lại có màu lơng xám đen hoặc lông màu
đen hoa mơ đốm trắng, lông màu xám nhạt, hoa mơ chiếm 60-65%. Gà có
chân cao, da chân màu vàng, mào cờ. Gà mái trưởng thành có tầm vóc nhỏ,
tiết diện hình nêm, dáng thanh tú, nhanh nhẹn, đầu nhỏ, cổ dài vừa phải, chân
cao, nhỏ, chân có màu chì là chủ yếu (75-80%) cịn lại là chân màu trắng và
màu vàng, mào đơn to.


21

Dịng gà VCN-Z15 có đặc điểm với màu lơng trắng, đen đốm trắng, chân
cao màu chì, nhanh nhẹn, sức sống tốt, tỷ lệ nuôi sống cao (trên 90%), bước
sang tuần thứ 21 khối lượng đạt 1,3 kg/con. Gà có bộ lông màu trắng đồng
nhất ở cả gà trống và gà mái, chân cao, nhỏ, da chân vàng, mào đơn to, tầm
vóc cơ thể nhỏ, dáng nhanh nhẹn, đầu nhỏ, cổ thanh, thiên về hướng gà trứng.
Qua nghiên cứu chọn lọc nhân thuần 4 thế hệ gà VCN-G15 tại Viện Chăn
nuôi đến nay đã xây dựng được đàn gà VCN-G15 giống gốc cung cấp giống
bố mẹ và gà trứng thương phẩm cho người chăn ni mang những đặc điểm
ngoại hình đặc trưng.

Ưu điểm: Giống kiểm dụng trứng thịt, có đặc điểm ngoại hình màu lơng
tương tự gà nội. Gà có da thịt vàng, da chân vàng. Gà có tốc độ mọc lông
nhanh, khả năng sinh sản cao, chất lượng trứng tốt và chất lượng thịt ngon,
thơm. Gà có tính chịu nóng tốt.
Nhược điểm: Gà có tầm vóc nhỏ.
2.4.2. Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của gà
LV1
- Nguồn gốc:
Gà LV (gà Lương Phượng) được đưa vào nuôi tại Việt Nam từ năm 1997,
gà có màu sắc lơng đa dạng. Tuổi trưởng thành, gà mái có màu lơng vàng
đốm hoa hoặc đen đốm hoa, gà trống lông đỏ, có cườm cổ vàng ánh kim, lơng
đi dài xanh đen, gà có da vàng, chân vàng, mào đơn. Gà Lương Phượng có
đặc điểm ngoại hình khá hấp dẫn. Về khả năng sinh trưởng, gà nuôi lấy thịt
đến 12 tuần tuổi đạt khối lượng cơ thể 1850 - 1900 g/con (gà mái) và 2300 2450 g/con (gà trống) với mức tiêu tốn thức ăn từ 2,8 - 2,9 kg (Trần Kim
Nhàn và cs, 1999 [14], Nguyễn Huy Đạt và cs 2001 [3]). Gà đạt tỷ lệ nuôi
sống cao từ 96,6% (Trần Kim Nhàn và cs, 1999 [14]) hoặc 97,5 - 98,6% (Đào
Văn Khanh, 2002 [9]. Khả năng sinh sản, gà có tuổi đẻ trứng bói lúc 143 147 ngày và để đạt tỷ lệ 5% lúc 152 ngày, năng suất trứng/mái/năm đạt 162,5
quả đến 166,5 quả (Vũ Ngọc Sơn và cs (2010) [17], Nguyễn Huy Đạt và cs
(2001) [3] Gà Lương phượng hiện nay là đàn giống gốc của Viện Chăn ni
và chúng đã được tách thành 3 dịng thuần là dòng LV1 (dòng trống) và 2
dòng mái là dòng LV2 và dịng LV3 (Trần Cơng Xn và cs, 2007 [31]).


22

Gà LV1 được chọn từ nguồn nhiên liệu gà Lương Phượng nhập nội. Giống
gà này có đặc điểm ngoại hình, màu sắc lông phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng. Năng suất trướng/mái/68 tuần tuổi đạt từ 155-165 quả. Gà thương phẩm
có khối lượng lúc 10 tuần tuổi đạt 1,8-1,9kg.
Ngày 16/4/2004 gà LV đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

công nhận giống gà tương đương cấp giống ông bà và đưa vào danh mục
giống gốc theo quyết định số 953QĐ/BNN-KHCN. Hiện nay giống gà LV vẫn
là giống gà lông màu chủ lực của cả nước.
Ưu điểm: Giống kiểm dụng thịt trứng, có đặc điểm ngoại hình màu lơng
gần giống gà nội. Gà có da thịt vàng, da chân vàng. Gà có tốc độ mọc lơng
nhanh, có khả năng sinh trưởng nhanh, khả năng sinh sản khác.
Nhược điểm: Gà thích hợp với phương thức ni nhốt, có tính chịu nóng
kém và tỷ lệ mỡ dưới da cịn cao, đạt ở mức 1,98 - 2,3% (Đào Văn Khanh
2002) [9]).
- Ngoại hình:
Gà con 01 ngày tuổi có màu lơng nâu, vàng nhạt chấm đen, có ba sọc đen
trên lưng, một số ít màu lơng xám tro, màu vàng nâu đậm, nâu nhạt không
đốm đen và màu trắng. Tuổi trưởng thành và tuổi giết thịt gà trống có màu
nâu cánh gián, cườm cổ và lông đuôi màu đen, gà mái phần lớn có màu nâu
vàng nhạt đốm đen đặc biệt ở phần cổ, lưng và cánh. Da và chân màu vàng.
2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Bằng phương pháp lai giữa các giống gà khác nhau tạo ra con lai cho ưu
thế về khả năng sinh sản, trứng khác nhau:
Sola - Ojo và cs (2011) [39] đã đánh giá hiệu suất sinh sản và tính trạng
chất lượng trứng của dịng gà Dominant Black (DB) lai với gà Fulani Ecotype
(FE). Kết quả cho thấy hiệu quả đáng kể (P < 0,05) của kiểu gen về khả năng
sinh sản và tỷ lệ nở của trứng. Tỷ lệ đẻ trên các kiểu gen là 73,00; 76,24;
59,88 và 54,12% trong khi tỷ lệ nở là 73,90; 78,30; 70,45 và 70,10% lần lượt
đối với các công thức lai DB x DB, DB x FE, FE x DB và FE x FE. Công
thức lai (DB x FE và FE x DB) có khối lượng trứng (51,45g và 51,35g so với
47,19g). Năng suất trứng trong 100 ngày (51 và 53 so với 40 quả) và (50,87;


23


52,47 so với 46,05) cao hơn giống gà thuần Fulani Ecotype. Gà lai FE x DB
(1408 g) có khối lượng cơ thể ở tuổi đẻ trứng đầu tiên cao hơn đáng kể so với
gà DB x FE (1388 g).
Alewi M. và cs (2012) [37] nghiên cứu tác động của lai tạo trên một số
tính trạng chất lượng trứng của giống gà địa phương (gà Kei - một loại gà
lông màu đỏ) và con lai F1 của gà Ai Cập (Fayoumi) và giống gà Rhode
Island Red (RIR) trong điều kiện quản lý của nông dân. Kết quả Năng suất
trứng con lai F1 cao hơn gà Kei địa phương (P < 0,05). Trong đó, gà Ai Cập
lại có có tiềm năng sản xuất trứng tốt hơn so với gà RIR lai (P 0.05): Gà Ai
Cập lại có độ dày vỏ trứng hơn gà RIR lại nhưng vẫn mỏng hơn gà Kei. Tuy
nhiên khối lượng trứng của gà RIR lại nặng hơn gà Ai Cập lại và gà Kei địa
phương (P < 0,05).
Khalil M.H. và cs (2013) [38] đã tiến hành nghiên cứu lai tạo giữa gà Ai
cập vàng Montazah (M) và gà Leghorn trắng (L). Kết quả cho thấy đặc điểm
chất lượng trứng của con lai nhìn chung tốt hơn so với giống thuần. Trứng của
gà Leghorn tốt hơn đáng kể so với gà Montazah trong hầu hết các tính trạng
(P < 0,05), trong khi đơn vị Haugh, chỉ số hình dạng trứng và độ dày vỏ của
trứng gà Montazah lại tốt hơn so với trứng của gà Leghorn. Trứng gà lai F2
(1/4M1/4L) có khối lượng trứng, khối lượng lịng trắng, khối lượng lòng đỏ
và khối lượng vỏ cao hơn so với cả trứng gà F1 (1/2M1/2L) và gà F3
(1/8M1/8L) (P < 0,05), trong khi trứng gà thế hệ F3 lại có đơn vị Haugh cao
hơn cả. Theo Tabinda Khawaja và cs (2013) [40] nghiên cứu về khả năng sản
xuất chất lượng trứng và các chỉ số hóa sinh của khi cho lai giữa các gà
Rhode Island Red, White Leghorn và Fayomi cho biết gà RIFI (Rhode Island
Red x Fayoumi) có tuổi để trứng đầu là 140 ngày, khối lượng trứng là 47g,
sản lượng trứng là 47g, sản lượng trứng/72 tuần tuổi là 178 quả, lòng đỏ là
15,82g, lòng trắng trứng là 23,65g, độ dày vỏ là 0,27 mm; con lai FIRI
(Fayoumi x Rhode Island Red) có tuổi đẻ trứng đầu là 149 ngày, năng suất
trứng đạt 198 quả, khối lượng trứng là 47,5g khối lượng lòng đỏ là 16g, khối

lượng lòng trắng là 24,20g, độ dày vỏ là 0,28mm.


24

2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Từ những nguyên liệu gà lơng màu hướng trứng và gà nội, nhiều cơng
trình nghiên cứu về các tổ hợp lai giữa các dòng, giống gà đã tạo được những
con lai có năng suất chất lượng cao đáp ứng nhu cầu chăn nuôi các vùng sinh
thái trong cả nước.
Nguyễn Huy Đạt và cs (2004) [4] cho biết con lai giữa gà Lương Phượng
và gà Ri có năng suất trứng là 159,2 quả/mái - 161,17 quả/mái/68 tuần tuổi,
tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 3,21 kg - 3,55 kg.
Trần Công Xuân và cs (2004) [32] cho lai giữa trống Sasso X44 với mái
Lương Phượng đã cho con lại có chất lượng tốt: năng suất trứng đạt 173,8 quả
- 175,7quả/mái; TTTA/10 trứng là 2,99 kg - 3,0 kg ; tỷ lệ trứng có phơi 93,0%
- 93,5% gà lai nuôi thịt 63 ngày tuổi khối lượng đạt 2369,5g - 2377,39g/con
cao hơn gà Lương Phượng 30,61 - 31,05% tỷ lệ nuôi sống 95,94% - 96,66%
TTTA/kg tăng khối lượng là 2,46kg - 267 kg.
Phùng Đức Tiến và cs (2005) [23], cho biết con lai giữa gà Kabir lại với gà
LV cho năng suất trứng đạt 166,22 quả/mái, tiêu tốn thức ăn/10 trứng 2,57 kg.
Gà ni thịt 10 tuần tuổi có khối lượng đạt 1891,64 g/con, tiêu tốn thức ăn/kg
tăng khối lượng 2,64kg, tỷ lệ thân thịt đạt 72,55% tỷ lệ thịt ngực cao hơn thịt
đùi, tỷ lệ mỡ bụng 1,68%.
Phùng Đức Tiến và cs (2007) [24], cho biết tỷ lệ đẻ của đàn gà lai (trống
LV2 x mái SA31L) nuôi đến 68 tuần tuổi trung bình đạt 56,81% năng suất
trứng đạt 178,81 quả/mái; tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 trứng là 2,56 kg ; tỷ
lệ trứng có phơi 97,27% gà lai nuôi thịt lúc 70 tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt
2532,45 g/con ; tỷ lệ nuôi sống đạt 98% tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối
lượng cơ thể là 2,49 kg.

Nhằm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi, thị hiếu của người tiêu dùng về gà
hướng trứng năng suất chất lượng trứng cao. Nhiều cơng trình nghiên cứu lại
tạo giữa gà nhập nội và gà được chọn tạo được thực hiện:
Phùng Đức Tiến và cs (2003) [25] cho biết tổ hợp lai hướng trứng (trống
Goldline với mái Ai Cập) năng suất trứng/mái/65 tuần tuổi đạt 209,79 quả;
tiêu thụ thức ăn/10 trứng là 1,71 kg.


25

Diêm Công Tuyên và cs (2009) [29] kết quả nghiên cứu tổ hợp lại gà
AVGA (được tạo từ tổ hợp lai giữa cặp đôi Ai cập x AVG) và AAVG (được
tạo từ tổ hợp lai giữa Ai Cập x AVG): tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu thụ thức
ăn/10 trứng, tỷ lệ trứng có phơi, tỷ lệ ấp nở của gà mái AVGA và AAVG cao
hơn so với gà Ai cập thuần. Năng suất trứng/mái/72 tuần tuổi đạt 228,6 quả
(gà AVGA) và 222,7 quả (gà AAVG) với mức tiêu tốn thức ăn/10 trứng tương
ứng là 1,72 -1,75 kg. Trứng gà F2 (3/4 máu Ai Cập) có màu trắng hồng gần
giống trứng gà Ai Cập, chất lượng trứng tương đương với chất lượng trứng gà
Ai Cập, tỷ lệ lòng đỏ đạt trên 30%.
Bùi Hữu Đoàn (2010) [5], gà F1 (Leghorn x Ai Cập) công bố tỷ lệ đẻ đến
48 tuần tuổi đạt 67,63% cao hơn gà Ai Cập 11,31% năng suất trứng/mái/48
tuần tuổi đạt 132,55 quả cao hơn gà Ai Cập 22,03 quả; tiêu thụ thức ăn/10 quả
trứng là 1,63 kg.
Trần Kim Nhàn và cs (2010) [14] theo dõi khả năng sản xuất của tổ hợp lai
giữa gà VCN G15 với gà Ai Cập cho biết: tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu thụ
thức ăn/10 trứng tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp nở ở của con lại giữa gà VCN G15 với gà Ai Cập (gà mái VGA và AVG) cao hơn so với gà VCN - G15 và
gà Ai Cập thuần. Năng suất trứng đạt 231,9 quả (gà AVG) và 239,82 (gà
VGA) quả/mái/72 tuần tuổi với mức tiêu thụ thức ăn/10 trứng tương ứng là
1,88 -1,82 kg. Ưu thế lai về năng suất trứng (72 tuần tuổi là 4,26 và 0,81%;
ưu thế lai về TTTA/10 trứng đạt giá trị -5,94 và 2,84%.



×