Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đề tài dự thi khoa học kĩ thuật khối THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.03 MB, 66 trang )

PHÒNG GIAO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN
CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬTCẤP TRƯỜNG
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 2020-2021
---

Dự án:
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU SỬ DỤNG VÀ XỬ LÝ HIỆU QUẢ RÁC THẢI
NHỰA TẠI TRƯỜNG THCS QUẬN
TP
Lĩnh vực dự thi: Khoa học hành vi

LỜI CẢM ƠN
1


Chúng em xin chân thành cảm ơn các bạn học sinh, các thầy cô trong trường
THCS , cảm ơn các bậc phụ huynh đã tích cực phối hợp, giúp đỡ chúng em hồn
thành dự án này. Nhóm nghiên cứu cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám
hiệu Trường THCS đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng em hoàn thành dự án
một cách tốt nhất.
Chúng em đặc biệt gửi lời cảm ơn tới Ban tổ chức cuộc thi vì đã dành cho chúng
em một sân chơi bổ ích, nhiều sáng tạo, góp phần bồi dưỡng kĩ năng sống, phát
triển năng lực một cách toàn diện.
Tuy nhiên, trong q trình thực hiện dự án có thể cịn nhiều thiếu sót, chúng em rất
mong nhận được sự góp ý từ q thầy cơ và các bạn.
Nhóm nghiên cứu

LỜI CAM ĐOAN

2



Chúng em xin cam đoan những gì được trình bày trong Dự án hồn tồn mang tính
chất khách quan, khoa học, phù hợp với thực tế hoạt động của học sinh trường
THCS -Quận Ngũ Hành Sơn tp Đà Nẵng
Chúng em xin cam đoan toàn bộ nội dung dự án là kết quả nghiên cứu của mình.
Chúng em xin chịu trách nhiệm về nội dung và hình thức của Dự án.
ĐÀ NẴNG , tháng 09 năm 2020
Nhóm tác giả thực hiện:

MỤC LỤC
Trang bìa phụ………………………………………………………………
Lời cảm ơn…………………………………………………………………
Lời cam đoan……………………………………………………………….
Mục lục……………………………………………………………………..
3


Mở đầu……………………………………………………………………6
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………............
2. Nội dung nghiên cứu………………………………… ………………..7
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu…………………………………… .. 8
4. Mục tiêu nghiên cứu………………………… ………………………8
5. Tính mới, tính sáng tạo của Dự án…………………………………… 9
6. Ý nghĩa của Dự án…………………………………………… ... …….9
7. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… …. 10
8. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Chương 1: Những vấn đề chung về rác thải nhựa, thực trạng sử dụng đồ
nhựa hiện nay
1.1. Tổng quan về rác thải nhựa………….. …………………………….10
1.1.1. Một số khái niệm……………………… ………………………....12

1.1.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa…………………………………15
1.1.3. Mối quan hệ giữa môi trường và rác thải nhựa…………………….18
1.2. Thực trạng sử dụng đồ nhựa…………………………………………
1.2.1. Trên thế giới………………………………………………………….
1.2.2. Tại Việt Nam…………………………………………………………
1.2.3. Tại địa bàn Phường Hòa Quý quận Ngũ Hành Sơn tp Đà
Nẵng………………
1.3. Những lợi ích và hệ lụy của việc sử dụng đồ nhựa…………………..
1.3.1. Những lợi ích của việc sử dụng đồ nhựa và túi nilong……………….
1.3.2. Những hậu quả khôn lường…………………………………………..
Chương 2: Thực trạng nhận thức và sử dụng đồ nhựa của hiện nay của học
sinh, giáo viên và phụ huynh trường THCS
2.1. Thông tin chung về khảo sát………………………………….. 26
2.2. Đánh giá về thực trạng, nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về vấn
đề rác thải nhựa ………………………………………………………..26
2.2.1. Thiết kế phiếu điều tra… …………………………………..….26
2.2.2. Phân tích dữ liệu……………………..………………………..30
2.2.3. Kết quả nghiên cứu………………………….………………..31
Chương 3: Biện pháp nâng cao kĩ ý thức của học sinh trong việc hạn chế sử
dụng và xử lý rác thải nhựa………………………………………..44
3.1. Đề xuất biện pháp…………………………………………… …44
3.1.1. Giải pháp chung…………………………………………44
3.1.2. Giải pháp cụ thể………….……………………………..44
3.2. Kiểm chứng biện pháp, kết quả thực nghiệm…………………..48
3.3. Kiến nghị và đề xuất………………….…………………………49
3.3.3. Đối với địa phương……………………………………………….
3.3.1. Đối với nhà trường…………………………………….49
3.3.2. Đối với gia đình……………………………………….51
Kết luận…………………………………………………………… 53
Tài liệu tham khảo………………………………..…………………55

4


I. Mở đầu
1. 1. Lí do chọn dự án
Bước vào giai đoạn đầu của thế kỷ 21, thế kỷ của sự phát triển như vũ bão khoa
học kỹ thuật, của những dấu ấn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhưng
chúng ta đang phải giải quyết những vấn đề về mơi trường, biến đổi khí hậu. Trong
đó, một vấn đề nhức nhối đang được nhiều quốc gia quan tâm đó là rác thải nhựa.
Năm 2018, Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và
nilong” và tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2019, Nguyên thủ các nước, lãnh
đạo các tập đoàn đa quốc gia đã có các cam kết mạnh mẽ về chống rác thải nhựa.
Hiện nay, vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường không chỉ là
vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề chung của
toàn thế giới, được toàn cầu đặc biệt quan tâm. Trong các hội nghị
quốc tế về môi trường đã thu hút khơng ít sự chú ý, theo dõi của
những người tham gia. Bởi vì nó khơng chỉ ảnh hưởng đến sự phát
triển của đất nước mà nó cịn quyết định sự tồn tại của con người
trong thế giới hiện nay, cũng như những thế hệ tương lai sau này.
Do đó, cần phải thực hiện song song hai nhiệm vụ: Phát triển kinh
tế và bảo vệ môi trường.

5


Nền kinh tế Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Cùng với sự gia tăng các cơ sở sản xuất và quy
mô lớn, các khu dân cư tập trung ngày càng đông đúc; nhu cầu
tiêu dùng hàng hóa, các sản phẩm vật chất, nguyên vật liệu ngày
càng lớn; tạo điều kiện nâng cao mức sống của con người. Sự

phát triển kinh tế, xã hội của đất nước đã mang lại cho chúng ta
một cuộc sống văn minh, hiện đại hơn. Cũng chính vì sự hiện đại
ấy đã vơ tình tạo ra trong mỗi chúng ta nỗi lo về môi trường. Đặc
biệt vấn đề rác thải nhựa như: Rác thải sinh hoạt, rác thải nông
nghiệp, rác thải y tế, rác thải nguy hại... rác thải đang là vấn đề
nan giải của tồn cầu, vì những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến
môi trường sống và sức khỏe của con người. Điều đáng quan tâm
ở đây là chưa có một giải pháp cụ thể nào về việc xử lý các nguồn
rác thải phát sinh này. Theo ước tính và số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ
TN&MT, rác thải nhựa chiếm tỷ trọng khoảng 5 - 10% trong rác thải sinh hoạt
(tương đương với các nước trên thế giới); cả nước phát sinh khoảng 23 - 25 triệu
tấn rác thải sinh hoạt/năm, tương ứng từ 1,15 - 2 triệu tấn rác thải nhựa/năm.
Trong thời gian qua, vấn đề rác thải nhựa đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm,
nhiều chính sách, quy định liên quan trực tiếp đến quản lý, kiểm soát chất thải
nhựa và túi ni lông đã được ban hành và triển khai thực hiện. Từ năm 2009, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải
rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 2149/QĐ-TTg (Chiến
lược này tiếp tục được phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày
7/5/2018); Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 về việc phê duyệt Đề án
tăng cường kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường do sử dụng túi nilong khó phân hủy
trong sinh hoạt đến năm 2020. Cùng với quy định về quản lý chất thải rắn trong
Luật BVMT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Quốc hội đã ban hành Luật
Thuế BVMT, trong đó quy định túi nilong khơng thân thiện với mơi trường là một
trong những đối tượng chịu thuế BVMT.
Trường THCS là một ngôi trường lớn gồm hơn 1164 em học sinh. Trường đóng
trên địa bàn phường Hịa Q-quận Ngũ Hành Sơn tp Đà Nẵng. Không chỉ vậy,
6


trên địa bàn lân cận cịn có khu cơng nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc. Chính vì vậy,

vấn đề ơ nhiễm mơi trường, vấn đề rác thải đang là một trong những vấn đề đáng
lo ngại hiện nay trên địa bàn.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải
pháp giảm thiểu sử dụng và xử lý hiệu quả rác thải nhựa tại trường THCS ”
nhằm hạn chế tới mức tối thiểu việc sử dụng rác thải nhựa trong nhà trường cũng
như trong mỗi gia đình học sinh, góp phần chung tay giải quyết vấn đề rác thải
nhựa trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Nội dung nghiên cứu: Chúng em tiến hành nghiên cứu
- Thực trạng việc ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay;
- Những hệ lụy của việc ô nhiễm rác thải nhựa;
- Đề ra giải pháp giúp các bạn học sinh hạn chế sử dụng dụng cụ sinh hoạt từ nhựa
và ngăn chặn những tác hại của nó.
1.3. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu thuộc hai nhóm:
+ Học sinh trường THCS : đối tượng nghiên cứu chính của dự án. Tìm hiểu về việc
sử dụng dụng cụ sinh hoạt từ nhựa của các bạn học sinh, phát hiện mục đích, quan
điểm của các bạn về lợi ích và tác hại khi sử dụng nhựa.Từ đó đề ra các giải pháp
giúp các bạn sử dụng một cách hiệu quả, không lạm dụng đồ dùng nhựa.
+ Giáo viên và phụ huynh học sinh trường THCS : đối tượng nghiên cứu phụ của
dự án. Chúng em tìm hiểu thái độ, suy nghĩ, nhìn nhận của phụ huynh về vấn
đề rác thải nhựa. Đây là căn cứ khách quan để biết quan điểm, phản ứng của
phụ huynh về vấn đề này.
- Phạm vi nghiên cứu : Trường THCS -Quận Ngũ Hành Sơn-thành phố Đà Nẵng.
1.4. Mục tiêu nghiên cứu
- Giúp cho các bạn học sinh biết được hệ lụy khi sử dụng đồ dùng nhựa khơng hợp
lí, từ đó giúp các bạn nhận thức được mặt trái khi lạm dụng quá mức.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giúp các bạn học sinh tích cực tham gia chiến dịch
chống rác thải nhựa.
1.5. Tính mới, tính sáng tạo của dự án
- Trong đề tài này chúng em tự nhận thấy đã đề cập đến một vấn đề được rất nhiều

người quan tâm hiện nay: vấn đề rác thải nhựa
7


- Từ việc phân tích, điều tra, người viết đã đưa ra những thực trạng đáng báo động
về việc sử dụng đồ dùng nhựa thiếu kiểm sốt, kéo theo đó là những hệ lụy khó
lường: hàng loạt tác hại lâu dài của chúng đối với sức khỏe con người và mơi
trường, thậm chí người ta đã phải gọi túi nilong, rác thải nhựa là ô nhiễm
trắng.
- Đặc biệt, trong dự án nghiên cứu, dựa vào kết quả điều tra khảo sát, chúng em
đã đưa ra những giải pháp mới, tích cực và đồng bộ để giúp cho các bạn học sinh,
các phụ huynh và các đồn thể xã hội có thể lựa chọn để ngăn chặn những tác hại
từ rác thải nhựa.
Chúng em tin tưởng rằng, với tính mới, tính sáng tạo của đề tài, các bạn học sinh
hoàn toàn có thể góp phần vào chiến dịch chống rác thải nhựa, làm trong sạch mơi
trường sống của mình
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu
- Dự án nghiên cứu sẽ giúp cho mọi người hiểu hơn phong trào chống rác thải
nhựa đã và đang được lan rộng trong tồn xã hội. Có thể nói rằng, phong trào chỉ
thật sự hiệu quả khi nhận thức của mọi người được nâng cao, được sự đồng lịng,
đồng thuận của tồn xã hội. Đối với mỗi người, chỉ cần bắt đầu từ những việc nhỏ
nhất như tiết giảm sử dụng nhựa, tìm sản phẩm khác thay thế, tăng cường tái sử
dụng, tái chế.Việc hạn chế sử dụng và nói khơng với rác thải nhựa sẽ đem lại lợi
ích lớn về kinh tế bởi sẽ giảm thiểu chi phí cho bao bì nilong,đồ dùng bằng nhựa
và đặc biệt là giảm chi phí y tế do bệnh tật từ rác thải nhựa. Rác thải nhựa tuy là
một vấn nạn nhức nhối toàn cầu nhưng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các nước trên
thế giới cũng như trong hành động và nhận thức của mỗi người dân Trái Đất sẽ có
cơ hội tươi đẹp trở lại.
- Qua dự án học sinh trường THCS đã dần hình thành được thói quen giảm sử
dụng rác thải nhựa và biết phân loại chúng,thu gom để đóng góp một số tiền đáng

kể cho quỹ Kế hoạch nhỏ của Liên Đội, góp phần làm cho môi trường học đường
trở nên xanh, sạch, đẹp. Chúng em tin rằng mỗi hành động - dù lớn hay nhỏ, mềm
mỏng hay quyết liệt - đều sẽ góp phần thay đổi môi trường sống quanh chúng ta
giúp chúng ta có cuộc sống trong lành, tốt đep hơn.
1.7. Phương pháp nghiên cứu
1.7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
8


- Thu thập, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu,
xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề…
1.7.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phát phiếu khảo sát học sinh trường THCS ; phiếu khảo sát việc hiểu biết về rác
thải nhựa, ô nhiễm rác thải nhựa của giáo viên và phụ huynh trường THCS
- Thu thập phiếu khảo sát, thống kê, phân tích xử lý số liệu và rút ra kết luận.
- So sánh các kết quả khảo sát từ học sinh trong toàn trường, giáo viên và phụ
huynh. Từ đó đưa ra những đánh giá về mức độ sử dụng đồ dùng nhựa của học
sinh trong địa bàn, trong thời điểm hiện tại, lấy đó làm cơ sở để hình thành các
giải pháp nhằm giảm thiểu các tác hại rác thải nhựa gây ra.
1.8. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Từ ngày 3/8/20120 đến 18/ 9/2020.
+ 3/8/20120 - 11/8/20120, thành lập nhóm nghiên cứu, tìm và xây dựng ý tưởng.
+ 12/8/2020 - 17/8/2020, báo cáo ý tưởng, đặt tên dự án, lập kế hoạch nghiên cứu
chi tiết.
+ 18/8/2020- 21/8/2020, thu thập thơng tin liên quan, trình bày nội dung tổng quan
của dự án.
+ 22/8/20120- 28/8/2020, hoàn thành đề cương chi tiết, thiết kế bảng hỏi- phiếu
khảo sát.
+ 29/8/2020 - 9/9/2020, hoàn thành thiết kế bảng hỏi - phiếu khảo sát.
+ 10/9/2019- 11/9/2020, tiến hành khảo sát các đối tượng.
+ 12/9/2020 - 15/09/2020, tổng hợp kết quả khảo sát, so sánh, kết luận, tìm giải

pháp.
+ 16/9/2020- 23/09/2020 tổng hợp, hoàn thành dự án nghiên cứu.
- Địa điểm: Tại trường THCS và một số tổ dân phố, xóm cạnh trường.

9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RÁC THẢI NHỰA, THỰC
TRẠNG SỬ DỤNG ĐỒ NHỰA HIỆN NAY
1.1. Tổng quan về rác thải nhựa
1.1.1 Một số khái niệm
* Khái niệm về nhựa
- Nhựa (plastic) khơng có trong thiên nhiên mà do con người chế
tạo ra.
- Nhựa là các chất dẻo hoặc các hợp chất cao phân tử được tổng
hợp từ dầu hỏa hoặc các chất từ khí tự nhiên.
- Nhựa là tên gọi chung cho rất nhiều loại chất dẻo, mỗi loại có
những đặc tính và chức năng khác nhau.
Như vậy, nhựa là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất
nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày như là: áo mưa, ống dẫn điện... cho
đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng
là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và
vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thơi tác dụng. Chất dẻo cịn được sử dụng rộng
rãi để thay thế cho các sản phẩm làm bằng: vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh. Vì
chúng bền, nhẹ, khó vỡ, nhiều màu sắc đẹp.
* Khái niệm rác thải nhựa
Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều
môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ…
Chất thải nilong gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau

khi sử dụng trở thành rác thải. Trong rác thải sinh hoạt còn có các
loại nhựa khác cũng có chứa các loại nhựa phế thải. Rác thải
nilong thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là
nhựa PE.
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa
Chất thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng
ngày của con

10


người. Hàng ngày chất thải nhựa sinh hoạt ở các đô thị được phát
sinh từ các nguồn sau:
- Chất thải sinh hoạt của dân cư, khách vãng lai, du lịch,…: Thực
phẩm dư thừa nilon, nhựa, chai nước nhựa, các chất thải nguy
hại…
- Chất thải nhựa từ các chợ, tụ điểm bn bán, nhà hàng, khách
sạn, khu vui chơi giải trí, khu văn hoá,…
- Chất thải nhựa sinh hoạt từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường
học,…
- Chất thải nhựa sinh hoạt của cơng nhân trong các cơng trình xây
dựng, cải tạo và nâng cấp,…
- Chất thải nhựa sinh hoạt của cơng nhân trong nhà máy, xí
nghiệp, khu cơng nghiệp,…

1.1.3 Mối quan hệ giữa môi trường và rác thải nhựa
Môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rác thải nhựa. Rác thải
nhựa gây ơ nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí… Vật dụng bằng
nhựa, túi nilong đã và đang là kẻ thù của môi trường sống, bởi chúng cần thời gian
phân hủy hàng thế kỷ và việc tái chế cũng không đơn giản.

1.2. Thực trạng của vấn nạn rác thải nhựa
1.2.1. Trên thế giới
11


TTXVN dẫn theo báo cáo của Liên hợp quốc cho biết mỗi phút, toàn thế giới tiêu
thụ 1 triệu chai nhựa, trong khi mỗi năm có đến 5.000 tỷ túi nhựa dùng một lần
được sử dụng. Tổng cộng có một nửa số sản phẩm nhựa là loại chỉ để dùng một
lần, từ ống hút , tã trẻ em, hay túi bọc đồ…
Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần tương đương với
trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu. Loại chất dẻo này chiếm 10% tổng lượng
chất thải hiện đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế và sức khỏe con
người.
Trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ
tăng gấp đôi trong 20 năm tới. Tuy nhiên, loại chất dẻo này có đặc tính khó phân
hủy. Một chiếc túi nilong, nhiều khi được sử dụng trong 5 phút, chỉ mất 5 giây để
sản xuất và cần 1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy thì cần từ 500-1.000 năm.
Gần 1/3 số túi nilong mà con người sử dụng không được thu gom và xử lý, và hậu
quả là rác thải nhựa và nilong phát sinh khơng ngừng, có mặt ở khắp nơi, gây ra.
Giới phân tích đánh giá nếu nhịp độ sử dụng sản phẩm nhựa tiếp tục tăng như hiện
nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050 và như vậy sẽ có hơn
13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp trong các bãi rác hoặc đổ xuống đại dương.

Hình 1.1. Hiện thế giới đang phải đối mặt với khoảng hơn 9,1 tỷ tấn rác thải
nhựa tích tụ trên Trái Đất.
1.2.2. Tại Việt Nam
Việt Nam là một trong 5 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13
triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương mỗi năm – đây là nhận định của ông
Albert T. Lieberg, trưởng đại diện Tổ chức Liên Hiệp Quốc (FAO) ở Việt Nam.
12



Ước tính riêng Việt Nam lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 –
0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới).
Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa, với con số “khổng lồ”
1,8 triệu tấn chất thải nhựa được tạo ra ở Việt Nam/năm và lượng nhựa tiêu thụ này
cịn tăng.
Trung bình mỗi phút trên thế giới có khoảng 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi
năm có khoảng 5000 tỷ túi nilong được tiêu thụ. Cịn tại Việt Nam, bình qn mỗi
hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilong/tháng, riêng hai thành phố lớn là TP. Hà
Nội và TP. HCM, trung bình mỗi ngày thải ra mơi trường khoảng 80 tấn nhựa và
nilong.

Hình 1.2. Hình ảnh rác thải nhựa tràn ngập tại ven bờ biển của Việt Nam.
Một điều đáng lưu ý là việc phân loại, thu hồi và xử lý rác thải tại Việt Nam còn rất
hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilong ở Việt Nam, chiếm khoảng 8-12% chất
thải rắn sinh hoạt. Nhưng 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilong không được
tái sử dụng mà thải bỏ hồn tồn ra ngồi mơi trường. Lượng chất thải nhựa và túi
nilong thải bỏ ở Việt Nam xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Đây là một “gánh
nặng” cho mơi trường, thậm chí có thể dẫn đến thảm họa “ô nhiễm trắng” mà các
chuyên gia đã gọi.
Xét riêng trong lĩnh vực y tế, quá trình khám, chữa bệnh và sinh hoạt hàng ngày
như các hoạt động sinh hoạt của nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người
bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế từ các hoạt động chun mơn như bao bì, dụng
13


cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu, đồ dùng
trong y tế hoặc các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu
làm thuốc, hóa chất… cũng làm phát sinh rác thải nhựa ra ngồi mơi trường.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ y tế, có khoảng 5% rác thải y tế là rác thải
nhựa. Mỗi ngày, có khoảng 22 tấn chất thải nhựa được thải ra từ các hoạt động y
tế. Tại hội nghị trực tuyến ngày 18/08/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim
Tiến cho biết: “Ô nhiễm chất thải nhựa ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường,
sinh thái và sức khỏe con người. Ước tính có hơn 700.000 loài sinh vật trên thế
giới bị ảnh hưởng tiêu cực do ô nhiễm chất thải nhựa và ngành y tế cũng cần phải
có trách nhiệm trong vấn đề này”.
1.2.3. Tại địa bàn phường Hòa Quý, trường THCS -quận Ngũ Hành Sơn -tp
Đà Năng
Trước đây, khu vực phường Hòa Quy vẫn được cho là có mơi trường sống trong
lành. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn đã và đang
phát sinh hàng tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Trong khi đó cơng tác thu gom, xử
lý rác thải cịn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân, gây mất mỹ
quan và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Từ nhiều năm nay, bãi tập kết rác thải sinh hoạt tại các xóm ở xã ln là nỗi ám
ảnh của người dân. Rác thải ứ đọng thường xuyên, tràn ra lòng đường với đủ loại
từ xương động vật đến túi nilong, rác thải hữu cơ, chất thải công nghiệp, ruồi
muỗi…và luôn trong tình trạng bốc mùi nồng nặc, khói khét mù mịt… Người dân
lo lắng, bức xúc, cho rằng ô nhiễm môi trường từ bãi rác thải đang ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe, nhất là thời gian gần đây, số người bị ung thư trên địa
bàn khá nhiều.

14


Hình 1.3. Rác thải người dân tập hợp tại ven đường gần trường THCS
Hiện tượng vứt rác bừa bãi là một thực trạng đáng buồn ở các trường học ngày nay
trong đó có học sinh trường THCS Nguyên Bỉnh Khiêm. Có một bộ phận khơng
nhỏ các bạn học sinh, chẳng hạn ăn xong một que kem, các bạn học sinh có thể vứt
que kem ngay ở sân trường mặc cho thùng rác cách đó khơng hề xa hay những bạn

thường vứt rác vào thùng rác từ xa, nếu vào thùng rác thì khơng sao nhưng khi
khơng trúng thùng rác thì tặc lưỡi cho qua coi như chưa xảy ra chuyện gì. Vậy nên
mới có hiện tượng thùng rác ở phía trong vẫn trống rỗng cịn xung quanh thùng rác
thì lại đầy rác. Ở trong lớp học, một số bạn ăn xong đồ rồi tiện tay vứt rác vào ngăn
bàn dù cho bất kỳ lớp học nào cũng được trang bị đầy đủ thùng rác. Tuy nhiên sự
thản nhiên vứt rác bừa bãi đã trở nên quen thuộc đến nỗi nhiều khi các em cịn cho
rằng đó là một điều đương nhiên, khơng có gì đáng xấu hổ hay chê trách. Một hiện
tượng khác cũng rất hay xảy ra ở trường học đó là học sinh thường hay vứt rác ra
cửa sổ ở phịng học đặc biệt nếu cửa sổ đó nằm sát ngay vườn hoa hay sân thể dục
thì càng vứt nhiều hơn.

Hình 1.4. Rác thải trong ngăn bàn học sinh
15


Chúng ta dễ dàng bắt gặp những học sinh mua đồ ăn sáng được đựng bằng hộp
nhựa xốp dùng 1 lần, gói bằng túi nilong; hay mua đồ uống, trà sữa bằng chai
nhựa, cốc nhựa dùng 1 lần, kèm theo là ống hút làm từ nhựa. Chỉ tính trung bình
mỗi ngày, học sinh của trường học chỉ sử dụng 1 sản phẩm nhựa dùng 1 lần (bao
gồm túi nilong khó phân huỷ, nhựa dùng 1 lần, chai nhựa PET, ống hút, cốc
nhựa…) thì lượng rác thải nhựa trong 1 ngày trong trường học lớn tới mức độ như
thế nào?
Bên cạnh đó, việc sử dụng bìa nilong bọc sách vở đang được dùng khá phổ biến,
rộng rãi tại các trường học, mà khơng nhận thức rõ được tác hại của nó đến môi
trường. Nhiều phụ huynh vẫn mua về bọc sách vở cho con vì sự tiện lợi, nhanh gọn
mà bìa bọc nilong mang lại. Có cung ắt có cầu nên tại các hiệu sách, cửa hàng văn
phòng phẩm được bày bán tràn lan các đồ dùng từ nhựa, bìa bọc nilong với nhiều
mẫu mã bắt mắt.
Theo chia sẻ của một người bán hàng gần trường, vào đầu năm học số lượng đồ
dùng học tập được bán ra tăng nhiều lần so với trong năm, số lượng bìa bọc nilong

được nhập về rất lớn mà đa phần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng bởi sự
tiện lợi và hữu dụng của nó.

16


Hình 1.5. Học sinh sử dụng rất nhiều đồ nhựa trong học tập
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, phải mất tới hàng chục, hàng trăm năm, thậm
chí tới hàng nghìn năm, rác thải nhựa mới tự phân huỷ. Nói cách khác, phải trải
qua nhiều thế hệ thì một mảnh nhựa mới có thể tan biến trong tự nhiên. Chính vì
vậy, việc hạn chế rác thải nhựa là vơ cùng cần thiết.
1.3. Những lợi ích và hệ lụy của việc sử dụng đồ nhựa
1.3.1. Lợi ích của việc sử dụng đồ nhựa, túi nilong
* Đồ nhựa
Hàng ngày có hàng vạn những vật dụng đồ nhựa một lần được sử dụng. Nó đóng
vai trị quan trọng như một vật dụng khơng thể thiếu trong đời sống. Vừa tiện
dụng, nhỏ gọn phù hợp cho việc sử dụng một lần mang đi. Đối với những bạn đi dã
ngoại, làm tiệc picnic ngoài trời thì các vật dụng như tơ, bát nhựa dùng một lần là
vật dụng khơng thể thiếu. Hơn nữa nó có độ bền cơ học cao, chịu được nhiệt độ
cao nên nhiều người lựa chọn những vật dụng này để bảo quản thực phẩm trong tủ
lạnh. Với giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng, phong phú đồ nhựa gia dụng dùng một
lần phù hợp với hầu hết điều kiện của mọi người. Đặc biệt đối với những nhà
hàng, quán ăn thì những vật dụng này không thể thiếu được. Đồ nhựa dùng một lần
được dùng để đựng thức ăn, nước uống cho các khách hàng mang về. Hay đối với
những người kinh doanh cơm văn phòng hộp nhựa, đĩa nhựa sẽ giúp cho việc kinh
doanh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Thay vì phải sử dụng các vật dụng bằng sành sứ
nặng, dễ vỡ thì chắc hẳn khi sử dụng đồ nhựa bạn sẽ thấy tiện dụng vượt bậc.
Chính vì thế mà bạn có thể bắt gặp các vật dụng bằng nhựa ở bất cứ nơi nào như
17



văn phòng, siêu thị, nhà hàng, quán cơm. Rồi từ các quán cafe cho đến các quán
nước vỉa hè…

Hình 1.6. Đồ nhựa gia dụng được sử dụng một lần
* Túi nilong:
- Hữu ích của túi nilong đối với cửa hàng tạp hóa, cửa hàng thực phẩm và siêu
thị
Các nhà bán lẻ đã ủng hộ túi nilong từ khi chúng ra đời khoảng 50 năm trước. Các
ưu điểm chính của các túi nilong đem lại là chi phí hiệu quả, dễ sử dụng, và thuận
tiện cho lưu trữ, đóng gói, xách đi...
Giá bán túi nilong rẻ hơn, khiến chúng ta có thể mua được số lượng lớn với chi phí
thấp. Ngược lại giá bán túi giấy thường cao hơn rất nhiều. Cịn với túi vải tái chế,
thân thiện với mơi trường thành một mối quan tâm rộng rãi hơn, nhưng chi phí là
khá cao.Với khối lượng lớn, giá thành rẻ là ưu điểm rõ ràng nhất mà túi
nilong mang lại cho các cửa hàng và lợi nhuận của họ.

18


Hình 1.7.Túi nilong được người dùng để mua sắm
Ngồi ra túi nilong sẽ dễ dàng đóng gói hơn so với túi giấy, dù là khơng đáng
kể, túi nilong cũng địi hỏi khơng gian ít hơn so với túi giấy, cả trong kho lưu
trữ và tại các quầy thu ngân.
Hơn hết túi nilong có trọng lượng nhẹ hơn túi giấy cỡ mười lần hoặc hơn, nên việc
vận chuyển sẽ dễ dàng hơn. Túi tái sử dụng sẽ chiếm nhiều không gian nhất,
và trong trọng lượng của chúng thường nặng hơn đáng kể hơn so với túi nhựa
hoặc giấy.
- Lợi ích của túi nilong đối với con người.
Cũng giống như các nhà bán lẻ đã tìm thấy túi nilong là một lựa chọn tốt hơn so

với túi giấy, do đó túi ni lông cũng được nhiều người tiêu dùng.Theo Cơ quan Bảo
vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), người Mỹ sử dụng 100 tỷ túi nilong mua sắm hàng
năm, và Hiệp hội Gỗ và Giấy Hoa Kỳ ước tính rằng người Mỹ sử dụng 10 tỷ túi
mua sắm giấy mỗi năm.
Dù vẫn có một số tác hại tới mơi trường thì túi nilong vẫn đem lại nhiều lợi ích
thiết thực :
Túi nilong có độ bền cao hơn so với túi giấy, có thể chống thấm, dễ dàng vận
chuyển, nhất là trong trời mưa.
- Lợi ích của việc in túi nilong đem lại trong kinh doanh.
In túi nilong giúp quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
In túi nilong tạo mối liên kết giữa nhà kinh doanh và khách hàng.
In túi nilong tăng khả năng cạnh tranh, giúp khách hàng tiêu dùng nhớ tới bạn lâu
hơn.
19


Hình 1.8.Túi nilong dùng trong các siêu thị, cửa hàng
1.3.2. Những hậu quản khôn lường
* Tác hại của túi nilong với sức khỏe con người
Gây ung thư: Những túi nilong nhuộm màu xanh, đỏ, vàng ngoài đang dùng đựng
thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc hại cho thực phẩm do chứa kim loại như chì,
cadimi (những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư).
Làm chậm phát triển não bộ: Theo Chương trình quốc gia nghiên cứu về độc
học (NTP) và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) cho thấy, BPA có
tác động đến não làm chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh.
Đây cũng là loại chất có khả năng gây ung thư cực cao.
Hóa chất có trong túi nilong làm lỗi nhiễm sắc thể: Theo Viện Nơng nghiệp và
Chính sách Thương mại Mỹ, các loại túi nhựa được làm từ polyethylene mật độ
cao hoặc polyethylene mật độ thấp và thường được mã hóa nhãn số 2 hoặc 4. Khi
thực phẩm được lưu trữ trong các túi nhựa các hóa chất này có thể ngấm vào thức

ăn và sau đó được hấp thụ vào cơ thể, kể cả với các dạng màng bọc thực phẩm.
Theo thời gian các hóa chất trong túi nilong sẽ làm thay đổi mô, tổn thương di
truyền, lỗi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, dậy thì sớm và những thay đổi
nội tiết tố. Ở trẻ em, hóa chất chứa trong túi nilong có thể gây hại đến hệ thống
miễn dịch và kích thích làm gián đoạn các vấn đề về hành vi, nhận thức…
Có hại cho phổi và gây ra ung thư nếu đốt cháy: Khi đốt túi nilong sẽ tạo ra khí
thải có chứa chất độc Dioxin và Furan gây ngộ độc, khó thở, nơn ra máu gây ung
thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Túi nilong chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonic, mê tan và khí
dioxin cực độc.
20


Hình 1.9.Hình ảnh bãi rác sau khi đốt rác ở địa phương
* Tác hại của túi nilon đối với môi trường
Khó phân hủy: Theo nghiên cứu thì phải mất từ 500 - 1000 năm thì túi nilong mới
bị phân hủy trong môi trường tự nhiên. Và nếu với cứ đà sản xuất và sử dụng túi
nilong như hiện nay thì sẽ đến một ngày trái đất của chúng ta sẽ ngập trong túi
nilon.

Hình 1.10.Thời gian phân hủy của một số đồ nhựa
Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước: Túi nilong lẫn vào đất sẽ làm
thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mịn đất, làm cho đất không giữ được
nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây
trồng. Nếu túi nilong bị vứt xuống ao, hồ, sơng ngịi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh,
kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn
gây bệnh.

21



Hình 1.11. Hình ảnh bãi biển Đà Nẵng ngập rác thải nhựa nguồn nước bị ô
nhiễm nặng
Đem lại nguy hiểm với đời sống tự nhiên: Nhiều loài động vật tự nhiên nhầm túi
nilong là thức ăn và điều đó cực kỳ nguy hiểm. Đặc biệt là ở các khu vực gần biển,
túi nilong dễ dàng khiến các sinh vật dưới nước và các loài chim biển mắc lừa ăn
phải và cái chết rất nhanh sẽ ập đến với những sinh vật tội nghiệp

Hình 1.12.Cá voi bị chết khi nuốt phải rác thải nhựa
Gây ô nhiễm môi trường và xấu cảnh quan: Việc túi nilong chất thành núi
tại những bãi rác, trơi lập lờ phủ kín cả một góc hồ, kênh mương hay bay vãi khắp
nơi là điều không hiếm gặp. Những điều đó khiến mơi trường bị ơ nhiếm nặng nề
rất mất mỹ quan.

22


Hình 1.13.Hình ảnh ơ nhiễm nước tại sơng ngịi tại Việt Nam
Tiểu kết chương 1
Như vậy, trong chương 1 chúng em đã đề cập đến:
1. Các vấn đề liên quan đến rác thải nhựa, nguồn gốc phát sinh cũng như mối quan
hệ giữa rác thải nhựa và môi trường.
2. Thực trạng sử dụng bao bì nilong trên thế giới, ở Việt Nam nói chung và trường
THCS nói riêng. Sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và sự gia tăng dân số không
ngừng tại Việt Nam đã khiến cho rác thải sinh hoạt ngày càng tăng, môi trường
sống bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
3. Hậu quả của việc sự dụng đồ nhựa trà lan, bừa bãi… Việc sử dụng tràn lan, bừa
bãi gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với con người và sinh vật. Trong thành
phần rác thải có chứa nhiều chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và
không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều

lồi sinh vật có ích cho đất, làm cho mơi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học
và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Các túi nilong này cần tới 50-60 năm
mới phân hủy trong đất. Do đó, chúng tạo thành các bức tường ngăn cách trong
đất, hạn chế quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm
độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút. Rác thải sinh hoạt vứt
bừa bãi, chất đống lộn xộn, không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý… để lại
những hình ảnh khơng đẹp, gây mất mỹ quan.
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng cũng như làm cho môi trường sống
không bị ô nhiễm bởi rác thải, mỗi người dân hãy nêu cao ý thức bảo vệ môi
trường từ những hành động nhỏ hằng ngày.
23


4. Trường THCS là một ngôi trường nằm ở khu dân cư có tốc độ phát triển mạnh
mẽ ở phường Hòa Quý. Hiện nay, vấn đề sử dụng đồ nhựa, rác thải sinh hoạt còn
nhiều bất cập, nhận biết của học sinh về vấn đề này còn nhiều hạn chế, chưa đầy
đủ gây ra rất nhiều khó khăn cho các chủ thể trong q trính xử lý. Vì thế việc tạo
cho học sinh thói quen sử dụng, xử lý rác thải sinh hoạt là một nhu cầu cấp thiết
trong giai đoạn hiện nay tại trường.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ RÁC THẢI NHỰA VÀ SỬ
DỤNG ĐỒ NHỰA HIỆN NAY CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
VÀ PHỤ HUYNH TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM
2.1. Thông tin chung về khảo sát
Khảo sát 200 học sinh (từ lớp 6 đến lớp 9);
Khảo sát 46 các thầy cô giáo trong trường ;
Khảo sát 80 bậc phụ huynh trong trường nhằm điều tra thực trạng nhận thức, thái
độ và hành vi của mọi người đối với vấn đề rác thải nhựa.
Bằng hình thức phát phiếu ngẫu nhiên ;
2.2. Đánh giá về thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh, phụ

huynh và thầy cô về vấn đề rác thải nhựa
2.2.1. Thiết kế phiếu điều tra (khảo sát)
Tham khảo phụ lục 1, 2, 3.
2.2.2. Phân tích dữ liệu
24


Sau khi khảo sát, chúng em thu thập thông tin từ phiếu khảo sát, tiến hành thống kê
theo từng nhóm nội dung và biểu thị dưới dạng biểu đồ.
Phân tích dữ liệu, so sánh kết quả khảo sát của các nhóm đối tượng: đối tượng
nghiên cứu chính và đối tượng nghiên cứu phụ. Từ đó sẽ rút ra các kết luận trả lời
các câu hỏi nghiên cứu về lợi ích và tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường
sống hiện nay.
So sánh nhận thức, suy nghĩ của các nhóm đối tượng (học sinh, giáo viên và phụ
huynh) về rác thải nhựa. Tìm ra sự khác biệt trong cách nhìn nhận, suy nghĩ, có thể
so sánh với cách nhìn nhận chung của cộng đồng.
Dựa vào khảo sát đánh giá được mức độ ảnh hưởng của rác thải nhựa với môi
trường học tập của học sinh trong nhà trường. Qua đó, giúp học sinh có cái nhìn
đầy đủ, đúng đắn về những lợi, hại của rác thải nhựa, từ đó đưa ra các giải pháp
hợp lí nhằm giảm thiểu rác thải nhựa và xử lí rác thải nhựa trong trường THCS nói
riêng và các trường THCS trong tồn quận nói chung.
2.2.3. Kết quả nghiên cứu
THỐNG KÊ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH
* KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC SINH

Biểu đồ H1 điều tra học sinh từ câu 1 đến câu 6
vào biểu đồ, chúng ta có thể thấy rằng:
25



×