Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Vai trò của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong phát triển bền vững nông nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2010-2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.8 KB, 13 trang )

Vai trị của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) trong phát triển bền vững nông nghiệp
tại Việt Nam giai đoạn 2010-2019
Nguyễn Thị Vũ Hà
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển bền vững nền nông nghiệp hiện đang được coi là một trong
những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi
nước (Cục TTKH&CN, 2019). Trong bối cảnh suy thoái kinh tế tồn cầu
do đại dịch Covid19, nơng nghiệp đã thể hiện vai trò là trụ đỡ của nền kinh
tế và giúp phục hồi nền kinh tế của nhiều nước. Tại Việt Nam, nơng nghiệp
đã thể hiện rõ vai trị của mình trong việc hỗ trợ phục hồi kinh tế trong thời
kỳ dịch bệnh năm 2020. Cụ thể, lĩnh vực này đã có sự tăng trưởng 2,91%
cao hơn so với mức tăng trưởng GDP của năm và đóng góp 14,85% vào
GDP năm 2020, tăng 0,9% so với mức đóng góp của năm 2019. Số lượng
doanh nghiệp đăng ký thành lập mới thuộc khu vực nông nghiệp trong năm
2020 là 2.640, tăng 30,1% so với năm 2019 (TCTK, 2021).
Q trình cơng nghiệp hố nơng nghiệp đã đóng góp nhiều cho sự
tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, q trình này có thể tác động tiêu cực tới
môi trường cũng như gây ra bất công về thu nhập đối với người nông dân
nghèo (Cục TTKH&CN, 2019). Do đó, phát triển nơng nghiệp theo hướng
bền vững để đạt giá trị lớn hơn về kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, an
sinh xã hội và hạn chế ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Để thực hiện thành cơng q trình phát triển nơng nghiệp bền vững,
ngồi sự quyết tâm của chính phủ và người dân, cần có sự đầu tư lớn về cơ
sở hạ tầng để cơng nghiệp hố và hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn. Tổng
vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành cho lĩnh vực nông
nghiệp ở Việt Nam đã tăng từ mức 76,5 nghìn tỷ năm 2015 lên đến 135,79
nghìn tỷ đồng năm 2020 (TCTK, 2021). Tuy nhiên tỷ trọng của lĩnh vực
này vẫn còn thấp, chỉ dao động trong khoảng 5,6-6,7% tổng vốn đầu tư
thực hiện toàn xã hội. Khu vực kinh tế nhà nước đóng góp khoảng 41,7%


tổng vốn đầu tư trong lĩnh vực nơng nghiệp. Tuy nhiên mức đóng góp này
143


ngày càng giảm, từ mức 43,34% năm 2015 xuống còn 40,37% năm 2020
(tính tốn từ TCTK, 2021). Điểu này cho thấy sự cấp thiết cũng như vai trò
ngày càng tăng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực nước ngồi
trong sự phát triển nơng nghiệp ở Việt Nam
Các dịng vốn nước ngồi vào lĩnh vực nơng nghiệp có thể có từ các
dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc dự án đầu tư trực tiếp nước
ngồi (FDI). Ở Việt Nam, nơng nghiệp là một trong các lĩnh vực được ưu
tiên sử dụng vốn ODA. Do đó, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2019, kể
từ khi Việt Nam chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình, nơng
nghiệp đã thu hút được 858 dự án ODA với giá trị giải ngân đạt 2,32 tỷ
USD, chiếm 6,07% tổng vốn ODA cho cả giai đoạn. Riêng năm 2019 đã
giải ngân được 268,98 triệu USD vốn ODA cho lĩnh vực nơng nghiệp (tính
tốn từ OECD, 2021a). Tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực nơng nghiệp
tính đến ngày 31/12/2020 là gần 3,71 tỷ USD với 505 dự án, chiếm 0,96%
tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam luỹ kế đến ngày 31/12/2020. Riêng
năm 2020 có 13 dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp với tổng vốn đăng ký
là 228,6 triệu USD, chiếm 0,73% tổng FDI đăng ký vào Việt Nam năm
2020 (TCTK, 2021). Nếu tính theo tỷ lệ vốn FDI thực hiện/FDI đăng ký
của năm 2020 là 64,36% thì ước tính giá trị vốn FDI thực hiện trong lĩnh
vực nông nghiệp là 147.12 triệu USD. Như vậy có thể thấy là trong các
dịng vốn nước ngồi đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp thì vốn ODA thường
chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn FDI. Vậy dòng vốn ODA đã hỗ trợ cho
phát triển bền vững nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam như
thế nào? Đây chính là câu hỏi mà bài viết này tập trung trả lời. Bài viết
được kết cấu gồm 5 phần: Phần đầu là Đặt vấn đề. Phần thứ 2 trình bày cơ
sở lý luận về vai trị của ODA đối với phát triển bền vững nông nghiệp.

Phần 3 vẽ nên bức tranh tổng quan về ODA trong lĩnh vực nông nghiệp ở
Việt Nam kể từ khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình vào
năm 2010 đến năm 2019 (năm cập nhật nhất số liệu từ Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế - OECD). Phần 4 đánh giá chung về vai trò của ODA
trong phát triển bền vững nông nghiệp ở Việt Nam và cuối cùng là phần
Kết luận. Các dữ liệu về ODA trong bài được lấy từ cơ sở dữ liệu của các
nhà tài trợ ODA (được công bố trên trang web dữ liệu của OECD).
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
144


Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA - Official Development
Assistance) là nguồn vốn viện trợ hoàn lại và khơng hồn lại hoặc tín dụng
ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên chính
phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính quốc
tế dành cho các nước đang phát triển (OECD, 2021b). Nguồn vốn này được
thực hiện theo một cam kết hay một hiệp định vay vốn được kí giữa chính
phủ nước đi vay (nước nhận đầu tư) và chính phủ, tổ chức cho vay.
Theo Asteriou (2009), Karras (2006), Van và cộng sự (2019), ODA
có vai trị tích cực và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng ở các nước đang
phát triển. ODA có thể mang các hình thức như: viện trợ khơng hồn lại
hoặc vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp, thời gian ân hạn dài và các hỗ trợ kỹ
thuật… Do có thành tố viện trợ khơng hồn lại (ít nhất là 25%) và thời gian
cho vay (hoàn trả vốn) và thời gian ân hạn dài nên nguồn vốn ODA có tính
ưu đãi. Ví dụ vốn vay ODA do Ngân hàng thế giới cung cấp có thể có thời
hạn 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm (World Bank, 2017). Tuy nhiên,
ODA cịn mang tính ràng buộc và có khả năng gây nợ nếu nước tiếp nhận
ODA không sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Ví dụ, ít nhất 19% vốn viện
trợ từ các nước phát triển của OECD được sử dụng để mua hàng hoá và
dịch vụ từ các nước tài trợ (Oliveira et al, 2018). Hay theo Iimi, A. Rev Ind

Organ (2006), một lượng lớn vốn ODA vay ưu đãi khi giải ngân đã không
đảm bảo được đầy đủ hiệu quả viện trợ và gây ra gánh nặng nợ nần cho
nước tiếp nhận.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nguồn vốn ODA có những vai trị như
góp phần cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn; giúp đổi
mới tư duy và phương thức sản xuất, chế biến nông sản theo hướng thị
trường; thúc đẩy đa dạng hố nơng nghiệp; góp phần thực hiện chiến lược
tăng trưởng kinh tế và xố đói giảm nghèo; góp phần phịng chống và giảm
thiểu thiệt hại thiên tai và nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn (Hà
Thị Thu, 2014).
Theo OECD (2021a), các dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp
được thiết kế theo 28 mục tiêu dự án khác nhau. Do đó, có thể phân tích
vai trị của ODA đối với phát triển bền vững nông nghiệp dựa vào xem xét

145


mục tiêu của từng dự án. Việc phân tích này sẽ dựa trên trên các trụ cột của
phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể:
Về kinh tế, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, tài nguyên nước, tài
nguyên đất, dự án liên đến hỗ trợ phát triển công nghệ, kỹ thuật sẽ góp phần
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thôn. Các dự án phát triển
chăn nuôi, trồng trọt, phát triển nông nghiệp thay thế, cải cách nông nghiệp,
khuyến nông, phát triển nơng nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy đa dạng hóa
nơng nghiệp. Các dự án phát triển bền vững nơng nghiệp sẽ góp phần thực
hiện chiến lược tăng trưởng bền vững Chính phủ.
Về xã hội, các dự án giáo dục/đào tạo và nghiên cứu về nông nghiệp
sẽ giúp đổi mới tư duy và phương thức sản xuất, chế biến nông sản theo
hướng thị trường. Các dự án Hợp tác xã nơng nghiệp, dịch vụ nơng nghiệp
sẽ góp phần xây dựng mạng lưới, gắn kết người nông dân và phát triển các

dịch vụ nông nghiệp. Các dự án liên quan đến hỗ trợ chính sách và quản lý
hành chính trong lĩnh vực nơng nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng lực quản
lý và chuyên môn.
Về môi trường, các dự án môi trường và hỗ trợ cho người dân vùng
bị thiên tai hoặc chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ góp phần phịng
chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai, bảo vệ môi trường.
3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ODA TRONG LĨNH VỰC NÔNG
NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
Theo số liệu từ các nhà tài trợ ODA (được thống kê trên cơ sở dữ liệu
của OECD), kể từ khi trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm
2010 đến năm 2019, Việt Nam đã nhận và sử dụng hơn 38,3 tỷ vốn ODA
từ các nhà tài trợ nước ngồi. Dịng vốn này có xu hướng tăng dần từ năm
2010-2014 nhưng sau đó đã giảm do Việt Nam đã đạt được các mục tiêu
thiên niên kỷ vào năm 2015 và đáp ứng được các tiêu chuẩn tốt nghiệp
ODA của Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) vào năm 2017 (Hình 1). Dịng
vốn ODA vào Việt Nam chủ yếu dưới hai hình thức là vốn vay và vốn viện
trợ trong đó vốn vay chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Tính cho cả giai đoạn
2010-2019 thì lượng vốn vay chiếm tới 77,33% tổng vốn ODA vào Việt
Nam.
146


Hình 1. ODA vào Việt Nam giai đoạn 2010-2019 (tr.$) (Nguồn: OECD, 2021a)

Nông nghiệp là lĩnh vực nằm trong số 10 lĩnh vực nhận được nhiều
ODA nhất trong giai đoạn 2010-2019 (xếp thứ 6) với giá trị hơn 2,32 tỷ
USD, chiếm 6,07% tổng vốn ODA cho cả giai đoạn. Cũng giống như cơ
cấu ODA nói chung, ODA vào lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là ODA vay
(chiếm 76,91% tổng ODA). Theo số liệu của OECD, đã có 29 tổ chức và
quốc gia tài trợ ODA cho Việt Nam trong lĩnh vực nơng nghiệp trong đó

IDA, ADB, Nhật Bản, Pháp lần lượt là những nhà tài trợ lớn nhất, chiếm
79,8% tổng vốn ODA cho lĩnh vực này (Bảng 1).
Bảng 1. Các nhà tài trợ ODA lớn trong lĩnh vực nông nghiệp
ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019
Nhà tài trợ

ODA viện trợ
(tr.$)

Hiệp hội phát triển
quốc tế
Ngân hàng phát triển
Châu Á

ODA vay
(tr.$)

Tổng cộng
(tr.S)

Tỷ trọng
(%)

774.90

774.90

33.34

3.35


460.36

463.71

19.95

136.42

246.01

382.43

16.45

Pháp

24.41

209.35

233.76

10.06

Đức

44.85

15.28


60.13

2.59

Úc

56.88

56.88

2.45

50.53

2.17

Nhật Bản

50.53

Kuwait
Đan Mạch

47.09

47.09

2.03


Canada

45.57

45.57

1.96

Hàn Quốc

37.36

37.36

1.61

(Nguồn: OECD, 2021a)
147


Ngành nông nghiệp được chia thành 3 lĩnh vực nhỏ là nơng nghiệp,
lâm nghiệp và thuỷ sản trong đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong giai đoạn 2010-2019 với tỷ trọng 82,87%, lâm nghiệp chiếm
12,74% và thuỷ sản chiếm 4,39%. Tuy nhiên, cùng với xu thế của ODA
vào Việt Nam nói chung, dịng vốn ODA viện trợ vào lĩnh vực NN&PTNN
có xu hướng giảm dần. Riêng có ODA vay vào lĩnh vực sản xuất nơng
nghiệp lại có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây (Hình 2). Điều
này cho thấy nhu cầu về vốn nước ngoài để phát triển nông nghiệp ở Việt
Nam là rất lớn. Theo Niên giám thống kê 2020, tổng vốn đầu tư thực hiện
từ khu vực nhà nước dành cho nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 41,7% tổng

vốn đầu tư thực hiện cho lĩnh vực này. Như vậy, gần 60% nguồn vốn cho
nông nghiệp ở Việt Nam là từ khu vực nước ngoài và khu vực ngồi nhà
nước trong đó vốn ODA chiếm tỷ trọng lớn.

Hình 2. ODA viện trợ và ODA vay vào nông nghiệp ở Việt Nam
giai đoạn 2010-2019 (tr.$) (Nguồn: OECD, 2021a)

Theo thống kê từ cơ sở dữ liệu của OECD, trong giai đoạn 20102019, Việt Nam đã và đang thực hiện 858 dự án ODA trong lĩnh vực nông
nghiệp. Trong số 858 dự án có 10 dự án có số ODA giải ngân từ 50 triệu
USD trở lên, 64 dự án có số vốn ODA giải ngân từ 5 - 50 triệu USD, 23 dự
án có giá trị giải ngân từ 3 - 5 triệu USD, 81 dự án từ 1-3 triệu USD và 680
dự án có giá trị giải ngân ODA dưới 1 triệu USD. Mặc dù chiếm tỷ trọng
lớn về số dự án (79,25%) nhưng tổng giá trị của các dự án có giá trị giải
ngân dưới 1 triệu USD chỉ chiếm 5,17% tổng giá trị giải ngân ODA cả giai
đoạn 2010-2019. Số lượng dự án có giá trị giải ngân trên 5 triệu USD chỉ
chiếm 8,62% tổng số dự án nhưng chiếm tới 80,21% tổng giá trị giải ngân
ODA cho cả giai đoạn (tính tốn từ OECD, 2021a). 10 đại dự án (có giá trị
trên 2000 tỷ USD) đã nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững nông
148


nghiệp ở Việt Nam. Đó là dự án Cải thiện nông nghiệp thuỷ lợi Việt Nam
(bắt đầu thực hiện từ 2014 từ ODA vay của IDA) và Dự án chuyển đổi nông
nghiệp bền vững (bắt đầu thực hiện từ 2016 bằng vốn vay ODA của IDA).
Dự án lớn thứ 3 trong giai đoạn 2010-2019 là dự án Quản lý nước đồng
bằng sông Cửu Long nhằm phát triển nông thôn ở Việt Nam. Dự án này đã
hoàn thành và sử dụng gần 97 triệu ODA vay từ IDA. Như vậy có thể thấy
trong 10 dự án lớn nhất trong NN&PTNN thì có đến 6 dự án sử dụng vốn
vay từ IDA; 3 dự án sử dụng vốn vay từ Nhật Bản và 1 dự án sử dụng vốn
vay và viện trợ từ Pháp (Bảng 2).

Bảng 2. 10 dự án lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp tính theo giá trị giải
ngân lũy kế đến hết năm 2019 giai đoạn 2010-2019 (tr.$)
Tên dự án
1.
2.
3.

4.

Dự án Cải thiện Nông nghiệp Thủy lợi Việt
Nam
Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền
vững
Dự án Quản lý nước đồng bằng sông
Cửu Long nhằm phát triển nông thôn ở
Việt Nam
Dự án Năng lực cạnh tranh chăn nuôi và
an toàn thực phẩm của Việt Nam

Nhà tài
trợ
IDA
IDA

IDA

5.

Dự án Nâng cao Chuỗi Giá trị Cà phê


6.

Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ
An
Dự án hỗ trợ tài nguyên nước

IDA

8.

Dự án Quản lý Bền vững và Phục hồi
Rừng Phòng hộ
9. Dự án phát triển hạ tầng nông thôn các
tỉnh miền Trung
10. Dự án phát triển bền vững tài nguyên
ven biển

ODA
vay

Tổng
cộng

123.75

123.75

119.69

119.69


96.69

96.69

95.33

95.33

75.00

75.00

71.22

71.22

70.75

70.75

59.20

59.20

53.32

54.44

50.62


50.62

IDA

Nhật
Bản
Nhật
Bản

7.

ODA
viện
trợ

Nhật
Bản
Pháp
IDA

1.12

(Nguồn: OECD, 2021a)
4. VAI TRÒ CỦA ODA TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG
NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN Ở VIỆT NAM
Việt Nam đã có những thành cơng nhất định trong phát triển nông
nghiệp bền vững. Nền nông nghiệp Việt Nam được phát triển dựa trên cơ
149



sở quy hoạch cụ thể cho từng vùng theo hướng mở nhằm khai thác triệt để
những lợi thế so sánh và khắc phục những hạn chế của vùng (Cục
TTKH&CN, 2019). Một yếu tố đóng góp vào thành cơng đó chính là ODA
trong lĩnh vực nông nghiệp.
Về kinh tế, nguồn vốn ODA đã có nhiều đóng góp cho phát triển bền
vững nền nơng nghiệp ở Việt Nam. Đã có 79 dự án liên quan trực tiếp đến
bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp với giá trị giải ngân là 318,05 triệu
USD (tỷ lệ vốn ODA vay là 84%); 21 dự án liên quan đến xây dựng và phát
triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp với giá trị 169,14 triệu USD (tỷ lệ vốn
ODA vay là 98,5%). Các dự án có mục đích hỗ trợ tài ngun đất nơng
nghiệp và tài ngun nước nông nghiệp ở Việt Nam đã giải ngân được
972,48 triệu USD từ năm 2010-2019, chiếm tỷ trọng lớn nhất là 41,84 tổng
ODA cho tồn bộ lĩnh vực nơng nghiệp). Riêng lĩnh vực thuỷ lợi, đã có 21
dự án với tổng giá trị 406,86 triệu USD (tỷ trọng vốn ODA vay lên tới
99%). Ngồi ra, các dự án ODA cịn hỗ trợ phát triển công nghệ, kỹ thuật
trong lĩnh vực nơng nghiệp (43 dự án có liên quan tới khoa học công nghệ
với giá trị 36,04 triệu USD, tỷ trọng vốn ODA vay là 66,43%) (Hình 3).

Hình 3. Số lượng dự án và tổng giá trị giải ngân ODA vay và ODA viện trợ xét trên
khía cạnh kinh tế (tr.$) (Nguồn: Tính tốn từ OECD, 2021a)

Bên cạnh đó, các dự án ODA cịn góp phần thúc đẩy đa dạng hóa
nơng nghiệp thông qua việc hỗ trợ cho công tác trồng trọt và chăn nuôi,
phát triển nông nghiệp thay thế, cải cách nông nghiệp, khuyến nông với
tổng giá trị là 321,15 triệu USD trong đó lĩnh vực trồng trọt có giá trị giải
ngân ODA là 188,36 triệu USD, chăn nuôi là 121,4 triệu USD. Tỷ trọng
ODA viện trợ chỉ chiếm 11,65% tổng ODA cho hai lĩnh vực này (tính tốn
từ OECD, 2021a). Đa dạng hố nơng nghiệp cịn được thúc đẩy thông qua
150



các dự án phát triển nông nghiệp. Trong giai đoạn 2010-2019, cấu phần
phát triển nông nghiệp trong các dự án ODA có giá trị 425,58 triệu USD
trong đó cấu phần phát triển nơng nghiệp có giá trị 253,23 triệu USD, chiếm
gần 60% tổng vốn ODA dành cho phát triển nông nghiệp. Phát triển lâm
nghiệp đứng thứ hai với 126,32 triệu USD. Tổng ODA viện trợ cho phát
triển nông nghiệp chiếm 43,55% vốn ODA cho lĩnh vực này (Hình 4).

Hình 4. Giá trị các dự án ODA liên quan đến phát triển nông nghiệp (tr.$)
Nguồn: OECD, 2021a

Về xã hội, thông qua các dự án ODA, nhận thức của người nông dân
về kỹ thuật sản xuất, kiến thức thị trường đã được nâng cao. Đã có 257 dự
án ODA có cấu phần liên quan đến giáo dục, đào tạo và nghiên cứu trong
lĩnh vực nông nghiệp (chiếm gần 30% số lượng dự án ODA cho cả giai
đoạn) được thực hiện trong giai đoạn 2010-2019 với tổng giá trị 158,91
triệu USD. Điều này cho thấy, vấn đề giáo dục/đào tạo và nghiên cứu về
nông nghiệp rất được các nhà tài trợ ODA chú trọng nhằm hỗ trợ cho người
nông dân Việt Nam. Tỷ trọng vốn ODA viện trợ trong hoạt động này là
43,88%. Trong số các dự án giáo dục/đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực
nơng nghiệp thì các dự án nghiên cứu nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn cả
về số lượng dự án (147, chiếm 57,2 tổng số dự án trong cùng lĩnh vực) và
giá trị giải ngân (124 triệu USD, chiếm 78% vốn ODA giải ngân trong cùng
lĩnh vực) (Hình 5).
151


Hình 5. Số lượng dự án và tổng giá trị giải ngân ODA vay và ODA viện trợ xét trên
khía cạnh xã hội (tr.$) (Nguồn: OECD, 2021a)


Trong giai đoạn 2010-2019, theo số liệu của nhà tài trợ, có 101 dự án
ODA liên quan đến quản lý hành chính và chính sách trong lĩnh vực nông
nghiệp với tổng giá trị là 175 triệu USD. Liên quan đến lâm nghiệp có 56
dự án với giá trị 166 triệu USD. Thuỷ sản có số lượng dự án và giá trị ODA
giải ngân thấp nhất với 27 dự án và 35,31 triệu USD. Tỷ trọng vốn ODA
viện trợ trong lĩnh vực này là 42,88% (Hình 6).

Hình 6. Giá trị các dự án ODA liên quan đến quản lý hành chính
và chính sách nơng nghiệp (tr.$) (Nguồn: OECD, 2021a)

Bên cạnh việc hỗ trợ giáo dục/đào tạo/nghiên cứu và phát triển nơng
nghiệp, thì các dự án ODA cũng đóng góp vào việc xây dựng hợp tác xã
nơng nghiệp ở Việt Nam. Đã có 28 dự án ODA liên quan đến sự phát triển
hợp tác xã ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019 với tổng giá trị ODA giải
ngân là 9,59 triệu USD. Đây cũng là lĩnh vực duy nhất có 100% vốn ODA
là viện trợ khơng hồn lại (tính tốn từ OECD, 2021a). Thơng qua các dự
152


án này, nơng dân Việt Nam được khuyến khích tham gia vào các tổ, hội và
hợp tác xã để cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất. Chính
sách duy trì và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp của Việt Nam
nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nơng dân cũng góp phần giúp
nơng nghiệp phát triển bền vững, hạn chế tình trạng di cư đến vùng đô thị
cũng được các nhà tài trợ ODA quan tâm hỗ trợ cho Việt Nam.
Về môi trường, nông dân Việt Nam được trang bị kiến thức về những
tác hại của ô nhiễm môi trường, cách bảo vệ môi trường và vận động nông
dân thay đổi những tập qn, thói quen gây ơ nhiễm mơi trường. Quản lý
dịch hại tổng hợp (IPM) được giới thiệu tới người dân bằng nhiều con

đường: khuyến nơng, thi tìm hiểu về IPM... Điều này đã giúp nông dân tiếp
cận được với phương pháp canh tác mới, ít tổn hại tới mơi trường. Trong
chăn ni, các nơng hộ có qui mơ đàn tương đối lớn được khuyến khích,
hỗ trợ lắp đặt biogas nhằm giảm chất thải khí đốt, hạn chế chặt phá cây
xanh làm củi (Cục TTKH&CN, 2019). Trong giai đoạn 2010-2019, đã có
22 dự án ODA liên quan đến mơi trường trong lĩnh vực nông nghiệp với
tổng giá trị là 5,9 triệu USD. Tuy giá trị này còn khiếm tốn nhưng tỷ lệ vốn
viện trợ lại rất cao, đạt hơn 85% tổng ODA cho lĩnh vực này. Một điểm cần
lưu ý là bảo vệ mơi trường nói chung là một lĩnh vực nhận được sự quan
tâm lớn của các nhà tài trợ quốc tế. Trong giai đoạn 2010-2019, Việt Nam
đã có được 749 dự án có mục đích bảo vệ mơi trường nói chung với tổng
giá trị giải ngân ODA là gần 2,16 tỷ USD (tính tốn từ OECD, 2021a).
KẾT LUẬN
Phát triển bền vững nông nghiệp luôn là vấn đề trọng tâm mà Đảng
và Chính phủ Việt Nam quan tâm và được thể hiện bằng nhiều chủ trương,
chính sách của Đảng (Cục TTKH&CN, 2019). Đây cũng là lĩnh vực nhận
được nhiều sự quan tâm của các nhà tài trợ ODA trên thế giới. Qua phân
tích, đánh giá vai trị của ODA trong phát triển bền vững nơng nghiệp, có
thể thấy nguồn vốn ODA đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững
nông nghiệp ở Việt Nam trên cả ba khía cạnh là kinh tế, xã hội và mơi
trường. Điều này lại càng ý nghĩa khi nguồn vốn đầu tư xã hội dành cho
nông nghiệp từ khu vực nhà nước ở Việt Nam còn nhiều chưa nhiều. Tuy
nhiên, do Việt Nam đã đáp ứng được các tiêu chuẩn tốt nghiệp ODA từ
153


năm 2017 nên dịng vốn ODA sẽ có xu hướng giảm dần và sẽ chuyển sang
vốn vay ưu đãi với mức ưu đãi thấp hơn. Do đó, trong thời gian tới, Việt
Nam cần lưu ý và thận trọng trong việc thu hút và sử dụng khôn ngoan
nguồn vốn này. Các dự án vay vốn ODA, tuy có ưu đãi nhất định nhưng sẽ

tạo ra gánh nặng nợ nần cho tương lai. Chính vì vậy, khi đã tiếp nhận được
dịng vốn vay này, Việt Nam cần lưu ý tới hiệu quả của dự án trên cả 3 khía
cạnh kinh tế, xã hội và mơi trường.
Thêm vào đó, trong xu thế hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu cũng
như với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội đặc thù của Việt Nam thì đẩy
mạnh phát triển bền vững nơng nghiệp là một hướng phát triển phù hợp.
Hiện nay thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Do đó,
để phát triển nơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhằm phát triển bền vững
cần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ
4.0 để nâng cao chất lượng nơng sản, an tồn thực phẩm, truy xuất nguồn
gốc và xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Asteriou, D. (2009). Foreign aid and economic growth: New evidence from a
panel data approach for five South Asian countries. Policy
modeling, 31(1), 155-161.
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (TTKH&CN) (2019). TỔNG
LUẬN SỐ 7/2019 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP BỀN
VỮNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI, truy cập ngày 01/8/2021 tại
/>Iimi, A. Rev Ind Organ (2006). Auction Reforms for Effective Official
Development Assistance. Review of Industrial Organization, 28 (2), 109128
Karras, G. (2006). Foreign aid and long‐run economic growth: empirical evidence
for a panel of developing countries. International Development: The
Journal of the Development Studies Association, 18(1), 15-28.
OECD (2021a), Data from Creditor Reporting System (CRS) - OECD, truy cập
ngày
01/8/2021
tại
/>5&q=2:188+4:1+7:1+9:85+5:3+8:85+1:1+3:51,267,268,120,121,122,12


154


3,124,125,126,127,128,129,130,131,132,133,134,135,136,137,269,139,
140,141,142,143,144,270,146,147,148,149,150,G53,G54,G55,G56+6:2
010,2011,2012,2013,2014,2015,2016,2017,2018,2019,2020&lock=CRS
1
OECD (2021b), Official Development Assistance (ODA), truy cập ngày 01/8/2021
từ
/>Oliveira, A., & Zacharenko, E. (2018). CONCORD Aidwatch 2018. EU Aid: A
Broken Ladder. Available online: />(accessed on July 5, 2019)
Thu, H. T. (2014). Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) vào phát triển nơng nghiệp và nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu
tại vùng duyên hải Miền Trung. Luận án tiến sĩ, truy cập ngày 01/8/2021
tại
/>7.PDF.
Tổng cục Thống kê (TCTK), 2021, Niên giám thống kê 2020, truy cập ngày
20/8/2021
tại
/>Van Dan D., Binh V.D. (2019) Evaluating the Impact of Official Development
Assistance (ODA) on Economic Growth in Developing Countries.
ECONVN 2019. Beyond Traditional Probabilistic Methods in Economics,
910-918
World Bank (2017), Loan Handbook for World Bank Borrowers, [Online] World
Bank.
truy
cập
ngày
15/12/2019
từ

/>pdf

155



×