Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Giải pháp đổi mới mô hình quản lý cá nhân và nhóm làm việc cho công ty cổ phần cơ khí và khoáng sản hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.94 KB, 12 trang )

BÀI KIỂM TRA HẾT MÔN

QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC
Chủ đề: “Giải pháp đổi mới mơ hình quản lý cá nhân và nhóm làm việc
cho Cơng ty Cổ phần Cơ khí và Khống sản Hà Giang nhằm thực hiện đảm
bảo hài hòa ba nghĩa vụ: nộp thuế Nhà nước; lợi ích của người lao động và
tích lũy tái đầu tư phát triển bền vững.”

____________________

1. Thơng tin về doanh nghiệp
CƠNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ KHỐNG SẢN HÀ GIANG
Địa chỉ: Số 390, đường Nguyễn Trãi, Thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
Tel: 02193.866.708.
Website: www.hgm.vn

Fax: 02193.867.068
Email:

Công ty Cổ phần cơ khí và khống sản Hà Giang kinh doanh và hoạt động
chủ yếu trong các lĩnh vực: Tổ chức thăm dò, khai thác và chế biến khống sản;
sản xuất gia cơng các mặt hàng cơ khí và xây lắp các cơng trình điện vừa và nhỏ
có cấp điện áp đến 35KV; tổ chức các dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu; xây
dựng và lắp đặt các cơng trình cơng nghiệp, giao thông và xây dựng. Năm 2006
Công ty được thành lập trên cơ sở chuyển đổi, cổ phần hóa Cơng ty Cơ khí và
Khống sản Hà Giang. Với phương châm kinh doanh của Công ty là không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước đổi mới công nghệ để hạ thấp giá thành,
bảo vệ môi trường và đảm bảo hài hịa ba nghĩa vụ: nộp thuế Nhà nước; lợi ích của
người lao động và tích lũy tái đầu tư phát triển bền vững, đến nay Công ty đã từng
bước kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển lớn mạnh, Cơng ty đã xây dựng được
uy tín và thương hiệu trên thị trường trong kinh doanh khai thác và chế biến


khống sản, với sản phẩm chủ yếu của Cơng ty là Ăngtimon kim loại, tinh quặng
1


chì, tinh quặng kẽm chất lượng đảm bảo chiếm lĩnh thị trường trong nước và trên
thế giới: Tháng 4/2004 khi cịn là Cơng ty Cơ khí và Khống sản Hà Giang, Công
ty đã tham gia Hội chợ Triển lãm Thương mại Quốc tế EXPO và đạt Huy chương
Vàng sản phẩm kim loại Ăngtimon; Tháng 12/2004 sản phẩm của Công ty đã
được giải thưởng chất lượng Vàng Việt Nam và nhiều giải thưởng khác.
Năm 1996, được UBND tỉnh Hà Giang cấp phép cho khai thác và chế biến
khoáng sản quặng Ăngtimon tại mỏ Mậu Duệ, xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh
Hà Giang. Cơng ty đã đầu tư xây dựng lị luyện Ăngtimon công suất 1.000
tấn/năm để trực tiếp thực hiện tinh luyện ra Ăngtimon kim loại cung cấp cho thị
trường trong và ngồi nước. Lị luyện Ăngtimon của Cơng ty là một trong những
lò luyện được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam, với cơng nghệ hiện đại, lị đã luyện
ra Ăngtimon kim loại 99,9% đạt tiêu chuẩn quốc tế và được xuất bán ra thị trường
với giá cao (trên 8.000USD/tấn).
Bên cạnh sản phẩm chiến lược là Ăngtimon kim loại, để đảm bảo phát triển
bền vững, Cơng ty cịn thực hiện khai thác, chế biến tinh quặng Chì Kẽm tại điểm
quặng xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
Với đội ngũ cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm được đào tạo bồi
dưỡng nghiệp vụ thường xuyên và một chiến lược kinh doanh hợp lý, linh hoạt,
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm qua Công ty Cổ phần cơ khí và
khống sản Hà Giang đều có lãi với tỷ suất lợi nhuận đạt cao (lợi nhuận sau thuế
năm 2006 đạt 29.264 triệu đồng; năm 2007 đạt 40.740 triệu đồng; năm 2008 đạt
25.524 triệu đồng; năm 2009 đạt 22.998 triệu đồng), quy mô của công ty ngày
càng được mở rộng (với vốn điều lệ ban đầu là 10.000 triệu đồng thì nay đã được
nâng lên 60.000 triệu đồng), sản phẩm của công ty từng bước được đa dạng hóa.
Phát huy những thành tích đã đạt được, trong thời gian tới Công ty xác định
tiếp tục coi Ăngtimon là sản phẩm chiến lược, tinh quặng chì kẽm là sản phẩm

trước mắt, tận dụng lợi thế của Công ty để đầu tư sang các ngành khác làm đang
dạng hóa ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Tiếp tục thăm dò khai thác các mỏ
2


quặng mới và xây dựng kế hoạch phát triển bền vững về mặt dài hạn. Tiến hành
đầu tư ra ngoài doanh nghiệp với tư cách là nhà đầu tư chiến lược vào các doanh
nghiệp đã được cấp mỏ Ăngtimon ở trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao
nguồn cung nguyên liệu đầu vào. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm,
từng bước đổi mới công nghệ để hạ thấp giá thành, bảo vệ môi trường, tiến đến
đầu tư xây dựng lị luyện bơ xít Ăngtimon cao cấp để ổn định thị trường tiêu thụ.
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Công ty đã xây dựng những kế hoạch cụ thể
và chiến lược phát triển cho từng giai đoạn. Công ty xác định, trước hết đó phải là
sự nỗ lực của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên
chức trong công ty, bên cạnh đó Cơng ty cịn rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ
trợ của tỉnh, sự giúp đỡ về vốn của các tổ chức tín dụng cho các dự án đầu tư khai
thác khống sản và đầu tư đổi mới cơng nghệ của Công ty. Như vậy, hiệu quả hoạt
động của cơng ty sẽ khơng ngừng được nâng lên, đóng góp nhiều hơn nữa cho tỉnh
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Trong hệ thống quản trị Công ty Cổ phần Cơ khí và Khống sản có nhiều
vấn đề liên quan đến các chủ đề của môn học quản trị hành vi tổ chức như:
- Hành vi cá nhân , những căng thẳng trong công việc.
- Phong cách lãnh đạo
- Văn hóa doanh nghiệp
- Quyền lực và xung đột
- Quản trị những thay đổi của tổ chức
- Giao tiếp và khích lệ nhân viên làm việc
- Áp lực cơng việc và kiểm soát áp lực
- Ra quyết định và tính sáng tạo…
2. Phát triển tầm nhìn đổi mới

2.1. Tại sao cần đổi mới mơ hình quản lý?
Tính linh hoạt là chìa khố cho sự tồn tại của doanh nghiệp trong thế kỷ 21
và cấu trúc tổ chức, mơ hình quản lý cũng khơng phải ngoại lệ. Vì vậy muốn phát
3


triển thì phải thay đổi, phải đổi mới mơ hình quản lý cho phù hợp với mọi điều
kiện đang diễn ra, bởi theo:
Charles Handy: “Các bạn khơng thể nhìn tương lai như một sự tiếp tục của
quá khứ … vì rằng tương lai sẽ khác. Và để có thể đương đầu với tương lai, chúng
ta phải thực sự quên đi cách thức mà chúng ta đã dùng đối với quá khứ”.
Michael Hammer: “Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã tốt rồi, thì bạn sẽ chết.
Thành cơng trong q khứ chẳng có quan hệ gì đến thành cơng trong tương lai…
cơng thức cho sự thành công của ngày hôm qua hầu như chắc chắn sẽ là công thức
cho sự thất bại của ngày mai”.
Thời gian trôi qua mọi người, mọi vật đều thay đổi, sẽ ra sao nếu thời gian
trôi qua con người thay đổi, nhưng những điều lẽ ra cần phải thay đổi lại không
thay đổi. Mỗi một công ty, một tổ chức đều có một tiêu chí và cách thức hoạt động
khác nhau trong từng giai đoạn, tổ chức đó có thành cơng hay khơng phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố đó là những yếu tố khách quan và những yếu tố chủ quan,
những tác động thách thức của môi trường bên ngồi và những phát huy nội lực để
thích nghi với hồn cảnh của tổ chức đó. Vì vậy mà các công ty cần phải đổi mới
hơn bao giờ hết khi họ phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn. Mỗi một
cơng ty phải có một mơ hình hoạt động cho phù hợp, mỗi cá nhân và mỗi nhóm
làm việc phải được sắp xếp sao cho thật hiệu quả. Để mỗi cá nhân phát huy được
hết những khả năng của mình và trong mỗi nhóm làm việc mỗi cá nhân sẽ hỗ trợ
cho nhau những thiếu sót khiếm khuyết.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các cơng ty, tổ chức
khơng cịn bỡ ngỡ với sự thay đổi. Vì vậy mà vấn đề thúc đẩy đổi mới mơ hình
quản lý càng quan trọng đối với công ty, tổ chức.

Công ty, tổ chức luôn thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của mơi trường
đó là sự thay đổi thái độ, thay đổi vai trò, thay đổi công nghệ, thay đổi chiến lược
4


cạnh tranh, thay đổi nhân tố kinh tế hay con người, chương trình thay đổi tồn
diện. Một sự thay đổi tổ chức chịu tác động của rất nhiều yếu tố mà trong đó tơi
muốn đề cập đến tác động việc đổi mới mơ hình quản lý cá nhân và nhóm làm
việc cho doanh nghiệp.
2.2. Mọi người phải tham gia thay đổi vào lúc này, bởi:
Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới của đất nước ta hiện
nay, thì việc sắp xếp một mơ hình quản lý phù hợp là rất quan trọng, nó là một biện
pháp hữu hiệu để mỗi cán bộ, thành viên, công ty, tổ chức triển khai thực hiện
nhiệm vụ của mình, của nhóm mình một cách hiệu quả. Thay đổi mơ hình quản lý
để giải quyết những bất cập, những vấn đề cịn vướng mắc, nhằm tìm ra cách thức
đưa doanh nghiệp tổ chức của mình thốt ra khỏi khó khăn, trong bối cảnh cạnh
tranh ngày càng khốc liệt.
Một công ty, một tổ chức chỉ tồn tại và phát triển được khi có một mơ hình
quản lý hiệu quả. Bởi thay đổi để phù hợp là yêu cầu cấp bách được đặt ra ngày
nay, để thích nghi, để phù hợp với mơi trường kinh tế tồn cầu hố và năng động
như ngày nay.
3. Phân tích sâu về vấn đề hành vi tổ chức: “Đổi mới mơ hình quản lý cá nhân
và nhóm làm việc”
3.1. Phong cách lãnh đạo
Lãnh đạo là khả năng thúc đẩy người khác làm việc gì đó, tin vào một điều
gì đó và hành động theo một phương pháp nhất định. Phong cách lãnh đạo là mơ
hình cư xử người lãnh đạo sử dụng khi cố gắng tạo ra những ảnh hưởng của mình
lên các nhân viên.
Quản lý vừa là một nghệ thuật vừa là một khoa học. Nghệ thuật đó là làm
cho người khác làm việc hiệu quả hơn những điều bản thân họ sẽ làm được nếu

không có mình. Cịn khoa học chính là cách làm thế nào để thực hiện được nghệ
thuật quản lý.
3.2. Văn hoá doanh nghiệp
5


Văn hố doanh nghiệp là tồn bộ các giá trị văn hố được gây dựng nên
trong suốt q trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá
trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh
nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của
doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Văn hóa doanh
nghiệp được coi là yếu tố chiến lược cho việc hoàn thành các mục tiêu của doanh
nghiệp.Việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp thực sự rất cần thiết.
Vì vậy địi hỏi chúng Cơng ty phải có đội ngũ nhân viên lịch sự, có văn
hóa từ trang phục, lời nói, cử chỉ thái độ cho đến cư xử khơng những với khách
hàng mà cịn với nhân viên với nhau. Tuy Công ty đã đưa ra một số qui định
bằng văn bản, bằng miệng nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Việc áp dụng các qui
định này vẫn chỉ là thói quen, chưa thật sự nhuần nhuyễn và chưa đồng bộ.
3.3. Quyền lực và xung đột
Trong kinh doanh “có quyền” nghĩa là “có ảnh hưởng”. Tức là bạn có thể
trực tiếp chỉ đạo nhân lực và vật lực, bạn nhận được sự kính trọng. Khi bạn nói
người khác nghe, cấp dưới nể bạn và cấp trên cần bạn.
Xung đột - mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi, có thể xảy ra ở mọi cấp
độ trong một doanh nghiệp. Khi mâu thuẫn, xung đột không được giải quyết hay
giải quyết không thỏa đáng, sẽ đẩy doanh nghiệp rơi vào tình trạng hỗn loạn, suy
thối. Lãnh đạo doanh nghiệp phải nhận diện được các mâu thuẫn, tìm ra nguyên
nhân và các bước giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả nhất... Là nhà lãnh đạo
thì phải giải quyết vấn đề xuất hiện thủ lĩnh tiêu cực trong tập thể như thế nào?
3.4. Động viên khuyến khích nhân viên làm việc
Cá nhân là bộ phận cấu thành tổ chức cũng như xã hội vì vậy việc khuyến

khích nhân viên làm việc vơ cùng có ý nghĩa, việc này phụ thuộc vào sự sẵn lòng
và khả năng của các cá nhân để nắm bắt cơ cống hiến cho công việc.

6


Khuyến khích nhân viên học hỏi , đề cao tính linh hoạt và khả năng thích ứng
của mỗi cá nhân, khuyến khích mỗi cá nhân cách tư duy có hệ thống và giúp mọi
người hiểu, tự cải thiện mơ hình tâm lý để thích nghi.
Tăng cường đổi mới các hoạt động khốn việc, người lãnh đạo nên khuyến
khích các hoạt động mang tính giao khốn và giúp nhân viên có đủ thời gian để
thực hiện ý tưởng của mình nhằm phát kiến hoặc tạo ra sản phẩm mới cải tiến quy
trình hiện hiện có .
Tăng cường khen thưởng, động viên khuyến khích nhân viên bằng nhiều hình
thức. Cơ chế khen thưởng đối với các cá nhân và nhóm làm việc của tổ chức có
ảnh hưởng lớn đến sự nỗ lực phấn đấu hồn thành mục tiêu của tổ chức đó, nó sẽ
tác động đến từng cá nhân, từng nhóm, mọi người sẽ tích cực làm việc và sáng tạo
hơn nếu việc phấn đấu hoàn thành mục tiêu riêng và mục tiêu chung cua tổ chức
cùng với các sáng tạo được khen thưởng.
4. Phát triển các đề suất có giá trị
Qua thực tế tại Công ty và sau khi được nghiên cứu môn học, bản thân tôi
mạnh dạn đưa ra một vài ý tưởng, sáng kiến đổi mới cho tổ chức nhằm đạt được
mục tiêu đề ra là hài hòa ba nghĩa vụ nộp thuế Nhà nước; lợi ích của người lao
động và tích lũy tái đầu tư phát triển bền vững của Công ty như sau.
Trước hết, cần nâng cao chất lượng ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên:
Phát huy và nâng cao phẩm chất tốt đẹp của lãnh đạo cũng như của nhân
viên, sống và làm việc theo pháp luật, theo nội quy và các chuẩn mực của văn
hóa. Chất lượng ban lãnh đạo cơng ty, quản lý và các nhân viên chủ chốt đóng vai
trị quan trọng trong việc định hướng và quản lý các hoạt động sản xuất kinh
doanh nói chung và văn hóa cơng ty nói riêng. Trước đây khi cịn là doanh nghiệp

nhà nước, Giám đốc được đề bạt bởi cấp trên, trình độ chuyên môn không phù
hợp với yêu cầu công việc của cơng ty, cơng việc thì khơng phải tìm kiếm, cơng
nợ thì khách hàng phải trả vì vậy Giám đốc gần như không phải động não nhiều.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm sau gần như bê nguyên của năm trước có thay
7


đổi số liệu, khơng có kế hoạch dài hơi. Giám đốc chỉ có mỗi nhiệm vụ là ký để
nhân viên đóng dấu vì vậy khơng có một sự đột phá nào. Nhân viên có sai sót vi
phạm một tý cũng chẳng sao cả vì cuối tháng vẫn được lĩnh lương đều theo hệ
thống thang bảng lương được Nhà nước qui định.
Sau khi chuyển đổi mơ hình sang Cơng ty Cổ phần, ban lãnh đạo đã được
kiệm toàn, đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nhưng để Công ty
hoạt động hiệu quả hơn tôi thấy cần phải có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại một số
vị trí cơng tác. Cơng ty cần phải khuyến khích các cá nhân tự nguyện tham gia học
tập, nâng cao trình độ và đáp ứng được u cầu của cơng việc.
Thứ hai, đó là: Xây dựng và củng cố văn hóa doanh nghiệp: Tại Cơng ty
hiện nay đã thực hiện các nội qui, qui định của pháp luật, nhưng chưa đồng đều, số
ít lãnh đạo, quản lý, nhân viên đơi lúc vẫn cịn có hành vi ứng xử thiếu văn hóa, vì
vậy cần thay đổi triệt để, làm cho cơng ty trở thành doanh nghiệp có văn hóa hơn.
Tơi thấy cần phải qui định cụ thể trách nhiệm của từng người, vi phạm các nội qui,
qui định, cần xử phạt đánh thẳng vào quyền lợi như lương thưởng của lãnh đạo, cá
nhân liên quan, cũng như các quyền lợi và lợi ích mà cơng ty mang lại như: các
chuyến tham quan nghĩ dưỡng…
Văn hố doanh nghiệp chính là tài sản vơ hình của mỗi doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hoá
doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng khơng ít khó
khăn...Cơng ty đã thốt ra khỏi mơ hình quản lý của doanh nghiệp Nhà nước,
phải cạnh tranh sịng phẳng với các doanh nghiệp khác. Vì vậy chúng tôi phải
thay đổi một số hành vi tổ chức trong đó quan trọng nhất vẫn là văn hóa doanh

nghiệp. Qua môn học quản trị hành vi tổ chức (OB) và thực trạng văn hóa hiện
nay ở cơng ty tơi nhận thấy có một số vấn đề, yếu tố văn hóa doanh nghiệp cần
thiết thay đổi như sau.
- Các yếu tố hữu hình như: kiến trúc trụ sở, tên gọi, biển hiệu, khẩu hiệu,
trang phục cán bộ nhân viên, ngơn ngữ sử dụng… Đây chính là hình thức thể
8


hiện bên ngồi của văn hóa. Hiện nay trụ sở, cổng hàng rào của chúng tôi đã cũ,
tầng 1 đang cho thuê để sửa chữa máy photo, vi tính rất bừa bộn, cần phải chỉnh
trang một số chi tiết kiến trúc cho phù hợp, sơn lại tường nhà và hàng rào cho
mới mẻ. Biển hiệu cũng cần thay đổi, làm to hơn và đặt tại vị trí thuận lợi hơn,
chậu cây cảnh cũng đặt tại các vị trí hợp lý hơn. Trang phục cũng có những qui
định cho phù hợp, không được ăn mặc quá hở hang đến nơi làm việc, trang phục
vừa lịch sự vừa phù hợp với công việc, các ngày lễ, ngày truyền thống, hội nghị
mặc đồng phục hoặc trang phục được qui định. Các phòng làm việc cũng phải
được bố trí lại cho phù hợp. Khi được thay đổi như vậy khách hàng đến với công
ty rất có thiện cảm, thu hút và bước đầu đánh giá cao văn hóa của cơng ty.
- Các yếu tố vơ hình: Qui định ngơn ngữ sử dụng cũng rất quan trọng,
nhân viên xưng hô với nhau, với lãnh đạo ,với khách hàng phải lịch sự.
- Giá trị theo đuổi: Các doanh nghiệp đều có tuyên bố về sứ mệnh và chiến
lược. Đọc các tuyên bố này có thể hiểu doanh nghiệp theo đuổi giá trị gì. Với cơng
ty là: Tạo ra sản phẩm làm hài lòng khách hàng. Nhưng khơng chỉ làm hài lịng
khách hàng mà cịn phải đảm bảo lợi ích cho Cơng ty là lớn nhất. Những giá trị tốt
đẹp mà công ty cam kết theo đuổi là tiêu chí quan trọng trong nhóm các yếu tố nền
tảng của văn hóa doanh nghiệp. Ngồi ra cần phải thay đổi các yếu tố liên quan
đến văn hóa hợp tác, văn hóa chia sẻ thơng tin ,trao đổi kinh nghiệm, kiến thức,
quan hệ cộng đồng.
- Thái độ ứng xử: Các doanh nghiệp thường có quy định về thái độ ứng xử
trong nội bộ doanh nghiệp và với tất cả các bên liên quan. Ứng xử của doanh

nghiệp là phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và công việc: Luôn vui vẻ khi tới
công sở, nghiêm túc trong công việc, thân thiện trong cuộc sống, lãnh đạo dân
chủ, nhân viên tích cực, khơng có thù hằn, nói xấu lẫn nhau … Tất cả các yếu tố
này tạo nên không khí làm việc và hợp tác trong doanh nghiệp. Cần thay đổi ở
mỗi cá nhân, ở phong cách lãnh đạo ở cơ chế tiền lương thưởng thật hợp lý để
mọi cán bộ nhân viên đều cảm thấy hài lòng và họ sẽ ứng xử tốt với nhau và với
9


khách hàng. Mặc khác ứng xử đúng mực giữa các nhân với nhau, giữa nhân viên
với lãnh đạo làm cho bầu khơng khí nội bộ tốt hơn và như vậy chất lượng sản
phẩm tốt hơn, làm cho khách hàng thật hài lịng khi đến với chúng tơi.
- Hành vi giao tiếp: Ngoài đạo đức tác phong chuẩn mực, lấy chữ tín đặt
lên hàng đầu, lấy nụ cười làm giao dịch, chào hỏi chân thành, bắt tay lịch sự, ánh
mắt tôn trọng và thân thiện… là các hành vi giao tiếp quan trọng thể hiện văn hóa
của các cá nhân trong cơng ty. Thường có một số quy định thành văn và không
thành văn về các hành vi giao tiếp. Các hành vi giao tiếp này có ý nghĩa quan
trọng vì nó ln để lại ấn tượng quan trọng về lần gặp đầu tiên và nó thể hiện các
hành động mang tính văn hóa của doanh nghiệp.
Thứ ba, đó là: Tăng cường đổi mới hoạt động khoán việc và cơ chế thu
nhập, khen thưởng phù hợp nhằm khuyến khích cá nhân, nhóm hăng say thực thi
nhiệm vụ. Cơng ty nên khuyến khích các hoạt động mang tính giao khốn và giúp
nhân viên có đủ thời gian để thực hiện ý tưởng của mình nhằm phát kiến hoặc tạo
ra sản phẩm mới cải tiến quy trình hiện hiện có.
Khen thưởng của tổ chức có ảnh hưởng lớn đến nỗ lực làm việc của mỗi
người. Vì vậy cần phải có cơ chế khen thưởng rõ ràng, mức khen thưởng phải đủ
sức lôi cuốn các thành viên trong công ty phấn đấu để nhận được khen thưởng.
5. Xác định các bước hành động chi tiết và cụ thể cho dự án đổi mới
Theo ý muốn chủ quan của cá nhân tôi, thời gian để thay đổi mơ hình quản
lý đối với cá nhân và nhóm làm việc của Cơng ty Cổ phần Cơ khí và Khống sản

là 30 ngày, vì quy mơ của Cơng ty hiện nay chưa lớn, các bộ phận cũng không
nhiều. Với dự án đổi mới này đòi hỏi tất cả mọi người trong Công ty đều phải
tham gia, bởi lẽ khi thay đổi mơ hình quản lý đối với cá nhân và nhóm làm việc,
nó địi hỏi tất cả mọi người đều phải thay đổi từ cách nghĩ, cách làm, cách nhìn
nhận và thực hiện nhiệm vụ.
Cụ thể đó là:

10


Đầu tiên tôi là người lập kế hoạch sơ bộ về mơ hình đổi mới mơ hình quản
lý cá nhân và nhóm làm việc tại Cơng ty theo sườn ở trên.
Tiếp theo là tiếp cận thuyết phục ban lãnh đạo, phân tích để ban lãnh đạo
thấy được việc đổi mới chất lượng ban lãnh đạo và nhân viên, đổi mới văn hóa
doanh nghiệp và tăng cường đổi mới hoạt động khoán việc, cơ chế thu nhập, khen
thưởng phù hợp nhằm khuyến khích cá nhân, nhóm hăng say thực thi nhiệm vụ là
cần thiết, phục vụ lợi ích chung cho cơng ty và đề xuất nhóm làm việc gồm những
thành viên đại diện cho các bộ phận tham gia. Việc thực hiện dự án không làm
giảm quyền lợi cho tập thể cũng như cá nhân nào, trái lại nó sẽ làm cho việc hoạt
động của Công ty thuận lợi hơn, chất lượng ban lãnh đạo và nhân viên được nâng
lên sẽ làm cho việc thực hiện mục tiêu đề ra dễ dàng và hiệu quả hơn, văn hóa
doanh nghiệp được nâng lên, làm cho hình ảnh cơng ty tốt lên trong mắt nhân viên
và khách hàng. Làm cho mối quan hệ, tinh thần làm việc của nhân viên tốt lên.
Với vốn kiến thức đã tích lũy, cũng như sự cần thiết phải làm, tơi nghĩ việc thuyết
phục sẽ thành cơng.
Sau đó triển khai thực hiện mơ hình dự án, cuối cùng sau khi tổng kết rút
kinh nghiệm, chỉnh sữa, ban hành áp dụng đại trà trong cơng ty, nếu có
vướng mắc thì bổ sung ,chỉnh sữa kịp thời.
6. Kết luận
Sau khi được nghiên cứu môn học Quản trị hành vi tổ chức (OB) và qua

thực trạng mơ hình quản lý tại Cơng ty Cổ phần Cơ khí và Khống sản Hà Giang
hiện nay, tơi nhận thấy mơ hình quản lý cá nhân và nhóm làm việc tại doanh
nghiệp thật sự cần thiết thay đổi đối với Cơng ty . Đâu đó còn khiếm khuyết và
chưa đồng bộ cần tiến hành điều chỉnh để hoạt động của công ty được tốt hơn.
Việc đổi mới chất lượng ban lãnh đạo và nhân viên, đổi mới văn hóa doanh
nghiệp, tăng cường đổi mới hoạt động khoán việc, cơ chế thu nhập, khen thưởng
phù hợp nhằm khuyến khích cá nhân, nhóm hăng say thực thi nhiệm vụ cần thiết
giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với lý giải của mình,
11


cũng như nhận thức của ban lãnh đạo vì mục tiêu chung, tôi tin rằng ý kiến đề xuất
của tôi sẽ được ban lãnh đạo lắng nghe và tiếp thu. Khi dự án được hồn thành và
thực hiện tốt tơi nghĩ rằng mơ hình quản lý của Cơng ty phát triển đến tầm cao.
Chắc chắn khách hàng sẽ rất hài lịng khi đến với cơng ty chúng tơi, giúp tăng
cường khả năng cạnh tranh của công ty thông qua mô hình quản lý mới. Để việc
đổi mới của cơng ty sẽ tạo một nền móng vững chắc cho sự phát triển của cơng ty,
phát huy truyền thống văn hóa, hội nhập với các nền văn hóa doanh nghiệp tiên
tiến trong khu vực và quốc tế.
Như vậy sẽ khẳng định chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường quốc
tế và để khi nhắc đến Cơng ty Cổ phần cơ khí và khống sản Hà Giang, người ta
khơng chỉ biết đến một thương hiệu mạnh, uy tín và hiệu quả trong khai thác và
chế biến khoáng sản với Ăgntimon kim loại, các loại quặng tại Hà Giang nói riêng
và Việt Nam nói chung mà người ta cịn biết đến một Cơng ty có một mơ hình
quản lý cá nhân và nhóm làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả.
7. Tài liệu tham khảo
- Tài liệu học tập môn "Quản trị hành vi tổ chức" của GaMBA của ĐH Griggs.
- Các tài liệu trên Internet.

12




×