Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiền đề và nội dung khuynh hướng cảm hứng yêu nước trong thơ văn Nguyễn Trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.83 KB, 17 trang )

1. Lời mở đầu
2. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi
2.1. Cuộc đời
- Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai (抑抑), quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện
Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Ông là con trai của
Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán.
- Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, nhà văn, người đã có cơng lớn trong cuộc Khởi
nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh (Trung Quốc)
với Đại Việt.
- Ông được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới"và là 1 trong 14 anh
hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
2.2 . Sự nghiệp sáng tác
- Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc trên nhiều loại hình văn học, xuất bản cả trong sáng tác
chữ Hán và sáng tác chữ Nơm. Ơng là tác giả để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều
tác phẩm có giá trị.
- Những tác phẩm bằng chữ Hán:
+ Qn trung từ mệnh tập
+ Bình Ngơ đại cáo: do Nguyễn Trãi phụng chỉ Lê Lợi soạn thảo. Bản tuyên ngôn độc
lập, áng “thiên cổ hùng văn” này được công bố vào ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi
( đầu năm 1428) sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.
+ Ức Trai thi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán viết theo thể thơ luật Đường ngũ ngôn và thất
ngôn.
+ Về văn chữ Hán của Nguyễn Trãi cịn phải kể đến Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự
lục, Nguyễn Phi Khanh truyện, Lam Sơn thực lực, Văn loại...
- Những sáng tác chữ Nôm :
+Quốc âm thi tập gồm 254 bài chia làm bốn môn loại: Vô đề, Thời lệnh môn, Hoa mộc
môn, Cầm thú môn. Phần Vô đề chia làm nhiều mục : Thủ vĩ ngâm, Ngơn chí, Mạn
Thuật, Thuật hứng, Tự thán, Tự thuật, Tức sự, Bảo kính cảnh giới...
- Ngồi ra, nhiều người cho rằng Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí trình bày địa thế
núi sơng, các khu vực hành chính, sự thay đổi tên nước, tên khu vực hành chính,…


3. Tiền đề và nội dung biểu hiện cảm hướng yêu nước trong thơ văn Nguyễn
Trãi

3.1.

Tiền đề cảm hướng yêu nước trong thơ văn Nguyễn Trãi
a. Sự ảnh hưởng của nhân tố “gia đình” đến cảm hứng yêu nước trong thơ văn
Nguyễn Trãi
- Gia đình là yếu tố tác động trực tiếp đến tư tưởng cũng như tình yêu đất nước sâu đậm
trong con người Ức Trai:
• Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh - tiến sĩ cuối đời Trần, cháu ngoại Tư đồ
Chương Túc Quốc thượng hầu Trần Ngun Đán. Cha và ơng ngoại là những người có


đóng góp to lớn với đất nước và có ảnh hưởng khơng nhỏ đến lịng u nước trong con
người ơng.
• Trần Nguyên Đán vốn là một người thuộc dòng dõi q tộc, lại thơng minh đức độ nên
Trần Ngun Đán được bổ làm quan từ khi cịn trẻ tuổi. Ơng hăng hái mong được đem
hết sức mình phục vụ đất nước, đáp đền ơn vua, sẵn sàng xông vào nơi nguy hiểm. Trong
bài Canh Tân Bình an phủ Phạm cơng Sư Mạnh “Tân Bình thư sự” vận (Họa vần bài thơ
“Tân Bình thư sự” của quan An phủ sứ trấn Tân Bình Phạm Sư Mạnh) của ơng có đoạn:
Chí sĩ ninh từ đạo hải nguy
Dịch nghĩa:
Cao ca tràng khiếu nhậm thiên nghê
Người chí sĩ đâu chịu chối từ cái nguy vượt biển
Sương soa, thử lạp thù minh chúa
Cất cao tiếng hát với tất cả lịng mình
Hổ lạc xà khu viễn lê.
Mang tơi sương, đội nón nắng, đền đáp minh chúa
Vào hang hùm, tới ổ rắn, an ủi dân xa.

Trần Nguyên Đán là viên quan trụ cột của vương triều Trần hồi cuối thế kỷ 14. Khi
xuất thế, Trần Nguyên Đán đem hết sức lực và tài năng phò vua, giúp nước. Nguyễn Trãi
đã viết về ông trong Ức Trai thi tập như sau:“ Vững tay lái trong cơn sóng gió, chống
nhà xiêu giữa lúc phong ba. Chỉ trong ít năm mà trong nước bình trị. Người trong nước
đều khen là hiền tướng, từ đứa trẻ thơ đến người lính tốt cũng đều biết tiếng”.



-

Nguyễn Phi Khanh là cha của Nguyễn Trãi. Ơng là người đã có nhiều ảnh hưởng đến
sự nghiệp lấy dân làm gốc của Nguyễn Trãi, và là người dạy cho Ức Trai cái đạo hiếu với
cha mẹ nằm trong cái đạo hiếu với tổ tiên, giang sơn, đất nước.
Nguyễn Phi Khanh là người sống gần gũi với nhân dân, cảm thơng với mn nghìn
hoạn nạn, đau khổ của quần chúng, ngày đêm lo nghĩ cho dân, cho nước:
Nhất thân cửu khiếu thất tình nội,
Dịch nghĩa:
Vạn sự thiên ưu bách lự trung.
Một thân trong bảy tình chín khiếu,
(Tam nguyệt sơ nhất nhật hiểu khởi)
Muôn việc trong trăm nghĩ ngàn lo
Ngay từ bé Nguyễn Trãi đã được ông ngoại dạy rằng: “Nếp nhà thi lễ nòi giống
thần minh, có hồi bão một lịng vì nước”(Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh) . Không
những vậy, trong khi được ông và cha giảng văn, dạy chữ, Nguyễn Trãi cũng học được ở
ơng ngoại tấm lịng thương nhân dân đến bạc đầu “Bạch đầu không phụ ái nhân tâm”
(Nhâm Dần lục nguyệt tác – Trần Nguyên Đán), học ở cha trong ngày gió rét “muốn thổi
cơn gió ấm vào lịng mọi người” (Xuân hận – Nguyễn Phi Khanh).
Lòng yêu nước thương dân sâu sắc của ơng ngoại, của cha mà chính Nguyễn Trãi được
chứng kiến hẳn đã là tấm gương soi sáng suốt cuộc đời Ức Trai.
b. Ảnh hưởng của yếu tố thời đại đến cảm hứng yêu nước trong thơ văn

Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi không những là nhân chứng cho những biến động dữ dội của lịch sử thế kỷ
XV mà cịn là người trực tiếp tham gia vào chính biến động đó.


-

-

Nguyễn Trãi sinh ra trong buổi suy tàn của nhà Trần, trong “ám ảnh vãn
chiều” của “hào khí Đơng A”. Ông đã sống 20 năm cuối triều Trần – một quyền lực
truyền thống đã sa đoạ và gần như đã nằm trong tay không chế của Hồ Quý Ly; 7 năm
dưới triều Hồ – một quyền lực đang xây dựng dang dở; 20 năm dưới thời thuộc Minh và
chống Minh thuộc – một thời kỳ đầy bão táp của bạo lực bành trướng và đô hộ Trung
Quốc, đầy rối ren của bạo lực quần chúng, của toàn thể dân tộc được tổ chức, vùng dậy
đấu tranh chống bánh trướng và đơ hộ Trung Quốc, giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự
do; và 15 năm đầu triều Lê, với những lộn xộn sau chiến tranh và đảo lộn thân phận xã
hội quá nhanh của một triều đại lớn của lịch sử Việt Nam.
Như vậy, về xã hội, nhất là sự kiện chống quân Minh, chống lại sự bành
trướng và đô hộ Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn đến cảm hứng yêu nước trong thơ
Nguyễn Trãi. Đất nước ta là một quốc gia nhỏ, nhưng lại có vị trí địa lý – quân sự trọng
yếu trong khu vực, sở hữu nhiều nguồn tài nguyên,… nên đã trở thành đối tượng của âm
mưu thơn tính, xâm lược, bành trướng lãnh thổ của nhà Minh. Trong chiến tranh, trong
khói lửa, “tinh thần yêu nước” của nhân dân ta hiện rõ hơn bao giờ hết, và đối với
Nguyễn Trãi, ông dùng thơ văn để bày tỏ tình yêu với quê hương, đất nước, thuật lại
những trang sử vẻ vang, hào hùng trong công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc.
Về văn hoá, Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng
đường lịch sử văn hoá Việt Nam. Trước Nguyễn Trãi, là một văn hoá Đại Việt được cấu
trúc theo mơ hình Phật giáo; sau Nguyễn Trãi là một văn hố Đại Việt được cấu trúc theo
mơ hình Nho giáo (Tống Nho, hay Tân Nho giáo theo quan niệm của học giả phương

Tây). Mơ hình, thì chẳng bao giờ đóng khn được hết những “tràn bờ” của tư tưởng, văn
hố Việt Nam. Nguyễn Trãi tắm mình trong một bầu khơng khí văn hố, ở đó đang diễn
tiến cuộc đấu tranh gay gắt giữa TRUYỀN THỐNG và ĐỔI MỚI, cuộc đấu tranh gay gắt
giữa xu hướng Trung Quốc hoá với xu hướng giải Trung Quốc hoá trong nội bộ các thế
lực cầm quyền và giới trí thức, văn hoá Đại Việt. Hai mươi năm Minh thuộc, với chủ
trương và âm mưu tái Trung Quốc hoá lên văn hoá Việt đã càng làm gay gắt thêm, phức
tạp thêm cuộc đấu tranh nhằm xây dựng một nền văn hoá Việt Nam, một lối sống Việt
Nam. Nguyễn Trãi đã dấn thân hết mình vào cuộc đấu tranh chính trị, văn hố, xã hội
này; nhưng tiếc thay, ông đã rời khỏi cuộc đời này một cách bi thảm!
Ảnh hưởng từ khía cạnh “tơn giáo”: Nguyễn Trãi có tiếp thu những yếu tố tích cực của
Nho giáo, chủ yếu là chủ nghĩa nhân nghĩa của Khổng Mạnh. Nhưng rõ ràng Nguyễn Trãi
không dừng lại và giới hạn trong khn khổ có sẵn của Khổng Mạnh. GS.TS Trần Đình
Hượu đã nhận định:“Về hệ thống, tư tưởng nhân sinh của Nguyễn Trãi vẫn thuộc Nho
giáo nhưng là một Nho giáo khống đạt, rộng rãi, khơng câu nệ và vì vậy khơng chỉ là
gần gũi mà còn là phong phú hơn, cao hơn lối sống thuộc dân tộc trước đó”. Tư tưởng
nhân nghĩa của Khổng Mạnh vào Nguyễn Trãi đã được biến hóa, phát triển và sáng tạo
trên cơ sở đấu tranh giải phóng dân tộc mà chính Nguyễn Trãi là một người lãnh đạo, và
truyền thống quật cường, bất khuất của dân tộc mà chính NguyễnTrãi là một người tiêu
biểu. Nội dung tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cơ bản là tinh thần yêu nước, trọng
dân an dân, lòng khoan dung độ lượng kết hợp với ý chí hịa bình và xây dựng đất nước
giàu mạnh.


-

Một số ý kiến cho rằng, ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo, dù chỉ giữ vị trí thứ yếu
trong tư tưởng Nguyễn Trãi, chính là ảnh hưởng của tam giáo đồng nguyên trong hệ tư
tưởng Lý - Trần. Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng
đường lịch sử văn hoá Việt Nam. Trước Nguyễn Trãi là một văn hoá Đại Việt được cấu
trúc theo mơ hình Phật giáo, sau Nguyễn Trãi là một văn hoá Đại Việt được cấu trúc theo

mơ hình Nho giáo từ Trung Quốc. Nguyễn Trãi chủ trương xây dựng một nền văn hóa
dân tộc, Nho giáo trong tư tưởng của ơng có thể gọi là tư tưởng Nho giáo dân gian.

c. Truyền thống yêu nước trong văn học
Văn học viết xuất hiện từ thế kỷ X. Từ TK X – XIV là giai đoạn mở đầu của nền
văn học viết Việt Nam. Ở giai đoạn này, cảm hứng yêu nước tỏa rạng mạnh mẽ, toàn
diện, phản ánh quá trình kiến thiết và bảo vệ đất nước thành công. Nhiều tác phẩm mang
hơi hướng khẳng định độc lập chủ quyền quốc gia, dân tộc đã ra đời, một số tác phẩm
tiêu biểu như: Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư, Thuật hoài, Hịch tướng sĩ,…
Đến TK XV, trong bối cảnh xã hội có nhiều biến động, trước cảnh nước mất nhà tan,
khuynh hướng cảm hứng yêu nước tiếp tục đi vào văn chương, chủ yếu thể hiện qua tinh
thần chống giặc ngoại xâm. Với truyền thống yêu nước xuyên suốt chiều dài lịch sử đó,
với tư cách của một con người chí khí kiệt ngạo, ln mang tâm tư “tiên ưu niệm”, “tiên
ưu chí” cảm hứng yêu nước tất yếu trở thành một trong những cảm hứng chủ đạo trong
thơ văn Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi đúng là tinh hoa của nhiều thế kỷ dồn tụ lại. Tư tưởng của ơng và thơ
văn ơng có nét hào hùng của Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải; có
chất minh triết thanh thốt và hồn nhiên của thơ Thiền; có niềm lo đời u hồi man mác
của Chu Văn An; có cái ung dung, khống đạt, hào sảng của Trần Quang Khải; có nét trữ
tình bay bướm, phóng khống cùng thiền vị sâu lắng của Huyền Quang; có tầm lịng u
cuộc sống, u nhân dân của Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn; có
tình cảm nồng hậu với cuộc đời, ấm áp với nhân dân của Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi
Khanh,… Ngoài ra, thơ Nguyễn Trãi còn kế thừa và vận dụng thơ luật của Trung Hoa để
sáng tác bằng chữ Nôm thể hiện tiếng nói của dân tộc.
3.2. Nội dung biểu hiện cảm hướng yêu nước trong thơ văn Nguyễn Trãi
Cảm hứng yêu nước là một biểu hiện đa dạng, phong phú trong văn học. Đó là
tình u thiên nhiên, phong cảnh q hương, yêu những nét đẹp văn hóa, phong tục của
dân tộc. Cảm hứng yêu nước là cảm hứng chủ đạo trong thơ văn Nguyễn Trãi, gắn liền
với lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của nước ta. Đây chính là khuynh hướng
cảm hứng có tác động trực tiếp đến các cảm hứng khác như cảm hứng nhân đạo, cảm

hứng thế sự, cảm hứng thiên nhiên… trong thơ văn Nguyễn Trãi.
3.2.1. Yêu nước trong thơ văn Nguyễn Trãi được thể hiện qua lòng tự hào về
truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục của đất nước mình
Nếu như bốn trăm năm về trước, trong bài thơ thần “Nam Quốc sơn hà” đã
xác định được hai nhân tố về lãnh thổ và chủ quyền trên ý thức quốc gia và lập trường


dân tộc, thì đầu thế kỷ XV trong Bình Ngơ đại cáo, Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm bốn
nhân tố nữa, đó là: văn hiến, phong tục, lịch sử và nhân tài. Điều đó cho thấy ý thức, tự
tơn, tự hào dân tộc đã được ông phát triển lên một tầm cao mới trong thế kỷ XV. Truyền
thống văn hóa, tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc đã được Nguyễn Trãi đúc rút và
khái quát hóa thành lý luận.
Như nước Đại Việt ta từ trước
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Núi sông, bờ cõi đã chia
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Song hào kiệt đời nào cũng có
Nguyễn Trãi điểm tên các triều đại hai đất nước đối nhau rất chỉnh, điều đó
khẳng định vị thế ngang hàng nhau của các bậc vương tử hai nhà nước. Chữ “đế” trong
câu “mỗi bên xưng đế một phương” được dùng rất “đắc địa”. Xưa nay, vua chúa Trung
Hoa tự coi mình là “thiên tử” (con trời), họ tự xưng “đế” và gọi vua các nước khác là
“vương”. Trong bài cáo này, Nguyễn Trãi đầy tự hào khi khẳng định các nhà vua của ta
cũng là “đế” sánh ngang hàng với vua chúa Trung Hoa, vậy nên khơng hề có quan hệ
nước lớn - nước nhỏ như các triều đại phong kiến phương Bắc từng quan niệm. Không
chỉ vậy, khi nêu tên các triều đại hai đất nước, Nguyễn Trãi đã đặt nước ta lên trước. Chỉ
một chi tiết nhỏ thôi cũng cho ta thấy được lịng tự tơn dân tộc, tự hào lịch sử dựng nước
và giữ nước cũng như tình yêu quê hương của Nguyễn Trãi lớn biết nhường nào.

Ơng cịn tự hào về chiến công oanh liệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, về sức
mạnh kì vĩ phi thường với tốc độ tiến quân tràn đầy khí thế chiến thắng như vũ bão của
nhân dân ta:
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đơ
Biển rung gió bấc thế bừng bừng,
Sơng Bạch Đằng giết tươi Ô Mã…
Nhẹ kéo buồm thơ lướt Bạch Đằng
…Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Kình ngạc băm vằm non mấy khúc
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay….
Gió gươm chìm gãy bãi bao tầng
…Gương mài đá, đá núi cũng mòn,
Quan hà hiểm trở trời kia dựng
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Hào kiệt công danh đất ấy từng.
Đánh một trận sạch khơng kình ngạc,
(Bạch Đằng hải khẩu)
Đánh hai trận tan tác chim mng.
Nổi gió to trút sạch lá khơ,
Thơng tổ kiến phá toang đê vỡ
Hồn thơ nguyễn Trãi là một hồn thơ trác việt, vừa say đắm trước cảnh hùng vĩ mà
mĩ lệ của thiên nhiên vừa tự hào về chiến tích vẻ vang cuả cha ơng đi trước.
3.2.2.
Biểu hiện cảm hứng yêu nước trong thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng Trung
Hiếu
“Trung quân ái quốc” – trung với vua nghĩa là yêu nước. Ở con người Nguyễn
Trãi, tuy gặp nhiều khổ lụy nhưng tấm lịng trung với vua
ơng lịng
ln trung
trước lẫn

sau hiếu,
như
Buicủa
có một
một:
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng, 24)
Đạo này để trong trời đất
Nghĩa ấy bền chưng đá vàng
(Tự thán, 23)


Những vì thánh chúa, âu đời trị,
Há kể thân nhàn, tiếc tuổi tàn.
(Tự thán, 2)
Quân thân chưa báo lòng canh cánh,
Tình phụ cơm trời áo cha
(Ngơn chí, 7)
Niềm trung qn cịn chưa báo được thì những niềm riêng khác ơng đành gác lại, đành
phụ bạc:
Bui có một niềm chăng nỡ trễ
Đạo làm con liễn đạo làm tơi
(Ngơn chí bài 1)
Tuy về ẩn thân hưởng nhàn hạ, nhưng lòng vẫn tận trung vì nước, vẫn một lịng u
thương khơng nỡ chểnh mảng phút giây nào, tựa như dịng máu nóng trong tim vẫn luôn
chảy ngày đêm không ngừng nghỉ, chỉ chờ cơ hội để được phục vụ cho nước nhà. Dù là
đạo làm con hay đạo làm tơi thì suốt đời vẫn giữ được sự tận trung, tận hiếu đến cùng.
“Trung” với vua, Nguyễn Trãi ln có ý thức giữ cho tâm hồn mình trong sạch, liêm
khiết:
Phú quý chẳng tham thanh tựa nước,

Nhật nguyệt dễ qua biên trắng,
Lòng nào vạy vọ hơi hơi.
Cương thường khơn biến tấc son.
(Ngơn chí, 21)
(Tự thán, 17)
Chính vì là một con người có trách nhiệm cao với dân với nước nên khi không thể
thực hiện được lý tưởng của mình, ơng cảm thấy tự hổ thẹn trong lòng:
Từ ngày gặp hội phong vân
Bổ báo chưa hề đặng mỗ phân…
… Quốc phú binh cường chăng có chước
Bằng tơi nào thửa ích chưng dân
(Trần tình, 1)
Nguyễn Trãi cảm thấy mình từ ngày gặp được minh chúa, vẫn chưa hề báo đáp ơn
vua được một phần nào. Mình chẳng có kế sách gì giúp cho nước giàu dân mạnh thì nào
có ích gì cho nhân dân.
Bui một tấc lịng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông
(Thuật hứng, 5)
Lòng yêu nước, thương dân bao giờ cũng thường trực trong suy nghĩ, mãnh liệt tràn
trề như nước thủy triều ngày đêm cuộn chảy. Và tấm lòng ấy bao giờ cũng nặng nỗi ưu
tư vì cuộc đời, vì con người:
Niềm cũ sinh linh đeo ắt nặng,
Cật chưng hồ hải đặt chưa an.


Những vì chúa thánh âu đời trị,
Há kể thân nhàn tiếc tuồi tàn”
(Tự thán, bài 2)

3.2.3. Cảm hứng yêu nước trong thơ văn Nguyễn Trãi được thể hiện ở tư tưởng

Nhân Nghĩa – Thân Dân
a)Tư tưởng Nhân Nghĩa gắn liền với “an dân”, thương dân, coi trọng sức mạnh của dân,
biết ơn dân.
Theo Nguyễn Trãi, mệnh đề “trung quân ái quốc” cịn là ái dân. Trung với vua
chính là u nước, mà yêu nước đồng nghĩa với yêu dân, vì “quốc dĩ dân vi bản” (nước
lấy dân làm gốc), hay “dân vi bang bản” (dân là gốc của nước). Như vậy, trung với vua
thống nhất với yêu nước, thương dân. Vua – nước – dân là một. Đây cũng chính là sự
giao thoa giữa cảm hứng nhân đạo và cảm hứng yêu nước trong thơ văn Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi thuở nhỏ đã sống gần gũi với nhân dân lao động, lưu lạc và cả khi ở
ẩn, ông suốt đời gắn bó với nhân dân. Ở ơng, u nước chính là yêu những người lao
động, những người đã đổ bao nhiêu máu và mồ hôi để đắp xây cho non sông gấm vóc
này. Nguyễn Trãi vĩ đại khơng chỉ ở tình cảm sâu sắc của ông đối với nhân dân, mà cịn
ở chỗ, ơng nhận thức được sức mạnh sâu sắc của chính nhân dân: “Phúc chu thủy tín
dân do thủy”. Nước có thể đẩy thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền. Ơng ln bày tỏ
thái độ và lịng biết ơn đối với nhân dân, với kẻ cấy cày:
Ở yên thì nhớ lòng xung đột
Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày
(Bảo kính cảnh giới, 19)
Hình ảnh “dân đen con đỏ” thường hiện lên dưới ngịi bút của ơng trong sáng tác
thơ văn , đó là “niềm cũ sinh linh” , đó là “đồng bào cốt nhục” , và ơng rất có ý thức về
quan niệm “ lấy dân làm gốc”, cho nên cũng có ý thức bồi dưỡng cái gốc là dân , cái
gốc truyền thống của sơn hà - xã tắc.
Thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt quân tàn bạo hại nước
hại dân (trừ bạo), đem lại yên vui, hạnh phúc cho nhân dân (yên dân), đó là việc nhân
nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi:
Việc, nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như vậy, nhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước,
cứu dân. Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối
tượng, là phương tiện của nhân nghĩa. Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức

lo diệt quân cướp nước. Người nhân nghĩa phải đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận


người”, nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đại nghĩa thắng hung
tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”. Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc
Việt Nam tồn tại và phát triển. Nhân nghĩa giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn
đã bĩ mà lại thái, trời trăng đã mờ mà lại trong”.
Theo Nguyễn Trãi, dân có sức mạnh vơ địch và vơ tận. Dân mạnh thì nước
cịn, nước phát triển; dân yếu thì nước yếu, có khi nước mất; khơng có dân thì khơng có
nước. Nước trước hết là dân, cứu nước thực chất là cứu dân, dân đã có vị trí ngang hàng
với các tầng lớp khác trong cộng đồng xã hội, dân là một lực lượng chính trị, xã hội
không thể xem thường.
Nếu như thời trung đại ở Việt Nam yêu nước gắn với tư tưởng “trung quân ái
quốc”, trung với vua là yêu nước, vua đại diện cho cả một dân tộc còn yếu tố “dân” hầu
như khơng được nói đến thì trong thơ văn Nguyễn Trãi lại hồn tồn trái ngược, yếu tố
“dân” ln là điều kiện tiên quyết, được nhắc đến trong hầu khắp các tác phẩm của ơng.
Đó là quan điểm tiến bộ của hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam đại diện cho quyền lợi
dân tộc và được đẩy lên cao ý thức dân tộc về vai trò và lực lượng to lớn của nhân dân
trong bảo vệ nền độc lập, xây dựng đất nước.
Càng đọc thơ văn Nguyễn Trãi , chúng ta càng cảm thương cuộc đời Nguyễn
Trãi , một cuộc đời vằng vặc lòng ưu ái, lo cho dân, cho nước, vì nước và dân thực sự
phải là một khối thì mới có hồ bình và ấm no:
Quốc phú , binh cường chăng có chước,
Bằng tơi nào thuở ích chúng dân
( Trần tình, 1)
Tấm lịng ưu ái của Nguyễn Trãi được đúc kết hết sức cô đọng trong bài “
Biếu tạ ơn” mà ông viết khi tuổi trên sáu mươi, ý như sau:
Non sơng khói lửa mịt mùng
Vì dân , trước phải một lịng lo thay
Ơng ln “buồn trước nỗi buồn của thiên hạ” và “vui sau niềm vui của thiên

hạ”, luôn lo lắng cho dân nên bao đêm Nguyễn Trãi khơng ngủ được:
Bình sinh độc bão tiên ưu niệm,
Cịn có một lịng âu việc nước,
Tọa ủng hàn khâm dạ bất miên.
Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung.
(Hải khẩu dạ bạc hữu cảm, 10)
(Thuật hứng, 23)
Có thể nói trong con người Nguyễn Trãi chất chứa bao nỗi lòng thương dân,
yêu dân và trọng dân. Cách Nguyễn Trãi nhìn nhận về vai trị của nhân dân như vậy
khơng chỉ cho thấy rằng tư tưởng của ông đã vượt khỏi hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ,
gia trưởng về dân, mà còn khiến cho tư tưởng, triết lý nhân sinh của ông mang đậm tính
nhân văn sâu sắc, tinh thần yêu nước cũng được nâng lên một tầm cao mới.
b) Nhân Nghĩa gắn với độc lập dân tộc và khát vọng xây dựng triều đại thái
bình, thịnh trị


Nguyễn Trãi đã từng viết: “Hồ bình là gốc của nhạc, âm thanh là văn của nhạc.
Dám mong bệ hạ rủ lịng thương u và chăm sóc mn dân khiến cho chốn thơn cùng
xóm vắng khơng có một tiếng hờn giận ốn sầu, đó là giữ được cái gốc của nhạc vậy.”
Khát vọng hịa bình là khát vọng của mn người, ở mn đời nhưng đến Nguyễn Trãi,
khát vọng đó lại có những biểu hiện thật sâu sắc. Trước hết, khát vọng hịa bình của
Nguyễn Trãi được biểu hiện ở lòng thương người, ở sự khoan dung độ lượng, thậm chí
đối với cả kẻ thù.
Trong “Thư dụ Vương Thơng lần nữa”, ông hứa hẹn: “Nếu muốn rút quân về
nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm tàu thuyền, thủy lục hai đường, tùy theo ý
muốn; quân ra khỏi bờ cõi, muôn phần bảo đảm được yên ổn, không lo ngại gì; nước ta
lại phụng cống xưng thần, theo như lệ trước.” Theo Nguyễn Trãi: “Trả thù báo oán là
thường tình của mọi người; mà khơng thích giết người là bản tâm của người nhân”. Để
dân yên vui, nước hoà bình, đó là khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Trãi. Bởi thế, ơng
nói: “Dùng binh cốt lấy bảo tồn cả nước làm trên hết. Để cho bọn Vương Thông trở về

nói với vua Minh trả lại đất đai cho ta, đó là điều ta cần khơng gì hơn thế nữa”.
Có thể nói khát vọng xây dựng một đất nước hịa bình, thịnh vượng đã trở thành
tâm nguyện suốt đời, ln canh cánh trong lòng Nguyễn Trãi:
Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn
Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền
(Tự thán, 4)
Không chỉ có vậy, khát vọng của Nguyễn Trãi cịn vươn lên một tầm vóc cao hơn,
ơng mong ước xây dựng được một đất nước theo mơ hình lí tưởng, bên trên có vua sáng
tơi hiền, bên dưới khơng cịn tiếng giận ốn sầu, mn dân được sống no ấm, bình n:
Thánh tâm dục dữ dân hưu túc,
Văn trị chung tu trí thái bình
Dịch nghĩa:
Lịng vua chỉ muốn dân n nghỉ
( Quan duyệt thủy trận)
Xếp võ theo văn, nước trị bình
Trong lời kết bài Bình Ngơ đại cáo, quan thừa chỉ Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi
trịnh trọng và vui mừng truyền đi tuyên bố nền độc lập tự chủ của dân tộc đã được lập
lại:
Nhật nguyệt hối mà lại minh.
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
Xã tắc từ đây vững bền,
Ngàn năm, vết nhục nhã sạch làu
Giang sơn từ đây đổi mới.
Càng khôn bĩ mà lại thái,
Sự vững bền xây dựng trên cơ sở đã phục hưng dân tộc, cho nên viễn cảnh của
đất nước hiện ra thật tươi sáng, huy hồng: “Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu
duy tân khắp chốn” Có hiện thực hơm nay và tương lai ngày mai là bởi có chiến cơng
trong q khứ: “Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm”. Đó cũng
chính là lời kết của “Bình ngơ đại cáo”, khép lại một thời kì chiến đấu oanh liệt vừa
mở ra một kỉ nguyên mới huy hoàng: xây dựng đất nước đẹp tươi và bền vững



Như vậy, theo Nguyễn Trãi, một đất nước thái bình sẽ là đất nước có cuộc sống
phồn vinh, tươi đẹp; đồng thời, có sự hồ thuận, n vui với các nước khác. Có thể nói,
khát vọng hịa bình của Nguyễn Trãi phù hợp với nguyện vọng, ước mơ của toàn dân
tộc; đạt tới tầm cao nhất và rộng nhất
trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ cho phép. Nhân nghĩa gắn liền với thương dân, khát
vọng hịa bình, đây là một tư tưởng tiến bộ, mới mẻ, thể hiện trí tuệ, tầm nhìn xa trơng
rộng, cái tâm và cái tài của nhà tư tưởng vĩ đại, nhà ngoại giao lỗi lạc, nhà quân sự đại
tài. Thiên tài Nguyễn Trãi đã tạc
mình vào lịch sử dân tộc, vào con tim của hàng triệu người con đất Việt và sẽ mãi
trường tồn cùng non sông đất nước Việt Nam.
c) Nhân Nghĩa gắn với đức Hiếu sinh (yêu sự sống, coi trọng sự sống)
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn nổi bật ở quan điểm về cách đối xử với
kẻ thù khi chúng đã bại trận, đầu hàng. Nó thể hiện đức “hiếu sinh”, sự “khoan dung”
của dân tộc Việt Nam nói chung, cũng như tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nói
riêng.
“Bình Ngơ đại cáo” viết: “Qn giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng/ Tướng
giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đi xin cứu mạng/ Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời
ta mở đường hiếu sinh/ Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho 500 chiếc thuyền, ra đến biển
mà vẫn hồn bay phách lạc/ Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến
nước mà vẫn tim đập chân run”. Việc tổ chức Hội thề Đông Quan, để cho Vương Thông
rút quân về nước là một cách “đánh vào lòng người” của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi cũng như Lê Lợi, trong chính sách đối với hàng binh, đã chủ trương
không giết để hả giận tức thời, mà còn tạo điều kiện cần thiết cho chúng rút về nước
một cách an tồn và khơng mất thể diện. Trong thư gửi Vương Thông, ông viết: “Cầu
đường sửa xong, thuyền xe sắm đủ, hai đường thuỷ lục, tuỳ theo ý muốn, đưa quân ra
cõi, yên ổn muôn phần”. Theo Nguyễn Trãi: “Trả thù báo oán là thường tình của mọi
người; mà khơng thích giết người là bản tâm của người nhân”. Để dân n vui, nước
hồ bình, đó là khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Trãi.

3.2.4.
Cảm hứng yêu nước được biểu hiện thông qua thái độ căm tức, oán giận, lên
án, tố cáo quân xâm lược, từ đó thể hiện ý chí quyết tâm, tinh thần xả thân vì đất
nước của Nguyễn Trãi
Chiến tranh đã gây ra bao đau thương , mất mát cho nhân dân.Chính sách đồng
hóa của nhà Minh vừa tàn bạo vừa thâm độc, bao gồm những thủ đoạn dã man. Chúng
bỏ tên nước ta, chia làm quân huyện như đất đai nhà Minh. Chúng đàn áp khủng bố cực
kì man rợ hịng dập tắt phong trào và ý chí phản kháng của nhân dân ta. Chúng bắt phụ
nữ, trẻ em là nô lệ, mua bán như một món hàng, rút ruột người treo lên cây, nấu thịt
người làm dầu, phanh thay phụ nữ có thai, nướng sống người làm trị chơi, chất thây
người làm mồ kỉ niệm. Độc ác hơn, chúng bắt cóc hàng loạt trẻ con gọi là “Giao đồng”
(trẻ con đất Giao chỉ, tức nước ta) đem về nước rồi lợi dụng tuổi thơ, huấn luyện thành
những kẻ vong bại, làm biến chất cả một thế hệ.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,


Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời, lừa dân, đủ mn nghìn kế,
Gây binh, kết ốn, trải hai mươi năm
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng
luồng,
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Đó cịn là tội ác thừa nước đục thả câu, mượn gió bẻ măng, cấu kết với bọn bán nước
sang xâm lược nước ta với chiêu bài “phù Trần diệt Hồ”:
Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lịng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Đó đều là những tội ác tàn bạo trời không dung đất không tha:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải khơng rửa sạch mùi.
Chính vì lẽ ấy nên lịng căm thù giặc trong Nguyễn Trãi sục sôi, ông đau đớn, xót
xa, căm giận tột độ quyết khơng đội trời chung với quân “cuồng Minh”:
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề khơng cùng sống

Phần thì giận hung đồ ngang dọc
Phần thì lo vận nước khó khăn
Tận mắt chứng kiến nhân dân bị đày đọa, bị ức hiếp, Nguyễn Trãi vô cùng đau
buồn, khiến ông quên ăn, mất ngủ, ln nghiền ngẫm binh thư để tìm ra phương thức
đánh giặc cho đất nước:
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh
Ngẫm từ trước đến nay,lẽ hưng phải đắn đo càng kĩ
Những trằn trọc trong cơn mộng mị chỉ băn khoăn một nỗi
đồ hồi
(Bình Ngơ Đại
Cáo)
Thái độ căm hờn, phẫn uất của Nguyễn Trãi đối với bọn giặc cướp nước càng gay
gắt, ta càng thấy tình yêu thương vô hạn của Nguyễn Trãi dành cho đất nước, nhân dân.
Từ đó, ơng thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta, được khẳng
định chắc nịch : “Nay ta dấy nghĩa quân, trên dưới đồng lịng anh hùng tận lực, qn
lính càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng vừa đánh giặc” (trích Thư dụ Vương
Thơng lần nữa).
Lịng căm thù giặc trong ơng đã thổi bùng lên ngọn lửa quyết tâm chiến đấu và chiến
thắng kẻ thù, trừ bạo ngược cho dân:
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn


Ta gắng trí khắc phục gian nan.

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp
phới
Tướng sĩ một lịng phụ tử, hồ nước sơng chén rượu ngọt
ngào
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.
(Bình Ngơ đại cáo)

3.3. Nghệ thuật để biểu hiện cảm hứng yêu nước trong thơ văn Nguyễn Trãi
Qua những áng văn thơ Nguyễn Trãi, ta đã thấy rõ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước,
yêu con người của Nguyễn Trãi nồng nàn đến nhường nào. Và để thể hiện được điều đó,
trong thơ văn Ức Trai, ẩn sau câu chữ là một hệ thống nghệ thuật độc đáo và đặc sắc:
- Tính quy phạm trong văn học Việt Nam trung đại đã gị ngơn ngữ thơ vào hàng rào bao

quanh cái gọi là thanh nhã, trang trọng, trừu tượng, cổ kính. Ngơn ngữ thơ ca trong sáng
tác của Ức Trai khơng dựa vào khn vàng thước ngọc. Ơng đã mạnh dạn mở cánh cửa
thi ca cho ngôn ngữ đời thường, cho thành ngữ, tục ngữ, ca dao tràn vào.
- Trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, ông đã đưa vào bài thơ thất ngơn những câu thơ sáu chữ.

Vị trí câu thơ sáu chữ này không ổn định trong mỗi bài thơ.Vì vậy có thể khẳng định
Nguyễn Trãi là người đã sáng tạo ra thể thơ Thất ngôn xen lục ngôn. “Các tác phẩm thơ
Nôm của Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam” (Lê Trí
Viễn)

- Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi vừa trong sáng, tinh tế, giản dị, kín đáo, dễ hiểu, vừa trầm
lắng, đậm chất suy tư, trăn trở, phù hợp với những ưu tư của ơng vì dân vì nước. Thơ
chữ Hán của ông không cầu kỳ gọt giũa câu chữ, không hào nhống, khơng gị bó,
khơng gieo vần hiểm hóc nhưng vẫn giữ được tính cao quý, trang nhã, ý tại ngôn ngoại
của thơ cách luật mà văn học cổ điển địi hỏi như là một tiêu chí, thể hiện đặc trưng của
nó.

-

Với thể loại văn chính luận: lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn giàu
sức thuyết phục, lời thơ đanh thép thể hiện ý chí của dân tộc, lời văn
biền ngẫu nhịp nhàng,…

4.Sự giao thoa giữa cảm hứng yêu nước và các cảm hứng khác trong thơ văn Nguyễn
Trãi
*Sự giao thoa giữa cảm hứng yêu nước và cảm hứng thiên nhiên:
- Đối với Nguyễn Trãi yêu nước là tình yêu thiên nhiên, phong cảnh quê hương, yêu
những nét đẹp văn hóa, phong tục của dân tộc. Chính vì vậy trong thơ Nguyễn Trãi không
thiếu những câu thơ xuất sắc khi viết về cảnh sắc quê hương đất nước, qua những nét đẹp


của thiên nhiên, những địa danh càng khắc sâu trong ông tình yêu tha thiết với quê hương
đất nước. Yêu nước là yêu từng nhành cây, nhọn cỏ, yêu từng cảnh sắc thiên nhiên nước
Việt. Ức trai Thi tập là tấm lịng của con người xa q hương ln hướng về “cố lý”, “cố
sơn”,”gia sơn”. Nơi ấy là Côn Sơn, làng Chi Ngãi, nơi nhà thơ sống với ông ngoại từ
thuở nhỏ. Nơi ấy đã hun đúc trong ông những tình cảm cao đẹp về con người về quê
hương đất nước:
“ Côn Sơn hữu tuyền
Kỳ thanh linh linh nhiên
Ngô dĩ vi cầm huyền
Cơn Sơn hữu thạch
Vũ tẩy đài phơ bích
Ngơ dĩ vi đạm tịch
Nham trung hữu tùng
Vạn cái thúy đồng đồng
Ngơ ư thị hồ n tức kỳ trung...”
-Tấm lịng lo cho dân cho nước, Nguyễn Trãi cũng như nhiều nhà Nho dùng khái niệm “

ái ưu” (ưu quốc ái dân). Điểm riêng của Nguyễn Trãi không chỉ là vấn đề nhận thức mà
trở thành tâm trạng và “tiên ưu niệm”,”tiên ưu chí” lo thì lo trước cho thiên hạ, vui thì vui
sau thiên hạ, sống cao đẹp của những người yêu nước, thương dân. Cảm hứng thiên nhiên
cộng hưởng cùng cảm hứng yêu nước tạo nên những rung động hết sức mãnh liệt.
“Sóc phong xuy hải lăng lăng
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng”
( Bạch Đằng hải khẩu)
*Sự giao thoa giữa cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.
Việc yêu nước, thương dân đã trở thành một tâm huyết luôn cháy bỏng trong tâm
hồn Nguyễn Trãi, ngay cả khi ơng khơng được triều đình tin dùng, ơng đang phải ở ẩn ở
thôn quê, tâm hồn ông luôn mang gánh nặng phải đền ơn vua, phải góp sức cho đất nước,
yêu thương dân chúng:
“Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông” (Bài 50).
Chúng ta thường gặp trong thơ ơng hình ảnh một con người:
“Cịn có một lịng âu việc nước
Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung” (Bài 68)
Con người ấy không ngủ được vì “âu việc nước” - một con người tâm trạng ln
ln như bị ai vị xé, thơi thúc:
“Bui một qn thân ơn cực nặng
Tơ hào chưa báo hãy còn âu” (Mạn thuật bài 8)
Trong hồn cảnh nhà vua khơng cịn tin mình, xung quanh lại tồn những kẻ gian
thần ganh ghét với tài năng, cơng trạng của mình mà Nguyễn Trãi vẫn giữ vững được tấm
lòng ưu ái đấy, vẫn muốn ở lại giúp vua, giúp nước. Với ông, yêu nước luôn gắn liền với
yêu dân:


“Quốc phú binh cường chăng có chước

Bằng tơi nào thuở ích chưng dân!” (Bài 37)
Một nét cao đẹp trong tư tưởng đạo đức của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu thương
nhân dân, ơng đã “vì dân rửa sạch vết tanh hơi”, tự xác định cho mình “vì dân đen thường
để dạ, một mình ta lo trước”. Tình yêu thương của Nguyễn Trãi đối với nhân dân trước
hết đó là tình yêu thương đối với những con người lao khổ, họ là những “manh lệ”,
“thương sinh”, “xích tử”, những nơng nơ, nơ tì, họ là “dân mọn các làng”, “trong thơn
cùng ngõ vắng”. Ơng khơng chỉ dừng ở tình thương u đối với họ mà còn trân trọng,
biết ơn họ: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”. Đối với giai cấp thống trị, ơng căn dặn họ khơng
được “cạy mình mạnh giàu, mặc dân khốn khổ” “nhân dân oán ghét mà không biết”, phải
“lấy điều lo của sinh dân làm điều lo thiết kỉ” và khơng được để mất lịng dân “Đem dân
mựa nữa mất lịng dân”.
Vì cuộc sống bình n, no ấm của nhân dân, Nguyễn Trãi thể hiện quyết tâm trừ
bạo, trừng trị những kẻ gian thần bạo ngược:“Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược” (Bảo kính
cảnh giới bài 5)
Vì nhân dân, ơng đã nói lên tiếng nói đấu tranh cho công lý, lẽ phải với bọn quyền
thần:
“Chớ cậy sang mà ép nề
Lời chăng phải, vưỡn không nghe
Co que thay bấy ruột ốc
Khúc khuỷu làm chi trái hòe
Hai chữ cơng danh chăng cảm cốc
Một trường ân ốn những hăm he
Làm người mựa cậy khi quyền thế
Có thuở bàn cờ tốt đuổi xe” (Trần tình – bài 8)
Tư tưởng thân dân của ông trở thành tư tưởng vĩ đại trong lịch sử Việt Nam thời
phong kiến. Với ông, yêu nước là yêu dân, cứu nước là cứu dân. Khi nghĩ đến dân,
Nguyễn Trãi luôn mơ về một xã hội thái bình thịnh trị.
“Đất thiên tử dưỡng tơi thiên tử
Đời thái bình ca khúc thái bình” (Bài 65)
Ơng vui với cảnh ngày hè mà nhìn vạn vật tràn đầy sức sống, thấy khơng khí sinh

hoạt của người dân náo nhiệt rồi mơ đến một viễn cảnh thái bình:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp địi phương” (Bảo kính cảnh giới – bài 43)
Điểm kết tụ ở hồn thơ Nguyễn Trãi khơng phải thiên nhiên tạo vật mà chính là
con người, người dân. Ức Trai mong cho dân được ấm no, hạnh phúc, nhưng đó phải là
niềm hạnh phúc cho tất cả mọi người. Đối với ông, nhân dân là đối tượng phải biết ơn,
phải đền ơn, để ca ngợi và khâm phục. Ông là nhà văn đầu tiên nói về lịng biết ơn đối
với nhân dân, biết ơn những con người lao động, lam lũ, chân lấm tay bùn:“Ăn lộc đền
ơn kẻ cấy cày” (Bảo kính cảnh giới – bài 9)
Ông cho rằng quan tâm đến dân là đạo đức, trách nhiệm của vua, của người cầm quyền.
Ông ln ao ước có một vị vua anh minh, quan tâm đến dân chúng, biết trọng dụng
những người hiền tài:


“Rày mừng thiên hạ hai của
Tể tướng hiền tài chúa thánh minh” (Bài 65)
Mơ tưởng đó của ơng cũng được thể hiện trong hai câu thơ sau:
“Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn
Dường ấy ta đà phi thuở nguyền”.
Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra đạo đức của chức phận quan phương “Đạo làm con
liễn đạo làm tơi” (Ngơn chí – bài 1), “Miễn là phỏng dạng đạo tiên Nho” (Ngôn chí – bài
2), “Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung” (Từ giới – bài 2), “Hằng lấy đạo trung làm nghĩa
cả” (Từ giới – bài 6). Chính vì vậy, ơng nhiều lần tỏ thái độ phê phán trực tiếp việc triều
đình lãng qn người tài đức:
“Tóc nên bạc bởi lịng ưu ái
Tật dược tiêu nhờ thuốc đắng cay
Kỳ ký, nô thai đà có đấy
Kẻ nhìn cho biết lại khơn hay” (Bài 112)
*Sự giao thoa giữa cảm hứng yêu nước và cảm hứng thế sự:
Là một trái tim yêu nước nồng nàn Nguyễn Trãi cũng có những phút giây bất

mãn với thời thế và lên án gay gắt xã hội đương thời mục nát. Thơ ơng phản ánh hiện
thực, triều đình chạy theo quyền lực mưu cầu danh lợi vì lợi ích cá nhân, nghe theo lời
của gian thần nịnh thần, cơ lập người trung nghĩa có cơng.
“Hư danh thực họa thù kham tiếu
Chúng bán cô trung tuyệt khả liên”
(Oán than)
Nguyễn Trãi vốn sống trung thực ngay thẳng, yêu lẽ phải và sự cơng bằng nên nỗi
đau xót buồn rầu, chua chát về thời thế đen bạc, lòng người đổi thay là điều hiển nhiên.
Đau khổ, day dứt vì nhìn thấy rõ sự suy thoái của những kẻ đương quyền, của tầng lớp
q tộc. Những mưu mơ, tính tốn trong triều không phải để chấn hưng đất nước mà chỉ
để củng cố địa vị, để hưởng lạc đã khiến “ cửa quyền” trở thành nơi “ hiểm hóc”, khiến
bể triều quan nổi giơng bão đe dọa những trung thần:
“ Sóng khơi ngại vượt bể triều quan,
Thấy bề triều quan đà ngại vượt
Trong dịng phẳng có phong ba”
Nguyễn Trãi phê phán xã hội mà những người tài giỏi, trung nghĩa không thể phát
huy năng lực bản thân lại phải thua thiệt trước bọn nịnh thần. Nguyễn Trãi từ tin tưởng
đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng : Biết bao trung thần bị hãm hại, con lũ
gian thần hiểm ác nổi lên như ong, những loạn triều đình, gây rối ren bất cơng trong dân
chúng
Nguyễn Trãi đã có những giây phút thở than bất lực trước lòng người bất trắc khó lường
“Ngồi chưng mọi chốn đều thơng hết
Bui một lòng người cực hiểm thay!”
Hai câu thơ là tiếng thở dài của một con người tự biết mình thơng tuệ, biết hết
mọi chốn, thông hết mọi sự đời mà riêng chỉ có một điều Tiên sinh đành bất lực.


Nghĩa quân thân, mượn hai câu hát nói của Nguyễn Cơng Trứ để lí giải, rằng “Nặng nề
thay hai chữ quân thân/ Đạo vi tử vi thần đâu có nhẹ.” Với tấm lòng trung hiếu sâu sắc,
nghĩa quân thân được nhắc tới nhiều lần trong thơ Nguyễn Trãi:

“Cơm áo khôn đền Nghiêu Thuấn trị
Tóc tơ chưa báo mẹ cha sinh.”
(Thuật hứng – bài 20)
“Bui có một niềm chăng nỡ trễ
Đạo làm con liễn đạo làm tơi.”
(Ngơn chí – bài 1)
Qua những câu thơ trên, Nguyễn Trãi đã bộc lộ lòng trung hiếu của mình đối với vua,
với cha mẹ. Trung hiếu là đạo làm tôi, đạo làm con. Duy chỉ có một niềm khơng nỡ trễ
nải, chểnh mảng, đó là đạo làm con lẫn đạo làm tôi. Quân thân chưa báo, lịng cịn canh
cánh khơn ngi. Lí tưởng ấy thật lớn lao, đẹp đẽ, “Mài chăng khuyết, nhuộm chăng
đen.”
5.Đánh giá
- Với lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng vĩ đại, là danh nhân văn hóa, nhà quân
sự lỗi lạc, nhà chính trị và ngoại giao tài ba mà trải qua nhiều biến động của lịch sử, bao
thế hệ vẫn tôn vinh và thừa nhận.
- Với lịch sử văn học, Nguyễn Trãi là nhà khai sáng, tấm lòng và văn chương của ông rực
sáng như Lê Thánh Tông, ngợi ca “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” (bài “Minh
lương”, tập “Quỳnh uyển cửu ca”), là “núi Thái Sơn”, là “sao Bắc Đẩu”, là người có tài
“Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền”, là “sông Giang, sông Hán trong các dịng sơng, sao
Ngưu sao Đẩu trong các sao”, là nhà thơ đặt nền móng cho giai đoạn khai sáng của nền
văn học cổ điển Việt Nam.
- Nếu ví nền văn học dân tộc như một cánh rừng đại ngàn thì Nguyễn Trãi chính là cây cổ
thụ xanh um tán lá, là “một bóng tùng vĩ đại và bất tử trong chốn nho lâm nước Việt”
(GS. Nguyễn Phong Nam)
6. Kết luận
Có thể khẳng định rằng, tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi là yếu tố đặc sắc cấu
thành chủ nghĩa u nước Việt Nam. Bởi vì chính lịng u nước thương dân đã góp
phần làm nên nét đặc thù của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam từ truyền thống đến hiện
đại. Giá trị lớn lao trong tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi không chỉ khẳng định giá
trị của độc lập dân tộc, của chiều sâu văn hóa đất nước mà còn đấu tranh cho hạnh phúc,

ấm no hạnh phúc cho nhân dân, mong muốn xây dựng một xã hội lý tưởng vua-tơi hịa
mục con người được học hành có lễ nghĩa. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch
sử, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nói chung, tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi nói
riêng đã góp phần khẳng định truyền thống quý báu, sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử của
dân tộc Việt Nam. Trong điều kện hiện nay, việc phát huy hơn nữa chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam truyền thống sẽ góp phần khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội
nhập.


1.
2.
3.
4.

5.
6.
7.
8.
9.

Tư liệu tham khảo:
Lã Nhâm Thìn: Giáo trình văn học trung đại Việt Nam ( Tập 1), Nxb Giáo dục
Việt Nam, 2011
Xuân Diệu: Ba Thi hào dân tộc, Nxb Thanh Niên, 2001
Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976
Nguyễn Công Lý, Danh nhân Nguyễn Trãi: sự hội tụ những tinh hoa của văn hóa
Thăng Long thời Lý Trần,
/>/777/Default.aspx
Thơ văn Lý – Trần (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, 1978
Thơ văn Nguyễn Trãi, Nxb Giáo dục, 1980

123doc.net
thivien.net
vi.wikipedia.org



×