Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện anh sơn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.16 KB, 67 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ANH SƠN - TỈNH NGHỆ
AN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NGÀNH KHUYẾN NƠNG VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

Người thực hiện:

Nguyễn Văn Tính

Người hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Thị Thúy Vinh

VINH - 2009


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này là do chính bản thân
tơi thực hiện, có sự hỗ trợ của cô giáo hướng dẫn khoa học. Các dữ liệu
được thu thập từ các nguồn hợp pháp; Nội dung nghiên cứu và kết quả
nghiên cứu trong đề tài này là trung thực.


Vinh, tháng 5 năm 2009
Tác giả
Nguyễn Văn Tính


iii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khố luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Giảng viên: Th.s Nguyễn
Thị Thuý Vinh - người đã dành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn tồn thể các thầy cơ trường Đại học
Vinh, nhất là các cô thầy trong khoa Nông - Lâm - Ngư đã trang bị cho tôi
nhiều kiến thức trong suốt quá trình học tập, rèn luyện ở trường và hồn thành
khố luận.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ ở các phòng, ban thuộc
UBND huyện Anh Sơn, UBND xã Long Sơn, xã Hùng Sơn, xã Cao Sơn đã tạo
mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè
đã giúp đỡ, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 05 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn văn Tính


iv


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................... v
Danh mục các bảng ............................................................................................ vi
Danh mục các hình ............................................................................................ vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
1.1. Một số vấn đề lý luận của đề tài ..................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về sản xuất ................................................................................. 3
1.1.2. Vai trị của sản xuất nơng nghiệp ................................................................ 7
1.1.3. Hiệu quả kinh tế .......................................................................................... 9
1.1.4. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản xuất Chè ............................................ 14
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................. 21
1.2.1. Tình hình sản xuất Chè trên thế giới ......................................................... 21
1.2.2. Tình hình sản xuất Chè ở Việt Nam.......................................................... 23
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 30
2.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 30
2.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................... 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 30
2.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 31
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 38
3.1. Thực trạng sản xuất Chè trên địa bàn nghiên cứu ........................................ 38
3.1.1. Tình hình sử dụng giống Chè .................................................................... 38
3.1.2. Thực trạng về diện tích Chè ...................................................................... 38
3.1.3. Thực trạng sử dụng lao động vào sản xuất Chè ........................................ 41



v

3.1.4. Thực trạng đầu tư các chi phí, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản
xuất Chè............................................................................................................... 44
3.2. Hiệu quả kinh tế của sản xuất Chè ............................................................... 48
3.3. Tình hình tiêu thụ Chè.................................................................................. 50
3.4. Đề xuất một số biện pháp phát triển sản xuất Chè ....................................... 51
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 54
1. Kết luận ........................................................................................................... 54
2. Khuyến nghị .................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 56
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HQKT

Hiệu quả kinh tế

FAO

Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới

PTNT

Phát triển nông thôn


HTX

Hợp tác xã

TVĐTPT

Tư vấn đầu tư phát triển

TT

Thứ tự

ĐVT

Đơn vị tính

KHKT

Khoa học kỹ thuật

CN-XDCB

Công nghiệp - xây dựng cơ bản

UBND

Uỷ ban nhân dân

BVTV


Bảo vệ thực vật

TNXP

Thanh niên xung phong


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT

Tên bảng

Trang

1

2.1. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp huyện Anh Sơn

34

2

2.2. Các chỉ tiêu dân số, lao động huyện Anh Sơn

35

3


2.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Anh Sơn

36

4

2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Anh Sơn

37

5

3.1. Số lượng hộ trồng các giống Chè

38

6

3.2. Diện tích Chè tại các xã điều tra

40

7

3.3. Nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra

41

8


3.4. Trình độ văn hố của các hộ điều tra

43

9

3.5. Chi phí đầu tư sản xuất Chè (1 sào/năm)

44

10

3.6. Chi phí đầu tư ở các xã điều tra(1 sào/năm)

46

11

3.7. Sử dụng thuốc Trebon 10 EC

48

12

3.8. Hiệu quả kinh tế các giống Chè

49

13


3.9. Hiệu quả kinh tế ở các xã điều tra

50


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

TT

Tên hình

Trang

1

Hình 3.1. Diện tích các giống Chè

39

2

Hình 3.2. Thực trạng thuê lao động

40

3


Hình 3.3. Làm cỏ cho Chè

47


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây công nghiệp là đối tượng cây trồng không chỉ được chú trọng phát
triển ở các nước trên thế giới mà nó cịn được Đảng và Nhà Nước ta chú trọng
phát triển trong những năm gần đây. Cùng với các cây trồng khác thì cây cơng
nghiệp đóng vai trị rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Các cây
công nghiệp phát triển mạnh bao gồm: Chè, càfê, ca cao, cao su, mía, hồ tiêu …
Trong đó, Chè là đối tượng cây trồng có tính thích ứng rộng, có khả năng phát
triển trên nhiều loại đất, là cây trồng có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao.
Ngoài việc đáp ứng được mặt hàng xuất khẩu, mang về kim ngạch lớn cho nhiều
quốc gia thì sản xuất Chè cịn giải quyết cơng ăn việc làm cho người dân, thu hút
lao động dư thừa, thúc đẩy q trình phân cơng lao động, thực hiện cơng nghiệp
hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn. Bên cạnh đó, việc sản xuất kinh doanh
cây Chè cịn tăng thêm độ che phủ đất, chống xói mịn, cải tạo khí hậu, bảo vệ
mơi trường đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh được nhiều tác
dụng quan trọng do cây Chè mang lại đối với sức khoẻ con người, sản xuất kinh
doanh Chè còn là cơ hội để quảng bá những nét văn hoá độc đáo của nhiều quốc
gia trên thế giới.
Anh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An. Thực trạng
cây cơng nghiệp đã được phát triển trên địa bàn huyện từ lâu và cho thu nhập
kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác. Các cây công nghiệp chủ lực bao
gồm: Chè, lạc, vừng, mía. Trong đó, Chè là cây đã mang lại cho nhiều hộ sản

xuất nông nghiệp trong huyện một nguồn thu nhập ổn định, đã góp phần vào giải
quyết việc làm khu vực nông thôn, nâng cao đời sống người lao động, thực hiện
xóa đói giảm nghèo, phát triển nơng thơn. Có những hộ đã đầu tư đến 4-5 ha Chè
mang lại thu nhập 60-70 triệu đồng mỗi năm góp phần khơng nhỏ vào việc xây
dựng và phát triển quê hương.


2

Nhân dân Anh Sơn đã biết đến việc trồng Chè cách đây hàng thập kỷ, từ
khi xuất hiện nó đã thể hiện là một loại cây trồng rất phù hợp với điều kiện lập
địa của Anh Sơn, cho năng suất khá ổn định, hầu như không bị sâu bệnh, thu
nhập chắc chắn. Chính vì thế, nó đã gắn bó với đời sống bà con nông dân nơi đây
trong cả một chặng đường dài phát triển. Thực tế hiện nay cho thấy nhu cầu sử
dụng Chè ngày càng tăng. Mức tiêu dùng Chè tính theo đầu người ở nhiều nước
trên thế giới tăng lên qua các năm. Vì vậy, chúng ta cần phải tập trung khai thác
lợi thế về tài nguyên đất đai, qui hoạch phát triển vùng chuyên canh cây Chè,
đảm bảo nguồn cung cho thị trường, đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân
trồng Chè.
Tuy nhiên, trong hai năm trở lại đây giá nguyên liệu Chè trên địa bàn
huyện khơng ổn định và có dấu hiệu giảm sút. Mặc dù trong tháng 12/2008,
Công ty Đầu tư phát triển Chè Nghệ An dẫn đầu cả nước về kim nghạch xuất
khẩu nhưng Chè nguyên liệu tại nhiều xã trên địa bàn huyện vẫn khó tiêu thụ.
Điều này làm cho nhiều hộ trồng Chè đã giảm đầu tư vào cây Chè, khơng cịn
quyết tâm phát triển cây Chè, một số hộ còn trồng xen keo lai vào giữa vườn
Chè… làm cho cây Chè đánh mất vị trí quan trọng của nó trong kinh tế nơng hộ
nói riêng và kinh tế của cả huyện nói chung.
Xuất phát từ tình hình đó, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thực trạng
sản xuất Chè trên địa bàn huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu thực trạng sản xuất Chè trên địa bàn huyện Anh Sơn từ đó đề
xuất một số biện pháp nhằm phát triển sản xuất Chè trên địa bàn nghiên cứu.


3

Chƣơng I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề lý luận của đề tài
1.1.1. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người, nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống của
chúng ta. Có thể hiểu đơn giản: sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng,
hay để trao đổi trong thương mại. Theo nghĩa rộng, sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt
động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Nó có thể phân thành: sản xuất
bậc 1, sản xuất bậc 2 và sản xuất bậc 3.
Sản xuất bậc 1 (sản xuất sơ chế): là hình thức sản xuất dựa vào khai thác
tài nguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng các nguồn tài ngun có
sẵn, cịn ở dạng tự nhiên như khai thác quặng mỏ, khai thác lâm sản, đánh bắt hải
sản...
Sản xuất bậc 2 (cơng nghiệp chế biến): là hình thức sản xuất, chế tạo, chế
biến các loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên biến thành hàng hóa như
gỗ chế biến thành bàn ghế, quặng mỏ biến thành sắt thép. Sản xuất bậc 2 bao
gồm cả việc chế tạo các bộ phận cấu thành được dùng để lắp ráp thành sản phẩm
tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp.
Sản xuất bậc 3(công nghiệp dịch vụ): Cung cấp hệ thống các dịch vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người. Các nhà sản xuất công nghiệp
được cung cấp những điều kiện thuận lợi và dịch vụ trong phạm vi rộng lớn. Các
công ty vận tải chuyên chở sản phẩm của các nhà sản xuất từ nhà máy đến các

nhà bán lẻ. Các nhà bán buôn và nhà bán lẻ cung cấp các dịch vụ đến người tiêu
dùng cuối cùng. Ngoài ra còn nhiều loại dịch vụ khác như: bốc dỡ hàng hóa, bưu
điện, viễn thơng, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục, nhà hàng, khách
sạn,...
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, khái niệm sản xuất cũng
được xây dựng theo quá trình phát triển đó. Vào thế kỷ thứ XVIII, các nhà kinh


4

tế Pháp theo trường phái Trọng nông mà đứng đầu là Quesnay, người đầu tiên
đưa ra khái niệm sản xuất, cho rằng: “Sản xuất trước hết phải sáng tạo ra sản
phẩm và mang lại thu nhập ròng”. Theo trường phái này thì chỉ có lao động
nơng nghiệp mới là lao động sản xuất vì chỉ có ruộng đất mới có thể đem lại thu
nhập ròng. Đây là một khái niệm cịn đơn giản, chỉ đề cao sản xuất nơng nghiệp
mà xem nhẹ các ngành sản xuất khác. Tuy nhiên do hạn chế về lịch sử, khi sản
xuất nơng nghiệp cịn giữ vị trí chủ đạo, các ngành sản xuất khác chưa thể hiện
được vai trò trong sự phát triển của xã hội mà khái niệm cũng được đón nhận
một thời gian.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: “Sản xuất là hoạt động có mục
đích của con người, tác động lên đối tượng lao động, thông qua công cụ lao
động, nhằm tạo ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của
con người” [1, tr.83].
Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng lao
động và tư liệu lao động:
+ Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng
trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn lao
động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện.
+ Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con
người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao

động có hai loại. Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khoáng sản, đất, đá,
thuỷ sản... Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành công nghiệp
khai thác. Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao động
trước đó, ví dụ như thép phôi, sợi dệt, bông... Loại này là đối tượng lao động của
các ngành công nghiệp chế biến.
+ Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động
thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động lại gồm bộ
phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức


5

là cơng cụ lao động như các máy móc để sản xuất và bộ phận trực tiếp hay gián
tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bay, phương tiện giao thông.
Trong tư liệu lao động, công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm.
Đây là khái niệm đầy đủ nhất được nhiều học giả sử dụng. Trong nền sản
xuất hiện đại thì đối tượng lao động rất đa dạng, tư liệu lao động cũng rất hiện
đại đòi hỏi nhà sản xuất phải năng động, sáng tạo mới lựa chọn được con đường
sản xuất hiệu quả. Sản xuất hiện đại có những đặc điểm:
Thứ nhất, sản xuất hiện đại yêu cầu phải có kế hoạch hợp lý khoa học, có
đội ngũ kỹ sư giỏi, cơng nhân được đào tạo tốt và thiết bị hiện đại.
Thứ hai, quan tâm ngày càng nhiều đến thương hiệu và chất lượng sản
phẩm. Đây là một tất yếu khách quan khi mà tiến bộ kỹ thuật ngày càng phát
triển với mức độ cao và yêu cầu của cuộc sống ngày càng nâng cao.
Thứ ba, càng nhận thức rõ con người là tài sản quý nhất của công ty. Yêu
cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất, cùng với sự phát triển của máy móc
thiết bị, vai trị năng động của con người trở nên chiếm vị trí quyết định cho sự
thành cơng trong các hệ thống sản xuất.

Thứ tư, sản xuất hiện đại ngày càng quan tâm đến vấn đề kiểm sốt chi
phí. Việc kiểm sốt chi phí được quan tâm thường xun hơn trong từng chức
năng, trong mỗi giai đoạn quản lý.
Thứ năm, sản xuất hiện đại dựa trên nền tảng tập trung và chun mơn
hóa cao. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã làm cho các công ty
thấy rằng không thể tham gia vào mọi lĩnh vực, mà cần phải tập trung vào lĩnh
vực nào mình có thế mạnh để giành vị thế cạnh tranh.
Thứ sáu, sản xuất hiện đại cũng thừa nhận yêu cầu về tính mềm dẻo của
hệ thống sản xuất. Sản xuất hàng loạt, qui mô lớn đã từng chiếm ưu thế làm giảm
chi phí sản xuất.


6

Thứ bảy, sự phát triển của cơ khí hố trong sản xuất từ chỗ thay thế cho
lao động nặng nhọc, đến nay đã ứng dụng nhiều hệ thống sản xuất tự động điều
khiển bằng chương trình.
Thứ tám, ngày càng ứng dụng nhiều thành tựu của cơng nghệ tin học, máy
tính trợ giúp đắc lực cho các công việc quản lý hệ thống sản xuất.
- Ngày nay có nhiều hoạt động sản xuất khác nhau. Trong đó, mỗi hoạt
động lại có những đặc trưng riêng. Chính vì thế đã có những khái niệm sản xuất
cụ thể hơn phù hợp với hoạt động sản xuất cụ thể.
Liên hiệp quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia đã
đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: “Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và
máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu
tích sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với
những thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ
thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng
cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc khơng thu tiền”.

Theo Trung tâm sản xuất sạch hơn: “Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên
tục các chiến lược phòng ngừa tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản
phẩm, và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả tổng thể của quá trình đồng thời giảm
rủi ro đối với con người và môi trường. Đây được xem là một cách tiếp cận, cách
nghĩ mới và có tính sáng tạo đối với các sản phẩm và quá trình sản xuất”.
- Sản xuất Chè có những đặc trưng nhất định. Để có được sản phẩm Chè
ngun liệu thì người nơng dân phải sử dụng sức lao động của mình tác động lên
cây Chè và đất đai thông qua công cụ lao động. Những tác động đó tạo thành một
chuỗi các cơng việc có trình tự khoa học. Đầu tiên đó là cải tạo đất, trồng Chè,
chăm sóc và cơng đoạn cuỗi cùng là thu hoạch để chế biến các loại Chè xanh,
Chè đen, Chè ô long. Chè có tuổi thọ dài, sau mỗi lần thu hoạch lại chăm sóc tiếp
để thu hoạch. Vì vậy, tuỳ vào sản lượng của mỗi diện tích mà có các biện pháp
chăm sóc khác nhau để mang lại hiệu quả cao.


7

1.1.2. Vai trị của sản suất nơng nghiệp
Sản xuất của cải vật chất là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn của xã hội.
Mỗi người trong xã hội đều có nhu cầu tiêu dùng ( thức ăn, quần áo, nhà ở,…).
Muốn vậy thì phải sản xuất. Bởi vì, sản xuất là điều kiện của tiêu dùng, sản xuất
vật chất càng phát triển thì mức tiêu dùng của con người và xã hội ngày càng
cao. Bất cứ xã hội nào cũng không thể tồn tại được nếu không tiến hành sản xuất
ra của cải vật chất. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần
và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác
động qua lại lẫn nhau. Sản xuất vật chất là cơ sở tiến hành tất cả các quan hệ xã
hội tồn tại như: chính trị, pháp quyền, giáo dục… Sản xuất vật chất còn là cơ sở
cho sự tiến bộ xã hội. Mỗi khi sản xuất phát triển đến một giai đoạn mới, cách
thức sản xuất của con người thay đổi, kỹ thuật được cải tiến, năng suất lao động
được nâng cao, quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất thay đổi thì

mọi mặt của đời sống xã hội cũng thay đổi theo.
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt và chăn ni,
cịn theo nghĩa rộng phải hiểu là bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Vai trị to lớn
của nơng nghiệp được thể hiện ở các điểm sau:
+ Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản
của con người. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã
hội loài người. Sản phẩm quan trọng hàng đầu mà con người làm ra để ni sống
mình là lương thực. Điều này khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của nông
nghiệp trong việc nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia cũng như sự ổn định chính trị- xã hội của đất nước. Từ đó, chúng ta có thể
khẳng định ý nghĩa to lớn của vấn đề lương thực trong chiến lược phát triển nông
nghiệp và phân công lại lao động xã hội. Cho đến nay, chưa có ngành nào dù
hiện đại đến đâu, có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp.
+ Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng cung cấp nguyên
liệu để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm cho dân
cư. Nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngành công


8

nghiệp chế biến. Các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt... đều
sử dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp.
Đối với các nước đang phát triển, nguyên liệu từ nông sản là bộ phận đầu
vào chủ yếu để phát triển công nghiệp chế biến và nhiều ngành công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng. Một số loại nông sản, nếu tính trên đơn vị diện tích, có thể
tạo ra số việc làm sau nông nghiệp nhiều hơn hoặc tương đương với số việc làm
của chính khâu sản xuất ra nông sản ấy. Hơn nữa, thông qua công nghiệp chế
biến, giá trị nông sản được tăng lên và đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng cao nhu
cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Vì thế, trong chừng mực nhất định,
nơng nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp

chế biến.
+ Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng
hố của cả nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ. Đối với các nước đang phát
triển, nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) và cơ cấu ngành nghề của dân cư. Đời sống dân cư nông thôn càng
được nâng cao, cơ cấu kinh tế nông thôn càng đa dạng và đạt tốc độ tăng trưởng
cao thì nơng nghiệp và nông thôn sẽ trở thành thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn
định của nền kinh tế quốc dân.
+ Nơng nghiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hố lớn để xuất khẩu,
mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Nông sản dưới dạng thô hoặc qua chế biến
là bộ phận hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của hầu hết các nước đang phát triển. Vì
vậy, trong thời kì đầu của q trình cơng nghiệp hố ở nhiều nước, nông nghiệp
trở thành ngành xuất khẩu chủ yếu, tạo ra tích luỹ để tái sản xuất và phát triển
nền kinh tế quốc dân.
+ Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các
lĩnh vực hoạt động khác của xã hội. Đây là xu hướng có tính qui luật trong phân
cơng lại lao động xã hội. Tuy vậy, khả năng di chuyển lao động từ nông nghiệp
sang các ngành kinh tế khác còn phụ thuộc vào việc nâng cao năng suất lao động


9

trong nông nghiệp, vào việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ở thành thị và cả
việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn.
+ Nông nghiệp trực tiếp tham gia vào việc giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Quá trình phát triển nơng nghiệp gắn
liền với việc sử dụng thường xuyên đất đai, nguồn nước, các loại hoá chất... với
việc trồng và bảo vệ rừng, luân canh cây trồng, phủ xanh đất trống, đồi trọc... Tất
cả điều đó đều có ảnh hưởng lớn đến mơi trường. Chính việc bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái là điều kiện để sản xuất nơng nghiệp có

thể phát triển và đạt hiệu quả cao.
1.1.3. Hiệu quả kinh tế
1.1.3.1. Khái niệm
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của q
trình sản xuất. Nó được xác định bằng việc so sánh kết quả sản xuất với chi phí
bỏ ra [3, tr.98].
Cơng thức tổng qt:

HQKT =Q/C

Q: là kết quả sản xuất.
C: là chi phí bỏ ra.
Bản chất của HQKT là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra và các yếu tố
đầu vào, là sự thoả mãn mục đích của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong
những điều kiện nhất định của đơn vị sản xuất. Tùy theo từng hệ thống tính tốn
mà các chỉ tiêu về HQKT có thể khác nhau, nhưng có một điểm chung là đều bắt
nguồn từ mối quan hệ gữa đầu ra và đầu vào trong quá trình sản xuất.
Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp là tổng hợp các hao phí về lao động và
lao động vật hóa để sản xuất ra sản phẩm nơng nghiệp. Nó thể hiện bằng cách so
sánh kết quả sản xuất đạt được với khối lượng chi phí lao động và chi phí vật
chất bỏ ra.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta phải đứng trên quan điểm toàn diện,
phải biểu hiện trên các góc độ khác nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau theo
không gian - thời gian - số lượng - chất lượng.


10

Về mặt không gian: Khi xét HQKT không nên xét một mặt, một lĩnh vực
mà phải xét trong mối quan hệ hữu cơ hợp lí trong tổng thể chung.

Về mặt thời gian: Sự tồn diện của HQKT đạt được khơng chỉ xét ở từng
giai đoạn mà phải xét trong toàn bộ chu kì sản xuất.
Về mặt số lượng: HQKT phải thể hiện mối tương quan thu, chi theo
hướng giảm đi hoặc tăng thêm
Về mặt chất lượng: HQKT phải bảo đảm sự cân đối hợp lí giữa các mặt
kinh tế, chính trị, xã hội.
1.1.3.2. Các quan điểm đánh giá HQKT
Khi bàn về HQKT có 3 hệ thống quan điểm sau:
+ Quan điểm 1: HQKT = kết quả sản xuất/ chi phí bỏ ra
Công thức:

H = Q/ C

Quan điểm này phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực, đầu tư 1
đơn vị nguồn lực đem lại bao nhiêu kết quả hay để thu được một đơn vị kết quả
cần tiêu tốn bao nhiêu nguồn lực.Tuy nhiên quan điểm này không cho thấy được
quy mô của HQKT.
+ Quan điểm 2: HQKT = kết quả sản xuất - chi phí bỏ ra
Cơng thức:

H=Q-C

Đây là hiệu quả kinh tế trên quan điểm thị trường. Phương pháp này cho
ta thấy được quy mô của HQKT nhưng không phản ánh được mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đầu vào đến HQKT.
+ Quan điểm 3: HQKT = phần tăng thêm kết quả thu được/ phần tăng
thêm chi phí bỏ ra
Hay: HQKT = phần tăng thêm kết quả thu được - phần tăng thêm chi phí
bỏ ra.
Trên quan điểm của kinh tế học vi mô, các doanh nghiệp tham gia thị

trường đều đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Trong ngắn hạn, nguyên tắc chung
lựa chọn sản lượng tối ưu để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là MR= MC (trong
đó: MR là doanh thu biên, MC là chi phí biên).


11

1.1.3.3. Phân loại HQKT
+ Căn cứ vào yếu tố cấu thành chia hiệu quả kinh tế làm ba loại:
- Hiệu quả kỹ thuật: Đó là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng và sản xuất trong điều kiện cụ thể, về kỹ
thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất.
- Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố cấu thành sản
phẩm và giá trị đầu vào, được tính để phản ánh giá trị sản phẩm trên một đồng
chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực cho một quá trình sản xuất. Thực chất của
hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố đầu vào và đầu ra.
Việc xác định hiệu quả này giống như việc xác định đầu vào tối ưu để tối đa hoá
lợi nhuận.
- HQKT: Là phạm trù trong đó sản xuất đạt được hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố vật chất và giá trị đều tính
đến khi xem xét sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu chỉ đạt một trong
hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ thì mới là điều kiện cần chứ
chưa có điều kiện đủ cho việc đạt HQKT. Chỉ khi nào việc sử dụng các nguồn
lực đạt cả hai chỉ tiêu trên thì khi đó mới đạt HQKT.
+ Căn cứ vào mức độ khái quát, HQKT chia ra:
- HQKT: là so sánh giữa kết quả với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
- Hiệu quả xã hội: Là kết quả các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh
cơng ích, phục vụ lợi ích chung cho tồn xã hội như tạo việc làm, xóa đói giảm
nghèo, giảm tệ nạn xã hội...
- Hiệu quả môi trường: Thể hiện ở việc bảo vệ mơi trường như giảm ơ

nhiễm đất, nước, khơng khí; tăng độ che phủ đất...
+ Căn cứ vào phạm vi HQKT chia ra:
- HQKT quốc dân: Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- HQKT ngành: Xét trong phạm vi từng ngành kinh tế.
- HQKT vùng: Xét trong phạm vi từng vùng kinh tế.


12

1.1.3.4. Các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả
- Chi phí trung gian IC (intermediate cost): Là tồn bộ chi phí thường
xuyên bằng tiền mà chủ bỏ ra để mua và thuê các yếu tố đầu vào và chi phí dịch
vụ trong thời kỳ sản xuất ra tổng sản phẩm đó.
+ Thu nhhập ròng (R): Là phần còn lại của tổng thu sau khi đã trừ đi tổng
chi phí đầu tư sản xuất (TC).
- Thu nhập ròng: R= tổng thu - chi phí đầu tƣ sản xuất.
- Hiệu suất của thu nhập rịng theo chi phí = thu nhập rịng / tổng chi phí.
- Hiệu suất của thu nhập rịng theo lao động = thu nhập ròng / tổng lao
động (LĐ).
+ Giá trị sản xuất GO (Gros output): là giá trị tính bằng tiền của các loại
sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (một vụ, một chu kỳ
sản xuất hoặc một năm trên một đơn vị diện tích).
- Hiệu quả của giá trị sản xuất theo chi phí = tổng giá trị sản xuất / tổng
chi phí.
- Hiệu quả của giá trị sản xuất theo lao động = tổng giá trị sản xuất / tổng
lao động.
+ Lợi nhuận Pr (Profist): Là phần chênh lệch của phần thu lớn hơn
phần chi.
Pr = Tổng giá trị sản xuất - tổng chi phí
- Hiệu suất lợi nhuận theo chi phí = lợi nhuận / tổng chi phí

- Hiệu suất lợi nhuận tính theo lao động = lợi nhuận / tổng lao động
- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian: là tỷ số giữa giá trị xản
xuất GO và chi phí trung gian (IC). Nó phản ánh giá trị sản xuất được từ một đơn
vị chi phí trung gian
- Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian: Là tỷ số giữa giá trị gia
tăng (VA) và chi phí trung gian (IC). Nó phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí biên
trung gian. Khi sản xuất để cạnh tranh trên thị trường thì chỉ tiêu này quyết định
sự thành bại của một sản phẩm.


13

- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả
của việc đầu tư để đảm bảo cuộc sống và tích trữ của hộ.
1.1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT
Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đó là: nhóm yếu tố ảnh
hưởng đến giá trị sản phẩm thu được và nhóm yếu tố ảnh hưởng đến các nguồn
lực đầu vào.
- Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến các nguồn lực đầu vào:
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu như: giá cả thị trường,
sự ổn định của nền kinh tế, chi phi vận chuyển,…
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến khấu hao tài sản cố định như: cơng nghệ, chi
phí sửa chữa, thời gian sử dụng...
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lao động phục vụ sản xuất như: sức
lao động, trình độ lao động, thị trường lao động, giá lao động...
+ Chi phí thuế sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: chính sách
thuế của Nhà nước, mặt hàng của doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp.
- Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm thu được:
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm như: chất lượng, mẫu mã

của sản phẩm, kênh tiêu thụ, chiến lược marketing sản phẩm, đối thủ cạnh tranh,
các chính sách của Nhà nước có liên quan đến sản phẩm...
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm gồm: quy mô sản xuất,
công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ, thời tiết...
Như vậy, có rất nhiều yếu tố tác động thường xuyên đến HQKT. Mỗi yếu
tố có mức độ tác động khác nhau, nhà sản xuất phải lựa chọn được phương án
sản xuất phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình để gặt hái được nhiều
thành cơng [6, tr.207-208].


14

1.1.4. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất của Chè
1.1.4.1 .Giá trị kinh tế, vai trò của Chè đối với sức khoẻ con người
Chè là cây công nghiệp lâu năm chỉ trồng một lần, nhưng có thể cho thu
hoạch 30-40 năm hoặc lâu hơn nữa. Trong điều kiện thuận lợi của nước ta cây
sinh trưởng tốt thì cuối năm thứ nhất đã thu bói trên dưới một tấn búp/ha. Các
năm thứ hai thứ ba (trong thời kỳ kiến thiết cơ bản) cũng cho một sản lượng đáng
kể khoảng 2-3 tấn búp/ha. Từ năm thứ tư cây Chè bước vào giai đoạn kinh doanh
gọi là chu kỳ kinh doanh. Ngày nay, Chè khơng những là cây xố đói giảm nghèo
mà cịn là cây làm giàu ở vùng nơng thơn.
Sản phẩm của cây Chè có thị trường quốc tế ổn định, rộng lớn và ngày
càng được mở rộng. Theo dự đoán của FAO (1967), nếu lấy năm 1961 - 1963 là
100% thì năm 1975 yêu cầu về Chè hàng năm của thế giới sẽ tăng 2,2 - 2,7% và
sản xuất Chè tăng 3,2%.
Ở nước ta, Chè là một trong những cây có giá trị xuất khẩu cao. Theo kế
hoạch, năm 2009, ngành Chè Việt Nam dự kiến xuất khẩu 117 ngàn tấn, với kim
ngạch phấn đấu đạt khoảng 167 triệu USD (tăng 13,6% so với năm 2008). Đây là
một trong những mặt hàng của ngành Nông nghiệp mà chỉ tiêu tăng trưởng được
đưa ra cao hơn năm trước. Trong khi đó tồn ngành nơng nghiệp đưa ra kim

ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 12,5 tỷ USD, giảm 3,7 tỷ USD so với năm 2008.
Chứng tỏ ngành Chè có vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, mang về
kim nghạch xuất khẩu lớn.
Để sử dụng nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào, thay
đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp với điều kiện không tranh chấp với diện tích
trồng cây lương thực, Chè là một trong những cây có ưu thế nhất.
Với một nước có nguồn lao động dồi dào nhưng phân bố không đều, chủ
yếu tập trung ở vùng đồng bằng thì trồng cây Chè là hướng đi tốt để giải quyết
công ăn việc làm cho lao động nước ta. Do vậy, việc phát triển mạnh cây Chè ở
vùng trung du và miền núi là một biện pháp có hiệu lực, vừa để sử dụng hợp lý,
vừa để phân bố đồng đều nguồn lao động dồi dào trong phạm vi cả nước. Việc


15

phát triển mạnh cây Chè ở vùng trung du và miền núi dẫn tới việc phân bố các
xí nghiệp cơng nghiệp chế biến Chè hiện đại ngay ở những vùng đó, do đó làm
cho việc phân bố cơng nghiệp được đồng đều và làm cho vùng trung du và miền
núi nhanh chóng đuổi kịp miền xi về kinh tế và văn hóa.
Chè được nhiều người biết đến và sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy
nhiên, để hiểu về những tác dụng của Chè thì lại được ít người biết đến. Tác dụng
chữa bệnh và chất dinh dưỡng của nước Chè đã được các nhà khoa học xác định
như sau:
- Cafêin và một số hợp chất ancaloit khác có trong Chè là những chất có
khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho tinh
thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt động của các cơ trong cơ thể, nâng cao năng
lực làm việc, giảm bớt mệt nhọc sau những lúc làm việc căng thẳng.
- Hỗn hợp tanin Chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đường ruột
như tả, lỵ, thương hàn. Nhiều thầy thuốc còn dùng nước Chè, đặc biệt là Chè
xanh để chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày. Dựa vào số liệu

của Viện nghiên cứu y học Leningrat, khi điều trị các bệnh cao huyết áp thì hiệu
quả thu được có triển vọng rất tốt, nếu như người bệnh được dùng catechin Chè
theo liều lượng 150mg trong một ngày. E.K. Mgaloblisvili và các cộng tác viên
đã xác định ảnh hưởng tích cực của nước Chè xanh tới tình trạng chức năng của
hệ thống tim mạch, sự cản các mao mạch, trao đổi muối - nước, tình trạng của
chức năng hơ hấp ngoại vi, sự trao đổi vitamin C, trạng thái chức năng của hệ
thống điều tiết máu.v.v...
- Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6 và nhiều
nhất là vitamin C rất cần thiết cho cơ thể con người.
- Một giá trị đặc biệt của Chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống
phóng xạ. Điều này đã được các nhà khoa học Nhật Bản thông báo qua việc
chứng minh Chè có tác dụng chống được chất Stronti (Sr) 90 là một đồng vị
phóng xạ rất nguy hiểm. Qua việc quan sát thống kê nhận thấy nhân dân ở một


16

vùng ngoại thành Hirơsima có trồng nhiều Chè, thường xun uống nước Chè, vì
vậy rất ít bị nhiễm phóng xạ hơn các vùng chung quanh khơng có Chè.
1.1.4.2. Đặc điểm của kỹ thuật trồng, chăm sóc Chè
Sản xuất Chè nguyên liệu được phát triển ở nước ta cách đây hơn 50 năm.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Chè đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu đưa vào
ứng dụng thực tiễn. Sau đây là những công việc cơ bản trong kỹ thuật trồng Chè:
+ Làm đất:
Việc làm đất trồng Chè phải đạt yêu cầu sâu, sạch, ải, vùi lớp đất mặt có
nhiều hạt cỏ xuống dưới, san ủi những dốc cục bộ.
Cày sâu lật đất 40 - 45cm, bừa san, rạch hàng sâu 15 - 20cm, rộng 20 - 25cm.
Đất chuẩn bị xong thường trồng các cây họ đậu, cây phân xanh để tăng thêm
thu nhập (đậu, đỗ, lạc...) tăng thêm lượng phân xanh, đồng thời chống xói mịn
do mưa lũ và cỏ dại phát triển.

+ Chọn giống:
Chọn giống phải chọn những cây cao hơn 20cm có 6 - 8 lá, đường kính
thân cây đo cách gốc 5cm là 3 - 4mm, cây có 6 tháng tuổi trở lên. Nếu cây cao
hơn 30cm phải bấm ngọn trước khi trồng.
+ Thời vụ trồng:
Vụ đông xuân: từ tháng 12 đến hết tháng 2.
Vụ thu: từ hạ tuần tháng 8 đến hết tháng 9.
+ Kỹ thuật trồng:
Sau khi đã chuẩn bị đất rạch hàng sâu 20 - 25cm, hoặc đào hố rộng 20cm,
sâu 25cm bón lót 2,5 kg phân hữu cơ 1 hốc.
Chọn những ngày sau khi mưa, trời râm mát, đất có độ ẩm 80 - 85%, trồng
2 cây đủ tiêu chuẩn một hốc; lấp đất ngang vết cắt hom, nén đất chặt gốc. Nếu
trồng bằng bầu polietilen, trước khi lấp đất phải xé bầu, để trên mặt hố tủ gốc.
Trồng xong phải dùng rơm rạ hoặc cắt cây phân xanh tủ vào gốc và tưới nước
cho cây con, mỗi hố 2 lít nước. Sau khi trồng, trong 1 - 3 tháng đầu cần tiến hành
kiểm tra cây chết và trồng giặm kịp thời.


17

Sau khi gieo trồng xong, cần phải tiến hành quản lý và chăm sóc vườn
Chè một cách tồn diện. Dựa vào đặc điểm sinh trưởng và đặc điểm canh tác
khác nhau, chia cơng tác quản lý chăm sóc ra hai thời kỳ khác nhau: quản lý
chăm sóc vườn Chè con và quản lý chăm sóc vườn Chè sản xuất (Chè trong thời
kỳ kinh doanh).
a) Quản lý, chăm sóc vườn Chè con
Thời kỳ Chè con (còn gọi là thời kỳ kiến thiết cơ bản) là thời kỳ sau khi
Chè được gieo trồng, qua chăm sóc, đốn tạo hình, bắt đầu bước vào thời kỳ thu
hoạch. Trong điều kiện của nước ta, thời kỳ kiến thiết cơ bản vào khoảng 4 năm.
Công tác quản lý chăm sóc vườn Chè con có tác dụng rất cơ bản nhằm làm cho

cây mọc khỏe, mọc đồng đều, tạo cho cây có một bộ khung tán to, đặt cơ sở tốt
cho sự sinh trưởng và phát triển của cây con trong cả thời kỳ sản xuất lâu dài về
sau. Quản lý chăm sóc vườn Chè cịn bao gồm những cơng việc chính như sau:
* Giặm Chè mất khoảng:
Giặm Chè con có 2 cách: gieo giặm bằng hạt hoặc trồng giặm bằng cây
con đã chuẩn bị trong vườn ươm từ trước. Quy định gieo vườn ươm dự trữ cho 1
ha là 30 - 50m2.
* Xới xáo giữ ẩm và diệt trừ cỏ dại:
Tùy theo tình hình sinh trưởng và phát triển cỏ dại ở mỗi nơi, hàng năm
cần tiến hành xới đất làm sạch cỏ 3 - 4 lần trên hàng. Riêng đối với Chè 1 tuổi
cần nhổ cỏ bằng tay trên cụm Chè để bảo vệ được cây Chè con, có thể dùng
thuốc hóa học để trừ cỏ, phun 2 lần vào tháng 4 - 5 và tháng 7 - 8.
* Trồng xen:
Trong những năm đầu khi cây Chè chưa giao tán, khoảng cách giữa 2
hàng Chè khá rộng nên trồng xen một số cây công nghiệp ngắn ngày hoặc cây
phân xanh. Những cây trồng xen thuộc bộ đậu còn giúp tăng nguồn đạm cho
đất. Những loại cây thường trồng xen trong vườn Chè hiện nay là cốt khí, cỏ
stilơ, lạc... Lạc trồng hai hàng cách nhau 40cm, trên hàng gieo lạc với khoảng
cách 45cm.


×