Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỌC ĐƯỜNG CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Đồng Nai,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 20 trang )

NÂNG CAO NHẬN THỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỌC ĐƯỜNG
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

Đồng Nai, năm 2013


I. NƯỚC- SỰ SỐNG CỦA HÀNH TINH XANH
I.1

Trái đất là hành tinh xanh
Trái đất được gọi là hành tinh
xanh, vì nhìn từ vũ trụ Trái đất có
màu xanh dương, do màu của
nước biển, của các đại dương,
màu trắng pha lơ của các áng mây
bao bọc bên ngoài và màu xanh lá
cây chen lẫn màu nâu của các lục
địa lúc ẩn lúc hiện bên dưới màn
mây.

Nguồn nước dồi dào trên bề mặt đất
là đặc điểm độc nhất, giúp phân biệt “Hành tinh xanh” với
các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời. Khoảng 71% bề mặt Trái
Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là
các lục địa và các đảo; nước là thành phần rất cần thiết cho sự
sống, chưa từng phát hiện sự tồn tại của nó trên bề mặt của bất
kì hành tinh nào khác.
I.2

Vịng tuần hồn nước



Vịng tuần hồn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên
mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của trái đất. Nước
trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái
khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại.
Vịng tuần hồn nước khơng có điểm bắt đầu, mặt trời điều khiển
vịng tuần hồn nước bằng việc làm nóng nước trên những đại
dương, làm bốc hơi nước vào trong khơng khí. Những dịng khí bốc
lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp
hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây, chúng kết hợp với
nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa), rơi trên
các đại dương, sông , hồ,… hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực
trở thành dòng chảy mặt. Giáng thuỷ dưới dạng tuyết được tích lại
Chi cục Bảo vệ Mơi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

1


thành những núi tuyết và băng hà. Dòng chảy mặt và nước thấm
được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt, khơng phải tất
cả dịng chảy mặt đều chảy vào các sơng.

Hình 1. Vịng tuần hồn nước
(Nguồn: Sơ đồ vịng tuần hồn nước, do Cục Địa chất Hoa Kỳ vẽ)

Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước
được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước
mặt (và đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước
ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nơng
được rễ cây hấp thụ rồi thốt hơi qua lá cây.

Con người sử dụng nước cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển.
I.3

Sự phân bổ nước trên trái đất

Theo chu trình trên, lượng nước được bảo tồn, nước chỉ
chuyển từ dạng này sang dạng khác (lỏng, khí, rắn) hoặc từ nơi
này đến nơi khác.
Tuỳ theo loại nguồn nước (đại dương, hồ, sơng, hơi ẩm đất...)
thời gian ln hồi có thể rất ngắn (8 ngày đối với hơi ẩm khơng
khí) hoặc có thể kéo dài hàng năm, hàng ngàn năm (với đại dương
1400 năm).
Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

2


Hình 2. Tỉ lệ phân phối nước trên trái đất
( Nguồn: />
97% lượng nước trên trái đất là nước mặn; 3% còn lại là nước
ngọt, nhưng hơn 67% lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và
các đỉnh núi băng ở các cực, phần cịn lại khơng đóng băng thì
được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, chiếm khoảng 30% và
0,3% là nước mặt từ các sông, hồ và đầm lầy.
Nước từ sông và hồ là nguồn nước chủ yếu mà con người sử
dụng hàng ngày.
I.4

Vai trò của nước trong cuộc sống


-

Nước được sử dụng cho rất nhiều mục đích, phục vụ nhu cầu
cuộc sống và phát triển của con người.

-

Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân
tạo ra thời tiết

-

Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là mơi
trường của các q trình sinh hóa cơ bản như quang hợp.

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

3


-

Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu đời như là nguồn
nhiên liệu (cối xay nước, máy hơi nước, nhà máy thủy điện) và
như là chất trao đổi nhiệt.

-

Nhà triết học người Hi Lạp Empedocles đã coi nước là một trong
bốn nguồn gốc tạo ra vật chất (bên cạnh lửa, đất, khơng khí).


II. CÁC NGUỒN NƯỚC SẠCH
II.1 Thế nào là nước sạch?
Nước được gọi là nước sạch khi nước đảm bảo các chỉ tiêu
như: nước trong, không màu, không mùi vị lạ, không chứa các
mầm bệnh và các chất độc hại

Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN QCVN 01:2009/BYT) và
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
(QCVN QCVN 02:2009/BYT).
Muốn biết nước chúng ta đang sử dụng có sạch hay khơng cần
đem nước đi phân tích, nếu đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của
Bộ Y tế thì nước được xem là sạch.
II.2 Tầm quan trọng của nước trong cuộc sống

Đối với con người: Nước có vai trị đặc
biệt quan trọng với cơ thể.
- Con người có thể nhịn ăn được vài ngày,
nhưng không thể nhịn uống nước.
- Nước là một dung mơi, nhờ đó tất cả các
chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau
đó được chuyển vào máu dưới dạng dung
dịch nước.
- Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng
lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương.
Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

4



Đối với sinh vật:
- Nước là mơi trường hồ tan chất vô cơ, là
phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ
trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh
dưỡng ở động vật.
- Nước là nguyên liệu cho cây trong quá
trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ.
- Nước cịn là mơi trường sống của rất
nhiều lồi sinh vật.
- Nước chứa trong cơ thể sinh vật ở một
hàm lượng rất cao, từ 50 ÷ 90% khối lượng cơ thể sinh vật.
Trong nông nghiệp: Tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần
nước để phát triển

Nuôi trồng thủy sản
Chăn nuôi
Trồng trọt, cấy lúa
Trong công nghiệp: nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất công
nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay
các tuabin; nước cịn là dung mơi hịa tan các chất màu, tham gia
vào các phản ứng hóa học...

Rửa rau cải

Thuỷ điện

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

5



Phản ứng hóa học

Vận chuyển hàng hố

Ngồi ra, nước cịn phục vụ cho hoạt động thương mại, du lịch,
giải trí và hỗ trợ phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới.

Thương mại

Du lịch

Giải trí

II.3 Nước mưa:

Nước mưa tương đối sạch, có thể tận dụng cho sinh hoạt của
chúng ta. Con người đã thu nước mưa từ hàng trăm năm nay để
dùng cho các sinh hoạt trong nhà, tạo cảnh quan và tưới vườn,
tưới ruộng …
Nước mưa có thể đáp ứng đến 65% nhu cầu nước dùng trong
nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn về sức khỏe, không nên sử dụng
nước mưa để uống trực tiếp và không nên thu nước mưa ở những
cơn mưa đầu mùa.

Nước mưa trong sinh hoạt

Thu nước mưa ở nông thôn


Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

6


II.4 Các nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai
II.4.1 Nước dưới đất (nước ngầm)

Tiềm năng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh: 5.039.300m3/ngày;
hiện trạng khai thác nước dưới đất: 1.235.600m3/ngày; tỉ lệ khai
thác so với tiềm năng đạt 24,52%.
II.4.2 Nước mặt

Tiềm năng nguồn nước mặt: Hệ thống sông Đồng Nai, cũng
như tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khá phong
phú. Tổng lượng nước nội sinh trong tỉnh Đồng Nai xấp xỉ 6 tỷ m3
và lượng nước ở các tỉnh lân cận chảy vào khoảng 18 tỷ m3.
II.4.3 Một số nhà máy cấp nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:

1. Nhà máy nước Thiện Tân giai đoạn 1 công suất 100.000
m3/ngày.đêm.
2. Nhà máy nước Biên Hịa cơng suất 36.000 m3/ngày đêm.
3. Nhà máy nước Long Bình cơng suất 30.000 m3/ngày đêm.
4. Nhà máy nước Nhơn Trạch ( khai thác nước dưới đất),công
suất 10.000m3/ngày đêm.
5. Nhà máy nước Vĩnh An công suất 2.000 m3/ngày đêm.
6. Nhà máy nước Long Khánh công suất 7.000 m3/ngày đêm.
7. Nhà máy nước Xuân Lộc công suất 3.000 m3/ngày đêm.


Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

7


III. VẤN ĐỀ VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI và TẠI VIỆT NAM
III.1 Trên thế giới

 Khan hiếm nguồn nước hợp vệ sinh đang trở thành vấn nạn
toàn cầu.
 Các chuyên gia dự báo, trong một thời gian ngắn nữa, sự khan
hiếm nước sẽ tới giới hạn đầy kịch tính. Tình trạng này sẽ làm
thiếu 50% tổng lượng nước ngọt cần thiết vào năm 2040. Nói
cách khác, 9,5 tỷ người phải chia sẻ một lượng nước bằng lượng
nước mà hơn 6 tỷ người hiện nay đang sử dụng.
 Năm 2013, tại Hội nghị về nguồn nước hợp vệ sinh tại thành
phố Bonn ( nước Đức), các nhà khoa học cảnh báo sẽ có hơn
4,5 tỉ người dân trên thế giới (tương ứng 50% dân số thế giới)
có thể đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt vào năm 2050.
 Có nhiều nguyên nhân tác động đến nguồn nước như: khí hậu
thay đổi, môi trường ô nhiễm, lạm dụng nguồn nước và quản
lý yếu kém.
 Chất thải phân bón nơng nghiệp chứa nitơ đã gây ra hơn
200 “vùng chết” tại các biển và cửa sông.
 Dân số tăng nhanh cũng đẩy mức cầu vượt cung về nước.
 Các nước phát triển cũng sẽ không thể tránh khỏi nguy cơ
thiếu nước.
III.2 Tại Việt Nam
Thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài ngunvà Mơi trường (năm 2012)


 Trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn
nước và điều kiện vệ sinh kém
 Hàng năm có gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới,
ngun nhân chính bắt nguồn từ ơ nhiễm môi trường nước.
Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

8


 Tốc độ đơ thị hóa tăng, dân số phát triển, khai thác và sử dụng
không hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên … gây ra tình
trạng khan hiếm nước.
Một số hình ảnh về khan hiếm nước:

Người phụ nữ đang vận chuyển
nước trong một trận lũ tại một
khu nằm ở phía Bắc Thủ đơ
Manila của Philippines

Hố nước ở làng Jabal alZaweya, thuộc vùng Sarjeh,
thành phố Idlib, Syria..

Nguồn nước sử dụng của người Người dân tỉnh Yunnan, Trung
Yemen chỉ bằng 2% so với mức Quốc đang gánh nước từ giếng
trung bình trên thế giới.
về làng do hạn hán kéo dài.

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai


9


Người dân thơn Gia Răng, xã
Khánh Thành (Khánh Hịa)
hằng ngày lấy nước từ con suối
chảy qua thôn về sử dụng.

Thiếu nước sạch sinh hoạt, hàng
ngày bà con ở Hang Còi (bản Đá
Cịi – Quảng Bình) phải xuống
khe suối lấy nước về dung.

Bể trữ nước ăn của đồng bào Mông
trên vùng cao nguyên đá.

Cảnh lấy nước ngọt ở phá
Tam Giang (Huế).

Người J`rai ở xã Ia Le, huyện Chư
Pưh, Gia Lai đào hố ven suối để
lấy nước ăn.

Khan hiếm nước ngọt, người
dân ở xã đảo Nam Du (tỉnh
Kiên Giang) đi mua nước
ngọt với giá 100.000 đồng/m³

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai


10


IV.

TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

IV.1 Định nghĩa

Theo Luật Tài nguyên nước: “Nước dưới đất là nước tồn tại
trong các tầng chứa nước dưới đất”.
IV.2 Sự hình thành nước dưới đất

Nước dưới đất chủ yếu là do nước trên bề mặt ngấm xuống đất, do
nước không thể ngấm qua tầng đá mẹ nên nước sẽ tập trung trên
bề mặt, tùy thuộc vào kiến tạo địa chất sẽ hình thành nên các hình
dạng khác nhau; khi nước tập trung nhiều sẽ bắt đầu di chuyển và
liên kết với các khoang, túi nước khác, dần dần hình thành mạch
nước dưới đất lớn hoặc nhỏ. Tuy nhiên việc hình thành nước dưới
đất phụ thuộc vào lượng nước ngấm xuống, phụ thuộc vào lượng
mưa và khả năng trữ nước của đất.
IV.3 Sự vận động của nước dưới đất:

Sự chuyển động của nước bên dưới mặt đất phụ thuộc vào độ
thấm (nước thấm khó khăn hay dễ dàng) và khe rỗng của đá bên
dưới mặt đất (số các khe hở trong vật liệu). Nếu các lớp đá cho
phép nước chảy qua nó tương đối tự do thì nước dưới đất có thể di
chuyển được những khoảng cách đáng kể trong thời gian vài
ngày. Nhưng nước dưới đất cũng có thể thấm sâu hơn vào các
tầng nước dưới đất sâu, ở đó nó sẽ mất hàng ngàn năm để di

chuyển trở lại vào mơi trường.
Hình 3.
Chuyển động
của nước
dưới đất bên
dưới mặt đất.

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

11


V. CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC - WQI
Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là một chỉ số được
tính tốn từ các thơng số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô
tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn
nước đó; được biểu diễn qua một thang điểm.
 Với mục đích:
- Đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát;
- Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ
phân vùng chất lượng nước;
- Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn
giản, dễ hiểu, trực quan;
- Nâng cao nhận thức về chất lượng môi trường nước.
Các thông số được sử dụng để tính WQI thường bao gồm các
thơng số: DO, nhiệt độ, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4, TSS, độ
đục, Tổng Coliform, pH. Sau khi tính tốn WQI đối với từng
thơng số nêu trên, tính tốn WQI cho từng điểm quan trắc. Sau đó,
sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh
giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá; cụ thể như sau:


( Nguồn: Quyết định số 879 /QĐ-TCMT năm 2011 – Tổng cục Môi trường)
Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

12


VI. Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG NƯỚC
VI.1 Định nghĩa

Ơ nhiễm mơi trường nước là sự thay đổi thành phần và chất
lượng nước khơng đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác
nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu
đến đời sống con người và sinh vật.
VI.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
VI.2.1 Nguồn gây ô nhiễm nước mặt

Nguồn tự nhiên: do đặc tính địa chất của nguồn nước (ví
dụ: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhơm,
sunfat; nước lấy từ lịng đất thường chứa nhiều canxi; …)
Nguồn nhân tạo: do hoạt động của con người.

(Nguồn: />Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

13


VI.2.2 Nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất

Nước dưới đất là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều

quốc gia và nhiều vùng dân cư trên thế giới. Do vậy, ơ nhiễm
nước dưới đất có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường
sống của con người.
- Nguồn tự nhiên: Do đặc điểm các thành tạo địa chất (vùng ven
biển thường chứa nhiều sắt, mangan; vùng có cấu trúc karst
nước ngầm thường bị nhiễm vôi; do đất nhiễm phèn, As …)
- Nguồn nhân tạo: Nước bị ô nhiễm bởi kim loại nặng, vi sinh vật,
thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, cơng nghệ khai thác
nước ngầm, độ trong sạch của nước mưa, tồn dư chất độc chiến
tranh, do tác động của tốc độ đô thị hóa, do nhu cầu khai thác
nước phục vụ ni trồng thủy sản ven bờ ……

( Nguồn: )

Hậu quả khai thác quá mức
Làm giảm lượng
nước dưới đất

Nước mặn sẽ xâm
nhập vào các giếng
khoan
Gây ơ nhiễm nghiêm
Dẫn đến tình trạng lún,
trọng cho nguồn nước
sụt trên bề mặt.
ngầm

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

14



VII. HÀNH ĐỘNG GIÚP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC,
SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ TIẾT KIỆM NGUỒN NƯỚC
VII.1 Bảo vệ nguồn nước

Không: xả rác ra
sơng, rạch

Khơng: lấn chiếm
dịng chảy

Khơng: súc rửa các
thùng, chai bẩn

Khơng: đào giếng
ngồi ruộng

Khơng: xả nước thải
chăn ni xuống nước

Không: tắm, giặt ở
nguồn nước chung

Nên: Nạo vét kênh
rạch, khơi thơng
dịng chảy

Nên: Sử dụng nước
tiết kiệm


Nên: Tham gia các
phong trào BVMT
nước

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

15


VII.2 Sử dụng hợp lý nguồn nước

“Sử dụng hợp lý nguồn nước là không làm ô nhiễm và cạn kiệt
nguồn nước”
-

Sử dụng nước vừa đủ, khơng lãng phí và sử dụng các cơng nghệ ít
nước hơn cho các hoạt động trong gia đình, sản xuất nơng nghiệp,
cơng nghiệp và tại những nơi cơng cộng

-

Tùy theo mục đích sử dụng mà ta có thể dùng các nguồn nước có
chất lượng phù hợp.
+ Nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt vệ sinh cá nhân, sản xuất
thực phẩm, các ngành sản xuất cần nước tinh sạch: sử dụng nước
sạch từ các công ty cấp nước, nước giếng hoặc nước sông đã xử lý
đạt tiêu chuẩn.
+ Nước dùng tưới cây, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh chuồng
trại…: có thể sử dụng nước giếng, nước sông rạch hoặc tận dụng

nước thải đã qua xử lý.
VII.3 Tiết kiệm nguồn nước

Chúng ta nên làm gì để tiết kiệm nước sạch ở trường, ở nhà?
 Khóa nước khi khơng sử dụng
 Kiểm tra và khắc phục rị rỉ nước trong nhà
 Mở nước vừa phải khi cần rửa tay, rửa
mặt

mặt

 Khơng bỏ rác vào bồn cầu, vì như vậy sẽ
tốn một lượng nước lớn để xả trôi rác đó
đi. Dùng loại bồn cầu tiết kiệm nước (2
chế độ xả)
 Không vứt rác lung tung trên đường phố,
xuống ao hồ gần trường, gần nhà
Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

16


 Khi rửa rau hay bát đĩa, hãy rửa vào thau.
Hạn chế rửa dưới vòi nước chảy. Dùng
nước rửa rau lần cuối để rửa bát đĩa
 Hạn chế tắm bồn, hãy sử dụng vòi sen.
Dùng vòi sen loại tiết kiệm nước. Lưu ý
chỉ mở vòi hoa sen khi cần dùng đến
 Khi đánh răng, khóa vịi nước sau khi thấm
ướt bàn chải, dùng cốc để súc miệng

 Sử dụng máy giặt theo công suất lớn nhất của
máy; điều chỉnh mức nước phù hợp với khối
lượng quần áo cần giặt.
 Quét sân, vỉa hè. Khơng rửa bằng vịi
phun nước. Rửa xe bằng cách múc nước
bằng gáo, khơng dùng vịi phun. Nên kết
hợp rửa xe và rửa sân.
 Tưới cây vào sáng sớm hay chiều tối, tránh tưới
khi trời gió để giảm lượng nước thất thoát do
bay hơi. Dùng nước hồ, nước mưa, nước vo gạo
… để tưới cây thay cho nước máy.
 Trồng các loại cây ít cần tưới nước, các
loại cây chịu hạn, phù hợp với khí hậu
địa phương.
 Phủ mùn xung quanh cây để giữ độ ẩm
cho đất, làm chậm sự thoát hơi nước và hạn
chế sự phát triển của cỏ dại.


“Tiết kiệm nước chính là tiết kiệm
tiền bạc và tiết kiệm cho chính
tương lai của chúng ta” .

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

17


MỤC LỤC
I.


NƯỚC- SỰ SỐNG CỦA HÀNH TINH XANH................... 1

I.1
I.2
I.3
I.4
II.

Trái đất là hành tinh xanh .................................................... 1
Vịng tuần hồn nước ........................................................... 1
Sự phân bổ nước trên trái đất ............................................... 2
Vai trò của nước trong cuộc sống ........................................ 3
CÁC NGUỒN NƯỚC SẠCH ................................................ 4

II.1 Thế nào là nước sạch?.......................................................... 4
II.2 Tầm quan trọng của nước trong cuộc sống.......................... 4
II.3 Nước mưa: ........................................................................... 6
II.4 Các nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai .......................................................................... 7
III. VẤN ĐỀ VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI và
TẠI VIỆT NAM................................................................................ 8
III.1
Trên thế giới ..................................................................... 8
III.2
Tại Việt Nam .................................................................... 8
Một số hình ảnh về khan hiếm nước: ............................................. 9
IV. TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT .................................... 11
IV.1
Định nghĩa ...................................................................... 11

IV.2
Sự hình thành nước dưới đất .......................................... 11
IV.3
Sự vận động của nước dưới đất: ..................................... 11
V.
CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC - WQI ............................ 12
VI.

VI.1
VI.2

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC .................................... 13

Định nghĩa ...................................................................... 13
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ............................ 13

VII. HÀNH ĐỘNG GIÚP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC, SỬ
DỤNG HỢP LÝ VÀ TIẾT KIỆM NGUỒN NƯỚC.................... 15

VII.1
VII.2
VII.3

Bảo vệ nguồn nước ......................................................... 15
Sử dụng hợp lý nguồn nước ........................................... 16
Tiết kiệm nguồn nước .................................................... 16

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

18



Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

19



×