Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Chiến lược phát triển thành phố: Từ tầm nhìn tới tăng trường và xóa đói giảm nghèo pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.61 KB, 9 trang )

CHIẾN LƯƠC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ
Từ tầm nhìn tới tăng trưởng và xóa ₫ói giảm nghèo



PHIÊN HỌP TOÀN THỂ IV:
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ VIỆC LÀM



ĐÀO TẠO NHÂN LỰC VỚI TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM




PGS.TS.KTS. Trần Trọng Hanh
Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội





24 — 26 tháng 11 năm 2004
Hà Nôi, Viêt Nam
Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo
24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam

Phiên hop toàn thể IV: Tăng trưởng kinh tế và viêc làm Trần Trong Hanh- 1
I. Ý nghĩa của vấn đề
(1) Nguồn nhân lực là mục tiêu, động lực và nhân tố quyết định sự phát triển đô thị.


Trong đô thị, con người giữ vai trò là chủ thể của môi trường, người tiêu dùng (thị
trường) và lực lượng lao động. Mục đích quan trọng nhất của phát triển đô thị là tạo
lập môi trường sống thích hợp cho sự phát triển con người và vì con người.
(2) Đào tạo nguồn nhân lực là một trong ba chính sách “trụ cột” đảm bảo cho đô thị
phát triển bền vững, đó là:
• Chính sách kinh tế;
• Chính sách xã hội;
• Chính sách môi trường.
Trong đó, chính sách xã hội là “cầu nối” giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
và công bằng xã hội, là công cụ hữu hiệu để định hướng XHCN ở Việt Nam.
(3) Thế kỷ 21, khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất quyết định sự tăng
trưởng và phát triển đô thị.
Ngành kinh tế tri thức trở thành tiền đề tổ chức không gian, môi trường sống đô thị hiện
đại, do đó đào tạo nguồn nhân lực trở thành nhiệm vụ cốt lõi và nhu cầu bức xúc.
(4) Trong đô thị, đào tạo nguồn nhân lực phải hướng tới các nhu cầu của xã hội:
• Giáo dục phổ thông.
• Tạo ra một đội ngũ lao động trí thức có trình đô cao và đội ngũ công nhân, kỹ
thuật có chất lượng.
• Tăng cường năng lực cho chính quyền đô thị.
• Giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng.
• Phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho người nghèo.
(5) Đào tạo nguồn nhân lực luôn được sự quan tâm đặc biệt của Việt Nam và các quốc
gia khác:
• Nghị Quyết TW2 (khoá VIII) của Đảng cộng sản Việt Nam.
• Quốc Hội Khoá X: Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông Nghị quyết 41/2000/QH10 về thực hiện phổ cập THCS.
• Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 của Chính phủ CHXHCN Việt Nam.
• Kế hoạch hành động cấp khu vực về đô thị hoá và Thái Bình Dương.
• Các chiến lược phát triển đô thị của nhiều quốc gia trên thế giới.
Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo

24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam

Phiên hop toàn thể IV: Tăng trưởng kinh tế và viêc làm Trần Trong Hanh- 2
II. Tăng trưởng đô thị và nguồn nhân lực cho các đô thị việt Nam
1. Tăng trưởng đô thị
(1) Tăng trưởng đô thị được hiểu đầy đủ là sự gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và
không gian.
Chủ đề của tham luận này là tăng dân số và phát triển nguồn nhân lực ở đô thị.
(2) Trong những năm gần đây, mạng lưới đô thị Việt Nam đã không ngừng được mở
rộng và phát triển gồm 656 đô thị, trong đó có 2 thành phố loại đặc biệt, 2 thành phố
loại I, 12 đô thị loại II, 13 đô thị loại III, 50 đô thị loại IV và 570 đô thị loại V.
Theo cấp quản lý đô thị, cả nước có 4 thành phố trực thuộc TW, 82 thành phố, thị xã
thuộc tỉnh, còn lại là thị trấn thuộc huyện. Trên địa bàn cả nước đã và đang thành lập
trên 90 khu CN tập trung, 22 đô thị mới 18 khu và kinh tế cửa khẩu.
(3) Dân số đô thị liên tục gia tăng từ 11,87 triệu người năm 1986 lên 12,89 triệu người
năm 1995, 18,81 triệu người năm 2000, 19,48 triệu người năm 2001 và khoảng 20
triệu người năm 2003, nâng tỷ lệ đô thị hoá cả nước từ 19,3% (1986) lên trên 25%
(2003).
(4) Tăng trưởng dân số đô thị Việt Nam là kết quả của quá trình tăng dân số tự nhiên
và tăng dân số cơ học dưới sự tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 1990, tỷ lệ tăng trưởng dân số đô thị là 2,41%, năm 1995 là 3,55% và năm 2001
là 5,07%.
Mức tăng trưởng trung bình của dân số đô thị của Việt Nam trong những năm gần đây
đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình của các nhóm nước có thu nhập trung bình thấp
(Bảng II.1.1).
Bảng II.1.1 Tỷ lệ đô thị hóa của các nước
Tỷ lệ đô thị hoá
(%)
Tỷ lệ tăng dân số (%)
TT


Nhóm nước
1985 1989 1967-1980 1980-1989
1 Nhóm nước thu nhập thấp. 27 36 3,5 -
2
Nhóm các nước có thu nhập trung bình
thấp
40 53 3,7 3,5
3
Nhóm các nước có thu nhập trung bình
cao.
44 66 4,1 3,1
4 Nhóm các nước có thu nhập cao 71 77 1,4 0,9
Nguồn: Báo cáo NHTG – 1991
Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo
24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam

Phiên hop toàn thể IV: Tăng trưởng kinh tế và viêc làm Trần Trong Hanh- 3
2. Nguồn nhân lực cho đô thị Việt Nam.
(1) Thống kê dân số 1979 - 1999 cho thấy, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với
tổng dân số ngày càng tăng từ 48,5% năm 1979 lên 60,7% năm 1999 (Bảng II.2.1).
Bảng II.2.1 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động
Năm Tổng dân số
(1000 người)
Dân số trong độ tuổi lao
động (1000 người)
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động
so với tổng dân số
1979
1989

1994
1999
52.748
64.376
71.111
76.328
25.509
33.498
37.689
46.331
48.5
52.0
53.0
60.7
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 1981&1991, 1995. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999
(2) Kết quả tổng điều tra dân số năm 1979, 1989 và 1990 (Tổng cục Thống kê, 1981,
1991, 2002) cho thấy trong giai đoạn 1979 - 1989 trung bình hàng năm Việt Nam có
khoảng 1,35 triệu người gia nhập nguồn nhân lực và khoảng 350.000 người về hưu và
lao động trong độ tuổi lao động tăng trung bình 1 triệu người mỗi năm. Đối với giai
đoạn 1989 - 1994, con số tương đương là 1,45 triệu người, 380.000 nghìn người và
1,07 triệu người. Trong giai đoạn 1995 - 2000 các con số trên đạt tới 1,7 triệu người,
500.000 người và 1,2 triệu người.
(3) Nguồn nhân lực trên là tiềm năng thực tế. Tại khu vực đô thị tỷ lệ thất nghiệp còn
chiếm tỷ lệ cao: Năm 1996 là 5,88%, năm 1998 là 6,84%, năm 1999 là 7,40%, năm
2000 là 6,44% và năm 2001 là 6,28%.
III. Nhu cầu và định hướng đào tạo nguồn nhân lực với tầm nhìn “Chiến lược phát
triển đô thị Việt Nam”
1. Nhu cầu lao động
(1) Lao động hay còn là dân số hoạt động kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ tham
gia lao động của dân cư ở các ngành kinh tế. Theo phương pháp dự báo dân số cổ

điển thì lao động đô thị tham gia chủ yếu vào các cơ sở sản xuất, tạo ra những sản
phẩm vượt ra ngoài biên giới đô thị được gọi là “lao động cơ bản”, còn lao động làm
việc để cung cấp dị
ch vụ cho lao động cơ bản được gọi là lao động dịch vụ.
Quan niệm này trong điều kiện kinh tế thị trường không còn mấy phù hợp. Nguồn lao
động của đô thị bao gồm toàn bộ dân số tích cực tham gia hoạt động kinh tế, được phân
bổ trong các ngành sản xuất vật chất và các ngành sản xuất phi vật chất (Hình III.1.1).
Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo
24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam

Phiên hop toàn thể IV: Tăng trưởng kinh tế và viêc làm Trần Trong Hanh- 4
Hình III.1.1 Cấu trúc dân số đô thị



















(2) Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, cho thấy nhu cầu lao động
đô thị Việt Nam cần được đào tạo, được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế với tỷ
lệ dân số tích cực chiếm khoảng 50 -52% như sau (Bảng III.1.1).
Bảng III.1.1 Nhu cầu lao động
Năm Tổng dân số
(1000 người)
Dân số trong độ tuổi
lao động (1000 người)
Lao động xã hội
(1000 người)
2000
2005
2010
2020
18805,3
21000,0
30400,0
46000,0
9.967
10.920
15.200
23.000
9.469
10.480
14.440
21.850

Dân số
đô thị


Dân số sau
độ tuổi lao động

Dân số trong độ tuổi lao
động (nguồn nhân lực)

Dân số trước
độ tuổi lao động

Dân số
tích cực
Lao động trong các ngành
sản xuất vật chất (A)
Tổng nhu cầu lao động
đô thị (A + B)
Lao ông trong cac nganh
không san xuât vËt chÊt (B)
Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo
24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam

Phiên hop toàn thể IV: Tăng trưởng kinh tế và viêc làm Trần Trong Hanh- 5
Ngoài lực lượng lao động trên, dân số thất nghiệp chiếm từ 5-8% cũng phải được đào
tạo để giúp họ hội nhập cộng đồng.
2. Những đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực đô thị ở Việt Nam.
(1) Nguồn nhân lực dồi dào và tăng nhanh
Nguồn nhân lực của Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới và đứng thứ 2 ở ASEAN.
Nguồn nhân lực của Việt Nam tiếp tục tăng nhanh xấp xỉ bằng 3% hàng năm, ở khu
vực đô thị khoảng 6%.
(2) Nguồn nhân lực ở Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp phần lớn là lao
động thủ công, không qua đào tạo. Số người đào tạo từ công nhân kỹ thuật trở lên chỉ

đạt 10% tổng lao động xó hội.
(3) Cơ cấu nguồn nhân lực của Việt Nam cũn lạc hậu. Trong phạm vi cả nước, lao
động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Trong khu vực đô thị, tỷ lệ lao động thuộc khu
vực sản xuất vật chất thuộc Khu vực I và Khu vực II cũng vượt trội so với tỷ lệ lao
động thuộc khu vực III. (Các ngành sản xuất phi vật chất).
3. Những vấn đề chủ yếu đối với việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam.
(1) Đào tạo chưa gắn với thị trường lao động: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ kỹ
thuật chuyên môn và giữa các loại kỹ thuật, chuyên môn còn mất cân đối nghiêm
trọng
(2) Chất lượng đào tạo còn bất cập, thiếu chuẩn mực về chất lượng đào phù hợp với
từng hoàn cảnh và điều kiện.
(3) Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý chưa ngang tầm, trong đó có nguyên nhân
của việc tuyển dụng, đào tạo và bổ nhiệm.
(4) Chương trình, nội dung đào tạo còn nặng về hình thức, chưa tham gia vào quá
trình hội nhập quốc tế
.
(5) Việc xây dựng thương hiệu của các cơ sở đào tạo chưa được coi trọng
(6) Cơ chế tự chủ của các trường cũng hạn chế, đặc biệt là tự chủ tài chính, kế hoạch
đào tạo và biên chế nhân sự.
(7) Phân bố các trung tâm đào tạo còn phân tán. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nguồn
nhân lực còn yếu kém nhưng Nhà nước cũng thiếu cơ chế tạo nguồn lực phát triể
n.
4. Những định hướng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển đô thị
(1) Cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam (Hình III.4.1).

Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo
24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam

Phiên hop toàn thể IV: Tăng trưởng kinh tế và viêc làm Trần Trong Hanh- 6
Bảng III.4.1 Hệ thống giáo dục của Việt Nam


(2) Đào tạo các loại nguồn nhân lực cho khu vực đô thị.
• Đào tạo đội ngũ chuyên gia, công nhân kỹ thuạt có chất lượng và cơ cấu phù
hợp với thị trường lao động đô thị gồm.
- Các nhà khoa học đầu ngành (có trình độ cao) giữ vai trò nòng cốt các
ngành khoa học.
- Các kỹ sư nắm bắt và điều khiển các công nghệ hiện đại, đặc bi
ệt trong
- Các ngành kinh tế mũi nhọn.
- Các nhà quản lý kinh doanh có năng lực.
- Đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.
- Đào tạo đội ngũ huấn luyện, CBGD (đào tạo máy cái).
• Đào tạo và bồi dưỡng tăng cường năng lực cho chính quyền các đô thị mỗi cấp
gồm:
- HĐND & UBNN của các đô thị các cấp.
- Các chuyên gia quản lý đô thị thuộc các lĩnh vực chuyên ngành.
Tiến sỹ Thạc sỹ
Đại học
(4-5năm)
Cao đẳng
(3năm)
Phổ thông
Trung học
(3 năm)
Trung học
Chuyên
nghiệp (4năm)
Trung cấp
dạy nghề
(3-4năm)

Đào tạo nghề
(1-2năm)
Trung học phổ thông
(4 năm)
Trung học dạy nghề
Tiểu học (5 năm)
Mẫu
g
iáo (3-5tuổi)
Nhà trẻ (3tuổi)
Dạy nghề
Đào tạo thường xuyên
Giáo dục đại học
18 tuổi
15 tuổi
11 tuổi
6 tuổi
3-4 tuổi
Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo
24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam

Phiên hop toàn thể IV: Tăng trưởng kinh tế và viêc làm Trần Trong Hanh- 7
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đang được Bộ Nội vụ giao nhiệm vụ xây
dựng chương trình khung đào tạo lĩnh vực này.
Trong đào tạo lưu ý coi trọng bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng và thái độ ứng
xử để cán bộ thuộc chính quyền đô thị có đủ năng lực đảm nhiệm được các
nhiệm vụ quản lý và phát triển đô thị theo công thức sau:


• Bồi dưỡng kiến thức và tăng cường cung cấp thông tin cho cộng đồng, nhằm

phát huy dân chủ và tính tích cực của dân cư trong việc tham gia các hoạt
động quản lý Nhà nước.
• Đầu tư đào tạo vào nguồn nhân lực đối với người có thu nhập thấp, góp phần
xoá đói, giảm nghèo của khu vực đô thị.
Ngoài những điều kiện tồi tệ về nhà ở và môi trường và sự thiếu vốn đầu tư, người
nghèo còn bị hạn chế bởi điều kiện phát triển nguồn nhân lực.
Trở ngại chủ yếu phát triển nguồn nhân lực đối với người nghèo là không được
tiếp nhận những điều kiện giáo dục từ cơ bản đến nghề nghiệp và kinh doanh,
cũng như những điều kiện chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng.
Phát triển nguồn nhân lực cũng bao hàm việc tạo điều kiện cho người nghèo dễ
dàng tiếp nhận các thông tin về quyền hạn, luật pháp và thị trường.
Để giải quyết việc này, Nhà nước cần tạo điều kiện phát triển các trường lớp dạy nghề
dành cho người nghèo, để mỗi người nghèo có một chứng chỉ hành nghề.
(3) QH phất triển mạng lưới Trường gắn với 10 vùng đô thị hoá và chiến lược phát triển
đô thị. Có cơ chế chính sách thích hợp tạo điều kiện cho các Trường phát triển tự chủ.
IV. Kết luận & kiến nghị
(1) Đạo tạo nhân lực là chính sách xã hội, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến
lược phát triển đô thị quốc gia.
(2) Tăng trưởng và phát triển đô thị quyết định quy mô, nhu cầu đào tạo nguồn nhân
lực cho khu vực đô thị.
(3) Đào tạo nguồn nhân lực phải hướng tới giải quyết 3 tồn tại: Thiếu về số lượng;
yếu về chất lượng và bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cấp bậc.
(4) Định hướng đào tạo nguồn nhân lực đô thị cần lưu ý 4 loại hình chủ yếu sau:
• Đào tạo đội ngũ chuyên gia và đội ngũ công nhân kỹ thuật các cấp bậc.
• Đào tạo tăng cường năng lực chính quyền đô thị.
Năng lực = Kiến thức + kỹ năng sáng tạo + thái độ ứng xử trước các tình huống
Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo
24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam

Phiên hop toàn thể IV: Tăng trưởng kinh tế và viêc làm Trần Trong Hanh- 8

• Đào tạo nâng cao kiến thức và tăng cường vai trò của cộng đồng, dân cư đô thị.
• Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho người nghèo trong khu vực đô thị.
(5) Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho các đô
thị, quy hoạch sắp xếp lại mạng lưới Trường gắn với chiến lược phát triển đô thị quốc
gia và QHXD các đô thị, đồng thời có cơ chế, chính sách để các trường phát triển theo
hướng tự chủ.



×