TRƯỜNG
KHOA
ĐỀ ÁN
Chiến lược thị trường đối với
sự phát triển của doanh
nghiệp
Bài tập tiểu luận
Chương I:
TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
I. VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
DOANH NGHIỆP
1. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp :
a. Khái niệm về chiến lược kinh doanh :
Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và được sử dụng đầu tiên
trong lĩnh vực quân sự để chỉ các kế hoạch lớn, dài hạn được đưa ra trên cơ sở tin
chắc cái gì đối phương có thể làm và cái gì đối phương không thể làm.Thông thường
người ta hiểu chiến lược là kế hoạch và nghệ thuật chỉ huy quân sự.
Ngày nay, thuật ngữ chiến lược được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Trong lĩnh vực kinh doanh,cũng có nhiều cách tiếp cận về chiến lược.
Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược kinh doanh được xem như tổng thể
dài hạn của một tổ chức nhằm đạt tới mục tiêu lâu dài. Nhà nghiên cứu lịch sử quản
lý, Alfred D. Chandler cho rằng “chiến lược là việc xác định các mục tiêu cơ bản dài
hạn của một doanh nghiệp và thực hiện chương trình hoạt động cùng với việc phân bổ
các nguồn lực cần thiết để đạt được những mục tiêu ấy”. Như vậy, tư tưởng của ông
thể hiện rõ chiến lược là một quá trình hoạch định có tính sáng suốt, trong đó doanh
nghiệp lựa chọn những mục tiêu cho mình, xác định chương trình hành động để hoàn
thành tốt nhất những mục tiêu đó và tìm cách phân bổ nguồn lực tương ứng. Phương
thức tiếp cận truyền thống có ưu điểm là giúp các doanh nghiệp dễ dàng hình dung ra
công việc cần làm để hoạch định chiến lược và thấy được lợi ích của chiến lược với
phương diện là kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh luôn biến
động như ngày nay cho thấy được hạn chế của cách tiếp cận truyền thống do nó
không có khả năng thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Theo cách tiếp cận hiện nay, chiến lược có thể rộng lớn hơn những gì mà doanh
nghiệp dự định hay đặt kế hoạch thực hiện. Theo quan niệm của Mintzberg, ông cho
rằng chiến lược là một mẫu hình trong dòng chảy các quyết định và chương trình
1
Bài tập tiểu luận
hành động. Mẫu hình có thể là bất kỳ kiểu chiến lược nào: chiến lược được thiết kế từ
trước hay chiến lược đột biến. Ông đưa ra mô hình:
Cách tiếp cận hiện đại giúp doanh nghiệp dễ dàng ứng phó linh hoạt trước
những biến động của môi trường kinh doanh và phát huy tính sáng tạo của các thành
viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải có trình
độ, khả năng dự báo được những điều kiện để thực hiện chiến lược và đánh giá được
giá trị của các chiến lược đột biến.
Qua các cách tiếp cận trên, ta có thể hiểu: chiến lược kinh doanh của một doanh
nghiệp là một nghệ thuật xây dựng mục tiêu dài hạn và các chính sách thực hiện nhằm
định hướng và tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đặc trưng của chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp:
- Tính định hướng dài hạn: Chiến lược kinh doanh đặt ra những mục tiêu và xác
định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ dài hạn ( 3 năm, 5 năm nhằm
định hướng hoạt động cho doanh nghiệp trong một môi trường kinh doanh đầy biến
động.
- Tính mục tiêu: chiến lược kinh doanh thường xác định rõ mục tiêu cơ bản,
những phương hướng kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ và những
chính sách nhằm thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra.
- Tính phù hợp: Điều nay đòi hỏi các doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược
kinh doanh cần phải đánh giá đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Đồng thời phải thường xuyên rà soát và điều chỉnh để phù hợp với những biến
đổi của môi trường.
- Tính liên tục: chiến lược kinh doanh phải được phản ánh trong suốt quá trình
liên tục từ khâu xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá đến điều chỉnh chiến
lược.
- Chiến lược kinh doanh trong điều kiện ngày nay không thể nào tách rời khỏi
cạnh tranh vì chiến lược kinh doanh một phàn đảm bảo cho doanh nghiệp có năng lực
canh tranh trên thị trường. Trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay, các hoạt động kinh
2
Bài tập tiểu luận
doanh đã được kết nối ở khắp nơi trên thế giới tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn
nhau. Từ đó đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành cũng
như giữa các ngành trong nền kinh tế.
b.Phân loại chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp :
Tuỳ theo các tiêu thức phân loại khác nhau mà có các loại chiến lược kinh
doanh khác nhau.
* Căn cứ vào tính thực tiễn của chiến lược kinh doanh:
- Chiến lược kinh doanh dự kiến: là sự kết hợp tổng thể của các mục tiêu, các
chính sách và kế hoạch hành động nhằm vươn tới mục tiêu dự kiến của doanh nghiệp.
Chiến lược này được xây dựng nhằm thể hiện ý chí và kế hoạch hành động dài hạn
của một doanh nghiệp do người lãnh đạo, quản lý đưa ra.
- Chiến lược kinh doanh hiện thực là chiến lược kinh doanh dự kiến được điều
chỉnh cho phù hợp với các yếu tố của môi trường kinh doanh diễn ra trên thực tế khi
tổ chức thực hiện. Chiến lược kinh doanh dự kiến sẽ trở thành chiến lược kinh doanh
hiện thực khi nhiều điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong khi thực hiện chiến lược có
khả năng phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh đã được tính đến trong chiến
lược kinh doanh dự kiến.
* Căn cứ vào cấp làm chiến lược kinh doanh:
- Chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp: là chiến lược kinh doanh tổng thể
nhằm định hướng hoạt động của doanh nghiệp và cách thức phân bổ nguồn lực để đạt
mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh cấp đơn vị kinh doanh chiến lược: nhằm xây dựng lợi
thế cạnh tranh và cách thức thực hiện nhằm định vị doanh nghiệp trên thị trường.
- Chiến lược kinh doanh cấp chức năng: là những chiến lược liên quan đến các
hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh cấp
doanh nghiệp và cấp đơn vị kinh doanh chiến lược.
* Căn cứ vào phạm vi thực hiện chiến lược kinh doanh:
3
Bài tập tiểu luận
- Chiến lược kinh doanh trong nước: là những mục tiêu dài hạn và kế hoạch
hành động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm phát triển hoạt động của mình trên thị
trường trong nước.
- Chiến lược kinh doanh quốc tế: là tổng thể mục tiêu nhằm tạo vị thế cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
* Căn cứ vào tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh:
- Chiến lược kinh doanh kết hợp, bao gồm: kết hợp phía trước, kết hợp phía sau,
kết hợp theo chiều ngang, kết hợp theo chiều dọc.
- Chiến lược kinh doanh theo chiều sâu: thâm nhập thị trường, phát triển thị
trường, phát triển sản phẩm.
- Chiến lược kinh doanh mở rộng: đa dạng hoá đồng tâm, đa dạng hoá theo
chiều ngang, đa dạng hoá hoạt đoọng theo kiểu hỗn hợp.
- Chiến lược kinh doanh đặc thù: liên doanh, liên kết, thu hẹp hoạt động, thanh
lý.
2 .Vai trò của chiến lược kinh doanh:
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại va phát
triển của mỗi doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốt
cho doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh có thể coi như kim chỉ nam dẫn đường cho
doanh nghiệp đi đúng hướng.
Trong thực tế, có rất nhiều nhà kinh doanh nhờ có chiến lược kinh doanh đúng
đắn mà đạt được nhiều thành công, vượt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế cho mình
trên thương trường.
Chiến lược kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tầm quan
trọng của nó được thể hiện ở những mặt sau:
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của mình
trong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh. Kinh
doanh là một hoạt động luôn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên
trong. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa chủ động để thích
4
Bài tập tiểu luận
ứng với những biến động của thị trường, đồng thời còn đảm bảo cho doanh nghiệp
hoạt động và phát triển theo đúng hướng. Điều đó có thể giúp doanh nghiệp phấn đấu
thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như
đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Nó giúp doanh
nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của doanh
nghiệp.
- Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp liên kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một mục đích
chung, cùng phát triển doanh nghiệp. Nó tạo một mối liên kết gắn bó giữa các nhân
viên với nhau và giữa các nhà quản lý với nhân viên. Qua đó tăng cường và nâng cao
hơn nữa nội lực của doanh nghiệp .
- Chiến lược kinh doanh là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp.
Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hưởng và
phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Chính quá
trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường.
Ngoài những yếu tố cạnh tranh như: giá cả, chất lượng, quảng cáo, marketing, các
doanh nghiệp còn sử dụng chiến lược kinh doanh như một công cụ cạnh tranh có hiệu
quả.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược thị trường:
Muốn xây dựng được chiến lược thị trường phù h cho mình, doanh nghiệp cần
phú ý phân tích các nhân tố ảnh hưởng, người ta chia chúng thành các nhóm sau:
- Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
- Nhóm nhân tố thuộc môi trường ngành.
- Đánh giá nội bộ doanh nghiệp.
a)Phân tích môi trường vĩ mô:
Môi trường vĩ mô là tổng thể các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, có ảnh
hưởng tới mức cầu của ngành và tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
5
Bài tập tiểu luận
Bao gồm các yếu tố: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lãi suất, lạm phát, tỷ giá
hối đoái, tỷ lệ thất nghiệp và chính sách tài chính- tiền tệ…
Các yếu tố của môi trường kinh tế có thể mang lại cơ hội hoặc thử thách đối với
hoạt động của một doanh nghiệp.
Nếu nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động đến việc tăng thu nhập
của các tầng lớp dân cư dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu. Điều này
dẫn tới đa dạng hoá các loại cầu và tổng cầu của nền kinh tế có xu hướng tăng. Bên
cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao, các doanh nghiệp có khả năng tăng
sản lượng và mặt hàng hiệu quả kinh doanh tăng, khả năng tăng qui mô và tích luỹ
vốn nhiều hơn. Việc này l tăng cầu về đầu tư của doanh nghiệp lớn làm cho môi
trường kinh doanh hấp dẫn hơn.
- Các nhân tố luật pháp và quản lý nhà nước:
Các nhân tố luật pháp và quản lý nhà nướccũng có tác động l đến mức độ thuận
lợi và khó khăn của môi trường. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay
không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế.
Việc ban hành hệ thống luật pháp đưa vào đời sống và chất lượng hoạt động của
các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tốt là điều kiện đảm bảo môi trường kinh
doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh
và ngược lại.
Ngoài việc hiểu và thực hiện theo đúng chính sách, luật pháp của nhà nước các
doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh và ngược lại.
- Các nhân tố kỹ thuật- công nghệ.
Trong xu thế toàncầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng mọi
lĩnh vực kỹ thuật- công nghệ đều tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của mọi doanh nghiệp có liên quan. Kỹ thuật - công nghệ phát triển làm cho
vòng đời sản phẩm có xu hướng ngày càng ngắn lại. Do vậy, việc nghiên cứu, nắm
bắt và ứng dụng tốt công nghệ là điều kiện quyết định để nâng cao khả năng cạnh
tranh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kỹ thuật- công nghệ mới thúc đẩy hoạt
6
Bài tập tiểu luận
động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển theo hướng tăng nhanh tốc độ, đảm bảo
sự ổn định bền vững trong hoạt động kinh doanh và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên,
khi nghiên cứu để ứng dụng khoa học công nghệ, các doanh nghiệp cần phảI chú ý tới
xu thế ảnh hưởng của nó đối với các ngành và các doanh nghiệp là khác nhau nên
phảI phân tích kỹ tác động trực tiếp của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Các nhân tố văn hóa - xã hội: văn hóa - xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp
song cũng rất sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố
này tác động mạnh tới cầu trên thị trường.
Ngoài ra, văn hóa - xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành môi
trường văn hóa doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần hiểu biết rõ về môi trường
văn hóa - xã hội mà mình đang hoạt động.
- Các nhân tố tự nhiên:
Các nhân tố tự nhiên bao gồm: các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, các điều
kiện về địa lý… ảnh hưởng tới nguồn lực đầu vào đối với các nhà sản xuất và vấn đề
tiêu thụ sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp.
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau, cường độ khác nhau
với từng doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau và nó tác động đến doanh nghiệp
theo cả hai xu hướng : tích cực và tiêu cực. DO vậy, tìm hiểu và nắm rõ đặc điểm của
các yêú tố tự nhiên sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xây dựng kế
hoạch sản xuất và kinh doanh của mình.
a) Phân tích môi trường ngành:
Môi trường ngành bao gồm các yêú tố trong ngành hay các yêú tố ngoại cảnh.
Các yêú tố này quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành. Theo Michael
E. Poter thì vấn đề cốt lõi nhất khi phân tích môi trường ngành bao gồm:
- Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong ngành.
- Khả năng cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn.
- Mức độ cạnh tranh của các sản phẩm thay thế.
7
Bài tập tiểu luận
- Sức ép của khách hàng.
- Sức ép của nhà cung ứng.
Cường độ tác động của 5 yêú tố này thường thay đổi theo thời gian và ở những
mức độ khác nhau. Mỗi tác động của một trong những yêú tố trên đều ảnh hưởng
trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân tích, thoe dõi và nắm bắt
đầy đủ các yêú tố trên giúp các doanh nghiệp nhận biết được những thời cơ và thách
thức để từ đố đưa ra được những đối sách chiến lược phù hợp.
b) Đánh giá nội bộ doanh nghiệp:
Đánh giá nội bộ doanh nghiệp là việc phân tích thực trạng nguồn lực của doanh
nghiệp nhằm thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Để từ đó doanh nghiệp
có thể tận dụng, phát huy điểm mạnh và tìm cách khắc phục yếu điểm của doanh
nghiệp. Khi phân tích thực trạng doanh nghiệp, ta đi dâu vào phân tích: hoạt động tài
chính, tình hình sản xuất, nguồn nhân lực, hoạt động marrketing, nghiên cứu và phát
triển, cơ cáu tổ chức…
8
Bài tập tiểu luận
Chương II
THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA
TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI :
Tổng công ty thương mại Hà Nội - tên giao dịch thương mại HAPRO là doanh
nghiệp nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con được thành lập
theo quyết định số 125/2004/QĐ - UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 18/8/2004.
Công ty mẹ - Tổng công ty thương mại Hà Nội được hình thành trên cơ sở tổ chức lại
công ty sản xuất - dịch vụ & xuất nhập khẩu ( XNK ) Nam Hà Nội (Hapro) & các
công ty con là công ty TNHH một thành viên, các công ty cổ phần & các công ty liên
doanh, liên kết.
Tiền thân của công ty mẹ Hapro là Ban đại diện phía Nam thành lập vào tháng
7 năm 1991 thuộc liên hiệp sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hà
Nội trong điều kiện có vốn, không có cơ sở vật chất và một số ít cán bộ, chưa có thị
trường.
Tháng 4 năm 1992 Ban đại diện được đổi thành "Chi nhánh sản xuất, dịch vụ
và xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp" thuộc liên hiệp với tên giao dịch Haprosimex
Sài gòn có trụ sở tại 149 Lý Chính Thắng - Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
Haprosimex là đơn vị hạch toán kế toán độc lập có tài khoản 8 con dấu riêng. Tháng
12/1998 chi nhánh đã có số cán bộ công nhân viên 120 người, có thị trường xuất khẩu
tại 36 nước.
* Năm 1999 chi nhánh công ty sản xuất - XNK tổng hợp Hà Nội sát nhập với
Xí Nghiệp phụ tùng xe đạp, xe máy Lê Ngọc Hân thuộc LIXEHA tại quyết định số
07/QĐ - UB ngày 2/01/1999 của UBND Thành phố Hà Nội & đổi tên thành công ty
sản xuất - XNK Nam Hà Nội lấy tên giao dịch là Haprosimex Saigon đặt trụ sở chính
tại 28b Lê Ngọc Hân & có văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
* Năm 2000, nhận sát nhập công ty ăn uống dịch vụ Bốn Mùa theo quyết định
số 6908/QĐ - UB ngày 12/12/2000 của UBND thành phố Hà Nội, chuyển trụ sở về
9
Bài tập tiểu luận
38-40 Lê Thái Tổ. Trong thời gian này, để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty,
ban lãnh đạo công ty đã mở rộng thêm một số hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như
việc thành lập Trung tâm dịch vụ Bốn mùa & Trung tâm dịch vụ và cung ứng lao
động Hà Nội.
* Đến ngày 20/03/2003 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 1757/QĐ -
UB về việc sát nhập nguyên trạng Xí Nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng vào công ty
Hapro nhằm góp phần thực hiện dự án xây dựng Cụm Công nghiệp thực phẩm Hà
Nội.
Công ty đã ba lần nhận vốn nhà nước tại các công ty cổ phần : Công ty Cổ phần
Simex 7,8 tỷ đồng ( ngày 10/12/2002 ), Cổ phần sứ Bát Tràng 1,22 tỷ đồng (ngày
22/7/2003 ), Công ty Cổ phần Thăng Long(ngày 23/10/2003 ).
Sau ba lần sát nhập và ba lần nhận vốn, cơ cấu tổ chức của công ty ngày càng
lớn mạnh. Hơn nữa, công ty mẹ - Hapro còn là cổ đông sáng lập của bốn công ty cổ
phần hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dịch vụ.
Đến ngày 29/09/2004 Tổng công ty thương mại Hà Nội chính thức đi vào hoạt
động theo qui định phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty thương mại Hà Nội số
129/04/QĐ - TTg ngày 14/07/2004 của thủ tướng chính phủ & quyết định thành lập
Tổng công ty thương mại Hà Nội số 125/04/QĐ - UB ngày 11/08/04 của UBND
thành phố.
Hiện nay, Tổng công ty thương mại Hà Nội có 23 đơn vị thành viên & là chủ
đầu tư, quản lý Cụm Công nghiệp thực phẩm Hapro tại xã Lệ Chi ,quận Long Biên,
Hà Nội và đặt trụ sở chính tại 38-40 Lê Thái Tổ, Hà Nội.
Tổng công ty thương mại Hà Nội có tên giao dịch quốc tế là HANOI TRADE
CORPORATION (HTC).
10
Bài tập tiểu luận
2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty :
- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề trong đó ngành nghề
chính là kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu và dịch vụ, sản xuất và chế biến hàng
nông, lâm, hải sản thực phẩm Ngoài ra Tổng công ty còn thực hiện chức năng sản
xuất kinh doanh và đầu tư trong các lĩnh vực, tài chính, công nghiệp, dịch vụ, xuất
khẩu lao động, xây dựng phát triển nhà, khu đô thị Phục vụ nhiệm vụ phát triển
thương mại và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
- Tham gia với các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát
triển ngành thương mại theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phổ
cũng như chính phủ.
- Trực tiếp tổ chức các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ xuất
nhập khẩu tổng hợp các mặt hàng Nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ, khoáng sản,
hoá chất Vật tư máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ kiện đa ngành phục vụ sản xuất,
tiêu dùng và xuất khẩu.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng trong
và ngoài ngành phục vụ cho các nhiệm vụ sản xuất hoạt động của Tổng công ty cho
nhu cầu của xã hội và xuất khẩu lao động.
- Giữ vai trò chủ đạo tập trung chi phối và liên kết các hoạt động của các công
ty con theo chiến lược phát triển ngành thương mại thủ đô trong từng giai đoạn và kế
hoạch sản xuất hoạt động hàng năm của công ty mẹ - Tổng công ty thương mại Hà
Nội và các công ty được UBND thành phố giao.
- Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại quảng cáo, chợ triển lãm thương mại
và ngoài nước nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả vị thế của thương mại thủ đô
3.Tình hình hoạt động sản xuất của Tổng công ty :
a) Nguồn lực vật chất :
Là một doanh nghiệp hoạt động chính trong ngành thương mại – dịch vụ, nguồn
lực vật chất trong đó quan trọng nhất là địa điểm kinh doanh và giao dịch. Nếu địa
điểm kinh doanh và giao dịch tốt sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Tổng công ty.
11
Bài tập tiểu luận
Hiện nay, ngoài trụ sở chính đặt tại 38- 40 Lê Thái Tổ, thuộc khu vực trung tâm
của quận Hoàn Kiếm, với diện tích đất sử dụng gần 2000m
2
làm văn phòng, phòng
trưng bày của Tổng công ty, Tổng công ty còn quản lý hơn 400 địa điểm kinh doanh
thuận lợi khác trên địa bàn Hà Nội.
Tổng diện tích đất sử dụng của Tổng công ty là 938.347m
2
bao gồm hệ thống
mạng lưới kinh doanh, cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn và
các cơ sở sản xuất, chế biến được trang bị các thiết bị hiện đại.
Tổng công ty còn mở rộng đầu tư, đặt các trụ sở giao dịch tại các thành phố lớn
trong cả nước như : Hải Dương. Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương, thành phố Hồ
Chí Minh … Mạng lưới kinh doanh nội địa của Tổng công ty những năm vừa qua khá
phát triển. Đối với một số nước là bạn hàng truyền thống của Tổng công ty thì tại đoa
Tổng công ty cũng đặt văn phòng đại diện.
Sự phát triển của nguồn lực vật chất phụ thuộc rất nhiều vào công tác đàu tư.
Những năm vừa qua, Tổng công ty đã và đanh tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư
nhằm cải tạo và xây dựng các địa điểm kinh doanh tương đối lớn và có vị thế thương
mại.
Để mở rộng qui mô sản xuất và kinh doanh, Tổng công ty đã hoàn thành một số
gói thầu trong dự án đầu tư Cụm công nghiệp thực phẩm Hapro tại Gia Lâm, dự án
thương mại – dịch vụ 10b Tràng Thi, kinh doanh thương mại – dịch vụ các căn hộ cao
cấp để bán…
Tổng công ty cũng đang khẩn trương xây dựng một số dự án đầu tưửtung tâm
thương mại, siêu thị và phương án bán đấu giá một số địa điểm nhỏ lẻ do Tổng công
ty quản lý nhằm tạo nguồn vốn xây dựng các dự án trung tâm thương mại, siêu thị lớn
góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh dịch vụ chất lượng cao của Tổng
công ty.
12
Bài tập tiểu luận
b) Nguồn lực tài chính :
TT Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
I Tài sản
1 TSLĐ và ĐT ngắn hạn Trđ 211.022 262.336 331.517 487.504 498.225
Tiền Trđ 25.097 38.302 56.358 81.014 86.744
Các khoản phải thu Trđ 145.290 180.149 216.387 282.279 305.721
Hàng tồn kho Trđ 39.068 38.159 45.917 92.724 73.209
TSLĐ khác Trđ 1.567 5.726 12.855 31.487 32.551
2 TSCĐ và ĐT dài hạn Trđ 87.397 114.285 140.012 205.891 224.963
TSCĐ Trđ 79.589 92.421 97.912 141.226 160.035
Các khoản ĐTTC dài hạn Trđ 7.790 5.241 21.485 33.467 29.778
Chi phí XDCB dở dang Trđ 0 14.545 17.386 22.412 25.655
Các khoản ký quỹ dài hạn Trđ 0 2.078 3.229 8.786 9.495
Tổng Tài sản
Trđ 289.401 376.621 471.529 693.396 723.188
II Nguồn vốn Trđ
1 Nợ phải trả Trđ 126.183 190.110 260.218 413.851 417.320
2 Nguồn vốn chủ sở hữu Trđ 172.218 186.511 211.311 279.545 305.868
a Nguồn vốn kinh doanh Trđ 150.719 166.820 190.508 207.025 246.031
Ngân sách cấp Trđ 172.803 185.826 215.907 272.147 281.790
b Nguồn vốn ĐT XDCB Trđ 14.924 10.229 5.888 44.232 65.600
c Quỹ ĐT PT Trđ 6.822 7.864 8.255 9.676 12.139
d Quỹ dự phòng TC Trđ 335 913 1.256 1.851 2.408
e Quyền sử dụng đất Trđ - - - 9.363 9.363
f Nguồn kinh phí quỹ khác Trđ -585 685 5.404 7.398 10.947
- Lợi nhuận chưa phân
phối
Trđ
-826 294 4.563 6.149 8.351
- Quỹ dự phòng mất việc Trđ 241 391 841 1.249 2.596
Tổng Nguồn vốn Trđ 298.401 376.621 471.529 693.396 723.188
Nhìn chung, tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty không ngừng tăng qua các
năm. Tính đến hết năm 2004, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty là
305.868 triệu đồng.
Ngoài ra các đơn vị thành viên của Tổng công ty chủ yếu là các doanh nghiệp
nhà nước nên thuận lợi hơn các doanh nghiệp khác như : doanh nghiệp tư nhân, công
ty liên doanh,… do được hưởng ưu đãi về vốn.
13
Bài tập tiểu luận
Vốn ngân sách cấp cho Tổng công ty tăng qua các năm và chiếm gần 40% tổng
nguồn vốn của Tổng công ty. Sở dĩ như vậy là do hiện tại Uỷ Ban Nhân Dân Thành
phố Hà Nội vẫn có chủ trương sắp xếp, tổ chức hệ thống thương mại trên Thành phố;
hình thành các Tổng công ty lớn trong lĩnh vực thương mại.
Tuy nhiên, nhìn chung giá trị của tài sản lưu định và đầu tư ngắn hạn vẵn chiếm
phần lớn trong tổng số tài sản của Tổng công ty. Do đặc điểm Tổng công ty hoạt động
trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ và cả trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nên rất cần
những tài sản có khả năng thanh toán ca. Giá trị tài sản lưu động cao tạo điều kiện cho
việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói
riêng.
Nguồn vốn kinh doanh và các nguồn, quỹ kinh phí khác của Tổng công ty cũng
tăng qua các năm. Đây là một điều kiện tốt để giúp Tổng công ty mở rộng qui mô
hoạt động của mình.
c) Nguồn nhân lực :
Về giới nhìn chung tỷ lệ nữ vẫn chiếm một tỷ trọng cao hơn so với nam giới.
Đây là do đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty rất cần những lao động nữ có tay
nghề tham gia vào lĩnh vực chế biến và thủ công mỹ nghệ.
Về độ tuổi cho thấy, lực lượng lao động của Tổng công ty là tương đối trẻ và có
xu hướng trẻ hoá qua các năm. Tỷ trọng của lực lượng lao động từ độ tuổi 18- 30
chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm. Năm 2000 mới chiếm 26,73% thì đến
năm 2004 tăng lên 32,96%.Với chủ trương và xu hướng trẻ hoá lực lượng lao động đã
giúp Tổng công ty có thêm lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đội ngũ lao
động trẻ có tính năng động, sáng tạo cao trong công việc, là những người có khả năng
tìm tòi sáng, đưa ra các ý kiến hay đóng góp cho Tổng công ty, có thể nắm bắt rõ sự
biến động của thị trường. Hơn nữa, đây là lực lượng nòng cốt trong tương lai, đưa
Tổng công ty phát triển nhanh và bền vững.
Trình độ của đội ngũ cán bộ trong Tổng công ty cũng không ngừng được nâng
cao. Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chủ yếu là những người ở độ tuổi
14
Bài tập tiểu luận
cao, kinh nghiêm về chuyên môn cũng như khả năng lãnh đạo tốt. Đây là một ưu thế
lớn giúp cho bộ máy của Tổng công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả. Năm 2000,
số cán bộ có trình độ trên đại học rất thấp chỉ mới có 64 người. Xong từ năm 2001, do
yêu cầu nâng cao trình độ và mong muốn có những cán bộ vững vàng kiến thức,
chuyên môn cao; Tổng công ty đã cử và tuyển một số cán bộ có trình độ cao để tham
gia vào bộ máy lãnh đạo của Tổng công ty. Số lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng lực lượng lao động, trung bình trên 50% tổng số lực lượng lao động. Đây
chủ yếu là các công nhân sản xuất tại các Xí ngiệp, nhà máy chế biến thực phẩm của
Tổng công ty. Lao động trực tiếp có kỹ thuật và tay nghề coa chiếm tỷ trọng rất nhỏ,
khoảng 6% trong tổng số lực lượng lao động, gây nên sự thiếu hụt lớn. Do đó, trong
thời gian tới, các đơn vị thành viên của Tổng công ty cần xác định rõ nhu cầu đào tạo
cho số lao động này.
Bên cạnh đó, số lượng cán bộ có trình độ chính trị của Tổng công ty cũng được
tăng qua các năm. Hàng năm, Tổng công ty vẫn tổ chức và cử các cán bộ của mình
tham gia các lớp đào tạo chính trị.
Tổng công ty luôn chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ
cho các cán bộ, công nhân viên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động
thương mại – dịch vụ.
II. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC THỊ
TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY
1. Môi trường vĩ mô
a. Môi trường kinh tế
- Thuận lợi
Kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập ngày một sâu, rộng vào kinh tế khu
vực và thế giới, mở rộng cơ hội phát triển xã hội, mở rộng đầug tư. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế trong giai đoạn 2000 – 2004 tương đối cao và ổn định. Đây là điều kiện
15
Bài tập tiểu luận
hết sức thuận lợi đối với việc tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận của Tổng công
ty.
Nền kinh tế – thương mại thế giới trong thời kỳ này bắt đầu hồi phục và phát
triển. Vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu tăng bởi vậy có thể mở rộng quy mô Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Điều này giúp cho Tổng công ty mở
rộng thị trường của mình. Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện các cam kết
APTA, hiệp định thương mại Việt – Mỹ và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội cho sự
phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu.
- Khó khăn
Tình hình kinh tế xã hội của thế giới diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước
gặp nhiều khó khăn như: hạn hán, rét đậm ở các khu vực phía Bắc ảnh hưởng tới thời
vụ nông sản; dịch Sars tại Đông Nam Á năm 2003 và dịch cúm gia cầm xảy ra ở hầu
hết các tỉnh thành phố năm 2004 đã ảnh hưởng xấu tới giá cả hàng hoá nhất là hàng
thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp, theo đó các sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm
công nghiệp và dịch vụ khác cũng tăng khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng. Lạm phát tăng
đặc biệt năm2004 lạm phát đến 9,5%, đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá đầu vào của các
sản phẩm kinh doanh nội địa cũng như xuất khẩu của Tổng công ty.
Bên cạnh đó, lãi suất và tỷ giá hối đoái cũng tác động đến kết quả hoạt động
kinh doanh của Tổng công ty với mức độ khác ở mỗi thời kỳ.
b. Nhóm nhân tố về pháp luật và quản lý nhà nước
Các chủ trương, chính sách của Đảng về việc phát triển ngành thương mại nói
chung và thương mại Thủ đô nói riêng tạo điêù kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
hoạt động trong ngành thương mại. Việc đề án số 30-31-32 ĐA/TƯ về một số nhiệm
vụ trọng tâm nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh và cải cách
hành chính, chương trình 11/CT – UB của UBND thành phố về “Nâng cao hiệu quả
đầu tư, phát triển một số ngành dịch vụ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” và các
chính sách và chương trình về việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý
16
Bài tập tiểu luận
nhà nước về thương mại đã tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng làm
động lực cho các thành phần góp phần tạo kinh tế phát triển thương mại dịch vụ.
c. Nhóm các yếu tố về văn hoá - xã hội – dân chủ :
Dân số thế giới ngày một phát triển, đó là một thị trường đầy hấp dẫn đối với
các doanh nghiệp. Mỗi quốc gia, mỗi vùng đều có những nét văn hoá khác nhau. Do
vậy, để tham gia thị trường thế giới các doanh nghiệp cần hiểu rõ vấn đề văn hoá xã
hội của từng nước.
Dân số Hà Nội với gần 3 triệu người và hàng triệu khách du lịch, khách vãng
lai, Hà Nội có một sức tiêu thụ khá lớn. Đây là địa bàn nội địa hoạt động chủ yếu của
Tổng công ty.
Bên cạnh đó, các yếu tố như chính trị, nên tình hình chính trị – xã hội ổn định,
sự phát triển nhanh về trình độ và đời sống của dân cư…cũng tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp hoạt động thuận lợi.
Tuy nhiên, nạn chiến tranh khủng bố ngày càng mở rộng, tình hình chính trị
của một số nước như Iran, I raq…bất ổn định, khiến cho kim ngạch xuất khẩu của
Tổng công ty tại những nước này trong thời gian qua giảm.
d. Các mối quan hệ về công nghệ và tự nhiên
Sự ra đời và phát triển của công nghệ thông tin đã góp phần hỗ trợ và thúc đẩy
các hoạt động thương mại – dịch vụ. Thông qua việc chuyển giao công nghệ từ các
nước phát triển phần nào đã giúp các doanh nghiệp thay đổi nâng cấp, cải tiến quá
trình sản xuất. Điều này đã làm tăng năng suất, sản lượng và giảm giá thành sản
phẩm.
Sự phát triển của công nghệ và tự nhiên tác động tới doanh nghiệp theo cả hai
xu hướng. Sự phát triển của công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay
đổi, cải tiến công nghệ của mình, nếu không doanh nghiệp sẽ khó đứng vững trên thị
trường.
2. Phân tích môi trường ngành :
17
Bài tập tiểu luận
a. Các đặc tính chung của ngành thương mại – dịch vụ Việt Nam từ 2000 –
2004.
Trong những năm vừa qua mặc dù chịu ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi như
dịch Sars, dịch cúm gia cầm…Song nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành
thương mại nói rieng vẫn đạt được những thành tựu nhất định.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành thương mại trong thời gian qua là cao
6,3%/năm, ngành đang ở trong giai đoạn tăng trưởng.
Ngành dịch vụ – thương mại cũng chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng trong
nền kinh tế (chiếm 38% trong GDP năm 2004). Điều này đã thu hút sự tham gia mạnh
mẽ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại.
Hiện nay, có khoảng… doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực thương mại tạo
nên sự cạnh tranh trong ngành là rất lớn. Do vậy, đòi hỏi Tổng công ty phải xây dựng
cho một chiến lược đúng đắn và hợp lý.
b. Các lực lượng cạnh tranh trong ngành :
* Đối thủ cạnh tranh :
Trong ngành hiện nay số các doanh nghiệp tham gia rất nhiều song có thể chia
ra ba nhóm cơ bản là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước (Tổng
công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty thương mại Hà Nội , Công ty xuất nhập
khẩu Intimex…) doanh nghiệp hoạt động thương mại theo hình thức kinh doanh tư
nhân và hộ gia đình; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngài (Công ty thương mại Hà
Nội cash và carry Việt Nam…).
Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành là nhiều do vậy trong khi xây
dựng chiến lược Tổng công ty cần lựa chọn các đối thủ cạnh tranhđể phát triển. Trong
thời gian qua, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Tổng công ty là:
Do Tổng công ty thương mại Hà Nội là doanh nghiệp sản xuất vừa hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực thương mại. Nên khi phân tích đối thủ cạnh t ranh, Tổng
công ty sẽ chia kê theo từng lĩnh vực.
18
Bài tập tiểu luận
Trong lĩnh vực sản xuất các thành phần chế biến chất lượng cao từ thịt, thuỷ hải
sản, rau, cá quả…thì có công ty đồ hộp Hạ Long, các cơ sở chế biến tư nhân…Đối với
đồ uống có cồn: Rượu nếp Hapro, Vodka, Vang nho, vang Hibisceus thì có khá nhièu
đối thủ như: Công ty rượu Hà Nội , vang Thăng Long, vang Đà Lạt, các công ty rượu
vang Pháp và một số công ty nhập khẩu rượu từ nước ngoài…và đối với các loại đồ
uống không cồn như: chè xanh các loại, chè đắng, nước tinh khiết, các loại nước hoa
quả, cà phê Tổng công ty chè và các công ty nước giải khá…
Trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, giải khát, du lịch, hoạt động nhà hàng…Tổng
công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.
Do là một doanh nghiệp có vốn Nhà nước nên trong thời gian vừa qua đối thủ
cạnh tranh của Tổng công ty xác định chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Đặc biệt là công ty TNHH cash và carry Việt Nam có hệ thống kinh
doanh thương mại tại cả miền Bắc và miền Nam.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên lĩnh vực thương
mại thì điểm mạnh của họ là có khả năng lớn về vốn, đa dạng về các loại mặt hàng và
giá thấp. Họ còn có một công nghề và kỹ năng quản lý theo tác phong công nghiệp.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi hoạt động tại thị trường Việt Nam
chiến lược cạnh tranh lúc đầu chủ yếu là về giá để thu thút khách hàng. Tuy nhiên, họ
cũng có một sóo điểm yếu đó là họ sẽ gặp phải một số khó khăn lúc đầu khi thâm
nhập vào thị trường Việt Nam, chính sách của nước ta đôi khi gây trở ngại cho hoạt
động kinh doanh của họ; thương hiệu của các doanh nghiệp này phải sau một thời
gian nhất định mới có thể được người tiêu dùng biết đến.
* Phân tích khách hàng
Khách hàng của Tổng công ty được chia ra làm hai nhóm theo thị trường hoạt
động đó là khách hàng trong nước và khách hàng quốc tế.
Hiện nay, với mức thu nhập bình quân/đầu người của Việt Nam còn thấp nên
mức tiêu dùng của người dân trong lĩnh vực thương mại chưa cao. Hoạt động thương
19
Bài tập tiểu luận
mại phát triển nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản phẩm đa
dạng phong phú tuy nhiên cầu chưa cao.
Điều này gây sức ép lớn cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại về giá.
Ngoài yếu tố về giá thì chất lượng sản phẩm cũng khá quan trọng. Đời sống ngày
càng được nâng cao; nhu cầu về cuộc sống có chất lượng ngày một nhiề hơn. Đối với
khách hàng nội địa của doanh nghiệp chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, khách
hàng mục tiêu vẫn tập trung vào những người có thu nhập khá nên yêu cầu về chất
lượng sản phẩm khá cao. Tổng công ty đã triển khai hoạt động công tác quản lý chất
lượng sản phẩm trong thời gian qua. Đảm bảo các sản phẩm tuân theo đúng tiêu
chuẩn quốc tế trước khi đưa tới tay người tiêu dùng.
Khách hàng quốc tế của Tổng công ty gây một sức ép khá lớn. Do thị trường
quốc tế khá phong phú và đa dạng, khách hàng có rất nhiều quyền lựa chọn. Hơn nữa
khách hàng trên thị trường quốc tế thường là những công ty lớn chuyên nhập khẩu
phong phú hàng hoá nên yêu cầu cao. Ngoài yếu tố về giá cả, dịch vụ còn đòi hỏi các
dịch vụ sau bán hàng. Tổng công ty rất quan tâm và chú trọng tới công tác bán hàng.
Hiện thời, Tổng công ty đã có rieng một trung tâm nghiên cứu và phát triển.
* Phân tích nhà cung cấp
Tổng công ty thương mại Hà Nội là doanh nghiệp vừa tham gia lĩnh vực sản
xuất, vừa hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ. Tổng công ty không chỉ chú
trọng đến việc khai thác nhu cầu và thị trường mà còn đặc biệt chú trọng nhu cầu tạo
nguồn hàng. Ngoài một số xí nghiệp và công ty trên sản xuất cung cấp sản phẩm cho
Tổng công ty như: Xí nghiệp giết mổ lợn tại Lệ Chi, Gia Lâm, Lương Yên, Hải Bối,
Đông Anh, Xí nghiệp sản xuất rượu, xí nghiệp chế biến thịt nguội, tác phẩm truyền
thống, Xí nghiệp mỳ phở, Xí nghiệp đồ hộp rau quả. Phần lớn hàng hoá xuất khẩu
phải nhập từ các nhà cung cấp khác. Hiện tương tranh mua, tranh bán trong thu mua
hàng xuất khẩu còn diễn ra khá phổ biến: Hàng nhập khẩu không ổn định về số lượng
20
Bài tập tiểu luận
và giá cả, sức ép từ các nhà cung cấp lên khá cao. Do vây trong thời gian tới việc chủ
động tạo nguồn hàng đối với Tổng công ty là rất cần thiết.
* Phân tích các đối thủ tiềm ẩn :
Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện AFTA và chuẩn bị tham gia WTO.
Trong thời gian Việt Nam cũng sẽ xây dựng rất nhiều khu công nghiệp hiện đại sẽ ra
đời. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho Tổng công ty trong việc phát triển.
Xong mặt khác, Tổng công ty cũng có thể gặp nhiều thách thức khi các công ty, tập
đoàn lớn và thế giới trong khu vực sẽ thâm nhập vào Việt Nam. Do vậy, từ nay tới
năm 2010 đối thủ tiềm ẩn đang lo ngại nhất của Tổng công ty là các công ty có vốn
đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.
Tuy nhiên, trong thời gian đầu các đối thủ vẫn chưa gây sức ép lớn đối với
Tổng công ty nhất là trong thời gian xây dựng chiến lược.
Trong môi trường ngành hiện nay, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng đối với Tổng
công ty chủ yếu là các tập đoàn, công ty thương mại có vốn đầu tư nước ngoài có khả
năng và sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam. Có thể nói đó là các đối thủ rất mạnh;
tiềm lực về tài chính cũng như công nghệ quản lý của họ rất lớn; do vậy Tổng công ty
cũng cần chuẩn bị; phân tích rõ đối thủ để tìm ra giải pháp cạnh tranh. Tuy nhiên;
trong một vài năm tới các đối thủ này có thể vẫn chưa xâm nhập vào thị trường Việt
Nam ; do luật của Việt Nam còn cha tạo môi trường thông thoáng hơn nữa các nước
trong khu vực và đặc biệt là Trung Quốc hiện nay là thị trường hấp dẫn đối với họ
hơn.
* Sản phẩm thay thế :
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các kỹ thuật sản xuất, phương thức
kinh doanh phục vụ ra đời ngày càng nhiều. Đặc biệt là sự phát triển của công nghệ
thông tin làm tác động rất lớn tới ngành thương mại – dịch vụ. Các phương thức giao
dịch kinh doanh mới ra đời với các đặc tính ưu việt hơn như tiện dụng hơn, chi phí rẻ
hơn; thời gian nhanh hơn…tạo nên một sức ép lớn.
21
Bài tập tiểu luận
Tuy nhiên, hiện nay Tổng công ty cũng luôn chú trọng đầu tư trang thiếu bị cho
mình những công nghệ hiện taị. Do đó, sức ép của sản phẩm thay thế đối với Tổng
công ty trong thời gian tới vẫn chưa lớn lắm
III. ÁP DỤNG MA TRÂN SWOT VÀO HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Ở CÔNG
TY.
1. Những thành tựu đã đạt được
a. Thị trường trong nước
- Các doanh nghiệp thương mại của Tổng công ty thương mại Hà Nội đã có
nhiều cố gắng trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường hoạt động của Tổng công
ty. Thương hiệu doanh nghiệp và nhãn hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp là thành
viên của Tổng công ty thương mại trong thời gian qua đã được người tiêu dùng biết
đến và tín nhiệm như: Hapro, Hafasco, Artex, Unimex…
Các mặt hàng thành phần chế biến, tác phẩm truyền thống, dịch vụ ăn uống
Bốn mùa đã có chỗ đứng trên thị trường nội địa. Có được kết quả trên là do trong thời
gian qua các Tổng công ty luôn chú trọng đến việc phát triển thị trường nội địa, phát
triển mạng lưới phân phối tại thị trường mới.
- Các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty không ngừng nâng cao chất lượng, cải
tiến mẫu mã sản phẩm, mạnh dạn đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất chế biến
nhằm tạo sự chủ động về nguồn hàng, đa dạng hoá hình thức phục vụ để thu hút
khách hàng. Nhờ các biện pháp đó, doanh thu trong nước của Tổng công ty trong thời
gian qua đạt tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2000 doanh thu nội địa đạt 889341 đến năm
2004 doanh thu đã tăng lên 1.444.092 triệu đồng. Doanh thu nội địa chiếm tỷ trọng
cao trong doanh thu của Tổng công ty.
b. Thị trường nước ngoài :
Các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực xuất nhập khẩu đã khai thác các thị trường
theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đối với các thị trường truyền thống như ASEAN,
Nam Á…Tổng công ty vẫn tiếp tục duy trì và tăng cường cách làm mới hoàn thiện
22
Bài tập tiểu luận
mặt hàng của thị trường. Tại các thị trường truyền thống, Tổng công ty đã có tác xúc
tiến thương mại, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm…
Đồng thời, Tổng công ty cũng đã thâm nhập nhiều thị trường mới, để khai thác
tiềm năng của thị trường đã và đang từng bước khai thác thế mạnh trên thị trường này.
Tổng công ty đã đầu tư xây dựng mạnh Cụm công nghiệp thực phẩm Hapro
nhằm dần chủ động tạo nguồn hàng. Ưu tiên hợp tác với các nhà sản xuất đạt các tiêu
chuẩn cao về chất lượng và dịch vụ. Qua đó nhằm giữ được khách hàng cũ, thu hút
thêm khách hàng mới và tăng sức cạnh tranh trên thế giới.
23
Bài tập tiểu luận
Ma trận Cơ hội (0) Đe doạ (T)
SWOT
1. Sự quan tâm đầu tư của các
bộ ngành, TCT.
2. Sự phát triển của ngành
thương mại Hà Nội trong
những năm tới.
3. Việt nam ngày càng mở
cửa quan hệ giao lưu buôn
bán.
4. Công nghệ thông tin phát
triển hỗ trợ và tạo ra phương
thức kinh doanh ngày 1 tốt
hơn.
1. Có nhiều đối thủ cạnh
tranh.
2. Chính sách, pháp luật có sự
thay đổi không ổn định.
3. Hàng rào phi thuế quan đối
với hàng xuất khẩu thật sự.
4. Chưa chủ động trong việc
tạo nguồn hàng.
Điểm mạnh (S)
1. Mạng lưới kinh doanh lớn,
địa điểm kinh doanh có ưu
thế.
2. Chất lượng sản phẩm có uy
tín, hệ thống quản lý chất
lượng sản phẩm tiên tiến đạt
tiêu chuẩn quốc tế.
3. Hình thức tổ chức công ty
mẹ con có sự liên kết giữa
các dịch vụ.
4. Chú trọng đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển.
Phối hợp (S/o)
- Cải tạo, nâng cấp mạng lưới
hoạt động theo qui hoạch.
- Đẩy mạnh hoạt động tiêu
thụ sản phẩm.
- Phát triển qui mô thị trường
và ứng dụng.
- Phát triển các hình thức
kinh doanh mới phù hợp.
Phối hợp (S/T)
- Tăng cường mối liên kết
giữa các đơn vị thành viên
tạo sức mạnh để thắng đối thủ
cạnh tranh.
- Tích cực thu thập, xử lý
thông tin, từ các kênh phân
phối và nghiên cứu thị
trường.
- Quan hệ giữa nhà cung cấp
và khách hàng được củng cố
ngày càng gắn bó.
Điểm yếu (W)
1. Tổ chức bộ máy quản lý
của doanh nghiệp còn cồng
kềnh.
2. Nhân viên bán hàng có tuổi
cao nên khả năng thu hút
khách hàng kém,
3. Các địa điểm kdoanh có
quy mô nhỏ lẻ, sd lãng phí.
4. Chưa quan tâm đúng mức
tới xúc tiến tmại, makerting.
Phối hợp (W/O)
- Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức,
tinh giảm bộ máy quản lý.
- Thanh lý các đặc điểm hoạt
động kinh doanh hiệu quả,.
- Tăng chi phí cho bộ phận
Marketing.
- Tuyển thêm những nhân
viên bán hàng tốt, bố trí việc
cho những nhân viên có tuổi.
Phối hợp (W/T)
- Đẩy mạnh hoạt động quảng
cáo ở một số khu vực.
- Thiết lập quan hệ với các
nhà cung cấp, chủ động trong
việc tạo nguồn hàng.
2. Những mặt hạn chế :
a. Đối với thị trường trong nước :
24