Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN LÂM HÀ – TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
~~~~~~~~~~~~~

QUẢN LÝ KINH TẾ

Đồ án:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƠNG THƠN
MỚI TẠI HUYỆN LÂM HÀ – TỈNH LÂM ĐỒNG
GVHD: TS. TRẦN MẠNH GIANG
SVTH: MAI THỊ XUÂN QUỲNH

TP.HCM tháng 04/2016


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN MỚI CẢ NƯỚC
1. Cơ sở lý thuyết về chương trình nơng thôn mới
1.1. Đặc điểm chung của vùng nông thôn cả nước
1.2. Khái niệm về chương trình nơng thơn mới
1.3. Kết quả mong muốn từ chương trình nơng thơn mới
2. Tình hình phát triển kinh tế trong chương trình nơng thơn mới
2.1. Tình hình thực tiễn về quản lý phát triển kinh tế trong chương trình nơng thơn mới ở Việt Nam
2.2. Tình hình thực tiễn về quản lý phát triển kinh tế trong chương trình nơng thơn mới ở huyện Lâm
Hà – tỉnh Lâm Đồng.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƠNG
THƠN MỚI Ở HUYỆN LÂM HÀ – TỈNH LÂM ĐỒNG.
1. Đặc điểm của huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng
1.1. Vị trí địa lý


1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
1.3. Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng
1.4. Tình hình kinh tế - xã hội
2. Công tác quản lý phát triển kinh tế trong chương trình nơng thơn mới ở huyện Lâm Hà – Tỉnh
Lâm Đồng.
2.1. Kết quả sản xuất của huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 -2014
2.2. Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2014
2.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất ở huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 -2014
2.4. Đời sống người dân trong chương trình nơng thơn mới
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CƠNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NƠNG THÔN MỚI Ở HUYỆN LÂM HÀ – TỈNH LÂM ĐỒNG.
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Tổng quát công tác quản lý phát triển kinh tế
Giám sát và nâng cao năng lực cán bộ quản lý
Tinh giản chính sách và thủ tục hành chánh
Định hướng mơ hình sản xuất đi kèm với đầu ra cho mơ hình
Nâng cao tay nghề và phương tiện sản xuất
Tầm nhìn và khát vọng

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN MỚI CẢ NƯỚC
1. Cơ sở lý thuyết về chương trình nơng thơn mới

1.1. Đặc điểm chung của vùng nông thôn cả nước
Ở Việt Nam, cho đến năm 2009, có đến 70,4% dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ này vào
năm 1999 là 76,5%. Con số đó những năm trước cịn lớn hơn nhiều. Chính vì thế cuộc sống và tổ
chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tồn xã hội.
Nơng thơn phải gắn chặt với một nghề lao dộng xã hội truyền thồng, đặc trưng và nổi bậc là hoạt
động sản xuất nông nghiệp. Ðiều này thể hiện rõ ở chỗ tư liệu sản xuất cơ bản và chủ yếu của vùng
nơng thơn là đất đai. Chính vì vậy, nó tạo ra sự gắn kết nghề nghiệp của nguời dân nông thôn với nơi
“chôn rau cắt rốn” của mình. Nơng thơn bao gồm những tụ điểm quần cư (làng, bản, bn, ấp)
thường có quy mơ nhỏ về mặt số lượng. So với đơ thị thì nơng thơn là vùng có kết cấu hạ tầng chậm
phát triển hơn, mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn; trình độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị
truờng thấp hơn. Vì vậy nơng thơn chịu sức hút của đơ thị về nhiều mặt, dân cư nông thôn hay di
chuyển tự do ra các đô thị dể kiếm việc làm và tìm cơ hội sống tốt hơn. Nơng thơn có thu nhập và
đời sống thấp hơn, trình độ văn hóa, khoa học công nghệ thấp hơn đô thị. Nông thôn có một lối
sống đặc thù của mình – lối sống nông thôn, lối sống của các cộng dồn xã hội được hình thành chủ
yếu trên cơ sở của một hoạt động lao dộng nơng nghiệp. Nơng thơn có mật dộ dân cư thấp nhưng
giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu, rừng, biển; ở nơng thơn
có một mơi truờng tự nhiên ưu trội, con người gần gũi với thiên nhiên hơn. Chính điều này đã hình
thành một đặc trưng nổi trội của nơng thơn- tính cố kết cộng đồng, đó là văn hóa nơng thơn, một
loại hình văn hóa đặc thù mang đậm nét dân gian, nét truyền thống dân tộc luôn gắn kết với thiên
nhiên: cây đa, bến nước, con đò, dòng sơng.
1.2. Khái niệm về chương trình nơng thơn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và là một cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở
nông thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp. Đồng thời, phát
triển sản xuất tồn diện về nơng – cơng nghiệp và dịch vụ. Người dân có nếp sống văn hóa, mơi
trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất – tinh thần của người
dân được nâng cao.
1.3. Kết quả mong muốn từ chương trình nơng thơn mới
Căn cứ trên tinh thần của nghị quyết hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về
nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn (5/8/2008), chính phủ đã xây dựng và triển khai “Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”. Đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế xã hội, chính trị và an ninh quốc phịng.

Ngày 4/6/2010, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Theo đó, chương trình đặt ra tham vọng đến năm 2015 có 20%
số xã đạt tiêu chuẩn nơng thơn mới và đến năm 2020 thì con số này được nâng lên thành 50%.



Phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao
Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh
thái được bảo vệ.






Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy
An ninh tốt, quản lý dân chủ
Chất lương hệ thống chính trị được nâng cao.

Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông thôn mới với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn
phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn
hóa dân tộc, mơi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trực tự được giữ vững, đời sống vật chất và
tinh than của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Tình hình phát triển kinh tế trong chương trình nơng thơn mới
2.1 Tình hình thực tiễn về quản lý phát triển kinh tế trong chương trình nơng thôn mới ở Việt Nam
Sau thời gian dài triển khai nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nơng thơn mới đã
trở thành phong trào có ảnh hưởng sâu roojgn và có tác dụng lớn trong việc nâng cao đời sống nhân
dân. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng còn tồn tại một số bất cập khiến hiệu quả của chủ trương còn
những hạn chế so với mục tiêu đặt ra.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào của cả nước , các
nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới được xác định rõ trong nghiej quyest đại hội Đảng các cấp từ tỉnh
đén huyên và xã. Thời gian qua (2009 – 2011), nước ta đã tiến hành thí điểm ở 11 xã, bao gồm: Thanh
Chăn (Điện Biên), Tân Thịnh (Lạng Giang, Bắc Giang), Hải Đường (Nam Định), Thụy Hương (Hà Nội), Tân
Hội (Lâm Đồng), Gia Phố (Hà Tĩnh), Tam Phước (Quảng Nam), Tân Thông Hội (Tp.HCM), Mỹ Long Nam
(Trà Vinh), Tân Lập (Bình Phước), Định Hịa (Kiên Giang). Bộ máy quản lý và điều hành chương trình xây
dựng nơng thơn mới đã được hình thành từ trung ương xuống các địa phuong qua việc thành lập các
ban chỉ đạo.
Những kết quả tại các địa phương đã triển khai cho thấy diện mạo nông thôn mới đã hiufnh thành trên
thực tế tại 11 xã thí điểm của trung ướng và các xã khác của địa phương. Một số xã đạt kết quả khá toàn
diện về xây dựng mơ hình nơng thơn mới như: Hải Đường, Tân Thịnh, Tân Thơng Hội, Thanh Tân, Bình
Định,… Nhiều xã đạt kết quả tốt quy hoạch ở Hải Đường phát triển sản xuất hang hóa ở Mỹ Long Nam,
huy động nguồn lực ở Thanh Chăn, Thanh Tân, Định Hòa, phát triển sản xuất gắn với quy hoạch, cải tạo
đồng ruộng, đồn điền đổi thửa thành Tân Thịnh, Thanh Tân, Bình Định, mơ hình liên kekest sản xuất ở
Thụy Hương, Tân Hội, mơ hình thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nơng thơng ở Tân Thông Hội, Tân Lập.
Đây đang là những điểm sáng thu hsut sự quan tâm của các địa phương đến tham quan, học hỏi và cũng
là căn cứ để ban chỉ đạo trung ương rút kinh nghiêm cho công tác chỉ đạo cả nước.
Ở các xã thực hiên thí điểm , thu nhập của người dân tang cao hơn, khoảng 62% so với trước đây, đén
tháng 3 năm 2011 có nhóm xã đạt mức thu nhập bình qn đầu người/ nam từ 20 triệu đồng (Xã Mỹ
Long Nam, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh) đến 24,2 triêu đồng (Xã Tân Thơng Hội, quận 7, Tp.Hồ Chí Minh).
Đến nay, sau 3 năm triển khai thực hiên kết quả đạt được ở mỗi xã khác nhau nhwung đã hình thành mơ
hình nơng thôn mới với sản xuất phát triển. Chẳng hạn nhưu ở các xã Tân Thông Hội (Tp.HCM), Tân Hội
(Lâm Đồng), Tân Thịnh (Bắc Giang), các vùng sản xuất hang hóa đã hình thành, kekest cấu hạ tầng được
cải tạo, nâng cấp khá đồng bộ. Điều đó đã làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn, cải thiện chất lượng
cuộc sống của người đan, thúc đảyu hoạt động văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội, gìn giữ bản sắc văn
hóa, nâng coa trình độ dân trí và chất lương hệ thống giáo dục cơ sở. Theo lợi thế địa phương, nhiều xã
đã xây dựng mơ hình sản xuất hiệu quả. Chẳng hạn như: xã Thanh Chăn (tỉnh Điện Biên) có vùng sản


xuất gạo đặc sản thương hiệu “gạo Điện Biên” rộng 12 ha, tạo được vùng sản xuất chuyên cây vụ đông

trên 50 ha, đưa cây ăn quả vào 12,5 ha vườn. Xã Tân Thông Hội sản xuất rau sạch, hoa, cây cảnh. Chăn
ni bị sửa, nâng giá trị sản xuất nơng nghiệp bình qn tại xã lên 177 triệu đồng/ha (tang 25% so với
năm 2009). Tổng cục dạy nghề đã phối hớp với trung tâm khuyến nông các tỉnh mở 100 lớp dạy nghề
cho 7.200 lượt nông dân của 11 xã điểm theo đúng nhu cầu của từng địa phương, thành lập và cung cấp
các hợp tác xã, câu lạc bộ khuyến nơng, tổ tín dụng, tổ vay vốn, tổ hợp tác, trang trại sản xuất, giúp
người dân có them kiến thực ,kinh nghiệm qua việc giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và cùng hợp tác sản
xuất.
2.2 Tình hình thực tiễn về quản lý phát triển kinh tế trong chương trình nơng thơn mới ở huyện Lâm
Hà – tỉnh Lâm Đồng.
Nay về Lâm Hà, có thể thấy nhiều tuyến đường giao thông nông thôn được nâng cấp mở rộng, trường
học khang trang, môi trường xanh, sạch, đẹp…; làm thay đổi căn bản diện mạo giao thông nông thôn so
với khoảng 5 năm về trước. Đây chính là kết quả từ sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân
huyện trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới (NTM). Trong đó, Mặt
trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Lâm Hà đã phát huy vai trị nịng cốt, góp phần quan trọng vào
cơng cuộc xây dựng NTM ở địa phương.
Đơn cử, tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm đạt 93%. Năm 2021, đã có 138/139 thơn văn hóa, đạt 99%,
12/12 xã đạt chuẩn văn hóa và 100% xã đạt chuẩn nơng thơn mới. Khơng chỉ thêm nhiều cơng trình giao
thơng, nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng, hoàn thiện; mà phong trào thi đua xây dựng NTM còn
lan tỏa mạnh mẽ trong phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, xây dựng các tuyến đường xanh sạch
đẹp, khu dân cư kiểu mẫu…
Theo đó, giá trị sản xuất đạt 125 triệu đồng/ha canh tác; thu nhập bình quân trên đầu người đạt 59,5
triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,11%.
Huyện đã đặt ra mục tiêu duy trì và phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với 14 xã đã đạt
chuẩn NTM. Phấn đấu 2 xã Đông Thanh, Tân Hà trong nhóm 4 xã Đơng Thanh, Tân Hà, Tân Văn, Hoài
Đức hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao và đăng ký về đích; xây dựng kế hoạch xã Gia Lâm có
tiêu chí đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu. Đặc biệt, rà sốt các tiêu chí, xây dựng kế hoạch phấn đấu huyện
đạt chuẩn NTM.Huyện tạo việc làm ổn định thường xuyên cho 40 lao động địa phương. Đồng thời tiếp
nhận chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát huy tính tự chủ của
người dân, tạo điều kiện để người dân được hưởng thành quả từ chính nền sản xuất nơng nghiệp. Sự
thành công của các HTX như Dịch vụ Nông lâm nghiệp Nam Hà đã đóng góp tích cực vào thành cơng của

chương trình xây dựng NTM của huyện Lâm Hà, đặc biệt là với các tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất,
giảm nghèo…


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NƠNG THƠN MỚI Ở HUYỆN LÂM HÀ – TỈNH LÂM ĐỒNG.
1. Đặc điểm của huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng
1.1. Vị trí địa lý

Hình: Địa giới hành chánh của Huyện Lâm Hà – Tỉnh Lâm Đồng (10/01/2020)
Huyện Lâm Hà nằm trên cao nguyên Di Linh và một phần cao nguyên Lang Biang có độ cao trung
bình 900m so với mực nước biển, diện tích 939,76 km2 (chiếm khoảng 10% diện tích tỉnh Lâm Đồng)
với dân số 137.638 người, mật độ dân số 146,4 người/km2, gồm 16 đơn vị hành chính cơ sở.
1. Thị trấn Đinh Văn:
- Diện tích: 35,31 km2
- Dân số: 18.723 người
- Mật độ dân số: 530 người/km2
- Tổng số thôn, khu phố: 22
Thị trấn Đinh Văn là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện Lâm Hà được thành lập vào tháng 111976, trên cơ sở là vùng kinh tế mới của thành phố Đà Lạt và thị trấn Liên Nghĩa – Đức Trọng, phía bắc
giáp xã Đạ Đờn và xã Nam Hà, phía tây giáp xã Tân Văn, phía đơng và phía nam giáp huyện Đức Trọng.


Hiện nay, thị trấn Đinh Văn có 12 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc gốc Tây
Nguyên khoảng 5.728 người sinh sống tại 10 khu phố.
2. Thị trấn Nam Ban:
- Diện tích: 20,31 km2
- Dân số: 9.867 người
- Mật độ dân số: 485,8 người/km2
- Tổng số thôn, khu phố: 15
Thị trấn Nam Ban là trung tâm của vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng được thành lập ngày 19-91981 với tên gọi ban đầu là thị trấn Nông trường Nam Ban thuộc huyện Đức Trọng, có chức năng

quản lý hành chính cả hai cụm là Nam Ban và Lán Tranh. Ngày 24-10-1987 theo Quyết định 157QĐ/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, thị trấn Nông trường Nam Ban thuộc huyện Lâm Hà và được đổi
tên là thị trấn Nam Ban như ngày nay. Nam Ban nằm ở độ cao 1000m so với mực nước biển, phía bắc
giáp xã Mê Linh, phía nam giáp xã Gia Lâm, phía đơng giáp xã Đơng Thanh, phía tây giáp xã Nam Hà.
Là vùng đất có nhiều tiềm năng về đất đai và du lịch. Địa hình tương đối bằng phẳng, có suối Cam Ly
chảy từ Đà Lạt xuống tạo thành thác Voi có phong cành hùng vĩ đã được công nhận danh thắng quốc
gia, nhiều tiềm năng về du lịch, đồng thời là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho cả vùng.
3. Tân Hà:
- Diện tích: 31,94 km2
- Dân số: 10.941 người
- Mật độ dân số: 342,5 người/km2
- Tổng số thôn, khu phố: 11
Xã Tân Hà được thành lập được thành lập theo Quyết định số 157-QĐ/HĐBT ngày 24-10-1987 của Hội
Đồng Bộ trưởng là xã nằm ở phía nam huyện Lâm Hà, phía bắc giáp xã Tân Văn, xã Phúc Thọ, phía tây
và tây bắc giáp xã Liên Hà, xã Hồi Đức, phía đơng giáp xã Tân Hội (Đức Trọng), phía nam giáp xã Đan
Phượng. Tân Hà hiện nay là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cụm 6 xã khu vực Lán Tranh và là
một trong những xã có tốc độ phát triển kinh tế đứng đầu cả huyện, có tỉnh lộ 725 đi qua trung tâm
xã nối liền với các xã Tân Văn, Hoài Đức, Tân Thanh.
4. Mê Linh:
- Diện tích: 42,81 km2
- Dân số: 6.649 người
- Mật độ dân số: 155,3 người/km2
- Tổng số thôn, khu phố: 09


Xã Mê Linh được thành lập theo Quyết định số 157-QĐ/HĐBT ngày 24-10-1987 của Hội Đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Tên xã được lấy theo nguồn gốc
dân cư tại địa phương hầu hết là dân cư huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc đi xây dựng kinh tế mới. Mê
Linh nằm ở phía Tây Bắc huyện Lâm Hà, phía nam giáp thị trấn Nam Ban, phía tây giáp Phi Tơ, phía bắc
và đông bắc giáp xã Tà Nung (thành phố Đà Lạt), phía đơng nam giáp xã Đơng Thanh. Trên địa bàn xã
3 dân tộc anh em cùng sinh sống là Kinh, Cơ Ho và Cil với 3 tơn giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa

giáo và đạo Tin Lành.
5. Gia Lâm:
- Diện tích: 19,9 km2
- Dân số: 4.711 người
- Mật độ dân số: 236,7 người/km2
- Tổng số thôn, khu phố: 09
Xã Gia Lâm được thành lập theo Quyết định số 157-QĐ/HĐBT ngày 24-10-1987 của Hội đồng Bộ
trưởng, tiền thân là tổng đội thanh niên tiền trạm của huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội vào xây dựng
vùng kinh tế mới tại Lâm Đồng. Gia Lâm nằm ở phía tây nam và cách trung tâm thành phố Đà Lạt
khoảng 25km, có tỉnh lộ 725 đi qua, phía bắc giáp thị trấn Nam Ban và xã Đơng Thanh, phía tây bắc
giáp xã Nam Hà, phía đơng, tây và nam giáp huyện Đức Trọng.
6. Đơng Thanh:
- Diện tích: 34,21 km2
- Dân số: 4.570 người
- Mật độ dân số: 133,6 người/km2
- Tổng số thôn, khu phố: 07
Xã Đông Thanh được thành lập theo Quyết định số 157-QĐ/HĐBT ngày 24-10-1987 của Hội đồng Bộ
trưởng. Đông Thanh nằm cách trung tâm huyện khoảng 22km về phía đơng với chiều dài địa giới hành
chính khoảng 26,48km, được bao quanh bởi dãy núi Voi. Địa hình có độ cao từ 900-1.650m so với
mực nước biển, phía tây bắc giáp xã Mê Linh, đơng bắc giáp Đà Lạt, phía đông và đông nam giáp xã
Liên Hiệp và xã Hiệp Thạnh (Đức Trọng), phía nam giáp xã Gia Lâm, phía tây giáp thị trấn Nam Ban. Có
8 dân tộc anh em cùng chung sống là Kinh, Tày, Thái, Hoa, K’ho, Cao Lau, Pa Cơ và Dáy. Có nhiều tơn
giáo khác nhau nhưng chủ yếu là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Đất đai có độ phì tốt và phần lớn là đất
đỏ bazan phù hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp như chè, cà phê, dâu và các loại cây ăn quả,
có hồ Đơng Thanh với diện tích tương đối lớn nhiều tiềm năng về du lịch.
7. Nam Hà:
- Diện tích: 23,22 km2
- Dân số: 4.155 người
- Mật độ dân số: 178,9 người/km2



- Tổng số thôn, khu phố: 06
Xã Nam Hà được thành lập theo Nghị định 112/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ và chính
thức ra mắt vào ngày 10-4-2003 trên cơ sở tách ra từ thị trấn Nam Ban và một phần của xã Mê Linh,
phía bắc giáp xã Mê Linh, phía nam giáp xã Gia Lâm và thị trấn Đinh Văn, phía đơng giáp thị trấn Nam
Ban, phía tây giáp xã Phi Tô và xã Đạ Đờn. Trên địa bàn xã có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong
đó có số đơng đồng bào dân tộc gốc Tây Nguyên. Là một xã mới được thành lập, kinh tế xã hội cịn
nhiều khó khăn, tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội cịn khá phức tạp nhưng Đảng bộ và
nhân dân các dân tộc xã Nam Hà đã vượt mọi khó khăn xây dựng xã thành địa phương phát triển về
mọi mặt.
8. Đạ Đờn:
- Diện tích: 73,61 km2
- Dân số: 13.812 người
- Mật độ dân số: 187,6 người/km2
- Tổng số thôn, khu phố: 11
Xã Đạ Đờn được thành lập vào tháng 5-1976 trên cơ sở sát nhập 2 xã Tuerlangtô và Tuerlang Deung
(huyện Đức Trọng cũ), phía bắc giáp xã Phú Sơn, phía nam giáp xã Tân Văn, phía đơng giáp xã Phi Tơ,
xã Nam Hà và thị trấn Đinh Văn, phía tây giáp xã Phúc Thọ. Đảng bộ và nhân dân xã Đạ Đờn có bề dày
truyền thống đấu tranh cách mạng trong kháng chiến Pháp, Mỹ và đấu tranh chống bọn phản động
Fulro. Đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến cơng hạng 3.
Đạ Đờn có quốc lộ 27 đi qua và là xã có đơng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào dân tộc
thiểu số gốc Tây Ngun sinh sống, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phịng an ninh, kinh tế,
chính trị của huyện. Trong những năm qua, nhân dân các dân tộc xã Đạ Đờn với tinh thần đoàn kết,
nỗ lực vượt mọi khó khăn đạt được nhiều kết quả trong phát triển kinh tế, xã hội.
9. Phú Sơn:
- Diện tích: 175,23 km2
- Dân số: 7.681 người
- Mật độ dân số: 43,8 người/km2
- Tổng số thôn, khu phố: 11
Xã Phú Sơn nằm ở phía tây bắc huyện Lâm Hà có độ cao trung bình 1100 – 1200m so với mực nước

biển, phía tây giáp huyện Đam Rơng, phía nam giáp xã Đạ Đờn và xã Phi Tơ, phía bắc và phía đơng giáp
huyện Lạc Dương. Phú Sơn án ngữ khu vực phía bắc Lâm Hà và có quốc lộ 27 đi qua (trước đây là
đường 21bis nối tỉnh Đắc Lắc với tỉnh Lâm Đồng) là vị trí chiến lược quan trọng về quốc phịng an ninh
của huyện. Là xã có diện tích lớn nhất huyện, đất đai ở đây khá màu mỡ rất thích hợp với việc trồng
cà phê, chè, cây ăn quả và các loại cây lương thực, có diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 90%
diện tích đất tự nhiên là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp.


10. Phi Tơ:
- Diện tích: 77,1 km2
- Dân số: 4.385 người
- Mật độ dân số: 57,1 người/km2
- Tổng số thôn, khu phố: 06
Xã Phi Tô nằm cách trung tâm huyện Lâm Hà 20km về hướng Tây Bắc được hình thành vào tháng 111979 trên cơ sở 2 buôn làng dân tộc gốc Tây Nguyên là buôn Phi Suor và RyôngTô cùng các hộ dân của
xã Tùng Nghĩa và xã Phú Hội huyện Đức Trọng đi xây dựng kinh tế mới vào tháng 4-1978. Phi Tơ có địa
hình phức tạp được cấu thành bởi nhiều đồi núi, phía đơng giáp xã Mê Linh, phía tây giáp xã Phú Sơn
và xã Đạ Đờn, phía nam giáp xã Nam Hà, phía bắc giáp xã Phú Sơn và huyện Lác Dương. Trên địa bàn
xã có 9 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 3.686 người, có 2 thôn là
đồng bào dân tộc gốc Tây Nguyên. Xã Phi Tơ có đất đai màu mỡ, khí hậu ơn hịa, tồn xã có 2.993 ha
đất canh tác trong đó đất trồng cây cà phê chiếm 2.449ha.
11. Tân Văn:
- Diện tích: 37,22 km2
- Dân số: 10.940 người
- Mật độ dân số: 293,9 người/km2
- Tổng số thôn, khu phố: 16
Ngày 25-4-1979, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định thành lập xã Tân Văn trên cơ sở sát
nhập số hộ đồng bào dân tộc tại chỗ của xã Đinh Văn (nay là thị trấn Đinh Văn) với các hộ kinh tế mới
của xã Tùng Nghĩa, xã Liên Hiệp huyện Đức Trọng, phía đơng giáp thị trấn Đinh Văn, phía tây giáp xã
Phúc Thọ, phía nam giáp xã Tân Hà và phía bắc giáp xã Đạ Đờn. Có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Tân Văn có độ cao trung bình khoảng 800m so với mực nước biển. Có sông Đa Dâng chảy qua 5 thôn,

là ranh giới tự nhiên giữa xã Tân Văn với xã Đạ Đờn, thị trấn Đinh Văn và huyện Đức Trọng.
12. Tân Thanh:
- Diện tích: 130,21 km2
- Dân số: 10.863 người
- Mật độ dân số: 83,3 người/km2
- Tổng số thôn, khu phố: 11
Xã Tân Thanh nằm ở phía tây huyện Lâm Hà được thành lập theo Quyết định số 157-QĐ/HĐBT ngày
24-10-1987 của Hội Đồng Bộ trưởng, phía đơng giáp xã Hồi Đức, phía tây và tây nam giáp huyện Di
Linh, phía nam giáp xã Liên Hà, phía bắc giáp xã Phúc Thọ và tỉnh Đắc Nơng. Tân Thanh là xã có diện


tích rộng thứ 2 của huyện, có đất đai màu mỡ, khí hậu ơn hịa, diện tích rừng nhiều thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp và lâm nghiệp.
13. Đan Phượng:
- Diện tích: 46,08 km2
- Dân số: 5.468 người
- Mật độ dân số: 118,4 người/km2
- Tổng số thôn, khu phố: 07
Xã Đan Phượng nằm ở phía nam huyện Lâm Hà được thành lập theo Quyết định số 157-QĐ/HĐBT
ngày 24-10-1987 của Hội Đồng Bộ trưởng, phía đơng giáp huyện Đức Trọng, phía tây giáp xã Liên Hà,
phía nam giáp huyện Di Linh và phía bắc giáp xã Tân Hà. Tồn xã có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống
(Kinh, K’ho, Tày, Nùng, Hoa, Mường, Khơ me, Sán Dìu), trong đó 1 thơn (Tân Lập) có đồng bào dân tộc
gốc Tây Ngun. Đan Phượng có nhiều thuận lợi về đất đai màu mỡ, khí hậu ơn hịa, diện tích đất sản
xuất khoảng 4.056 ha thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây công nghiệp dài
ngày và cây ăn quả.
14. Liên Hà:
- Diện tích: 51,99 km2
- Dân số: 9.429 người
- Mật độ dân số: 181 người/km2
- Tổng số thôn, khu phố: 14

Xã Liên Hà nằm ở tây nam huyện Lâm Hà được thành lập ngày 19-8-1999 theo Nghị định số
38/1999/NĐ-CP ngày 18-6-1999 của Thủ tướng Chính phủ. Địa hình nghiêng dần từ đơng sang tây, có
độ cao trung bình từ 600-1000m so với mực nước biển, phía đơng giáp xã Đan Phượng và xã Tân Hà,
phía tây và phía nam giáp huyện Di Linh, phía bắc giáp xã Tân Thanh và xã Hồi Đức. Có 2.252 nhân
khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 22,65%. Liên Hà có tỉnh lộ 725 chạy suốt chiều dài của
xã. Ngồi ra trong xã cịn có các tuyến đường đi Tân Hà, Hoài Đức, Đan Phượng tạo thành một mạng
lưới giao thông thuận tiện. Là một xã giàu tiềm năng về đất đai, khí hậu ơn hịa phù hợp với phát triển
nông nghiệp và công nghiệp sản xuất phân bón, chế biến nơng sản. Trên địa bàn xã có 2 hồ lớn với
tổng diện tích mặt nước khoảng 100ha thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
15. Phúc Thọ:
- Diện tích: 108,99 km2
- Dân số: 7.196 người
- Mật độ dân số: 66 người/km2
- Tổng số thôn, khu phố: 12


Xã Phúc Thọ nằm ở phía tây huyện Lâm Hà được thành lập theo Quyết định số 157-QĐ/HĐBT ngày 2810-1987của Hội đồng Bộ trưởng, dân cư phần lớn từ huyện Phúc Thọ - Hà Nội vào xây dựng kinh tế
mới. Có độ cao trung bình từ 800-900m so với mực nước biển, địa hình cao ở hướng tây bắc và thấp
dần về hướng đông nam, độ dốc phổ biến từ 15-25 độ, phía đơng giáp xã Đạ Đờn và xã Tân Văn, phía
tây và phía bắc giáp tỉnh Đắc Nơng, phía nam giáp xã Tân Thanh và xã Hồi Đức. Trên địa bàn xã có 13
dân tộc anh em từ 54 tỉnh thành trong cả nước cùng sinh sống. Là xã thuần nơng có đất đai phì nhiêu,
màu mỡ phù hợp với các loại cây trồng chính là cà phê, che, dâu tằm. Có nhiều suối và hồ, đập là
nguồn nước tưới đồi dào phục vụ cho nông nghiệp và thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tài
nguyên rừng tương đối phong phú, diện tích rừng chiếm khoảng 52,2% diện tích tự nhiên tồn xã với
nhiều loại gỗ và động vật q.
16. Hồi Đức:
- Diện tích: 31,93 km2
- Dân số: 8.248 người
- Mật độ dân số: 258,3 người/km2
- Tổng số thơn, khu phố: 13

Xã Hồi Đức được thành lập cùng với sự ra đời của huyện Lâm Hà theo Quyết định 157-QĐ/HĐBT
ngày 24-10-1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Là xã nằm ở trung tâm của khu vực Tân
Hà – Lán Tranh, khu vực kinh tế trọng điểm của huyện, phía đơng giáp xã Tân Hà, phía tây giáp xã Tân
Thanh, phía nam giáp xã Liên Hà và phía bắc giáp xã Phúc Thọ. Hồi Đức có nhiều tiềm năng, thế
mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội. Có độ cao trung bình từ 850 – 900m so với mực nước biển,
phía bắc giáp xã Phúc Thọ, đông giáp xã Tân Hà, tây giáp xã Tân Thanh, nam giáp xã Liên Hà cách trung
tâm huyện 15 km. Trên địa bàn xã có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, có 4 tơn giáo chính là Phật
giáo, Thiên chúa giáo, Cao Đài và Tin Lành. Hồi Đức có địa hình tương đối bằng phẳng, có hệ thống
giao thơng thuận lợi, có tỉnh lộ 725 chạy dài 8km ở phía đơng và phía nam, là địa giới tự nhiên giữa
Hoài Đức với Tân Hà và một phần xã Liên Hà.
1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Huyện Lâm Hà nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lâm Đồng, ở tọa độ vĩ tuyến 11040’ - 12005’, kinh tuyến 107057’ 108025’. Phía Bắc giáp thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện Di Linh, phía Đơng
giáp huyện Đức Trọng, phía Tây giáp huyện Đam Rơng và tỉnh Đắk Nơng. Diện tích tự nhiên là 60.000
ha, chiếm khoảng 10% diện tích tỉnh Lâm Đồng.
Lâm Hà nằm trên cao nguyên Di Linh và một phần cao ngun Lang Biang, có độ cao trung bình trên
900m so với mực nước biển. Địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều sơng suối, có 3 dạng địa
hình chính: dốc núi cao, đồi thấp và thung lũng. Lâm Hà có các loại đất chính đó là đất phù sa, đất dốc
tụ, trong đó đất đỏ Bazan phù hợp với việc trồng các loại cây như chè, cà phê, dâu tằm.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa khơ bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4,
mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700ml/năm, độ
ẩm trung bình khoảng 80%, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 10 0C, một ngày có đặc
điểm khí hậu của 4 mùa xn, hạ, thu, đơng. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 210C - 220C, tháng 12
và tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất khoảng 180C - 190C và tháng 4, tháng 5 có nhiệt độ trung


bình cao nhất khoảng 240C - 250C. Khí hậu ơn hòa mát mẻ, độ ẩm cao thuận lợi cho sức khỏe con người
và trồng trọt, chăn nuôi, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.
1.3 Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng
Huyện Lâm Hà phía tây và bắc giáp tỉnh Đắc Lắc; đông giáp huyện Lạc Dương, thành phố Đà Lạt và
huyện Đức Trọng; tây giáp huyện Di Linh.

Địa hình huyện Lâm Hà có dạng cao ngun mấp mơ, gợn sóng, bị chia cắt bởi nhiều sơng suối, hồ đầm.
Độ cao trung bình 1.000m so với mặt biển, cao nhất là dãy Hịn Nga có 4 ngọn cao trên 1.900m, trong
đó đỉnh Hịn Nga cao 1.998m. Từ dãy Hịn Nga, địa hình thấp dần về 2 phía đơng nam và tây bắc, thấp
nhất là thơn Phi Có (xã Rơ Men) có độ cao 497m.

Lâm Hà có nhiều sơng, suối bắt nguồn từ các vùng núi cao. Sông Đạ Dâng bắt nguồn từ vùng núi Lang
Biang chảy theo hướng Đông - Nam; Suối Cam Ly, Đạ Mê, Đạ SeĐang Chảy theo hướng Bắc - Nam. Các
dịng sơng, suối trên địa bàn huyện là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tiềm năng để xây dựng các
nhà máy thuỷ điện, xây dựng các cơng trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất và đời sống. Ngồi hệ thống
sơng, suối, Lâm Hà còn nhiều đầm, hồ với hơn 1.800 ha mặt nước như hồ Đạ Sa ở Liên Hà, hồ Ri hin, hồ
Đa Dưng, hồ Phúc Thọ ở Phúc Thọ, hồ Tân Thanh, hồ Bãi Công ở Nam Ban.
Hệ thống sông nước đa dạng tạo nên các ngọn thác đẹp như thác Voi ở Nam Ban, thác LiêngTrênha ở
Tân Thanh, thác Cam Ly ở Mê Linh… các ngọn thác này tạo ra tiềm năng về phát triển du lịch, hiện nay
thác Voi đã được nhà nước xếp hạng thắng cảnh quốc gia.
Nguồn nước tự nhiên rất phong phú do nhiều sơng suối và trên 1.000ha hồ, đầm quanh năm có nước.
Sông Đa Dâng và sông Đa Nhim là 2 nhánh đầu nguồn của sông Đồng Nai đều chảy qua địa phận Lâm
Hà. Các dòng suối Cam Ly, Đa Mê, Đa Sê Đăng, Đạ K’Nàng đều theo hướng bắc nam đổ vào sơng Đa
Dâng ở phía nam của huyện. Phía tây có sơng Đạ Ra Măng, phía bắc có sơng Krơng Knô là ranh giới tự
nhiên giữa Lâm Hà với huyện Dak Nông và huyện Lak của tỉnh Đắc Lắc. Cả hai sông này đều chảy sang
Căm-pu-chia và đổ vào sông Mê Cơng. Lâm Hà có một số hồ và đầm như: hồ Ka Ni, Đạ Sa, Đạ Tông, Ri
Hin, Bãi Công; các đầm Voi, đầm Đĩa,...
Nguồn nước dồi dào, địa hình dốc và có nhiều vùng bị chia cắt mạnh tạo cho huyện Lâm Hà có nhiều
tiềm năng phát triển thuỷ điện. Nhiều thác nước đẹp và hùng vĩ là những cảnh quan du lịch rất hấp dẫn
như: thác Voi ở Nam Ban, thác Liên Chi Nha ở Tân Thanh, thác Nếp ở Phúc Thọ, thác Bảy Tầng ở Phi
Liêng v.v…
Đập thuỷ nông Đạ Đờng bảo đảm nước tưới cho 1.800ha lúa 2 vụ và hàng ngàn hecta vườn cây cơng
nghiệp khác. Đập Cam Ly Thượng có thể bảo đảm nước tưới cho vùng cây công nghiệp của thị trấn Nam
Ban và 3 xã trong khu vực này. Hệ thống mặt nước được phân bố đều khắp bảo đảm giữ ẩm, tăng mạch
nước ngầm, điều hòa hệ sinh thái, giúp cho rừng và tập đoàn cây trồng khá phong phú của huyện
Lâm Hà phát triển thuận lợi. Nhiều diện tích ao hồ nuôi cá đạt hiệu quả kinh tế cao.


1.4 Tình hình kinh tế - xã hội
a. Tình hình kinh tế - xã hội ở huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng
Là một huyện mới thành lập năm 1987 nhưng phần đơng dân cư là người bản địa có q trình hình
thành và phát triển lâu đời. Cách Đà Lạt chỉ 50km nhưng huyện Lâm Hà có ½ diện tích thuộc vùng sâu,
vùng xa và có nhiều khó khăn về đời sống kinh tế. Hiện nay, huyện Lâm Hà có 126.699 người dân, tập
hợp trong 19 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thị trấn: Đinh Văn, Nam Ban và 17 xã: Rô Men, Liêng Srônh,
Phi Liêng, Phi Tô, Đạ Đờn, Đạ K’Nàng, Phú Sơn,Gia Lâm, Mê Linh, Hoài Đức, Liên Hà, Đan Phượng, Phúc
Thọ, Đông Thanh, Tân Thanh, Tân Hà, Tân Văn. phía tây và bắc giáp tỉnh Đắc Lắc; đông giáp huyện Lạc
Dương, thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng; tây giáp huyện Di Linh.


Là vùng đất mới khai hoang, tầng dầy canh tác lớn, độ phì cao, điều kiện khí hậu thuận lợi, sản xuất nông
nghiệp thực sự là thế mạnh, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện. Hướng vào việc khai thác
có hiệu quả tiềm năng đất đai, khí hậu, giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn vốn, phát triển
kinh tế nhiều thành phần, sản xuất nơng nghiệp đã có bước phát triển tồn diện cả về diện tích, năng
suất và sản lượng. Diện tích canh tác năm 1987 mới đạt 10.050ha, đến năm 1997 đã lên 27.700ha, tăng
gấp 2,39 lần. Tổng sản lượng lương thực qui thóc đạt 37.170 tấn, tăng 2,38 lần so với năm 1987, bình
quân lương thực đạt 340 kg/người/năm, đạt mức cao so với các huyện ở vùng núi.
Lâm Hà có một số đặc sản nổi tiếng như: gạo thơm Tân Văn, nếp Tân Hà, chè Lán Tranh, chuối La Ba, cà
phê Phú Sơn, rượu Cát Quế v.v…Cây công nghiệp dài ngày phát triển nhanh, đã hình thành các vùng
chuyên canh với sản lượng hàng hoá ngày càng lớn, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và
xuất khẩu. Diện tích cây cơng nghiệp năm 1987 mới có 2.240ha, đến năm 1999 đã lên 24.778ha, chủ yếu
là cà phê, dâu tằm và chè.Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi
trường sinh thái, toàn huyện đã trồng được trên 600ha quế và 150ha cây ăn quả có giá trị cao như nhãn
lồng, vải thiều, sầu riêng, hàng chục hecta dược liệu theo mơ hình nơng lâm kết hợp.
Về cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động chủ yếu là: sản xuất vật liệu xây dựng, mộc gia
dụng, sửa chữa cơ khí, xay xát chế biến nơng sản,… Sản xuất đã tăng về quy mơ và tốc độ. Năm 1991,
tồn huyện có 170 cơ sở với 483 lao động; đến năm 1997 có 520 cơ sở sản xuất với 1.268 lao động.
b. Quản lý phát triển kinh tế trong chương trình nông thôn mới ở huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng.

Sau hơn 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nơng thơn Lâm Hà đã có nhiều khởi sắc, mọi
mặt đời sống của người dân đã được nâng lên, các cơng trình dân sinh khơng ngừng được đầu tư xây
dựng, hạ tầng nông thôn khang trang, sạch đẹp. Những kết quả đó ghi nhận cả một quá trình nỗ lực cố
gắng, chung sức đồng lịng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Lâm Hà.
Huyện Lâm Hà có diện tích tự nhiên 93.023 ha và dân số hiện nay gần 39 ngàn hộ với hơn 145 ngàn nhân
khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 25,3%. Hơn 10 năm trước, khi bước vào triển khai
chương trình xây dựng NTM, Lâm Hà có nhiều khó khăn: địa bàn rộng, địa hình đồi núi, chia cắt; nhiều
khu vực dân cư không tập trung; hạ tầng nông thơn trên địa bàn cịn thiếu đồng bộ; trình độ dân trí
khơng đồng đều; thu nhập chính của người dân nông thôn trong huyện dựa vào nông nghiệp là chủ
yếu... Đặc biệt, khi đi vào triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, một số cán bộ cơ sở cịn lúng
túng và khơng ít hộ dân cịn tư tưởng trơng chờ, ỷ lại.
Chính vì vậy, Huyện ủy Lâm Hà đã chỉ đạo Khối Dân vận, Mặt trận, chính quyền và các đồn thể chính trị
- xã hội trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp
nhân dân hiểu rõ chủ trương cũng như mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Đồng thời,
Huyện ủy, HĐND, UBND huyện cũng đã chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, có sự tham gia tích cực của Mặt trận
và các đồn thể, sự tham mưu của các cơ quan chuyên môn để triển khai xây dựng NTM trên địa bàn.
Từ một địa phương có xuất phát điểm thấp, qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu
quốc gia xây dựng NTM, đến nay huyện Lâm Hà đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Kinh tế - xã hội phát
triển toàn diện, kết cấu hạ tầng thiết yếu được tăng cường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; các lĩnh
vực văn hóa, giáo dục, y tế, mơi trường có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực; các hình thức tổ chức
sản xuất được đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên; hệ thống chính trị
được củng cố; an ninh, quốc phịng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các khu dân cư NTM ngày


càng khởi sắc, tạo nên sức sống mới, diện mạo mới cho huyện Lâm Hà. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng
năm của Lâm Hà trong hơn 10 năm qua khá ổn định, bình quân đạt 9 - 10%/năm. Năm 2010 thu nhập
bình quân đầu người ở Lâm Hà chỉ là 19,71 triệu đồng/người/năm, đến năm 2020, thu nhập bình quân
đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm. Năm 2020, tổng thu ngân sách toàn huyện đạt 213,130 tỷ
đồng, tăng 130,8% so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn cịn 1,61%.
Trong q trình xây dựng NTM, cơng tác dân vận được Lâm Hà đặc biệt quan tâm, từ đó đã góp phần

nâng cao nhận thức, hiểu biết, hưởng ứng của người dân và cán bô, công nhân, viên chức trên địa bàn
về chương trình xây dựng NTM. Theo thống kê của UBND huyện Lâm Hà, trong 10 năm qua, Nhân dân
các dân tộc trên địa bàn đã đóng góp trên 88.600 ngày công, hơn 261 tỷ đồng, hiến trên 15.000 m2 đất
để xây dựng, kiên cố hóa đường giao thông nông thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng và các cơng trình phúc
lợi xã hội khác. Bên cạnh đó, người dân Lâm Hà cũng đã tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng, đóng
góp tiền của và ngày cơng lao động để xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi, nhà sinh hoạt
cộng đồng, các cơng trình cơng cộng khác trên địa bàn. Tổng kinh phí huy động cho chương trình xây
dựng NTM trên địa bàn huyện Lâm Hà giai đoạn 2010 - 2020 gần 5 ngàn tỷ đồng. Và Nhân dân trên địa
bàn là người trực tiếp quản lý, quyết định đầu tư xây dựng các hạng mục theo đúng đề án đã được phê
duyệt.
Về Lâm Hà hơm nay, những con đường làng, ngõ xóm được nhựa hóa, bê tơng hóa bằng phẳng sạch sẽ;
những căn nhà ở cao tầng của người dân không ngừng được mọc lên; trẻ em đi học dưới những mái
trường khang trang sạch đẹp; cảnh quan môi trường, khu dân cư đều được chỉnh trang đảm bảo xanh,
sạch, đẹp; mọi mặt đời sống của người dân khơng ngừng được nâng lên...
Đồng chí Hồng Sỹ Bích - Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà cho biết, qua rà sốt, đánh giá bộ tiêu chí về
huyện NTM thì huyện Lâm Hà đã đạt chuẩn 9/9 tiêu chí, trong đó có một số tiêu chí vượt so với yêu cầu
của bộ tiêu chí quốc gia. Hiện nay, Lâm Hà đã hoàn thiện hồ sơ và đang chờ để được công nhận huyện
NTM trong thời gian tới.
 Giải pháp phát triển:
Về chính sách:
 Rà sốt quy hoạch phân vùng thích nghi để ổn định diện tích, phát triển về năng suất và sản
lượng, không để phát triển thiếu quy hoạch.
 Thúc đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng theo
Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 28/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
 Huy động nguồn vốn tổng hợp từ nhiều thành phần kinh tế nhất là nguồn vốn của dân,
nguồn vốn vay tín dụng và các thành phần kinh tế khác tham gia vào việc chuyển đổi cơ cấu
giống, đầu tư thâm canh. Nguồn vốn ngân sách chỉ mang tính hỗ trợ và chủ yếu phục vụ
công tác ứng dụng các tiến bộ KHKT, ứng dụng giống mới.
 Tăng cường công tác khuyến nông nhằm hướng dẫn, thúc đẩy việc tổ chức thực hiện,
hướng dẫn - chuyển giao kỹ thuật để nhân dân thực hiện tốt chủ trương quy hoạch phát

triển và sản xuất phù hợp với yêu cầu thị trường nông sản trong nước và quốc tế.
 Huy động nguồn vốn từ nhiều thành phần tham gia vào việc phát triển các cơng trình thuỷ
lợi vừa và nhỏ nhằm khắc phục sự biến động bất thuận của thời tiết.
Về kỹ thuật:


 Đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ KHKT như mơ hình thâm canh tổng hợp, sử dụng
phân bón hợp lý cho cây cà phê…
 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật, khuyến cáo chuyển đổi cơ cấu giống từ cà phê Robusta sang
cà phê Arabica và các loại cây trồng khác ở những nơi đã được quy hoạch chuyển đổi.
 Cải tạo nâng cao chất lượng giống cà phê Robusta ở những diện tích quy hoạch ổn định
bằng các biện pháp chuyển đổi giống, ứng dụng kỹ thuật ghép cải tạo bằng các giống cà phê
có năng suất, chất lượng, khả năng thích nghi tốt được chọn tạo từ Viện khoa học nông lâm
nghiệp Tây Nguyên.
 Chuyển giao và nhân nhanh mơ hình ứng dụng cơng nghệ chế biến ướt nhằm nâng cao chất
lượng cà phê nhân để tăng tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
Ứng dụng cơng nghệ:



 Công nghệ sản xuất giống: ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất cây giống như nuôi
cấy mô, giâm cành, ghép, ươm tạo cây con trong vỹ xốp… nhằm sản xuất ra hàng loạt cây
giống chất lượng cao, sạch bệnh phục vụ sản xuất.
 Công nghệ canh tác: sử dụng giống mới; trồng cây trong nhà lưới, nhà kính để hạn chế tác
động của điều kiện thời tiết và cách ly với điều kiện bất thuận từ bên ngoài; ứng dụng hệ
thống tưới nước, tưới phân tự động, sử dụng vật liệu che phủ đất; phân bón có nguồn gốc
hữu cơ, vi sinh và các loại vật tư nông nghiệp thế hệ mới. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có
nguồn gốc sinh học, ứng dụng quy trình phịng trừ dịch hại tổng hợp.
 Cơng nghệ thu hoạch, chế biến, bảo quản: thu hoạch đúng lúc, đúng kỹ thuật; sơ chế, chọn
lọc phân loại sản phẩm ngay sau khi thu hoạch; bao bì hấp dẫn, hợp tiêu chuẩn vệ sinh an

toàn thực phẩm; bảo quản phù hợp với yêu cầu từng loại sản phẩm và yêu cầu về thời gian
lưu trữ, vận chuyển...
Áp dụng thực tiễn

Triển khai 9 mơ hình ni cá thương phẩm cá trong ao nước tỉnh
Trung tâm nông nghiệp huyện Lâm Hà vừa được UBND huyện giao triển khai thực hiện 9 mơ hình ni
thương phẩm theo hình thức ghép nhiều loại cá trong ao nước tĩnh trên địa bàn huyện năm 2021.
Cụ thể trên diện tích thực hiện là 10.000 m2, với quy mơ từ 1.000 m2 – 2.000 m2, Trung tâm nông
nghiệp đã lựa chọn 9 hộ gia đình thực hiện mơ hình thuộc địa bàn 7 thơn, tổ dân phố; trong đó xã Tân
Hà có 4 thơn và thị trấn Đinh Văn có 3 thơn. Đây đều là những hộ nơng dân có diện tích ao ni cá đạt
tiêu chuẩn, phù hợp với u cầu của mơ hình; tự nguyện đăng ký, cam kết đảm bảo đủ vốn đối ứng và
thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy trình kỹ thuật trong q trình chăm sóc. Tổng kinh phí thực hiện là
trên 206 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ gần 150 triệu đồng, nhân dân đối ứng xấp xỉ 57
triệu đồng.
Mục tiêu của việc thực hiện các mô hình này là giúp người dân tiếp cận được kỹ thức và phương pháp
nuôi ghép nhiều loại cá, cũng như đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế, từng bước góp phần nâng cao
hiệu quả ni trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
Phát huy hiệu quả các mơ hình liên kết sản xuất của phụ nữ
Những năm qua, việc thành lập các tổ hợp tác phát triển kinh tế được Hội LHPN từ huyện đến các xã, thị
trấn quan tâm, hỗ trợ. Từ những mơ hình liên kết sản xuất này, phụ nữ khơng chỉ có những đóng góp


quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nơng thơn mới ở địa phương, mà cịn trở nên gắn
kết trong tất cả hoạt động hội để tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Được thành lập từ năm 2018, Tổ hợp tác (THT) trồng rau hoa công nghệ cao của chi hội phụ nữ thôn
Nam Hà (xã Nam Hà) là một trong những tổ hợp tác liên kết sản xuất của phụ nữ hoạt động hết sức tích
cực và hiệu quả. Từ một vài hộ cá thể, đơn lẻ trồng rau, hoa, các chị em trong tổ đã gây dựng, phát triển
thành một vùng chuyên canh rau hoa công nghệ cao với đầy đủ các mặt hàng nông sản. Con đường đi
vào thôn Nam Hà giờ đây không chỉ thu hút bởi tuyến đường hoa do chị em trồng và chăm sóc, mà cịn
nổi bật bởi tồn bộ diện tích sản xuất đã được 13 tổ viên chuyển đổi sang trồng rau, hoa công nghệ cao.

Với gần 5 hecta, trong đó có hơn 1 hecta nhà kính, các chị em vừa là lao động chính, đồng thời cũng là
những người chủ lực trong việc tìm hiểu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong việc trồng cây gì
phù hợp, tìm kiếm thị trường à phát huy hiệu quả kinh tế. Vì thế, trên mỗi diện tích là mỗi loại cây trồng
khác nhau, có hoa cúc, cả cà chua, ớt chng, thanh long và cịn có cả hàng nghìn cây mimosa. Theo
Nguyễn Thị Quyên – Tổ trưởng tổ hợp tác trồng rau hoa CNC chi hội phụ nữ thôn Nam Hà, xã Nam Hà
cho biết, ngay sau khi thành lập Tổ hợp tác, Tổ đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Hội LHPN xã và
Hội LHPN huyện, tạo điều kiện vay số vốn 95 triệu đồng từ vốn sự nghiệp nông nghiệp. Từ số vốn này, Tổ
đã quay vòng vốn cho các tổ viên vay với phương châm cơng khai, minh bạch và phải có đầu tư thực tế
vào sản xuất. Điều đáng mừng là các chị em hội viên đều rất năng động, sáng tạo, mạnh dạn trong đầu
tư phát triển kinh tế, chịu khó tìm tịi, học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau như hội thảo đầu
bờ. Từ đó, tạo được động lực, phấn khởi, sự ổn định trong phát triển sản xuất, tiêu thụ và nâng cao thu
nhập.
Chị Nguyễn Thanh Nhâm – PCT Hội LHPN xã Nam Hà cho biết, hiện nay Hội LHPN xã Nam Hà đã xây dựng
và duy trì hoạt động hiệu quả của 03 tổ hợp tác phụ nữ liên kết phát triển sản xuất, trong đó có 02 tổ
hợp tác trồng rau, hoa cơng nghệ cao và 01 tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm. Từ mơ hình này, chị em đã
được phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, chịu thương chịu khó. Các chị vừa phát triển kinh tế, vừa
đoàn kết giúp nhau xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc; đồng thời cũng trở thành những thành viên có
trách nhiệm với địa phương, với cộng đồng. Trong những đợt vận động nơng sản ủng hộ vừa qua, các tổ
hợp tác nói riêng, chị em phụ nữ xã Nam Hà đã ủng hộ hàng tấn nông sản cho bà con vùng dịch. Dịch
bệnh dù khiến cho việc tiêu thụ nông sản gặp khó khăn, các mặt hàng rau hoa trên thị trường giảm sâu,
song các chị em vẫn động viên nhau phải tăng gia sản xuất tốt hơn. Bởi trong điều kiện hiện nay, sản
xuất không chỉ để bảo đảm cung ứng nhu cầu tại địa phương, thực hiện “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của
địa phương, của Hội, mà cịn vì trách nhiệm với nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do dịch
Covid 19.
Theo chị Phạm Thị Thu Hiền – PCT Hội LHPN huyện Lâm Hà cho biết, vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo
khởi nghiệp, phát triển kinh tế là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của Hội LHPN. Thực hiện Đề án thí
điểm hỗ trợ cho tổ hợp tác phát triển các mơ hình kinh tế dưới hình thức vay vốn quay vịng giai đoạn
2017 - 2020. Trong 3 năm, từ năm 2017 - 2019, Hội LHPN huyện phối hợp Trung tâm Nông nghiệp khảo
sát và thành lập 11 tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm tại các xã Tân Hà, Liên Hà, Mê Linh, Phú Sơn, Hồi
Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Đơng Thanh; 01 THT Đan nong né tại thị trấn Nam Ban, 02 THT trồng rau

hoa tại xã Nam Hà với 148 thành viên tham gia, giải ngân cho 68 hộ vay, với số vốn 1.045 triệu đồng.
Đến nay, toàn huyện đã 21 tổ hợp tác, tổ liên kết do phụ nữ tham gia làm quản lý, đều phát huy hiệu
quả tích cực, tạo được niềm tin, sự hứng khởi trong hoạt động Hội, hỗ trợ, giúp đỡ chị em phụ nữ phát
triển kinh tế, thu nhập ổn định và làm giàu.
Hiệu quả từ những mơ hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ đã tạo sự đoàn kết, gắn bó, đồng thời đã
phát huy vai trị của hội phụ nữ các cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của hội, nhiệm vụ


chính trị của địa phương, cải thiện và nâng cao đời sống của hội viên phụ nữ, góp phần xây dựng nông
thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng huyện Lâm Hà phát triển toàn diện, bền vững.
Xã Phúc Thọ quyết tâm xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Mặc dù đến năm 2022, xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà mới đúng hẹn về đích nơng thơn mới nâng cao,
nhưng với sự đoàn kết của cả hệ thống chính trị và sự đồng lịng của người dân, đến nay, địa phương cơ
bản đã hoàn thành các tiêu chí, sẵn sàng đưa Phúc Thọ trở thành xã nơng thôn mới nâng cao.
Về thăm Phúc Thọ, nay là những con đường bê tông lớn mở rộng, điện, đường, trường, trạm được đầu
tư đồng bộ, nhà cửa khang trang, đó là kết quả trong suốt 10 năm nỗ lực xây dựng nơng thơn mới
(NTM) của cả hệ thống chính trị và người dân nơi đây. Ông Phan Tiến Dũng - Chủ tịch UBND xã Phúc Thọ
phấn khởi: “Có thể thấy, diện mạo Phúc Thọ thay đổi rõ nét qua từng năm, không chỉ về bộ mặt nông
thôn mà đời sống kinh tế, xã hội của địa phương cũng được nâng lên”.
Năm 2017, xã Phúc Thọ được công nhận xã nông thơn mới (NTM), từ bước đệm đó, địa phương tiếp tục
phấn đấu xây dựng xã NTM nâng cao. Để đạt được mục tiêu đề ra, ông Dũng cho biết, trước hết, xã Phúc
Thọ cố gắng duy trì các tiêu chí NTM, hằng năm rà sốt thực hiện từng tiêu chí, khó đâu, gỡ đó. Trong
đó, các tiêu chí nâng cao về xây dựng hệ thống chính trị, mơi trường và an ninh trật tự được địa phương
tập trung thực hiện.
Xã Phúc Thọ xác định đầu tiên phải làm tốt công tác quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về xây dựng NTM trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ chủ chốt. Cùng với
đó, hệ thống chính trị, các đồn thể từ xã đến thơn tích cực tun truyền giúp người dân nhận thức
được tầm quan trọng, mục đích và ý nghĩa của việc xây dựng NTM nâng cao; từ đó, tạo nên sự đồng
thuận trong Nhân dân, góp phần tham gia xây dựng NTM. Đặc biệt, xã cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo,
Ban Quản lý xây dựng NTM, Ban vận động, Ban giám sát xây dựng NTM xã và thành lập Ban phát triển

thơn ở 11 thơn, các ban có trách nhiệm phụ trách các tiêu chí trên từng thơn, bám sát, thực hiện và giữ
vững các tiêu chí.
Vì là xã thuần nông, vấn đề môi trường cũng được địa phương đặc biệt quan tâm. Cùng với việc thường
xuyên tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, các thùng thu gom vỏ bao thuốc
bảo vệ thực vật được đặt tại từng thôn; xã cũng đã vận động xã hội hóa, có xe đến thu gom rác thải trực
tiếp tại các thôn. Nếu như trước đây, vấn đề mơi trường tại đây ln đáng lo, thì giờ đây người dân
hồn tồn n tâm, mơi trường sống được cải thiện rõ rệt. Nhiều người dân còn chủ động hiến đất làm
đường, trồng hoa, cây xanh, tích cực tham gia Ngày Chủ nhật xanh cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh,
sạch, đẹp cho địa phương. Cùng với đó, xã Phúc Thọ cũng triển khai cho các thôn đăng ký xây dựng
đường giao thông nông thôn, tập trung mọi nguồn lực xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn,
phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Mặt khác, nhiệm vụ phát triển sản xuất, chuyển đổi cây trồng được địa phương thực hiện hiệu quả. Với
3 loại cây chủ lực trà, cà phê, dâu tằm, diện tích được chuyển đổi tăng theo hằng năm. Trong năm qua,
địa phương chuyển đổi tái canh được 30 ha, thực hiện ghép chồi 50 ha, tăng tổng diện tích cà phê trên
địa bàn xã lên gần 4.000 ha; hơn 15 ha dâu tằm được chuyển đổi, trồng mới; diện tích cây trà tăng lên
gần 160 ha, năng suất bình qn đạt hơn 200 tạ/ha. Ngồi ra, các loại cây trồng như mắc ca, chanh dây,
khoai lang, rau màu cũng tăng diện tích. Các trang trại ni heo, gà, thỏ trên địa bàn xã đa phần liên kết
với công ty nên hoạt động cơ bản ổn định.


Các hợp tác xã, tổ hợp tác được địa phương khuyến khích và tạo điều kiện phát triển, khuyến khích đa
dạng các loại hình thương mại, dịch vụ theo các hình thức hợp tác, liên kết, đầu tư chuyển giao tiến bộ
khoa học, kỹ thuật, đảm bảo môi trường. Đồng thời, Phúc Thọ cũng đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất. Hiện, trên địa bàn xã đến nay có 2 cơng trình thủy
điện nhỏ, 3 dự án điện năng lượng mặt trời, 3 cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi và 1 cơng ty chế biến
chè Long Đỉnh. Qua đó, giúp tạo việc làm, ổn định thu nhập cho gần một ngàn lao động ở trong và ngoài
địa phương.
Đối với công tác giảm nghèo, nhiều hộ nghèo, cận nghèo được xã Phúc Thọ tạo điều kiện cho vay vốn
sản xuất, hỗ trợ giống, phân bón và hướng dẫn các phương pháp chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả. Song
song với đó là cơng tác thường xun tun truyền, thay đổi tư tưởng ỷ lại, tự lực vươn lên thoát nghèo

bền vững. Từ những nỗ lực đó, đến nay, xã Phúc Thọ cịn 42 hộ nghèo, chiếm 2,18%, trong đó có 25 hộ
nghèo là đồng bào DTTS. Địa phương cũng đề ra mục tiêu phấn đấu cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm
còn dưới 2%, hộ nghèo đồng bào DTTS giảm xuống cịn dưới 5%.
Chủ tịch UBND xã, ơng Phan Tiến Dũng cho biết: Hiện tại, về cơ bản các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao
gần như đã hoàn thành. Với mục tiêu đến năm 2022 địa phương sẽ về đích NTM nâng cao, thời gian tới,
ngồi cố gắng giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt được, xã cịn đặc biệt quan tâm đến tình hình an
ninh, trật tự an tồn xã hội; địa phương sẽ tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra phát hiện và ngăn
chặn kịp thời các hành vi phá rừng, khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép; thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, vận động người dân tham gia đấu tranh tố giác tội phạm. “Hi vọng, với sự nỗ lực của cả hệ thống
chính trị và người dân, địa phương sẽ về đúng lộ trình đã đề ra, trở thành xã NTM nâng cao trong năm
tới, khi đó xã Phúc Thọ sẽ càng giàu, đẹp hơn”, ông Dũng chia sẻ.
2. Công tác quản lý phát triển kinh tế trong chương trình nơng thơn mới ở huyện Lâm Hà – Tỉnh Lâm
Đồng.
2.1 Kết quả sản xuất của huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 -2014
Với trên 70% dân số là nông dân, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) tại huyện Lâm
Hà không chỉ đem đến thu nhập ổn định cho chính những nơng dân tham gia, mà cịn là động lực để góp
phần thay đổi bộ mặt nơng thơn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Tăng trưởng kinh tế (GRDP) theo giá so sánh 1994 ước đạt 11%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp,
thủy sản tăng 3,8%, ngành công nghiệp xây dựng tăng 18%, khu vực dịch vụ tăng 22,6% so với năm 2013.
GRDP (giá thực tế) ước đạt 6.263.396,4 triệu đồng, tăng 15,4% so cùng k . Trong đó, khu vực nơng, lâm
nghiệp, thủy sản tăng 9%, khu vực công nghiệp xây dựng tăng 20,8%, khu vực dịch vụ tăng 24,2% so với
năm 2013.
- Cơ cấu theo giá thực tế:
+ Khu vực nông lâm thủy chiếm 52,4%.
+ Khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 12,4%.
+ Khu vực dịch vụ chiếm 35,2%.
GRDP bình quân đầu người ước đạt 43,2 triệu đồng/người/năm, tăng 14,9% so năm 2013.


Tổng thu NSNN cả năm ước đạt 158.293 triệu đồng, bằng 64,9% so cùng k , đạt 77% kế hoạch năm. Tỷ lệ

huy động NS/ GRDP ước đạt 2,5%.
Tỷ lệ hộ nghèo là 3,19%.
% SS
Chỉ tiêu kinh tế
1. Tổng giá trị sản xuất (Giá so sánh 1994)
- Nông - Lâm - Thuỷ
- Công nghiệp - Xây dựng
- Dịch vụ
1. Tổng giá trị sản xuất (Giá so sánh 2010)
- Nông - Lâm - Thuỷ
- Công nghiệp - Xây dựng
- Dịch vụ
2. Tổng giá trị sản xuất (Giá thực tế)
- Nông - Lâm - Thuỷ
- Công nghiệp - Xây dựng
- Dịch vụ
3. GRDP (Giá so sánh 1994)
- Nông - Lâm - Thuỷ
- Công nghiệp - Xây dựng
- Dịch vụ
3. GRDP (Giá so sánh 2010)
- Nông - Lâm - Thuỷ
- Công nghiệp - Xây dựng
- Dịch vụ
4. GRDP (Giá thực tế)
- Nông - Lâm - Thuỷ
- Công nghiệp - Xây dựng
- Dịch vụ
* GRDP bình quân đầu người
5. Cơ cấu theo giá thực tế

- Nông - Lâm - Thuỷ
- Công nghiệp - Xây dựng
- Dịch vụ
6. Tài chính - Tín dụng
- Tổng thu NSNN trên địa bàn
- Tổng chi NS địa phương
- Tỷ lệ huy động NS/ GRDP

ĐVT

ƯỚC TH 2014

Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng

Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng

3.260.800,80
1.687.876,50
738.735,40
834.188,90
8.143.939,03
4.201.162,56
2.056.071,47
1.886.705,00
12.453.407,50
6.294.346,70
2.751.024,50
3.408.036,30
1.594.002,40
879.611,90
195.491,80
518.898,70
3.963.870,00
2.173.721,00
578.518,00
1.211.631,00
6.263.396,40
3.280.813,90

777.389,10
2.205.193,40
43,2

2014/2013
111,2
103,8
118,0
122,6
108,8
104,1
122,6
106,5
115,4
109,0
121,0
124,4
111,0
103,8
118,0
122,6
107,1
104,1
120,7
106,8
115,4
109,0
120,8
124,2
114,9


%
%
%

52,4
12,4
35,2

94,5
104,7
107,7

Tr. đồng
Tr. đồng
%

158.293
607.656
2,5

64,9
86,9
55,6


Sản xuất nông nghiệp
a. Trồng trọt
* Cây hàng năm:
Tổng diện tích cây hàng năm các loại ước đạt 6.346,07 ha, giảm 3,64% (-239,33 ha) so cùng k năm

trước, có xu hướng giảm dần khi cây cà phê vẫn chiếm thế độc canh. Bà con nông dân chưa mạnh dạn
đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng như canh tác rau, hoa cơng nghệ cao, hình thành các vùng chun
canh cây hàng năm thay vì duy trì canh tác cây hàng năm xen canh với cây lâu năm, hiệu quả kinh tế đạt
thấp. Về cơ cấu gieo trồng có sự chuyển dịch giảm diện tích cây lương thực có hạt, cây lấy củ chất bột,
cây đậu công nghiệp, đậu thực phẩm, tăng diện tích rau, hoa, cỏ chăn ni.
Lúa gieo trồng 2.647,98 ha, giảm 3,3% so cùng k (-91,42 ha). Diện tích gieo sạ giảm là do diện tích canh
tác lúa 2 vụ giảm mạnh. Các địa phương như Đan Phượng, Tân Thanh, Mê Linh, Tân Văn… vụ Đông Xuân
không canh tác được do thiếu nước, bà con nông dân chuyển đổi sang trồng cây dâu tằm. Năng suất đạt
41,74 tạ/ ha, giảm 4,3% so cùng k .
Ngô gieo trồng 1.604,31 ha, giảm 6,8% (-117,89 ha) so cùng k năm trước. Các xã Liên Hà, Tân Thanh
giảm ở phần diện tích giải tỏa làm thủy điện Đồng Nai 2, diện tích cà phê cho kinh doanh ổn định nên
diện tích bắp trồng xen giảm mạnh. Năng suất thu hoạch ước đạt 44,74 tạ/ ha, giảm 5% so cùng k .
Cây chất bột lấy củ và cây có hạt chứa dầu giảm mạnh khi chủ yếu được trồng xen canh cây cà phê. Diện
tích cây chất bột lấy củ cả năm đạt 215,15 ha, giảm 25,6% (-73,95 ha). Cây có hạt chứa dầu 83,58 ha,
bằng 50,9% (-80,71 ha) so cùng k . Năng suất thu hoạch bình quân khoai lang ước đạt 122,87 tạ/ ha, so
cùng k giảm 0,6%; khoai sáp 119,15 tạ/ ha, tăng 0,3%, đậu tương 11,81 tạ/ ha, giảm 1,7%, đậu phụng
12,01 tạ/ ha, giảm 1% so cùng k .
Rau, đậu, hoa các loại 1.618,36 ha, tăng 3,3% (+52,16 ha) so cùng k . Trong đó, cây rau các loại 1.161,92
ha, tăng 4,9% (+54,72 ha), đậu thực phẩm 329,01 ha, giảm 18,4% (-74,22 ha). Cây hoa 126,03 ha, tăng 2,3
lần (+71,53 ha). Năng suất thu hoạch rau ước đạt 129,45 tạ/ ha, tăng 2,6% so cùng k .
Cỏ chăn nuôi 130,6 ha, tăng 2,4 lần so cùng k năm trước. Diện tích trồng cỏ tăng cao do bà con nơng
dân đầu tư chăn ni bị sữa.
* Cây lâu năm:
Tổng diện tích cây lâu năm trên địa bàn huyện năm 2014 là 42.912,23 ha, tăng 0,3% so cùng k (+125,33
ha). Các cây trồng chính như cà phê, dâu tằm, cây ăn quả, chè được đầu tư theo hướng thâm canh nhằm
tăng sản lượng, hiệu quả canh tác nơng nghiệp. Tình hình sản xuất từng loại cây trồng cụ thể như sau:
Cây ăn quả: tổng diện tích cây ăn quả cả năm 2014 là 605,8 ha, tăng 2,4% (+14,7 ha) so cùng k . Trong
đó, chanh dây 155,65 ha, tăng 55,55 ha so năm trước. Diện tích một số loại cây ăn quả giảm như chuối
124,5 ha, giảm 21,16 ha; mít 53,7 ha, giảm 10,28 ha; bơ 112,27 ha, giảm 11,31 ha so cùng k , do giá bán
thấp, sâu bệnh nhiều, hiệu quả canh tác thấp nên bà con nông dân chuyển đổi cây trồng khác. Để phát

triển loại cây trồng này các ngành chức năng cần có các giải pháp hỗ trợ đầu ra ổn định cho người nông
dân yên tâm sản xuất.


Cây hồ tiêu: tổng diện tích cây tiêu tồn huyện đạt 103,48 ha. Diện tích trồng mới trong năm là 57,4 ha.
Giá tiêu cao, điều kiện đất, khí hậu Lâm Hà thích hợp nên cây tiêu là một hướng chuyển đổi cơ cấu cây
trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năng suất thu hoạch ước đạt 27,5 tạ/ ha, tăng 1,1% so
cùng k . Gía bán cao nên cơng tác chăm sóc cây trồng được chú trọng nên năng suất tăng. Hơn nữa
những năm gần đây cây tiêu trồng mới được đầu tư về giàn (cột bê tơng) và lưới che chắn đảm bảo cũng
góp phần tăng năng suất thu hoạch.
Cây cà phê: Tổng diện tích cây cà phê toàn huyện là 40.247,01 ha, tăng 0,1% so cùng k . Diện tích cho
sản phẩm 38.213,21 ha, giảm 1,2% so cùng k . Năng suất thu hoạch ước đạt 27,85 tạ/ ha, so cùng k
năm trước tăng 1,7%. Sản lượng đạt 106.423,79 tấn, tăng 0,5% so năm trước.
Cây chè: Tổng diện tích 273,84 ha, giảm 8% so cùng k . Năng suất thu hoạch ước đạt 115,3 tạ/ ha, tăng
2,2% so cùng k .
Cây dâu tằm: diện tích hiện có là 1.565,75 ha, tăng 4,5% so cùng k . Năng suất thu hoạch 163,82 tạ/ha,
tăng 2,2% so cùng k . Giá kén vẫn luôn ổn định ở mức cao nên diện tích trồng dâu được mở rộng. Hiện dâu
giống mới chất lượng cao, dâu Trung Quốc, dâu lai và dâu siêu cành được trồng nhiều hơn.
Trồng mới và chuyển đổi cây lâu năm: cây cà phê trồng mới, tái canh, ghép cải tạo là 1.215,9 ha (riêng
ghép cải tạo là 597 ha); cây chè trồng mới 16,5 ha, tái canh 13 ha; cây dâu tằm trồng mới là 166,4 ha,
tăng 3,9% so năm trước.
b. Chăn ni
Tình hình chăn ni năm 2014 phát triển mạnh theo hình thức trang trại. Theo số liệu điều tra
01/10/2014, tồn huyện có 118 trang trại heo và gia cầm. Tổng đàn trâu có 369 con, đàn bò 3.997 con,
đàn heo 84.436 con, đàn gia cầm 608,88 ngàn con.
Chương trình phát triển đàn bị sữa: đến nay tồn huyện có 800 con bị sữa. Hiện có 2 điểm thu mua sữa
tại Nam Ban và Tân Hà, qui mô 5 tấn sữa/ngày, chưa đáp ứng nhu cầu bán sữa của các hộ chăn nuôi nên
một số hộ ni bị sữa phải đưa ra Đức Trọng bán.
c. Lâm nghiệp
Tổng diện tích rừng trồng mới năm 2014 là 240,54 ha, bằng 80,2% kế hoạch và bằng 99,4% so cùng k .

Trong đó, Ban quản lý rừng phịng hộ Nam Ban trồng 71 ha; Ban quản lý rừng phịng hộ Lán Tranh trồng
8,7 ha; các doanh nghiệp, cơng ty trồng 20 ha; các hộ dân trồng bằng vốn tự có 140,86 ha. Trong đó, có
trên 80 ha do vận động người dân cam kết tổ chức trồng theo Đề án phát triển rừng trên diện tích đất
lâm nghiệp do người dân lấn chiếm để sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2015.
Diện tích rừng giao khốn quản lý bảo vệ từ kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng là 19.094,62 ha cho
86 cá nhân, hộ gia đình và 3 tập thể. Trong đó, Ban quản lý rừng Nam Ban giao khoán 12.994,36 ha, cho
740 hộ và 1 tập thể; Ban quản lý rừng Lán Tranh giao khoán 4.800,47 ha cho 99 hộ và 2 tập thể; Ban
quản lý rừng nguyên liệu giấy Lâm Hà, diện tích rừng được phê duyệt giao khốn là 1.077,46 ha, đơn vị
đã tổ chức giao khoán cho 21 hộ gia đình với diện tích 429,1 ha, số diện tích cịn lại đơn vị tự quản lý;
Công ty Du lịch sinh thái Phương Nam 191,2 ha...


Tình hình vi phạm lâm luật: từ đầu năm đến nay đã phát hiện 142 vụ vi phạm Luật quản lý bảo vệ rừng,
giảm 34 vụ so cùng k . Đến nay đã xử lý 107 vụ, thu nộp ngân sách 464,12 triệu đồng. Công tác quản lý
bảo vệ rừng trên địa bàn tuy có nhiều cố gắng, song vẫn còn để xảy ra các vụ phá rừng đặc biệt nghiêm
trọng, các ngành chức năng đang điều tra xử lý.
d. Thủy sản
Tổng diện tích ni trồng thủy sản tồn huyện 1.124,1 ha, so cùng k giảm 10,3% (-128,9 ha). Diện tích
ni trồng thủy sản tồn huyện giảm là do một số địa phương như Hoài Đức, Liên Hà, Tân Hà... ao đào
quá sâu, khó khăn trong thu hoạch nên người dân không thả nuôi. Hơn nữa hiệu quả mang lại từ ngành
nuôi trồng thủy sản là không cao. Bà con nơng dân chủ yếu thả ni với mục đích cải thiện nhu cầu thực
phẩm, cung cấp tại chỗ nên diện tích ni khơng được mở rộng.
Sản lượng thủy sản tồn huyện đạt 1.909,6 tấn, so cùng k năm trước giảm 13,6%. Trong đó, sản lượng
cá các loại 1.906,5 tấn (cá tầm 1,6 tấn), sản lượng ba ba 3,1 tấn, giảm 34%. Sản lượng cá tầm giảm do cá
tầm Trung Quốc nhập vào giá rẻ nên 2 cơ sở nuôi cá tầm Nga không cạnh tranh được. Hiện nay số lượng
cá thương phẩm của 2 cơ sở giảm mạnh và đang phá sản. Số lồng ni cịn duy trì là 21 lồng, giảm 7 lồng
so cùng k , thể tích ni 1.344 m3. Do mưa nhiều trong tháng 8, 9 làm ngập một số diện tích ao hồ tại
các địa phương Nam Ban, Gia Lâm nên sản lượng thủy sản thu hoạch cả năm giảm so năm trước.
4. Sản xuất công nghiệp
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2014 ước đạt 695.772,8

triệu đồng (theo giá hiện hành), đạt 210.204,4 triệu đồng (theo giá cố định 1994). Tăng trưởng cả năm
đạt 19,3%. Trong đó, chiếm giá trị lớn là cơng nghiệp chế biến chế tạo, tăng 7,16%. Tăng trưởng công
nghiệp đạt cao là do Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 đi vào hoạt động, sản lượng điện toàn huyện dự
kiến cả năm đạt 220 triệu kwh (năm 2013 là 76 triệu kwh), tăng 2,9 lần so năm 2013. Ngoài ra ngành
trồng dâu nuôi tằm phát triển mạnh, sản lượng tơ cả năm tăng 35,7% so cùng k năm trước, đạt 83,7
tấn cũng góp phần tăng giá trị sản xuất ngành cơng nghiệp toàn huyện.
5. Thương mại - dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước năm 2014 đạt 3.138,38 tỷ đồng, tăng 20,3% so cùng k . Nguyên nhân
tăng cao là do đời sống nhân dân nâng lên. Giá nông sản cà phê, kén tằm năm 2014 luôn ở mức cao, sản
xuất chăn nuôi phát triển mạnh, thu nhập của người dân tăng nên sức mua của người tiêu dùng
tăng. Giá heo hơi bình quân năm ở mức 48-50 ngàn/kg. Trong khi đó giá các mặt hàng như thức ăn gia
súc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các mặt hàng vật liệu xây dựng tăng khoảng 5-7% so năm trước
do tổ chức cân trọng tải xe nên giá cước vận tải tăng làm cho giá bán tăng.
Nhóm hàng điện máy và hàng tiêu dùng giá giảm so cùng k năm trước 10-12%.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm hạn chế tình hình bn bán hàng lậu, hàng giả, hàng
kém chất lượng và hàng quá hạn sử dụng. Từ đầu năm đến nay đã kiểm tra 320 cơ sở kinh doanh cá thể,
xử lý 61 cơ sở, phạt hành chính 226,8 triệu đồng.
6. Xây dựng cơ bản


Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước năm 2014 đạt 2.216 tỷ đồng, chiếm 35,38% GRDP, tăng
13,8% so năm 2013.
Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước năm 2014 là
133.764 triệu đồng, đạt 96% so kế hoạch. Trong đó, vốn ngân sách tỉnh là 71.889 triệu đồng, đạt 99,7%
so kế hoạch, nguồn vốn ngân sách huyện là 57.595 triệu đồng, đạt 91,4% kế hoạch.
Đến hết tháng 11/2014 nhìn chung tiến độ thực hiện, giải ngân các cơng trình, dự án đảm bảo theo kế
hoạch, cơng tác lập hồ sơ quyết toán chậm so tiến độ chung của tỉnh.
Thực hiện cơng tác kiểm tra chất lượng cơng trình xây dựng cơ bản 2 đợt năm 2014 được 16 cơng trình.
Qua kiểm tra, cơ bản các đơn vị chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thi cơng đúng trình tự; công tác nghiệm thu bộ
phận, giai đoạn, hạng mục công trình đảm bảo theo quy định, thi cơng cơ bản đảm bảo yêu cầu về chất

lượng.
2.1. Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2014
Tỷ lệ hộ nghèo là 3,19%.
Giải quyết việc làm được 3.223 lao động, đạt 107,4% kế hoạch, xuất khẩu 123 lao động, đào tạo nghề 32
lớp với 1.097 học, lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ 26,71%, tăng 6,24% so với năm 2013.
Vận động được 480 triệu đồng quỹ đền ơn đáp nghĩa; hoàn thành xây dựng 20 căn nhà cho hộ nghèo từ
nguồn kinh phí của Cơng đồn Ngân hàng Cơng thương Việt Nam hỗ trợ 50 triệu đồng/căn. Hỗ trợ xây
dựng, sửa chữa được 13 căn nhà cho gia đình người có cơng khó khăn về nhà ở.
Thực hiện đồng bộ các chương trình giảm nghèo, tổng số hộ nghèo toàn huyện cuối năm 2014 còn 1.155
hộ, chiếm tỷ lệ 3,19% (455 hộ nghèo ĐBDTTS, chiếm tỷ lệ 6,87%); hộ cận nghèo 2.003 hộ, chiếm tỷ lệ
5,54% (743 hộ cận nghèo ĐBDTTS, chiếm tỷ lệ 11,21%).
2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất ở huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 -2014
Mục tiêu của huyện Lâm Hà là tới năm 2015 có 6/14 xã tồn huyện hồn thành 19/19 tiêu chí, 3 xã đạt
13/19 tiêu chí, 3 xã đạt 10/19 tiêu chí, 2 xã có khó khăn nhất là Tân Thanh và Phi Tơ cũng phải đạt 8/19
tiêu chí nơng thơn mới, và Chương trình xây dựng nơng thơn mới phải cán đích vào đầu năm 2020.
1. Phát triển bền vững vùng nguyên liệu cây công nghiệp dài ngày (CNDN)
Cây CNDN là một trong những thế mạnh kinh tế nông nghiệp của Lâm Đồng. Ngồi vấn đề thu hút hàng
vạn lao động nơng nghiệp, đây cịn là vùng ngun liệu cho ngành cơng nghiệp chế biến, kéo theo sự
phát triển của nhiều ngành nghề khác như dịch vụ phân bón, vật tư, máy móc thiết bị… và giải quyết việc
làm cho lực lượng lao động cơng nghiệp. Cây CNDN có một vai trị rất lớn trong phát triển kinh tế - xã
hội và nâng cao đời sống nhân dân. Trong các năm qua tổng sản lượng hàng hố xuất khẩu từ cây CNDN
khơng ngừng được tăng lên như chè, cà phê, tơ lụa, hạt điều…
a. Cây cà phê:
Định hướng phát triển cà phê của Lâm Đồng là chỉ duy trì và phát triển diện tích cà phê một cách hợp lý
trên những vùng đất có lợi thế nhằm tăng hiệu quả sản xuất và tăng lợi thế so với các cây trồng khác.
Trong giai đoạn 2005 – 2010 Lâm Đồng ổn định diện tích cà phê khoảng 100.000ha, chuyển đổi khoảng


17.000ha cà phê kém hiệu quả sang cây trồng khác đồng thời chuyển đổi một số diện tích cà phê vối ở
độ cao 800 – 1.000m sang trồng cà phê chè. Vấn đề cải tiến giống và tăng cường thâm canh ở những

diện tích cà phê vối là rất quan trọng nhằm khai thác tốt tiềm năng, phấn đấu đạt năng suất bình qn 2
tấn/ha trên địa bàn tồn tỉnh vào năm 2010.
b. Cây chè:
Trong định hướng phát triển nông nghiệp toàn diện của tỉnh Lâm Đồng cây chè được coi là cây trồng chủ
lực. Việc phát triển và ổn định diện tích, sản lượng chè ngun liệu khơng chỉ góp phần tăng trưởng kinh
tế, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động, phát triển ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ mà còn là
động lực thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng thơn.
Định hướng phát triển cây chè đến năm 2010 của tỉnh Lâm Đồng đã được xác định rõ về quy mô phát
triển, cơ cấu diện tích đến năm 2010 khoảng 28.000ha trong đó 12.500ha chè cành giống mới, năng suất
bình qn 9 tấn/ha/năm trở lên. Quy hoạch phát triển diện tích chè chủ yếu tập trung ở thị xã Bảo Lộc,
huyện Bảo Lâm, huyện Di Linh và một phần ở thành phố Đà Lạt. Hướng phát triển chính là ứng dụng các
giống chè cành đang sản xuất: TB 14, LĐ 97 và các giống chè cao cấp như: Kim Tuyên, Ngọc Thuý kết hợp
với thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường trong nước và ngoài nước.
c. Cây dâu tằm:
Định hướng phát triển của ngành dâu tằm Lâm Đồng là tiếp tục mở rộng diện tích trồng dâu, đồng thời
chuyển diện tích trồng dâu xuống các vùng đất thấp ven sông suối nhưng không bị ngập lũ hiện đang
trồng lúa
1 – 2 vụ bấp bênh hoặc cây màu nhằm phát huy tác dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, nhất là cơ
sở chế biến, tận dụng lao động, đất đai, tạo nên sự đa dạng trong phát triển hàng hố. Dự kiến đến năm
2010 tồn Tỉnh có khả năng phát triển diện tích dâu từ 10.000ha trở lên, tập trung chủ yếu ở các huyện
Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Trong đó 40 -50% diện tích được trồng
bằng các giống dâu có năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với nuôi tằm kén chất lượng cao.
d. Cây điều:
Đến năm 2010 cây điều không chỉ là cây phủ xanh núi trọc mà được xác định là cây CNDN quan trọng
của các huyện phía nam của tỉnh: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên duy trì diện tích khoảng 9.100 ha, với việc
là tập trung chuyển đổi cơ cấu giống, chuyển sang thâm canh tăng năng suất, dự kiến đến năm 2010 có
50% diện tích là các giống điều ghép có năng suất, chất lượng cao.
2. Phát triển cây ngắn ngày và vùng rau hoa
a. Cây ngắn ngày, lương thực thực phẩm:

Khai thác triệt để diện tích có thể phát triển lúa nước, đặc biệt là ở các vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc
biệt khó khăn nhằm giải quyết tốt lương thực tại chỗ.
Đối với những vùng có điều kiện chuyên canh lúa nước, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng trong đó
chú trọng tập trung kiên cố hố hệ thống kênh mương nhằm tăng vụ. Ứng dụng các giống lúa chất lượng
cao, kết hợp với thâm canh tăng năng suất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp (IPM)
nhằm từng bước nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.
b. Cây rau hoa:
Được xác định là loại cây trồng có thế mạnh của vùng trọng điểm Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng. Trên
cơ sở tăng cường chuyển đổi cơ cấu giống, cải tiến kỹ thuật sản xuất, chuyển hoá các vùng chuyên canh
rau hoa thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các biện
pháp kỹ thuật sản xuất rau, hoa an toàn tiến tới đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh
của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, nâng cao giá trị sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích.
3. Chương trình phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2004-2010


×