Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN SU DUNG KENH HINH TRONG DAYHOC DIA LI THCS môn lịch sử địa lí 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 16 trang )

SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một nhà nghiên cứu dạy học Địa lí đã từng nói: “Muốn sử dụng tốt kênh
hình giáo viên phải có kiến thức Địa lí sâu sắc. Nếu giáo viên khơng có kiến
thức sâu sắc, khơng chuẩn bị thì thêm mất thời gian”.
Thật vậy, trong các mơn khoa học xã hội có thể nói Địa lý là môn học rất cần
sự trợ giúp của kênh hình. Trong bộ mơn nghiên cứu “trăm sơng nghìn núi” này
kênh hình có hai chức năng lớn: vừa là phương tiện trực quan sinh động vừa là
nguồn tri thức cốt lõi đối với người học. Những hình ảnh đa màu sắc từ SGK đến
màn hình Power Point khơng chỉ giúp HS nhận thức được sự vật hiện tượng địa lý
một cách thuận lợi mà còn là nguồn tri thức để các em khai thác, phát hiện ra
những kiến thức Địa lý mới mẻ cịn ẩn giấu trong kênh hình. Theo đó, kênh hình
đập trực tiếp vào thị giác nên có sức lưu giữ hình ảnh cao. Bằng chứng từ một kết
quả nghiên cứu cho thấy học sinh nhớ được 30% nếu chỉ nghe bằng tai, còn nếu
cả nghe lẫn nhìn sẽ nhớ được 50% kiến thức.
Để phù hợp với đặc trưng môn học đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới
phương pháp giáo dục theo hướng tích cực hố hoạt động của học sinh thì việc
dạy và học Địa lí trong nhà trường phổ thơng muốn đạt hiệu quả cao cần phải có
sự kết hợp nhuần nhuyễn trong việc khai thác hệ thống kênh chữ và kênh hình. Sở
dĩ như vậy vì kênh hình ngồi chức năng đóng vai trò là phương tiện trực quan
minh họa cho kênh chữ nó cịn là một nguồn tri thức lớn có khả năng phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó
thơng qua kênh hình con đường nhận thức của học sinh được hình thành, giúp cho
học sinh tự mình phát hiện và khắc sâu kiến thức. Sử dụng kênh hình còn giúp
cho giáo viên tổ chức việc dạy và học theo đặc trưng bộ môn nhằm đạt hiệu quả
cao.
Trong thời gian gần đây sách giáo khoa Địa lí đã có nhiều thay đổi phù hợp
hơn với nhu cầu đổi mới dạy và học. Trong đó, số lượng kênh hình chiếm tỉ lệ
khá cao với nội dung phong phú: bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, bảng số liệu...


1


SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS

và được thể hiện bằng màu sắc có tính khoa học, trực quan cao đảm bảo thuận lợi
cho việc dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Để
có thể khai thác được tối đa hệ thống kiện thức của sách giáo khoa việc hướng
dẫn cho học sinh phương pháp khai thác hệ thống kênh hình là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Địa lí.
Đây chính là lí do tơi chọn: “ Sử dụng kênh hình trong dạy-học Địa lí
THCS” làm đề tài nghiên cứu và cũng là vấn đề tôi ấp ủ bấy lâu.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh lớp 6, lớp 9
III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc nhận biết các kiến thức-kĩ năng mơn
Địa lí.
- Kích thích hứng thú học tập, khám phá bộ mơn Địa lí cho học sinh.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thuyết trình
- Điều tra
- Khảo sát
- Thống kê
- Bảng biểu
1. KHẢO SÁT VIỆC HỌC CỦA HỌC SINH.
Qua dạy học mơn Địa lí nhiều năm tơi nhận thấy học sinh đều rất say mê học
bộ mơn Địa lí. Các em đều suy nghĩ, tìm tịi, khám phá kiến thức bộ môn qua
từng tiết giảng, dưới sự hướng dẫn của thầy cơ giáo, qua các hiện tượng tự nhiên,
Địa lí dân cư -xã hội, Địa lí các châu lục. Trước đây chủ yếu được phản qua kênh

chữ, kênh hình cịn có phần hạn chế. Nên việc học bộ mơn Địa lí đối với các em
có khó khăn hơn, dẫn đến kết quả qua khảo sát chất lượng cuối năm chưa cao
được thể hiện rõ qua các khối lớp :

2


SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS

Loại
Giỏi

Khá

khối
6
7
8
9

10%
9%
14%
15%

29%
24%
28%
29%


Trung
bình
45%
50%
43%
41%

Yếu
16%
17%
15%
15%

2. ĐỌC NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU, CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC.
Bản thân tôi đã nghiên cứu kỹ kiến thức ở sách giáo khoa, sách hướng dẫn
giảng dạy, tập bản đồ bài tập và soạn bài chu đáo trước khi lên lớp.
Chuẩn bị đủ các thiết bị như: Bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, mẫu vật, quả địa cầu,
mơ hình, băng hình, tranh ảnh, phiếu học tập....cho phù hợp với các tiết dạy ở các
khối lớp.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
Trở lại với mơn địa lý, nói về dụng cụ trực quan thì bản đồ như một người
“anh cả” có vai trị và ý nghĩa quan trọng trong dạy và học. Trước hết vì nó là
kiến thức được lý giải bằng đường nét cụ thể nhất và được ví như cuốn SGK thứ
hai trong tay người học và người dạy. Đối với học sinh, bản đồ như một chất xúc
tác và đòn bẩy trong chiến lược bồi dưỡng năng lực tự học, tự tìm tịi nghiên cứu.
Đối với người dạy, bản đồ trở thành “cây gậy thần” để dò đường tri thức cho học
sinh qua nhận thức và tư duy. Đặc biệt đối với chương trình THCS, kiến thức
mơn địa lý có phần trừu tượng mà bài học Khu vực Tây Nam Á là một ví dụ nếu
khơng có thêm kênh hình thì học sinh sẽ rất mơ hồ khi thu nhận kiến thức tồn

bài.
Thật vậy, mục đích sử dụng kênh hình trước hết để lơi kéo, “dẫn dụ” các em
tập trung cao độ vào bài giảng và vào các điểm thảo luận từ đó có định hướng học
tập tốt hơn. Từ chỗ dễ nhận biết và nhớ kiến thức HS dễ dàng hiểu được những
vấn đề giáo viên muốn truyền đạt, dù có trừu tượng và khó hiểu.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
3


SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS

1. Tình hình giảng dạy địa lí hiện nay
Hiện nay, cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa tạo điều
kiện cho học sinh có thể tự học và tự nghiên cứu nhiều hơn thì việc đổi mới
phương pháp cũng đang được các giáo viên chú ý và thực hiện. Một loạt các
phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” đã và đang được giáo viên sử
dụng trong q trình dạy học.
Đối với mơn Địa lí, việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích
cực, chủ động tìm tịi kiến thức càng có ý nghĩa quan trọng. Trong thực tế giảng
dạy Địa lí hiện nay có thể thấy việc sử dụng kênh hình ngày càng phổ biến và
đóng vai trị ngày càng quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh.
Đây là một phương tiện dạy học tích cực, nó khơng chỉ có chức năng là minh họa
cho bài giảng mà cịn góp phần là nguồn cung cấp kiến thức mới lạ, hiệu quả sinh
động, hấp dẫn. Kênh hình cịn giúp cho giáo viên thuận lợi và tiết kiệm thời gian
trong quá trình giảng dạy địa lí.
Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng kênh hình địa lí vẫn cịn nhiều hạn chế.
Một số giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vai trị của hệ thống kênh hình, cho
rằng kênh hình chỉ là đồ dùng trực quan nên việc sử dụng kênh hình chỉ mang
tính chất minh họa cho kênh chữ. Ngoài ra một số giáo viên đứng tuổi, những
giáo viên ở vùng sâu, vùng xa thường ít hoặc khơng sử dụng đồ dùng trực quan

để tạo nhu cầu và hứng thú cho học sinh.
Về phía học sinh, sau khi được học địa lí với phương pháp dạy học tích cực
đa số các em hứng thú và thích học mơn Địa lí, thái độ học tập của các em thay
đổi theo chiều hướng tích cực. Các em có kĩ năng khai thác kiến thức từ kênh
hình khá hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn coi địa lí là mơn phụ cho nên
học tập khơng nghiêm túc, mang tính đối phó và ít khi duy trì được hứng thú lâu
dài với môn học.
2. Hiện trạng về phương tiện dạy học ở nhà trường
Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Điạ lí ở các trường phổ thơng trong
những năm gần đây cũng đã được chú ý đầu tư nhưng vẫn còn thiếu và chưa đáp
4


SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS

ứng được nhu cầu dạy và học. Nhiều giáo viên cũng đã tiến hành làm các đồ dùng
hỗ trợ thêm cho việc giảng dạy (như các mơ hình, các tranh ảnh sưu tầm...). Bên
cạnh đó có nhiều giáo viên coi nhẹ việc sử dụng phương tiện dạy học, phần lớn
các giáo viên chỉ sử dụng kênh hình với chức năng minh hoạ kiến thức chứ chưa
khai thác nội dung cũng như hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh
hình.
Như vậy, kĩ năng giảng dạy và hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình nhìn
chung cịn nhiều hạn chế. Giáo viên đã biết sử dụng kênh hình nhưng khơng
thường xun cho nên còn thiếu thành thạo dẫn đến học sinh cũng lúng túng
không biết cách tiếp cận để khai thác kiến thức từ kênh hình.
Vấn đề đặt ra là phải có những phương pháp khai thác kênh hình cụ thể, đảm
bảo đúng vai trị và chức năng của kênh hình trong dạy học địa lí.
Qua xác định được vai trị của kênh hình và kênh chữ trong dạy học Địa lí,
nên bản thân trong qua trình dạy học đã áp dụng vào các bài Địa lí để học sinh dễ
hiểu, dễ nhớ bài sâu sắc, giúp các em nắm được phương pháp học tập của bộ mơn

Địa lí .

Hệ thống thơng tin trong dạy Địa lí

Kênh chữ

Kênh hình

Bản đồ
Biểu đồ
Sơ đồ,
Mơ hình
Tranh
Bản thân tơi đã xác định trong q trình dạy học Địa lí kênh hình đều được
lược đồ
đồ thị
hình vẽ
lát cắt
ảnh
sử dụng với cả 2 chức năng: Minh họa và làm nguồn tri thức. Nhưng quan trọng
và có ý nghĩa nhất vẫn là chức năng: Làm nguồn tri thức.
5


SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS

Trong phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình tôi đã đặt câu
hỏi dẫn dắt học sinh căn cứ vào nguồn tri thức đó tìm ra lời giải đáp. Q trình
dạy học như vậy sẽ có tính chất như một cuộc đàm thoại giữa thầy và giữa thầy
và trò, trong đó trị ln ln phải suy nghĩ, động não để tìm tịi phát hiện tri thức.

III. PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY-HỌC
ĐỊA LÍ THCS
1. Đặc điểm của hệ thống kênh hình
Nếu như trước đây, SGK với khổ nhỏ, chủ yếu là kênh chữ kênh hình rất
hiếm hoi. Hiện nay, cải cách chương trình và SGK kênh hình đã được chú trọng
hơn, trung bình mỗi bài có 3-5 kênh hình. Chất lượng của kênh hình cũng được
tăng lên rõ rệt và phù hợp với hệ thống kênh chữ, tạo điều kiện cho giáo viên tiến
hành giảng dạy và hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lí thơng qua kênh
hình.
Dựa vào hệ thống kênh hình được cung cấp, học sinh tri giác nhanh, phát
hiện ra các xu thế chính, các đặc điểm chủ yếu của sự vật hiện tượng. Ngồi ra
một số sơ đồ, biểu đồ cịn thể hiện cả mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng,
các q trình địa lí, các lược đồ trong SGK được khái quát hoá nhằm nhấn mạnh
các kiến thưc quan trọng nhất.
Kênh hình được bố trí khơng những trong các bài học lí thuyết mà cịn được
thể hiện trong các bài thực hành nên việc rèn luyện kĩ năng địa lí với kênh hình
cũng chiếm một vị trí quan trọng. Lúc này việc rèn luyện kĩ năng địa lí được
chuyển hoá sang việc xây dựng một số loại kênh hình phù hợp với trình độ nhận
thức của học sinh. Ngồi ra, ngay dưới mỗi kênh hình đều có những câu hỏi đòi
hỏi mức độ tư duy của học sinh. Qua hệ thống câu hỏi này khi quan sát kênh hình
học sinh có được những định hướng cụ thể cho việc tự lực tìm ra tri thức địa lí.
Như vậy, với những đổi mới về chương trình và sách giáo khoa theo quan
điểm dạy học tích cực tạo ra nhiều tình huống học tập. Kiến thức được trình bày
bằng nhiều hình thức khác nhau thơng qua kênh hình và kênh chữ. Điều này tạo
6


SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS

nên hứng thú học tập bộ mơn, kích thích lịng ham hiểu biết giúp việc dạy và học

trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
2. Các loại kênh hình trong SGK Địa lí
2.1. Hệ thống lược đồ
lược đồ là các loại bản đồ vẽ sơ lược các nội dung chính cần thiết, phục vụ
riêng cho từng bài học. Lược đồ và bản đồ in trong SGK có tác dụng minh hoạ
cho bài giảng của giáo viên – học sinh khai thác những tri thức tiềm ẩn, làm cho
bài học trở nên sinh động, học sinh dễ tiếp thu, khắc sâu được kiến thức và qua đó
hiệu quả của giờ học địa lí được nâng cao hơn.
Trong q trình giảng dạy giáo viên nên kết hợp giữa các lược đồ in trong
SGK với các bản đồ , lược đồ treo tường, Alat. Có như vậy thì kiến thức truyền
đạt cho học sinh mới đầy đủ.
2.2. Các loại biểu đồ, bảng số liệu
* Biểu đồ:
Mỗi biểu đồ đều được thể hiện bắng các màu sắc có tính trực quan. Trong
đó, tuỳ vào nội dung cụ thể của từng bài mà xây dựng các loại biểu đồ khác nhau
cho phù hợp.
Các loại biểu đồ cơ bản được sử dung là:
- Biểu đồ hình trịn
- Biểu đồ hình cột
- Biểu đồ đường
- Biểu đồ miền
- Biểu đồ kết hợp
Trong giảng dạy địa lí kinh tế - xã hội các loại biểu đồ có vai trị hết sức
quan trọng, nó là phượng tiện trực quan các số liệu thống kê để học sinh khai thác
kiến thức đồng thời là phương tiện để học sinh rèn luyện kĩ năn địa lí.
* Bảng số liệu thống kê
7


SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS


Là các số liệu thống kê riêng biệt được tập hợp thành bảng, trong đó các số
liệu thống kê có mối quan hệ với nhau.
Số liệu thống kê giúp cho giáo viên giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học
sinh, dùng để minh hoạ các nội dung cảu bài học. Trong SGK Địa lí 12 – Chương
trình cơ bản có 35 bảng số liệu thống kê, hầu hết các số liệu thống kê đảm bảo
tính khoa học, mức độ chính xác cao và đều là số liệu năm 2005. Điều này tạo
thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập địa lí.
Giúp cho việc phân tích các hiện tượng địa lí được chính xác và phù hợp với xu
thế phát triển.
2.3. Các sơ đồ, lát cắt địa hình
Hiện nay, với việc dạy học theo xu hướng mới, sơ đồ không chỉ thể hiện các
đối tượng địa lí cụ thể và các mối quan hệ của chúng mà cịn dùng để tiến hành sơ
đồ hố trong q trình dạy học địa lí. Nghĩa là tồn bộ nội dung bài học được giáo
viên tóm tắt lại bằng sơ đồ...
3. Những yêu cầu về việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí
3.1. u cầu về các loại kênh hình
Đối với mơn Địa lí, một mơn khoa học được xếp vào các ngành khoa học
thực nghiêm thì các phương pháp dạy học có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay, trong
mỗi giờ học địa lí, các kênh hình được tạo ra từ phương tiện dạy học ln được sử
dụng thường xun và có vai trị khơng nhỏ trong việc điều khiển hoạt động nhận
thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đồng thời nó cúng là nguồn
tri thức phong phú để học sinh độc lập tìm tịi và rèn luyện các kĩ năng cần thiết.
Để nâng cao hiệu quả của việc khai thác kênh hình trong q trình dạy học địa lí
thì bản thân kênh hình phải đảm bảo các u cầu sau:
3.2. Tính khoa học
Các kênh hình được sử dụng trong dạy học địa lí phải đảm bảo tính khoa
học. Một trong những yêu cầu khoa học đẩu tiên là kênh hình phải đảm bảo tính
chính xác về đối tượng địa lí, các hiện tượng địa lí cần thể hiện trên các kênh hình
8



SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS

phải có sự tương ứng với thực tế. Đặc biệt là đối với bản đồ phải có độ chính xác
về tính khoa học cũng như phương pháp thể hiện.
Tính khoa học của kênh hình cịn được thể hiện ở lượng thơng tin mà nó
truyền tải. Dựa vào nội dung cụ thể cũng như trình độ nhận thức của học sinh mà
ta tiến hành xây dựng kênh hình theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.
3.3. Tính trực quan
Đảm bảo tính trực quan là một trong những nguyên tắc quan trọng của kênh
hình. Tính trực quan của kênh hình thể hiện ở khả năng nhận biết nhanh các đối
tượng và hiện tượng địa lí được biểu hiện trên kênh hình của học sinh.
Hệ thống kênh hình nên sử dụng những màu sắc đẹp, các kí hiệu gần gũi,
các hình ảnh trực quan nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Tuy nhiên do đặc thù của môn học cho nên hệ thống kênh hình khơng chỉ dễ
nhìn mà phải gọn nhẹ, dễ di chuyển. Ngoài ra để đảm bảo các nguyên tắc trực
quan thì kênh hình được trình bày trong SGK phải có một sự nhất quán với kênh
chữ, nội dung biểu hiện phải tập trung vào nội dung quan trọng tránh lồng ghép
quá nhiều nội dung vào một đơn vị hình làm rối kênh hình.
3.4. Tính sư phạm
Để đảm bảo được tính sư phạm thì kênh hình được xây dựng phải có sự
nghiên cứu kĩ về nội dung và về phương pháp cũng như đặc điểm tâm lí lứa tuổi
của học sinh.
Bản thân học sinh cũng giống như trang giấy trắng, chính q trình học tập
rèn luyện trong nhà trường phổ thơng đã góp phần hình thành nên nhân cách và
phẩm chất của các em. Do vậy, khi lựa chon, thiết kế kênh hình phục tính sư
phạm cịn thể hiện ở sự thống nhất về kí hiệu, phương pháp thể hiện.
3.5. Tính thẩm mĩ
Kênh hình được sử dụng trong giảng dạy Địa Lí phải đảm bảo tính thẩm mĩ

cao, các đường nét, màu sắc...phải hài hoà, cân đối. Tính thẩm mĩ vừa có tác dụng
thu hút học tập của học sinh vừa có tác dụng giáo dục óc thẩm mĩ cho học sinh.
9


SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS

III. THỰC HIỆN GIỜ DẠY TRÊN LỚP.
* Một số ví dụ minh họa:
1. Khi dạy ôn tập về chuyển động của Trái Đất và các hệ quả.
Tôi đã phát phiếu học tập cho học sinh với nội dung như sau:
Vẽ sơ đồ thể hiện sự chuyển động của Trái Đất và các hệ quả của nó.
- Với nội dung câu hỏi trên, tôi cho học sinh làm việc cá nhân.
- Học sinh kết hợp kiến thức đã học, mơ hình vận động của Trái đất quanh
trục và quanh Mặt Trời để điền vào phiếu học tập(nội dung trong phiếu bỏ trống)
Vẽ sơ đồ thể hiện sự chuyển động của Trái Đất và các hệ quả của nó.

Sự chuyển
động Của TĐ
Vận động tự
quay quanh
trục
Khắp mọi nơi
trên TĐ lần lượt
có ngày và đêm

Sự lệch hướng
của các vật thể
chuyển động
trên TĐ


Chuyển động
quanh MT
Hiện tượng
ngày đêm dài
ngắn khác nhau
tùy theo vĩ độ

Hiện tượng các
mùa trên TĐ

2. Khi dạy bài: Mơi trường nhiệt đới gió mùa(lớp 7)
- Ở mục tổng kết bài, tôi cho học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy sau:
- Học sinh dựa vào các dữ liệu của tiết học để hoàn thành sơ đồ

10


SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS

11


SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS

- Với sơ đồ này, học sinh khía qt lại nơi dung bài học một cách dễ dàng, nhớ
bài lâu, gây hứng thú cho học sinh.
3. Khi dạy bài: Đông Nam Á-Đất liền và hải đảo(lớp 8)

- Dựa vào lược đồ trên học sinh khơng khó để trả lời được: Khu vực là cầu nối

giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa Châu Á và Châu Đại Dương.
4. Khi dạy bài: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ(lớp 9)
Đọc đoạn trích về đặc điểm dân cư của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và dựa
vào hình ảnh:
“Người dân ở đây có đức tính cần cù lao động, kiên cường trong đấu tranh
chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai
và khai thác vùng nước rộng lớn trên Biển Đông”.

Ngư dân Lý Sơn vươn khơi

12


SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS

Hiện nay việc ngư dân vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bám biển đã đem lại
những lợi ích gì? Là học sinh, em cần phải làm gì để góp phần giúp ngư dân yên
tâm bám biển?
Hướng dẫn trả lời:
* Lợi ích của việc ngư dân bám biển:
- Phát triển KT-XH (nhất là các ngành kin tế biển), nâng cao thu
nhập, tạo việc làm.
- Góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển - đảo.
* Học sinh trả lời được:
- Luôn ln thể hiện tình u q hương đất nước.
- Tham gia tốt các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển
– đảo (cụ thể.....).
- Thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh.
Trên đây là một số ví dụ mang tính minh họa cho vấn đề mà tơi đang trình
bày, thực tế giảng dạy nó cịn đa dạng hơn.

IV. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TỐT VAI TRÒ KÊNH HÌNH
1. Những nguyên tắc bắt buộc:
Để khai thác triệt để “cơng lực” của kênh hình, giáo viên phải nắm được một
số ngun tắc có tính bắt buộc sau:
a. Ngun tắc sử dụng đúng lúc:
Sự xuất hiện đúng lúc làm tăng thêm thế mạnh của kênh hình, nhất là trong
sự háo hức chờ đợi của HS. Yếu tố bất ngờ khi kênh hình xuất hiện càng kích
thích tính hấp dẫn và hứng thú từ người xem. Nếu cho các em xem trước thì dễ
nhàm chán và phân tán sự chú ý của cả lớp.
b. Nguyên tắc sử dụng đúng chỗ:
Tìm vị trí để giới thiệu phương tiện trực quan một cách hợp lý nhất. Có như
vậy HS mới huy động được nhiều giác quan nhất, dù ngồi ở mọi vị trí trong lớp ai
cũng có thể tiếp xúc phương tiện một cách rõ ràng và đồng đều.
c. Nguyên tắc sử dụng đủ cường độ:
13


SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS

Chúng ta cần nhớ, hiệu quả của kênh hình sẽ giảm sút nếu kéo dài việc sử
dụng một loại phương tiện hoặc hình ảnh cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu.
2. Phương pháp tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình
a. Khai thác kiến thức trên bản đồ:
Do tri thức bản đồ sẽ giúp HS giải mã các ký hiệu và biết xác lập các mối
quan hệ giữa chúng nên các em phải có kiến thức và kỹ năng về bản đồ. Giáo
viên phải hướng dẫn các em đọc bản đồ theo các bước của kỹ năng bản đồ. Sau
đó các em phải đối chiếu với Atlat và bản đồ giáo khoa treo tường để quan sát
phân tích và rút ra nhận xét về các đối tượng, sự vật và hiện tượng địa lý sâu sắc
hơn.
b. Khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lý:

Chủ yếu là các ảnh minh họa cho kiến thức, có vai trị cung cấp cho học sinh
những biểu tượng cụ thể về các sự vật và hiện tượng địa lý. Trong đó tranh ảnh
treo tường và các tranh ảnh trong SGK có ý nghĩa quan trọng hơn cả.
c. Khai thác kiến thức từ các biểu đồ:
Sử dụng bản đồ trong giảng dạy môn địa lý bậc THCS diễn ra dưới nhiều
hình thức khác nhau như quan sát, phân tích, so sánh để từ đó rút ra nhận xét rồi
chuyển sang bảng số liệu thống kê… Dù dưới hình thức nào cũng phải giúp các
em thành thục kỹ năng sử dụng biểu đồ từ đó rút tỉa được kiến thức chứa đựng
trong đó.
d. Khai thác kiến thức từ các lược đồ:
Có vai trị cung cấp cho học sinh những kiến thức về vị trí, giới hạn của
châu lục,quốc gia, các vùng kinh tế, tình hình phân bố các ngành kinh tế ,rèn
luyện kỹ năng bản đồ.
d. Khai thác kiến thức từ bảng thống kê:
Cung cấp cho học sinh những kiến thức về cơ cấu, tình hình phát triển của
một số ngành, sự phân bố của một số loại cây trồng theo vùng ….Rèn luyện kỹ
năng phân tích bảng thống kê, vẽ biểu đồ kinh tế, lập bảng biểu...
Hiện nay các phương tiện dạy học cần được trang bị đầy đủ và đa dạng. Đó
là u cầu có tính bắt buộc. Nếu như trước đây khi còn thiếu phương tiện dạy học
14


SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS

học sinh có thể hồn nhiên ngồi nghe thầy dạy chay thì hiện nay với phương tiện
dạy học đầy đủ, các em không thể làm chay được. Nhiều giờ học đã khẳng định,
hiệu quả của việc dạy môn địa lý phụ thuộc rất nhiều vào việc học sinh biết cách
làm việc với các phương pháp dạy học nói chung và kênh hình nói riêng. Có thể
thấy giáo án điện tử là một phương tiện dạy học rất cần thiết đối với bộ mơn này
vì nó sử dụng triệt để kênh hình, kênh chữ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh… nhằm

phục vụ cho giáo viên lẫn học sinh.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Qua một loạt các vấn đề đã nêu ở trên, tôi đã kiểm nghiệm qua thực tế
giảng dạy thấy các giờ học đạt kết quả cao hơn. Việc phối hợp chặt chẽ giữa
“kênh hình” và “kênh chữ” đã giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn.
Học sinh tìm thấy nội dung bài học qua “kênh hình” tự phân tích, giải thích
mối quan hệ nhân quả của các sự vật hiện tượng Địa lí thể hiện một cách đầy đủ ở
“kênh hình” và “kênh chữ”.
Từ đó tăng thêm lịng u thích bộ mơn Địa lí, u q thiên nhiên, đất
nước. Mong muốn đất nước ta ngày càng tươi đẹp dưới bàn tay, khối óc con
người Việt Nam.

Kết quả khảo sát sau khi áp dụng các giải pháp trên, được kết quả như sau:
Loại
Giỏi

Khá

Khối
6
7
8
9

16%
14%
18%
20%

30%

35%
36%
35%

Trung
bình
44%
44%
38%
40%

Yếu
10%
7%
8%
5%

D. KIẾN NGHỊ.
15


SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS

Mặc dù cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở nhà trường THCS đã và đang
được nhà nước tăng cường đầu tư thêm, nhưng so với yêu cầu thực tế thì cịn hiếu
nhiều. Nên tơi đề nghị Bộ GD trang bị thêm bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, băng
hình. Việc chuẩn bị cho một tiết dạy có phiếu học tập là khơng tốn kém lắm
nhưng cho nhiều tiết dạy thì lại tốn nhiều kinh phí. Nên nhà trường cần có nguồn
kinh phí dạy và học lớn hơn... nhằm phục vụ tốt hơn nữa cho dạy và học, góp
phần đưa giáo dục của nước nhà ngày một đi lên.

Rất mong được sự góp ý, bổ sung thiếu sót của đồng nghiệp và cấp trên để
những trăn trở của tơi được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thạch Hà, tháng 3 năm 2016

16



×