Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tiểu luận Phân tích quá trình, kết quả thực thi chính sách hỗ trợ hoạt động giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 20162020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.35 KB, 9 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN LÃNH ĐẠO HỌC VÀ CHÍNH SÁCH CƠNG
*****

BÀI THU HOẠCH
Mơn: Lãnh đạo q trình chính sách
Đề tài: “Phân tích q trình, kết quả thực thi chính sách hỗ trợ
hoạt động giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020”

Họ và tên: TẠ THỊ KIM HUỆ
Sinh ngày: 04/4/1987
Đơn vị cơng tác: Tỉnh đồn Vĩnh Phúc
Lớp: K27 Lãnh đạo học Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc, tháng 06 /2021


I. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH.
1. Nội dung của Nghị quyết 207.
Ngày 22/12/20215, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh đã ban hành Nghị quyết
số 207/2015/NQ-HĐND về một số cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động giáo dục
nghề nghiệp và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 –
2020 (viết tắt là Nghị quyết 207) nhằm góp phần đẩy mạnh hiệu quả, chất lượng và
hồn thành mục tiêu cuẩ tỉnh Vĩnh Phúc trong lĩnh vực đào tạo dạy nghề và giải
quyết việc làm cho người lao động trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp
theo.
Nghị quyết 207 được ban hành trong bối cảnh mà các hoạt động giáo dục
nghề nghiệp và nhu cầu tuyển dụng, đào tạo lao động có trình độ và kỹ năng ở Vĩnh
Phúc đang được các cơ quan chức năng rất quan tâm. Tuy nhiên, người dân nói
chung và các đối tượng liên quan đến lĩnh vực này: Người lao động, học sinh, sinh


viên (Đoàn viên thanh niên) lại chưa quan tâm nhiều đến lĩnh vực học nghề hay nói
cách khác là chưa mặn mà với việc tham gia đi học nghề hoặc nâng cao kỹ năng làm
việc trước khi tham gia làm việc tại các doanh nghiệp. Một phần nguyên nhân cũng
là do sự khó khăn về kinh tế dẫn đến việc đầu tư cho con em theo học từ 2-3 năm
học nghề với nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cịn rất khó khăn.
Chính vì vậy, khi Nghị quyết 207 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc được ban hành
có thể nói đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, cụ thể là các đối tượng của
chính sách này. Cụ thể, Nghị quyết quy định rõ các các điều khoản sau:
1. Đối tượng, nguyên tắc hỗ trợ
a. Đối tượng hỗ trợ:
- Người lao động, học sinh có hộ khẩu thường trú ở Vĩnh Phúc từ 6 tháng trở
lên đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi theo hợp đồng, đi thực tập sinh kỹ thuật ở
Nhật Bản; tự tạo việc làm mới tại chỗ; học tại làng nghề hoặc tại gia đình nghệ nhân
trên địa bàn tỉnh. Người truyền nghề là nghệ nhân hoặc thợ giỏi cấp tỉnh (trong và
ngoài tỉnh) truyền nghề tại các các làng nghề hoặc tại gia đình nghệ nhân trên địa
bàn tỉnh.


- Đơn vị tổ chức lớp học tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh; các trường
THCS, THPT trên địa bàn tỉnh; Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc (đơn vị
tổ chức sàn giao dịch việc làm).
b. Nguyên tắc hỗ trợ:
- Người hưởng hỗ trợ chỉ được hưởng hỗ trợ một lần theo Nghị quyết này.
- Ưu tiên cho các đối tượng sau: Người thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi
người có cơng với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số.
2. Một số cơ chế chính sách hỗ trợ.
a) Hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại các làng nghề:
- Hỗ trợ người học nghề:
+ Hỗ trợ chi phí học tập: Mức 500.000 đồng/người/tháng.
+ Hỗ trợ tiền ăn: Mức 30.000 đồng/ngày/người.

+ Hỗ trợ tiền mua giấy bút cho người thuộc diện ưu tiên theo Nghị quyết này:
Mức 30.000 đồng/người/khóa học.
- Hỗ trợ người truyền nghề: Mức 3.000.000 đồng/người/tháng.
- Hỗ trợ đơn vị tổ chức lớp học tại làng nghề: Mức 30.000 đồng/người/ khóa.
- Thời gian hỗ trợ: theo thời gian thực học, thực dạy nhưng không quá 03
tháng/lớp.
b) Hỗ trợ các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tổ chức phân luồng
học nghề và giải quyết việc làm: 5 triệu đồng/trường/năm.
c) Hỗ trợ giải quyết việc làm ngoài nước.
- Hỗ trợ một số chi phí cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng, thực tập sinh kỹ thuật ở Nhật Bản
+ Đi làm việc, thực tập sinh kỹ thuật ở Nhật Bản:


Hỗ trợ cho đối tượng là thân nhân người có công với cách mạng, người dân
tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo: Mức 15.000.000 đồng/người.
Hỗ trợ các đối tượng còn lại: Mức 12.000.000 đồng/người.
+ Đi làm việc ở các nước khác:
Hỗ trợ cho đối tượng là thân nhân người có công với cách mạng, người dân
tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo: Mức 8.000.000 đồng/người.
Hỗ trợ các đối tượng còn lại: Mức 6.400.000 đồng/người.
- Hỗ trợ vay vốn đối với người đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi theo hợp
đồng, thực tập sinh thực tập kỹ thuật ở Nhật Bản:
+ Người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách
mạng, hộ nghèo, dân tộc thiểu số được vay tối đa số tiền bằng 200 triệu đồng và
được hỗ trợ 100% lãi suất vay trong 12 tháng đầu từ Quỹ giải quyết việc làm tỉnh,
ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
+ Các đối tượng còn lại được vay tối đa số tiền bằng 200 triệu đồng và
được hỗ trợ 30% lãi suất vay trong 12 tháng đầu từ Quỹ giải quyết việc làm tỉnh, ủy
thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

+ Người lao động vay vốn qua các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc để đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi theo hợp đồng, đi thực tập
kỹ thuật ở Nhật Bản được hỗ trợ lãi suất để bằng với mức lãi suất người lao động
vay từ Quỹ giải quyết việc làm tỉnh (về mức và thời gian) nhưng tối đa mức vay
không quá 200 triệu đồng.
d) Hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước:
- Đối với người lao động tự tạo việc làm mới tại chỗ, ổn định có dự án được
cơ quan có thẩm quyền thẩm định: Được vay tối đa 50 triệu đồng từ Quỹ giải quyết
việc làm tỉnh.


- Bổ sung nguồn vốn cho Quỹ giải quyết việc làm tỉnh: Hàng năm, căn cứ tình
hình cụ thể HĐND tỉnh xem xét, quyết định trích ngân sách tỉnh bổ sung kinh phí
cho Quỹ giải quyết việc làm tỉnh.
e) Kinh phí hoạt động truyền thơng nâng cao nhận thức, thơng tin thị trường
lao động, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác giải quyết việc
làm các cấp: 1.000 triệu đồng/năm.
2. Quá trình triển khai thực hiện và các vấn đề bất cập và những đề xuất
kiến nghị.
Ngay sau khi Nghị quyết 207 được ban hành, HĐND tỉnh giao cho UBND
tỉnh thành lập Ban chỉ đạo giải quyết việc làm (BCĐGQVL)của tỉnh trong đó Sở lao
động thương binh và xã hội tỉnh là đơn vị thường trực của BCĐGQVL trực tiếp
tham mưu các nội dung hướng dẫn để đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc có Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên với chức
năng và nhiệm vụ được quy định cụ thể trong quyết định thành lập Trung tâm năm
2005, trong đó một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm đó là tư vấn
hướng nghiệp, giới thiệu việc làm và học nghề cho đoàn viên thanh niên trên địa bàn
tỉnh. Trước khi Nghị quyết 207 ra đời, Trung tâm đã phối hợp với các Trường Cao
đẳng, Đại học cũng như các doanh nghiệp dịch vụ có đủ thẩm quyền đưa người lao
động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài theo hợp đồng để tổ chức các hoạt động

tư vấn định hướng về nghề nghiệp và việc làm.
Khi Nghị quyết 207 ra đời, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối
tượng được thụ hưởng từ các chính sách của Nghị quyết, mà đối với các cơ sở hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cũng có nhiều thuận lợi trong công tác
tuyển sinh và đào tạo. Và khi đó, Trung tâm DVVL thanh niên Vĩnh Phúc là đơn vị
duy nhất trên địa bàn tỉnh được tỉnh giao nhiệm vụ thành lập bộ phận một cửa hỗ trợ
các thủ tục cho người lao động thụ hưởng chính sách của Nghị quyết 207.
Tuy nhiên, thực tế khi triển khai đưa Nghị quyết 207 vào áp dụng thực hiện
Tỉnh đồn Vĩnh Phúc đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hỗ trợ giải quyết các
thủ tục hỗ trợ tài chính. Trong đó tiêu biểu là khó khăn trên 2 lĩnh vực.


Một là: Việc hỗ trợ kinh phí học ngoại ngữ giáo dục định hướng cho người
lao động đi xuất khẩu lao động trong suốt 1 năm sau khi Nghị quyết có hiệu lực là
khơng thực hiện được.
Ngun nhân là do: Chính sách quy định quá cụ thể chi tiết các thủ tục để có
thể được nhận kinh phí hỗ trợ, nhưng các quy định cụ thể đó tỉnh đưa ra thì các
doanh nghiệp phái cử đưa người đi xuất khẩu lao động lại khơng có doanh nghiệp
nào đáp ứng đủ được các yêu cầu này. Bên cạnh đó, nhiều nội dung quy định không
phù hợp với thực tế mà người lao động phải thực hiện liên quan đến các quy định về
tài chính.
Hai là: Chính sách hỗ trợ vay vốn có hỗ trợ lãi suất dành cho người đi xuất
khẩu lao động rất hấp dẫn do vay không cần phải thế chấp và lãi suất thấp. Vậy
nhưng, các thủ tục hồ sơ để được vay vốn từ nguồn ngân sách này của tỉnh Vĩnh
Phúc là quá khó và trong suốt 1 năm số lượng người lao động được tiếp cận nguồn
vốn là quá thấp so với thực tế số lượng lao động đi xuất khẩu lao động mỗi năm
hàng nghìn người của tỉnh Vĩnh Phúc.
Nguyên nhân: Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khơng có đơn vị nào
cung cấp được đủ, đúng các hồ sơ chứng từ như trong hướng dẫn của ngân hàng để
lao động được thụ hưởng chính sách hỗ trợ vay vốn này.

Và một nguyên nhân nữa đó là Vĩnh Phúc là tỉnh đầu tiên và duy nhất của cả
nước có chính sách hỗ trợ này chính vì vậy q trình triển khai cịn lung túng và gặp
nhiều vướng mắc, trong khi các doanh nghiệp phái cử cũng không đáp ứng riêng
cho người lao động Vĩnh Phúc các thủ tục giấy tờ để được thụ hưởng chính sách của
tỉnh.
Xuất phát từ những bất cập trong thực tế triển khai so với nội dung chính
sách, Ban thường vụ Tỉnh đoàn và các đơn vị thực hiện lien quan đã nhiều lần kiến
nghị đề xuất với BCĐGQVL của tỉnh, HĐND tỉnh nghiên cứu điều chỉnh bổ sung
các nội dung liên quan đến những bất cập nêu trên.
Kết quả, ngày 20 tháng 12 năm 2013, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành
Nghị quyết số 116/2013/NQ-HĐND về việc sửa đổi một số nội dung Nghị quyết số
37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, Nghị


quyết 116 trên cơ sở những hạn chế, bất cập của Nghị quyết 207 đã điều chỉnh bổ
sung những nội dung phù hợp và sát với thực tiễn hơn.
Sau khi nghị quyết 116 được ban hành, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc
đã tổ chức triển khai tập huấn đến 136 xã, phường trên toàn tỉnh, đồng thời phổ biến
các chính sách mới đến rộng rãi đồn viên thanh niên và người lao động. Vì vậy
chính sách sớm đến được được với người dân, dân hiểu, tin và được thụ hưởng từ
chính sách này rất lớn.
II. KẾT QUẢ VIỆC THỰC THI NGHỊ QUYẾT 207 TRONG 5 NĂM
QUA.
Thực hiện Nghị quyết 207 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt
động giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm giai đoạn 2016 - 2020, từ năm
2016 đến nay, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho gần 69.150 lao động và đưa
khoảng 5.600 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi.
Trong 5 năm qua, Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên- Tỉnh đoàn Vĩnh
Phúc đã phối hợp với các công ty phái cử tổ chức đào tạo đưa lao động đi làm việc
có thời hạn tại các nước Nhật Bản, Đài Loan- Trung Quốc, các nước Châu âu với

tổng số hơn 2000 lao động.
Đồng thời, Trung tâm đã phối hợp hỗ trợ người lao động hoàn thiện hồ sơ vay
vốn đi xuất khẩu lao động và hồ sơ nhận tiền hỗ trợ đi xuất khẩu lao động theo Nghị
quyết tỉnh cho gần 2.300 lao động.
Kết quả tồn tỉnh có trên 5.100 hộ vay vốn, giải quyết việc làm tại chỗ cho
5.505 lao động với tổng số tiền trên 176,7 tỷ đồng. Có 564 hộ được vay vốn xuất
khẩu lao động với tổng số tiền trên 33 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ Sở Lao động, Thương binh & Xã hội, số
người được vay vốn đi xuất khẩu lao động qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt tỷ
lệ thấp so với tổng số lao động đã xuất cảnh. Đến hết tháng 10/2018, nguồn vốn
ngân sách tỉnh dành riêng cho vay xuất khẩu lao động còn tồn khoảng 28 tỷ đồng.
Mức vay vốn tín chấp đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi
thấp, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. Vì vậy, số lao động tham gia thị trường Nhật
Bản trên toàn tỉnh chưa cao so với nhu cầu.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 207, UBND tỉnh đã ban hành
Quyết định số 49 về quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương
ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay đối với người nghèo, đối


tượng chính sách và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, ban hành
Quyết định số 23 quy định quản lý, tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ và
cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020 theo Nghị quyết
số 207 của HĐND tỉnh nhằm thay thế Quyết định số 18 hiện khơng cịn phù hợp.
Với Nghị quyết này, người lao động được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh một
cách thuận tiện, phù hợp hơn.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 207 của HĐND tỉnh, Vĩnh Phúc đã giải
quyết tốt bài toán việc làm, giúp người dân nâng cao thu nhập, bảo đảm an sinh xã
hội và giảm nghèo bền vững, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương. Triển khai Nghị quyết 207 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ
hoạt động giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh giai đoạn

2016-2020, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định hướng dẫn thực hiện. Trong đó,
có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí, tổ chức thực hiện việc học nghề và truyền
nghề; hỗ trợ hoạt động phân luồng học nghề và giải quyết việc làm tại các trường
THCS, THPT giai đoạn 2016-2020; một số chính sách hỗ trợ và cho vay giải quyết
việc làm giai đoạn 2016-2020.
Trong lĩnh vực học nghề: Từ năm 2016 đến nay, tồn tỉnh có 1.650 lao động
và 232 người truyền nghề là các nghệ nhân, thợ giỏi cấp tỉnh được hưởng chính sách
truyền nghề với tổng kinh phí hỗ trợ trên 7,6 tỷ đồng. Có 7 ngành, nghề được hỗ trợ
gồm: Mây tre đan, thêu ren, chế tác đá, rèn, nuôi rắn, nghề mộc và sinh vật cảnh.
Người học nghề được truyền nghề gắn với nhu cầu thực tiễn của bản thân và nhu
cầu thị trường. Sau khi được truyền nghề, lao động được bố trí việc làm hoặc tự tạo
việc làm trong các cơ sở sản xuất làng nghề tại địa phương với công việc và thu
nhập ổn định.
Công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh được các nhà trường chú
trọng. Các trường phổ thông phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề tổ chức tư vấn
tuyển sinh cho học sinh cuối cấp để phân luồng học sinh. Đến nay, công tác này
bước đầu đạt hiệu quả, đã thay đổi nhận thức của người lao động về định hướng
nghề nghiệp, góp phần giải quyết tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” thiếu lao động có
trình độ đáp ứng u cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, công tác
giải quyết việc làm đạt hiệu quả thiết thực. Sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết,
toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 100.215 lao động, trong đó, giải quyết việc làm
trong nước cho 91.780 lao động, đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi 8.435 người.
Như vậy, bình qn mỗi năm tỉnh giải quyết việc làm mới cho gần 23.000 lao động


trong nước; đưa hơn 2.100 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi. Điều
đáng nói, số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi tăng lên tại các thị
trường có thu nhập cao, có cơ hội học tập tay nghề, tác phong công nghiệp, ngoại
ngữ như thị trường Nhật Bản. Đến nay, số lao động tham gia thị trường Nhật Bản
của tỉnh chiếm khoảng 50% tổng số lao động xuất cảnh.

Công tác hỗ trợ chi phí cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài, thực tập sinh kỹ thuật ở Nhật Bản theo hợp đồng được UBND tỉnh giao
Trung tâm Đào tạo lao động xuất khẩu tỉnh thực hiện tiếp nhận, thẩm định và chi trả
kinh phí hỗ trợ. Đến nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ cho 5.233 hồ sơ với tổng số tiền trên
54,9 tỷ đồng. Đồng thời, trong gần 5 năm, tỉnh đã hỗ trợ 7.337 hộ gia đình vay vốn
tạo việc làm tại chỗ với tổng số tiền trên 272,3 tỷ đồng, tạo việc làm cho 1.801 lao
động; cho 1.051 hộ gia đình vay vốn hỗ trợ xuất khẩu lao động với tổng số tiền hơn
71,3 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 1.059 lao động.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo giải quyết việc làm tỉnh, Nghị quyết 207 của
HĐND tỉnh đã tháo gỡ một số hạn chế, vướng mắc trong công tác hỗ trợ cho vay
giải quyết việc làm của tỉnh thời gian qua. Số lao động đi làm việc có thời hạn ở
nước ngồi được hưởng chính sách hỗ trợ tăng lên, thời gian giải quyết hỗ trợ được
rút ngắn nên người lao động đồng tình ủng hộ. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ dạy
nghề phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và các trường THCS, THPT trên địa
bàn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn, đáp ứng nhu cầu
học nghề, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả làm nghề của người lao động.



×