Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

DU LỊCH SINH THÁI ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.67 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN
NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

DU LỊCH SINH THÁI ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH
HỌC

GVHD: T.S Trịnh Trường Giang
Thực hiện:
1/ Nguyễn Thị Tuyết Hồng
2/ Nguyễn Tuyết Phượng
3/ Trần Mộng Khanh

Tháng 11 năm 2017


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

• DLST: Du lịch sinh thái
• ĐDSH: Đa dạng sinh học
• ESAP: Uỷ ban Kinh tế Xã hội Châu Á Thái Bình Dương
• GDMT: Giáo dục mơi trường HST: Hệ sinh thái
• IUCN: Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế
• KBT: Khu bảo tồn
• TNTN: Tài nguyên thiên nhiên
• TT DLST & GDMT: Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường
UBND: Ủy ban nhân dân
• VQG: Vườn quốc gia
• VQGTC: Vườn quốc gia Tràm Chim WWF: Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên


nhiên

-1-


MỞ ĐẦU
ĐDSH là cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các
quốc gia. Do vậy, bảo tồn ĐDSH đã trở thành vấn để được cả xã hội quan tâm,
đặc biệt là tại các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN). Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, trước sự tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu, ĐDSH đã
và đang bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng. Là quốc gia nằm ở khu vực nhiệt
đới gió mùa, thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam nhiều loài sinh vật quý hiếm
và Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng đa dạng sinh học cao nhất
thế giới.
Bên cạnh lợi ích thu được thì phát triển du lịch cũng gây ra những tác
động tiêu cực đến đa dạng sinh học và công tác bảo tồn của VQG. Để phát
triển du lịch thì địi hỏi phải tác động vào q trình tự nhiên của hệ sinh thái,sự
tác động này tạo ra những biến động bất thường trong xu hướng phát triển tự
nhiên của các quy trình sinh thái, các áp lực của hoạt động DLST lên công tác
bảo tồn của VQG cũng gia tăng. Điều đó cho ta thấy, hoạt động du lịch và
cơng tác bảo tồn có mối quan hệ qua lại hết sức gắn bó, mật thiết, tương hỗ lẫn
nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ là
nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất
lượng mơi trường và cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt
động du lịch.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Những ảnh hưởng của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn tại và nâng
cao hiệu quả của công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG và khu bảo tồn.
1. Tổng quan về du lịch sinh thái
1.1Khái niệm

“Du lịch sinh thái”(Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới ở Việt
Nam và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực. Đây là một khái niệm
rộng được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Đối với một số người, “Du lịch
sinh thái” được hiểu một cách đơn giản là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép
“Du lịch” và “sinh thái”. Tuy nhiên cần có góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn
để hiểu du lịch sinh thái một cách đầy đủ. Trong thực tế khái niệm “Du lịch
-2-


sinh thái” đã xuất hiện từ những năm 1800. Với khái niệm này mọi hoạt động
du lịch có liên quan đến thiên nhiên như: tắm biển, nghỉ núi…đều được hiểu là
du lịch sinh thái.
Hector Ceballos-lascurain (1987) đã đưa ra khái niệm: “DLST là du lịch
tới những khu vực thiên nhiên cịn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt:
nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị
văn hóa được khám phá”.
Honey (1999) mở rộng khái niệm DLST: “là du lịch tới những khu vực
nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác
hại và với quy mơ nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ mơi
trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân
địa phương và nó khuyến khích tơn trọng các giá trị văn hóa và quyền con
người”.
Hiệp hội DLST quốc tế nhấn mạnh DLST: “DLST là việc đi lại có trách
nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện
được phúc lợi cho người dân địa phương”.
Có rất nhiều định nghĩa khác về DLST trong đó Buckley (1994) đã tổng
quát như sau: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững , hỗ
trợ bảo tồn, và có giáo dục môi trường mới được xem là du lịch sinh thái”.
Như vậy DLST là hoạt động du lịch không chỉ đơn thuần là du lịch ít tác động
đến mơi trường tự nhiên mà là du lịch có trách nhiệm với mơi trường tự nhiên,

có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo
tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Tổng cục du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa
về DLST ở Việt Nam: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hóa bản địa gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và
phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Tóm lại du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, phát
triển dựa vào những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và văn hóa bản địa; lợi
nhuận thu từ hoạt động du lịch sẽ đóng góp cho cơng tác bảo tồn và nâng cao
đời sống cho nhân dân địa phương; đồng thời phổ biến một số kiến thức cơ

-3-


bản về sinh thái học cho khách du lịch, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ mơi
trường của mọi người.
1.2Đặc trưng của DLST
DLST là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả các
đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung:
 Tính đa ngành: Đa dạng nguồn lực như sự hấp dẫn về cảnh quan thiên

nhiên, giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật và các
dịch vụ đính kèm. Thu nhập du lịch đưa lại nguồn lợi cho nhiểu ngành như:
điện, nước, nơng sản, hàng hố,…
 Tính đa thành phần: Bao gồm nhiều đối tượng khác nhau tham gia vào

hoạt động du lịch như: khách du lịch, cán bộ - nhân viên du lịch, cộng đồng
địa phương, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân.
 Tính đa mục tiêu: Thể hiện việc đưa lại lợi ích và hiệu quả trên nhiều


mặt như: bảo tồn thiên nhiên, văn hoá lịch sử. Nâng cao ý thức du lịch cho
mọi thành viên trong xã hội.
 Tính liên vùng: Thể hiện sự thiết kế các tuyến du lịch liên vùng, liên kết quốc tế.
 Tính thời vụ: Thể hiện tính phụ thuộc của sự biến thiên lượng cung cầu

du lịch vào tính mùa của thời tiết, khí hậu.
 Tính xã hội Thể hiện mọi thành phần trong xã hội đều tham gia vào hoạt

động du lịch.
 Tính giáo dục cao về mơi trường DLST được xem là chiếc chìa khố

nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ mơi trường.
Góp phần bảo tồn các nguồn TNTN và duy trì tính đa dạng sinh học. Thu hút
sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng lớn trong việc giáo dục du
khách bảo vệ các nguồn tài ngun và mơi trường, góp phần nâng cao nhận
thức và làm tăng nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương.
1.3Những nguyên tắc phát triển DLST
Có hoạt động giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó
tạo ý thức tham gia và nỗ lực bảo tồn

-4-


Đây là một nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST, nó tạo ra sự khác biệt
rõ rang giữa DLST với các loại hình dựa vào thiên nhiên khác. Khi du khách đến
với nơi tham quan sẽ có sự hiểu biết sâu sắc hơn về môi trường tự nhiên, về
những đặc điểm sinh thái của khu vực và văn hóa bản địa. Từ đó sẽ làm thay đổi
thái độ của khách du lịch được thể hiện tích cực hơn trong việc bảo tồn và phát
triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn hóa khu vực.
Bảo vệ mơi trường và duy trì HST

Cũng như nhiều loại hình khác, DLST cũng có nhiều những tác động đến
mơi trường và tự nhiên. Với loại hình du lịch khác bảo vệ môi trường không phải
là yếu tố được ưu tiên hàng đầu thì đối với DLST đây là một trong những nguyên
tắc cơ bản, quan trọng cần tuân thủ bởi vì:
Việc bảo vệ mơi trường là mục tiêu hoạt động chính của DLST. Sự tồn tại
của DLST gắn với môi trường tự nhiên và các HST điển hình. Sự xuống cấp của
mơi trường, sự suy thối của các HST đồng nghĩa với sự đi xuống của các hoạt động
DLST.
Với nguyên tắc này, hoạt động DLST sẽ được quản lý chặt chẽ giảm thiểu tác
động với môi trường, đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư
cho việc tiến hành các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển của HST.
Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
Đây được xem là một nguyên tắc quan trọng, bởi các giá trị văn hóa bản
địa là một bộ phận hữu cơ khơng thể tách rời các giá trị môi trường của HST ở
một nơi cụ thể. Sự xuống cấp hay thay đổi tập tục của cộng đồng địa phương
dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái vốn có của khu vực, vì
vậy sẽ làm thay đổi HST đó. Hậu quả của q trình nầy sẽ tác động trực tiếp đến
HST. Vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý
nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST.
Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu hướn tới của DLST. Nếu các loại
hình du lịch khác ít quan tâm đến vấn đề này thì hoạt động DLST được coi là một
vấn đề được quan tâm và dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của
mình để góp phần cải thiện cuộc sống của địa phương.
-5-


DLST luôn hướng tới việc huy động tối đa sự quan tâm của người dân địa
phương như: đảm nhiệm vai trị hướng dẫn viên, đáp ứng chổ nghỉ cho khách…
Thơng qua đó tạo them việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Từ đó

người dân ít phụ thuộc vào việc khai thác thiên nhiên, đồng thời họ sẽ nhận thấy
được lợi ích của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Từ đó sẽ làm giảm đi sức ép của
cộng đồng địa phương đối với môi trường, họ chính là người bảo vệ trung thành các
giá trị tự nhiên.
1.4 Mối quan hệ DLST và cộng đồng địa phương
Những yếu tố thu hút sự quan tâm của khách du lịch với cộng đồng địa
phương rất đa dạng như: yếu tố văn hóa, di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, tập
quán sản xuất… Khi có khách du lịch đến thăm cộng đồng địa phương lại cung cấp
các dịch vụ như: chỗ nghỉ ngơi, các dịch vụ khác… tuy nhiên mối quan hệ này là
song phương, khi du lịch phát triển nó mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
như:
Tạo việc làm trực tiếp trong ngành du lịch và các ngành hỗ trợ khác.
- Thu ngoại tệ làm đa dạng hóa nền kinh tế địa phương.
- Tạo động lực cải tạo cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc, các cơ sở y
tế…
- Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dân địa phương và du khách,
góp phần nâng cao dân trí, cải thiện nhận thức, tạo mối quan hệ xã hội ngày càng tiến
bộ.
Tuy nhiên dù là loại hình du lịch nào nếu phát triển không đúng nguyên
tắc đều gây tác động tiêu cực. Du lịch có thể góp phần vào q trình phát triển và
kém phát triển, làm tăng them khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
Tạo ra sự phụ thuộc nặng nề vào hoạt động du lịch, làm nảy sinh bất ổn về tài
chính, làm đảo lộn đời sống kinh tế xã hội. Gây ra sự quá tải đối với cơ sở vật chất kỹ
thuật.
Như vậy bất kì một loại hình du lịch nào cũng có những mặt tác động tiêu
cực nếu khơng có một định hướng phát triển đúng đắn. Do đó hiểu và nắm về mặt
lý luận của DLST là một vấn đề quan trọng trước khi bắt tay vào thiết kế một kế

-6-



hoạch phát triển DLST cho một vùng cụ thể.
1.5DLST bền vững
DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu
cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến
việc bảo tồn và tơn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai.
Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế
(tăng GDP), xã hội ( sức khỏe, văn hóa cộng đồng ) và mơi trường (bảo tồn tài
nguyên môi trường) trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức.
2. Đa dạng sinh học
2.1 Khái niệm về đa dạng sinh học:
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về đa dạng sinh học: Theo Công ước về đa
dạng sinh học năm 1992 (Việt Nam ký ngày 16 tháng 11 năm 1994) thì: “Đa dạng
sinh học có nghĩa là tính (đa dạng) biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả
các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thủy
vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể
hiện ở trong mỗi loài, giữa các loài và các hệ sinh học”.
Ngồi ra đa dạng sinh học cịn được định nghĩa: “Đa dạng sinh học là toàn bộ
đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái, cũng như những tác động tương
hỗ giữa chúng, trong một vùng xác định, tại một thời điểm xác định” (Di Castri,
1995).
Qua những định nghĩa trên ta có thể thấy được sự đa dạng sinh học là sự đa
dạng về nguồn gen, đa dạng về loài và đa dạng về hệ sinh thái. Đa dạng sinh học
được phân thành ba cấp độ như sau:
Thứ nhất: Đa dạng sinh học ở cấp độ loài gồm tất cả các sinh vật sống trên
trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm.
Thứ hai: Ở cấp độ quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen các
loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như
khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.
Thứ ba: Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã

mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các
-7-


quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với
nhau.
2.2 Đa dang sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới.
Hiện nay, trên thế giới sự đa dạng sinh học thể hiện rõ nhất ở vùng nhiệt đới.
Vùng nhiệt đới chỉ chiếm 15% diện tích bề mặt trái đất nhưng chiếm tới 78% tổng số
loài sinh vật trên hành tinh. Cho đến nay đã có 90.000 lồi sinh vật đã được xác định ở
vùng nhiệt đới, trong lúc tồn bộ vùng ơn đới Bắc Mỹ và Châu Âu - Á chỉ có 50.000
lồi.
Đến nay, người ta đã thống kê số lượng loài sinh vật trên thế giới được mơ
tả theo nhóm phân loại. Trên thế giới đã có 1.730.341 lồi động vật, thực vật
được mơ tả. Nhưng theo dự đoán của các nhà phân loại học sự đa dạng loài trên
thế giới là rất lớn. Số loài hiện đang sống trên trái đất khoảng 10 triệu lồi (nhưng
có lẽ đạt tới 30 triệu), cịn số lồi chết đi (tuyệt chủng) để lại hoá thạch trong các
địa tầng phải tới 100 lần lớn hơn các loài hiện sống.
Mỗi loài sinh vật đều có một chức năng nhất định trên trái đất cho dù
chúng có lợi, khơng có lợi, thậm chí có hại đối với con người thì chúng ta vẫn
cần phải bảo tồn vì những giá trị vốn có của nó. Bảo tồn đa dạng sinh học cịn tạo
điều kiện duy trì các nguồn tài nguyên sinh vật, bao gồm những nguyên liệu để
sản xuất những sản phẩm khác nhau, cũng như chức năng sinh thái tự nhiên của
thế giới sinh vật.
Vai trò của sinh vật, trước hết là giá trị kinh tế của chúng. Chúng cung cấp
lương thực, thực phẩm, rau màu để nuôi sống con người hơn hai triệu năm qua.
Vấn đề an toàn lương thực cho con người trên hành tinh hiện nay rất nan giải.
Con người chỉ có thể giải quyết được nạn đói protein khi và chỉ khi biết sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.Đa dạng sinh
học cung cấp cho con người nhiều loài vật nuôi và cây trong trong các quần xã

sinh vật.
Gỗ, củi từ những khu rừng tự nhiên cung cấp trên 60% giá trị xuất khẩu ở
nhiều nước trong vùng nhiệt đới. Đặc biệt là Indonexia gỗ là nguồn thu nhập kinh
tế đứng hàng thứ hai của nước này.

-8-


Đa dạng sinh học hình thành nên các quần xã, đỉnh cực trong các Hệ sinh
thái, hình thành các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn phong phú, thiết lập sự cân
bằng của các hệ sinh thái tự nhiên.
Hiện nay trên thế giới, hiện tượng làm mất các hệ sinh thái tự nhiên và làm mất
các loài đang hàng ngày, hàng giờ xảy ra. Mỗi năm, trái đất mất đi khoảng 2000
loài động vật, thực vật, nghĩa là mất đi hơn 10% số lồi đã được mơ tả. Nếu như
các thế kỷ trước đây bình quân cứ vài chục năm mới có một lồi bị tuyệt chủng,
thì những năm của thập niên chín mươi, người ta tính ra rằng cứ bình qn 7 phút
có một lồi bị tuyệt chủng. Đặc biệt các lồi có ích như chim, ếch ăn sâu bọ…
Ở Đông Nam Á, họ hàng hoang dại của các loại cây như: chơm chơm,
xồi, mẵng cầu và nhiều lồi cây ăn quả đang bị thu hẹp diện tích. Cà phê là một
trong những cay có giá trị nhất trong rừng núi cao ở Tây nam Etiopia đã mất 90%
sống giống loài và suy giảm sản lượng.
Nhiều loài động vật có ích, có nguồn gen q hiếm đang bị thu hẹp vùng phân bố, số
lượng cá thể và mất dần nguồn gen. Chẳng hạn như heo vòi, hươu sao, tê giác, bị
rừng….
Đa dạng sinh học là nguồn dược liệu vơ tập. Hiện con người mới chỉ biết
được 5% giá trị tiềm ẩn về nguồn dược liệu của đa dạng sinh học. Trước đây,
nguồn dược liệu con người sử dụng hoàn toàn phụ thuộc và thiên nhiên. Ngày
nay, mặc dù khoa học phát triển đến đỉnh cao nhưng vẫn chưa điều chế thuốc
chữa những bệnh hiểm nghèo thay thế cho nguồn dược liệu tự nhiên. Ở các nước
phương Đông và Việt Nam, việc phịng bệnh, chữa bệnh thì y học cổ truyền cịn

đóng vai trị quan trọng. Theo một số nhà y học, hầu như tất các các loài thực vật
đều có tác dụng chữa bệnh mà hiện nay con người chưa hề biết đến.
Vai trò của đa dạng sinh học trong kinh tế du lịch rất lớn, nhất là du lịch
sinh thái. Trên thế giới hiện nay, xu hướng du lịch sinh thái đang phát triển mạnh
thông qua việc tham quan các Vườn Quốc gia và các khu bảo tồn.
Các vườn Quốc gia, các khu bảo tồn cho phép giữ gìn quần thể của các lồi
như bảo tồn các q trình hệ sinh thái sao cho chúng ở trạng thái không bị nhiễu
loạn. Đồng thời, đây cũng là nơi phục vụ cho mục đích giáo dục, nghiên cứu
khoa học và tham quan giải trí… cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, thế giới có

-9-


thất cả 8.619 khu bảo tồn, chiếm diện tích khoảng 7.992.660 km2. Mặc dù con số
khu bảo tồn trên thế giới là khá ẩn tượng, xong chúng chỉ đạt 5,7% tổng diện tích
bề mặt trái đất. Các khu bảo tồn khơng bao giờ chiếm tỷ lệ hơn 7-10% diện tích
mặt đất bởi nhu cầu con người đối với các nguồn tài ngun thiên nhiên là vơ
hạn. Duy trì đa dạng sinh học sẽ góp phần bảo đảm cho các quá trình sinh thái
được thực hiện như: góp phần đảm bảo cho các quá trình sinh thái được thực hiện
như: chuyển hố năng lượng thơng qua q trình quang hợp của các loài thực vật
và tổng hợp các vi sinh vật hình thành các chất hữu cơ. Đó là khâu đầu tiên trong
chu kỳ vật chất và chuyển hoá năng lượng của hệ sinh thái. Trong quá trình
quang hợp, thực vật hấp thụ CO2 và thải O2 cung cấp cho sinh vật hơ hấp. Chúng
điều hồ khí hậu, duy trì tuần hồn nước, duy trì các chu trình năng lượng, dinh
dưỡng cơ bản, duy trì mối quan hệ tương tác giữa các thành phần trong tự nhiên.
Tuy cho đến nay chưa có ai thống kê được hết về đa dạng sinh học trong tự
nhiên, cũng như thống kê được hết sự suy thối tính đa dạng sinh học đến mức độ
nào. Song sự suy giảm khơng ngừng và có xu thế ngày cịn tăng sự suy thối về
nguồn gen và tài nguyên sinh học trên trái đất là điều đã được khẳng định.
Ý thức được những tác động tiêu cực của con người lên tính đa dạng sinh

học, nhiều nhà khoa học, các tổ chức quốc tế đã thống nhất tìm những giải pháp
nhằm bảo vệ môi trường sống, cứu lấy trái đất. Sau Hội nghị thượng đỉnh đầu
tiên về môi trường do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Thuỵ Điển, đến nay đã có nhiều
hội nghị thượng đỉnh họp bàn về tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, như
hội nghị Kyoto tại Nhật Bản, Đặc biệt, tại Rio De Janeiro (Barazil) vào tháng
6/1992, Liên hợp Quốc đã thông qua chương trình 21 - Chương trình hành động
về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học cho thế kỷ 21. Trong hội nghị này, tất
cả các nước tham dự đều ký vào công ước bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn cầu.
Hành động này nhằm động viên, bắt buộc tất cả các quốc gia trên thế giới hợp tác
với nhau để bảo vệ các loài, nơi cư trú và các nguồn gen, chuyển sang các
phương thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững và tiến hành những đều
chỉnh cần thiết về chính sách kinh tế, quản lý của từng Quốc gia.
2.3 Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam.
Nằm ở vùng Đơng Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2, Việt
Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ Nông
- 10 -


nghiệp và Phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khu
bảo tồn của Việt Nam 2002-2010). Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu ... của Việt
Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật. Về mặt
địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ
- Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho
nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao
của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích
đất liền của thế giới (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2002-Báo cáo
quốc gia về các khu bảo tồn và Phát triển kinh tế).
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài nguyên
ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường
sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon lồi và dưới loài đang đứng trước nguy

cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần.
Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp, cùng
với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất
nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn
ĐDSH cần phải giải quyết như quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững
hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH ...
Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong tự nhiên của Việt Nam hiện nay
tập trung ở 3 hệ sinh thái (HST) chính là: HST trên cạn (HST rừng), HST đất
ngập nước và HST biển.
2.3.1 Đa dạng về hệ sinh thái
- Hệ sinh thái trên cạn
Trong các kiểu hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành phần
lồi cao nhất, đống thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật
hoang dã và vi sinh vật có giá trị kinh tế và khoa học. Có được sự đa dạng đó là
do vị trí của Việt Nam ở vùng Nhiệt đới gió mùa, nhờ đó các cánh rừng mưa
nhiệt đới phát triển tạo ra một thảm thực vật bao phủ đặc trưng cho rừng mưa
nhiệt đới. Các kiểu rừng tiêu biểu có ơ Việt Nam là: rừng kín vùng thấp, rừng
mưa, trảng trng, rừng kín vùng cao, quần hệ lạnh vùng cao. Trong đó, các kiểu
và kiểu phụ thảm thực vật sau đây có tình đa dãng sinh học cao hơn và đáng chú
- 11 -


ý hơn cả: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng thưa cây lá
rộng hơi khô nhiệt đới; kiểu rừng kín cây là rộng, ẩm á nhiệt đới núi thấp; kiểu
phụ: rừng trên núi đá vôi.
- Hệ sinh thái rừng ngập nước
Theo Công ước Ramsar định nghĩa “Đất ngập nước là những vùng đầm
lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay
tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển kể cả
những vùng nước biển có độ sâu khơng q 6 mét khi triều ngập”. Ở Việt Nam

hiện nay đất ngập nước rất đa dạng về loại hình và hệ sinh thái, được phân chia
thành hai nhòm đất ngập nước là: Đất ngập nước ven biển và Đất ngập nước nội
địa. Trong đó có một số kiểu có tình đa dạng sinh học cao như:
+ Rừng ngập mặn ven biển: Rừng ngập mặn có c1 chức năng và giá trị như
cung cấp các sản phẩn gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi đẻ, bãi ăn
và ương các loài cá, tơm, cua và các lồi thủy sản có giá trị kinh tế khác; xâm
chiếm và cố định các bãi bùn ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển chống lại tác
động của sóng biển và bão tố ven biển; là nơi cư trú cho rất nhiều loài động vật
hoang dã bản địa và di cư (chim, thú, luỗng cư, bò sát..).
+ Đầm lầy than bùn: đầm lầy than bùn là đặc trưng cho vùng Đông Nam
Á. U Minh Thượng và U Minh Hạ thuộc các tỉnh Kiên giang, Cà Mau là hai vùng
đầm lầy than bùn tiêu biểu còn sót lại ở đồng bằng sơng Cửu Long của Việt Nam.
+ Đầm phá: thường thấy ở vùng ven biển Trung bộ Việt Nam. Do đặc tính
pha trộn giữa khối nước ngọt và nước mặn nên khu hệ thủy sinh vật đầm phá rất
phong phú bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Cấu trúc quần thể
sinh vật đầm phá thay theo mùa rõ rệt.
+Rạn san hô, cỏ biển: Đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển
ven bờ, đặc biệt rạn san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới. Quần xã rạn san hơ
rất phong phú bao gồm các nhóm động vật đáy (thân mềm, giáp xác) cá rạn.
Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của nhiều loài rùa biển và đặc biệt loài thú
biển Dugong.
+ Vùng biển quanh các đảo ven bờ: Ven bờ biển Việt Nam có hệ thống các
đảo rất phong phú. Vùng nước ven bờ của hầu hết các đảo lớn được đánh giá có
- 12 -


mức độ đa dạng sinh học rất cáo với các hệ sinh thái đặc thù như rạn san hô, cỏ
biển…
+ Việt Nam có hai vùng đất ngập nước quang trọng là:
Thứ nhất: Vùng đất ngập nước sơng Hồng có diện tích 229.762 ha. Đây là

nơi tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật vùng
ngập rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt la 2nơi cư trú của nhiều loài chim nước.
Thứ hai: Vùng đất ngập nước đồng bằng sơng Cửu Long có diện tích
4.939.684 ha. Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía
thượng nguồn sơng Mêkơng. Những khu rừng ngập nước và đồng bằng ngập lũ
cũng là những vùng có tiềm năng sản xuất cao. Ở đây có 3 hệ sinh thái tự nhiên
chính đó là: hệ sinh thái ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng tràm ở vùng ngập
nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông.
Mỗi kiểu hệ sinh thái đất ngập nước đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của
mình. Tuy nhiên, đặc tính khu hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc
vào từng vùng cảnh quan và vùng địa lý tự nhiên.
- Hệ sinh thái biển
Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km và vừng đặc quyền kinh tế rông trên 1
triệu km2 với nguồn tài nguyên sinh vật biển khá phong phú. Trong vùng biển
nước ta đã [hát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ
sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng dinh học biển khác nhau.
2.3.2 Đa dạng về loài
Trong những năm qua, cùng với những nỗ lực về bảo tồn đa dạng sinh học,
công tác điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh học cũng được nhiều cơ quan Việt
Nam cũng như các tổ chức quốc tế thực hiện. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung
vào thành phần loài động, thực vật, các hệ sinh thái đặc trưng. Các kết quả nghiên
cứu được tập hợp từ các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu cho thấy:
Bảng 1: Thành phần loài sinh vật đã biết được cho đến nay
TT
1

Nhóm sinh vật
Thực vật nổi
- Nước ngọt
- Biển


Số loài đã xác định được
1.939
1.402
537
- 13 -


2

3
4

5
6
7
8
9
10
11

Rong, tảo
697
Nước ngọt
Khoảng 20
Biển
682
Cỏ biển
15
Thực vật ở cạn

13.766
Thực vật bậc thấp
2.393
Thực vật bậc cao
11.373
Động vật không xương 8.203
sống ở nước
Nước ngọt
782
Biển
7.421
Động vật khơng xương khoảng 1.000
sống ở đất
Cơn Trùng
7.750

2.738
Nước ngọt
700
Biển
2.038
Bị sát
296
Rắn biển
50
Rùa biển
4
Lưỡng cư
162
Chim

840
Thú
310
Thú biển
16

Nguồn: Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 2005
2.3.3 Đa dạng nguồn gen
Theo đánh giá của Jucovski (1970) Việt Nam là một trong 12 trung tâm
nguồn gốc giống cây trồng và cũng là trung tâm thuần hố vật ni nổi tiếng thế
giới.
Các lồi cá ni có nguồn gốc từ nước ngồi được nhập và thuần dưỡng ở
Việt Nam khoảng 50 lồi. Trong đó có 35 lồi cá cảnh cịn lại là các lồi cá ni
lấy thịt.
Các giống cây trồng ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Hiện nay đã
thống kê được 802 loài cây trồng phổ biến thuộc 79 họ.

- 14 -


Loài người hiện nay đang tiêu dùng khoảng 40% năng suất sơ cấp của trái
đất (năng lượng mặt trời được chuyển đổi qua quá trình quang hợp). Nhiều ngành
kinh tế đã và đang có các tác động trực tiếp lên các khu bảo tồn, như nông
nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, cơng nghiệp gỗ, bn bán các lồi động thực vật
hoang dã, sản xuất năng lượng, sử dụng nước ngọt v.v
3.Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động DLST đến bảo tồn ĐDSH
Hoạt động chính diễn ra thường xuyên bao gồm:
 Các dịch vụ phục vụ vui chơi, giải trí
 Nghiên cứu khoa học
 Ăn uống phục vụ khách

 Lưu trú của khác

3.1Tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng
sinh học
Hoạt động DLST là 1 trong những hoạt động góp phần bảo tồn ĐDSH
của VQG. Tuy nhiên, việc kiểm sốt các hoạt động khơng tốt sẽ ảnh hưởng
đến HST, đến các loài động–thực vật và môi trường nơi diễn ra hoạt động
DLST. Thường xuyên xem xét, kiểm tra mức độ của các tác động của DLST
đến cơng tác bảo tồn sẽ góp phần duy trì hoạt động DLST, góp phần nâng cao
hiệu quả của cơng tác bảo tồn ĐDSH nơi đây.
3.1.1 Tác động tích cực
 Tạo nguồn kinh phí bảo tồn cho VQG
Cung cấp kinh phí cho hoạt đơng các khu bảo tồn là mối quan tâm chính của
các nhà bảo tồn. Nhằm duy trì cũng như tái cơ cấu lại khu bảo tồn.
 Tạo sinh kế, nâng cao đời sống người dân vùng đệm

Áp lực của cộng đồng dân cư lên khu bảo tồn nói chung và ĐDSH nói
riêng là vấn đề chung của thế giới và Việt Nam. Việc quy hoạch các khu bảo
tồn lấy mất đi nguồn sống của cộng đồng dân cư nơi đó. Mất đất canh tác,

- 15 -


việc vào rừng tìm thức ăn, săn bắt…bị cắm bởi cơng tác bảo tồn, trong khi
chính sách hỗ trợ đời sống cho cộng đồng quanh VQG còn rất hạn chế. Áp lực
về tăng dân số và đói nghèo trở thành vấn đề nan giải. Với áp lực đời sống
như thế, việc phát triển DLST là một trong những giải pháp hữu hiệu để cải
thiện đời sống của cộng đồng địa phương.
 Nâng cao công tác bảo tồn đa dạng sinh học
Những nét đặc sắc về nền văn hóa của cộng đồng người dân vùng đệm

là một yếu tố thu hút lượng lớn KDL. Việc đó giúp nâng cao nhận thức của
người dân, tạo điều kiện phát triển tri thức. Giúp người dân nhận ra giá trị của
nền văn hóa truyền thống và tạo động lực để họ giữ gìn và phát triển chúng
 Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục môi trường
Lồng ghép chương trình GDMT vào hoạt động DLST để du khách có
thể nhận thức giá trị và tầm quan trọng của TNTN. Họ sẽ không chỉ tôn trọng
khu vực họ tới tham quan mà cả những khu vực khác họ đến trong tương lai
3.1.2 Tác động tiêu cực
 Tác động đến thảm thực vật – hệ sinh thái:
Sự mất mát tài nguyên thực vật, HST bị ảnh hưởng do việc phát quang thảm
thực vật để làm đường mòn du lịch là không thể tránh khỏi. Hoạt động này ảnh
hưởng rất lớn đến các loài thực vật, đời sống động vật xung quanh, mỗi đường
mòn được tạo ra đồng nghĩa với hệ thực vật bị phá huỷ. Thảm thực vật – HST
chịu nhiều sự ảnh hưởng từ hoạt động DLST của KDL.
 Ảnh hưởng đến các loài động vật:
Đối với các lồi động vật thì hoạt động xây dựng và tổ chức DLST sẽ gây ra
những tác động nhất định. Tuy đường mịn du lịch được đưa vào hoạt động
khơng gây ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến động vật lớn nhưng các tác động kèm
theo có thể gây ảnh hưởng như các lồi chim, động vật có thể bị săn bắt do ý
thức kém của các du khách đi du lịch mà khơng có sự hướng dẫn của HDV. Hay
việc KDL gây ra tiếng ồn khi trong thấy một loài chim, thú trong hành trình sẽ
làm cho các lồi động vật bị hoảng sợ và sự xuất hiện của các du khách làm
chúng tránh xa khu vực đường mòn hơn.
- 16 -


Và việc phát tuyến đường mòn tham quan ảnh hưởng rất lớn đến mơi
trường sinh sống và tập tính kiếm ăn của các loài động vật. Gây ra hiệu ứng
đường biên, thu hẹp khoảng cách di chuyển kiếm ăn, sinh sống của các lồi xung
quanh đường mịn.

Bên cạnh đó, tại các khu vực cắm trại thì sự xuất hiện của các lồi động vật là
hầu như khơng có. Sụ ồn ào tại khu vực cắm trại cùng với các hoạt động
như nấu nướng, trò chơi team bulding hay đốt lửa trại làm cho các loài động vật
tránh xa những khu vực trên, khoảng cách kiếm ăn, di chuyển và sinh sống của
các loài động vật cũng bị ảnh hưởng, nhất là khi các hoạt động này diễn ra
thường xuyên.
3.2 Định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững
3.2.1 Giải pháp quản lý tài nguyên
Cháy rừng là một trong các nguyên nhân nguy hiểm nhất gây tổn hại
đến toàn HST, vì vậy cần tăng cường tập huấn cán bộ nhân viên về cơng tác
phịng cháy chữa cháy. Thường xun cử nhân viên kiểm tra vào những ngày
nắng nóng, phục hồi và tái phủ xanh thực vật khi bị tổn hại.
Cần liên kết chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc giữ gìn và
bảo vệ rừng, tổ chức các chương trình truyền thơng mơi trường nhằm nâng cao
nhận thức, ý thức của người dân địa phương về bảo vệ môi trường tự nhiên.
Ngăn chặn các hành vi xâm hại đến HST của dân địa phương và KDL như săn
bắn các loài chim, thú, bẻ cành, khai thác gỗ, đánh bắt cá trong khu vực VQG,

3.4.1 Giải pháp giảm thiểu tác động môi trường
Khuyến cáo khách du lịch không mang nhiều thức ăn, đặc biệt là bao
nilong vào bên trong rừng. Bố trí thêm các thùng rác tại các vị trí cần thiết Giải
pháp quản lý, tổ chức hoạt động du lịch.
Để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của DLST và có chiến lược
phát triển phù hợp thì cơng tác quản lý và chất lượng nhân lực đóng vai trị
quan trọng. Chỉ khi nguồn nhân lực có chất lượng, nhân viên có trình độ và
kiến thức thì mới tạo ra được mơi trường DL chất lượng, có sức thu hút và
không làm tổn hại đến HST.
- 17 -



KẾT LUẬN
Bên cạnh những lợi ích thì việc phát triển DLST cũng tạo ra những
tác động tiêu cực nhất định, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo tồn
ĐDSH tại VQG. Do đó bảo tồn đa dạng sinh học rất quan trọng vì nó có mối
quan hệ tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh
thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì được tiềm
năng của chúng để đáp ứng cho nhu cầu và nguyện vọng thế hệ tương lai nên
chúng ta cần có những giải pháp để phát triển du lịch bền vững.

- 18 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô An, 2013. Tài liệu môn học Du lịch sinh thái, Trường
ĐH Nông Lâm TP.HCM.
1.

2.Lê Huy Bá, 2006. Du lịch sinh thái, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.

Nguyễn Văn Thuật, 2016. Ý kiến mới về du lịch sinh thái. Tạp chí Khoa
học Đại học Đồng Nai, số 1 -2016
3.

Lê Văn Minh, 2009. Định hưỡng chiến lược phát triển du lịch sinh
thái. Nxb Khoa học xã hội – Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 367 tr.
4.

Phạm Trung Lương, 2002. Cơ sở khoa học và giải pháp phát
triển du lịch bền vững ở Việt Nam
5.

6.

Constan Za et al-1997

7.

Theo Công ước về đa dạng sinh học năm 1992

8.

Di Castri, 1995

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia
quản lý hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002-2010
9.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2002-Báo cáo quốc gia về
các khu bảo tồn và Phát triển kinh tế
10.

11.

Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 2005

- 19 -



×