Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI đến HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.98 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH

TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ
GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên
Lớp
Khóa
Mã sinh viên
Giảng viên

: Nguyễn Xuân Nam
: K20CLCD
: 20
: 20A4011135
: TS. Trịnh Chi Mai

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


2

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Tín dụng thương mại là phương thức trong đó nhà cung cấp cho phép người mua
hàng thanh toán chậm khoản phải trả hàng đã mua trong một khoảng thời gian giao ước.


Bản chất của việc tín dụng thương mại là một hình thức nợ ngắn hạn, phát sinh từ chính
sách bán chịu của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả liên quan đến vấn đề chính
sách tín dụng thương mại như: Trần Diệu Hương và cộng sự (2018); Trần Ái Kết (2017);
Huỳnh Thanh Hùng (2016); Phạm Đình Nguyên và cộng sự (2014). Hầu hết các nghiên
cứu kể trên chỉ nghiên cứu dựa trên hai góc độ chính là: Những yếu tố tác động tới chính
sách tín dụng thương mại và Tác động của chính sách tín dụng thương mại tới giá trị
doanh nghiệp. Cịn với vấn đề ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại lên hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới chỉ có nghiên cứu của Phạm Quốc Việt
và Phạm Trần Quang Phúc (2020). Tuy nhiên nghiên cứu nói trên nghiên cứu dựa trên
tổng thể của các doanh nghiệp nói chung được niêm yết trên sàn chứng khoán mà chưa
tập trung vào nghiên cứu đặc điểm riêng biệt tác động của chính sách thương mại lên
từng ngành nghề riêng biệt. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của chính
sách tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khốn thành phố Hồ
Chí Minh” cho bài Khóa luận tốt nghiệp của mình; nhằm tìm ra giải pháp giúp các nhà
quản trị thực hiện quản trị chính sách tín dụng thương mại hiệu quả để nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của công ty.
Đối với bố cục của bài Khóa luận được chia làm 5 phần như sau:
Phần 1: Tổng quan nghiên cứu.
Phần 2: Cơ sở lý luận.
2


3
Phần 3: Thu thập dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.
Phần 4: Kết quả nghiên cứu.
Phần 5: Kết luận và đề xuất các giải pháp.
PHẦN 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài.

-

Các nghiên cứu về tác động của Tín dụng thương mại đến Hiệu quả hoạt

động kinh doanh của Doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu của Darush Yazadanfar Peter Ohman (2016) với chủ đề “the
Impact of trade credit use on firm profitability: empirical evidence from Sweden” đã
phân tích sự tác động việc sử dụng tín dụng thương mại tới lợi nhuận của các doanh
nghiệp dựa trên mẫu dữ liệu 15,897 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thụy Điển trong giai
đoạn từ năm 2009 đến 2012. Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến
với các nhóm biến chính. Biến phụ thuộc được đại điện bởi EBIT và nhóm biến độc lập
bao gồm: Thanh khoản của doanh nghiệp dựa trên chỉ số thanh toán hiện hành; Quy mô
doanh nghiệp, số năm hoạt động và mức tăng trưởng ngành. Bài nghiên cứu đã chỉ ra
rằng mức độ của tín dụng thương mại dựa trên khoản phải trả và số năm hoạt động có thể
ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến khả năng sinh lời của công ty. Ngược lại, khả năng thanh
khoản và quy mô của doanh nghiệp lại là nhân tố tác động tích cực đến lợi nhuận.
Trong khi đó, bài nghiên cứu của Ala'a Adden A. Abuhommous (2017) với chủ đề
“The impact of offering trade credit on firm’s profitability” nghiên cứu về tác động của
TDTM (Khoản phải thu) đến hiệu quả hoạt động đại diện bởi khả năng sinh lời trên tổng
tài sản, dựa trên mẫu dữ liệu của tất cả các doanh nghiệp được niêm yết trên sản chứng
khoán Amman trong giai đoạn từ năm 1999 tới năm 2015. Mơ hình nghiên cứu được tác
giả áp dụng bao gồm đa dạng các biến sau. Biến phụ thuộc được đại điện bởi khả năng
sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và nhóm các biến độc lập bao gồm: Khoản phải thu trên
3


4
tổng tài sản, Quy mô doanh nghiệp, Tăng trưởng doanh thu, Cơ cấu nợ và tăng trưởng
GDP. Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra rằng Tín dụng thương mại (khoản phải thu) có
mỗi quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn tác giả nghiên

cứu.
Cùng quan điểm với Ala’a Adden A. Abuhommous (2017), bài nghiên cứu của tác
giả Alfredo Juan Grau và Araceli Reig (2018) với chủ đề “Trade credit and determinants
of profitability in Europe. The case of the agri-food industry” với mục tiêu tìm hiểu tác
động của TDTM tới lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp
tại Châu Âu. Bài nghiên cứu dựa trên 24,177 doanh nghiệp nông nghiệp tại thị trường
Châu Âu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014. Trong bài nghiên cứu của mình, tác
giả sử dụng mơ hình tương tự và đã chỉ ra kết quả rằng tín dụng thương mại có tác động
tích cực tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành
Nơng nghiệp. Bài nghiên cứu giải thích kết quả tương quan trên là do trong giai đoạn nhu
cầu của thị trường tăng cao, việc sử dụng chính sách bán chịu sẽ giáp doanh nghiệp nâng
cao được lợi nhuận từ việc đầu tư vào các khoản tín dụng thương mại như trên.
Trong một nghiên cứu mới đây của Huan và Quin Xiao (2019) với chủ đề “Trade
credit, firm profitability and financial constraints” với mục tiêu là tìm ra mối quan hệ phi
tuyến tính giữa tín dụng thương mại và lợi nhuận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ
năm 2010 tới năm 2016. Dữ liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập từ 1509 doanh
nghiệp phi tài chính niêm yết tại 9 quốc gia và vùng lãnh thổ Đơng á và Châu á Thái Bình
Dương bao gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Nhật bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, Singapore và Hong Kong. Mơ hình nghiên cứu mà tác giả quan tâm được chia làm
hai nhóm tác động. Nhóm thứ nhất. tác giả nghiên cứu tác động của khoản phải thu tới
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được đại diện bởi chỉ số biên lợi nhuận
gộp. Nhóm mơ hình nghiên cứu thứ hai, tác giả lựa chọn là nhóm mơ hình nghiên cứu tác
động của khoản phải trả tới hiệu quả hoạt động kinh được đại diện bởi biên lợi nhuận
ròng. Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra rằng TDTM phải thu và TDTM phải trả có mối
quan hệ chữ U ngược với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để từ đó
4


5
xác định được điểm tối ưu trong việc cân tối giữa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận của các

doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong bài nghiên cứu này, tác giả có đề xuất rằng các nhà quản
trị nên cố gắng giữ cho mức đầu tư tín dụng thương mại càng gần với điểm tối ưu càng
tốt, để tránh trường hợp lợi nhuận bị suy giảm khi TDTM bị lệch ra xa khỏi điểm này.
Theo ý kiến chủ quan của tác giả, việc bài nghiên cứu đánh giá tác động của hai khía
cạnh tín dụng thương mại là Tín dụng thương mại phải thu và Tín dụng thương mại phải
trả giúp cho việc hoàn thiện và đánh giá tác động của tín dụng thương mại sẽ chính xác
hơn so với việc các nghiên cứu trước đấy chỉ sử dụng biến khoản phải thu để đánh giá
hiệu quả hoạt động.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước.
Trong bài nghiên cứu của Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013) đã có cơng trình nghiên
cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công
ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
và đưa ra đề xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất chế
biến thực phẩm. Mẫu nghiên cứu được sử dụng gồm 45 doanh nghiệp ngành chế biến
thực phẩm tại Việt Nam và được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
(HSX) và Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2010-2012. Tác giả đã xây dựng mơ hình bao
gồm 7 biến độc lập để nghiên cứu tác động lên khả năng sinh lời trên tổng tài sản như:
Quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, quản trị nợ phải thu khách hàng, đầu tư tài sản
cố định, cơ cấu vốn, rủi ro kinh doanh và thời gian hoạt động.. Bài nghiên cứu sử dụng
mơ hình hồi quy tuyến tính bội dưới dạng logarit và khơng có bất kỳ khuyết tật trong mơ
hình. Kết quả cho thấy các biến quản trị nợ phải thu khách hàng có tác động tiêu cực tới
ROA, và điều này cũng được thể hiện bởi các biến đầu tư tài sản cố định, cơ cấu vốn, rủi
ro kinh doanh. Ngồi ra thì quy mơ và thời gian hoạt động khơng có sự ảnh hưởng đến
ROA. Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh như doanh cần chú ý nâng cao quản lý công nợ tốt, tập trung chú ý nâng cao sự
tăng trưởng doanh thu.
5



6
Kết quả ngược lại được tìm thấy ở rất nhiều các bài nghiên cứu khác như của
Đặng Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Hồng Nga (2018) đã có nghiên cứu với chủ đề “yếu
tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nghiên cứu thực nghiệm từ dữ
liệu của các doanh nghiệp xây dựng”. Bài nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ các nhân tố
gây ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng trong giai đoạn
2012 và 2016. Ngồi ra, mơ hình nghiên cứu được nhóm tác giả sử dụng là mơ hình nhân
tố cố định (FEM) với biến phụ thuộc là ROA và các biến độc lập tác động bao gồm: Quy
mô doanh nghiệp, cấu trúc vốn, thanh khoản, vòng quay khoản phải thu, vòng quay các
khoản phải thu, vòng quay tổng tài sản, biên lợi nhuận ròng và thời gian hoạt động. Kết
quả nghiên cứu cho thấy vòng quay các khoản phải thu có tác động cùng chiều với ROA,
điều này cũng tương tự với các biến thời gian hoạt động, vòng quay tổng tài sản và biên
lợi nhuận ròng. Ngược lại, biến cấu trúc vốn là biến có sự tác động ngược chiều đối với
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngồi ra, trong nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Quốc Việt và Phạm Trần
Quang Phúc (2020) với đề tài “tín dụng thương mại và hiệu quả hoạt động của các công
ty niêm yết ở Việt Nam”. Mục đích của bài nghiên cứu là nhằm kiểm tra ảnh hưởng của
tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dữ liệu nghiên cứu của
nhóm tác giả tập trung vào 279 công ty được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khốn
Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2012 tới năm 2018. Mơ hình nghiên cứu
đề xuất của tác giả đánh giá hiệu quả kinh doanh, được đại diện bởi khả năng sinh lời trên
tổng tài sản (ROA). Còn đối với các nhân tố, nhóm tác giả xác định các biến bao gồm
khoản phải thu khách hàng, khoản phải trả người bán, quy mô doanh nghiệp, tăng trưởng
của doanh nghiệp, cơ cấu nợ và tăng trưởng GDP. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các
khoản phải thu có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm
yết nói chung và các doanh nghiệp quy mô lớn, trong khi tác động này là tiêu cực đối với
các doanh nghiệp quy mơ nhỏ; khoản phải trả người bán cũng có tác động tương tự như
biến khoản phải thu khách hàng. Tác giả giải thích là do các doanh nghiệp quy mơ lớn
với những khả năng tiếp cận những nguồn lực với chi phí thấp, ngồi ra các doanh nghiệp
6



7
lớn cũng có những vị thế lớn để đảm bảo nhận được những ưu đãi khi tiến hành đàm
phán các điều kiện thương mại với đối tác. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra những kiến nghị
tăng trưởng về quy mơ để tận dụng các lợi ích từ TDTM. Bên cạnh đó , các doanh nghiệp
quy mơ nhỏ cần thận trọng trong việc quản trị TDTM để gia tăng lợi ích, nhưng đồng
thời cũng phải kiểm soát chi phí từ đó.
1.3. Các hạn chế và khoảng trống nghiên cứu.
Tác giả đã dựa trên những bài nghiên cứu trước đó liên quan đến đề đài đã
chọn. Bên canh những ưu điểm, các bài nghiên cứu trên cịn có những khoảng trống
trong nghiên cứu để tìm ra hướng đi tiếp theo cho bài khóa luận của mình.
Đầu tiên đối với các bài nghiên cứu trên thế giới hầu hết đều có mẫu nghiên cứu
rất lớn, số lượng mẫu lớn bao trùm hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế hoặc khu
vực. Điển hình là nghiên cứu Huan (2019) tiến hành với số lượng mẫu lên đến 1509
doanh nghiệp trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hay nghiên cứu abuhomous
(2017) đưa ra nghiên cứu với tổng số mẫu là toàn bộ cơng ty niêm yết trên thị trường
chứng khốn Mỹ và điều tương tự đối với nghiên cứu của Ohman (2016) với số lượng
mẫu lên tới hơn 15,000 doanh nghiệp trên toàn lãnh thổ EU. Nhưng tại các nghiên cứu
tại thị trường Việt Nam, đa phần các bài nghiên cứu mắc phải một số hạn chế như: số
lượng công ty và số năm nghiên cứu rất ít. Vì vậy sẽ khơng thể mang tính đại diện cho
đặc điểm của tồn thị trường hoặc một ngành nghề cụ thể.
Thứ hai, trên thế giới chủ đề về nghiên cứu tác động thương mại đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thu hút rất nhiều các nhà nghiên cứu tham gia
vào chủ đề này. Nhưng tại Việt Nam, đa phần các đề tài chỉ đứng tại không độ xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nói chung mà chưa đi
vào vấn đề cụ thể về việc nghiên cứu chính sách tín dụng thương mại và ảnh hưởng của
TDTM đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Dựa trên tổng quan nghiên cứu của tác giả,
có thể nhận thấy đa số các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ của việc thực
hiện chính sách bán chịu mà bỏ qua việc doanh nghiệp chấp nhận mua bán chịu đối với

7


8
nhà cung cấp. Bên cạnh đó, một số ít các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chỉ dừng lại ở
một số khía cạnh như: Nghiên cứu các nhân tố tác động tới TDTM của các doanh nghiệp
như chuỗi nghiên cứu của tác giả Trần Ái Vân (2014, 2016). Trên khía cạnh chủ quan,
tác giả sưu tầm được một nghiên cứu của Phạm Quốc Việt và Phạm Trần Trung Quân
(2020) đã khai thác sâu về chủ đề “tín dụng thương mại và hiệu quả hoạt động các công
ty niêm yết ở Việt Nam”. Trong bài nghiên cứu trên, tác giả dựa trên mẫu là các cơng ty
niêm yết trên tồn thị trường mà chưa đi sâu vào đặc điểm của từng ngành nghề cụ thể.
Điều này dẫn đến việc các đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tín dụng
thương mại đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp còn chưa được nghiên cứu và
áp dụng nhiều ở Việt Nam. Do đó, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khác để làm cơ sở so
sánh và kiểm chứng. Chính vì vậy, tác giả đã tổng kết và rút ra hướng đi mới của đề tài
Khóa Luận vì vậy tác giả sẽ lựa chọn một mơ hình đánh giá tác động của chính sách tín
dụng thương mại đến các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng được niêm yết trên
Sở giao dịch Chứng khốn Thành Phố Hồ Chí Minh.
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TDTM
2.1. Khái niệm về chính sách tín dụng thương mại.
Tín dụng thương mại trong tiếng Anh là “Trade Credit” hay “Business
Credit”. Tín dụng thương mại là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh
nghiệp thơng qua mua bán chịu hàng hóa.
Tín dụng thương mại được hiểu là mối quan hệ về tín dụng giữa các bên doanh
nghiệp với nhau và được thực hiện dưới dạng mua bán chịu hoặc là mua bán trả châm, trả
góp. Và theo như hình thức này thì khi đến thời hạn như đã thỏa thuận từ ban đầu trong
hợp đồng, các doanh nghiệp mua chịu hay vay sẽ phải hoàn lại toàn bộ số tiền cả vốn lẫn
gốc và lãi cho doanh nghiệp cho vay.

8



9
2.2. Phân loại chính sách tín dụng thương mại.
Và hiện nay, hình thức tín dụng thương mại xét theo tính chất hoạt động được
phân chia thành 2 loại phổ biến nhất cụ thể như sau:
-

Hình thức tín dụng thương mại tự do – đây là một loại tín dụng mà trong đó doanh
nghiệp được chấp nhận việc mua chịu hay vay trong một khoảng thời gian được
hưởng những chiết khấu nhất định.

-

Hình thức tín dụng thương mại có chi phí – loại tín dụng thương mại tự do nhưng
với chi phí bằng đúng số % chiết khấu cho phép theo thỏa thuận của doanh
nghiệp.

2.3. Các nhân tố tác động tới chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp.
Những nhân tố khách quan
Yếu tố môi trường kinh tế: Đây là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng của
việc áp dụng hình thức tín dụng thương mại, bởi nếu mơi trường kinh tế có sự thay đổi
theo chiều hướng tốt thì chắc chắn chất lượng của các khoản tín dụng sẽ được nâng cao
hơn. Và ngược lại, nếu như mơi trường thay đổi theo chiều hướng tiêu cực thì sẽ ảnh
hưởng không tốt đến chất lượng của các khoản tín dụng thương mại trung và dài hạn.
Yếu tố về mơi trường chính trị - xã hội: Có thể thấy nếu như xã hội ổn định thì các
doanh nghiệp có thể tự tin, mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào các hoạt động sản xuất,
kinh doanh lâu dài hơn. Và ngược lại nếu như tình hình chính trị - xã hội khơng ổn định,
rối loạn thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và các doanh nghiệp sẽ không dám đầu tư
vào các lĩnh vực mới mà chỉ dừng lại ở các mặt hàng đơn giản, dễ kinh doanh để đảm bảo

sự an toàn cho nguồn vốn của mình.
Yếu tố mơi trường pháp lý: Đây được xem là một trong những nhân tố rất quan
trọng và có ảnh hưởng đến khả năng phát sinh các khoản nợ quá hạn tại các ngân hàng.
Bởi hệ thống pháp luật sẽ đưa ra những bộ luật dưới dạng văn bản với đầy đủ những quy
định, đồng bộ và hợp lý nhất để các hoạt động kinh doanh có thể được đảm bảo và diễn
9


10
ra trong môi trường cạnh tranh lành mạnh nhất và giải quyết được các vấn đề có liên
quan đến các khoản nợ hay các rủi ro trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy
mà đây là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng cũng như đến chất lượng của
việc áp dụng hình thức tín dụng thương mại.
Yếu tố về mơi trường tự nhiên: Có thể thấy, việc xảy ra các hiện tượng thiên tai sẽ
gây ảnh hưởng lớn và thiệt hại đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các
doanh nghiệp và cũng gây ra những biến động tiêu cực đối với các mối quan hệ trong
hình thức tín dụng thương mại, dẫn đến chất lượng của việc áp dụng hình thức này cũng
không được hiệu quả.
Những nhân tố chủ quan
Yếu tố về năng lực của khách hàng: Bởi sự hạn chế về khả năng cũng như khơng
thể dự đốn được đúng về những biến động có thể xảy ra của thị trường cũng như trong
công tác quản lý và quảng bá các sản phẩm mà hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp đều khó có thể phát triển mạnh mẽ được.
Yếu tố về sự trung thực của các khách hàng: Việc các đối tượng khách hàng trung
thực và sử dụng các nguồn vốn vay một cách đúng đắn, phù hợp với mục đích đưa ra thì
chắc chắn sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro cũng như tăng tính khả thi của các dự án.
Yếu tố về những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của khách hàng:
Những rủi ro có thể sẽ xảy ra nếu như việc triển khai và thực hiện các dự án diễn ra
không khoa học và thực hiện qua loa, không kỹ lưỡng. Và điều đó sẽ có ảnh hưởng rất
lớn đối với việc áp dụng hình thức tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp đối với

ngân hàng.
2.4. Ưu và nhược điểm của Tín dụng thương mại đối với doanh nghiệp.
Ưu điểm:

10


11
-

Tín dụng thương mại góp phần đấy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh
nghiệp, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện liên tục, chu kì
sản xuất được rút ngắn và do đó tăng nhanh vịng quay vốn của doanh nghiệp cũng
như tồn xã hội.

-

Thơng qua tín dụng thương mại để điều tiết vốn một cách trực tiếp giữa các doanh
nghiệp, do đó đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn kịp thời, giảm nhẹ sự lệ thuộc về vốn
của các tổ chức tín dụng.

-

Tín dụng thương mại làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thơng và nhờ đó
giảm chi phí lưu thơng xã hội.

-

Sự phát triển của tín dụng thương mại tạo điều kiện mở rộng hoạt động của tín
dụng ngân hàng thông qua nghiệp vụ chiết khấu và cầm cố thương phiếu.


-

Đồng thời, nghiệp vụ chiết khấu, tái cầm cố thương phiếu là một trong các công cụ
để Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ.

Nhược điểm:
-

Tín dụng thương mại bị giới hạn về qui mô, nghĩa là bị giới hạn bởi khối lượng
hàng hóa bán chịu.

-

Thời hạn cho vay của tín dụng thương mại là ngắn hạn.

-

Tín dụng thương mại chỉ đầu tư một chiều, chứ khơng có quan hệ cho vay ngược
lại.
PHẦN 3: THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thu thập dữ liệu nghiên cứu.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thứ cấp từ phần mềm Fiin Pro của công ty cổ

phần FiinGroup. Mẫu nghiên cứu bao gồm dữ liệu BCTC đã được kiểm tốn, các chỉ số
tài chính, danh sách các cơng ty hoạt động được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn
Thành phố Hồ Chí Minh (HSX). Khoảng thời gian dữ liệu được thu thập trong khoảng
thời gian 5 năm, từ năm 2010 đến năm 2020. Quá trình sau khi thu thập dữ liệu nghiên
11



12
cứu, tác giả tiến hành loại bỏ những doanh nghiệp không phù hợp với mục tiêu nghiên
cứu dựa trên các bộ tiêu chí dưới đây:
-

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất chính là vật

liệu xây dựng bao gồm: Xi măng, thép, bao bì,… hoặc có tỉ trọng đóng góp doanh thu
mảng vật liệu lớn hơn 50%.
-

Cơng ty đảm bảo công khai minh bạch về thông tin, dữ liệu tài chính bằng

việc có báo cáo tài chính được kiểm toán và báo cáo thường niên dễ tiếp cận.
Dựa trên bộ tiêu chí trên, dữ liệu thu thập được tiến hành sàng lọc từ 365 doanh
nghiệp xuống còn 37 doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2020
phù hợp và thỏa mãn những tiêu chí trên, tạo nên dữ liệu dạng bảng gồm 384 quan sát.
3.2. Phương pháp và quy trình nghiên cứu.
Những dữ liệu được thu thập ngay sau khi đã xác định được các biến và hướng
nghiên cứu. Tác giả sử dụng phần mềm Excel 2016 để thu thập và tính tốn các dữ liệu
nhằm phục vụ cho cơng tác phân tích và hồi quy sau này. Tiếp theo đó, bài nghiên cứu
được tiến hành phân tích hồi quy các biến quan sát trên phần mềm STATA 2014 thơng
qua mơ hình hồi quy Pooled OLS, mơ hình tác động cố định (FEM), mơ hình tác động
ngẫu nhiên (REM). Trong bất kỳ một mơ hình nào cần phải tiến hành kiểm định để loại
bỏ sự khuyết tật và lỗi trong mơ hình, Một số phương pháp kiểm định được tác giả
nghiên cứu như là kiểm định Hausman để lựa chọn mơ hình, kiểm định PSSSTĐ, kiểm
định tự tương quan và đa cộng tuyến. Dưới sự hỗ trợ của các cơng cụ phân tích như:
STATA 14, Excel 2016 tác giả tiến hành thực hiện bài nghiên cứu theo trình tự các bước
sau:

Bước 1: Tổng hợp và thu thập số liệu nghiên cứu, các giả thiết và những bài
nghiên cứu trước đó để lựa chọn hướng nghiên cứu và xây dựng mơ hình.
Bước 2: Thống kê mơ tả dữ liệu.
Bước 3: Phân tích tương quan
12


13
Bước 4: Phân tích hồi quy
Bước 5: Kiểm định
3.4. Mơ hình nghiên cứu và xây dựng các biến.
3.4.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất:
Để làm rõ sự tác động của các nhân tố, bao gồm cả chính sách bán chịu tới hiệu
quả hoạt động kinh doanh, tác giả lựa chọn bao gồm các nhóm biến nhân tố nội sinh như:
Quy mơ doanh thu (SIZE), Chỉ số thanh tốn hiện hành (LIQ), Số năm hoạt động (AGE),
tăng trưởng doanh thu (GROWTH), nhóm biến chính sách tín dụng thương mại: Tỷ lệ
của khoản phải thu khách hàng trên tổng nợ phải trả (TCR) và cuối cùng là nhóm biến
ngoại sinh: tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tiến hành xác định sự tác động của 7 biến độc lập lên biến phụ thuộc, bài nghiên
cứu tiến hành hồi quy dựa trên mô hình Pooled OLS, mơ hình nhân tố cố định (FEM) và
mơ hình các nhân tốt ngẫu nhiên (REM) để lựa chọn một mơ hình phù hợp và đảm bảo có
ý nghĩa nghiên cứu với các biến trong mơ hình để đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
Mơ hình nghiên cứu:
ROA it =β 0 + β 1 TCR it + β 2 TCP it + β 3 ¿ ¿ it + β 4 LIQit + β 5 AGE it + β6 GDPit + ε it ¿

Trong đó, ta có:
β 0 : Hệ số chặn; β it : Hệ số góc( hồi quy riêng); ε : Sai số mơ hình; i: Doanh nghiệp i ;
t : Năm thứ t


3.4.2. Xây dựng các biến trong mơ hình.
Đầu tiên, biến phụ thuộc của mơ hình nghiên cứu là khả năng sinh lời trên tổng tài
sản hay gọi được gọi tắt là chỉ số ROA được xác định bằng cách lấy Lợi nhuận sau thuế
13


14
chia cho tổng tài sản bình quân giữa năm tài chính thứ t và năm trước đó. Để tính tốn
được chỉ số ROA của các doanh nghiệp
Thứ hai, biến độc lập đầu tiên được đưa vào mơ hình đó chính biến chính sách bán
chịu (TCR) của doanh nghiệp, được xác định bằng cách tổng khoản phải thu khách hàng
chia cho tổng doanh thu trong năm tài chính.
Biến ba, biến về chính sách mua chịu (TCP) được đưa vào mơ hình nghiên cứu
nhằm xác định ảnh hưởng của việc các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chấp
nhận chính sách mua chịu từ nhà cung cấp. Biến trên được xác định bằng cách lấy tổng
nợ phải trả người bán chia cho tổng nợ của doanh nghiệp.
Thứ tư, Quy mô tổng tài sản (SIZE) được xác định theo giá trị tuyệt đối của tổng
tài sản. Dữ liệu được thu thập trong báo cáo tài chính và tại mục bảng cân đối kế toán.
Thứ năm, Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp (LIQ) được xác định theo công
thức lấy tổng tài sản ngắn hạn chia tổng nợ ngắn hạn.
Thứ sáu, biến thời gian hoạt động (AGE) của doanh nghiệp được xác định từ việc
lấy mốc thời gian tại thời điểm cuối năm tại chính 2020 trừ đi thời điểm đơn vị thành lập
để xác định số năm của đơn vị.
Thứ bảy, biến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được thu thập từ ngân
hàng dữ liệu của tổ chức WB.
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Mô tả số liệu nghiên cứu.
Bảng 4.1. Mô tả thống kê dữ liệu nghiên cứu

14



15

Nguồn: Kết quả nghiên cứu
. Bảng trên trình bày thống kê mô tả của các biến được sử dụng trong bài nghiên
cứu. Đầu tiên đối với biến ROA, tổng quan thống kê dữ liệu cho chúng ta thấy được mức
giá trị trung bình của mức sinh lời trên tổng tài sản của mẫu thống kê đạt ở mức 7%. Bên
cạnh đó, biên dao động giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của ROA có sự cách biệt lớn với
giá trị lớn nhất đạt khoảng 48% trong khi giá trị thấp nhất đạt -14.8% và độ lệch chuẩn
của biến là khoản 8.35%. Cần phải xét thêm các yếu tố TDTM tác động tới ROA mà
doanh nghiệp sử dụng để kích thích tiêu thụ sản phẩm.
Thứ hai, chúng ta có thể thấy giá trị của trung bình của việc phân bổ các khoản
phải thu trong mẫu chiếm khoảng 13.8% trên tổng doanh thu, tức cứ một đồng doanh thu
kiếm được thì có 0.138 đồng doanh nghiệp cấp bán chịu cho khách hàng (biến TCR).
Ngồi ra, mức độ dư nợ tín dụng thương mại của các doanh nghiệp nói trên đang chiếm
một tỉ lệ đáng kể trong chính sách bán hàng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số
doanh nghiệp không sử dụng chính sách bán chịu do e ngại rủi ro mất vốn, do đó TCR có
giá trị thấp nhất là 0%. Ngược lại, một số doanh nghiệp lệ thuộc vào bán chịu dẫn đến
TCR cao nhất đạt 64% với mức SD bằng 10.54%.
Thứ ba, đối với biến TCP, chúng ta có thể nhận thấy rằng mức giá trị trung bình
của khoản mục nợ phải trả người bán trên tổng nợ phải trả đạt 12.01% trong giai đoạn
nghiên cứu. Điều này có thể thấy được rằng việc các doanh nghiệp nghiên cứu chấp nhận
chính sách tín dụng thương mại từ phía nhà cùng cấp. Mức tỉ lệ mua chịu cao nhất đjat
15


16
khoản 50% với SD bằng 9.54%. Một số doanh nghiệp cũng có quan điểm tương như biến
TCR khi doanh nghiệp khơng sử dụng chính sách mua chịu.

Ngồi những biến đã đề cập ở trên, thì biến thanh khoản của doanh nghiệp được
thể hiện thơng qua chỉ số thanh tốn hiện hành của các doanh nghiệp. Nhìn chung mức
trung bình của chỉ số này có kết quả khá tích cực khi LIQ đạt mức 1.88, một mức khá an
toàn trong quản trị hiệu quả hoạt động kinh doanh. Điều này giúp cho doanh nghiệp thể
hiện khả năng duy trì ổn định các nghĩa vụ nợ ổn định trong ngắn hạn và tạo tiền đề để
doanh nghiệp cung cấp các chính sách tín dụng thương mại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh. Một số doanh nghiệp với lượng tiền dồi dào và vị thế kinh doanh lớn
trong ngành có mức 9.73 và thấp nhất khoảng 0.43 với SD đạt 1.47.
Bên cạnh đó, biến tăng trưởng GDP có mức trung bình tăng đạt 5.9% mỗi năm.
Điều này thể hiện khá là tích và sát với tình hình thực tế. Mức sai số của biến có kết quả
khá là thấp khi SD dao động trong khoảng 1.2%. Việc GDP đạt tăng trưởng cao có thể
thể hiện xu hướng tiêu thị của người tiêu dùng và điều đó có thể giúp doanh nghiệp tận
dụng những nguồn lực để mở rộng sản xuất.
4.2. Kiểm định tự tương quan.

Bảng 4.2. Ma trận tương quan

Nguồn: Kết quả nghiên cứu
16


17
Dựa vào ma trận tương quan, các biến đều có sự tương quan lẫn nhau ở mức thấp.
Một số cặp biến có sự vân động tích cực là biến TCR – TCP, TCR – LIQ, TCP – AGE,
SALE – AGE, SALE – GDP, LIQ – GDP. Trong các cặp tương quan trên, hai căp biến
ghi nhận sự tăng trưởng ngược lại đáng chú ý là TCR – SALE và TCP – LIQ. Đầu tiên
đối với cặp TCR và SALE, trong giai đoạn quy mô doanh thu sụt giảm doanh nghiệp sẽ
tìm mọi cách để kích thích tăng trưởng và tiêu thụ hàng hóa. Trong giai đoạn này, hàng
loạt chính sách sẽ được chấp thuận để nâng cao quy mô doanh thu, trong đó bao gồm cả
chính sách tín dụng thương mại.

4.3. Kết quả nghiên cứu và kiểm định mơ hình.
4.3.1 Kiểm định lựa chọn mơ hình phù hợp.
Như đã trình bày tại phương pháp nghiên cứu, tác giả lựa chọn hồi quy theo ba mơ
hình là OLS, FEM và REM. Sau đó, tác giả dụng các kiểm định để lựa chọn mơ hình phù
hợp với mục tiêu nghiên cứu. Bước đầu tiên, tác giả tiến hành hồi dữ liệu theo từng mơ
hình cụ thể. Tiếp theo sau đó, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để xác định mức độ
phù hợp của mơ hình FEM và REM.
Bảng 4.3. Kiểm định Hausman (1978)

Nguồn: Kết quả nghiên cứu
17


18
Sau khi tiến hành kiểm định, ta tiến hành xác định kết quả mơ hình và chỉ ra rằng
mức độ P-value đạt 0.009 < 0.05. Như vậy, ta chưa có cơ sở để tiến hành bác bỏ giải
thuyết H0, chấp nhận H0. Mơ hình nghiên cứu phù hợp với mục tiêu của chủ đề nghiên
cứu là mơ hình nhân tố tác động cố định (FEM).
Sau bước này, tác giả tiến hành kiểm định để chọn lựa mức độ phù hợp giữa mơ
hình FEM và OLS. Kiểm định F-Test được áp dụng để xác định mức độ phù hợp này.
Sau khi tiến hành kiểm định, ta xác định kết quả mô hình và chỉ ra Prob>Chibar2
= 0.000<0.05. Như vậy ta có cở sở để tiến hành bác bỏ H0, chấp nhận giải thuyết H1. Mơ
hình nghiên cứu phù hợp được chỉ ra là mơ hình nhân tố tác động cố định (FEM).
Vì vậy, sau khi trải qua hai quá trình kiểm định lựa chọn mơ hình phù hợp. Kết
quả chỉ ra rằng mơ hình FEM là mơ hình phù hợp trong nghiên cứu đối với 384 mẫu dữ
liệu được thu thập và đánh giá tác động của 6 biến động lập tới biến phụ thuộc.
4.3.2. Mơ hình nhân tố ảnh hưởng cố định (FEM).
Bảng 4.4. Mơ hình nhân tố tác động cố định.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu.

Tác giả tiến hành phân tích mơ hình nhân tố ảnh hưởng ngẫu nhiên FEM. Trong
bảng kết quả hồi quy trên, nhận thấy Prob > F = 0.0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%. Ta kết

18


19
luận rằng, mơ hình phù hợp với bộ dữ liệu đã thu thập. Ta xem xét hệ số p-value của từng
biến một để xác định mức độ ý nghĩa của biến đến biến phụ thuộc ROA.
Nhìn chung, qua mơ hình các nhân tố ảnh hưởng FEM có thể thấy có 4 biến có ý
nghĩa thống kế và tác động tới ROA trong mơ hình đó chính là TCR, SALE, AGE và
LIQ. Tuy nhiên mỗi biến đều có những ý nghĩa và hướng tác động khác nhau. Trong
nhóm các biến tác động cùng chiều bao gồm SALE và LIQ. Nhóm có sự tác động tiêu
cực tới ROA là TCR và AGE.
Sau khi có kết quả của mơ hình các nhân tố tác động cố định FEM, ta tiếp tục tiến
hành kiểm để định loại bỏ các khuyết tật và lỗi trong mơ hình để đảm bảo mơ hình chính
xác nhất.
4.3.3. Kiểm định khuyết tật mơ hình nhân tố tác động cố định.
4.3.3.1. Kiểm định phương sai sai số thay đổi.
Bảng 4.5. Kiểm định PSSS thay đổi của mơ hình FEM

Nguồn: Kết quả nghiên cứu
Từ kết quả của kiểm định, ta thấy Prob>chi2 = 0.0000 <0.05. Do đó, ta tiến hành
bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1. Vì vậy có thể thấy trong mơ hình FEM
hiện tại đang xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
4.3.3.2. Kiểm định đa cộng tuyến.
Hình 4.6. Kiểm định hiện tượng Đa cộng tuyến
19



20

Nguồn: Kết quả nghiên cứu
Nhìn chung, mơ hình khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến do hệ phóng đại
phương sai VIF của các biến đều nhỏ hơn 10 và mức VIF trung bình đạt 1.06, thấp hơn
rất nhiều so với mức VIF tối đa để xác định mơ hình có hiện tượng đa cộng tuyến.
4.3.3.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan.
Bảng 4.7. Kiểm định hiện tượng tự tương quan.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu.
Dựa trên kết quả của kiểm định, ta chỉ ra rằng Prob>F = 0.0000 nên ta bác bỏ H0,
chấp nhận H1. Mơ hình nghiên cứu xảy ra hiện tượng tự tương quan. Tuy nhiên , kiểm
20


21
định correlation lại chỉ ra rằng khơng có biến nào có sự tương quan lớn hơn 0.5. Vì vậy,
tác giả kết luận rằng mơ hình khơng có tự tương quan giữa các biến trong mơ hình.
4.3.3.4. Khắc phục khuyết tật trong mơ hình các nhân tố tác động cố định (FEM).
Kết quả hồi quy được trình bày tại hình 4.8.
Hình 4.8. Hồi quy FGLS để khắc phục hiện tượng PSSS thay đổi.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu.
Sau khi khắc phục mô hình, một số biến đã bị điều chỉnh mức ý nghĩa. Trước khi
điều chỉnh, mơ hình có 4 nhân tố có tác động tới nhân tố ROA là: TCR, SALE, AGE và
LIQ. Tuy nhiên sau khi khắc phục hiện tượng, còn lại một số biến thể hiện sự tác động đó
chính là: TCR, SALE và LIQ.

21



22
4.4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu.
Dựa trên kết quả của mơ hình FEM, tác giả nhận thấy rằng chỉ có 2 biến là Quy
mơ doanh nghiệp (SALE) và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp (LIQ) có ảnh
hưởng tích cực lên khả năng sinh lời trên tổng tài sản của các doanh nghiệp (ROA).
Để giải thích sự tác động cùng chiều này, tác giả nhận thấy Quy mô doanh thu
(Size) có tương quan cùng chiều với ROA là do khi doanh nghiệp có khả năng mở rộng
quy mơ càng lớn thì càng có nhiều khả năng xoay vịng vốn và vòng quay tổng tài sản
cũng được gia tăng hơn. Việc tăng trưởng doanh thu giúp doanh nghiệp gia tăng lợi
nhuận trong hồn cạnh chi phí giá thành của hàng hóa tăng trưởng ở mức chậm hơn. Điều
này giúp chỉ số ROA của doanh nghiệp được đẩy mạnh mẽ hơn. Kết quả của biến phù
hợp với kỳ vọng của tác giả.
Bên cạnh đó, biến thanh khoản của doanh nghiệp cũng có tác động cùng chiều với
chỉ số ROA. Việc doanh nghiệp đảm bảo duy trì thanh khoản tức khi doanh nghiệp có tài
sản ngắn hạn càng cao trong khi nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đạt mức thấp. Điều này
có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ mất thanh khoản, giảm thiểu chi phí lãi
vay cho khoản nợ ngắn hạn giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận và hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
Ngược lại với hai biến trên, biến đại diện cho chính sách bán chịu là tỉ lệ khoản
phải thu người bán/ tổng doanh thu có sự tác động ngược chiều với ROA. Kết quả của
biến có sự trái ngược với một số kết quả nghiên cứu của Kenstens và đồng sự (2012) và
Martinez và đồng sự (2014) chỉ ra khoản phải thu có sự tác động cùng chiều trước đó.
Tuy nhiên với một số nghiên cứu trong nước, bài nghiên cứu của tác giả Phạm Quốc Việt
và Phạm Trần Trung Quân (2020) có kết quả tương tự so với tác giả. Và điều này phù
hợp với kỳ vọng ban đầu đã đề cập trước đó.
Cuối cùng, 3 biến còn lại là Khoản phải thu, số năm hoạt động và tăng trưởng
GDP khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu của tác giả. Đặc biệt là khoản
phải thu người bán đại diện cho việc mua chịu của các doanh nghiệp được chỉ ra tác động
22



23
cùng chiều trong nghiên cứu của tác giả Phạm Quốc Việt và Phạm Trần Trung Quân
(2020).
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
1.1.

Kết luận và các giải pháp.

Trong bài viết này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu dựa trên dữ liệu tài chính của
37 cơng ty sản xuất vật liệu xây dựng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn TP.
Hồ Chí Minh trong giai đoạn 11 năm từ 2010 tới năm 2020. Bài viết sử dụng và phân tích
với tổng số quan sát là 384 mẫu, bao gồm một biến độc lập và 2 biến độc lập, 3 biến nội
sinh và 1 biến ngoại sinh. Các phương pháp ước lượng được sử dụng trong đề tài này là
phương pháp hồi quy OLS, phương pháp xác định nhân tố tác động cố định (FEM),
phương pháp xác định nhân tố tác động ngẫu nhiên (REM) và phương pháp hồi quy
FGLS. Thơng qua nghiên cứu nhằm tìm ra câu trả lời giúp trị quản trị doanh nghiệp thực
hiện quản trị chính sách tín dụng thương mại hiệu quả để tối đa hóa hiệu quả hoạt động
kinh doanh của cơng ty.
Trước tiên, tác giả tiến hành xác định mục tiêu nghiên cứu, tổng hợp và xây dựng
mơ hình nghiên cứu mục tiêu. Thứ hai, tác giả tiến hành phân tích và hồi quy để lựa chọn
mơ hình phù hợp cho đề tài nghiên cứu. Thứ ba, tác giả tiến hành kiểm định để phát hiện
và loại bỏ những khuyết tật ra khỏi mơ hình nhằm mục tiêu giúp mơ hình trở nên chính
xác hơn. Thơng qua việc kiểm định sự ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại
đến hiệu quả của các công ty sản xuất Vật liệu xây dựng niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khốn thành phố Hồ Chính Minh, bài nghiên cứu kiểm định giả thuyết về tồn tại một sự
ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Tiếp theo, tác giả trả lời hai câu hỏi
nghiên cứu được đề cập tại đầu bài viết. Có hay khơng sự tác động của chính sách bán

chịu tới chỉ số ROA của doanh nghiệp và có hay khơng sự tác động của việc chấp nhận

23


24
mua chịu tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để từ đó, tác giả đúc rút được một
số kết luận và khuyến nghị cho các nhà quản trị doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, kết quả thực nghiệm cho thấy việc doanh nghiệp chấp nhận mua chịu
hàng hóa từ nhà cung cấp khơng có sự ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doạnh nghiệp (ROA).
Thứ hai, kết quả thực nghiệm cho thấy việc doanh nghiệp thực hiện hoạt động bán
chịu có mối quan hệ tiêu cực đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc Doanh nghiệp lạm dụng chính sách bán chịu q mức có thể gây suy giảm hoạt
động kinh doanh. Một số rủi ro cho vấn đề này là không đủ nguồn tiền để duy trì hoạt
động, rủi ro mất vốn, … và tác giả đề xuất doanh nghiệp nên giảm thiểu các hoạt động
bán chịu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Cuối cùng, Doanh nghiệp nên đầu tư các phương án để kích thích tăng trưởng quy
mơ doanh thu của doanh nghiệp. Điều này có thể giúp doanh nghiệp nâng cao được
nguồn tiền vào trong trường hợp chi phí và số ngày phải thu khách hàng giảm, giúp vòng
quay tổng tài sản cao hơn. Thêm vào đó, doanh nghiệp nên nâng cao khả năng thanh
khoản của doanh nghiệp để giảm thiểu rủi rõ vỡ nợ.
1.2.

Hạn chế của Khóa luận và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Từ một số nguyên nhân mà đề tài gặp phải một số hạn chế sau:
Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp thu thập để thực hiện hồi quy tương đối thấp, bởi
vì Khóa luận u cầu sử dụng dữ liệu dạng bảng cân bằng do đó dữ liệu doanh nghiệp
được thu thập phải có số liệu đầy đủ trong vòng 11 năm liên tiếp nhằm kiểm định hiện

tượng tương quan chuỗi trong mơ hình nghiên cứu. Vì vậy, số lượng doanh nghiệp được
hồi quy tương đối thấp thì kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa thật sự mang tính đại
diện cho tồn thị trường.
Thứ hai, đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh các công ty sản xuất vật liệu xây dựng là một đề tài còn
24


25
chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Do đó, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu
khác để làm cơ sở so sánh và kiểm chứng.
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu chỉ mang tính đại diện cho các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn thành phố
Hồ Chí Minh mà chưa có sự bao trùm các cơng ty cùng lĩnh vực trên cả sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội. Điều này bỏ sót nhiều cơng ty trong cùng lĩnh vực với mức vốn hóa
thấp hơn. Cho nên kết quả nghiên cứu chưa có tính đại diện cao cho đặc điểm của các
doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành được niêm yết trên thị trường Chứng khoán
Việt Nam.

25


×