Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BÁO cáo THỰC tập TỔNG hợp tại Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.81 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................4
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ ĐẦU
TƯ TÀI CHÍNH VIỆT NAM........................................................................................2
1.1 Sự hình thành và phát triển của Tổng Cơng ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài
chính Việt Nam..............................................................................................................2
1.2

Chức năng, nhiệm vụ của công ty........................................................................2

1.2.1 Chức năng...........................................................................................................2
1.2.2 Nhiệm vụ............................................................................................................2
1.3 Ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty............................................................3
1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty....................................................................................4
1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới hoạt động, kinh doanh của đơn vị...............4
CHƯƠNG II. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG
CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VIỆT NAM............6
2.1 Hệ thống pháp luật điều chỉnh quá trình thành lập và tổ chức hoạt động của công
ty.................................................................................................................................... 6
2.1.1 Bộ luật Dân sự 2015.............................................................................................6
2.1.2 Luật Doanh nghiệp 2014.......................................................................................6
2.1.3 Bộ luật Lao động 2012..........................................................................................7
2.2 Hệ thống pháp luật điều chỉnh quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh của công
ty.................................................................................................................................... 7
2.2.1 Luật Thương mại 2005.........................................................................................7
2.2.2 Pháp luật về thuế..................................................................................................7
2.2.3 Luật cạnh tranh 2018...........................................................................................7
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT KINH TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG
TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VIỆT NAM........................9
3.1 Thực trạng thi hành và tác động của hệ thống pháp luật điều chỉnh quá trình thành


lập và tổ chức hoạt động của công ty.............................................................................9
3.1.1 Thực trạng thi hành và tác động của Bộ luật Dân sự 2015..................................9
3.1.2 Thực trạng thi hành và tác động của Luật doanh nghiệp 2014............................9
3.1.3 Thực trạng thi hành và tác động của Bộ luật Lao động 2012............................10
3.2. Thực trạng thi hành và tác động của hệ thống pháp luật điều chỉnh quá trình tiến
hành hoạt động kinh doanh của công ty.......................................................................10
3.2.1 Thực trạng thi hành và tác động của Luật Thương mại 2005..............................10
3.2.2 Thực trạng thi hành và tác động của pháp luật về thuế......................................11


3.2.3 Thực trạng thi hành và tác động của Luật cạnh tranh 2018...............................11
CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỔNG
CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VIỆT NAM..........12
4.1 Đánh giá chung về thực trạng thi hành hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh ở
Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam...................................12
4.1.1 Ưu điểm..............................................................................................................12
4.1.2 Hạn chế............................................................................................................... 12
4.2 Đánh giá chung về hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động kinh
doanh của Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam..................13
4.2.1 Ưu điểm.............................................................................................................13
4.2.2 Hạn chế..............................................................................................................14
CHƯƠNG V. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT TẠI TỔNG CÔNG
TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VIỆT NAM......................16
CHƯƠNG VI. ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN VÀ DỰ KIẾN BỘ MÔN HƯỚNG
DẪN............................................................................................................................ 16
KẾT LUẬN................................................................................................................17


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

TỪ VIẾT TẮT
BLDS
BLLĐ
CP
GTGT
TNDN
HĐQT
LDN

BHXH
BHYT

Ý NGHĨA
Bộ luật Dân sự
Bộ Luật lao động
Chính phủ
Giá trị gia tăng
Thu nhập doanh nghiệp

Hội đồng quản trị
Luật Doanh nghiệp
Nghị định
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế


LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay,
cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng cùng các quốc gia khác trên thế giới, mỗi
doanh nghiệp Việt Nam đều đang phải cố gắng cạnh tranh để phát triển và chiếm được
ưu thế trên thị trường. Nền kinh tế muốn phát triển vững mạnh, cạnh tranh cơng bằng
thì hành lang pháp lý quốc gia có vai trị hết sức quan trọng phải đảm bảo được chức
năng, nhiệm vụ quản lý. Doanh nghiệp muốn đứng vững, cần có hiểu biết nhất định về
pháp luật, vừa tự tin phát triển bản thân mỗi doanh nghiệp vừa bảo vệ quyền lợi của
mình, và vừa tránh khỏi những rắc rối mà đối thủ cạnh tranh có thể gây phiền nhiễu.
Với những kiến thức được trang bị về pháp luật trong quá trình học tập và
mong muốn được hiểu biết nhiều hơn về hoạt động trong thực tế nên em đã chọn Tổng
Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam để thực tập. Trong thời gian 4
tuần thực tập tại đây đã giúp em có cái nhìn đầy đủ và tồn diện hơn về vai trị quan
trọng của hệ thống pháp lý trong doanh nghiệp, đồng thời vận dụng một cách cụ thể
hơn những kiến thức đã học vào trong điều kiện thực tế. Bài báo cáo tổng hợp này em
hồn thành được là nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía cơng ty, cùng sự chỉ bảo hướng
dẫn cụ thể, tận tình từ thầy cơ khoa Kinh tế - Luật.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ và nhân viên công ty tạo điều kiện cho em
tham gia vào hoạt động của công ty, cũng như giúp đỡ em rất nhiệt tình để em trong
suốt quá trình thực tập và làm báo cáo. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
thầy, cô của Khoa Kinh tế - Luật đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành bài báo
cáo thực tập này. Do hạn chế về thời gian và kiến thức hạn hẹp của mình nên báo cáo
này của em khơng thể tránh khỏi những sai sót. Vậy nên em rất mong nhận được sự

đóng góp ý kiến của thầy, cơ để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VIỆT NAM (VIDIFI.,JSC)
1.1 Sự hình thành và phát triển của Tổng Cơng ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư
tài chính Việt Nam
Tổng Cơng ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam - Công ty Cổ
phần (VIDIFI) tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài là VIET NAM
INFRASTRUCTURE DEVELOPMENT AND FINANCE INVESTMENT JOINT
STOCK COMPANY thành lập từ ngày 31 tháng 08 năm 2007, được phòng Đăng ký
kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số: 0103019365. Đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 08 tháng 07 năm 2019
với mã số doanh nghiệp 0102356598. Có vốn điều lệ là 5.000.000.000.000 đồng (Năm
nghìn tỷ đồng Việt Nam). Các cổ đơng góp vốn sáng lập bao gồm: Ngân hàng Phát
triển Việt Nam (VDB), Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn (SGI), Ngân hàng thương mại
cổ phần ngoại thương Việt Nam (VCB), Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây
dựng Việt Nam (Vinaconex).
Ngành nghề kinh doanh chính “Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải
đường sắt và đường bộ”, chi tiết là dịch vụ thu phí giao thơng và các hoạt động liên
quan đến thu phí giao thơng. Ngồi ra, VIDIFI cịn đầu tư vào các lĩnh vực tài chính,
chứng khốn, bất động sản và các Dự án có hiệu quả khác nhằm góp phần thu hồi vốn
đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
Địa chỉ trự sở trụ sở chính nằm tại tầng 8, 9, 10 tòa nhà LILAMA 10 đường Tố
Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Người
đại diện theo pháp luật của công ty là ông Trần Anh Tú.
Một số thông tin khác: Số điện thoại: (84-4) 377 11 668


Fax: 0243.7711669

Website: />1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.2.1 Chức năng:
Chức năng chính của Tổng Cơng ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt
Nam (VIDIFI) là chủ đầu tư để triển khai Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng và các Dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ với Dự án đường ô tơ cao tốc Hà Nội- Hải
Phịng.
1.2.2 Nhiệm vụ:
- Tập trung đầu tư xây dựng Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đảm
bảo tiến độ, chất lượng. Đầu tư xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng đồng bộ Khu công
nghiệp, Đô thị, Dịch vụ... Nhằm bật dậy tiềm năng của các vùng mà con đường đi qua
và góp phần thu hồi vốn đầu tư Đường ơ tơ cao tốc Hà Nội - Hải Phịng.
- Đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính, chứng khốn, bất động sản và các dự án
khác, nhằm khai thác tối đa các lợi thế của các Cổ đông mang lại.
2


- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược với các tập đồn kinh tế, các Tổ chức
tài chính lớn trong và ngoài nước để cùng hợp tác phát triển.

1.3 Ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty
- Xây dựng các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp và giao thơng, cơ sở hạ tầng; Dịch
vụ thu phí giao thơng và các hoạt động liên quan đến thu phí giao thông;
- Lập dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư; Tư vấn giám sát thi công xây dựng cơng
trình, Tư vấn thiết kế xây dựng; Tư vấn tài chính; Tư vấn và cung cấp dịch vụ quản lý
bất động sản (không bao gồm dịch vụ tư vấn giá đất);
- San lấp mặt bằng, xử lý nền móng cơng trình; Kinh doanh bất động sản; Sản xuất,
khai thác, bn bán vật liệu xây dựng; Khai thác, chế biến khoáng sản (trừ các loại

khoáng sản nhà nước cấm); Sản xuất, mua bán thiết bị vật tư, máy móc chuyên ngành
xây dựng;
- Dịch vụ vận hành, khai thác các khu đô thị, cơng nghiệp, khu văn phịng làm việc,
khách sạn, nhà ở, nhà hàng, kiốt, trung tâm thương mại, siêu thị; Dịch vụ ủy thác đầu
tư, ủy thác xuất nhập khẩu;
- Mua bán sơn, gương, kính (kể cả khung nhà kính); Mua bán đồ gỗ các loại: gỗ tròn,
gỗ xẻ, ván lát sàn, gỗ dán, gỗ ép (trừ các loại gỗ Nhà nước cấm); Mua bán sắt thép,
ống thép, kim loại màu; Mua bán thiết bị điều hòa nhiệt độ, thiết bị vệ sinh, điều hịa
khơng khí, lị sưởi kim loại, hệ thống sưởi bằng nước nóng, thiết bị vệ sinh; Mua bán
thiết bị dụng cụ hệ thống điện (máy biến thế, môtơ điện, ổn áp, máy phát điện, vật liệu
dẫn); Mua bán ô tô, xe máy; Mua bán đồ uống, rượu, bia (không bao gồm kinh doanh
quán Bar); Mua bán vật liệu xây dựng, thiết bị cấp nước, thiết bị nhiệt và phụ tùng
thay thế;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Tổng Cơng ty kinh doanh; Vận tải hàng hóa bằng xe
tải liên tỉnh và nội tỉnh; Đại lý kinh doanh xăng, dầu, khí hóa lỏng; Quảng cáo thương
mại;

3


1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG
BAN KIỂM
SỐT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHĨ GIÁM ĐỐC


PHĨ GIÁM ĐỐC

VP. HĐQT

PHÓ GIÁM ĐỐC

Ban QL
Ban Tài
Ban QL sửa
Ban
Ban Hành Ban Kế Ban
Ban QLDA
Phịng
Ban Kỹ
bảo trì và
chửa nâng
chính
tốn Kiểm tra chính kế Quản lý
và VHKT
Pháp chế
thuật
khai thác
tốn
cấp QL5
giá
nội
bộ
nhân sự đầu tư
cơng trình

QL5

● Đại hội đồng cổ đơng: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, cổ đông
cú công ty gồm:
-

Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) – 96,973% vốn điều lệ với 3 đại diện là ông
Nguyễn Minh Thọ - Chủ tích HĐQT, ông Trần Anh Tú – Thành viên HĐQT, ông
Phạm Quang Huy – Thành viên HĐQT.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (VCB) – 1,974% vốn
điều lệ với đại diện là ơng An Chí Thành.
TỔNG CƠNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM
(VINACONEX) – 1.053% vốn điều lệ với đại diện là ông Nguyễn Ngọc Điệp.

● Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có tồn quyền nhân danh cơng ty để
quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ không thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông, bao gồm các thành viên sau: ông Nguyễn Minh Thọ - Chủ tịch HĐQT,
ông Trần Anh tú – Thành viên HĐQT, ông Phạm Quang Huy – Thành viên HĐQT.
● Tổng giám đốc/ Giám đốc: Là những người được Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là
người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu sự giám sát của
Hội đồng quản trị, bao gồm: ơng Trần Anh Tú – Phó Tổng Giám đốc, ông Vũ Hữu
Thành – Phó Tổng Giám đốc, ông Phạm Việt Sơn – Phó Tổng Giám đốc.
4


● Ban kiểm soát: Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc
trong việc quản lý và điều hành cơng ty, có nhiệm vụ rà sốt, kiểm tra và đánh giá hiệu
quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm cho cơng ty…
● Các phịng ban của cơng ty:
- Văn phịng HĐQT: Thực hiện các cơng việc văn phịng, văn thư, thư ký thuộc

HĐQT, BKS; Lập, quản lý số cổ đơng, tiếp nhận giải thích những vấn đề cổ đơng quan
tâm; Lập báo cáo về cổ đơng để trình người có thẩm quyền ký, gửi các cơ quan Nhà
nước theo quy định; Tham mưu đề xuất với HĐQT và Chủ tịch HĐQT những quyết
định, chính sách của HĐQT về những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của
HĐQT.
- Ban Hành chính nhân sự: Tham mưu và giúp lãnh đạo thực hiện công tác tổ
chức, cán bộ; Phụ trách công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Thực hiện cơng tác
hành chính, quản lý và sử dụng con dấu. Soạn thảo, ban hành văn bản; Thẩm định thể
thức văn bản trước khi trình lãnh đạo ký.
- Ban tài chính kế toán: Hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, vốn,
nợ phải trả, các hoạt động thu, chi tài chính, lập kế hoạch tài chính của đơn vị; Tham
gia thực hiện và trực tiếp quản lý cơng tác đầu tư tài chính, cho vay tại đơn vị.
- Phòng pháp chế: Tham mưu, tư vấn về pháp lý và những vấn đề pháp luật liên
quan đến hoạt động của công ty; Cập nhật, hệ thống và thể chế hóa các văn bản pháp
lý; Đại diện tham gia các công việc tố tụng tại các các cơ quan pháp luật khi được ủy
quyền; Thực hiện các nhiệm vụ khác về pháp lý khi có yêu cầu.
- Một số phòng ban khác Ban Kiểm tra nội bộ; Ban Kế hoạch đầu tư; Ban quản
lý giá; Ban kỹ thuật; Ban Quản lý dự án; Ban Quản lý bảo trì và khai thác Quốc lộ 5;
Ban Quản lý sửa chữa nâng cấp Quốc lộ 5.

1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới hoạt động, kinh doanh c ủa
đơn vị
Trụ sở đăng ký của Tổng Công ty: Địa chỉ: Tầng 8, 9 Tòa nhà LILAMA 10, số
68 đường Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt
Nam.

5


CHƯƠNG II. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA

TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VIỆT
NAM (VIDIFI.,JSC)
Căn cứ theo Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh
doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” và Điều 46 Hiến pháp 2013
quy định: “Cơng dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật”. Mọi hoạt động
của Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam đều phải chịu sự
điều chỉnh của pháp luật.

2.1 Hệ thống pháp luật điều chỉnh quá trình thành lập và t ổ ch ức
hoạt động của công ty
2.1.1 Bộ luật Dân sự 2015:
Bộ luật Dân sự 2015 là văn bản Luật chung nhất quy định về các quan hệ về tài
sản, quan hệ nhân thân. Việc thành lập pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt
Nam là những tổ chức có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý.
Một tổ chức được cơng nhận là có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện luật
định tại Điều 74 BLDS 2015. Ngồi ra, BLDS 2015 cịn có những quy định rõ ràng
trong các điều khoản về nhiều mặt như: nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự, các giao dịch
dân sự, người đại diện theo đúng pháp luật, quyền sở hữu tài sản, các loại hợp đồng
dân sự mà công ty đã sử dụng (hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng
vận chuyển,…) các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

2.1.2 Luật Doanh nghiệp 2014:
Công ty được thành lập vào ngày 31 thàng 8 năm 2007 khi Luật doanh nghiệp
được thông qua năm 2005 vẫn cịn hiệu lực nên cơng ty thành lập và tổ chức hoạt động
theo các quy định tại luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản dưới luật có liên
quan. Căn cứ khoản 1 Điều 212 LDN 2014: “Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 7 năm 2015. Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp số 37/2013/QH13 ngày 20
tháng 6 năm 2013 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực”. Như vậy,
đến ngày 01 tháng 7 năm 2015 công ty tuân theo các quy định của luật doanh nghiệp

2014. Căn cứ Điều 1 LDN 2014 đã nêu rõ: “Luật này quy định về việc thành lập, tổ
chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao
gồm cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp
tư nhân; quy định về nhóm cơng ty”
Tổng Cơng ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam thành lập dưới
hình thức cơng ty cổ phần, vì vậy phải đảm bảo theo các quy định về cơ cấu tổ chức
quản lý trong công ty cổ phần, điều kiện tiến hành và thông qua các quyết định của
Hội đồng quản trị (HĐQT),… tuân theo quy định tại LDN 2014.
Bên cạnh cịn có một số văn bản dưới luật khác hướng dẫn thi hành, quy định
chi tiết về một số điều: NĐ 96/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật
doanh nghiệp, NĐ 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, NĐ 108/2018/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký
doanh nghiệp.
6


2.1.3 Bộ luật Lao động 2012:
Bộ Luật Lao động 2012 được ban hành để điều chỉnh các vấn đề chính của lao
động và quan hệ lao động như: việc làm, hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã
hội, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; Các điều kiện, tiêu chuẩn lao động: tiền
lương tối thiểu, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, an toàn – vệ sinh lao động; Quyền, lợi
ích, trách nhiệm của các chủ thể chính trong quan hệ lao động. Theo đó, những hoạt
động liên quan đến lao động, người lao động, và người sử dụng lao động tại công ty
đều tuân theo những quy định chung theo BLLĐ 2012. Từ đó, các hoạt động này tại
công ty được thực hiện theo quy định đảm bảo quyền và lợi ích cho các đối tượng là: “
người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy
định tại BLLĐ; người sử dụng lao động; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam; cơ quan, tổ chức cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động”
theo Điều 2, BLLĐ 2012. Việc nắm vững và cận dụng tốt các quy định về quyền,
nghĩa vụ, tiêu chuẩn lao động, nguyên tắc sử dụng lao động được nêu chi tiết và đầy

đủ giúp cho doanh nghiệp sử dụng, quản lý lao động tốt nhất sẽ giúp doanh nghiệp
thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo mối quan hệ hài hòa, ổn định với người
lao động.

2.2 Hệ thống pháp luật điều chỉnh quá trình tiến hành hoạt động
kinh doanh của công ty
2.2.1 Luật Thương mại 2005:
Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) hoạt
động thương mại dưới sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005. Theo khoản 1 Điều 3
Luật thương mại 2005: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,
bao gồm mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ, đầu tư xúc tiến thương mại và các hoạt
động nhằm mục đích sinh lời khác”. Như vậy, với những vấn đề liên quan đến hợp
đồng thương mại, các hoạt động trung gian thương mại, tranh chấp trong thương mại,
vi phạm pháp luật trong thương mại,…Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài
chính Việt Nam cần tuân thủ theo những quy định của Luật thương mại 2005 và các
văn bản dưới luật khác liên quan.

2.2.2 Pháp luật về thuế:
Là một doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trên thị trường phải đáp ứng các
điều kiện và tuân thủ nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước. Tổng Cơng ty Phát triển hạ
tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam cần thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ về thuế
của mình theo các quy định hiện hành về thuế, cụ thể Luật thuế giá trị gia tăng 2016,
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2014, Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí
mơn bài.

2.2.3 Luật cạnh tranh 2018
Tổng Cơng ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam chịu sự điều
chỉnh của Luật Cạnh tranh 2004. Luật cạnh tranh 2004 quy định về hành vi hạn chế
cạnh tranh, hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc
cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Ngày 12 tháng 6 năm 2018, Luật Cạnh tranh 2018 đã được Quốc hội thơng qua
và chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2019 thay thế cho Luật cạnh tranh
7


2004. Luật cạnh tranh 2014 đã sửa đổi, bổ sung các hạn chế mà luật cũ gặp phải. Luật
cạnh tranh với mục đích đảm bảo cho các nhà kinh doanh trên thị trường có mơi
trường cạnh tranh lành mạnh, để phát huy điểm mạnh của cạnh tranh là thúc đẩy sự
phát triển, đổi mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, Luật cạnh tranh quản lý các vấn đề
về chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và loại bỏ mọi hạn chế cạnh
tranh trên thị trường, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, người tiêu dùng. Pháp
luật đảm bảo loại trừ những hành vi phản cạnh tranh trong việc đua tranh giành lợi
nhuận trên thị trường. Từ đó, bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các thành viên thị
trường, bảo vệ môi trường cạnh tranh, bảo vệ sự lành mạnh của quan hệ thị trường.
Là một Công ty hoạt động trên thị trường, Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và
Đầu tư tài chính Việt Nam cần đảm bảo tuân thủ các vấn đề được quy định trong Luật
cạnh tranh 2018.

8


CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT KINH TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG
CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VIỆT NAM
(VIDIFI.,JSC)
3.1 Thực trạng thi hành và tác động của hệ thống pháp luật đi ều
chỉnh quá trình thành lập và tổ chức hoạt động của cơng ty
3.1.1 Thực trạng thi hành và tác động của Bộ luật Dân sự 2015
BLDS 2015 là văn bản pháp luật nền tảng của hệ thống pháp luật Việt Nam,
được ban hành nhằm tạo cơ chế pháp lý đầy đủ cho việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm

quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân
sự. Trong quá trình thành lập và tổ chức Công ty, Hội đồng quản trị và các phịng ban
ln thực hiện theo đúng tinh thần công bằng - dân chủ - văn minh.
Cụ thể, Công ty thành lập dựa trên các quy định về Pháp nhân - Chương IV
BLDS 2015, là pháp nhân thương mại “thành lập, hoạt động, chấm dứt theo quy định
của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật liên quan” tại
khoản 3 Điều 75 BLDS 2015. Tuân thủ các quy định tại Chương này về điều lệ, tên
gọi, trụ sở, quốc tịch,… của pháp nhân. Ngồi ra, Cơng ty cịn căn cứ theo các quy
định tại các Chương VIII - Giao dịch dân sự, Phần thứ ba - Nghĩa vụ và hợp đồng,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại các điều trong Bộ luật dân sự vì đây là
những quy định nền tảng để Công ty dựa vào và xây dựng, soạn thảo nên một số văn
bản hành chính, hợp đồng .
BLDS 2015 – cơ sở nền tảng cho các luật khác nên có tác động đến ngay từ
việc thành lập cơng ty, quy định cơ bản về các quan hệ cụ thể. Đảm bảo cho hoạt động
diễn ra trong Công ty theo đúng nền tảng pháp lý quan trọng. Đảm bảo các mối quan
hệ được bảo vệ lợi ích chính đáng, hịa hợp quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

3.1.2 Thực trạng thi hành và tác động của Luật doanh nghi ệp 2014
Trong quá trình thành lập, hoạt động kinh doanh của mình, Tổng Cơng ty được
thành lập từ năm 2007, vì vậy Tổng Cơng ty có đủ thời gian để thích nghi kịp với việc
thay đổi của Luật doanh nghiệp 2014 và đã nhanh chóng cập nhật, áp dụng đúng các
quy định của pháp luật. Việc thành lập Tổng Công ty dựa trên các quy định của Luật
doanh nghiệp 2014 sau: Tổng Công ty thực hiện các quy định về việc thành lập doanh
nghiệp theo quy định tại Chương II trong đó có hồ sơ đăng ký tại Điều 22 cho công ty
cổ phần, điều lệ của công ty tại Điều 25. Công ty đã đăng ký đầy đủ các điều kiện để
thành lập và hoạt động tại phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành
phố Hà Nội với: Tên doanh nghiệp quy định tại Điều 38, tên giao dịch quốc tế; Mã số
doanh nghiệp tại Điều 30; Tổng Cơng ty sở hữu con dấu có đầy đủ các thông tin quy
định tại Điều 44.
Bên cạnh đó, Cơng ty cũng thực hiện theo các quy định khác về cơ cấu tổ chức,

hoạt động của công ty theo Luật doanh nghiệp 2014 về các vấn đề quy định tại
Chương V - Công ty cổ phần: Đảm bảo các quy định với Công ty Cổ phần tại Điều
110; Thực hiện đúng các quy định về vốn tại Điều 111; Sổ đăng ký cổ đông tại Điều
121; Quyền, nghĩa vụ của cổ đông tại Điều 114, 115; Đảm bảo cơ cấu tô chức quản lý
9


công ty cổ phần theo Điều 134; Đại hội đồng cổ đông tại Điều 135; Hội đồng quản trị
theo Điều 149; Tuân thủ đúng các quy định về Giám đốc, Tổng Giám đốc cơng ty.
Luật Doanh nghiệp 2014 có mối quan hệ tác động chặt chẽ với Công ty. Tác động
rõ ràng nhất là nền tảng luật để Công ty thành lập từ quy định về thủ tục, hồ sơ, quy
trình, loại hình Cơng ty, điều kiện thành lập, cơ cấu - tổ chức. Tạo ra hành lang pháp lý
để Công ty yên tâm tiến hành các hoạt động trên cơ sở các quy định.

3.1.3 Thực trạng thi hành và tác động của Bộ luật Lao động 2012
Tổng số cán bộ khối văn phịng hiện có của cơng ty là 125 người. Việc quản lý,
quan hệ lao động trong công ty cũng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật
về lao động, cụ thể Luật lao động năm 2012. Công ty luôn tuân thủ đúng các quy định:
Về hợp đồng lao động: Công ty ký kết hợp đồng lao động theo đúng mẫu thống
nhất ấn hành và sử dụng của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, việc tổ chức ký
kết hợp đồng lao động đã được tiến hành lần lượt và trực tiếp giữa giám đốc cơng ty
với từng trưởng phịng, phó phịng, ban đến tập thể người lao động. Bố trí người lao
động làm đúng các công việc đã thỏa thuận ký kết tại hợp đồng.
Về lương: Trả lương đầy đủ, đúng hạn cho người lao động thông qua cả tiền mặt và
qua tài khoản ngân hàng. Trả đầy đủ tiền trợ cấp thôi việc cộng với phụ cấp lương cho
người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng
lao động. Chế độ BHYT được thực hiện theo quy định của Bộ lao động, thanh tốn
nhanh chóng, kịp thời. Hàng năm cơng ty trích nộp đầy đủ BHXH theo đúng quy định
cho tất cả lao động làm việc trong công ty.
Về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi: Về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với

người lao động được thực hiện đúng theo quy định, nội dung kỷ luật lao động và trách
nhiệm vật chất.
Về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất: Thông báo công khai, niêm yết nội
quy lao động ở những nơi cần thiết trong cơng ty. Có mặt người lao động, người có
liên quan và Ban chấp hành Cơng đồn cơ sở khi xem xét xử lý kỷ luật lao động.
Thành lập tổ chức cơng đồn bảo vệ quyền lợi người lao động.

3.2. Thực trạng thi hành và tác động của hệ thống pháp lu ật đi ều
chỉnh quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty
3.2.1 Thực trạng thi hành và tác động của Luật Thương mại 2005
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Luật Thương mại 2005 là một văn bản
pháp luật quan trọng, Công ty thực hiện dựa trên các quy định của Luật này để đảm
bảo các hoạt động kinh doanh không vi phạm các quy định tại Luật thương mại 2005:
Đảm bảo các hoạt động kinh doanh theo đúng các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
thương mại tại Mục 2 Chương I; Thực hiện, xây dựng hợp đồng công ty theo các quy
định tại Mục 1 Chương II - Mua bán hàng hóa, cụ thể là hợp đồng mua bán hàng hóa
giữa Công ty và các công ty cung cấp các thiết bị, phụ kiện, quyền và nghĩa vụ của các
bên trong hợp đồng tại Mục 2 Chương II về các vấn đề chính: Giao hàng và chứng từ
liên quan Điều 34.
10


Ngồi ra, Cơng ty cũng tn thủ theo các quy định về các vấn đề liên quan đến
chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại theo các quy định
tại Chương VII như phạt vi phạm hợp đồng Điều 300, bồi thường thiệt hại và căn cứ
bồi thường tại Điều 302, 303, …
Luật thương mại tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty: Thể hiện cơ
chế quản lý của Nhà nước, thúc đẩy Công ty phát triển, mở rộng kinh doanh, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp. Từ đó, thúc đẩy mở rộng hoạt động kinh doanh. Giúp giải
quyết được những tranh chấp phát sinh trong thực tiễn.


3.2.2 Thực trạng thi hành và tác động của pháp luật về thu ế:
Pháp luật về thuế trong cơng ty là vơ cùng quan trọng, vì đây là nghĩa vụ phải
thực hiện. Các công ty phải nắm rõ các quy định quản lý về thuế của Nhà nước về
trách nhiệm, nghĩa vụ, các loại thuế, mức đóng thuế. Công ty khi thực hiện các hoạt
động kinh doanh của mình cần nắm chắc các quy định về thuế, nộp thuế và thực hiện
đầy đủ các nghĩa vụ báo cáo, quản lý tài chính.
Các quy định mà Cơng ty phải đảm bảo tuân thủ, thực hiện tại các Điều trong
Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp 2014: Công ty được thành lập theo pháp luật Việt
Nam theo điểm a khoản 1 Điều 2 Luật thuế TNDN; Đảm bảo kỳ tính thuế theo năm tài
chính theo quy định tại Điều 5; Trong bản báo cáo tài chính của Cơng ty ln ghi rõ
các thơng tin, qua đó thể hiện rõ việc thực hiện các quy định về căn cứ và phương
pháp tính thuế tại Chương II.
Hàng năm, cơng ty đã nộp đầy đủ các loại thuế bao gồm: Thuế môn bài: theo
quy định tại Nghị định số 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ, căn cứ vào số vốn đăng ký
trong giấy đăng ký doanh nghiệp, công ty phải nộp thuế môn bài hàng năm là 3 triệu
đồng. Thuế thu nhập doanh nghiệp: công ty áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp là 20% theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính
phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế
giá trị gia tăng: công ty áp dụng việc kê khai, hạch toán thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ.

3.2.3 Thực trạng thi hành và tác động của Lu ật cạnh tranh 2018
Luật cạnh tranh 2018 thay thế Luật cạnh tranh 2004, vì thế Cơng ty cập nhật và
tiến hành hoạt động cạnh kinh doanh trong khuôn khổ mà pháp luật cạnh tranh quy
định. Cụ thể, một số quy định Công ty tuân thủ theo Luật cạnh tranh 2018: Đảm bảo
“Quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh” quy định tại Điều 5. Tìm hiểu về
các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tại Chương III, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền tại Chương IV, hành vi tập trung kinh tế tại
Chương V, tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại Chương VI quy định về hành vi cạnh

tranh không lành mạnh bị cấm. Luật cạnh tranh là ngưỡng để Công ty thực hiện cạnh
tranh trong kinh doanh. Tác động lớn đến Công ty, vừa tạo cơ chế bảo vệ quyền lợi khi
tham gia cạnh tranh trên thị trường. Vừa đảm bảo môi trường cạnh tranh là lành mạnh,
công bằng. Công ty phân biệt được các hành vi vi phạm, cơ chế xử lý giải quyết để
kiểm sốt các hành vi của mình.

11


CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA
TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VIỆT
NAM (VIDIFI.,JSC)
4.1 Đánh giá chung về thực trạng thi hành hệ th ống pháp lu ật
thương mại điều chỉnh ở Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu t ư
tài chính Việt Nam
Hệ thống pháp luật của Công ty chủ yếu dựa trên những văn bản pháp luật
chính quy định về vấn đề thành lập, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của hệ thống
pháp luật như Luật dân sự 2015, đặc biệt là Luật doanh nghiệp 2014 và một số văn bản
dưới Luật. Thực tiễn thi hành, Công ty đạt được những ưu điểm và gặp một số hạn chế
nhất định.

4.1.1 Ưu điểm:
Mặc dù VIDIFI có phịng pháp chế riêng của Cơng ty nhưng số lượng nhân
viên có trình độ hiểu biết về pháp luật cịn ít nhưng các cán bộ quản lý, các trưởng
phịng ban cũng như nhân viên của Cơng ty đã thực hiện đúng theo các quy định của
pháp luật, được thể hiện thông qua từ việc thành lập, bộ máy cơng ty. Vì vậy, Cơng ty
phải rất cố gắng và nỗ lực về mọi mặt để có thể đạt được những thành tựu cơ bản:
Thứ nhất, Công ty luôn tuân thủ tương đối tốt chính sách pháp luật của Nhà
nước, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành vào các vấn đề của Công ty đảm

bảo quá trình hoạt động ln theo hướng quản lý của Nhà nước. Công ty cũng thực
hiện tốt điều lệ tại địa phương mình hoạt động kinh doanh. Điều này giúp các cán bộ
quản lý, nhân viên hành chính, kỹ thuật của Công ty yên tâm làm việc, tạo dựng niềm
tin với Công ty.
Thứ hai, Công ty chú trọng đến việc cập nhập việc thay đổi, bổ sung của các
văn bản pháp luật, dưới luật liên quan, sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp luật một cách
hợp lí có hiệu quả. Lãnh đạo Công ty cũng rất quan tâm đến vấn đề nhân viên nâng
cao sự hiểu biết về chính sách pháp luật để tránh tình trạng trên đúng dưới sai. Cơng ty
cũng thường xun theo sát các chính sách, các quy định, nội quy của Công ty phù
hợp nhất với quy định pháp luật.
Thứ ba, Công ty đảm bảo các quyền lợi, nghĩa vụ của nhân viên trong đơn vị về
các vấn đề cốt yếu như lương, phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội. Tạo được một môi
trường làm việc lành mạnh, luôn thực hiện theo đúng tinh thần công bằng - dân chủ văn minh.
Thứ tư, Công ty luôn đảm bảo việc hoạt động sản xuất kinh doanh công khai,
minh bạch không để xảy ra các hành vi gian lận thương mại, lừa đảo. Việc liên quan
đến giải quyết tranh chấp với nhân viên ln đảm bảo có tổ chức Cơng đồn để bảo vệ
quyền lợi chính đáng của nhân viên.

12


4.1.2 Hạn chế:
Mặc dù Cơng ty có nhiều ưu điểm và có uy tín nhiều năm trong lĩnh vực, tuy
nhiên suốt q trình hoạt động của mình, Cơng ty cũng có thể hiện ra một số điểm hạn
chế tồn tại, cụ thể:
Thứ nhất, tuy Công ty thực hiện tương đối tốt các quy định của pháp luật nhưng
việc thiếu nhân lực trong phòng pháp chế cũng là một điểm hạn chế. Việc chỉ có 02
nhân viên chuyên về pháp luật đảm nhận việc tìm hiểu các quy định pháp luật để tư
vấn cho hàng loạt ngành nghề kinh doanh của cơng ty có thể dẫn đến việc chồng chéo
hoặc q tải trong xử lý một lượng lớn các vấn đề liên quan đến pháp lý.

Thứ hai, mặc dù cán bộ quản lý, nhân viên cũng có thể tìm hiểu về pháp luật
trong tình trạng thiếu chuyên viên pháp chế nhưng khơng phải chun về pháp luật thì
khơng thể tránh khỏi sự hiểu nhầm, hiểu sai các quy định dẫn đến việc ra quyết định,
thực thi bị nhầm lẫn. Việc này có thể dẫn đến những vướng mắc, hạn chế về pháp luật
liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty.
Thứ ba, các hoạt động của công ty đôi khi gặp phải những khó khăn trong q
trình thực hiện các hoạt động của mình, do tính khơng thống nhất giữa các các văn bản
pháp lý dẫn đến khó khăn khi giải quyết các vấn đề khi xảy ra tranh chấp trong quá
trình hoạt động. Tiêu biểu cho bất cập này đó là việc các quy định trong Bộ luật dân sự
2015 và các văn bản chuyên ngành có nhiều bất đồng trong quy định và có nhiều
vướng mắc trong quá trình thực thi.

4.2 Đánh giá chung về hệ thống pháp luật thương mại đi ều ch ỉnh
hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu t ư
tài chính Việt Nam
Để hoạt động thương mại diễn ra một cách có trật tự, Nhà nước cần phải thiết
kế và xây dựng một hệ thống các văn bản pháp luật hoàn chỉnh và một cơ chế đảm bảo
việc thi hành chúng một cách có hiệu quả.

4.2.1 Ưu điểm:
Như đã đề cập, các văn bản luật cơ bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh của
Công ty khá đầy đủ và vững chắc, bao quát hầu hết các vấn đề cần quản lý của Cơng
ty. Pháp luật thương mại có sự cập nhật, bổ sung theo kịp với chính sách mở cửa, hội
nhập, đã có những quy định ưu ái hơn đối với doanh nghiệp trong nước, cũng đủ hấp
dẫn để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Pháp luật từ đó tạo nên một số thuận lợi cho
Cơng ty:
Về Luật doanh nghiệp 2014 với mục tiêu đưa doanh nghiệp trở thành cơng cụ
kinh doanh an tồn hơn nhằm hấp dẫn nhà đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư và huy
động tốt mọi nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
Trên cơ sở đó, Luật DN 2014 đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi

quy định giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không bắt buộc ghi ngành nghề kinh
doanh việc này giúp Công ty có quyền tự do kinh doanh hơn với những ngành nghề
mà pháp luật không cấm, pháp luật đã tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp trong quá
trình thành lập và hoạt động; Thứ hai, tách bạch giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng
13


nhận đăng ký kinh doanh, quy định này phân biệt rõ địa vị pháp lý của Công ty và của
hoạt động đầu tư cụ thể, giảm phiền hà cho Công ty khi thực hiện điều chỉnh các thông
tin liên quan đến pháp nhân trong quá trình hoạt động; Thứ ba, hài hoà thủ tục đăng ký
doanh nghiệp, doanh nghiệp tự quyết con dấu, nội dung và hình thức con dấu, doanh
nghiệp có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Cơng ty có nghĩa vụ
thơng báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Với quy định này, con dấu của Cơng ty
mang tính chất là dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp, do doanh nghiệp tự thiết kế. Quy
định này sẽ cơng nhận quyền tự do kinh doanh, trong đó có việc công nhận quyền tự
sáng tạo mẫu dấu của Công ty. Như vậy, các quy định đã tạo thuận lợi tối đa cho Công
ty khi khởi sự kinh doanh, giảm thiểu chi phí.
Trong suốt q trình hoạt động kinh doanh của Công ty Luật thương mại 2005
là văn bản pháp luật nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Cụ thể, Luật
thương mại 2005 được xây dựng các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của Công ty, các quy định về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các hoạt
động xúc tiến thương mại, giải quyết tranh chấp trong thương mại.
BLLĐ 2012 đối với mối quan hệ lao động trong nội bộ công ty, sự điều chỉnh
của luật lao động là không thể thiếu. BLLĐ 2012 phải ln có những điều chỉnh phù
hợp, bám sát và làm hài hòa ổn định mối quan hệ từ hai phía người lao động và người
sử dụng lao động cũng như cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ các bên. BLLĐ 2012,
theo đó đã làm cân bằng mối quan hệ, đưa người lao động vốn ở thế yếu hơn trở nên
bình đẳng trước người sử dụng lao động. Các luật liên quan hỗ trợ như Luật bảo hiểm
xã hội 2014 sửa đổi, bổ sung một số nội dung mới, đưa ra đầy đủ hơn quyền lợi người

lao động, đối tượng tham gia đóng BHXH. Những điều khoản về các chế độ như hợp
đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, thời gian nghỉ thai sản đối với lao động
nữ, tuổi nghỉ hưu, những quy định đối với người lao động chưa thành niên... ngày càng
được quy định một cách chi tiết và đầy đủ hơn.
Những văn bản luật như Luật cạnh tranh 2018, Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp 2014, Luật thuế GTGT 2016, Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí
mơn bài cũng cho thấy một tư duy đổi mới, hướng tới nền kinh tế thị trường, sự mở
cửa hội nhập của đất nước. Hệ thống pháp luật thương mại đóng vai trị quan trọng
phải như những bậc thang giúp doanh nghiệp vươn xa ra ngoài thế giới, phải được xây
dựng vững chắc, hợp lí và hiệu quả.

4.2.2 Hạn chế:
Pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn cịn một số mặt hạn chế, hiện có nhiều vấn đề
cần được xem xét trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế. Việc
này dẫn đến Cơng ty cũng gặp nhiều khó khăn trong q trình thực hiện các quy định
của pháp luật vì có một số quy định đã khơng cịn phù hợp với thực tế.
Cụ thể, LDN năm 2014 quy định không ghi ngành nghề kinh doanh trong Giấy
Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng theo quy định của Điều 7 Nghị định
78/2015/NĐ-CP thì khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn phải đăng ký
ngành nghề kinh doanh theo mã ngành cấp IV trong Hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt
Nam như quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP trước đây. Cơ quan đăng ký kinh
14


doanh đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh, mã số ngành, nghề kinh doanh
vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong trường hợp ngành, nghề
kinh doanh khơng có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại
các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn
bản quy phạm pháp luật đó. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều trường hợp Công ty dự
định đăng ký kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm hoặc

không hạn chế hay kinh doanh có điều kiện nhưng khơng có trong mã ngành kinh tế.
Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam vẫn chưa bao quát hết các ngành kinh tế. Dẫn
tới hiện tượng doanh nghiệp cũng như cơ quan Nhà nước không biết xác định ngành,
nghề kinh doanh thuộc mã nào. Vấn đề gây trở ngại khiến Cơng ty nhiều khi cịn ngại
kinh doanh một số ngành nghề vì lo lắng vấn đề không thể đăng ký, căn cứ Quyết định
27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban
hành thì một số ngành mà Cơng ty hiện đang kinh doanh chưa khớp mã với Hệ thống
ngành kinh tế Việt Nam, mặc dù đây không phải những lĩnh vực mà pháp luật cấm.
Điều này tạo cảm giác e dè không dám đầu tư kinh doanh.
Luật Thương mại 2005 từ Điều 57 đến 62 quy định về thời điểm chuyển giao
rủi ro: hợp đồng có đối tượng là hàng hóa trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát
hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Quy định này cho phép xác định thời điểm rủi ro được chuyển sang người mua trở nên
dễ dàng hơn. Dưới góc độ thực tiễn thì quy định này chưa thực sự phù hợp. Vì rủi ro
có thể phát sinh kể từ thời điểm hàng hóa khơng cịn nằm trong tầm kiểm sốt của
người bán, tức thời điểm hàng hóa được người bán giao cho người vận chuyển và rất
có thể hàng hóa bị hư hỏng trước thời điểm ký hợp đồng. Thực tế, Cơng ty cũng gặp
phải nhiều khó khăn, đơi khi thiệt hại trong việc nhận hàng mà chưa đến tay đã bị
hỏng, việc này ảnh hưởng đến tiến độ thực thi dự án lắp đặt của công ty. Tại Điều 62
Luật Thương mại quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa: Luật quy định
quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua từ bên bán sang bên
mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao, có thể hiểu rằng khi hàng xuống địa
điểm giao hàng thì đã mặc nhiên coi là chuyển quyền sở hữu cho người mua hàng,
Công ty chuyên về cung cấp giải pháp kỹ thuật nên việc sử dụng hợp đồng mua bán
hàng hóa các thiết bị, phụ kiện là thường xuyên, đây là một điều bất lợi cho bên mua,
vì các thiết bị và phụ kiện rất dễ gặp vấn đề, trục trặc.
Đối với Bộ Luật lao động 2012, việc áp dụng các điều luật trong Bộ luật Lao
động về một số nội dung như: Hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, kỷ
luật lao động, lao động nữ, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đối thoại tại
nơi làm việc, cơng đồn, thương lượng tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và đình

cơng. Ngồi ra, Bộ luật Lao động vẫn cịn một số điều chưa đáp ứng sự phát triển rất
nhanh chóng và mạnh mẽ của thị trường lao động, yêu cầu nâng cao năng suất lao
động, Cơng ty có thời gian thực hiện nhiều dự án, mong muốn nhân viên có thể làm
thêm giờ để đảm bảo tiến độ vẫn đảm bảo chế độ. Tuy nhiên giờ giấc làm thêm còn
giới hạn làm thêm giờ theo ngày, theo tháng. Bộ luật lao động đã qua 4 lần sửa đổi, bổ
sung nhưng vẫn còn một số điều khoản chồng chéo và chưa phù hợp, có hơn 60 văn
bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật được ban hành. Tuy nhiên, chất
lượng của những văn bản hướng dẫn này vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Điều này khiến
15


việc tra cứu các văn bản pháp luật của Công ty gặp nhiều khó khăn và vấn đề chồng
chéo luật làm việc thực hiện, ra quyết định trở nên lúng túng.

CHƯƠNG V: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT TẠI TỔNG
CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VIỆT NAM
(VIDIFI.,JSC)
Từ thực trạng trong việc thi hành, áp dụng hệ thống pháp luật thương mại vào
quá trình hoạt động kinh doanh bên cạnh những thuận lợi mà Công ty đạt được giúp
Công ty đạt được những thành tựu, dự án, hợp đồng ký kết thì đã xuất hiện ra một số
hạn chế nhất định, đặt ra cho Công ty vấn đề cần giải quyết để đảm bảo hoạt động kinh
doanh đúng theo quy định và phát triển.
Mặc dù môi trường pháp lý đã tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp nhưng do
pháp luật còn thiếu ổn định khiến doanh nghiệp gặp khơng ít khó khăn, đặc biệt về
việc luật sửa đổi, bổ sung thường xuyên nhưng các nghị định hướng dẫn thi hành, quy
định chi tiết cịn chậm nên Cơng ty gặp vướng mắc khi thực thi, việc sửa đổi liên tục
khiến việc cập nhật bị chậm, đơi khi dẫn đến sự thiếu chính xác, cụ thể như các văn
bản Luật liên quan đến thuế.
Trong các hợp đồng của Công ty như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng
cung ứng dịch vụ cịn gặp nhiều hạn chế trong quy định bởi các quy định trong Luật

còn thiếu, bất cập và chưa cân bằng hài hòa được lợi ích giữa các bên khiến Cơng ty
đã gặp nhiều khó khăn q trình giao kết và thực hiện hợp đồng. Thêm vào đó là việc
xác định hợp đồng vơ hiệu theo Bộ luật dân sự 2015 cịn mập mờ, dẫn đến không chỉ
Công ty mà các công ty khác trên thị trường cũng gặp nhiều vấn đề.
Công ty cần phải tăng cường nhân lực trong bộ phận pháp chế hoặc có thể liên
kết với cơng ty tư vấn luật để có thể có được sự tư vấn cần thiết kịp thời về pháp lý. Từ
đó giúp doanh nghiệp nắm rõ hơn về pháp luật, tránh những vấn đề pháp lý không cần
thiết. Các cơ quan Nhà nước cần điều chỉnh cơ chế, chính sách theo hướng tạo mơi
trường kinh doanh bình đẳng, thơng thống và thuận lợi cho doanh nghiệp.

CHƯƠNG VI. ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN VÀ DỰ KIẾN BỘ MÔN
HƯỚNG DẪN
Xuất phát từ thực trạng hoạt động pháp lý của công ty cùng một số vấn đề phát
sinh trong công ty, em xin đưa ra 2 định hướng đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của
mình như sau:
Đề tài 1: Pháp luật về hợp đồng thực tiễn thực hiện tại Tổng Công ty Phát triển
hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam.
Dự kiến bộ mơn hướng dẫn: Luật chuyên ngành

16


Đề tài 2: Pháp luật về lao động thực tiễn thực hiện tại Tổng Công ty Phát triển
hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam.
Dự kiến bộ mơn hướng dẫn: Luật chuyên ngành

KẾT LUẬN
Kết thúc quá trình thực tập tại cơng ty, em đã có những hiểu biết tổng qt nhất
về cơng ty từ q trình thành lập, cơ cấu tổ chức đến quá trình hoạt động cũng như
hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là thực tiễn thực thi pháp luật ở đơn vị. Nhờ đó, em có

cơ hội vận dụng kiến thức được trang bị vào thực tế.
Em nhận thấy giai đoạn thực tập này là khóa học rất bổ ích đối với cá nhân em.
Trong q trình thực tập, do trình độ và thời gian có hạn nên bài báo cáo này khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý thầy(cơ) để
bài báo cáo này được hồn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy(cô)
trong khoa, cũng như Tổng Công ty Phát triển và Đầu tư hạ tầng Việt Nam đã tận tình
hỗ trợ em trong quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!

17



×