Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kết quả điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em bằng xuyên kim Kirschner dưới C-ARM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.14 KB, 4 trang )

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY TRÊN LỒI CẦU XƢƠNG CÁNH TAY Ở
TRẺ EM BẰNG XUYÊN KIM KIRSCHNER DƢỚI C-ARM
Bs. Nguyễn Quốc Thái
TÓM TẮT. Kết quả điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em bằng xuyên kim
Kirschner dưới C-ARM. Gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em là loại gãy thường
gặp nhất ở vùng khủy. Tại bệnh viện Nhật Tân chúng tôi hồi cứu được 16 bệnh nhi gãy
trên lồi cầu xương cánh tay trong 32 tháng, từ 01/01/2015 đến ngày 30/08/2018. Tuổi
trung bình 8,4 ± 3,3, thấp nhất 2 tuổi cao nhất 14 tuổi. Bệnh nhi nam chiếm 62,5%.
Nguyên nhân chủ yếu là do té ngã. Những trường hợp phân loại từ IIB trở lên được điều
trị bằng nắn kín và xuyên 03 kim Kirschner dưới C-arm. Kết quả phẫu thuật tốt chiếm
94% (15/16) với thời gian nằm viện 3 ngày. Kết luận: Điều trị gãy trên lồi cầu xương
cánh tay ở trẻ em bằng nắn kín và xuyên kim dưới C-arm là phương pháp hiệu quả do ít
xâm lấn, ít gây biến chứng, thời gian nằm viện ngắn.
SUMMARY. Outcome of Kirschner's needle-piercing femoral fracture in children
under C-ARM. Supracondylar fractures are the most common fractures in the area of elbow
in children. At Nhat Tan hospital we reviewed 16 infant patients with supracondylar fracture
in 32 month, from 01/01/2015 to 30/08/2018 . The median age of them was 8.4 ± 3.3, the
smallest was age 2, the oldest was 10 years old. Male infant patients occupied 62,5%.
The cause was mainly due to falls. Fracture classe from IIb to IIIb were treated with the
closed reduction and percutaneous pinning with 3 Kirschner wires under the C-arm
fluoroscopic guidance. Good surgical results accounted for 94% (15/16) with 3-day
hospital stay. CONCLUSIONS: The treatment of supracondylar fracture of humerus in
children with the closed reduction and percutaneous pinning with 3 Kirschner wires under the
fluoroscopic guidance was an effective, minimally invasive, time-saving method.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em là một trong những loại gãy xương thường gặp,
chiếm khoảng 65% của gãy xương chi trên ở trẻ em( theo Boyd và Altenberg)
Có nhiều phương pháp điều trị như: Nắn kín, bất động bằng bột, thường không đủ độ
vững để giữ ổ gãy. Phẫu thuật, có nguy cơ nhiễm trùng, cứng khớp, thời gian nằm viện
lâu.Phương pháp cố định ổ gãy bằng xuyên kim Kirschner dưới C-arm được ưa chuộng
hơn do ít xâm lấn, giữ vững ổ gãy, khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên


Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình bệnh viện Nhật Tân đã thực hiện điều trị được 16 trường
hợp gãy kín trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em bằng xuyên kim Kirschner dưới C-arm
với kết quả khả quan
TỔNG QUAN
Gãy trên lồi cầu xương cánh tay đã được mô tả trong các ghi chép của Hippocrates ở thế
kỷ thứ 3 và thứ 4 trước công nguyên. Stimson( 1883) mô tả lần đầu phương pháp nắn
chỉnh bằng kéo liên tục qua da. Muller( 1939) nắn kín qua C-arm, xuyên kim chéo qua ổ
gãy. Swenson (1984) đưa ra các nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật xuyên kim để giữ vững
ổ gãy tốt hơn
Gartland phân loại gẫy trên lồi cầu vào năm 1959, và năm 1984, Wilkins cải tiến phân
loại của Gartland(5).
Loại I. Không hoặc di lệch tối thiểu.
Loại II. Di lệch với vỏ xương sau nguyên vẹn với IIa khơng có di lệch xoay. Loại IIB có
di lệch xoay.
22


Loại III. Di lệch khơng cịn tiếp xúc với vỏ xương. IIIa di lệch sau trong. IIIb di lệch sau
ngoài.
Loại IV. Mất vững đa hướng là loại cuối cùng.
Hình 1. Các kiểu phân loại theo Gartland và Wilkins cải tiến(6).

Phƣơng pháp nắn kín và xuyên kim qua da dƣới C-arm
Bệnh nhân được gây mê
Kéo dọc trục cẳng tay để điều chỉnh di lệch chồng ngắn, loại bỏ các di lệch xoay, nắn
chỉnh các di lệch sang bên và cuối cùng gấp đoạn gãy xa để điều chỉnh gập góc
Một người phụ giữ cố định tư thế sấp cẳng tay, khuỷu gấp tối đa. Phẫu thuật viên sẽ
xuyên 02 kim song song phía lồi cầu ngồi và một kim chéo ở lồi cầu trong. Khi xuyên
kim ở lồi cầu trong phải thực hiện động tác khóa thần kinh trụ, tránh xuyên kim vào thần
kinh

Sau mổ sử dụng giảm đau, chống phù nề, kê cao tay. Kiểm tra thần kinh trụ, nếu có dị
cảm thì rút sớm kim phía trong, chụp Xquang kiểm tra sau mổ, mang nẹp 03 tuần. Sau 03
tuần, chụp kiểm tra lại, nếu vững thì rút đinh, tập Vật lý trị liệu để phục hồi vận động
khớp khuỷu
Hình 2. Cách nắn và hình ảnh xuyên kim K

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu: Tiêu chuẩn chọn lựa: trẻ em, phân loại Gartland- Wilkins từ IIB
đến IV. Tiêu chuẩn loại trừ: gãy có biến chứng mạch máu thần kinh, nắn kín thất bại phải
chuyển qua mổ mở, không đáp ứng yêu cầu về gây mê
Phƣơng pháp nghiên cứu: Hồi cứu phân tích. Thời gian nghiên cứu: 32 tháng
Biện pháp tiến hành: Thăm khám bệnh nhân lâm sàng về toàn thân và tại chỗ. Chụp X
quang khuỷu tay để phân loại tổn thương
23


Phân loại bệnh nhân dựa vào tiêu chuẩn Gartland và wilkins
Bệnh nhân gãy trên hai lồi cầu độ I, II hoặc IIB khơng có điều kiện phẫu thuật, hoặc
khơng đảm bảo cho việc gây mê sẽ được kéo nắn và bó bột
Bệnh nhân từ độ IIB trở lên, khơng có dấu hiệu tổn thương mạch máu, thần kinh sẽ được
nắn kín và xuyên kim dưới Carm, với kỹ thuật xuyên 03 kim gồm 02 kim bên lồi cầu
ngoài và 01 kim chéo bên lồi cầu trong
KẾT QUẢ
Tuổi trung bình 8,4 ± 3,3, thấp nhất 2 tuổi cao nhất 14 tuổi, mode mẫu là 10 tuổi. Nữ có 6
(37,5%), nam 10 (62,5%).
Bảng 1. Bảng kê bệnh nhân
TT Bệnh
nhân

Giới


1

D.S.P

2

Tuổi

Chẩn
đoán

Phân Số ngày Thời gian tái Biến
loại
nằm viện khám,rút đinh chứng

Nam 9

T/ té

IIIA

03 ngày

03 tuần

H.P.N

Nữ


10

T/ té

IIB

03 ngày

03 tuần

3

V.A.K

Nam 11

P/ té

IIIA

03 ngày

03 tuần

4

N.P

Nữ


12

P/ té

IIB

03 ngày

03 tuần

5

T.T.K.T

Nữ

7

P/ té

IIB

03 ngày

03 tuần

6

P.T.K.B


Nữ

2

T/ té

IIB

03 ngày

03 tuần

7

V.L.H

Nam 14

P/ té

IIIB

03 ngày

03 tháng

8

O.B.R


Nam 11

P/ té

IIIB

03 ngày

03 tuần

9

T.H.Q

Nam 4

P/ té

IIB

03 ngày

03 tuần

10

P.P

Nam 10


P/ té

IIIB

03 ngày

03 tuần

11

N.T.D

Nam 7

T/ té

IIIA

03 ngày

03 tuần

12

V.T.C

Nam 11

T/ té


IIIB

03 ngày

03 tuần

13

D.M.L

Nam 5

P/ té

IIIA

03 ngày

03 tuần

14

P.T.K.N

Nữ

5

T/ té


IIB

03 ngày

03 tuần

15

N.V.B.N

Nữ

10

P/TNGT IIIA

03 ngày

03 tuần

16

L.D.L

Nam 6

T/ té

03 ngày


03 tuần

IV

Cứng
khuỷu

Nguyên nhân chấn thương chủ yếu do té ngã có 15
trường hợp chiếm 94%, 01 trường hợp do TNGT
chiếm 6%.
Thời gian nằm viện 03 ngày. Thời gian rút đinh: sau
03 tuần có 15 trường hợp chiếm 94%, 1 trường hợp
người nhà để đến 3 tháng mới qua rút đinh chiếm 6%
Kết quả đạt được thẩm mỹ và chức năng tốt. Có 01
trường hợp bị cứng khớp khuỷu chiếm 6% do để lâu
Hình 3. Biểu đồ tỷ lệ giới tính

24


Khơng có trường hợp nào có biến chứng như: tổn thương thần kinh trụ, tổn thương mạch
máu,vẹo khuỷu, viêm xương khớp, không lành xương, nhiễm trùng chân đinh. Tổn
thương theo nhóm tuổi cao nhất là 10-14 tuổi, có 08 trường hợp chiếm 50%
Hình 4. Biểu đồ tỷ lệ theo nhóm tuổi
Vị trí gãy bên P là 09 trường hợp chiếm 56%, cịn lại là bên T
BÀN LUẬN
Tất cả có 16 bệnh nhân. Trong đó, nữ 06 trường hợp chiếm 38%. Nguyên nhân chủ yếu là
do té ngã chiếm 94%. Điều này là phù hợp do trẻ trai hoạt bát hơn và trong độ tuổi này
các trẻ dễ té ngã do chạy nhảy nhiều
Kết quả phẫu thuật trong 16 ca có 15 ca tốt chiếm 94%, kết quả này tương đương với

Flynn là 98% và cao hơn so với Phan Quang Trí 78,4%, Nacht 76%. Như vậy, phương
pháp nắn kín và xuyên kim qua C-arm là hiệu quả cho bệnh nhân
Trong nghiên cứu này độ tuổi mắc cao nhất là 10-14 tuổi, khác hơn so với độ tuổi đỉnh
trước đây là 5-6 tuổi. Có thể ngày nay nhóm trẻ nhỏ được bao bọc kỹ hơn, công nghệ phát
triển làm trẻ tiếp xúc với công nghệ nhiều hơn là vận động
Thời gian nằm viện ngắn khoảng 03 ngày. Khơng có trường hợp nào có biến chứng như:
tổn thương thần kinh trụ, tổn thương mạch máu,vẹo khuỷu, viêm xương khớp, không lành
xương, nhiễm trùng chân đinh.
Thời gian rút đinh phù hợp là 03 tuần vì xương trẻ em mau lành nên rút sớm để tập vận
động khuỷu, tránh cứng khớp. Có một trường hợp chiếm 6% bị cứng khớp khuỷu do
người nhà để lâu đến 03 tháng, sau rút kim phải tập vật lý trị liệu khoảng 01 tháng mới
thực hiện được gấp dỗi khuỷu, sau 06 tháng tầm vận động khớp khuỷu trở lại gần như tay
lành. Điều này có thể khắc phục bằng cách sau khi xuyên kim nên để đầu kim ngồi da,
người nhà sẽ khơng thể qn thời gian để rút ra được
Vị trí gãy bên P, bên T lần lượt là 56% và 44% khơng có sự khác biệt nhiều với các
nghiên cứu khác
KẾT LUẬN
Điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em bằng nắn kín và xuyên kim dưới C-arm
là phương pháp hiệu quả do ít xâm lấn, ít gây biến chứng, thời gian nằm viện ngắn.
THAM KHẢO
1 . Nguyễn Đức Phúc. “Gãy đầu dưới xương cánh tay”, Chấn Thương Chỉnh Hình, Hà Nội. 2013; tr230236
2 . Phan Quang Trí. “Điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em bằng nắn kín và xuyên kim
qua da dưới màn tăng sáng”, Tập 9, phụ bản số 2, Tp.HCM. 2005; tr171-176
3 . Flynn JC, Mathews JG, Penoit RL. “Blind pinning of displaced supracondylar fractures of the
humerus in children. Sixteen years experience with long term follow- up”, J bone joint surg; 56: pp
263-272.
4 . Dabis J, Daly K, Gelfer.Y. Supracondylar Fractures of the Humerus in Children- Review of
Management and Controversies.Orthop Muscular Syst. Orthop Muscular Syst 2016, 5:1. Volume 5 •
Issue 1 • 1000206.
5 . Čekanauskas E, Degliūtė R, Kalesinskas1 RJ. Treatment of supracondylar humerus fractures in

children, according to Gartland classification. MEDICINA (2003) Vol. 39, No.4 379.

25



×