BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
HUỲNH MINH ĐỨC
HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ AN NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chun ngành: Kế tốn
Mã số: 8.34.03.01
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Lệ Hằng
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện, dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Lệ Hằng. Các nội dung nghiên cứu
và kết quả trong luận văn này chưa từng được ai công bố trên bất kỳ phương
tiện truyền thông nào.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm trước Hội đồng.
Bình Định, ngày 25 tháng 02 năm 2020
Tác giả luận văn
Huỳnh Minh Đức
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giảng viên
TS. Nguyễn Thị Lệ Hằng trong suốt quá trình tác giả nghiên cứu và hồn
thành luận văn.
Tác giả bày tỏ lịng cảm ơn đến tồn thể thầy, cơ giáo tham gia giảng
dạy lớp Thạc sĩ Kế tốn K21; các thầy, cơ giáo của Khoa Kinh tế & Kế tốn,
các thầy, cơ ở Phịng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Quy Nhơn đã
quan tâm, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ
viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đã nhiệt
tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập tài liệu.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu viết luận văn, chắc chắn không thể
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự thơng cảm và ý
kiến đóng góp của q Thầy, Cơ giáo.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bình Định, ngày 25 tháng 02 năm 2020
Tác giả
Huỳnh Minh Đức
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................... 1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu .............................. 6
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ................................................................. 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG ĐƠN
VỊ CƠNG ....................................................................................................... 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM SỐT NỘI BỘ ............................................... 7
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm soát nội bộ .............................. 7
1.1.2. Định nghĩa về kiểm sốt nội bộ....................................................... 11
1.1.3. Lợi ích và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ ........................... 12
1.2. KIỂM SỐT NỘI BỘ TRONG KHU VỰC CƠNG .............................. 14
1.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm soát nội bộ trong khu vực công . 14
1.2.2. Các yếu tố cấu thành kiểm sốt nội bộ trong khu vực cơng ............. 15
1.2.3. Tính hữu hiệu của kiểm sốt nội bộ trong khu vực cơng ................. 22
1.3. KIỂM SỐT NỘI BỘ TRONG ĐƠN VỊ BẢO HIỂM XÃ HỘI ........... 23
1.3.1. Đặc điểm hoạt động trong đơn vị Bảo hiểm xã hội ......................... 23
1.3.2. Mục tiêu kiểm soát nội bộ trong đơn vị Bảo hiểm xã hội ................ 25
1.3.3. Các yếu tố cơ bản của hoạt động kiểm soát nội bộ trong đơn vị bảo
hiểm xã hội ............................................................................................... 26
1.3.4. Tính hữu hiệu của kiểm sốt nội bộ trong đơn vị bảo hiểm xã hội: . 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI BẢO
HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ........................... 35
2.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ AN NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH ...................................................................................... 35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn,
tỉnh Bình Định .......................................................................................... 35
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn, tỉnh Bình
Định ......................................................................................................... 36
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn, tỉnh
Bình Định ................................................................................................. 39
2.1.4. Tình hình và kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn
giai đoạn 2016 - 2018 ............................................................................... 40
2.2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI BẢO HIỂM
XÃ HỘI THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ...................................... 42
2.2.1. Thực trạng hoạt động thu, chi tại Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn. 43
2.2.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại Bảo hiểm xã hội
thị xã An Nhơn ......................................................................................... 57
2.3. ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CỦA CƠNG TÁC KIỂM SỐT NỘI
BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH .... 70
2.3.1. Phương pháp đánh giá tính hữu hiệu của cơng tác kiểm soát nội bộ
tại Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn ......................................................... 70
2.3.2. Kết quả đánh giá tính hữu hiệu của cơng tác kiểm sốt nội bộ tại Bảo
hiểm xã hội thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định ............................................ 71
2.4. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CƠNG TÁC KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI BẢO
HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ AN NHƠN ............................................................ 81
2.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................. 81
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ................................... 85
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC
KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ AN NHƠN ....... 91
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN VỀ CƠNG TÁC
KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ AN NHƠN ....... 91
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT
NỘI BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ AN NHƠN ............................. 92
3.2.1. Hồn thiện về mơi trường kiểm sốt ............................................... 92
3.2.2. Hồn thiện về nhận diện và đánh giá rủi ro ..................................... 94
3.2.3. Hồn thiện về hoạt động kiểm sốt ................................................. 95
3.2.4. Hồn thiện về thơng tin và truyền thơng ......................................... 97
3.2.5. Hoàn thiện về giám sát ................................................................. 100
3.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ............................... 100
3.3.1. Về phía cơ quan quản lý nhà nước ................................................ 100
3.3.2. Về phía cơ quan Bảo hiểm xã hội ................................................. 101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................... 104
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................. 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 108
PHỤ LỤC .................................................................................................. 112
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa Tiếng Việt
Nghĩa Tiếng Anh
AAA
Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ
American Accounting Association
AICPA
Hiệp hội Kế tốn viên cơng chứng
American Institute of Certified Public
Hoa Kỳ
Accountants
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
BCTC
Báo cáo tài chính
COBIT
Mục tiêu kiểm sốt thơng tin và
Control Objectives for Information
công nghệ liên quan
and related Technology
Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ
Committee of Sponsoring
COSO
Organizations
ERM
Hệ thống đánh giá rủi ro doanh
Enterprise Risk Management
nghiệp
FEI
Hiệp hội quản trị tài chính
Financial Executives Institute
GAO
Văn phịng kiểm tốn nhà nước
Government Accountability Office
Hoa Kỳ
HĐND
Hội đồng nhân dân
IFAC
Liên đồn Kế tốn Quốc tế
International Federation of Automatic
Control
IIA
Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ
Institute of Internal Auditors
ILO
Tổ chức Lao động quốc tế
International Labour Orgnization
IMA
Hiệp hội kế toán viên quản trị
Institute of Management Accountants
INTOSAI
Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm
The International Organization of
toán tối cao
Supreme Audit Institutions
Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán
Information System Audit and Control
hệ thống thơng tin
Association
ISACA
KSNB
Kiểm sốt nội bộ
UBND
Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp số tiền thu, chi BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn
2016 - 2018 .................................................................................. 42
Bảng 2.2: Tổng hợp số tiền thu BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn
2016 - 2018 .................................................................................. 58
Bảng 2.3: Tổng hợp số tiền chi BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn
2016 - 2018 .................................................................................. 59
Bảng 2.4: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính hữu hiệu của mơi trường
kiểm sốt tại đơn vị ...................................................................... 72
Bảng 2.5: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính hữu hiệu của các hoạt động
đánh giá rủi ro tại đơn vị ............................................................... 73
Bảng 2.6: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính hữu hiệu của các hoạt động
kiểm sốt tại đơn vị ...................................................................... 76
Bảng 2.7: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính hữu hiệu của thơng tin và
truyền thơng tại đơn vị .................................................................. 78
Bảng 2.8: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính hữu hiệu của hoạt động giám
sát tại đơn vị ................................................................................. 80
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Khái qt quy trình đánh giá rủi ro của INTOSAI ........................ 18
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam ........................................... 28
Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại BHXH thị xã An Nhơn ..................... 39
Hình 2.2: Quy trình thu BHXH, BHYT tại BHXH Thị xã An Nhơn............. 46
Hình 2.3: Quy trình thu BHTN tại BHXH Thị xã An Nhơn ......................... 48
Hình 2.4: Quy trình chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng..................... 50
Hình 2.5: Quy trình chi trợ cấp BHXH một lần ............................................ 52
Hình 2.6: Quy trình chi trợ cấp thai sản, ốm đau, nghỉ dưỡng sức ................ 54
Hình 2.7: Quy trình chi thanh toán khám chữa bệnh BHYT trực tiếp ........... 55
Hình 2.8: Quy trình chi thanh tốn khám chữa bệnh BHYT qua Trung
tâm y tế ......................................................................................... 56
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
BHXH là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, là một trong những
chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần đảm bảo bù đắp một phần
thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử
tuất, dựa trên cơ sở có đóng có hưởng.
Ở nước ta, nhờ sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính sách,
pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN từng bước được hoàn thiện phù hợp với
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; số người tham gia BHXH, BHYT,
BHTN tăng qua các năm; thực hiện việc chi trả lương hưu và các chế độ
BHXH, BHTN theo quy định của pháp luật; quyền lợi của người tham gia
BHYT ngày càng được mở rộng. Đó cũng là một thách thức lớn đối với cơ
quan BHXH trong việc đảm bảo thu đúng, thu đủ, tránh tình trạng nợ đóng,
trốn đóng và chi đúng, chi đủ, chi kịp thời các chế độ BHXH, BHYT, BHTN
cho người tham gia, góp phần đảm bảo chính sách an sinh xã hội của Đảng và
Nhà nước được thực thi có hiệu quả và thực sự đi vào đời sống nhân dân.
BHXH thị xã An Nhơn là đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH tỉnh Bình
Định, với nhiệm vụ quản lý và khai thác thu các khoản bảo hiểm tại các đơn
vị trên địa bàn thị xã. Qua q trình cơng tác và khảo sát thực tế cho thấy
công tác quản lý thu, chi các khoản bảo hiểm tại BHXH thị xã An Nhơn vẫn
còn tồn tại nhiều hạn chế, đó là: tình trạng nợ của các đơn vị sử dụng lao động
trên địa bàn còn kéo dài, đóng khơng đủ số lao động làm việc tại đơn vị, tham
gia không đúng mức lương thực tế trả cho người lao động; công tác kiểm tra
chi trả các chế độ BHXH qua hệ thống Bưu điện còn hạn chế, chưa giám sát
chặt chẽ, việc thông tin các chính sách bảo hiểm chưa kịp thời,…
2
Xuất phát từ thực tế nói trên, tơi đã chọn đề tài: “Hồn thiện kiểm sốt
nội bộ tại Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định” làm đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sĩ với mục đích nhằm nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp góp phần ngăn ngừa các rủi ro, hạn chế xảy ra các sai phạm, góp phần
nâng cao hiệu quả kiểm sốt trong công tác quản lý thu, chi các khoản bảo
hiểm tại đơn vị.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đề cập đến các nghiên cứu về công tác KSNB tại các đơn vị BHXH
cho thấy đây là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong nước quan tâm
nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Qua q trình tổng quan nghiên
cứu cho thấy đã có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến cơng tác
KSNB tại các cơ quan BHXH, điển hình như các nghiên cứu sau:
Nghiên cứu của Trần Ngọc Tuấn (2013) [22] về “Hồn thiện cơng tác
quản lý thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai” cũng đã
phân tích q trình tổ chức thực hiện thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên
địa bàn tỉnh Gia Lai để qua đó đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả thu
BHXH tại BHXH tỉnh Gia Lai. Từ đó cho thấy các nghiên cứu này chỉ chú
trọng đến công tác quản lý thu, chi và tổ chức hoạt động thu, chi chế độ
BHXH chứ chưa chú trọng đến công tác KSNB tại cơ quan BHXH.
Nghiên cứu sâu hơn về KSNB tại các đơn vị BHXH trên phạm vi cả
nước cho thấy cũng có một số nghiên cứu như: Huỳnh Thị Bích Ngọc (2013)
về “Hệ thống KSNB tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Thực
trạng và giải pháp” cũng đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống KSNB
theo Báo cáo COSO 1992 và hướng dẫn của INTOSAI 1992 và bản cập nhật
năm 2001, tác giả đã thực hiện việc khảo sát thực tế công tác quản lý thu, chi
chế độ BHXH tại BHXH thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB cho BHXH thành phố Hồ Chí Minh [14].
3
Cùng với hướng nghiên cứu này có nghiên cứu của Mai Thị Kiều Oanh
(2014) về “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại cơ quan BHXH thành phố Biên
Hòa” [15]; đề tài cũng đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về KSNB, từ đó
rút ra những yêu cầu của hệ thống KSNB đối với hoạt động BHXH, tiếp đến
tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế, đánh giá hệ thống KSNB tại BHXH
thành phố Biên Hòa và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB đối
với hoạt động BHXH tại BHXH thành phố Biên Hòa. Điểm chung của các
nghiên cứu này là hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về KSNB, tiếp đến đánh
giá hệ thống KSNB và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại các
đơn vị BHXH. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của địa bàn hoạt động và cơ
chế quản lý của các đơn vị BHXH tại các tỉnh khác nhau nên việc áp dụng các
giải pháp của đơn vị BHXH này vào các đơn vị BHXH khác là khó khả thi,
đó cũng chính là điểm hạn chế của các nghiên cứu này.
Đối với đơn vị BHXH tỉnh Bình Định và các đơn vị trực thuộc cũng đã
có một số nghiên cứu về kiểm soát và KSNB. Tuy nhiên, trên mỗi khía cạnh
khác nhau, các nghiên cứu đã đề cập đến các nội dung khác nhau, điển hình
như:
Võ Năm (2012) với đề tài “Hồn thiện cơng tác kiểm sốt thu tại Bảo
hiểm xã hội tỉnh Bình Định” đã tập trung đi sâu vào đánh giá thực trạng công
tác kiểm sốt thu BHXH, BHYT, BHTN tại BHXH tỉnh Bình Định giai đoạn
từ năm 2008 đến năm 2011; qua đó tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp phù hợp
nhằm hoàn thiện cơng tác kiểm sốt thu BHXH, BHYT, BHTN tại BHXH
tỉnh Bình Định [12].
Huỳnh Thị Ly Ly (2015) [11]với đề tài “Hồn thiện kiểm sốt chi BHXH
tại BHXH tỉnh Bình Định”. Luận văn dựa trên lý thuyết INTOSAI 1992 để
đánh giá thực trạng công tác chi BHXH tại BHXH tỉnh Bình Định. Tác giả
của luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện kiểm sốt chi BHXH tại
4
BHXH tỉnh Bình Định.
Võ Thị Thanh Nhàn (2017) [13] với đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB
đối với hoạt động thu - chi BHXH tại Bảo hiểm xã hội thành phố Quy Nhơn”.
Luận văn đi sâu vào việc nghiên cứu lĩnh vực KSNB đối với hoạt động thu –
chi BHXH tại BHXH thành phố Quy Nhơn; phân tích, đánh giá thực trạng hệ
thống KSNB tại BHXH thành phố Quy Nhơn. Tác giả của luận văn đã đưa ra
nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB đối với hoạt động thu - chi
BHXH tại BHXH thành phố Quy Nhơn.
Hồ Thị Minh Tân (2018) [20] với đề tài“Hoàn thiện KSNB tại BHXH
tỉnh Bình Định”. Luận văn đi sâu nghiên cứu quy trình kiểm tra, kiểm sốt
thu và chi phát sinh tại BHXH tỉnh Bình Định trong giai đoạn từ năm 2014
đến năm 2016. Tác giả của luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện KSNB tại BHXH tỉnh Bình Định.
Như vậy, nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung
nghiên cứu kiểm soát hoạt động thu, hoạt động chi hoặc KSNB gắn với đơn vị
BHXH cấp tỉnh và thành phố tại Bình Định.
Tuy nhiên, với tính chất đặc thù của BHXH thị xã An Nhơn là quản lý
thu, chi các đơn vị vừa và nhỏ, ngành nghề hoạt động đa dạng, địa bàn không
ngừng mở rộng nên việc áp dụng các giải pháp từ các đề tài trên vào BHXH
thị xã An Nhơn là chưa thật sự phù hợp. Đây cũng chính là khoảng trống để
thực hiện nghiên cứu của tác giả.
Do đó, nghiên cứu về “Hồn thiện kiểm sốt nội bộ tại Bảo hiểm xã hội
thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định” của tác giả là rất cần thiết và có ý nghĩa.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá thực trạng công tác KSNB tại
BHXH thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác KSNB tại BHXH thị xã An Nhơn, tỉnh
5
Bình Định.
Trên cơ sở đó, tác giả xác định mục tiêu cụ thể của đề tài là:
- Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về KSNB trong đơn vị cơng nói
chung và KSNB trong đơn vị BHXH nói riêng.
- Thứ hai, khảo sát và đánh giá thực trạng cơng tác KSNB tại BHXH thị
xã An Nhơn, tỉnh Bình Định; đặc biệt là đối với các hoạt động thu và chi tại
cơ quan BHXH thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Thứ ba, đề xuất các giải pháp phù hợp để hồn thiện cơng tác KSNB tại
BHXH thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nhiệm vụ chính của BHXH thị xã An Nhơn là
quản lý các hoạt động thu, chi các chính sách bảo hiểm trên địa bàn thị xã An
Nhơn. Vì vậy, luận văn tập trung nghiên cứu về công tác KSNB đối với hoạt
động thu, chi tại cơ quan BHXH thị xã An Nhơn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn.
+ Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu của đề tài, tác giả tiến hành sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp tài liệu: dựa vào kiến thức thực tế
cùng với tham khảo các tài liệu trong nước về KSNB, nghiên cứu các cơng
trình đã cơng bố trong nước về KSNB trong đơn vị công, và KSNB trong đơn
vị BHXH, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa
các nội dung về cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác KSNB hoạt động thu,
chi tại đơn vị cơ quan BHXH.
- Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu, thông tin: tác giả tiến
hành thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp từ báo cáo thống kê của BHXH thị xã
An Nhơn, tỉnh Bình Định; đồng thời, tác giả thực hiện khảo sát, phỏng vấn
6
ban lãnh đạo và các cán bộ làm nhiệm vụ chun mơn tại BHXH thị xã An
Nhơn, tỉnh Bình Định. Các thông tin, số liệu thu thập được tác giả xử lý bằng
phần mềm Excel để tính tốn, thống kê, tổng hợp, xử lý thành các chỉ tiêu để
phân tích, so sánh nhằm làm rõ thực trạng công tác KSNB tại BHXH thị xã
An Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng để đối chiếu công tác KSNB hoạt
động thu, chi tại BHXH thị xã An Nhơn với quy trình kiểm sốt thu, chi theo
quy định của BHXH Việt Nam. Qua đó, tác giả đưa ra các nhận định về sự
khác nhau trong công tác KSNB hoạt động thu, chi để đánh giá thực trạng và
đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn công tác KSNB hoạt động thu, chi
tại BHXH thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Về mặt lý luận: đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về KSNB
trong đơn vị cơng nói chung và trong đơn vị BHXH nói riêng.
- Về mặt thực tiễn: đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác
KSNB tại BHXH thị xã An Nhơn; từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần
hồn thiện cơng tác KSNB tại BHXH thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục về chữ viết tắt, sơ đồ, bảng
biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn được kết cấu thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm sốt nội bộ trong đơn vị cơng.
Chương 2: Thực trạng cơng tác kiểm sốt nội bộ tại Bảo hiểm xã hội thị
xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt nội bộ
tại Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
7
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG
ĐƠN VỊ CƠNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM SỐT NỘI BỘ
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm soát nội bộ
Hoạt động trong mỗi đơn vị là một chuỗi các quy trình nghiệp vụ đan
xen nhau một cách có hệ thống và ở bất kỳ khâu nào của các quy trình nghiệp
vụ cũng cần có chức năng kiểm sốt. Hoạt động kiểm sốt ln giữ vai trị
quan trọng trong quá trình quản lý và điều hành của nhà quản trị. Thơng qua
việc kiểm sốt hữu hiệu, nhà quản lý có thể đánh giá và điều chỉnh việc thực
hiện các mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất. Cơng cụ chủ yếu để thực
hiện chức năng kiểm sốt của các nhà quản lý là KSNB. Lịch sử phát triển
KSNB có thể khái quát qua 4 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn sơ khai, giai đoạn
hình thành, giai đoạn phát triển và giai đoạn hiện đại.
1.1.1.1. Giai đoạn sơ khai
Năm 1929, Công bố của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ lần đầu đưa ra
khái niệm về KSNB và chính thức cơng nhận vai trị của KSNB trong doanh
nghiệp. Khái niệm KSNB lúc này được sử dụng trong các tài liệu kiểm toán
và được hiểu đơn giản như là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác,
ghi chép kế tốn chính xác, tn thủ chính sách của nhà quản lý, đồng thời
thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.1.2. Giai đoạn hình thành
Năm 1949, một báo cáo đặc biệt của AICPA, định nghĩa KSNB là:
“...cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách thức liên quan được chấp nhận và
thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính xác và đáng
tin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự
8
tn thủ các chính sách của người quản lý”.
Sau đó, AICPA đã soạn thảo và ban hành nhiều chuẩn mực kiểm tốn
đề cập đến những khái niệm và khía cạnh khác nhau của KSNB như:
- Năm 1958, Ủy ban thủ tục kiểm toán (CAP - Committee on Auditing
Procedure) trực thuộc AICPA ban hành báo cáo về thủ tục kiểm toán 29 (SAP
- Statement on Auditing Procedure) về: “Phạm vi xem xét KSNB của kiểm
toán viên độc lập”
- Năm 1962, CAP tiếp tục ban hành SAP 33 làm rõ hơn về KSNB
- Năm 1972, CAP tiếp tục ban hành SAP 54 “Tìm hiểu và đánh giá
KSNB”
Như vậy, trong suốt thời kỳ trên, khái niệm KSNB đã không ngừng mở
rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Tuy
nhiên, trước khi báo cáo COSO (Committee of Sponsoring Organizations)
1992 ra đời, KSNB vẫn mới dừng lại như là một phương tiện phục vụ cho
kiểm toán viên trong kiểm tốn báo cáo tài chính [6], [9].
1.1.1.3. Giai đoạn phát triển
AICPA đã soạn thảo và ban hành nhiều chuẩn mực đề cập đến những
khái niệm và khía cạnh khác nhau của KSNB trong hơn 40 năm sau đó như:
- SAP 29 (1958) “Phạm vi kiểm tốn viên độc lập xem xét KSNB”,
trong đó lần đầu tiên đề cập phân biệt KSNB về quản lý và KSNB về kế tốn.
- SAP 54 (1972) “Tìm hiểu về đánh giá KSNB”, đã đưa ra 4 mục tiêu
của kiểm soát kế toán.
- SAS 55 (1988) “Xem xét KSNB trong kiểm toán báo cáo tài chính”,
đã đưa ba yếu tố của KSNB là mơi trường kiểm sốt, hệ thống kế tốn và các
thủ tục kiểm toán.
Vào thập niên 1970 - 1980, nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ kéo
theo các vụ gian lận ngày càng tăng về số lượng lẫn quy mô, gây ra những tổn
9
thất đáng kể cho nền kinh tế. Năm 1977, sau vụ bê bối Watergate, Quốc hội
Hoa Kỳ đã ban hành Luật chống hối lộ ở nước ngoài. Điều luật này nhằm
nhấn mạnh đến vai trò của KSNB trong việc ngăn ngừa những khoản thanh
toán bất hợp pháp và dẫn đến nhu cầu ghi chép đầy đủ trong mọi hoạt động
của đơn vị kế toán.
Năm 1985, với sự sụp đổ của các cơng ty cổ phần có niêm yết làm cho
các nhà ban hành luật càng quan tâm đến hoạt động KSNB của cơng ty.
Trước tình hình này, năm 1985, Ủy Ban COSO đã được thành lập. Đây
là một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo
cáo tài chính (thường gọi tắt là Ủy ban Treedway).
Trước tiên, COSO đã sử dụng chính thức từ KSNB thay vì từ KSNB về
kế tốn. Đến năm 1992, Ủy ban COSO đã chính thức ban hành Báo cáo 1992.
Có thể nói, Báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên
cứu về KSNB đầy đủ và có hệ thống, tạo nền tảng lý thuyết cơ bản về KSNB.
Báo cáo này có tầm nhìn rộng, mang tính quản trị, đề cập đến các vấn đề liên
quan BCTC, lĩnh vực hoạt động và tính tuân thủ. Theo COSO, “KSNB là một
quá trình, chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, người quản lý và các nhân
viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt
được các mục đích về hoạt động, báo cáo tài chính và tuân thủ.” [6], [9].
1.1.1.4. Giai đoạn hiện đại
Mặt dù báo cáo COSO 1992 chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng đã tạo lập
được nền tảng lý thuyết cơ bản về KSNB. Sau này, dựa trên nền tảng lý luận
chuẩn cơ bản về kiểm sốt nội bộ mà Báo cáo COSO 1992 đã hồn thiện,
hàng loạt các nghiên cứu phát triển về kiểm soát nội bộ trên nhiều lĩnh vực
được ban hành như [6], [9], [8]:
+ Năm 1996 Viện quản lý công nghệ thông tin (IT governance Institute
-ITGI) thuộc Hiệp hội về kiểm soát và kiểm tốn hệ thống thơng tin (ISACA -
10
Information System Audit and Control Association) đã ban hành khuôn
mẫu COBIT
(Control
Objectives
for
Information
and
related
Technology) nhằm xác định các kiểm sốt cơng nghệ thơng tin liên quan hoạt
động quản lý điều hành, xử lý hoạt động kinh doanh và dịch vụ công nghệ
thông tin giúp đạt mục tiêu kiểm sốt cơng nghệ thơng tin.
+ Các chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ cũng chuyển sang sử dụng báo cáo
COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán độc lập về kiểm
toán báo cáo tài chính (SAS 78 - 1995) và ảnh hưởng của công nghệ thông tin
đến việc xem xét KSNB trong báo cáo tài chính (SAS 94 - 2001).
+ Báo cáo Basel (1998) của Ủy ban Basel về vận dụng KSNB của
COSO vào hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Báo cáo này chỉ đi
sâu vào ngành ngân hàng chứ không rộng phạm vi ra các ngành khác.
+ Dựa trên cơ sở của Báo cáo COSO 1992, Ủy ban COSO tiếp tục triển
khai nghiên cứu và ban hành hệ thống đánh giá rủi ro doanh nghiệp (ERM,
2001 - 2004). ERM được định nghĩa gồm 8 nhân tố cấu thành: Môi trường
nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro,
các hoạt động kiểm sốt, thơng tin truyền thơng và giám sát.
+ Sau 21 năm kể từ khi Ủy ban COSO ban hành báo cáo COSO lần đầu
tiên (1992), môi trường kinh doanh đã có những thay đổi lớn như: Quá trình
tồn cầu hóa diễn ra trên diện rộng khiến các mơ hình kinh doanh thay đổi
đáng kể, sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin. Điều này ảnh
hưởng đáng kể tới cách thức tổ chức kinh doanh, nhận diện, đánh giá và đối
phó với rủi ro của doanh nghiệp. Trước những thay đổi lớn từ môi trường đã
nêu trên, đặt ra yêu cầu phải thay đổi báo cáo COSO cho phù hợp với tình
hình mới. Tháng 5/2013, ủy ban COSO đã chính thức ban hành bản cập nhật
Báo cáo COSO 1992 (gọi tắt là Báo cáo COSO 2013).
Báo cáo COSO 2013 bao gồm 4 phần: (1) Tóm tắt cho nhà điều hành;
11
(2) Khuôn mẫu KSNB và phụ lục; (3) Công cụ đánh giá sự hữu hiệu của
KSNB; và (4) KSNB cho việc lập Báo cáo tài chính cho bên ngồi.
Có thể nói, nội dung báo cáo COSO 2013 là sự kế thừa hệ thống COSO
1992 để mở rộng và cho ra đời 17 nguyên tắc diễn giải cho những khái niệm
cơ bản liên quan đến mỗi yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB.
1.1.2. Định nghĩa về kiểm soát nội bộ
Theo Báo cáo của COSO 1992 đã định nghĩa về kiểm soát nội bộ như
sau: Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý, hội đồng
quản trị và các nhân viên trong đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự
đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: sự hữu hiệu và hiệu quả
của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật và các
quy định.
Tại Việt Nam, định nghĩa về KSNB đã được luật hóa và ban hành trong
Chuẩn mực kiểm toán và Luật kế toán. Cụ thể:
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Chuẩn mực kiểm toán số 400):
Hệ thống KSNB là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị kiểm toán
xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy
định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập
báo cáo tài chính trung thực và hợp lý nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có
hiệu quả tài sản của đơn vị [7].
Theo Luật kế toán Việt Nam năm 2015 (Điều 39): KSNB là việc thiết
lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách,
quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm
phòng ngừa, phát hiện, xử lý rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Đơn vị kế toán
phải thiết lập hệ thống KSNB trong đơn vị để bảo đảm các yêu cầu: tài sản
của đơn vị được bảo đảm an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, khơng hiệu
quả; các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ
12
làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý [15].
1.1.3. Lợi ích và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo Liên đồn Kế tốn Quốc tế (IFAC) hệ thống kiểm sốt nội bộ là
một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được 4 mục tiêu
sau: bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm
việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động. Cụ thể:
Thứ nhất, bảo vệ tài sản của đơn vị: hệ thống KSNB sẽ bảo vệ các tài
sản của đơn vị (bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vơ hình)
và cả các tài sản phi vật chất như sổ sách kế toán, các tài liệu quan trọng...
khỏi bị đánh cắp, hư hại hoặc bị lạm dụng vào những mục đích khác nhau.
Thứ hai, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin: thơng tin kinh tế tài chính
do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành
các quyết định của nhà quản lý. Vì vậy, các thơng tin cung cấp phải đảm bảo
tính kịp thời về thời gian, tính chính xác và độ tin cậy về thực trạng hoạt động
và phản ánh đầy đủ khách quan các nội dung kinh tế chủ yếu của mọi hoạt
động.
Thứ ba, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý: hệ thống KSNB
được thiết kế trong đơn vị phải đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phải được tuân thủ đúng
mức. Cụ thể, hệ thống KSNB cần:
- Duy trì kiểm tra việc tn thủ chính sách có liên quan tới các hoạt động
của đơn vị.
- Ngăn chặn, phát hiện kịp thời, xử lý các sai phạm và gian lận.
- Ghi chép kế tốn đầy đủ chính xác, lập Báo cáo tài chính trung thực
khách quan.
Thứ tư, bảo đảm hiệu quả của hoạt động: các q trình kiểm sốt trong
một đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết trong các
13
hoạt động, gây ra sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả các
nguồn lực.
Bốn mục tiêu nói trên của hệ thống KSNB đều nằm trong một thể
thống nhất; tuy nhiên, đơi khi cũng có mâu thuẫn với nhau như giữa tính hiệu
quả của hoạt động với mục đích bảo vệ tài sản, sổ sách hoặc cung cấp thông
tin đầy đủ và tin cậy. Cụ thể, nếu chúng ta muốn tăng cường việc bảo vệ tài
sản thì sẽ làm tăng thêm chi phí, như vậy sẽ khơng đảm bảo được mục tiêu
nâng cao tính hiệu quả của hoạt động. Vì vậy, nhiệm vụ của các nhà quản lý
là xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu và kết hợp hài hịa bốn mục tiêu
nói trên.
Tuy nhiên, một hệ thống KSNB dù có hồn hảo tới đâu cũng tồn tại
những hạn chế tiềm tàng nhất định, xuất phát từ các nguyên nhân như:
- Một là, có thể để giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
tài chính nên đơi khi một số thủ tục KSNB đã khơng được thiết lập làm cho
việc kiểm sốt các hoạt động bị yếu, bị thiếu dẫn đến làm giảm tính hiệu lực
của hệ thống KSNB.
- Hai là, có thể hệ thống KSNB chủ yếu được thiết kế để nhằm kiểm
soát các sai phạm dự kiến nên hệ thống KSNB có thể sẽ vơ hiệu với các sai
phạm bất thường chưa tiên liệu trước xảy ra.
- Ba là, để một hệ thống KSNB vận hành tốt cần có một đội ngũ nhân
viên có trình độ và nhận thức cao và đồng đều. Vì vậy, đơi khi do một đơn vị
có đội ngũ nhân sự không đồng nhất về nhận thức, hiểu biết, tính kỷ luật,... sẽ
khó có thể vận hành tốt hệ thống KSNB cho dù hệ thống KSNB đã được thiết
lập đầy đủ.
- Bốn là, có thể hệ thống KSNB sẽ bị vơ dụng khi có sự thơng đồng
giữa người quản lý với người thừa hành hoặc giữa các cấp quản lý với nhau.
- Năm là, một hệ thống KSNB có thể rất tốt nhưng tính hữu hiệu của hệ
14
thống KSNB sẽ bị đe dọa khi người quản lý lạm quyền hoặc coi trọng hình
thức.
- Sáu là, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB sẽ bị đe dọa khi có sự mâu
thuẫn quyền lợi giữa các cấp quản lý hoặc người thừa hành.
- Bảy là, có thể thủ tục kiểm soát bị bất cập khi điều kiện thực tế thay
đổi dẫn đến khơng kiểm sốt được các sai phạm phát sinh trong thực tế.
- Tám là, hệ thống KSNB được thiết lập bỡi con người và vận hành bỡi
con người nên đôi khi bị mất hiệu lực bỡi vấn đề con người.
- Chín là, các yếu tố thuộc về bên ngồi của hệ thống KSNB như mơi
trường kinh doanh, áp lực cạnh tranh, định chế xã hội,…
1.2. KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KHU VỰC CÔNG
1.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm soát nội bộ trong khu vực công
Trong khu vực công, KSNB rất được xem trọng, là đối tượng được
kiểm toán viên nhà nước đặc biệt quan tâm.
Một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có những cơng bố chính thức về
KSNB áp dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp. Năm 1999, chuẩn mực
kiểm tốn của Văn phịng kiểm tốn nhà nước Hoa Kỳ (GAO) có đề cập đến vấn
đề KSNB đặc thù trong tổ chức hành chính sự nghiệp và cũng đưa ra 5 bộ phận
của hệ thống KSNB bao gồm các quy định về mơi trường kiểm sốt, đánh giá
rủi ro, các hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, giám sát [6].
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước do Tổ chức quốc tế các cơ
quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ban hành, bao gồm quy tắc đạo đức nghề
nghiệp và chuẩn mực kiểm toán.
Năm 1992, bản hướng dẫn về chuẩn mực KSNB của INTOSAI đã hình
thành một tài liệu đề cập đến việc nâng cấp các chuẩn mực KSNB, hỗ trợ cho
việc thực hiện và đánh giá kiểm soát nội bộ.
Năm 2001, bản hướng dẫn của INTOSAI 1992 đã cập nhật thêm về các
15
chuẩn mực KSNB để phù hợp với tất cả các đối tượng và phù hợp với sự phát
triển gần đây trong KSNB và nhất là tài liệu này đã trình bày những vấn đề
đặc thù về khu vực công. Điều lưu ý là tài liệu này đã tích hợp các lý luận
chung về KSNB của Báo cáo COSO 1992. Bên cạnh việc hoàn thiện định
nghĩa về KSNB và xây dựng sự hiểu biết về KSNB, tài liệu của INTOSAI
cịn trình bày những vấn đề đặc thù về khu vực công.
Năm 2004, tổ chức INTOSAI đã tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện tài liệu
KSNB hướng đến “chú trọng các dịch vụ cơng cộng và lợi ích cộng đồng, nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lý nguồn ngân sách, tránh lạm
dụng và lãng phí nguồn lực quốc gia trong q trình quản lý và điều hành của
Chính phủ”. [8], [9].
Năm 2013, INTOSAI cập nhật tài liệu hướng dẫn KSNB cho khu vực
công dựa trên nền tảng của INTOSAI 1992, 2004 và vận dụng 17 nguyên tắc
mở rộng theo mơ hình kết cấu 5 thành phần cấu thành một hệ thống KSNB
được công bố trong COSO 2013.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ trong khu vực công
Theo INTOSAI 1992 và các bản cập nhật của INTOSAI 2001, 2004,
2013 đã đưa ra năm bộ phận cấu thành của KSNB gồm: Mơi trường kiểm
sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, giám sát.
1.2.2.1. Mơi trường kiểm sốt
Mơi trường kiểm sốt tạo nên sắc thái chung cho một tổ chức, ảnh
hưởng đến ý thức kiểm sốt của các nhân viên. Mơi trường kiểm soát là nền
tảng cho tất cả các yếu tố khác trong KSNB, tạo lập một nếp kỷ cương, đạo
đức và cơ cấu tổ chức. Các nhân tố trong môi trường kiểm sốt gồm:
Thứ nhất, sự liêm chính và tơn trọng giá trị đạo đức của nhà lãnh
đạo và đội ngũ nhân viên xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công
việc của họ, thể hiện qua sự tuân thủ các điều lệ, quy định và đạo đức về
16
cách thức ứng xử của cán bộ công chức nhà nước. Chẳng hạn như: cơng
khai tài sản, các vị trí kiêm nhiệm cơng việc bên ngồi, q tặng và báo cáo
các mâu thuẫn về lợi ích.
Thứ hai, năng lực nhân viên: năng lực nhân viên bao gồm trình độ hiểu
biết và kỹ năng làm việc cần thiết để đảm bảo việc thực hiện có kỷ cương,
trung thực, tiết kiệm, hiệu quả và hữu hiệu, cũng như có sự am hiểu đúng đắn
về trách nhiệm của bản thân trong việc thiết lập hệ thống KSNB. Lãnh đạo và
nhân viên phải duy trì trình độ đủ để hiểu được hệ thống KSNB, duy trì
KSNB, vai trị của KSNB và trách nhiệm của họ trong việc thực hiện sứ mạng
chung của tổ chức. Mỗi cá nhân trong một tổ chức đều giữ một vai trò trong
hệ thống KSNB bởi trách nhiệm của họ. Lãnh đạo và nhân viên cũng cần có
kỹ năng cần thiết để đánh giá rủi ro. Việc đánh giá rủi ro đảm bảo hoàn thành
trách nhiệm của họ trong tổ chức. Đào tạo là một phương thức hữu hiệu để
nâng cao trình độ cho các thành viên trong tổ chức. Một trong những nội dung
đào tạo là hướng dẫn về mục tiêu KSNB, phương pháp giải quyết các tình
huống khó xử trong công việc.
Thứ ba, triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo: triết lý quản lý và
phong cách lãnh đạo thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của nhà lãnh đạo
khi điều hành. Nếu nhà lãnh đạo cấp cao cho rằng KSNB là quan trọng thì
những thành viên khác trong tổ chức sẽ cảm nhận được điều đó và sẽ theo đó
mà tận tâm xây dựng hệ thống KSNB. Tinh thần này thể hiện thành những
quy định đạo đức ứng xử trong cơ quan. Ví dụ như việc xây dựng kiểm toán
nội bộ trong KSNB thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đến KSNB. Ngược lại,
nếu các thành viên trong tổ chức cho rằng KSNB khơng quan trọng có nghĩa
là lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức đến KSNB. Kết quả là KSNB chỉ là hình
thức chứ khơng có ý nghĩa thật sự, dẫn đến mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị
khơng cịn đạt được như mong muốn.