Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phân tích các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật. Ý nghĩa thực tiễn của mỗi cơ chế đó đối với hoạt động thực hiện pháp luật.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.1 KB, 18 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
ooo000ooo

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC KỲ
MÔN: XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

Đề 8: Phân tích các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật. Ý
nghĩa thực tiễn của mỗi cơ chế đó đối với hoạt động thực hiện pháp luật.

Họ và tên: Trần Văn Song
Lớp: K8G
MSSV: 203801010127
SBD: TKS000235

Hà Nội - Tháng 7, năm 2021


MỤC LỤC
A.

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1

B.

NỘI DUNG................................................................................................... 2
I. Khái quát chung hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.......................... 2
1. Khái niệm chuẩn mực pháp luật ........................................................... 2
2. Khái niệm sai lệch chuẩn mực pháp luật .............................................. 2
3. Phân loại sai lệch chuẩn mực pháp luật ................................................ 2
4. Hậu quả của sai lệch chuẩn mực pháp luật .......................................... 3


II. Các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật ........................... 4
1. Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, khơng chính xác các quy
tắc, u cầu của chuẩn mực pháp luật ...................................................... 4
2. Tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn các chuẩn mực pháp luật
thiếu căn cứ logic và sử dụng các phán đoán phi logic ............................ 4
3. Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của những chuẩn mực pháp
luật đã lạc hậu, lỗi thời, khơng cịn phù hợp với pháp luật hiện hành ..... 5
4. Cơ chế đi từ quan điểm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật ................................................................................... 6
5. Các khuyết tật về tâm – sinh lý dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực
pháp luật....................................................................................................... 7
6. Mối quan hệ nhân – quả giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp
luật ................................................................................................................ 7

III. Ý nghĩa của các cơ chế đối với hoạt động thực hiện pháp luật ................ 8
C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 15
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. MỞ ĐẦU
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do
Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với
lợi ích của giai cấp mình.
Trong cuộc sống ngày nay tồn tại nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau. Và
có rất nhiều chuẩn mực ra đời để điều chỉnh những quan hệ đó bao gồm: Chuẩn
mực đạo đức, chuẩn mực chính trị, chuẩn mực pháp luật.
Nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng, với việc đi theo nền kinh tế thị
trường định hướng Xã hội chủ nghĩa bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thì
đã xuất hiện những bất cập như đạo đức con người đi xuống, tinh hình tội phạm

tăng nhanh, vi phạm pháp luật ngày càng nghiêm trọng. Để giảm đi những tác
động đó thì chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật sẽ góp phần xây dựng một
xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn một số bộ
phận cá nhân đã có nhiều hành sai lệch chuẩn mực pháp luật gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng.
Trước những lí do trên việc nghiên cứu các cơ chế hành vi sai lệch chuẩn
mực pháp luật sẽ cung cấp kiến thức, đóng góp cũng cố vai trị hiệu lực chuẩn
mực pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chính vì những lý do trên, em quyết
định chọn đề tài số 8 “Phân tích các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực
pháp luật. Ý nghĩa thực tiễn của mỗi cơ chế đó đối với hoạt động thực hiện
pháp luật” để tìm hiểu, nghiên cứu. Do tài liệu tham khảo cịn hạn chế, bài làm
cịn mang tính chủ quan nên khơng tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp từ phía thầy cơ để bài làm của em được hoàn thiện hơn.

1


B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
1. Khái niệm chuẩn mực pháp luật
Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành
và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hành
vi ứng xử của các cá nhân và các nhóm xã hội.
2. Khái niệm sai lệch chuẩn mực pháp luật
Trong đời sống xã hội, do nhu cầu điều chỉnh các loại quan hệ xã hội khác
nhau nên đã xuất hiện và tồn tại nhiều loại chuẩn mực xã hôi khác nhau (chuẩn
mực pháp luật, chuẩn mực chính trị, chuẩn mực đạo đức…). Tuy nhiên, trong thực
tế xã hội, không phải các chuẩn mực xã luôn luôn được tôn trọng, tuân thủ ở mọi
lúc, mọi nơi; mà thường xuyên xảy ra các hành vi của cá nhân, nhóm xã hội vi
phạm, phá vỡ hiệu lực, tính ổn định sự tác động của các loại chuẩn mực xã hội.

“Sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của một cá nhân hay một nhóm
xã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật (hành vi sai
lệch chuẩn mực pháp luật)”.
3. Phân loại sai lệch chuẩn mực pháp luật
Thứ nhất, căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâm
hại, hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật được chia thành hành vi sai lệch tích
cực và hành vi sai lệch tiêu cực.
- Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật tích cực là những hành vi cố ý hoặc
vô ý vi phạm.
- Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật tiêu cực là những hành vi cố ý hoặc
vô ý vi phạm.
Thứ hai, căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan (lỗi) của người thực hiện hành vi sai
lệch chuẩn mực pháp luật, gồm có hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật chủ động
và hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật thụ động.
2


- Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật chủ động.
- Hành vi sai lệch thụ động là hành vi vô ý.
Thứ ba, nếu căn cứ và xem đồng thời cả hai tiêu chí phân loại nêu trên trong một
hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật thì chung ta sẽ có thêm bốn loại hành vi sau
đây:
- Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật chủ động – tích cực.
- Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật chủ động – tiêu cực.
- Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật thụ động – tích cực.
- Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật thụ động – tiêu cực.
4. Hậu quả của sai lệch chuẩn mực pháp luật
Khi xem xét hậu quả của một hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật nào đó,
chúng ta cần căn cứ các yếu tố sau:
- Căn cứ vào các điều kiện lịch sử - địa lý, hoàn cảnh xã hội cụ thể.

- Căn cứ vào tính chất, khuynh hướng và sự phổ biến tương đối của hành
vi sai lệch chuẩn mực pháp luật đó.
- Căn cứ vào địa điểm và thồi gian xảy ra hành vi sai lệch chuẩn mực pháp
luật đó.
Thứ nhất, hậu quả hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể mang nội dụng,
tính chất tích cực, tiến bộ, cách tân nếu như nó vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự chi
phối của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, đang kìm hãm sự phát triển
của các cá nhân và xã hội.
Thứ hai, ngược lại, hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể mang
nội dung và tính chất tiêu cực, ảnh hưởng xấu hoặc nguy hiểm cho xã hội nếu như
nó vi phạm, phá hoại đi tính ổn định, sự tác động của những chuẩn mực pháp luật
tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận.

3


II. Các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
1. Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, khơng chính xác các quy tắc,
u cầu của chuẩn mực pháp luật
Trong trường hợp này, đa số các hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu là do các
cá nhân, nhóm xã hội thiếu thơng tin, kiến thức, hiểu biết về chuẩn mực pháp luật,
thiếu kinh nghiệm thực tế; do họ không hiểu hoặc hiểu không đúng nội dung, tinh
thần của các quy tắc, yêu cầu được nêu trong chuẩn mực pháp luật. Từ chỗ thiếu
hiểu biết pháp luật mà họ đã thực hiện những hành vi sai lệch chuẩn mực pháp
luật nhất định.
Ví dụ: Hồi tháng 4/2020, khi dịch Covid – 19 bùng phát, một người ở Quảng Nam
đã “vui vẻ” đăng lên fanpage của công ty rằng, nhân viên công ty này sẽ được
nghỉ 2 ngày để phun thuốc khử trùng. Kết quả là toàn bộ nhân viên nghỉ thật, cịn
người đăng tin thì thừa nhận, mình chỉ “trêu đùa đồng nghiệp”. Sở TTTT Quảng
Nam đã phạt ra quyết định xử phạt 12,5 triệu đồng với hành vi đùa cợt nêu trên.

(Theo Báo Lao Đông, Để người dân khơng “vơ tình” vi phạm chỉ vì thiếu hiểu
biết pháp luật, Minh Bằng, 09/11/2020).
Nhận xét: Qua câu chuyện trên có thể nói nhiều cá nhân vì thiếu hiểu biết về pháp
luật, tưởng chừng đó là một hành đồng đùa vui, nhằm đùa giỡn với những người
đồng nghiệp mà không biết mình đã vi phạm pháp luật hết sức nghiêm trọng. Cụ
thể đã vi phạm vào điểm e, khoản 1, Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày
13/7/2013 của Chính phủ quy định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và
thông tin trên mạng).
2. Tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn các chuẩn mực pháp luật thiếu
căn cứ logic và sử dụng các phán đốn phi logic
Điều đó có nghĩa là, khi tham gia vào lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội,
do thói quen suy diễn sai lầm, sử dụng các phán đoán thiếu logic nên một số cá
nhân thường nhầm lẫn hoặc cố ý áp dụng các chuẩn mực xã hội khác vào lĩnh vực

4


pháp luật, do đó, đã vi phạm một số chuẩn mực pháp luật nào đó, tức là đã thực
hiện những hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
Ví dụ: Bị cáo Trần Hồng Mình đã sử dụng Facebook đăng tải 51 bài viết về
những vấn đề cho rằng Nhà nước cướp đất của người dân xã Đồng Tâm và xét xử
vụ án đó khơng cơng bằng và ép cung các bị cáo. Từ đó đã nói xấu Đảng, Nhà
nước; vu khống, xúc phạm lãnh đạo Công an TP Hà Nội, kêu gọi người dân thuộc
xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) giết thẩm phán xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ
án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 9-1-2020 tại xã Đồng Tâm.
(Theo Báo Tuổi Trẻ, Lãnh 5 năm từ vì kêu gọi “giết thẩm phán” xét xử sơ thẩm vụ
án Đồng Tầm, Danh Trọng, 20/7/2021).
Nhận xét: Vụ án Trần Hoàng Minh hết sức nghiêm trọng từ một người có học thực
trong xã hội nhưng vì bất mãn với cuộc sống dẫn đến những suy nghĩ sai lầm về chế
đố, suy diễn theo chiều hướng tiêu cực và đã trở thành công cụ của thế lực phản

động. Bị cáo Trần Hoàng Minh đã bị Viện kiểm sát truy tố tội dạnh “lợi dụng quyền
tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân” theo quy định tại điều 331 Bộ luật hình sự.
3. Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của những chuẩn mực pháp luật
đã lạc hậu, lỗi thời, khơng cịn phù hợp với pháp luật hiện hành
Trong thực tế xã hội có những chuẩn mực pháp luật đã được hình thành do
nhu cầu điều chỉnh, điều hoà các quan hệ xã hội nhất định; đã thể hiện được vai trò,
hiệu lực điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy
nhiên, cùng với sự thay đổi của các mối quan hệ xã hội, của các điều kiện lịch sử xã hội, các chuẩn mực pháp luật đó dần dần tỏ ra lạc hậu, lỗi thời, khơng cịn đáp
ứng được các u cầu, địi hỏi của thực tiễn xã hội hiện nay, đã bị nhà nước bãi bỏ
hoặc thay thế bằng văn bản pháp luật khác. Mặc dù vậy, vẫn có những cá nhân,
nhóm xã hội nào đó khơng biết, hoặc biết nhưng vẫn cố ý thực hiện, áp dụng các
chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời đó, dẫn đến vi phạm chuẩn mực pháp luật
hiện hành trong xã hội.
Ví dụ: Theo đó, hành vi khơng đeo khẩu trang thì được áp dụng mức xử phạt về
hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân với người tham gia chống dịch
và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng của cơ quan ý tế. Trước đây, nếu ai
5


khơng đeo khẩu trang thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 đến 300 nghìn đồng
theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, từ 15/11/2020, thời
điểm Nghị định 117 chính thức có hiệu lực, nếu ai không đeo khẩu trang sẽ bị phạt
tiền từ 1 - 3 triệu đồng.
Nhận xét: Trong tình hình dịch bệnh ngày càng chuyển hướng phức tạp. Thì nhiều
cá nhân, tổ chức xem thường hành động đeo khẩu trang, điển hình như những cá
nhân tham gia tập thể dục hoặc đến những nơi đông người không đeo khẩu trang
cho rằng nếu phạt thì chỉ được vài trăm nên khơng sợ. Từ khi có Nghị định
176/2013/NĐ-CP thì mức phạt đã tăng lên gấp 10 lần, nên nhiều người cố tình tỏ ra
thái độ không biết để tránh bị xự phạt.

4. Cơ chế đi từ quan điểm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực
pháp luật
Trong quá trình vận động, phát triển của xã hội, có những quan điểm, quan
niệm chỉ có giá trị, ý nghĩa thực tiễn, chỉ được coi là đúng trong các xã hội cũ trước
đây; còn trong xã hội hội hiện nay, chúng tỏ ra không phù hợp, bị coi là quan niệm
sai lệch cả về nội dung và tính chất. Tuy nhiên, vẫn có những cá nhân, nhóm xã hội
nào đó làm theo các quan niệm sai lệch đó nên dẫn đến vi phạm chuẩn mực pháp
luật hiện hành, tức là đã thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
Ví dụ: Tảo hơn là một tập tục (hủ tục) tồn tại lâu đời ở nhiều nhóm, cộng đồng các
dân tộc thiểu số và ngày này nó vẫn cịn ảnh hưởng rất lớn đến nhiều cá nhân, gia
đình. Tảo hơn khơng chỉ gây hại cho sức khoẻ, sự trưởng thành của trẻ em mà còn
tước đoạt nhiều quyền con người của các em, ảnh hưởng đến sự tồn vong và phát
triển của nhóm cộng đồng và dân tộc.
Nhận xét: Có thể nói Tảo hơn là một nét phong tục tập quán của các dân tộc thiểu
số nhưng giờ đây nó khơng cịn phù hợp với xã hội hiện đại. Tảo hôn và hôn nhân
cận huyết khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến
chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu
6


số. Về hình sự, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người nào tổ chức việc lấy
vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10-30 triệu đồng hoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Còn người nào giao cấu với người mà
biết rõ người đó cùng dịng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị
em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 1-5 năm.
5. Các khuyết tật về tâm – sinh lý dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực pháp
luật
Trong xã hội có những cá nhân nào đó, do dị tật bẩm sinh hoặc các tai nạn

mắc phải (tai nạn giao thông, tai nạn lao động…) khiến cho họ phải mang trên
mình những khuyết tật nhất định về tâm – sinh lý. Đó có thể là những khuyết tật
về thể chất, như biểu hiện ở những người bị mù, câm, điếc hoặc mắc các khuyết
tật ngoại hình khác. Đó cũng có thể là các khuyết tật về trí thức, như biểu hiện ở
những người bị mắc các chứng thần kinh căng thẳng, rối loại, hoang tưởng hoặc
mắc bệnh tâm thần… Nhưng khuyết tật đó làm cho những cá nhân mang khuyết
tật bị mất đi một phần hoặc toàn bộ khả năng cảm nhận, nhận biết về các quy tắc,
yêu cầu của chuẩn mực xã hội nói chung, chuẩn mực pháp luật nói riêng, khiến
họ vi phạm các chuẩn mực pháp luật mà khơng biết hoặc khơng tự kiềm chế, kiểm
sốt được hành vi pháp luật của bản thân.
Ví dụ: Do bị dị ứng sau khi ăn hải sản khiến đầu óc anh A khơng tỉnh táo trong
vận hành máy móc khi làm việc. Nên anh A đã gây tai nạn lao động làm một đồng
nghiệp của mình bị tai nạn thương tích 50% sức khỏe. Trong trường hợp A bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác; thì A được hưởng tình tiết giảm nhẹ "Phạm tội trong trường hợp
bị hạn chế khả năng nhận thức mà khơng phải do lỗi của mình gây ra" quy định
tại điểm l khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015.
6. Mối quan hệ nhân – quả giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
Đây là trường hợp cá nhân đi từ việc thực hiện một hành vi sai lệch chuẩn
mực pháp luật này tới việc thực hiện một hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
7


khác theo mối liên hệ - nhân quả mà chủ thể có thể khơng biết, hoặc biết nhưng
vẫn cứ thực hiện. Trong đó, hành vi sai lệch thứ nhất được coi là nguyên nhân,
dẫn tới kết quả là hành vi sai lệch kế tiếp. Chính vì vậy, người ta gọi đây là cơ chế
mối liên hệ nhân - quả giữa các hành vi sai lệch.
Ví dụ:
Lợi nhuận bn bán ma tuý là rất lớn, rất nhiều cá nhân ý thức được lợi ích
từ việc bn bán má t đó nên đã tổ chức thực hiện các hành vi tang trữ, vận

chuyển và bn bán chất trái phép đó.
Nhận xét: Chủ thể vi phạm xuất phát từ lợi ích cá nhân rất lớn từ việc kiếm lợi
trong hành vi buôn bán ma tuý, nhưng lại là hoạt động vô ý thức đối với cộng
đồng. Xét từ phía cộng đồng, đó là hành động rất có hại, hành động có thể nói là
một hành động tự sát. Tuy nhiên, những tác động mối quan hệ nhân quả đó đó
người ta khơng thể ngăn chặn một sớm một chiều đòi hỏi cả hệ thống chính trị và
người dân cùng chung tay đánh bại “cái chết trắng”.
III. Ý nghĩa của các cơ chế đối với hoạt động thực hiện pháp luật
Thứ nhất, không hiểu biết, hiểu biết khơng đúng, khơng chính xác các quy tắc
yêu cầu chuẩn mực pháp luật có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động thực hiện pháp
luật sau đây:
- Tất cả những hành vi phạm tội đa số mọi người ngồi ngun nhân mất
kiểm sốt, chưa đủ kỹ năng giải quyết vấn đề thì bên cạnh đó đáng lưu tâm là mức
độ hiểu biết pháp luật của người dân cịn khá hạn chế. Mọi người thường khơng
học kiến thức pháp luật qua những kênh chính thống, thay vào đó là rất dễ học
những điều sai trái trên mạng xã hội, hay những điều luật vơ lí trên mạng xã hội.
Ví dụ 1: Sau khi bị nhắc nhở vì hành vi không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ,
nam thanh niên sinh Lê Văn Hoài sinh năm 2003, trú tại phường Đông Thanh,
TP. Đông Hà, Quảng Trị đã bất ngờ rút dao đâm người đàn ông đi đường trọng
thương và dẫn đến nạn nhân khơng qua khỏi và tử vịng. Vì bị ảnh hưởng từ mạng
8


xã hội là ra đường có thể bị nguy hiểm nên thủ sẵn hung khí trong người, rồi khi
khơng kiểm soát được bản thân dẫn đến hành vi phạm pháp.
- Ở Mỹ, người ta có cách giáo dục pháp luật bằng cách đưa những tội phạm
đến các trường học như là một hình phạt để các bị cáo đó nói lên những sai phạm
của mình và đã phải chịu tội như thế nào, đau đớn ra sao... Để mọi người nhận ra
rằng những người vi phạm pháp luật bị hình phạt như vậy thì mức độ sợ hãi sẽ
tăng lên. Ở nước ta thì chỉ dạy là nếu bạn vi phạm thế này thì sẽ bị phạt thế này

thế kia có thể nghe nó hơi nhàm chán.
Ví dụ 2: Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội đã tổ chức các phiên tồ giả định tạo
ra sân chơi khơng chỉ nhằm mục địch rèn luyện cho sinh viên kỷ năng tranh tụng
mà cịn giáo dục cho các sinh viên về thơng tin pháp luật. Mới đây nhất Câu lạc
bộ Kiểm sát trẻ đã phối hợp với Đồn thanh niên cơng an quận Hà Đông tổ chức
buổi tuyên truyền pháp luật về ma tuý, buổi tuyên truyền được tổ chức thông qua
chương trình diễn án tại trường Cao đẳng ý tế Hà Đông.
- Nhân dân cần phải ý thức được trách nhiệm, quyền hạn của mình đối với
nhà nước thơng qua pháp luật do đó cần phải tích cực tham gia tìm hiểu pháp luật,
nắm được pháp luật, tham gia các hoạt động quản lý nhà nước. Người dân cần
phải tôn trọng và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.
- Đảng và Nhà nước nên tăng cường vấn đề giáo dục pháp luật bằng cách
đa dạng hóa các hình thức giáo dục. Hiện tại chúng ta chỉ có mơn giáo dục công
dân, nhưng đây lại là tiết học mà nhiều học sinh xem nhẹ; hay như môn pháp luật
đại cương ở bậc đại học cũng vậy. Bên cạnh đó phải quan tâm đến vấn đề tâm lý
học đường, xã hội học pháp luật, các buổi tuyên truyền pháp luật qua các kênh
thông tin đái chúng nếu được tư vấn tốt và phát hiện ra vấn đề sớm sẽ tốt hơn cho
mọi người, giúp giảm đi những hành vi phạm tội. Pháp luật chỉ mang tính trừng
phạt khi chuyện đã rồi. Vì vậy cần phịng ngừa hơn là trừng phạt.

9


Thứ hai, Tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn các chuẩn mực pháp luật thiếu
căn cứ logic và sử dụng các phán đoán phi logic từ cơ chế này chúng ta thấy được
một phần đã có một số bộ phận cá nhân có lỗi tư duy, suy diễn sai lầm.
- Hậu quả của nhận thức sai lệch, tư suy diễn của một số bộ phận cá nhân
trong xã hội khi nghiên cứu, vận dụng pháp luật hoặc trong cuộc sống thường
ngày hết sức nguy hiểm không kém. Đã có những cá nhân bị các thế lực xấu, thù
địch lợi dụng, vì thế khơng thể xem thường và phải khắc phục một cách kiên

quyết, triệt để. Bởi nhận thức sai lệch có thể đẩy tới tình trạng từ hiểu sai dẫn tới
xa rời định hướng lý tưởng chuẩn mực pháp luật, đi ngược hoặc đi chệch con
đường được pháp luật đã Đảng và Nhà nước lựa chọn. Mà việc này bắt đầu từ một
số biểu hiện cụ thể như: Bị bạn chế về thông tin pháp luật (hiểu chữa rõ các chính
sách, quy định của pháp luật), nghe theo những lời khuyên nông cạn của mọi
người, thiếu sứ phán đốn chính xác, quan điểm một cách hời hợt, nơng cạn, chưa
cắt nghĩa đủ độ sâu sắc với vấn đề thực tiễn, hay chưa hiểu rõ bản chất câu chuyên
dẫn đến những hành động sai lầm.
Ví dụ: Một số cá nhân đã hiểu sai lệch, tự suy diễn Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực
hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh. Theo đó, thực hiện “cách ly
tồn xã hội” để nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh mà có vài người lại cho rằng đó
là chỉ thỉ dùng để rào đường, cấm xe, ngăn sông, cấm chơ, phong tỏa địa phương.
- Khi xác định một thông tin nào đó là sai lệch, xuyên tạc, chúng ta phải
dựa vào và lấy tiêu chí đánh giá là lập trường, quan điểm chung nhất, khơng được
nhìn dười con mắt phiến diện, nếu những thơng tin đó trái ngược với những tiêu
chí nêu trên thì đó được coi là thơng tin sai lệch, thiếu lơgic. Có như vậy, thì mỗi
cá nhân mới dành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai
trái.
- Đảng và Nhà nước cần phải đấu tranh xử lý triệt để thông tin sai lệch,
xuyên tạc của một số bộ phận cá nhân và các thế lực thù địch. Cụ thể hoá các chủ
trương, quan điểm, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng thành các văn bản quy phạm
10


pháp luật một cách dễ hiểu nhất. Văn bản pháp luật cần phải có sự đồng bộ, thống
nhất, dễ hiểu, dễ áp dụng. Nâng cao vai trị định hướng thơng tin của các cơ quan
báo chí chính thống và vai trò của các nhà báo trong việc phê phán, phản bác
thông tin sai lệch, phi logic và hơn hết là tuyên truyền pháp luật, chính sách để
cho mọi người dân hiểu rõ về nó. Trách nhiệm của Nhân dân: Đồn kết, tích cực
tham gia vào “thế trận nhân dân” tồn diện để có thể phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ,

phê phán, tảy chay và có thể “tự miễn dịch” trước các thơng tin sai lệch, khơng
chính xác, phi logic.
Thứ ba, Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của những chuẩn mực pháp luật
đã lạc hậu, lỗi thời, khơng cịn phù hợp với pháp luật hiện hành cơ chế này có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động thực hiện pháp luật.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi,
công khai, minh bạch là một trong những yêu cầu quan trọng của nhiệm vụ xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân. Việc liên tục cập nhật một số điều luật mời nhằm phù hợp sự
thay đổi nhanh chóng của tình hình trong nước và thế giới. Nhằm tạo ra một môi
trường thuận lợi cho người dân. Kịp thời xố bỏ đi những điều luật khơng cịn phụ
hợp đối với tình hình trong nước hoặc gây ra bức xúc đối với mọi người, đồng
thời cũng cần phải liên tục, kịp thời ra soát những linh vực khác trong đời sống.
Xử lý nghiêm minh những đối tượng tạo ra khe hở để biến thành mục đích phạm
tội.
Ví dụ: Chương trình Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV dưới sự điều hành của
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban
Pháp luật của Quốc hội Hồng Thanh Tùng trình bày Tờ trình về dự kiến Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh năm 2021. (Theo Báo Tài Chính, Quốc hội u cầu đề cao cơng tác xây
dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, Khánh Huyền, 21/07/2021).

11


- Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trị đặc biệt quan trọng, vừa là
cơng cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy,
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc không ngừng xây dựng
và hồn thiện hệ thống pháp luật, cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp
luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên,

liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp.
- Mỗi cá nhân cần tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp
luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân cơng
dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp
phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các
giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, mỗi người dân cần vận
động, khuyến khích, kêu gọi tồn thể nhân dân chung sức, đồng lịng vì sự nghiệp
xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn
dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh. Do vậy, đây cịn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa
nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Thứ tư, cơ chế từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch chuẩn
mực pháp luật
- Việc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, sai lệch, bảo vệ nền tảng Nhà
nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần giữ vững tính nghiêm
minh của Pháp luật, ngăn chặn và đẩy lùi những hành vi sai trái, giữ vững an ninh
chính trị, trật tự, an tồn xã hội.
- Khi phát hiện những hành vi sai lệch, hay những quy phạm pháp luật
khơng cịn phù hợp thì phải giải quyết nhanh chóng trên tinh thần sự vào cuộc cả
hệ thống chính trị. Đồng thời xử xí lý nghiêm khắc những hành vi, quan niệm sai
lệch. Tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật nhằm giải thích, định hướng, điều
chỉnh đến với người dân và khả năng áp dụng pháp luật đến các cán bộ. Nâng cao
tinh thần đấu tranh phịng chóng tội phạm.
12


Thứ năm, các khuyết tật về tâm – sinh lý dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
- Việc nghiên cứu các khuyết tật về tâm – sinh lý nhằm thiết lập hồ sơ, điều tra
tội phạm. Nhằm thiếp lập các hồ sơ cá nhân tội phạm, nhưng qua đó để làm sáng tỏ
những nguyên nhân phạm tội vì mục đích gì, tại sao lại có động cơ phạm tội như vậy,

trạng thái tâm – sinh lý trọng lúc phạm tội như thế nào.
- Việc nghiên cứu các khuyết tật về tâm – sinh lý còn nhăm tăng khả năng nghiệp
vụ của cơ quan điều tra trọng việc đánh giá tâm sinh lí của họ, đánh giá xem họ đang
nói thật hay nói dối. Thơng qua đó để đưa ra các kết luận là có bị khuyết tật về tâm –
sinh lý để hưởng tình tiết giảm nhẹ của Pháp luật.
- Nghiên cứu tâm sinh sính cịn ứng dụng để đánh giá và điều trị những người bị
khuyết tật về tâm – sinh lý. Biết được họ sẽ có tâm lý, suy nghĩ, hành vi như thế nào. Từ
đó đưa ra các biện pháp và lộ trình điều trị cho phù hợp.
- Hơn hết cịn nhắm tránh tình trạng tránh bỏ lọt tội phạm, xử lí đúng người đúng
tội, tránh oan sai nhằm nâng cao tính cơng bằng, nghiêm minh của pháp luật.
Ví dụ: Ngày 9/11, thơng tin từ Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, đã khởi tố bị can, bắt
giam đối tượng La Văn Công (36 tuổi, ngụ ấp Tân Phong, xã Phong Hòa, huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp) để điều tra về hành vi “giết người”. Nạn nhân là anh Nguyễn
Gia H. (48 tuổi, bạn nhậu với Công, ngụ cùng xã). Qua điều tra, Công và H. đều là 2
người nghiện rượu. Tối ngày 26/10, H. đến nhà Công nhậu như mọi ngày. Khi đã xỉn,
cả hai xảy ra mâu thuẫn. Trong lúc cự cãi, Công lấy dao chém H. nhiều nhát trúng vào
vùng đầu, tay và chân. Gây án xong, Công lên giường ngủ cho đến khi bị cơ quan công
an bắt giữ.
Nhận xét: Trong trường hợp này, Công và nạn nhân cùng uống rượu với nhau (dùng
chất kích thích) sau đó có xảy ra mâu thuẫn với nhau dẫn đến hành vi giết người của
Cơng thì hành vi của Cơng khơng cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh mà Công phải chịu trách nhiệm về tội giết người. Qua phân tích trên,
hành vi của Cơng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 123 Bộ luật
Hình sự 2015 về tội giết người (Theo Công ty luật TGS, Hành vi giết bạn nhậu trong
trại thái không tỉnh táo, 12/11/2018).

13


Thứ sáu, mối liên hệ nhân – quả giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.

- Trong quá trình đấu tranh phịng và chống các hành vi vi phạm pháp luật,
một yếu tố quan trọng đó là địi hỏi chúng ta phải nhìn nhận rõ nguyên nhân, điều
kiện dẫn đến hành vi trái pháp luật, và các hậu quả mà hành vi đó mang lại, từ đó
đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến
hành vi trái pháp luật. Để có được cái nhìn tồn diện và đúng đắn trong vấn đề
này, đòi hỏi chúng ta phải nắm rõ được quy luật nhân quả.
- Khi vận dụng nhận thức quan hệ nhân quả trong nghiên cứu, đấu tranh và
phòng ngừa tội phạm, tìm hiểu nguyên nhân của các hành vi vi phạm pháp luật,
địi hỏi chúng ta phải nhìn nhận nguyên nhân như một quá trình, các hành vi này
đều có những nguyên nhân cụ thể xác định và có nhiều nguyên nhân khác nhau,
nguyên nhân cơ bản, không cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, thứ yếu, nguyên nhân
chủ quan, khách quan, ngun nhân đó là kết quả của tồn bộ quá trình biến đổi.
- Vận dụng nhận thức về mối quan hệ nhân quả giúp chúng ta xác định đúng
đắn mối quan hệ giữa các hành vi phạm pháp luật với các hoạt động xã hội khác,
làm rõ tính chất và sự biến động của các hành vi đó làm cơ sở cho việc xác định
những giải pháp đúng nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và tiến tới loại trừ các hành vi
vi phạm pháp luật trong xã hội, góp phần nâng cao trình độ văn hóa pháp lý trong
quần chúng nhân dân.
Ví dụ: A là một cậu học sinh những đã bị bạn bè rủ rê sử dụng chất ma t. Về
lâu dài A khơng cịn đủ tiền để giải quyết và thoả mãn nhưng cơn nghiện, vì thế
A bắt đầu nảy sinh ý tưởng là trộm cắp, và cướp giật tài sản. Biết được thông tin
trên cơ quan Viện kiểm sát đã cử người xuống nhằm mục địch chỉ ra những hành
vi sai trái của A đang gặp phải, khuyên A nên đến cơ sở cai nghiện. Nhờ vậy mà
A đã không thực hiện những hành vi sai trái đó và đã trở thành một cơng dân bình
thường.

14


C. KẾT LUẬN

Qua đây ta thấy được những hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật và tầm quan
trọng của chuẩn mực pháp luật. Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong thực
tế vẫn cịn tồn đọng một số trong xã hội vẫn còn tồn tại một bộ phận khơng nhỏ
có cá nhân làm sai lệch chuẫn mực pháp luật, có thể được gọi là vi phạm pháp
luật hoặc tội phạm. Chính vì vậy trong cơng cuộc phát triển và đổi mới đất nước
hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật, thực hiện pháp luật được đặt ra
như một tất yếu khách quan. Điều đó khơng chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã
hội có trật tự, kỷ cương, văn minh mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá
trị nhân loại, ý thức đạo đức. Qua việc đi tìm hiểu các cơ chế của hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật, ta thấy được việc nghiên cứu các cơ chế này có ý nghĩa thực
tiễn đối với cơng tác phịng chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay.
Do đó, chuẩn mực pháp luật cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc
bảo vệ nền đạo đức của xã hội. Có thể nói, pháp luật là phương tiện khơng thể
thiếu được cho sự tồn tái bình thường của xã hội nói chung và nền đạo đức nói
riêng. Bởi lẽ, "pháp luật bao giờ cũng là một trong những biện pháp để khẳng định
một chuẩn mực đạo đức và biến nó thành thói quen. Chuẩn mực càng khó khẳng
định bao nhiêu thì vai trị của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu. Vì vậy, không
thể buông lỏng pháp luật nếu việc này chưa được chuẩn bị bằng sự tiến bộ đạo
đức của xã hội".

15


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Xã hội học pháp luật, Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội, TS. Ngọ
Văn Nhân và TS. Cao Minh Công, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội,
2015.
2. Theo Báo điện tử, Xây dựng thể chế pháp luât, phải theo đến cùng, Đức Tuấn
05/08/2019.
3. Theo luật Dương Gia, Quan hệ nhân quả là gì? Cặp phạm trù nguyên nhân –

kết quả theo Mác – Lenin?, Luật sư Nguyễn Văn Dương, 24/03/2021.
4. Theo Công ty luật TGS, Hành vi giết bạn nhậu trong trại thái không tỉnh táo,
12/11/2018.
5. Theo Báo Tuổi Trẻ, Lãnh 5 năm từ vì kêu gọi “giết thẩm phán” xét xử sơ thẩm
vụ án Đồng Tầm, Danh Trọng, 20/7/2021.
6. Cổng thông tin điện tử Viện Kiểm Sát Nhân dân tối cao, Một số vấn đề về cơ
chế tâm sinh – xã hội của hành vi phạm tội cụ thể và nguyên nhân, điều kiện của
tình hình tội phạm về ma tuý, TS. Đỗ Thành Trường, 16/11/2018.



×