Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Mãn kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.07 KB, 15 trang )

Mãn kinh

Bạn có thể nghĩ mãn kinh là thời điểm khi chu kỳ kinh của bạn ngừng
vĩnh viễn. Nhưng các bác sĩ định nghĩa mãn kinh là thời điểm sau 12 tháng
kể từ chu kỳ kinh cuối cùng. Mặc dù mẹ bạn hoặc bà bạn có thể gọi mãn
kinh là sự thay đổi, nó không phải là tai biến đơn thuần. Thay vì, hàng loạt
các biến đổi có thể bắt đầu từ lứa tuổi 30 hoặc 40 và kéo dài tới lứa tuổi 50
hoặc thậm chí lứa tuổi 60.
Mãn kinh là một qui trình sinh học tự nhiên, không phải là bệnh. Mặc
dù nó có liên quan đến những thay đổi hormon, thể chất và tâm lý xã hội
trong cuộc sống, mãn kinh không phải là điểm kết thúc tuổi thanh xuân hoặc
hoạt động tình dục. Một vài thế hệ qua, một số phụ nữ đã sống rất lâu sau
khi mãn kinh. Ngày nay, bạn có thể sống hơn nửa cuộc đời mình sau mãn
kinh.
Thật may mắn là hiện nay nhiều người đã biết về mãn kinh hơn là
được nghe kinh nghiệm từ mẹ hoặc bà họ. Bạn có thể phải làm nhiều điều để
giảm các triệu chứng khó chịu, phòng tránh biến chứng, cải thiện sức khỏe
và sinh lực trong giai đoạn quan trọng này của cuộc sống.
Dấu hiệu và triệu chứng
Mỗi phụ nữ sẽ mãn kinh khác nhau. Ngay cả tuổi bắt đầu mãn kinh có
thể là duy nhất đối với bạn. Một số phụ nữ mãn kinh ở lứa tuổi 30 hoặc 40,
và một số người không mãn kinh cho tới lứa tuổi 60, nhưng phần lớn mãn
kinh xuất hiện ở tuổi 50-51.
Các dấu hiệu và triệu chứng cũng thích hợp với mỗi cá nhân. Bạn có
thể lướt qua thời kỳ mãn kinh với một vài dấu hiệu và triệu chứng. Hoặc bạn
có thể có nhiều thay đổi về thể chất và cảm xúc, bao gồm:
 Kinh nguyệt không đều. Chu kỳ kinh của bạn có thể ngừng đột
ngột, hoặc từ từ với lượng kinh ít hơn hoặc nhiều hơn và sau đó ngừng hẳn.
Không thể đoán trước được chu kỳ kinh có thể là manh mối đầu tiên cho
thấy sắp mãn kinh.
 Giảm khả năng sinh sản. Khi rụng trứng bắt đầu dao động, bạn


ít có khả năng có thai. Tuy nhiên, cho tới khi không có chu kỳ kinh nào
trong 1 năm, vẫn có thể có thai.
 Thay đổi âm đạo. Khi nồng độ estrogen giảm, các mô trong âm
đạo và niệu đạo mở bàng quang trở nên khô hơn, mỏng hơn và ít đàn hồi.
Giảm bôi trơn nên bạn có thể rát hoặc ngứa, đồng thời tăng nguy cơ nhiễm
trùng đường tiết niệu hoặc âm đạo. Những thay đổi này có thể làm cho giao
hợp không thoải mái hoặc thậm chí bị đau.
 Bốc hỏa. Vì nồng độ estrogen giảm, các mạch máu nhanh
chóng nở ra, gây tăng nhiệt độ da. Điều này có thể làm cho có cảm giác ấm
từ ngực lan lên vai, cổ và đầu. Có thể có mồ hôi, và mồ hôi được bay hơi
trên da, có thể cảm thấy gai lạnh, yếu và hơi chóng mặt. Mặt có thể trông
hồng hào, các nốt sưng đỏ có thể xuất hiện trên ngực, cổ và cánh tay. Phần
lớn bốc hỏa kéo dài từ 30 giây tới vài phút, mặc dù chúng có thể tồn tại lâu
hơn. Thông thường, cũng như khoảng thời gian, bốc hỏa khác nhau giữa
người này và người khác. Có thể bị bốc hỏa 1 lần/giờ hoặc chỉ thỉnh thoảng.
Chúng có thể xuất hiện bất kỳ thời gian nào trong ngày hoặc đêm. Đỏ da có
thể là một phần cuộc đời bạn trong 1 hoặc nhiều năm hoặc bạn có thể không
bao giờ bị bốc hỏa.
 Rối loạn giấc ngủ và ra mồ hôi về đêm. Ra mồ hôi ban đêm
thường tiếp theo bốc hỏa. Bạn có thể thức dậy sau khi ngủ với những giọt
mồ hôi ướt đẫm sau đó gai lạnh. Bạn có thể khó ngủ trở lại hoặc ngủ sâu,
ngủ yên. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến tâm thần và sức khỏe toàn thân.
 Thay đổi bề ngoài. Sau mãn kinh, mỡ mà trước kia tập trung ở
mông và đùi có thể chuyển lên eo và bụng. Có thể thấy ngực không còn đầy
đặn, tóc thưa và các nếp nhăn trên da. Nếu trước đây bị trứng cá ở tuổi
trưởng thành, bệnh có thể nặng hơn. Mặc dù nồng độ estrogen giảm, cơ thể
vẫn tiếp tục sản sinh một lượng nhỏ hormon nam testosteron. Với kết quả
này, có thể mọc lông thô ở cằm, môi trên, ngực và bụng.
 Thay đổi cảm xúc. Khi qua thời kỳ mãn kinh, có thể bị thay đổi
tâm thần, dễ kích thích hơn hoặc dễ thay đổi cảm xúc. Trước đây, những

triệu chứng này góp phần gây thay đổi hormon. Các yếu tố khác có thể góp
phần vào những thay đổi tâm thần này, bao gồm stress, mất ngủ và các sự
kiện trong cuộc sống có thể xuất hiện trong giai đoạn này của tuổi trưởng
thành như cha mẹ bị bệnh hoặc chết, sự phát triển của trẻ khi rời khỏi nhà và
về hưu.
Nguyên nhân
Mãn kinh xảy ra tự nhiên khi buồng trứng của bạn bắt đầu giảm
estrogen và progesteron. Trong tuổi sinh đẻ, các hormon này điều hòa chu
kỳ rụng trứng và kinh nguyệt hằng tháng. Vào cuối những năm 30 tuổi,
lượng progesteron do cơ thể sản sinh giảm, và trứng còn lại trên buồng trứng
ít có khả năng được thụ tinh. Cuối cùng chu kỳ kinh ngừng hẳn, và có thể
không còn nhiều thời gian để có thai. Vì qui trình này xảy ra trong nhiều
năm, mãn kinh thường được chia thành 2 giai đoạn:
 Quanh thời kỳ mãn kinh. Đây là thời gian bạn bắt đầu có các
dấu hiệu và triệu chứng mãn kinh cho dù vẫn rụng trứng. Nồng độ hormon
tăng và giảm thất thường, và có thể bị bốc hỏa và thay đổi chu kỳ kinh. Thí
dụ, lượng kinh không đều, nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường. Đây là một
qui trình bình thường chuẩn bị mãn kinh và có thể kéo dài 4-5 năm hoặc lâu
hơn.
 Sau mãn kinh. Sau 12 tháng kể từ chu kỳ kinh cuối cùng, được
coi là mãn kinh. Buồng trứng không sản sinh estrogen và progesteron nữa,
và chúng không còn rụng trứng.
Các yếu tố nguy cơ
Mãn kinh thường là quy trình tự nhiên. Nhưng các liệu pháp điều trị
ngoại khoa hoặc nội khoa nào đó có thể làm cho mãn kinh sớm hơn mong
đợi. Bao gồm:
 Cắt tử cung. Cắt tử cung nhưng không cắt buồng trứng thường
không gây mãn kinh. Mặc dù không còn kinh nguyệt nữa, buồng trứng vẫn
rụng trứng. Nhưng phẫu thuật cắt cả tử cung và buồng trứng (cắt tử cung
toàn phần hoặc cắt buồng trứng 2 bên) gây mãn kinh. Không có giai đoạn

quanh mãn kinh. Thay vào đó, chu kỳ kinh ngừng ngay lập tức, và bạn có
thể bị bốc hỏa và có các dấu hiệu và triệu chứng mãn kinh khác.
 Hóa trị liệu và xạ trị liệu. Cả 2 liệu pháp điều trị ung thư này
đều có thể gây mãn kinh. Nhưng chúng thường từ từ, có thể nhiều tháng
hoặc nhiều năm có các triệu chứng quanh mãn kinh trước khi mãn kinh thực
sự.
Khi nào cần đi khám
Điều quan trọng là đến khám bác sĩ trong cả thời kỳ quanh mãn kinh
và sau mãn kinh để chăm sóc sức khỏe cũng như điều trị bệnh có thể xuất
hiện khi về già. Mặc dù có nhiều rối loạn gây lão hóa không thể tránh được,
những rối loạn khác có thể có lợi do thay đổi lối sống và điều trị bệnh.
Trước, trong và sau khi mãn kinh, có thể cũng muốn đến khám bác sĩ
để được tư vấn về liệu pháp thay thế hormon (HRT), làm giảm nhiều dấu
hiệu và triệu chứng mãn kinh và phòng chống loãng xương. Nếu quyết định

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×