Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tập đọc lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.34 KB, 11 trang )

H
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ...................
TRƯỜNG TIỂU HỌC .................

BIỆN PHÁP
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2”

Họ và tên: ...........................
Sinh ngày: 06/07/1978
Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học
Đơn vị công tác: Trường TH ................. - ...................

..................., NĂM 2022


BIỆN PHÁP
“ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt mơn tập đọc lớp 2”
1. Mục đích u cầu (lý do):
Trường Tiểu học ................. là tiền thân của trường PTCS ................. được
thành lập theo Quyết định số 1289/QĐ-UB ngày 01/12/1999 của Chủ tịch UBND
huyện ....................., được tách ra từ Trường PTCS .................. Lúc mới thành lập
trường có 09 điểm trường, cho đến nay giảm xuống còn 01 điểm trường chính và
04 điểm trường lẻ. Học sinh đa số là học sinh dân tộc thiểu số nên việc tiếp thu
kiến thức của các em cịn gặp nhiều khó khăn về phân môn Tập đọc.
Đối với bậc tiểu học môn Tiếng Việt góp phần tích cực thực hiện mục tiêu
giáo dục, góp phần đào tạo con người tồn diện ở các bậc học. Đặc biệt, bậc học
tiểu học là bậc học nền tảng cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người
trong sự nghiệp giáo dục của đất nước. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa
học ban đầu về kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) ứng dụng thiết
thực trong đời sống để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa


t̉i. Thơng qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư
duy, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng
giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Việc rèn kĩ năng đọc trong môn Tiếng Việt được đặc biệt chú trọng trong đó
có rèn đọc diễn cảm. Nếu đọc văn bản không diễn cảm sẽ không truyền tải được y
của người viết. Hiện nay nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế
ngày càng mở rộng đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam không ngừng cải tiến, đổi mới
phù hợp với thế giới và các quốc gia trong khu vực. Mặt khác, trong bối cảnh đó,
nền giáo dục cịn có những bất cập về chất lượng giáo dục, nhiều giáo viên ngại tư
duy ngại thay đổi. Đặc biệt đối với môn Tiếng Việt, nhiều giáo viên chưa linh hoạt
trong sử dụng phương pháp dạy học, chưa tích cực đởi mới phương pháp dạy học,
thường sử dụng những phương pháp áp đặt một chiều đã gây nên tình trạng thụ
động trong học tập của học sinh dẫn đến hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt chưa
cao, nhất là phân môn Tập đọc một số học sinh đọc bài chưa trơi chảy, cịn lại đa
số các em chỉ đọc bình thường, đơn điệu, không diễn cảm và còn sai một số âm
chuẩn. Giáo viên còn lúng túng làm thế nào để giờ học thực sự có hiệu quả hơn,
nâng cao chất lượng đọc lưu lốt cho học sinh.
Trong năm học 2021-2022 tơi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm
lớp 2C với tổng số học sinh là 25 em chủ yếu là con em các dân tộc tiểu số. Qua
khảo sát đầu năm cho thấy chất lượng Tiếng việt của các em đạt tỉ lệ rất thấp, đa số
các em đọc chưa đúng tiếng từ, đọc sai dấu thanh, ngắt nghỉ chưa đúng.... Là giáo
chủ nhiệm, bản thân tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để dạy 100% học sinh đọc
đúng, đọc hiểu các văn bản được quy định trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 và
đạt được yêu cầu kiến thức, kỹ năng đã đề ra.
Vì vậy tôi luôn đặt ra câu hỏi với bản thân mình làm thế nào để học sinh
2


thấy được tầm quan trọng của tập đọc để các em thích, có hứng thú trong giờ học
và đọc lưu lốt, trơi chảy được các bài thơ, bài văn. Từ những suy nghĩ đó, tơi đã

chọn “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tập đọc lớp 2” với mong muốn
giải quyết được những bất cập trên.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện:
a. Nội dung
Căn cứ vào thực trạng điều tra thực tế học sinh trong lớp, tôi nhận thấy rằng:
Biện pháp đưa ra phải giải quyết được những khó khăn trong q trình dạy và học
mơn tập đọc Tiếng Việt lớp 2, các biện pháp phải phù hợp với các đối tượng học
sinh và điều kiện thực tế của nhà trường. Từ đó tơi đưa ra một số yêu cầu sau:
* Về phía giáo viên
- Tìm hiểu thực tế, phát hiện những yếu điểm học sinh thường mắc phải
trong khi học đọc bài.
- Tìm hiểu về mức độ nhận biết của học sinh.
- Tìm hiểu và vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học
sinh.
- Sử dung hiệu quả các phương pháp như: giảng giải, liên hệ, so sánh,
phương pháp định nghĩa, trực quan (tranh, ảnh, vật thực, trình chiếu, giọng nói,
giọng đọc, nét mặt, ánh mắt, dáng điệu, động tác, hình mẫu....)
* Về phía học sinh
- Hiểu được nội dung bài đọc.
- Tích cực luyện đọc lưu lốt, trơi chảy.
- Khi đọc nên kết hợp thể hiện nét mặt, ánh mắt, động tác ...
b. Biện pháp:
Bước 1: Quan sát, điều tra.
Giáo viên ghi chép kết quả điều tra kĩ năng đọc của từng học sinh ngay từ
ngày đầu nhận lớp và quan sát nhận xét học sinh trong giờ học. Để từ đó có cái
nhìn khái quát về việc sử dụng vốn ngơn ngữ của học sinh. Từ đó giáo viên dễ
dàng phân loại khả năng đọc của từng học sinh trong lớp, qua đó giáo viên lập kế
hoạch bồi dưỡng, giúp các em phát huy khả năng của mình trong tiết học tập đọc.
Khi phân loại khả năng đọc của học sinh, giáo viên tổ chức cho học sinh
luyện đọc cho phù hợp .

+ Đối với học sinh đọc đúng, lưu loát, hiểu nội dung bài thì giáo viên cho
các em đọc mẫu trước ở các phần: Luyện đọc từ khó, luyện đọc đoạn, đọc cả bài.
+ Đối với học sinh đọc phát âm chưa chuẩn, ngắt nghỉ hơi chưa hợp ly thì
giáo viên nhắc nhở và cho các em luyện đọc nhiều lần. Khi đọc ở lớp, giáo viên
cho các em luyện đọc theo, sau khi cô giáo hay học sinh đã đọc mẫu và kèm theo
lời nhận xét, tuyên dương kịp thời nhằm động viên, khuyến khích các em, giúp các
em có lịng tin và tự tin hơn trong khi đọc. Để tạo sự ham thích và hứng thú khi
luyện đọc, giáo viên chọn học sinh cùng đối tượng thi đọc với nhau. Giáo viên cần
3


quan tâm đến các em nhiều hơn và kèm theo lời nhận xét, tuyên dương kịp thời
khi các em có tiến bộ.
+ Khi phân loại khả năng đọc của từng đối tượng học sinh, giáo viên phải
sắp xếp chỗ ngồi học của các em hợp ly, khoa học hơn: Những học sinh đọc tốt
ngồi rải đều trong lớp để khi luyện đọc trong nhóm thì nhóm nào cũng có một hoặc
hai học sinh đọc đúng, đọc trơi chảy, lưu lốt và những em này sẽ là nhóm trưởng
để hỗ trợ, giúp đỡ các bạn trong nhóm mình đọc tốt hơn.
Bước 2. Luyện phát âm
Muốn học sinh đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc diễn cảm
người giáo viên phải giúp các em phát âm chuẩn, đọc đúng loại câu, đúng ngữ điệu
câu. Giúp các em tự hiểu nội dung bài, xác định đúng loại câu, ngữ điệu, giúp các
em phải biết đặt mình vào vị trí của nhân vật, của tác giả. Ngồi ra cịn phải biết
cách tở chức một giờ học nhẹ nhàng, sinh động. Xây dựng phong trào thi đua đọc
đúng, đọc hay, ngoài ra kết hợp với việc rèn đọc trong tất cả các môn học khác
giúp các em tích cực hố việc học mơn Tiếng Việt. Mà quy trình dạy tập đọc theo
hướng đổi mới của lớp 2 như chúng ta đều nắm được gồm các bước chính sau:
+ Luyện đọc đúng
+ Tìm hiểu nội dung
+ Luyện đọc nâng cao (rèn đọc hay, dọc diễn cảm)

Chính vì vậy khi dạy Tập đọc chúng ta phải chú y quan tâm đến tất cả các
đối tượng học sinh trong lớp mình và khi dạy học chúng ta phải phụ thuộc vào
trình độ của học sinh, phải hướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu
học sinh đọc chưa tốt, đọc còn ngọng, sai và ấp úng thì giáo viên phải dừng lại ở
bước 1 là luyện đọc đúng. Nếu học sinh đọc đúng, đọc tốt rồi thì giáo viên dành
cho luyện đọc nâng cao (bước 3). Động viên các em và giao nhiệm vụ cho cả lớp
cùng giúp bạn bằng cách không trêu ghẹo, đùa mà tạo cơ hội cho bạn sửa chữa.
Qua tìm hiểu tôi thấy đại đa số các em đọc ngọng là do các nguyên nhân
sau:
+ Do môi trường sống (nhiều hơn)
+ Do bộ máy phát âm (ít hơn)
+ Do phương ngữ
Chính vì vậy để sửa cho các em đọc đúng người giáo viên phải kiên trì liên tục
và có hệ thống. Thông thường các em rất ngại đọc vì sợ các bạn chê cười, chế nhạo
cho nên người giáo viên phải giải toả tâm lí cho học sinh bằng lời lẽ của mình.
Đồng thời phải giải thích cho học sinh cùng lớp để các em cùng giúp bạn sửa chữa.
Cách sửa đọc ngọng cho học sinh:
+ Giáo viên cần chú y đối tượng học sinh phát âm chưa chuẩn các tiếng, từ
khó cần rèn đọc đúng. Lập danh sách học sinh phát âm chưa chuẩn để giúp các em
phát âm đúng, chính xác.
+ Giáo viên chú y luyện học sinh phát âm tiếng khó, đặc biệt là phương ngữ
4


địa phương thường phát âm sai trong từng bài tập đọc để học sinh luyện phát âm
thật đúng, chính xác và trước hết giáo viên phải là người phát âm chuẩn.
Đa số học sinh lớp 2C do tôi chủ nhiệm thường phát âm sai: âm đầu: r/d/gi,
s/x, phát âm sai “thanh sắc, thanh ngã”. Tùy theo từng bài tập đọc, giáo viên lưu y
học sinh phân biệt cách phát âm đúng và phát âm mẫu để hướng dẫn học sinh đọc
đúng chính tả, đúng nghĩa của từ ngữ trong bài thơ, bài văn.

Ví dụ: Tuỳ theo từng bài Tập đọc, giáo viên chữa phát âm sai các từ ngữ cho
học sinh:
+ Bài “Mẩu giấy vụn” học sinh thường phát âm sai ở âm s / x: “sáng sủa”
đọc sai thành “xáng xủa”; “sạch sẽ” đọc sai thành “xạch xẽ”…
+ Bài “Ngôi trường mới” học sinh phát âm sai ở “thanh sắc, thanh ngã”: “
bỡ ngỡ” thành “ bớ ngớ”; “ những” thành “nhứng”…
Ngoài việc sửa chữa trong mỗi tiết Tập đọc và các môn học khác, thì cuối
mỗi buổi học tơi cịn giao những bài tập đọc nhỏ để học sinh tự luyện đọc ở nhà và
về nhà đọc trước bài của ngày hôm sau. Hàng ngày kiểm tra về cách đọc của học
sinh và nhận xét. Qúa trình này tôi thực hiện thường xuyên trong tất cả các tiết học.
Bước 3. Luyện đọc ngắt giọng
Qua điều tra thực tế tơi thấy học sinh trường tơi nói chung lớp 2C nói riêng
chưa biết cách đọc ngắt giọng. Để học sinh biết ngắt giọng trong khi đọc, trước hết
phải hướng dẫn các em đọc đúng. Muốn đạt được điều đó cần phải dựa vào nghĩa
và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc tuyệt đối
không được tách từ ra làm hai, không tách từ chỉ loại với danh từ nó đi kèm theo.
Khơng tách giới từ với danh từ đi sau nó, khơng tách quan hệ từ là với danh từ đi
sau nó.
Ví dụ: Không được đọc ngắt giọng:
Tự xa/ xưa thủa nào
Trong rừng/ xanh sâu thẳm
(Gọi bạn - Tiếng Việt 2 tập 1 trang 28)
Hay:
Con ve cũng/ mệt vì hè nắng oi
Mẹ là/ ngọn gió của con suốt đời.
(Mẹ - Tiếng Việt 2 tập 1 trang 101)
Mà phải đọc:
Tự xa xưa / thủa nào
Trong rừng xanh / sâu thẳm
Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi…

Mẹ là ngọn gió / của con suốt đời.
Khi đọc các bài văn xuôi cũng vậy, việc ngắt giọng phải phù hợp với dấu
câu. Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, trùng hợp với danh giới ngữ
đoạn.Trên thực tế học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu văn dài có cấu
5


trúc phức tạp hoặc mắc lỗi ngay ở câu ngắn. Nhưng các em chưa nắm được quan
hệ ngữ pháp giữa các từ.
Ví dụ:
Ơng già bẻ bó đũa một/ cách dễ dàng
Dê trắng thương/ bạn quá
Vì vậy trước khi hướng dẫn học sinh đọc bài cụ thể giáo viên cần dự tính
những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện ngắt giọng.
Ví dụ: Bài: Dậy sớm
Tinh mơ / em thức dậy
Rửa mặt / rồi đến trường
Phải lưu y về cách ngắt nhịp vì theo dự tính học sinh sẽ ngắt
Tinh mơ em / thức dậy
Rửa mặt rồi / đến trường
Trong khi đó xét về mặt y nghĩa và lí thuyết trọng âm hai câu đầu ngắt nhịp
2/3 và câu sau ngắt nhịp 3/2.
Bên cạnh dạy học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp
còn cần phải dạy ngắt giọng biểu cảm, nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, nhằm tập
trung sự chú y của người nghe vào những từ ngữ mang trọng âm ngữ nghĩa.
Ví dụ: Đó là chỗ ngừng lâu hơn trong các câu thơ cuối bài:
Mẹ / là ngọn gió của con suốt đời.
Bước 4. Luyện đọc nhấn giọng
Qua việc giảng dạy và thực tế trên lớp, để giúp học sinh đọc diễn cảm, đọc
nhấn giọng người giáo viên cần phải thực hiện các nội dung sau:

Chuẩn bị kĩ cho việc dạy nhấn giọng.
Tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy để hiểu rõ và cảm thụ sâu sắc bài, giúp học
sinh đọc có hiệu quả hơn.
Bài đọc trong sách giáo khoa của giáo viên cần nghi vắn tắt cách đọc, cách
ngắt nhịp, cách nhấn giọng, sắc thái tình cảm đọc.
Ví dụ : Bài: “Quà của Bố” ( Tiếng Việt 2- tập 1 trang 106)
Đọc chậm rãi diễn tả hình ảnh về người bố, nhấn giọng ở các từ tả về món
q của người bố.
Bài: Thương ơng (Tiếng Việt 2- tập 1 trang 83)
Ở bài này giáo viên hướng dẫn học sinh đều đọc ở nhịp 2/2, các câu thơ đọc
giọng vui, cần ghi rõ từ nhấn mạnh (hoặc gạch chân) những đoạn câu cần ghi trọng
âm, kí hiệu ngắt ( / ), nghỉ ( // ), lên giọng ( ), xuống giọng ( ↓ ), kéo dài ( → ).
Trong từng bài giáo viên sẽ dự tính những lỗi học sinh sẽ mắc, giọng đọc cả
bài, đoạn cần nhấn mạnh, tốc độ đọc.
Giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạyhọc. Phương tiện trực quan chủ yếu
trong giờ Tập đọc là bài đọc và ngôn ngữ của giáo viên. Vì vậy, giáo viên cần sử
dụng triệt để sách giáo khoa để học phân môn Tập đọc đạt kết quả tốt. Đồ dùng
dạy học thông thường trong tiết Tập đọc là tranh mẫu và một số vật thực mô hình
6


để giảng từ và y. Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ để ghi nội dung bài, y,
câu thơ cần luyện đọc. Tuy nhiên khi lên lớp còn có nhiều tình huống mới mẻ cần
xử ly. Song theo tôi sự chuẩn bị của giáo viên càng chu đáo thì lên lớp sẽ chủ động
và sáng tạo hơn rất nhiều, giờ dạy sẽ đạt kết quả hơn mong đợi.
Hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học, đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ
mật thiết với nhau . Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc của học sinh tốt hơn. Tuy
nhiên , đối với học sinh lớp 2 đọc đúng, đọc diễn cảm chưa cao nên việc đọc đúng
của học sinh cần chú trọng hơn. Ở đây viêc đọc ngắt giọng, nhấn giọng được chú y
vào những học sinh đã đọc tốt và yêu cầu đọc ở cuối kì I. Khi học sinh đã đọc

chuẩn, nhanh thì trong mỗi tiết học tôi không cảm thụ thay học sinh, mà khêu gợi
vốn hiểu biết sẵn có của học sinh phát huy tư tưởng của các em để tái hiện được
bức tranh mà tác giả vẽ lên bằng ngôn ngữ sinh động.
Ví dụ: Bài: Sáng kiến của bé Hà ( Tiếng Việt 2 tập 1 trang 78)
Theo em bé Hà có những sáng kiến gì?
Hà đã tặng ơng món quà gì?
Bé Hà trong truyện là một cô như thế nào?
Với những câu hỏi trên cùng với những câu hỏi gợi y nội dung bài học sinh
sẽ tìm ra cách đọc thích hợp để diễn tả được cái khơng khí tưng bừng của cả gia
đình bé Hà. Bên cạnh đó một trong những biện pháp để bồi dưỡng học sinh cảm
thụ văn học là làm bài tập có hiệu quả. Để hướng tới đọc diễn cảm có sáng tạo, khi
giảng bài trên lớp giáo viên cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm. Tuy nhiên chính
nội dung này đã quy định ngữ điệu của nó, nên khơng thể áp đặt sẵn giọng đọc của
bài. Ngược lại điều này phải kết hợp luôn tự nhiên của học sinh đưa ra sau khi hiểu
sâu sắc và biết diễn đạt dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Để hình thành kĩ năng đọc
diễn cảm học sinh cần phải:
+ Biết thở sâu chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi đọc.
+ Rèn cường độ giọng đọc ( luyện đọc to)
+ Luyện đọc đúng
+ Đọc diễn cảm đúng.
Trong khâu luyện đọc, tôi tiến hành theo hai bước:
Luyện đọc theo câu, đoạn: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các câu, đoạn
tôi tiến hành cho học sinh đọc ngay, điều này có tác dụng hình thành cách đọc diễn
cảm sát với nội dung bài vừa đề cập. Với những câu, đoạn khó, giáo viên cần gợi y
cho học sinh xác định đọc câu, đoạn văn đó và yêu cầu học sinh đọc diễn cảm .
Ví dụ: Dùng một gạch xiên ( / ) đánh dấu ngắt; hai gạch xiên ( // )đánh dấu
chỗ nghỉ và gạch chân từ ngữ cần nhấn giọng ở đoạn văn sau:
Ví dụ: Ngày xưa ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau cháo
nuôi nhau tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.
(Bà cháu- Tiếng Việt 2- tập 1 trang 86)


7


Với những câu có nhiều cách đọc, giáo viên nêu vấn đề cho nhiều em nêu ra
cách đọc và giúp các em nhận ra cách đọc đúng, đọc diễn cảm (đọc ngắt giọng, đọc
nhấn giọng)
Đọc toàn bài - đây là bước thực hiện sau khi học sinh đã đọc theo từng đoạn.
Đọc toàn bài giúp học sinh cảm thụ một cách tổng thể sắc thái của nội dung tác
phẩm. Ở bước này giáo viên cần động viên khuyến khích cách đọc biểu lộ tình cảm
riêng, tích cực trong đởi mới phương pháp giáo dục dạy học.
Ngoài những biện pháp trên người giáo viên có thể kết hợp nội dung luyện đọc
lồng ghép với trò chơi như: Thả thơ, truyền điện, chạy tiếp sức
Trên đây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện và đã có kết quả. Tuy nhiên
dù học sinh có tiến bộ ở mức độ nào đi nữa thì sự khen ngợi, động viên kịp thời
của người thầy, của bạn bè, của gia đình là vô cùng quan trọng. Vì nó phù hợp với
tâm lí đặc điểm của các em.
Bước 5. Luyện đọc diễn cảm
Muốn rèn cho các em đọc diễn cảm thì trước hết phải rèn cho các em đọc đúng,
đọc ngắt giọng và nhấn giọng đã. Đọc diễn cảm là đọc văn bản sao cho giọng điệu
phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc
điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung
miêu tả trong văn bản. Đọc diễn cảm có nhiều mức độ:
- Biết nhấn mạnh các từ quan trọng trong câu.
Ví dụ: Trong bài Cây dừa - Tiếng Việt 2 tập 2 trang 88 có câu
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Khi đọc giáo viên phải lưu y học sinh đọc nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả,
gợi cảm như: toả, dang tay, gật đầu.
- Biết thể hiện ngữ điệu (Sự thay đổi cao độ, trường độ của giọng đọc) phù hợp

với từng loại câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến).
- Biết đọc giọng phân biệt lời kể của tác giả và lời nhân vật.
- Biết đọc phân biệt lời của của các nhân vật.
Ví dụ : Trong bài Tập đọc “ Một trí khơn hơn trăm trí khơn” - Tiếng Việt 2 tập
2 trang 31- Khi đọc giọng Chồn lúc hợm hĩnh, lúc thất vọng, cuối truyện lại rát
chân thành. Còn giọng Gà Rừng lúc khiêm tốn, lúc bình tĩnh, tự tin.
- Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong đoạn văn hoặc
văn bản.
2.1. Kết quả trước thực nghiệm
Ngay từ những tiết học đầu của năm học, tình hình chung trong lớp 2C kỹ
năng đọc diễn cảm của học sinh còn yếu mặc dù bài đọc đầu năm còn ngắn, còn
đơn giản. Sau đây là kết quả khảo sát kỹ năng đọc đầu năm học khảo sát học sinh
lớp 2C tại trường Tiểu học ..................

8


Năm học

TSHS

2021 - 2022

25

Khảo sát kĩ năng đọc
Đọc chưa đạt
Đọc diễn cảm
Đọc lưu loát
yêu cầu

TS
%
TS
%
TS
%
02
8
08
35
15
60

2.2. Kết quả sau thực nghiệm
Sau khi áp dụng các giải pháp của sáng kiến kết quả kiểm tra định kì cuối
học kì I (đối với kĩ năng Đọc ) như sau:

Năm học

TSHS

Đọc diễn cảm
TS

%

Khảo sát kĩ năng đọc
Đọc chưa đạt
Đọc lưu loát
yêu cầu

TS

%

TS

%

2021- 2022
25
08
32
15
60
2
8
Đối chiếu kết quả trước và sau thực nghiệm. Tôi thấy chất lượng đọc tăng lên
rõ rệt. Tôi thấy mình đã tìm đúng hướng và cách dạy đúng đặc trưng bộ môn. Các
em học sinh rất hứng thú trong giờ tập đọc. Bước đầu các em biết đọc diễn cảm ở
tất cả các bài Tập đọc.
Các văn bản nghệ thuật được nhiều em đọc hay, hấp dẫn. Các em biết mạnh
dạn hơn, biết tìm giọng đọc đúng ngữ điệu, sắc thái, lời nhân vật. Biết nhận xét bạn
để cùng tìm giọng đọc của bài, của đoạn.
4. Đánh giá chung
Kĩ năng đọc tuy khó, nhưng nếu giáo viên biết dẫn dắt, điều khiển và sử dụng
linh hoạt các thủ thuật làm cho không khí lớp học thêm sơi nởi, gây hứng thú cho
học sinh thì hiệu quả giờ học đạt kết quả cao. Biện pháp này đã được thực nghiệm
đối với học sinh lớp 2C tại trường TH ................. huyện ................... tôi thấy học
sinh đã có tiến bộ rõ rệt:
- Kiến thức: Biết cách đọc trơi chảy, lưu lốt, hiểu nội dung bài đọc.

- Kĩ năng: Có kỹ năng phân biệt bài đọc theo các thể loại, phân biệt giọng đọc
phù hợp với nội dung của bài, nhấn giọng ở từ ngữ chính, ngắt nghỉ đúng, đặc biệt
có nhiều học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm.
- Thái độ: u thích mơn học hơn (do nhận thức được y nghĩa thực tiễn của
bài học), trân trọng y kiến người khác (thông qua thảo luận, tranh luận), nâng cao y
thức cộng đồng (thông qua làm việc nhóm), biết phê phán (thơng qua việc nhận xét
các y kiến của người khác).
Với những kết quả đã đạt được như trên, tôi đã phần nào yên tâm vào việc áp
dụng ly luận vào thực tiễn bài giảng của mình. Trong quá trình học tập đòi hỏi mỗi
người giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề nghiệp, phải ln tự học, tìm tịi,
9


sáng tạo, có óc suy luận, linh hoạt trong việc vận dụng phương pháp dạy học để
tiết học đạt hiệu quả cao nhất.
5. Phương hướng nhiệm vụ trong các năm học tiếp theo:
Qua nghiên cứu và thực hiện biện pháp “Một số giải pháp giúp học sinh học
tốt môn tập đọc lớp 2” tôi thấy học sinh đã phát huy được những năng lực rất tốt về
kĩ năng đọc, trong những năm học tới tôi sẽ áp dụng để thực hiện biện pháp này tốt
hơn. Để giúp giáo viên và học sinh trên địa bàn huyện ................... nói chung và
Trường Tiểu học ................. nói riêng dạy- học tốt.
Phương hướng và nhiệm vụ trong những năm tiếp theo, bản thân tôi mạnh
dạn đưa ra một số y kiến sau:
Đề nghị các ban ngành có thẩm quyền trang bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng
dạy học. Đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng dạy- học
đáp ứng yêu cầu, mục tiêu Giáo dục hiện nay.
Đối với giáo viên phải:
- Nắm chắc về nội dung chương trình, phân loại đối tượng học sinh để có
biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Tạo khơng khí lớp học vui tươi, lơi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt

động học tập.
- Khi đọc mẫu, giáo viên phải phát âm đúng chuẩn .
- Tổ chức nhiều hình thức luyện đọc để tiết học không bị nhàm chán.
- Phải nghiên cứu và xây dựng nhiều trò chơi Tiếng Việt phù hợp với từng
nội dung từng bài nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh.
- Việc rèn đọc phải thực hiện thường xuyên và ở tất cả các môn học, xem
đây là một việc làm không thể thiếu ở các tiết học.
- Giáo viên chuẩn mực, nhẹ nhàng, gần gũi, yêu thương tôn trọng học sinh.
Trên đây là biện pháp của bản thân tôi trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu từ
thực tế giảng dạy. Biện pháp này có thể có những hạn chế nhất định. Rất mong sự
đóng góp y kiến của hội đồng khoa học các cấp, của các bạn đồng nghiệp để biện
pháp của tơi được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

..................., ngày 20 tháng 02 năm 2021
Nguời viết

...........................

10




×