Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.02 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 31/8/2016 Tuần: 1 Tiết: 1,2. Mục tiêu, nội dung chương trình thể dục 6 Lợi ích tác dụng của thể dục thể thao I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:. - Biết được lợi ích, tác dụng của TDTT đến việc nâng cao sức khoẻ , thể lực và tác hại của việc thiếu vận động. . 2. Kỹ năng:. - Vận dụng trong các giờ học Thể dục và tự tâp hằng ngày 3. Thái độ: - Có thái độ tích cực trong học tập. II - CHUẨN BỊ: - Thầy: giáo án, sách tham khảo... III - CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: - Ổn định tổ chức lớp. - CSL báo cáo sĩ số. - GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. 2. Kiểm tra bài cũ: - Một số câu hỏi liên quan đến môn học. 3. Dạy bài mới: 1. Nội dung: a. Lợi ích góp phần giáo dục hình thành nhân cách học sinh. - Cái quý nhất của mỗi con người là sức khoẻ và trí tuệ, có sức khoẻ tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển tốt hơn và ngược lại, TDTT giúp học sinh có được sức khoẻ tốt, từ đó học tập các môn học và tham gia các hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao hơn. Chính là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, để các em trở thành những con người có ích cho xã hội. - Khi tham gia các hoạt động TDTT đòi hỏi học sinh phải có tính kỷ luật cao, tinh thần và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung thực…..chính là tác dụng góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách học sinh. - Tập luyện TDTT thường xuyên, có kế hoạch giúp cho các em có một nếp sống lành mạnh, vui tươi, học tập và làm việc khoa học. -Tập luyện TDTTcó tác dụng phòng chống, chữa bệnh và phát triển các tố chất thể lực của cơ thể như sức nhanh, sức bền, sự khéo léo chính xác… b. Tác dụng của TDTT đến cơ thể. - Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho cơ tăng, thể hiện ở sức nhanh, sức bền, độ đàn hồi và độ linh hoạt của cơ tăng lên..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Tập luyện TDTT làm cho xương tiếp thu máu được đầy đủ hơn, các tế bào xương tăng nhanh và trẻ lâu, xương dầy lên, cứng và dai hơn, khả năng chống đỡ tăng lên. - TL TDTT làm cho cơ xương phát triển tạo ra vẻ đẹp và dáng đi khoẻ mạnh của con người .. - TL TDTT sẽ làm cơ tim khoẻ lên, sự vận chuyển máu của hệ mạch đi nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài được thực hiện nhanh hơn, nhờ vậy mà khí huyết được lưu thông người tập ăn ngon, ngủ tốt. - Nhờ TL TDTT thường xuyên lồng ngực và phổi nở ra, các cơ chức năng hô hấp khoẻ và độ đàn hồi tăng, khả năng của các cơ xương tham gia vào các hoạt động hô hấp cũng linh hoạt lên. *Câu hỏi 1. Ngoài giờ học TD các em có tham gia thể dục TT không? 2. Em tập những môn TT nào? 3. Khi tham gia trò chơi vận động, như vậy có phải là lúc đó em đã tập TDTT không? 4. Theo em TDTT có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học hay không, tại sao? 5. Tập luyện TDTT có tác dụng gì đến cơ, xương? 6. Tập luyện TDTT có tác dụng như thế nào đến tim và hệ mạch? 7. Tập luyên TDTT có tác dụng như thế nào đến cơ quan hô hấp? 2. Chương trình học TD lớp 6: - Lý thuyết chung (2 tiết). - ĐHĐN (8 tiết). - Bài tập phát triển chung (6 tiết). - Chạy nhanh (8 tiết). - Chạy bền (6 tiết). - Bật nhảy (10 tiết). - Ném bóng (6 tiết). - Môn tự chọn (6 tiết). - Ôn tập kiểm tra (8 tiết). - Kiểm tra tự chọn, RLTT(4 tiết).. 4. Củng cố: - Nhắc lại trọng tâm kiến thức. - Biên chế tổ, chọn cán sự, một số quy định của bộ môn. 5. Hướng dẫn về nhà: - Tìm hiểu thêm về thể dục thể thao qua mạng, sách báo... IV - Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Bạc Liêu, Ngày …. tháng …., năm 2016 Tổ trưởng. Lê Quốc Anh Thanh.
<span class='text_page_counter'>(3)</span>