Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

VĂN 6 TUẦN 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.47 KB, 30 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:4/03/2021. Tiết 97. Văn bản ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ (TIẾT 1) - Minh Huệ I. Mục tiêu cần đạt- giúp HS hiểu được 1. Kiến thức - Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ. Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài học: kể tóm tắt diễn biễn câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn. Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ 5 chữ có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.Tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố đó trong một bài thơ. Trình bày được suy nghĩ của bản thân sau khi học xong bài thơ. - Kĩ năng sống: nhận thức được vẻ đẹp của Bác Hồ kính yêu trong bài thơ; giao tiếp,lắng nghe/phản hồi về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, xác định giá trị của bản thân sau khi tìm hiểu vẻ đẹp của Bác. 3. Thái độ: kính yêu, tự hào về Bác, củng cố thêm tình yêu với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. - GD TT HCM: Ngợi ca vẻ đẹp lãnh tụ Hồ Chí Minh, hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc. Tình yêu thương của Bác dành cho nhân dân; tinh thần đồng cam cộng khổ của Bác đối với nhân dân. - GD đạo đức: Giáo dục tình yêu con người, tình yêu quê hương đất nước, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại chỉ biết lo cho dân tộc cho đất nước. Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, với quê hương, đất nước => GD giá trị sống: YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC. -GD QPAN:Tình thương yêu của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ và dân tộc Việt Nam. 4. Phát triển năng lực: năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà, năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp của tác phẩm văn chương ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến về giá trị của tác phẩm), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực. Năng lực thẩm mĩ khi khám phá vẻ đẹp của tác phẩm. II. Chuẩn bị - GV: nghiên cứu SGK, bộ chuẩn kiến thức, SGV,Thơ Tố Hữu (hình ảnh Bác Hồ) Tài liệu tham khảo về Minh Huệ, máy chiếu - HS: đọc- soạn bài theo hướng dẫn của GV III. Phương pháp/ KT - Phương pháp đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, động não, nhóm IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số HS vắng 6C 40 2. Kiểm tra bài cũ (15’) CÂU HỎI ? Cảm nhận của em về ý nghĩa truyện “ Buổi học cuối cùng”? (10 điểm) TRẢ LỜI Cảm nhận về ý nghĩa của truyện “ Buổi học cuối cùng”: Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. (4 điểm) - Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình. (3 điểm) - Văn bản cho thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do,am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ. (3 điểm) 3. Bài mới 3.1. Hoạt động khởi động - Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp cận bài học - Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: trình bày một phút. - Thời gian: 1’ GV trình chiếu một số hình ảnh về Bác Hồ Có lẽ trên thế giới hiếm có vị lãnh tụ nào lại được nhân dân yêu quý như Chủ tịch Hồ Chí Minh.Người là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, là một nhà thơ lớn, nhà văn hoá lớn của dân tộc và thế giới. Nhưng tất cả những điều ấy chưa đủ để giải thích những tình cảm thành kính, thiêng liêng mà vô cùng gắn bó của nhân dân Việt Nam với Người. Người là một nhà thơ lớn nhưng chính bản thân Người cũng trở thành một nguồn cảm hứng thi ca vô tận. Những câu thơ hay nhất, những bài hát hay nhất đều có tên Người - Chủ tịch Hồ Chí Minh: - Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ - Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng người. (Tố Hữu) Và cũng cảm xúc thiêng liêng thành kính đó, nhà thơ Minh Huệ đã góp cho dòng thơ ca Việt nam một sáng tác bất hủ về Người: “Đêm nay Bác không ngủ”. 3.2. Hoạt động hình thành kiên thức TIẾT 1 Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 2 : (5’) - Mục tiêu: hướng dẫn Hs tìm hiểu về tác giả , hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Minh Huệ (Nguyễn Đức Thái (1927-.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, nhóm - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm,trình bày 1 phút GV yêu cầu HS đại diện nhóm1,2 lên trình bày về tác giả ( Thời gian 1 phút) Nhóm khác nhận xét và bổ sung- GV đánh giá HS phát biểu- GV trình chiếu chân dung tác giả và giới thiệu - Tên khai sinh: Nguyễn Đức Thái Sinh năm 1927, là hội viên hội nhà văn Việt Nam.Quê ở thành phố Vinh. - Cuộc đời và sự nghiệp: + 1954 tốt nghiệp trường Quốc học Vinh. Năm đó, ông tham gia Việt Minh và khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ Antháng Tám.Suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Đế quốc Mĩ ông chủ yếu hoạt động văn hoá văn nghệ ở vùng Khu Bốn cũ. Có một thời ông làm việc ở tại Nhà xuất bản Văn học, rồi sau đó lại trở về làm công tác Hội Văn nghệ Nghệ An. * Tác phẩm đã xuất bản: “ Tiếng hát quê hương”(thơ, 1959); “ Đất chiến hào”(thơ 1970); “Mùa xanh đến”(thơ 1972) ; “ Đêm nay Bác không ngủ”(thơ 1985); “Rừng xưa, rừng nay”(bút kí 1962).... * Các giải thưởng đã được nhận: + Giải nhất Chi hội văn nghệ kháng chiến Khu Bốn và sở thông tin tuyên truyền Khu Bốn 1954 (thơ “ Dòng máu Việt- Hoa”). Giải thưởng Nguyễn Du của Nghệ - Tĩnh 1986 (tập thơ “Đêm nay Bác không ngủ”) ?) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? (HS TB) - Dựa trên sự kiện: Bác Hồ chỉ huy chiến dịch Biên giới (1950) - HS quan sát bức tranh Bác Hồ ra trận trong chiến dịch Biên giới GV trình chiếu, HS quan sát thông tin trên phông chiếu. * GV kể xuất xứ bài thơ: Nhà thơ Minh Huệ đã kể về trường hợp sáng tác bài “Đêm nay bác không ngủ”.“ Có bao giờ tôi quên được cái đêm mùa đông đầy xúc động và bất ngờ ấy. Trong một căn nhà gianh ven sông Lam, quên cả gió buốt luồn qua phên nứa phả vào người, tôi ngồi nghe say mê câu chuyện của người bạn cũ nay là quân nhân vừa ở vùng chiến dịch Biên Giới (1950) trở về. Chuyện anh kể là một câu chuyện đặc biệt, và vô cùng thân thiết mà cả hậu phương đang đợi: chuyện Bác Hồ đi chiến dịch. Vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc, mặc dầu tuổi đã 60, vẫn mặc đồ lính, đội mũ nan, ăn cơm muối, lội suối dầm sương, băng băng những dặm rừng Cao-Bắc -Lạng, trực tiếp chỉ huy chiến dịch lịch sử đầu tiên của cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp. Và chính mẩu chuyện đó trở thành đề tài bài thơ của nhà. 2003) quê Nghệ An, làm thơ từ kháng chiến chống Pháp.. 2. Tác phẩm - Sáng tác 1951, in trong tập “Thơ Việt Nam 45 – 75” – NXB HN (1976). - Là bài thơ nổi tiếng của tác giả có nhiều yếu tố tự sự. - Đây là bài thơ ca ngợi lãnh tụ rất thành công, là bài thơ nổi tiếng nhất của Minh Huệ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> thơ Minh Huệ: “Đêm nay Bác không ngủ”. Mẩu chuyện được kể như sau: Đêm ấy, Bác Hồ ghé vào nghỉ trong một lán giữa rừng đúng lúc một đơn vị bộ đội cũng ghé vào đấy nghỉ từ lúc nào. Thế rồi về khuya, khi một chiến sĩ trở mình thức giấc trên sạp nứa, thì thấy một cụ già đang ngồi đun tiếp củi vào bếp lửa giữa lán. Ông cụ bận đồ Nùng, chiếc khăn chàm bịt cả tóc lẫn râu, đang ngồi trầm ngâm trong ánh lửa hồng rạo rực, xua đi bóng tối và không khí lạnh lẽo chốn rừng sâu. Cảm động nhưng còn buồn ngủ , anh lại trùm chiếc khăn “trấn thủ” lút đầu. Tuy nhiên , linh tính nói với anh một điều gì đó... cụ già có đôi mắt toả sáng ấm áp ấy hình như không phải “cụ Nùng thật”, mà có thể là... Anh ló đầu ra khỏi chăn, căng mắt bồi hồi quan sát... Rồi không kìm được niềm vui sướng đột biến đến bàng hoàng, anh bật dậy, nhẹ nhàng lướt tới ngồi luôn bên Bác. Anh mời Bác đi ngủ, nhưng Bác cười nhắc anh: “ Chú cứ việc ngủ ngon”. Vâng lời anh đi ngủ. Nhưng lần thứ hai thức dậy vẫn thấy Bác ngồi, anh lại nằn nì mời Bác đi ngủ... Rồi lần thứ ba , vẫn thấy Bác ngồi đó...và lúc này anh mới biết Bác không ngủ được vì ngoài trời mưa lạnh có biết bao nhiêu bộ đội, dân công ngủ ngoài rừng...” Câu trả lời đã phơi trải tấm lòng Bác, khiến anh chiến sĩ xúc động. Còn nhà thơ Minh Huệ, sau khi nghe câu chuyện ấy cảm thấy một tình cảm thiêng liêng, cao cả, lôi cuốn mãnh liệt và sáng tác thành bài thơ. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ……………………………………………………… ………………………………………………………. Hoạt động 3 :(18’) - Mục tiêu: hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu về giá trị của tác phẩm - Phương pháp: vấn đáp, đọc diễn cảm, nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, nhóm, trình bày 1 phút * GV nêu yêu cầu đọc: Giọng tâm tình, chậm rãi, thủ thỉ, ngắt nhịp thay đổi lần lượt 3/2, 2/3. Khổ cuối: chậm, mạnh để khẳng định một điều như một chân lí. - Phân biệt 3 giọng: + Giọng kể chuyện, miêu tả của tác giả. + Lời nói của anh đội viên: Giọng lo lắng, nũng nịu. + Giọng của Bác Hồ: giọng trầm ấm, chậm rãi. * Hs nghe đoạn đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu một đoạn -> gọi 2 HS đọc tiếp ?) Bài thơ kể lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó? (HS TB) (* GV: Bài thơ như một câu chuyện. II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc - Chú thích (SGK).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Thực dân Pháp.?) - 3 HS trình bày Tóm tắt: Trong một đêm khuya, để chuẩn bị cho chiến dịch ngày mai, Bác Hồ ở cùng lán với bộ đội trong rừng. Bên bếp lửa , Bác không ngủ vì thương đoàn dân công giờ này còn phải chịu rét mướt khổ sở ngoài rừng sâu mưa đêm rả rích. Bác không ngủ nên Bác đi lại săn sóc giấc ngủ cho những người bộ đội để sáng hôm sau hành quân đi vào các trân đánh với quân thù ? Thể loại? - Thể thơ ngũ ngôn: . 5 tiếng/câu; 4 câu/khổ. . Gieo vần trắc và vần bằng, chủ yếu là vần chân và vần liền, được gieo ở tiếng thứ 5 và tiếng cuối của mỗi câu thơ - Tự sự - trữ tình. Cả bài thơ là câu chuyện hoàn chỉnh về một đêm không ngủ của Bác Hồ qua cái nhìn và cảm nhận của anh đội viên. -> Thể thơ 5 chữ (ngũ ngôn), rất thích hợp với việc kể chuyện, thể hiện tâm tình tâm sự. ? Nêu bố cục của bài thơ? (HS TB) HS chia đoạn, GV nêu một số cách chia, và chốt một cách: - 9 khổ đầu: Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất. - 6 khổ tiếp: anh đội viên thức dậy lần thứ 2 - Khổ cuối: Suy ngẫm của anh về Bác. * Dù chia đoạn theo cách nào thì cũng vẫn thấy rõ đây là một câu chuyện hoàn chỉnh trong một bài thơ được kể bằng ngôi thứ ba- nhân vật anh đội viên. Khi tìm hiểu chi tiết bài thơ- câu chuyện có thể chọn một trong các cách trên. Nhưng đây là bài thơ tự sự trữ tình nên tâm trạng, xúc cảm của nhân vật vẫn là chính. Phân tích bài thơ là phân tích tâm trạng của anh đội viên và tâm trạng của Bác Hồ trong đêm mưa rừng Việt Bắc năm xưa. ? Nêu hoàn cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện?(HS TB) - Hoàn cảnh: trên đường đi chiến dịch, trời mưa lâm thâm và lạnh. - Thời gian: một đêm khuya, từ lúc anh đội viên thức lần 1 -> Thức luôn cùng Bác. - Địa điểm: trong một mái lều tranh xơ xác. ? Hoàn cảnh, thời gian địa điểm đó có tác dụng như thế nào cho diễn biến câu chuyện phát triển, cho việc xuất hiện các nhân vật?(HS khá) HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.. 2. Kết cấu- Bố cục * Thể loại: Thể thơ Ngũ ngôn.. *Bố cục: 3 phần. 3. Phân tích.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> GV nhận xét, bổ sung: Bài thơ đã rất khéo léo xây dựng một không khí: “ngoài trời mưa lâm thâm” là một không khí thật gợi cảm. Trời se lạnh, mưa nhỏ ẩm ướt bao phủ, lẽ tự nhiên khêu gợi ở con người một khát vọng về sự ấm cúng. Trong không khí ấy, hình ảnh Bác Hồ xuất hiện như một nguồn tình cảm sưởi ấm mọi người; không chỉ sưởi ấm bằng bếp lửa, bằng cử chỉ dém chăn, mà bằng cả tấm lòng lo lắng cho chiến sĩ, dân công ngủ ngoài rừng “Rải lá cây làm chiếu, manh áo phủ làm chăn”. Không phải ngẫu nhiên mà trong bài thơ , bên cạnh hình ảnh Bác có hình ảnh ngọn lửa hồng. - “ Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm…” - “ Bóng bác cao lồng lộng. Ấm hơn ngọn lửa hồng…” - “ Anh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng…” Đêm khuya, trời se lạnh, túp lều tranh xơ xác, chiến dịch gian khổ…đó là toàn bộ không gian phù hợp với việc phát triển diễn biến câu chuyện và có tác dụng nâng cao vị trí của nhân vật trung tâm trong câu chuyện. ?) Trong bài thơ có những nhân vật nào? Ai là nhân vật trung a. Hình ảnh anh đội viên - Tâm tư người tâm? Vì sao?(HS khá- giỏi) - 2 nhân vật (Bác Hồ và anh đội viên) -> nhân vật trung tâm là chiến sĩ . Bác Hồ. ?) Hình tượng Bác Hồ hiện lên trong bài thơ bằng cách nào? (Ngôi kể) Tác dụng(HS TB)? - Hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên -> tự nhiên, khách quan mà gần gũi, ấm áp * GV: Mặc dù tác giả không sử dụng ngôi kể ở ngôi thứ nhất nhưng lời kể, tả đều từ điểm nhìn và tâm trạng của anh đội viên. Cách miêu tả đó nói lên được tình cảm tha thiết găn bó và yêu thương của người cha với người con. Nó còn thể hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và thể hiện được tấm lòng yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến (sự gần gũi và chân thực trong tình cảm của con người, anh đội viên – Bác, Bác – anh đội viên.) * GV: Bài thơ kể lại 2 lần anh đôị viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ... ?) Hai lần anh đội viên thức dậy thấy Bác không ngủ. Anh có tâm trạng và cảm nghĩ thế nào? Hãy so sánh?(HS khá) - Lần 1: +Ngạc nhiên (vì khuya Bác vẫn thức) +Xúc động . khi hiểu (Bác đốt lửa, sưởi ấm cho bộ đội) . Khi chứng kiến Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ với bước chân nhẹ nhàng không làm cho họ giật mình..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Mơ màng: một trạng thái nửa tỉnh, nửa mê, không biết sự cảm nhận của mình có đúng không, có thực là anh cùng đồng đội của anh đang được Bác Hồ bằng xương bằng thịt đốt lửa sưởi ấm, dém chăn cho từng người hay không. Nhưng cũng thật đặc biệt, khi anh bị rơi vào trạng thái mơ màng vì quá xúc động trước tình cảm của Bác dành cho mọi người thì anh lại cảm nhận được một tình cảm giác rất thực: hơi ấm từ tình thương yêu của Bác còn ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. + Thổn thức: Xúc động cao độ, lo lắng cho sức khoẻ của Bác, thốt lên câu hỏi thầm thì đầy tin yêu và lo lắng cho sức khoẻ của Bác (Bác có lạnh...) * Từ kính phục đến cảm thông, từ “mơ màng” trở về cõi thực, câu thơ thật day dứt, xót xa. Anh đội viên thương Bác đến đứt ruột mà không biết làm gì để biểu lộ tình thương ấy. Từ “thổn thức”, anh chỉ còn biết “bồn chồn” ngổn ngang: Bác sẽ ốm mất vì cứ “thức hoài” , thức như thế lấy sức đâu mà đi, chiến dịch còn dài, đường đi lại gập gềnh dốc, ụ… Cách tính của anh đội viên giống cái bấm đốt ngón tay của người nông dân chất phác qen nghĩ đến công việc mùa màng giống má, thời vụ để cho cây lúa trĩu bông. ?) Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ở đây? tác dụng?(HS TB) - Nghệ thuật so sánh” “Bóng Bác...hồng” -> so sánh không ngang bằng. ->BH hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ trong tâm trạng lâng lâng mơ màng hình ảnh Bác vừa lớn lao, vĩ đại, vừa gần gũi, ấm áp tình người... ? Vì sao anh đội viên lại mơ màng như “nằm trong giấc mộng” và cảm thấy “ấm hơn ngọn lửa hồng” khi nhìn bóng Bác?(HS khá- giỏi) Câu thơ diễn tả trạng thái tâm lí nửa tỉnh, nửa mê của người chợt thức giấc trong đêm khuya. Măc dầu lần đầu tiên được chứng kiến sự ân cần chu đáo của Bác tựa như người Cha đối với người con, anh đội viên sung sướng như không tin nổi vào mắt mình, vào những điều anh nhìn thấy. Bóng Bác cao lồng lộng vì Bác đang đi dém chăn cho từng người. Sự quan tâm của Bác là đốt lửa sưởi ấm cho các anh. Nhưng cao lồng lộng còn là tượng trưng cho sự lớn lao, cao cả của bác, và tình Bác còn ấm hơn lửa khi Bác quan tâm săn sóc đến giấc ngủ từng người. ? Khi thấy Bác không ngủ (trong lần đầu tiên anh thức giấc) tình cảm của anh đội viên với Bác như thế nào?(HS TB) Vì là lần đầu gặp Bác, thấy Bác không ngủ nên anh rất.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ngạc nhiên, anh đội viên thương Bác “càng nhìn lại càng thương”. Sau đó anh cảm động săn sóc Bác bằng câu hỏi ân cần. “Bác ơi!Bác chưa ngủ. Bác có lạnh lắm không?”. Và cuối cùng anh bồn chồn lo Bác ốm, lo chiến dịch bị ảnh hưởng. ?) ở lần 3 anh có tâm trạng như thế nào?(HS TB) - Lần 3: câu chuyện lên đến “điểm đỉnh”: lo lắng thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh. HS1 -> hốt hoảng, giật mình: tự thầm thì hỏi nhỏ HS2 ->vội vàng nằng nặc (năn nỉ thiết tha “Mời Bác ngủ...”) GV -> cảm nhận được tình yêu thương mênh mông của Bác -> anh thức luôn cùng Bác. ? Nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ ? (sử dụng nhiều từ loại nào?)(HS TB) Sử dụng nhiều động từ mạnh: hốt hoảng, giật mình, vội vàng, nằng nặc có tác dụng khắc sâu diễn biến tâm trạng của anh đội viên. Thái độ tâm trạng của anh đội viên khi tỉnh giấc lần thứ ba –vẫn thấy Bác không ngủ- được đẩy thêm một bước cao hơn, có phần căng thẳng, kịch liệt hơn. ? Nhận xét gì về cấu tạo câu thơ: Mời Bác ngủ. Bác ơi …Bác ơi! Mời Bác ngủ. - Đảo trật tự ngôn từ, lặp lại cụm từ - Câu thơ đảo qua nhắc lại, nhưng tập trung vào chuyện ngủ. Câu thứ nhất là một lời mời tha thiết,câu thứ hai đảo vế và lặp lại lần hai “Bác ơi! Mời bác ngủ” đã gần như một lời thúc giục khẩn cầu. -> Quá lo cho sức khoẻ của Bác anh mời Bác đi ngủ. Cách nói ấy chỉ có thể của một người con đối với người cha thân yêu của mình. ?) Em có nhận xét gì về thái độ của anh đội viên khi thức dậy lần thứ 3?(HS TB) Lần thứ ba thức dậy mà thấy Bác vẫn chưa ngủ thì anh hốt hoảng giật mình. Bởi có thể anh nghĩ: rồi cũng có lúc Bác sẽ ngả lưng. Nhưng từ lần thứ nhất: “trời khuy lắm rồi” đến lần thứ hai, và lần này là “trời sáp sáng” nghĩa là săp trọn một đêm . Vì vậy lần này anh vội vàng, vì vậy lần này anh năn nỉ kiên trì: Mời Bác ngủ Bác ơi! Bác ơi! Mời Bác ngủ! ?) Diễn biến tâm trạng của anh đội viên qua qua hai lần thức giấc? Lần nào tình cảm của anh đội viên với Bác mạnh mẽ hơn?(HS TB) Lần 3 mạnh mẽ dứt khoát hơn lần 1. Lần 1: anh mới chỉ “thầm thì hỏi nhỏ” những câu hỏi chan chứa tình cảm yêu thương và lo lắng. Lần 3: sự lo lắng của anh đã thành “hốt hoảng” anh tha thiết.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> mời Bác đi ngủ. ? Tại sao nhà thơ không kể về lần thứ hai thức giấc của anh đội viên?(HS khá-giỏi) Trong bài thơ không nói đến việc anh thức dậy lần thứ hai nhưng chi tiết này có ý nghĩa rất lớn. + Có thể tác giả không muốn câu chuyện bị trùng lặp. + Lần thứ hai không được nhắc tới, nó như những dấu chấm lặng tạo khoảng cách giữa những lần thức giấc của anh đội viên. có thể đó là khoảng trống để người đọc tự suy nghĩ điều ấy. + Và như vậy -> lần thứ ba thức giấc chưa chắc đã là lần thứ ba mà còn có nghĩa là nhiều lần. Lần nào tỉnh giấc , anh đội viên cũng đều thấy Bác vẫn chưa ngủ. Có lẽ làn thứ nhất anh đội viên bày tỏ tình cảm bồng bột; lần thứ hai suy nghĩ sâu sắc về việc Bác không ngủ, lần thứ ba không kìm nén được tình cảm, anh bộc lộ cái hốt hoảng giật mình bằng cách nằng nặcmời Bác ngủ. Bằng cách diễn đạt tinh tế: -> Vừa nhấn mạnh trạng thái bồn chồn của anh đội viên -> vừa nhấn mạnh, khắc sâu được sự hi sinh thầm lặng, lớn lao của Bác. ? Vì sao từ chỗ bồn chồn lo lắng -> vội vàng, nằng nặc mời Bác đi ngủ, anh đội viên lại chuyển sang “vui sướng mênh mông” thức luôn cùng Bác? (HS khá- giỏi) Đây là tình cảm rất thật của anh đội viên. Anh lo cho Bác, nhưng trước đó anh chưa hiểu hết tấm lòng của Bác. Anh chỉ nghĩ rằng Bác thức là để đốt lửa dém chăn cho các anh, nên anh cố mời Bác đi ngủ. Nhưng khi anh biết được Bác còn thức vì lo lắng, vì thương anh chị em dân công ướt lạnh trong đêm thì anh nyhận ra không thể nào mời Bác ngủ được. Anh sung sướng vì biết Bác lo cho tất cả, biết lòng Bác thật bao la. Bác ơi,tim Bác mênh mông thế. Ôm cả non sông một kiếp người. (Tố Hữu) Anh sung sướng vì phát hiện được tấm lòng của Bác thật nhân hậu bao dung “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Sau khi hiểu được tâm trạng tấm lòng của Bác, anh thấy lớn hơn về tâm hồn và tình cảm, cảm nhận được niềm hạnh phúc lớn lao nên “anh thức luôn cùng Bác”. ?) Tình cảm anh đội viên cũng chính là tình cảm của bộ đội và nhân dân đối với Bác? Tình cảm đó được thể hiện như thế nào trong bài thơ?(HS TB) - Kính yêu, biết ơn và tự hào về Bác.. Bằng lối kể chuyện mộc mạc, kết hợp với việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật độc đáo, đặc sắc đã làm nổi bật tình cảm kính yêu chân thành, lòng biết ơn sâu sắc, sự ngưỡng mộ tự hào về Bác của anh đội viên..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Điều chỉnh, bổ sung giáo án ……………………………………………………… ………………………………………………………. 3.3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: hướng dẫn Hs luyện tập - Phương pháp: nêu vấn đề, thuyết trình - Kĩ thuật: động não, KT trình bày 1’ Hoạt động của GV và HS. Nội dung cần đạt. III. Luyện tập - Học thuộc lòng bài thơ - Cảm nhận về tình cảm anh đội viên dành cho Bác. - Phân tích hình tượng bác Hồ trong bài thơ. - HS suy nghĩ – trình bày 1’ - HS khác nhận xét, bổ sung,đánh giá. GV nhận xét, đánh giá. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ………………………………………………… ………………………………………………… 3.4. Hoạt động tìm tòi - mở rộng - Mục đích: phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn, năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tăng cường tính thực tiễn cho bài học - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Tìm và đọc các bài thơ viết về chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………… … 3.5. Hướng dẫn về nhà (3’) - Học thuộc lòng 9 khổ thơ đầu bài thơ, phân tích nội dung chính của đoạn 1. - Chuẩn bị: Tiết 2- văn bản + Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK theo nội dung phiếu học tập GV phát phiếu học tập cho HS. PHIẾU HỌC TẬP GV hướng dẫn HS tìm hiểu.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> ? Như ở tiết 1 chúng ta đã biết hoàn cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện, một bạn nhắc lại, cho biết Bác đã thức trong hoàn cảnh như thế nào? Có nét gì đặc biệt trong hoàn cảnh đó? ?) Hình ảnh Bác hiện lên qua cái nhìn của anh đội viên và được miêu tả trên nhiều phương diện: Hình dáng, tư thế, vẻ mặt, cử chỉ, hành động, lời nói. Em hãy tìm các chi tiết thể hiện rõ điều này? ?) Hiểu như thế nào là “trầm ngâm”? ?) Đinh ninh: dáng vẻ vẫn thế không có gì thay đổi. ? Bài thơ khắc hoạ đậm nét tư thế, dáng vẻ yên lặng, trầm ngâm của Bác bằng cách lặp đi lặp lại và nhấn mạnh ở lần sau. Nét nguyên hình ấy biểu hiện chiều sâu tâm trạng của Bác. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? ?) Cử chỉ hành động nào của Bác làm cho em xúc động nhất? Vì sao? * Cử chỉ, hành động: ?) Em hiểu thêm được điều gì về Bác qua lời nói của Bác? * Lời nói Lần đầu: “chú...giặc” -> ngắn gọn, vắn tắt Lần sau: “Bác...mau mau” -> nỗi lòng, sự lo lắng đối với bộ đội, dân công. ? có ý kiến cho rằng hình ảnh đi sóng đôi: Bác - ngọn lửa hồng là hình ảnh mang dụng ý nghệ thuật đặc sắc của tác giả. Ý kiến của em.? ?) Nhận xét, đánh giá về hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ? ?) Đọc và cho biết ý nghĩa của khổ thơ cuối? ?) Hãy nêu những bài thơ nói về việc Bác không ngủ được vì lo cho dân, cho nước? ? Cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ?. Ngày soạn:4/03/2021 Văn bản ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ (TIẾT 2) - Minh Huệ I. Mục tiêu cần đạt ( Như tiết 1) 1. Kiến thức 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài học - Kĩ năng sống 3. Thái độ 4. Phát triển năng lực. Tiết 98.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> II. Chuẩn bị ( Như tiết 1) III. Phương pháp/ KT ( Như tiết 1) IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số HS vắng 6C 40 2. Kiểm tra bài cũ (5’) CÂU HỎI ? Đọc thuộc lòng 5 khổ thơ đầu bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Cảm nhận về tình cảm của anh đội viên dành cho Bác? TRẢ LỜI - HS đọc thuộc lòng 5 khổ thơ đầu trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. - Cảm nhận về tình cảm của anh đội viên dành cho Bác: Bằng lối kể chuyện mộc mạc, kết hợp với việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật độc đáo, đặc sắc đã làm nổi bật tình cảm kính yêu chân thành, lòng biết ơn sâu sắc, sự ngưỡng mộ tự hào về Bác của anh đội viên. 3. Bài mới 3.1. Hoạt động khởi động - Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp cận bài học - Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: trình bày một phút. - Thời gian: 1’ GV giới thiệu bài: Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về tâm tư tình cảm của anh đội viên , tiết học hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau phân tích hình tượng Bác Hồ trong bài thơ. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. Hoạt động 2 (23’) - Mục tiêu: hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu về giá trị của tác phẩm - Phương pháp: vấn đáp, đọc diễn cảm, nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi. 3. Phân tích a. Hình ảnh anh đội viên Tâm tư người chiến sĩ .. ? Như ở tiết 1 chúng ta đã biết hoàn cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện, một bạn nhắc lại, cho biết Bác đã thức trong hoàn cảnh như thế nào? Có nét gì đặc biệt trong hoàn cảnh đó?(HS TB) - Bác đã thức trong một đêm khuya, trên đường đi chiến dịch, Trời thì mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác. Câu thơ không nói tới cái lạnh, nhất là cái lạnh chốn rừng. b. Hình tượng Bác Hồ.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> núi hoang vu. Nhưng ta vẫn cảm nhận được cái rét thấu xương, thấm vào da thịt. Cái lạnh làm run rẩy câu thơ tuy rất khẽ khàng-> một hoàn cảnh tương đối khắc nghiệt - Có một điều hết sức đặc biệt, trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó Bác chủ đông ngồi không ngủ cạnh bếp lửa, chứ không phải là không ngủ được. ?) Hình ảnh Bác hiện lên qua cái nhìn của anh đội viên và được miêu tả trên nhiều phương diện: Hình dáng, tư thế, vẻ mặt, cử chỉ, hành động, lời nói. Em hãy tìm các chi tiết thể hiện rõ điều này?(HS TB) * Hình dáng, tư thế: - Lần 1: Bác ngồi lặng yên mặt trầm ngâm ?) Hiểu như thế nào là “trầm ngâm”? Dáng vẻ lặng lẽ, suy nghĩ về một điều gì đó? - Lần 3: ngồi đinh ninh tập trung suy nghĩ chòm râu im phăng phắc cao độ ?) Đinh ninh: dáng vẻ vẫn thế không có gì thay đổi. * Cử chỉ, hành động: - Đốt lửa Động từ -> sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ, chu - Dém chăn đáo như cha, mẹ chăm sóc con - Nhón chân => TY thương s2 trong sự hi sinh thầm lặng * Lời nói Lần đầu: “chú...giặc” -> ngắn gọn, vắn tắt Lần sau: “Bác...mau mau” -> nỗi lòng, sự lo lắng đối với bộ đội, dân công * HS thảo luận: ? GV: Bài thơ khắc hoạ đậm nét tư thế, dáng vẻ yên lặng, trầm ngâm của Bác bằng cách lặp đi lặp lại và nhấn mạnh ở lần sau. Nét nguyên hình ấy biểu hiện chiều sâu tâm trạng của Bác. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?(HS khá) Bài thơ khắc hoạ tư thế và dáng vẻ lặng yên, trầm ngâm của Bác trong đêm khuya, bên bếp lửa, hình ảnh đó được lặp đi lặp lại và nhấn mạnh hơn ở lần 3: Từ chỗ ngồi “lặng yên” -> “đinh ninh”…từ “vẻ mặt trầm ngâm” -> “im phăng phắc” => biểu hiện chiều sâu tâm trạng của Bác Vẻ “trầm ngâm” trên nét mặt , cái lặng yên bên bếp lửa lúc canh khuya càng không phải là thanh thản. Nó phản chiếu một tâm tư không hề lặng lẽ bên trong. Khối tâm tư ấy của người chèo lái gắn chặt với con thuyền kháng chiến còn phải vượt qua bao nhiêu ghềnh thác cam go trước khi đến được với thắng lợi cuối cùng. Và tâm trạng ấy được bộc lộ rõ hơn qua cử chỉ hành động, lời nói. ?) Cử chỉ hành động nào của Bác làm cho em xúc động nhất? Vì sao?(HSkhá- giỏi) * Cử chỉ, hành động.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Đốt lửa Động từ -> sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ, chu - Dém chăn đáo như cha, mẹ chăm sóc con - Nhón chân => TY thương s2 trong sự hi sinh thầm lặng * GV: + Hành động “dém chăn”thể hiện sâu sắc tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần tỉ mỉ của Bác Hồ đối với các chiến sĩ. Bác như người cha người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứâ con. Sự chăm sóc đó chu đáo, không sót một ai. +Đặc biệt cử chỉ “nhón chân”, là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc giản dị mà xúc động bộc lộ lòng yêu thương chan chứa, sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với những người chiến sĩ bình thường. * “ Đốt lửa”, “dém chăn”, “nhón chân” đều là những cử chỉ hành động làm cho chúng ta xúc động: “đốt lửa” là khơi ngọn lửa cho bốc to lên, còn “dém chăn” là giắt lại cho ấm. Hành động dịu dàng và lặng lẽ ấy là tiếng nói của tình thương. Không phải tình ruột thịt thì làm sao có tình cảm ân cần, chu đáo với từng đứa con? Không phải là tình thương chung chung, mà là tình thương toả ấm tới từng người .Phải biết vui khi làm người khác hạnh phúc, và biết biến hạnh phúc của người khác thành hạnh phúc của chính mình thì mới nhẹ nhàng “nhón chân” để những chiến sĩ không giật mình thức giấc. Trước tình thương ấy, anh đội viên đắm chìm trong một cảm giác hạnh phúc. Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng Đó là ông tiên trong truyện cổ tích. Chỉ có ông tiên mới “lồng lộng”, mới hiện ra từ một thứ hào quang kì diệu như một giấc chiêm bao. Cảm giác ấm áp mà người nằm mơ nhận được mới có thể “ấm hơn ngọn lửa hồng”. Và hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy đúng là sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng bởi nó sưởi ấm tự bên trong! Song cốt lõi của giấc chiêm bao lại là một con người bằng xương, bằng thịt. - GD TT HCM: Ngợi ca vẻ đẹp lãnh tụ Hồ Chí Minh, hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc. Tình yêu thương của Bác dành cho nhân dân; tinh thần đồng cam cộng khổ của Bác đối với nhân dân. ?) Em hiểu thêm được điều gì về Bác qua lời nói của Bác? (HS TB) * Lời nói Lần đầu: “chú...giặc” -> ngắn gọn, vắn tắt Lần sau: “Bác...mau mau” -> nỗi lòng, sự lo lắng đối với bộ đội, dân công. Nếu như ở phần khắc hoạ: Hình dáng tư thế của Bác đã tạo ra +nét đặc trưng thứ nhất trong hình tượng Bác: một vẻ trầm ngâm, lặng yên, suy tư, thâm trầm của hiền.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> triết phương Đông. + Thì những cử chỉ hành động chăm sóc của Bác hiện ra giúp ta lại thấy được nét đặc trưng thứ hai trong hình tượng Bác là lòng thương yêu chiến sĩ. + Và cuối cùng những lời nói giãi bày tâm trạng Bác đã khắc hoạ nét đặc trưng thứ ba trong hình tượng Bác đó là lòng thương người bao la. Người không chỉ thương các chiến sĩ trong lều, mà thương tất cả mọi chiến sĩ dân công. Đến đây tấm lòng của Bác như hoà chung với tấm lòng chiến sĩ. Người lo, Người mang theo cả nỗi lo, nỗi mong của từng chiến sĩ. Cũng phải tới lúc này ,với anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ mới hiện ra roàn vẹn. Đó là một sự thống nhất từ hình dáng , cử chỉ đến lời nói. Toàn bộ con người ấy toả sáng tình thương: Thương các chiến sĩ đang yên ngủ để “ngày mai đi đánh giặc”, thương bộ đội, đồng bào vì kháng chiến mà gánh chịu gian khổ hi sinh. ? Có ý kiến cho rằng hình ảnh đi sóng đôi: Bác - ngọn lửa hồng là hình ảnh mang dụng ý nghệ thuật đặc sắc của tác giả. Ý kiến của em?(HS khá) Bài thơ rất hay và đặc sắc vì đã khéo xây dựng không khí. “Ngoài trời mưa lâm thâm” là một không khí thật gợi cảm. Trời se se lạnh, mưa nhỏ ẩm ướt bao phủ, lẽ tự nhiên khêu gợi ở con người một khát vọng về sự ấm cúng. Trong không khí ấy, hình ảnh Bác hồ xuất hiện như một nguồn tình cảm sưởi ấm mọi người; không chỉ sưởi ấm bằng bếp lửa, bằng cử chỉ dém chăn, mà bằng cả tấm lòng lo lắng cho các chiến sĩ dân công ngủ ngoài rừng “Rải lá cây làm chiếu, manh áo phủ làm chăn”. Không phải ngẫu nhiên mà trong bài thơ, bên cạnh hình ảnh Bác có hình ảnh ngọn lửa hồng: - “Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm…” - “Bóng bác cao lồng lộng. ấm hơn ngọn lửa hồng…” - “ Anh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng…” Ánh lửa trong lều sưởi ấm các chiến sĩ trong lều. ánh lửa trong lòng Bác sưởi ấm lòng tất cả các chiến sĩ Việt Nam. Chính nhờ xây dựng không khí tương phản: Trời mưa lâm thâm – ngọn lửa hồng xây dựng hình ảnh đối chiếu: Bác Hồ – ngọn lửa, Bác Hồ – Anh đội viên (dường như Bác đã hoá thân thành bức tượng vững chãi. Đối lập với Bác, anh đội viên là người hay xúc động, lòng anh khi thì “bồn chồn”, khi thì.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> “thổn thức” khi thì “bề bộn”, khi thì “hốt hoảng, giật mình”. Đặc điểm này của anh đội viên làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của hình tượng Bác. Nhà thơ đã dựng nên một hình tượng bác Hồ thật gần gũi mà vĩ đại (một người cha, một người Bác, một người anh - một vị lãnh tụ) một nguồn tình cảm ấm áp của toàn dân và toàn quân ta trong những ngày đầu kháng chiến gian nan, thiếu thốn. ?) Nhận xét, đánh giá về hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ?(HS TB) * Cho HS xem một số hình ảnh hoạt động của Bác * GV liên hệ với cuộc đời vì dân vì nước của Bác -> Tố Hữu đã từng ngợi ca “Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm trọn non sông mọi kiếp người” ?) Đọc và cho biết ý nghĩa của khổ thơ cuối?(HS TB) - Khổ cuối là một lời giải thích lí do đêm nay Bác không ngủ một cách giản dị mà sâu xa - Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh - Nâng ý nghĩa của câu chuyện, của sự việc lên tầm khái quát lớn - Cái “lẽ thường tình” mà nhà thơ nói đến chính vì “Bác là Hồ Chí Minh”, là lãnh tụ có lòng nhân ái bao la. Trên đường đi chiến dịch, Bác xông pha, nếm trải gian khổ với chiến sĩ. - Cái “lẽ thường tình” ấy vì “Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” (Tố Hữu) - Cái “lẽ thường tình” ấy chính là tấm lòng lo nước, thương dân của lãnh tụ: Lòng riêng riêng những bàn hoàn Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng”. - Khổ cuối được xem nhưột câu bình luận trữ tình. Tác giả chỉ gợi về cái “lẽ thường tình” tạo nên bao liên tưởng chấn động tâm hồn người yêu thơ về tình nhân ái Hồ Chí Minh, về đạo đức nhân cách cao đep Hồ Chí Minh đã hiến dâng cả cuộc đời “79 mùa xuân’ cho độc lập, tự do của tổ quốc, và đã ‘ôm cả non sông, mọi kiếp người” Khổ thơ cuối là một đáp số, một phát hiện: Tình thương của Bác không chỉ là những biểu hiện lẻ tẻ mà nó là bản chất trong nhân cách Hồ Chí Minh. Đúng như Chế Lan Viên đã nhận xét: “Bác vĩ đại chẳng làm ai kinh ngạc”.. Hình ảnh Bác Hồ thật đẹp, thật giản dị, chân thực mà hết sức lớn lao, bởi lòng yêu thương sâu nặng, sự chăm lo ân cần chu đáo với chiến sĩ, đồng bào..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> -GD QPAN:Tình thương yêu của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ và dân tộc Việt Nam. ?) Hãy nêu những bài thơ nói về việc Bác không ngủ được vì lo cho dân, cho nước?(HS TB) - Cảnh khuya, Không ngủ được. * GV bình ? Cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ? (HS TB) Điều chỉnh, bổ sung giáo án ……………………………………………………… ………………………………………………………. 4. Tổng kết Hoạt độn 3 ( 5’) a. Nội dung: Bài thơ thể - Mục tiêu: hướng dẫn Hs tổng kết về giá trị của tác hiện tấm lòng yêu thương phẩm bao la của Bác Hồ với bộ - Phương pháp: nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm đội, nhân dân; tình cảm kính yêu ,cảm phục của bộ - Kĩ thuật: động não, chia nhóm đội và nhân dân ta với Bác. - HV giao nhiệm vụ hai nhóm thảo luận ?) Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của bài thơ? (thể thơ, sử b. Nghệ thuật dụng từ ngữ…)(HS TB) - GD đạo đức: Giáo dục tình yêu con người, tình yêu quê - Thể thơ 5 tiếng, nhiều vần hương đất nước, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại chỉ liền thích hợp với lối kể biết lo cho dân tộc cho đất nước. Rèn luyện phẩm chất tự chuyện. lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản - Kết hợp kể với tả, tự sự với trữ tình thân, với quê hương, đất nước ?) Bài thơ giúp em hiểu điều gì về tình cảm của Bác và tình - Chi tiết giản dị, chân thực, cảm động. cảm của nhân dân ta với Người?(HS TB) - Dùng nhiều từ láy tạo hình HS tự bộ lộ- HS khác nhận xét, bổ sung , biểu cảm. GV nhận xét, đánh giá - Những hình ảnh ẩn dụ HS trao đổi –trình bày, nhận xét, bổ sung quen thuộc. => 1 HS đọc ghi nhớ - GV trình chiếu chốt. c. Ghi nhớ: Sgk Điều chỉnh, bổ sung giáo án ……………………………………………………… ………………………………………………………. 3.3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: hướng dẫn Hs luyện tập - Phương pháp: nêu vấn đề, thuyết trình - Kĩ thuật: động não, KT trình bày 1’ Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HS nghe đọc diễn cảm. III. Luyện tập ? Cảm nhận về hình tượng Bác Hồ BT 1 (68): nghe đọc diễn cảm trong bài thơ?(HS TB) BT 2 (68) HS suy nghĩ , HS khác nhận xét– GV Cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ gọi hs trình bày trong 1’ – nhận xét, trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” đánh giá. của nhà thơ Minh Huệ ..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Điều chỉnh, bổ sung giáo án… ………………………………… ………………………………… 3.4. Hoạt động tìm tòi - mở rộng - Mục đích: phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn, năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tăng cường tính thực tiễn cho bài học - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp Hoạt động của thầy và trò Nội dung Sưu tầm một số bài thơ viết về Bác. Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………… … 3.5. Hướng dẫn về nhà (3’) - Tìm hiểu kĩ hoàn cảnh sáng tác bài thơ, học thuộc lòng, thấy được sự kết hợp độc đáo, phù hợp giữa thể thơ 5 chữ và lối kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm. - Chuẩn bị: Lượm – Tố Hữu + Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh lịch sử nước ta thời kì KCCP từ 1946- 1954; + Cách đọc bài thơ – chú ý cảm xúc trong từng khổ + Xác định thể thơ +Sưu tầm những tấm gương thiếu nhi dũng cảm trong các cuộc KC, +Soạn bài theo câu hỏi SGK . - Chuẩn bị tiết sau: Tập làm văn: “ Phương pháp tả người”. + Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK theo nội dung phiếu học tập GV phát phiếu học tập cho HS. PHIẾU HỌC TẬP GV hướng dẫn HS tìm hiểu HS đọc bài tập 1 (59) phần a, b ?) Mỗi đoạn văn đó tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? ?) Bố cục 3 phần và nội dung bài văn c? * Mở bài: * Thân bài: * Kết bài: ?) Nếu đặt tên cho bài văn em đặt là gì? - Keo vật hoặc Kết thúc bất ngờ hoặc 2 người trong keo vật. ?) Trong các đoạn văn a, b, c đoạn nào tả chân dung? ? Đoạn nào tả người gắn với công việc? - Đoạn a, b: khắc hoạ chân dung nhân vật - Đoạn c: tả người gắn với công việc ?) Như thế yêu cầu lựa chọn chi tiết, hình ảnh sẽ như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Tả chân dung (gắn với hình ảnh tĩnh): dùng động từ, tính từ, danh từ - Tả hành động người: nhiều động từ ?) Qua các VD trên, em hãy cho biết yêu cầu khi tả người? ?) Từ VD c em hãy nêu bố cục thường gặp của bài tả người? Ngày soạn: 4/03/2021. Tiết 99. Văn bản LƯỢM ( TIẾT 1) ( Tố Hữu ) I. Mục tiêu cần đạt- giúp HS hiểu được 1. Kiến thức - Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật.Tình yêu mến trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm. Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng. Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp tự sự và bộc lộ cảm xúc. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài học: đọc diễn cảm bài thơ, đọc –hiểu bài thơ có sự kết hợp các yếu tố tự sự miêu tả và biểu cảm. Phát hiện và phân tích được ý nghĩa các từ láy, hình ảnh hoán dụ, những lời đối thoại trong bài thơ. - Kĩ năng sống: Tự nhận thức được vẻ đẹp của tấm gương thiếu nhi anh hùng trong kháng chiến từ đó xác định được mục tiêu sống; giao tiếp, lắng nghe / phản hồi, trình bày suy nghĩ ý tưởng về vẻ đẹp của bài thơ. 3, Thái độ - Giáo dục lòng yêu mến, khâm phục tấm gương anh hùng của thiếu nhi trong lịch sử dân tộc. - GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất yêu quê hương, đất nước, sống có niềm tin, có lí tưởng cao đẹp, khi cần có thể hi sinh cả thân mình vì đất nước. Rèn tính tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân => GD giá trị sống: YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC. -GD QPAN: Kể chuyện về những tấm gương mưu trí, dũng cảm của thiếu niên Việt Nam trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. 4. Phát triển năng lực: năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà ), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp của tác phẩm văn chương ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến về giá trị của tác phẩm), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.Năng lực thẩm mĩ khi khám phá vẻ đẹp của tác phẩm. II. Chuẩn bị - GV: nghiên cứu chuẩn kiến thức,SGK, SGV, bài soạn, tài liệu tham khảo - HS: đọc- soạn bài III. Phương pháp/ KT: Phương pháp đọc diễn cảm, đàm thoại, thuyết trình, nhóm, nêu vấn đề, động não, trình bày 1’..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số HS vắng 6C 40 2. Kiểm tra bài cũ (5’) CÂU HỎI ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, em cảm nhận được điều gì từ bài thơ? TRẢ LỜI + HS Đọc thuộc lòng bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. + Cảm nhận của HS về bài thơ: Nội dung: Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội, nhân dân; tình cảm kính yêu ,cảm phục của bộ đội và nhân dân ta với Bác. Nghệ thuật - Thể thơ 5 tiếng, nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện. - Kết hợp kể với tả, tự sự với trữ tình - Chi tiết giản dị, chân thực, cảm động. - Dùng nhiều từ láy tạo hình , biểu cảm. - Những hình ảnh ẩn dụ quen thuộc. 3. Bài mới 3.1. Hoạt động khởi động - Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp cận bài học - Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: trình bày một phút. - Thời gian: 1’ - GD QPAN: Kể chuyện về những tấm gương mưu trí, dũng cảm của thiếu niên Việt Nam trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. ? Em có thể kể tên tấm gương những thiếu niên anh hùng trong cuộc KC của dân tộc?- HS bộc lộ, HS khác nhận xét. GV giới thiệu : Trong các cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc đã có nhiều những tấm gương thiếu niên dũng cảm, kiên cường, tuổi nhỏ mà chí lớn như Trần Quốc Toản, Vừ A Dính...Thiếu niênViệt Nam được ca ngợi và khẳng định vai trò trong kháng chiến chống ngoại xâm... “ Ôi Việt Nam xứ sở lạ lùng Đến em thơ cũng hoá những anh hùng”. Chính các em đã thêu dệt lên sự diệu kì trong trang sử vàng dân tộc. Nhà thơ Tố Hữu đã giúp chúng ta hình dung cụ thể về những thiếu niên như thế qua bài “Lượm”. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức TIẾT 1 Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 (5’) - Mục tiêu: hướng dẫn Hs tìm hiểu về tác giả , hoàn cảnh sáng tác tác phẩm I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - Phương pháp: vấn đáp - Nguyễn Kim Thành (1920 –.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trả lời ?) Nêu những hiểu biết của em về tác giả? (HS TB) HS phát biểu - GV bổ sung Ông tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi - Là nhà thơ đầu tiên được giải thưởng Văn học ASEAN. - Xứ Huế có những làn điệu dân ca ngọt ngào -> ảnh hưởng sâu sắc trong thơ ca Tố Hữu. ?) Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ? (HS TB) HS trả lời, HS khác nhận xét, GV nhận xét. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ……………………………………………………… ………………………………………………………. Họa động 3 (28’) - Mục tiêu: hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu về giá trị của tác phẩm - Phương pháp: vấn đáp, đọc diễn cảm, nêu vấn đề, thuyết trình - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, trả lời. GV nêu y/c đọc: giọng đọc thay đổi qua từng đoạn ( vui tươi ở đoạn đầu, ngừng ở những câu đặc biệt, xúc động nghẹn ngào ở phần cuối -> Đọc mẫu một đoạn -> 2 HS đọc tiếp * Giải thích nghĩa một số từ khó/SGK. 2002), là nhà cách mạnh ,nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam.. ? Bài thơ được kể bằng lời của ai?Xác định trình tự kể ? (HS TB) ? Xác định thể thơ? (HS TB) - HS: Thể thơ 4 chữ. - HS khác nhận xét - GV: Thể thơ 4 chữ, một thể thơ dân gian truyền thống thường được dùng trong các bài vè kể chuyện sau đó được tiếp nhận và nâng cao trong thơ hiện đại, nhịp thơ ngắn, nhanh. ? Bài thơ chia làm mấy đoạn? ý chính mỗi đoạn? (HS TB) - Đ1: Từ đầu -> xa dần: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ với tác giả. - Đ2: Tiếp -> giữa đồng: Chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm. - Đ3: Còn lại: Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi. ? Xác định PTBĐ của bài thơ? (HS TB) - HS: Tự sự –miêu tả - bộc lộ cảm xúc *GV: Bài thơ có yếu tố tự sự cao nên phân tích theo nhân vật.. 2. Kết cấu- Bố cục: 3 đoạn. 2. Tác phẩm - Sáng tác 1949 trong kháng chiến chống Pháp. - In trong tập thơ “Việt Bắc”.. II. Đọc – hiểu văn bản. 1. Đọc, chú thích/ SGK. - Thể loại: thể thơ 4 chữ. - PTBĐ: Tự sự –miêu tả - bộc lộ cảm xúc.. 3. Phân tích.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> ?) Bài thơ có những nhân vật nào? Ai là nhân vật a. Hình ảnh chú bé Lượm chính? (HS TB) - Lượm, chú (nhà thơ) -> Lượm là nhân vật chính * HS đọc Đ1 ? Hoàn cảnh gặp gỡ có gì đặc biệt? (HS TB) - Hoàn cảnh: “Ngày Huế đổ máu” (1946) khi Pháp đánh chiếm cố đô -> gặp gỡ tình cờ không hẹn trước ?) Khi tả người thường tả những đặc điểm gì? (HS Khá) - Hình dáng, trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động... ?) Tác giả đã lựa chọn những phương diện nào để tả về Lượm? Tìm những hình ảnh thơ thể hiện điều đó? Phân tích? (HS TB) HS1- Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca nô đội lệch -> trang phục của một chiến sĩ nhỏ tuổi. HS2- Dáng điệu: loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh -> nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch HS3- Cử chỉ: huýt sáo, cười híp mí, như con chim chích -> nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời. GV: Lời nói: “Cháu...ở nhà” -> tự nhiên, chân thật ?) Để miêu tả chú bé Lượm, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? (HS TB) - Nhịp thơ nhanh - Từ láy gợi hình, tạo nhạc điệu cho câu thơ - So sánh: “như ...vàng” -> hình ảnh Lượm nhỏ bé, đáng yêu. ?) Em hiểu như thế nào về “con đường vàng”? (HS khá- giỏi) HS- Con đường đầy cát vàng, lá vàng, nắng vàng, con đường cách mạng... HS khác nhận xét, bổ sung. *GV: “Con đường vàng” là một hình ảnh sáng giá tượng trưng cho con đường đầy nắng đẹp đi tới tương lai xán lạn mà cách mạng đã đem đến cho thiếu niên Việt Nam. So sánh Lượm “như con chim chích...” là một so sánh thật đắt giúp ta hình dung Lượm như chú chim non cất tiếng hót rộn ràng, tung tăng trong nắng mới, nhảy nhót trên đường vàng... ?) Quan sát kênh hình (73) và qua phân tích ở trên em hãy nhận xét về Lượm? (HS TB) *GV: Trong thơ có hoạ. Phần đầu bài thơ là một bức tranh chân dung truyền thần chú bé liên lạc trong kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh chú bé Lượm thật đáng yêu để lại ấn tượng sâu sắc.... Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu.. Nhịp thơ nhanh cùng nhiều từ láy, hình ảnh so sánh đã góp phần diễn tả hình ảnh Lượm – một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, lạc quan,say mê đi kháng chiến thật đáng mến,đáng yêu.. Hình ảnh Lượm trong.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> * HS đọc lại Đoạn 2 chuyến đi liên lạc cuối cùng. ?) Chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm diễn ra trong một hoàn cảnh như thế nào? Nhận xét về hoàn cảnh đó? (HS TB) - Đạn bay vèo vèo – Thư đề “Thượng khẩn”. ?) Em hiểu như thế nào về từ “vèo vèo”? (HS TB) - Miêu tả đạn giặc nhiều, nhanh => rất nguy hiểm ?) Trước hoàn cảnh đó Lượm đã làm gì? Suy nghĩ ra sao? (HS TB) - Vụt qua mặt trận, sợ chi hiểm nghèo. ?) “Vụt” nghĩa là gì? (HS TB) – Nhanh -> thái độ kiên quyết làm nhiệm vụ của Lượm. ? Từ đó em có cảm nhận gì về hình ảnh chú bé Lượm khi trong chuyến liên lạc? (HS khá) *GV: Khi mang mệnh lệnh chiến đấu khẩn cấp,cũng như bao lần đi làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ mà không nề hà sự hiểm nguy đang cận kề. Câu thơ “Sợ chi hiểm nghèo” vang lên như một lời thách thức, như một lời thề chiến đấu. ?) Sự hi sinh của Lượm được tác giả miêu tả như thế nào? Nhận xét? (HS TB) - “Bỗng loè chớp đỏ...máu tươi” -> hi sinh dũng cảm => câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau trước sự hi sinh anh dũng của Lượm. ?) Hình ảnh thơ “Cháu...đồng” gợi cho em suy nghĩ gì? (HS TB) HS1- Chú bé hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên đầy hứa hẹn của một cuộc đời đang được chắp cánh cùng CM. Nhà thơ đã cảm nhận được sự hi sinh ấy có một vẻ thiêng liêng cao cả. HS2- Lượm như thiên thần bé nhỏ yên nghỉ giữa cánh động quê hương với hương thơm lúa non bao phủ quanh em và linh hồn bé nhỏ của Lượm đã hoá Lượm dũng cảm làm nhiệm thân với thiên nhiên, đất nước. vụ và hi sinh anh dũng vì quê - Lượm đã chiến đấu và hi sinh vì quê hương. hương, đất nước. *GV: Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hi sinh của những chiến sĩ trên chiến trường. Tác giả đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn liệt sĩ vừa thân thuộc bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng... ?) Qua đoạn 2 em thấy Lượm là chú bé như thế nào? ?) Hãy nêu một vài gương thiếu niên dũng cảm trong kháng chiến chống ngoại xâm mà em biết? (HS TB).

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Điều chỉnh, bổ sung giáo án ……………………………………………………… ………………………………………………………. 3.3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: hướng dẫn Hs luyện tập - Phương pháp: nêu vấn đề, thuyết trình - Kĩ thuật: động não, KT trình bày 1’ III. Luyện tập ? Cảm nhận của em về nhân vật Cảm nhận về nhân vật Lượm. Lượm? - HS suy nghĩ – trình bày 1’ - HS khác nhận xét, bổ sung,đánh giá. GV nhận xét, đánh giá. Điều chỉnh, bổ sung giáo án… ………………………………… ………………………………… 3.4. Hoạt động tìm tòi - mở rộng - Mục đích: phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn, năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tăng cường tính thực tiễn cho bài học - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Sưu tầm các tác phẩm viết về những thiếu niên anh hùng trong cuộc KC của dân tộc . Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………… … 3.5. Hướng dẫn về nhà (3’) ? Học thuộc lòng bài thơ. ? Viết đoạn văn miêu tả ngoại hình chú bé Lượm. - Phân tích tình cảm của tác giả dành cho Lượm. - Chuẩn bị: Tiết 2- văn bản + Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK theo nội dung phiếu học tập GV phát phiếu học tập cho HS..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> PHIẾU HỌC TẬP GV hướng dẫn HS tìm hiểu Hs đọc bài thơ ?) Tác giả đã gọi Lượm bằng những từ xưng hô khác nhau. Hãy tìm và phân tích tác dụng của sự thay đổi đó? - Chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ. + Chú bé: + Cháu: + Chú đồng chí nhỏ: + Lượm: ?) Trong đoạn 2 khi viết về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh anh dũng mà cao đẹp của lượm có những câu thơ, khổ thơ được cấu tạo đặc biệt để thể hiện tâm trạng ,cảm xúc của nhà thơ. Tìm và nêu tác dụng? - Ra thế - Lượm ơi!... - Thôi rồi,Lượm ơi - Lượm ơi, còn không? ?) Theo em việc lặp lại 2 khổ thơ cuối có dụng ý gì?Đó là kiểu kết cấu gì? ? Em có nhận xét gì về cảm xúc và tình cảm của tác giả với Lượm? ?) Hãy đánh giá thành công về nội dung, nghệ thuật của bài thơ? ? Đọc diễn cảm đoạn thơ em thích nhất và cảm nhận về khổ thơ? ? Từ nhân vật chú bé Lượm và tấm gương một số thiếu niên Việt Nam dũng cảm trong các cuộc kháng chiến, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam?. Ngày soạn: 21/02/2019. Tiết 100. Văn bản LƯỢM ( TIẾT 2).

<span class='text_page_counter'>(26)</span> ( Tố Hữu ) I. Mục tiêu cần đạt ( Như tiết 1) 1. Kiến thức 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài học - Kĩ năng sống 3.Thái độ 4. Phát triển năng lực II. Chuẩn bị ( Như tiết 1) III. Phươg pháp/ KT ( Như tiết 1) IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số HS vắng 6C 40 2. Kiểm tra bài cũ (5’) CÂU HỎI ? Đọc thuộc lòng bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu? Nhận xét của em về hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ? TRẢ LỜI + HS Đọc thuộc lòng bài thơ “ Lượm” của nhà thơ Tố Hữu. + Cảm nhận của HS về hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ: Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu: Nhịp thơ nhanh cùng nhiều từ láy, hình ảnh so sánh đã góp phần diễn tả hình ảnh Lượm – một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, lạc quan,say mê đi kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng: Lượm dũng cảm làm nhiệm vụ và hi sinh anh dũng vì quê hương, đất nước. 3. Bài mới 3.1. Hoạt động khởi động - Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp cận bài học - Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: trình bày một phút. - Thời gian: 1’ GV giới thiệu bài: Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về hình ảnh chú bé Lượm, tiết học hôm nay cô và các em sẽ cùng đi vào phân tích tình cảm,cảm xúc của nhà thơ đối với chú bé Lượm. 3.2.Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 ( 23’) - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu giá 3. Phân tích trị của văn bản a. Hình ảnh chú bé Lượm. - Phương pháp:đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phát vấn, khái quát b. Tình cảm, cảm xúc của nhà.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, trả lời Hs đọc bài thơ ?) Tác giả đã gọi Lượm bằng những từ xưng hô khác nhau. Hãy tìm và phân tích tác dụng của sự thay đổi đó? (HS TB) - Chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ. + Chú bé: cách gọi của một người lớn với một em trai nhỏ - thân mật nhưng chưa thật gần gũi, thân thiết. + Cháu: bộc lộ tình cảm gần gũi, thân thiết, ruột thịt, trìu mến. + Chú đồng chí nhỏ: thân thiết, trìu mến, trang trọng, nâng tầm vóc Lượm ngang hàng, cùng chí hướng với tác giả. + Lượm: bộc lộ tình cảm, cảm xúc cao độ thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán khi nói về sự hi sinh cao đẹp của Lượm. ?) Trong đoạn 2 khi viết về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh anh dũng mà cao đẹp của lượm có những câu thơ, khổ thơ được cấu tạo đặc biệt để thể hiện tâm trạng ,cảm xúc của nhà thơ. Tìm và nêu tác dụng? (HS khá) - Ra thế - Lượm ơi!... => Câu thơ bị ngắt làm hai dòng tạo sự đột ngột và một khoảng lặng giữa dòng thơ -> xúc động nghẹn ngào, sững sờ đột ngột trước tin Lượm hi sinh -> như tiếng nấc nghẹn ngào của tác giả. - Thôi rồi,Lượm ơi -> kể lại, hình dung lại sự việc mà tác giả như thấy mình đang phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên đã không kìm được lòng mình mà thốt lên như thế. - Lượm ơi, còn không? -> Khổ thơ riêng -> nhấn mạnh hướng người đọc suy nghĩ về sự mất còn của Lượm.Là câu hỏi tu từ và tác giả đã gián tiếp trả lời bằng việc nhắc lại hình ảnh lượm vui tươi, hồn nhiên trong hai khổ thơ cuối. ?) Theo em việc lặp lại 2 khổ thơ cuối có dụng ý gì? Đó là kiểu kết cấu gì? (HS khá- giỏi) - Khẳng định hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, hồn nhiên vẫn còn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước. *GV: Đây là kiểu cấu trúc đầu cuối tương ứng (kết cấu vòng tròn) khẳng định chú bé Lượm đã hi sinh nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên. thơ đối với Lượm..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> tuổi người thiếu niên anh hùng vẫn bất tử, sống mãi cùng non sông đất nước ? Em có nhận xét gì về cảm xúc và tình cảm của tác giả với Lượm? (HS TB) Điều chỉnh, bổ sung giáo án ……………………………………………………… ……………………………………………………….. Với các kiểu câu, đoạn thơ đặc biệt và kết cấu đầu cuối tương ứng tác giả đã thể hiện nỗi đau đớn, xúc động, nghẹn ngào, tiếc thương vô hạn trước sự hi sinh của Lượm và khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người.. Hoạt động 3(5’). 4. Tổng kết a. Nội dung: Bài thơ khắc hoạ - Mục tiêu: học sinh biết đánh giá giá trị của văn hình ảnh một chú bé hồn nhiên, bản. dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến.Đó là một hình - Phương pháp: trao đổi nhóm. tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. - Kĩ thuật: động não, chia nhóm Đồng thời bài thơ đã thể hiện ?) Hãy đánh giá thành công về nội dung, nghệ thuật tình cảm mến thương và cảm của bài thơ? phục của tác giả dánh cho chú HS thực hiện nhóm – trình bày- nhận xét, bổ sung bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung. b.Nghệ thuật - Sử dụng thể thơ 4 chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện. - Sử dụng nhiều từ láy có tác dụng gợi hình và giàu âm điệu. - Kết hợp nhiều PTBĐ: miêu tả, tự sự,biểu cảm. - Cách ngắt dòng các câu thơ. - Kết cấu đầu cuối tương ứng. GV khái quát – yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ/ SGK c. Ghi nhớ: Sgk(77) HS đọc ghi nhớ/ SGK Điều chỉnh, bổ sung giáo án ……………………………………………………… ……………………………………………………… . 3.3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: hướng dẫn Hs luyện tập - Phương pháp: nêu vấn đề, thuyết trình - Kĩ thuật: động não, KT trình bày 1’ - Thời gian: 7’ Hoạt động của GV và HS. Nội dung cần đạt.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> ? Đọc diễn cảm đoạn thơ em thích nhất và cảm III. Luyện tập nhận về khổ thơ? (HS TB) Bài tập1 - HS xung phong đọc và bộc lộ cảm nhận – - Đọc diễn cảm - cảm nhận nhận xét ? Từ nhân vật chú bé Lượm và tấm gương một số thiếu niên Việt Nam dũng cảm trong các Bài tập 2: Liên hệ cuộc kháng chiến, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam? (HS TB) - HS trao đổi nhóm - bộc lộ - GV nhận xét, bổ sung. Điều chỉnh, bổ sung giáo án… ………………………………………………… 3.4. Hoạt động tìm tòi - mở rộng - Mục đích: phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn, năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tăng cường tính thực tiễn cho bài học - Phương pháp: giao bài tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung Sưu tầm các tác phẩm cảu nhà thơ Tố Hữu. Điều chỉnh, bổ sung giáo án…...................... ………………………………………………… … ………………………………………………… … 3.5. Hướng dẫn về nhà (3’) - Học thuộc lòng bài thơ, hiểu ý nghĩa kết cấu đầu cuối tương ứng, sưu tầm một số bài thơ nói về tấm gương nhỏ tuổi mà anh dũng. Viết đoạn văn tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm. - Chuẩn bị bài: Mưa – Trần Đăng Khoa + Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK theo nội dung phiếu học tập GV phát phiếu học tập cho HS. PHIẾU HỌC TẬP GV hướng dẫn HS tìm hiểu ?) Nêu vài nét về tác giả? ?) Nêu xuất xứ văn bản? ? Em cần đọc bài thơ như thế nào? - GV nêu y/c đọc : đọc nhanh, dồn dập, giọng chắc khoẻ. ? Bài thơ tả cảnh gì? ? Xác định thể thơ và nhịp điệu bài thơ? ? Xác định trình tự miêu tả của bài thơ? ? Ngoài trình tự thời gian bài thơ còn sử dụng các trình tự miêu tả? - Từ cao xuống thấp, từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp, từ lớn đến nhỏ. Em hãy chứng minh?.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - cao – thấp: - xa- gần: - rộng –hẹp: - lớn- nhỏ: ?) Bài thơ chia thành mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn? ?) Để miêu tả bức tranh thiên nhiên trước và trong cơn mưa tác giả đã lựa chọn những hình ảnh nào? ? Nhà thơ đã miêu tả những gì của cảnh vật và loài vật ? - Hình dáng: - Động tác: - Hoạt động: ? Tìm hình ảnh, chi tiết?.

<span class='text_page_counter'>(31)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×