Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.91 KB, 14 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn : 27/10/2020 Tiết 35 - Tiếng Việt: TỪ ĐỒNG NGHĨA. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : - Phát biểu khái niệm từ đồng nghĩa. - Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. - Vận dụng trong khi nói, khi viết. 2. Kĩ năng: * KNBH: - Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản. - Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. - Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. - Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa. * KNS: +Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản than. + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng đồng nghĩa. 3. Thái độ : Có ý thức khi sử dụng từ đồng nghĩa. 4. Phát triển năng lực: Rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống , phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các BT trong tiết học),năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. * Tích hợp giáo dục đạo đức: tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác; lựa chọn cách sử dụng tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng, hiệu quả. II.Chuẩn bị. - Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học - Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. III. Phương pháp - kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Phân tích, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, trình bày một phút IV. Tiến trình dạy học và giáo dục. 1. Ổn định.( 1') Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 7C 4/11/2020 32 2. Kiểm tra bài cũ. (5p) Trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh mắc những lỗi nào? Đặt câu có sử dụng quan hệ từ ? Câu văn sau mắc lỗi gì? Em hãy sửa lại cho hoàn chỉnh: “Nó tôi đi học”. Đáp án: - Trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh các lỗi: + Thiếu quan hệ từ. + Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. + Thừa quan hệ từ. + Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết. - Câu văn mắc lỗi thiếu quan hệ từ: và. 3. Bài mới 3.1. Khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: Thuyết trình - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 2p Ở bậc tiểu học các em đã được tìm hiểu về từ đồng nghĩa. Và để giúp các em hiểu sâu hơn về từ đồng nghĩa. Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu bài. 3.2. Hình thành kiến thức Hoạt động của Gv và HS Nội dung bài học Hoạt động 1 I. Thế nào là từ đồng - Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh hiểu thế nào nghĩa là từ đồng nghĩa. 1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu - Phương pháp: Phân tích, vấn đáp, thuyết /Sgk/113,114 trình, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, trình bày một phút - Thời gian: 5p GV: Chiếu lại bản dịch thơ bài “Xa ngắm thác núi Lư” HS: Đọc lại bản dịch thơ bài “ Xa ngắm thác Núi Lư” ? Tìm từ đồng nghĩa với từ “rọi’’, “trông’’? HS: Thảo luận nhóm bàn(2’)=>đại diện trả lời - Rọi: Chiếu -> chiếu ánh sáng vào vật nào đó -> Soi - Trông: nhìn -> nhìn để nhận biết -> Nhìn, ngó, dòm... - Từ có nghĩa giống với từ rọi: là từ chiếu, soi..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Từ có nghĩa giống hoặc gần giống với từ trông: nhìn, dòm, ngó, liếc . ? Qua đây em cho biết ntn là từ đồng nghĩa ? - Các từ trong mỗi nhóm có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. ? Ngoài nghĩa trên từ “ trông” còn có nghĩa nào khác nữa ? - Coi, sóc, giữ gìn cho yên ổn . - Mong. ? Tìm từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên? - Trông coi, chăm sóc, coi sóc - Mong, hi vọng, trông mong * GV: Các từ trong cùng 1 nhóm nghĩa, có nghĩa giống nhau và các từ khác nhóm nghĩa thì nghĩa gần giống nhau GD ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV ? Từ “trông” thuộc loại từ gì đã học ở lớp 6? - Từ nhiều nghĩa => 1 từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghiã khác nhau. ? Qua phân tích trên chúng ta có thể chốt lại những ý ntn về từ đồng nghĩa ? - Gọi 2 HS đọc ghi nhớ 1 Điều chỉnh, bổ sung: ........................................................................ ......................................................................... Hoạt động 2 - Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh phân loại từ đồng nghĩa. - Phương pháp: Phân tích, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, trình bày một phút - Thời gian: 5p GV: Chiếu ngữ liệu SGK. HS đọc ngữ liệu trên máy. ? So sánh nghĩa của từ “ quả’’ và “ trái’’ trong 2 VD ? - Giống nhau hoàn toàn, có thể dùng thay thế trong mọi hoàn cảnh. => gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn ? Nghĩa của hai từ “bỏ mạng’’ và “hi sinh’’. - Các từ trong mỗi nhóm có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.. - “trông” là từ nhiều nghĩa , có nhiều nhóm từ đồng nghiã khác nhau.. 2. Ghi nhớ 1: sgk(114). II. Các loại từ đồng nghĩa 1 Khảo sát, phân tích ngữ liệu /Sgk/114. - hai từ quả - trái có sắc thái nghĩa giống nhau. - Hai từ hi sinh ,bỏ mạng có sắc thía nghĩa khác nhau.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> trong các câu đó có điểm gì giống nhau? Điểm nào khác nhau? HS: Thảo luận nhóm bàn(2’)=> đại diện trả lời - Giống : về nghĩa (chết) - Khác : sắc thái ý nghĩa : + khinh bỉ, coi thường ( chết vô ích) + kính trọng, khâm phục ( chết vì lí tưởng cao cả) => hai từ trên đồng nghĩa ko hoàn toàn ? Em hiểu như thế nào về từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn? 2. Ghi nhớ 2 : sgk (114) - 2 HS phát biểu -> gọi HS đọc ghi nhớ 2 Điều chỉnh, bổ sung: ........................................................................ ......................................................................... Hoạt động 3 III. Sử dụng từ đồng nghĩa - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh sử dụng tư 1. Khảo sát, phân tích ngữ đồng nghĩa liệu/Sgk/115 - Phương pháp: Phân tích, vấn đáp, thuyết trình - Kĩ thuật : Động não, trình bày 1 phút - Thời gian: 5p ? Thử thay các từ đồng nghĩa: “quả- trái”, “bỏ mạng - hi sinh’’ trong các VD trên rồi nhận xét ? + Từ : trái - quả : thay thế được + Bỏ mạng - hi sinh: không thay thế được vì sắc thái biểu cảm khác nhau... ? Tại sao đoạn trích “Chinh phụ ngâm khúc’’ lấy tiêu đề “ Sau phút chia li’’ mà ko phải là “sau phút chia tay”? - Hai từ “ chia tay và chia li’’ đều có nghĩa “rời nhau, mỗi người đi một nơi” nhưng “ chia li ’’ mang sắc thái cổ xưa và diễn tả được cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ. GD ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV, yêu ngôn ngữ dân tộc. ? Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần chú ý điểm gì ? - Không phải lúc nào từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - 2 HS phát biểu -> GV chốt ghi nhớ 3. Điều chỉnh, bổ sung: ........................................................................ .......................................................................... - Khi dùng từ đồng nghĩa cần lựa chọn từ phù hợp với ngữ cảnh và cảm xúc 2. Ghi nhớ 3: sgk(115). 3.3. Luyện tập - Vận dụng - Mục tiêu: hướng dẫn HS thực hành kiến thức đã học - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: động não, trình bày 1p - Thời gian: 20p HS: Lên bảng – cá Bài 1 (115) nhân + Gan dạ - dũng cảm - GV trình chiếu + Nhà thơ - thi sĩ đáp án để HS so + Mổ xẻ - phẫu thuật sánh + Của cải - tài sản + Nước ngoài - ngoại quốc. + Chó biển - hải cẩu + Đòi hỏi - yêu cầu + Năm học - niên khoá + Loài người - nhân loại + Thay mặt - đại diện. ? HS đọc y/c BT2? HS: Lên bảng – cá nhân GV chiếu đáp án.. Bài 2 (115) + Máy thu thanh – Rađiô + Xe hơi - ô tô + Sinh tố - Vitamin + Dương cầm – Pianô. HS nêu yêu cầu BT 3,4? GV giao 2 nhóm : N1: Tổ 1,2: Bài 3 N2: Tổ 3,4: Bài 4 Đại diện HS đọc làm và trình bày GV chiếu đáp án.. Bài 3 (115) + Heo - lợn + Bố - ba, thầy, tía + Má- mẹ , u , bầm + vô - vào Bài 4 (115) a) Đưa : trao d) nói: cười b) Đưa : tiễn đ) đi : mất c) Kêu: nói, ca cẩm. ? HS đọc y/c BT 5? HS: Thảo luận nhóm bàn Trình bày - GV trình chiếu .. Bài 5/116 * ăn, xơi, chén: Khác nhau về sắc thái ý nghĩa. - ăn: Sắc thái bình thưưòng. - Xơi: Sắc thái lịch sự, xã giao.(Thường dùng trong lời mời chào) - Chén:Sắc thái thân mật, thông tục * Tu, nhấp, nốc: Ba từ này khác nhau về nét nghĩa cách thức hoạt động. - Tu: uống nhiều, liền một mạch bằng cách ngậm tục tiếp vào miệng chai hay vòi ấm. - Nhấp: Uống từng chút một, bằng cách chỉ hớp ở đầu môi.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> thường chỉ là để cho biết vị. - Nốc: Uống nhiều và hết ngay trong một lúc. Bài 6 (116) - HS trả lời miệng a) Thành quả -> thành tích b) Ngoan cố -> ngoan cường c) Nghĩa vụ -> nhiệm vụ d) Giữ gìn -> bảo vệ - HS lên bảng làm Bài 7 (116) cá nhân a) Điền: đối xử, hoặc đối đãi vào C1; Điền đối xử vào C2 b) Điền “ trọng đại” hoặc “To lớn” vào câu 1 Điền “ to lớn” vào câu 2 Bài 9 (117) - Hưởng lạc – hưởng thụ - Bao che – che chở - Giảng dạy : dạy - Trình bày – trưng bày Bài thêm: Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng từ đồng nghĩa 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: thuyết trình - Kỹ thuật: giao nhiệm vụ - Thời gian: 2 phút - Sưu tầm các từ đồng nghĩa - Tìm, đọc thêm các tài liệu về từ đồng nghĩa 5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau: ( 2’) * Đối với tiết học này: - Học thuộc các ghi nhớ – tìm trong một số văn bản từ đồng nghĩa - Làm bài tập 7, 8,9 (116,117) * Đối với tiết học sau: - Chuẩn bị: Cách lập dàn ý cho bài văn biểu cảm. * Đọc các đoạn văn trong mục I, trả lời các câu hỏi để tìm hiểu cách lập ý trong bài văn biểu cảm với bốn cách như sau: + Liên hệ hiện tại với tương lai + Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại + Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước + Quan sát, suy ngẫm + Tìm thêm một số đoạn văn hoặc viết đoạn văn biểu cảm có sử dụng cách lập ý như trên..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ngày soạn: 27 / 10 / 2020 Tiết 36- Tập làm văn CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Biết cách tìm ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm. - Nắm được những cách lập ý của bài văn biểu cảm thường gặp. 2. Kĩ năng: * KNBH: Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể. * KNS: Giáo dục kĩ năng sống: ra quyết định, xác định đối tượng và nội dung biểu cảm; trình bày suy nghĩ, cảm xúc, ý tưởng về đối tượng biểu cảm. 3. Thái độ: Vận dụng lập ý để tư duy nhanh trong đời sống hàng ngày. 4. Phát triển năng lực: Rèn HS năng lực tự học (thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống, phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo (áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các BT trong tiết học), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. * Tích hợp giáo dục đạo đức: quan tâm sâu sắc tới cuộc sống, con người; thể nghiệm với thái độ trân trọng, yêu thương, trách nhiệm trước cuộc sống, con người; làm giàu thêm hiểu biết, tình cảm, thái độ, kỹ năng sống cho bản thân. - GD các giá trị sống: hòa bình, yêu thương, trung thực, trách nhiệm, hợp tác. II. Chuẩn bị - Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo, bảng phụ, PHT - Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. III. Phương pháp – Kĩ thuật: - Phương pháp: Phân tích, vấn đáp, thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, trình bày một phút IV. Tiến trình dạy học và giáo dục 1. Ổn định.( 1') Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 7C 32 2. Kiểm tra bài cũ (5p) Xác định phương thức biểu đạt trong các văn bản đã học: Nam Quốc Sơn Hà, Phò giá về kinh, Bánh trôi nước, Qu đèo ngang.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Cho biết tình cảm đó được thể hiện gián tiếp hay trực tiếp? 3. Bài mới 3.1. Khởi động: - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: động não. - Thời gian: 2p Khi tạo lập văn bản biểu cảm, người tạo lập văn bản biểu cảm cũng phải thực hiện các bước lập ý cho văn bản của mình. Vậy có những cách lập ý nào trong văn bản biểu cảm. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 3.2. Hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS. Nội dung bài học. I. Những cách lập ý - Mục tiêu: Tìm hiểu những cách lập ý thường thường gặp của bài văn gặp của bài văn biểu cảm biểu cảm - Phương pháp: Phân tích, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, trình bày một phút - Thời gian: 13p GV chia HS làm 4 nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu một cách lập ý. HS hoạt động nhóm. Mỗi nhóm cử 1 HS lên trình bày. GD tinh thần hợp tác, ý thức trách nhiệm Nhóm 1 1. Liên hệ hiện tại với GV chiếu ngữ liệu: đoạn văn mục I.1/117. tương lai HS đọc. * Khảo sát, phân tích ngữ ? Đối tượng biểu cảm trong đoạn văn ? liệu/Sgk/117,118 - Cây tre * Đối tượng b/c : Cây tre ? Cây tre được nói trong thời điểm nào ? trong tương lai. - Tương lai ? Cây tre trong thực tế đã gắn bó với đời sống của người Việt Nam bởi những công dụng của nó ntn ? HS tự bộc lộ: - Chia bùi sẻ ngọt - Là bóng mát, là khúc nhạc... - Làm cổng chào, đu tre, sáo diều... GV định hướng: - Nguồn gốc: Có từ lâu đời - Có ý nghĩa biểu tượng cho con người VN, dân.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> tộc VN - Công dụng: + Chiến đấu + SX + Đời sống sinh hoạt ? Việc liên tưởng đến tương lai CN hoá, HĐ hoá đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre ? - Sự trường tồn, gắn bó của cây tre với con người, DTVN. - Nứa tre sẽ còn mãi mãi. - Tre xanh vẫn là bóng mát. - Cây tre VN ? T/cảm được bày tỏ trong đoạn văn là tình cảm ntn? Tác giả đã biểu cảm bằng cách nào? - Gợi nhắc quan hệ với sự vật, liên hệ với tương lai -> bày tỏ tình cảm ? Tìm những từ ngữ thể hiện cách biểu cảm ấy? HS tìm VD : tre sẽ còn mãi, vẫn là, vẫn mang, ngày mai ? Như vậy tg đã lập ý = cách nào cho đoạn văn biểu cảm? - Liên hệ hiện tại với tương lai Nhóm 2: GV chiếu ngữ liệu: đoạn văn ở mục 2/118 Học sinh đọc. ? Nêu nội dung đoạn văn ? - Tác giả bày tỏ niềm say mê với con gà đất, niềm vui của tuổi thơ. ? Niềm say mê con gà đất của tg được bắt nguồn từ suy nghĩ nào ? - Bắt nguồn từ suy nghĩ được hoá thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai. ? Tìm những câu văn thể hiện niềm say mê đó? - Say mê trong niềm vui kỳ diệu ấy tái sinh trong tâm hồn. - Đó là nỗi vui mừng khi có được … nỗi tiếc nuối khi bỗng dưng bị mất … - Những con gà…. linh hồn. ? Suy nghĩ này thể hiện khát vọng gì ? - Thể hiện khát vọng trở thành ngời nghệ sĩ thổi kèn đồng ? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?. * T/c: yêu quý, trân trọng, tự hào, gắn bó với cây tre. * Cách biểu cảm: - Gợi nhắc quan hệ với các sự vật. - Liên hệ với tương lai.. * Nhận xét: liên hệ hình ảnh tre trong tương lai 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại * Khảo sát, phân tích ngữ liệu/Sgk/118 * ND: Niềm say mê con gà đất - niềm vui của tuổi thơ.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Suy nghĩ, đánh giá về đồ chơi con trẻ ... trong hiện tại GV: Suy nghĩ sâu sắc nhất của tg là: đồ chơi ko phải là những sự vật vô tri vô giác, bởi chúng có linh hồn và nhờ chúng mà con người có khát vọng vươn tới cái đẹp. ? Tình cảm được biểu hiện của tác giả ở đoạn văn là gì? Tác giả đã biểu cảm bằng cách nào ? - T/c: Yêu quý, trân trọng … (bảng chính) ? Từ ngữ nào thể hiện cách biểu cảm đó ? - Đến bây giờ. bây giờ -> hiện tại - Nhớ lại - cảm nhận - tái sinh (-) tâm hồn - Để lại trong tôi. ? Qua đoạn văn em cho biết cách lập ý ở đây? - Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. Nhóm 3 GV chiếu ngữ liệu/119. HS đọc VD (1)/119 ? ND đoạn văn ? Từ ngữ nào biểu hiện ND ấy ? - Bày tỏ tình cảm yêu mến đối với cô giáo -> tìm TN (sgk) ? Để bày tỏ tình cảm ấy, người viết đã thông qua hình thức nào? - Tưởng tượng ra cảnh: Sau này khi lớn lên -> nhớ lại những kỷ niệm (hiện tại) -> gợi lại những kỷ niệm và hứa hẹn với cô. ? Tìm những từ ngữ thể hiện cách biểu cảm đó ? - Sau này khi em lớn lên, em vẫn sẽ nhớ đến cô, em sẽ tìm gặp cô…-> tưởng tượng tình huống - Em tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô em sẽ nhớ lại -> gợi lại kỷ niệm. - Hứa hẹn: Không (chẳng bao giờ) em lại quên được cô…; phải không. không bao giờ em lại có thể quên… yêu quý của em. HS đọc đoạn văn (2)/119 ? Tác giả bày tỏ tình cảm gì ? Đối tượng biểu cảm ở đây là gì ? HS: PB như bảng chính (từ Lũng Cú -> liên tưởng tới Cà Mau) ? Việc liên tưởng từ Lũng Cú - cực bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực Nam của Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện tình cảm gì ? - T.y qhg, đất nước, niềm tự hào về qhg -> khát. * Cảm xúc: Yêu quý, trân trọng những KN tuổi thơ.. * Cách biểu cảm - Hồi tưởng quá khứ - Suy nghĩ về hiện tại * Nhận xét: đồ chơi con trẻ trong quá khứ và hiện tại. 3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước * Khảo sát, phân tích ngữ liệu/Sgk/119 * ĐV1 - ND: Bày tỏ t.cảm yêu mến cô giáo. - Cách biểu cảm: + Tưởng tượng tình huống + Gợi lại kỷ niệm + Hứa hẹn. * ĐV2 - ND : T.cảm gắn bó máu thịt với Lũng Cú, cực bắc của Tổ quốc..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> vọng, thống nhất đất nước. ? Trong đoạn văn, để biểu hiện tình cảm đó, tác giả đã chọn cách nào ? Từ ngữ nào diễn đạt điều đó ? HS tự bộc lộ GV định hướng - Tình huống tưởng tượng, giả định. Cụ thể + ở cực bắc, tác giả nghĩ về cực Nam + ở trên núi ông nghĩ về vùng biển. + Nơi đầy chim nghĩ về vùng + Khát vọng: Đất nước yên bình . ? Cùng với tình cảm đó tác giả còn bộc lộ niềm mong ước nào? - Khát vọng thống nhất đất nước của tác giả. cá, tôm. ? Qua 2 đoạn văn em cho biết cách lập ý ở đây ? - Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước Nhóm 4: GV chiếu ngữ liệu/120 HS đọc đoạn văn /sgk 120 . ? Đối tượng biểu cảm trong đoạn văn ? - U tôi ? Hình ảnh "U tôi"được miêu tả ntn ? HS tìm, gạch chân - sgk (cái bóng, khuôn mặt, đôi mặt, nét cười…) ? Tác giả dùng biện pháp nào để miêu tả U tôi? HS PB như bảng chính. - Đặt thời điểm: đêm tối - Hình ảnh người mẹ: già cả, - Cái bóng đen đủi; Khuôn mặt mẹ; Tóc; Nếp nhăn; Hàm răng => Chứng tỏ người mẹ vất vả, hi sinh vì con... ? Từ đó tác giả đã bộc lộ cảm xúc nào của mình? - tình yêu thương đối với mẹ ? Tìm những câu văn thể hiện suy ngẫm, NX của người viết? HS tìm, gạch chân sgk - Chỗ nào cũng thấy bóng U… hoà lẫn với bóng tối - Cái bóng mơ hồ yêu dấu… thở dài - Tôi sực nhớ … ngờ ngợ - U tôi đã già đi … không hay ? Sự quan sát có td biểu hiện t/cảm ntn ? - Nảy sinh cảm xúc : lòng thương cảm, hối hận vì đã thờ ơ, vô tình với mẹ, tình yêu thương đối. - T.yêu Tổ quốc, khát vọng thống nhất đất nước.. - Cách biểu cảm: + Tưởng tượng tình huống, giả định + Khát vọng, mong ước. 4. Quan sát, suy ngẫm * Khảo sát, phân tích ngữ liệu/Sgk/120,121 - ND đoạn văn: tả về "U tôi". - Cách miêu tả + Quan sát -> cảm xúc (Suy ngẫm ) + Khắc hoạ hình ảnh con người -> nêu nhận xét. - T/c: Thương yêu, hối hận vì đã thờ ơ, vô tình. -> T.c sâu sắc, chân thật, xúc động -> người đọc tin và đồng cảm..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> với mẹ. ? Như vậy tg đã lập ý bằngcách nào cho đoạn văn biểu cảm? - Quan sát và suy ngẫm ? Từ các đoạn văn vừa phân tích và nhận xét, em hãy cho biết để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có * Cách biểu cảm: Quan sát thể có những cách nào ? và suy ngẫm HS nêu 4 cách ? Nhận xét gì về tình cảm của người viết trong mỗi đoạn văn ? T.cảm ấy có ý nghĩa gì đối với người đọc ? HS PBYK GV chốt ghi (bảng chính) -> khái quát nd ghi nhớ 5. Ghi nhớ: sgk (121) HS đọc ghi nhớ /121 Điều chỉnh, bổ sung: ........................................................................ ......................................................................... 3.3. Luyện tập - vận dụng - Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập về các ND đã học - Phương pháp: vấn đáp,thuyết trình, thực hành. - Kĩ thuật: động não, trình bày 1p - Thời gian:20p HS xác định yêu cầu: Lập dàn ý bài văn biểu cảm. ? Em hiểu lập dàn ý là gì? (Lập dàn ý). Để lập ý trước hết phải làm gì? - Tìm hiểu để, tìm ý ? Hãy tìm hiểu đề? (HS lần lượt THĐ) GV k/q: Đều là đề văn biểu cảm. Đối tượng biểu cảm là: Vườn nhà, con vật nuôi, người thân, mái trường. * Tích hợp giáo dục đạo đức: quan tâm sâu sắc tới cuộc sống, con người; thể nghiệm với thái độ trân trọng, yêu thương, trách nhiệm trước cuộc sống, con người; làm giàu thêm hiểu biết, tình cảm, thái độ, kỹ năng sống cho bản thân. - GD các giá trị sống: hòa bình, yêu thương, trung thực, trách nhiệm, hợp tác. - MĐ biểu cảm: Người đọc đồng cảm, tin tưởng. - Cách viết: Dựa vào 4 cách lập ý vừa học. HS: Xác định lại dàn ý văn biểu cảm? ND mỗi phần? GV chia học sinh làm 3 nhóm làm đề a,b,c: Mỗi nhóm thảo luận 1 đề ra bảng nhóm -> thời gian 4 phút -> Lưu ý học sinh dựa vào gợi ý trong sgk/122 - Chữa bài trên bảng nhóm. + Đáp án các đề.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> a) Cảm xúc về vườn nhà * MB: Giải thích vườn và t.c đối với vườn nhà * TB: - Miêu tả vườn, -> quan sát -> cảm xúc. - Vườn và CS vui buồn của gđ -> hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ lại. - Vườn và LĐ của cha mẹ . - Vườn qua 4 mùa. (Kết hợp miêu tả + biểu cảm (dựa và 4 cách lập ý) -> Tình huống giả định hoặc mong ước khu vườn trong tương lai. * KB: Cảm xúc về vườn nhà b) Cảm xúc về con vật nuôi * MB: Giới thiệu con vật nuôi (con gì, tên) và cảm xúc về nó. * TB: - Lai lịch con vật nuôi -> Hồi tưởng quá khứ -> cảm xúc - Miêu tả con vật nuôi -> quan sát - Cảm xúc - Tưởng tượng tình huống ( bán con vật nuôi, nó ốm mệt …) -> Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc - Sự gắn bó với con vật nuôi vì vai trò, lợi ích… * KB: Cảm xúc về con vật nuôi c) Cảm xúc về người thân. * MB: - Giới thiệu người thân là ai? Mối quan hệ với người đó ntn? - Cảm xúc chung về người thân * TB - Miêu tả người thân -> quan sát, suy ngẫm. - Hồi tưởng kỷ niệm, ấn tượng mình đã có với người đó trong quá khứ. - Sự gắn bó của mình với người đó trong hiện tại (nỗi buồn, vui, sinh hoạt, vui chơi, học tập…) - Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó -> bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, mong muốn. * KB: Cảm xúc về người thân. 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: thuyết trình - Kỹ thuật: giao nhiệm vụ - Thời gian: 2 phút - Đọc và sưu tầm các bài văn biểu cảm xuất sắc - Tìm, đọc thêm các tài liệu, phương pháp, cách làm bài văn biểu cảm. 4. Hướng dẫn về nhà: (2’) * Đối với tiết này: - Học và chuẩn bị đề 2 (129), đề 4 (130) - Tìm ví dụ chứng tỏ sự đa dạng trong lập ý của các bài văn biểu cảm - Nắm chắc nội dung bài học. Hoàn thiện phần bài tập. * Đối với tiết sau:.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Soạn bài : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh + Đọc diễn cảm bài thơ + Nhớ được phần phiên âm, dịch thơ + Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. +Tìm thêm những bài thơ có cùng chung đề tài: Trăng và so sánh. + PT nghệ thuật đối, sử dụng động từ, và vai trò của câu kết trong bài thơ. Hình ảnh ánh trăng – vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ..
<span class='text_page_counter'>(15)</span>