Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Giao an am nhac 6 dinh huong nang luc hoc sinh 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.87 KB, 89 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết 1:. Ngày soạn: 21/08/2016 Ngày dạy: 22/08/2016 Bài mở đầu. GIỚI THIỆU MÔN HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS TẬP HÁT QUỐC CA 1. Mục tiêu bài dạy: a. Kiến thức: - HS có những hiểu biết sơ lược về nghệ thuật âm nhạc - HS biết được nội dung của môn Âm nhạc ở trường THCS - HS hát thuộc bài Quốc Ca. Biết tên tác giả của bài Quốc Ca. b. Kỹ năng: - Hát đúng giai điệu của bài hát Quốc Ca. c.Thái độ: - Qua bài giáo dục học sinh thêm yêu thích bộ môn Âm nhạc, thêm tự hào về đất nước Việt Nam. - Qua bài hát HS biết được vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho tổ quốc. 2. Chuẩn bị: - GV: bài hát, nhạc cụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra b. Dạy bài mới: Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động của HS - GV ghi bảng 1. Giới thiệu môn học Âm nhạc ở - HS ghi bài trườngTHCS: (25’ ) - Âm nhạc là gì ? Âm nhạc là nghệ thuật của Âm thanh Học sinh trả lời có tính truyền cảm trực tiếp gồm âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. Âm nhạc có từ bao giờ Âm nhạc xuất hiện từ rất lâu đời và gắn ? nó được bắt nguồn từ bó mật thiết với con người. đâu ? Học sinh trả lời Tác dụng của Âm nhạc Có tác dụng cổ vũ động viên, tính liên với đời sống con người tưởng, hoà nhập cộng đồng và phát huy như thế nào ? óc tưởng tượng, sáng tạo .... Ở tiểu học các em đã được tiếp xúc với môn Qua các bài hát, nốt nhạc, một số ký Học sinh trả lời Âm nhạc qua những hiệu âm nhạc ... hình thức nào ?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Cấu trúc môn học âm nhạc ở trường THCS gồm mấy phân môn? là những phân môn nào ? Phân môn học hát mỗi lớp gồm mấy bài hát ? Phân môn thứ 2 là phân môn gì? Nhạc lý là gì ?. *. Cấu trúc môn Âm nhạc ở trường Học sinh trả lời THCS - ở trường THCS, môn âm nhạc gồm 3 phân môn: + Học hát. + Nhạc lý và tập đọc nhạc. + Âm nhạc thường thức Học sinh trả lời Khối 6- 7 - 8 mỗi lớp gồm 8 bài hát, khối 9 gồm 4 bài hát .. Tập đọc nhạc có tác dụng như thế nào trong + Nhạc lý và tập đọc nhạc. quá trình học âm Là những ký hiệu âm nhạc thông Nghe giảng, ghi nhạc ? Phân môn thứ 3 là phân thường như : Khuông nhạc, khoá nhạc ... bài Làm quen với cao độ, trường độ của các môn gì ? nốt nhạc từ đó có thể tự tập hát một bài hát thiếu nhi đơn giản ... GV hướng dẫn. GV? - Hướng dẫn, làm mẫu từng thể loại. - Giáo viên hô chào cờ để học sinh hát - GV thuyết trình *Liên hệ lồng ghép, giáo dục hs học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.. Âm nhạc thường thức tìm hiểu một số danh nhân âm nhạc thế giới, một số nhạc sỹ Việt Nam có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam và một số tác phẩm được nhiều người yêu thích ... 2. Tập hát Quốc ca. ( 15 ’ ) Khởi động giọng theo các âm : mi, ma, mô ... - Nghe hát mẫu bài hát . - Chia thành từng nhóm và hướng dẫn học sinh hát theo từng nhóm. - Em hãy nhận xét xem nhóm bạn hát đã đúng cao độ, trường độ chưa, còn sai chỗ nào không ? - Tập hát, hát kết hợp gõ phách theo nhịp của bài hát. - Gọi từng nhóm, cá nhân học sinh hát kết hợp gõ phách của bài hát. - Hướng dẫn học sinh hát theo nghi lễ chào cờ - Qua bài hát chúng ta thấy rõ lòng quyết tâm, hào khí của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc. - Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ cuộc đời cho sự. Học sinh trả lời. - HS ghi bài - Cả lớp thực hiện - Nghe hát mẫu - Thực hiện nhóm - Phát biểu ý kiến cá nhân - Cả lớp thực hiện - Thực hiện nhóm - Cả lớp thực hiện - Nghe.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> nghiệp cách mạng. Hôm nay chúng ta dangđược sống và học tập ở một đất nước hoà bình độc lậpdân chủ văn minhlà nhờ công ơn của Đảng và Bác Hồ kính yêu.Mỗi chúng ta đều phải cố gắng rèn luyện tu dưỡng đạo đức, chăm ngoan học giỏi để đền đáp công lao của Bác Hồ vĩ đại, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn. Chính các em sẽ là chủ của đất nước trong tương lai. c. Củng cố và luyện tập: ( 3’ ) - Bài học hôm nay có mấy nội dung ? gồm những nội dung nào ? - GV nhắc lại và nhận xét giờ học. d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà. ( 2’ ) - Về nhà các em xem lại bài học hôm nay và học thuộc bài hát " Quốc ca" hát cho đúng nhịp của bài hát. - Chuẩn bị nội dung bài tiết 2 trong sách giáo khoa trang 7 - 8. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ………. Tiết 2:. Ngày soạn: 28/8/2016 Ngày dạy: 30/9/2016. Học bài hát : TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ Nhạc và lời: Phạm Tuyên Bài đọc thêm : ÂM NHẠC Ở QUANH TA 1. Mục tiêu bài dạy:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> a. Kiến thức: - HS biết tác giả của bài Tiếng chuông và ngọn cờ là nhạc sĩ Phạm Tuyên và kể tên một vài bài hát tiêu biểu của ông viết cho thiếu nhi. b. Kỹ năng: - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát. Biết hát hát kết hợp gõ phách đệm theo phách, theo nhịp theo tiết tấu lời ca. - Thực hiện phần câu hỏi và bài tập trong SGK c.Thái độ: - Qua bài giáo dục học sinh tình đoàn kết, yêu cuộc sống hoà bình, hữu nghị ... 2. Chuẩn bị: - GV: bài hát, nhạc cụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập. 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra b. Dạy bài mới: - GTB: Các em đã được nghe và hát rất nhiều bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên như bài: chiếc đèn ông sao, như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, tiến lên đoàn viên...và rất nhiều bài hát nữa. Hôm nay thầy cùng các em học một bài hat của nhạc sĩ Phạm Tuyên đó là bài Tiếng chuông và ngọn cờ. Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động của HS - GV ghi bảng 1. Giới thiệu bài hát :( 10’ ) - HS ghi bài " Tiếng chuông và ngọn cờ " - Thuyết trình. Bài hát " Tiếng chuông và - Nghe giảng, ghi bài ngọn cờ" do nhạc sỹ Phạm Tuyên sáng tác Nội dung của bài hát nhắc nhở chúng ta phải luôn đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, không phân biệt giàu nghèo. 2 Học bài hát. - Nghe hát mẫu bài hát - Nhận xét bài hát ( Khuông nhạc, khoá son, các - GV ghi bảng nốt nhạc, nhịp ... - GV hát mẫu Ngoài các ký hiệu các em đã được học ở tiểu học trong bài còn một số ký hiệu mà ở các tiết học sau các em sẽ được - Các em hãy quan sát học như : Dấu nhắc lại, khung vào bài hát và cho thay đổi ...) biết những ký hiệu có - Luyện thanh chuẩn bị cho. - HS ghi bài - Nghe, cảm nhận. - Phát biểu ý kiến - HS nghe và ghi bài.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> trong bài mà các em đã được học ở tiểu học nào ? - Hướng dẫn. học hát. - Nghe hát mẫu, tập hát từng câu ngắn. - Sửa cao độ trường độ luyện tập hát thật chuẩn xác. - Hướng dẫn - Ghép tập hát theo trình tự móc xích. - Hát mẫu, hướng dẫn - Tập hát kết hợp gõ hoặc vỗ tay đệm theo phách, theo nhịp. - Chia lớp thành 2-3 nhóm ôn luyện để hát truyền cảm, thể - Nghe, sửa sai hiện sắc thái của bài. - Tập trình bày bài hát tại chỗ - Hướng dẫn theo từng nhóm tại chỗ mỗi nhóm 3-4 em. - Tập hát cá nhân tại chỗ 3. Bài đọc thêm: - Nhận xét, động viên Âm nhạc ở quanh ta : Nếu còn - GV ghi bảng thời gian cho HS đọc bài. - Luyện thanh - Nghe hát mẫu tập hát. - Sửa tập hát ghép cả bài. - Thực hiện.. - Thực hiện nhóm.. -Trình bày cá nhân. -1-2 em đọc bài. - Gọi HS đọc bài c. Củng cố và luyện tập: ( 4’) - Phát biểu cảm nhận của em khi nghe và học bài hát. - Gọi một vài HS xung phong lên bảng, GV cho điểm nếu HS trình bày bài tốt. d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1’ ) - Về nhà các em học thuộc bài hát, tập hát kết hợp vận động theo nhịp của bài - Chuẩn bị nội dung bài tiết 3 trong sách giáo khoa. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ………. Tiết 3:. Ngày soạn: 4/9/2016 Ngày dạy: 6/9/2016. ÔN TẬP BÀI HÁT: TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ NHẠC LÍ: NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA ÂM THANH CÁC KÍ HIỆU CỦA ÂM NHẠC 1. Mục tiêu bài dạy: a. Kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - HS hát thuộc bài Tiếng chuông và ngọn cờ và thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát. - HS biết những thuộc tính của âm thanh, các kí hiệu ghi cao độ trong âm nhạc. - Thực hiện câu hỏi và bài tập trong SGK. b. Kỹ năng: - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát.Trình bày bài hát theo hình thức song ca, đơn ca, tốp ca. Nhận biết được tên và vị trí của 7 nốt nhạc trên khuông nhạc. c.Thái độ: - Qua bài giáo dục học sinh tình đoàn kết, yêu cuộc sống hoà bình, hữu nghị ... 2. Chuẩn bị: - GV: bài hát, nhạc cụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập. 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: Em hãy hát bài hát " Tiếng chuông và ngọn cờ " kết hợp vỗ tay theo phách? * Đáp án: Nhận xét - cho điểm từng học sinh b. Dạy bài mới: GTB: Giờ trước các em đã được học bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ ,để các em hát bài hát được hay hơn thuần thục hơn giờ học hôm nay thầy cùng các em ôn lại bài hát và sau đó ta cùng tìm hiểu phần nhạc lí những thuộc tính của âm thanh,các kí hiệu âm nhạc. HĐ CỦA GV NỘI DUNG HĐ CỦA HS GV ghi bảng I. Ôn hát: “Tiếng chuông và ngọn cờ”. (15’) HS ghi bài Nhạc và lời: Phạm Tuyên GV đàn 1. Luyện thanh. HS l.thanh 2. Ôn tập. GV đệm đàn - Cho hs nghe lại giai điệu của bài hát để các em HS nghe so sánh và sửa những chỗ chưa chính xác. GV hướng - Cả lớp ôn tập lại bài hát, GV nghe và sửa sai HS thực hiện dẫn ( nếu có). - Gọi một vài cá nhân trình bày bài hát => Gv HS trình bày GV yêu cầu chỉ ra những chỗ các em hát chưa chính xác và hướng dẫn các em sửa sai. 3. Tập các hình thức biểu diễn: HS trình bày GV h/dẫn - Một hs nam và 1 hs nữ hát đối đáp đoạn 1đoạn 2 cả lớp hát hoà giọng. - Đoạn 1- 1 hs hát lĩnh xướng, đoạn 2 cả lớp hoà giọng. GV yêu cầu 4. Kiểm tra: Gọi nhóm 2-3 em lên bảng trình bày bài hát=> HS ghi bài GV ghi bảng Gv nhận xét và cho điểm. II. Nhạc lí: (22’) HS bghe GV thực hiện 1. Nhữnh thuộc tính của âm thanh..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Lấy ví dụ: Tiếng vật rơi ở trên cao xuống và GV hỏi tiếng chim hót. ? Hai âm thanh trên khác nhau ở điểm gì? (1 GV ghi bảng tiếng không có độ cao thấp rõ rệt, một có độ trầm bổng rất rõ) a. Có 2 loại âm thanh: - Âm thanh không có độ trầm bổng rõ rệt -t.động GV ghi bảng - Âm thanh có độ trầm bổng rõ rệt là âm thanh GV thực hiện dùng trong âm nhạc. GV hỏi b. Bốn thuộc tính của âm thanh. GV kết luận - Đọc 1 câu nhạc quen thuộc cho hs nghe nhiều lần. ? Em nhận ra dược những thuộc tính nào của âm thanh? GV ghi bảng - Cao độ: độ trầm bổng, cao thấp - Trường độ: độ ngân dài, ngắn GV g/thiệu - Cường độ: độ mạnh, nhẹ - Âm sắc: chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh. GV ghi bảng 2. Các kí hiệu âm nhạc: và giới thiệu a. Kí hiệu ghi cao độ. - Người ta dùng 7 tên nốt nhạc để ghi lại cao độ từ thấp lên cao là: đô, rê, mi,fa son, la,si b. Khuông nhạc: Gồm 5 dòng và 4 khe được tính từ dưới lên trên. Ngoài ra còn có dòng và GV ghi bảng khe phụ dưới, dòng và khe phụ trên. GV h/d vẽ khoá GV h/dẫn c. Khoá: (Khoá son).Là kí hiệu dùng để xác định tên nốt nhạc trên khuông.. HS trả lời HS ghi bài. HS nghe HS trả lời HS ghi bài. HS nghe- ghi nhớ HS tập kẻ khuông nhạc. HS ghi bài HS tập vẽ khoá son HS xác định các nốt nhạc. - Hướng dẫn hs xác định vị trí các nốt nhạc khác trên khuông nhạc. c. Củng cố và luyện tập.( 4’) - Yêu cấu HS ôn lại nội dung đã học, làm bài tập trong sgk. - Cho HS viết khoá son, dấu lặng đen, đơn và các nốt nhạc. d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1’ ) Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……….

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ********************************************** Tiết 4:. Ngày soạn: 11/9/2016 Ngày dạy: 13/9/2016. Tiết : 4 Nhạc lí : CÁC KÍ HIỆU GHI TRƯỜNG ĐỘ CỦA ÂM THANH Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 1 1. Mục tiêu bài dạy: a. Kiến thức: - HS biết các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh b. Kỹ năng: - Học sinh biết cách viết các hình nốt và dấu lặng trên khuông nhạc. - Đọc đúng cao độ, trường độ các nốt nhạc trong bài TĐN số c.Thái độ: - Qua bài giúp các em học sinh hiểu biết thêm về âm nhạc... 2. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ, nhạc cụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập. 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: Em hãy hát bài hát " Tiếng chuông và ngọn cờ " ? * Đáp án: Nhận xét - cho điểm từng học sinh b Dạy bài mới: * GTB: Giờ trước các em đã tìm hiểu về các kí hiệu ghi cao độ trong âm nhạc. Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu về các kí hiệu ghi trường độ trong âm nhạc. Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động của HS - GV ghi bảng 1. Các kí hiệu ghi trường độ của - HS ghi bài âm thanh: ( 25’ ) a, Hình nốt: - Giới thiệu hình - Hình nốt tròn: o - Quan sát, nghe giảng nốt, thuyết trình - Hình nốt trắng: cho HS quan sát - Hình nốt đen: - Hình nốt móc đơn: - Hình nốt móc kép * Quan hệ độ ngân giữa các hình nốt : - Giới thiệu hình +Nốt tròn: - Quan sát, nghe giảng nốt, thuyết trình +Nốt trắng: cho HS quan sát +Nốt đen: + Nốt móc đơn: b, Cách ghi hình nốt nhạc trên khuông:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - HD HS cách ghi trên khuông. - HDHS cách đọc. Son Đố,. Si Rế,. Si. - Quan sát, nghe giảng. Pha ,Son, La, Đố. - Tập kẻ và tập ghi nốt c, Dấu lặng trên khuông Là kí hiệu chỉ thời gian tạmngừng nghỉ của âm thanh - Tập đọc tiết tấu và ‫ ﭺ‬: Lặng đen nghỉ với dấu lặng Lặng đơn:. ۶.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2, Tập đọc nhạc: TĐN Số1. - GV?. - Hướng dẫn - Đọc mẫu, hướng dẫn - Hướng dẫn. ( 10’). */ Nhận xét TĐN số1 - Các em hãy quan sát trên bài TĐN và cho biết trong bài TĐN có những kí hiệu gì ? - Các em hãy quan sát tiếp trên khuông và cho biết tên cao độ các nốt trong bài ? Trong bài gồm có nốt (Đồ,Son,La, Pha, Mi, Rê) - Trước khi đọc bài TĐN chúng ta luyện thang âm cao độ các nốt trong bài */ Đọc cao độ thang âm đô trưởng.. - HS trả lời. - Phát biểu ý kiến cá nhân.. - Cả lớp đọc thang âm. - Tập đọc cao độ và tập đọc bài theo GV hướng dẫn.. - đọc liền bậc và đọc đảo quãng. - Thực hiện - Đọc cao độ bài tập 4-5 lần. - Nghe, nhận xét nhóm,nhận xét lẫn - Kết hợp cao độ và trường độ sửa sai. nhau. đọc nhiều lần để có giai điệu. - Chia nhóm 1/2 hát lời 1/2 đọc nhạc sau đó đổi lại. - HS thực hiện -Tập đọc theo nhóm và đọc cá nhân một số em. c. Củng cố và luyện tập.( 4’) - Yêu cấu HS ôn lại nội dung đã học, làm bài tập trong sgk. - Cho HS viết khoá son, dấu lặng đen, đơn và các nốt nhạc. d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1’ ) - Về nhà các em học thuộc các kí hiệu ghi cao độ, các hình nốt và quan hệ độ ngân của các nốt. Tập kẻ khuông nhạc và ghi vị trí các nốt nhạc trên khuông - Tập đọc bài TĐN số 1, trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài. Chuẩn bị nội dung tiết 5 trong sách giáo khoa trang 15. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……….

<span class='text_page_counter'>(11)</span> ************************************************** Tiết 5:. Ngày soạn: 18/9/2016 Ngày dạy: 20/9/2016 Học hát bài: VUI BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG XA Nhạc và lời: Phạm Tuyên. 1. Mục tiêu bài dạy: a. Kiến thức: - Giới thiệu và cho học sinh làm quen với giai điệu bài hát" Vui bước trên đường xa ". Dân ca Nam Bộ b. Kỹ năng: - Học sinh hát đúng cao độ, trường độ bài hát, hát kết hợp gõ phách đúng theo nhịp của bài hát. c.Thái độ: - Qua bài giáo dục học sinh tình đoàn kết, yêu cuộc sống hoà bình, tình đoàn kết thân ái ... 2. Chuẩn bị: - GV: bài hát, nhạc cụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: Em hãy hát bài hát " Tiếng chuông và ngọn cờ " ? * Đáp án: - Nhận xét - cho điểm từng học sinh b. Bài mới: Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động của HS - GV ghi bảng 1. Giới thiệu bài hát. (5’) - HS ghi bài - Thuyết trình. - Bài hát " Vui bước trên - Nghe giảng, ghi đầu đường xa " là bài hát Dân ca bài Nam Bộ theo điệu Lí con sáo Gò Công, do nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới - Ngoài các bài hát mà các em đã được học, được nghe dân ca nam bộ còn rất phong phú với nhiều thể loại. - Thuyết trình. - Trong tiết học này chúng ta - Nghe giảng sẽ tìm hiểu thể loại hát lý “ lý con sáo” - Bài hát có nội dung nhắc nhở chúng ta phải luôn đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau.....

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Ngoài lý con sáo dân ca Nam bộ còn có các loại lý như: Lý chiều chiều, Lý ngựa ô, lý cây bông…. - GV ghi bảng 2. học bài hát. (30’) - HS ghi bài - Nghe hát mẫu bài hát. - Nghe, cảm nhận bài - GV thực hiện - Nhận xét bài hát. hát - GV ? Các em hãy quan sát vào bài Phát biểu ý kiến hát và cho biết những ký hiệu có trong bài mà các em đã được học ở tiểu học nào ? - gợi ý (Khuông nhạc, khoá son, các nốt nhạc, nhịp ...) Ngoài các ký hiệu các em đã được học ở tiểu học trong bài còn một số ký hiệu mà ở các tiết học sau các em sẽ được -Đàn cao độ cho HS học như : Dấu nhắc lại, luyện thanh khung thay đổi ... - Luyện thanh chuẩn bị cho - Luyện thanh học hát. - Hát mẫu, hướng - Nghe hát mẫu, tập hát từng - Nghe hát mẫu tập hát. dẫn câu ngắn. - Nghe, sửa sai - Sửa cao độ trường độ luyện -Sửa tập hát ghép cả bài. tập hát thật chuẩn xác. - Ghép tập hát theo trình tự - Thực hiện. móc xích. - Hướng dẫn - Tập hát kết hợp gõ hoặc vỗ - Thực hiện nhóm. tay đệm theo phách, theo nhịp. - Phát biểu ý kiến cá - Hướng dẫn - Chia lớp thành2-3 nhóm ôn nhân luyện để hát truyền cảm, thể hiện sắc thái của bài. - Nhận xét, động - Tập trình bày bài hát tại chỗ viên theo từng nhóm tại chỗ mỗi nhóm 3-4 em. - Tập hát cá nhân tại chỗ c. Củng cố và luyện tập: (4’) -Phát biểu cảm nhận của em khi nghe và học bài hát. - Nhận xét giờ học, hát lại bài hát kết hợp vỗ tay theo phách d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1’ ) - Về nhà các em học thuộc bài hát, tập hát kết hợp vận động theo nhịp của bài - Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài - Chuẩn bị nôị dung bài tiết 6 , chép bài TĐN số 2 trong sách giáo khoa. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(13)</span> ……………………………………………………………………………………… . ************************************** Tiết 6: Ngày soạn: 25/9/2016 Ngày dạy: 29/9/2016 Ôn tập bài hát: VUI BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG XA Nhạc lí: NHỊP VÀ PHÁCH – NHỊP 2/4 Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 2 1. Mục tiêu bài dạy: a. Kiến thức: - Tiếp tục hoàn thiện cho học sinh làm giai điệu bài hát" Vui bước trên đường xa " Dân ca Nam Bộ. - Giới thiệu cho học sinh khái niệm về nhịp, phách và nhịp 2/4 - Giới thiệu cho học sinh vị trí các nốt nhạc qua bài TĐN số 2 b. Kỹ năng: - Học sinh hát đúng cao độ, trường độ bài hát, hát kết hợp gõ phách đúng theo nhịp của bài hát, bước đầu biết hát kết hợp vận động theo nhịp của bài. - Nắm được khái niệm về nhịp, phách và nhịp 2/4 - Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 2, ghép đúng lời ca theo giai điệu nhạc của bài c.Thái độ: - Qua bài giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau trong học tập và trong mọi hoạt động ... 2. Chuẩn bị: - GV: bài hát, nhạc cụ, BTĐN. - HS: SGK, đồ dùng học tập. 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: ? Em hãy hát bài hát " Vui bước trên đường xa " ? * Đáp án: - Nhận xét - cho điểm từng học sinh b. Dạy bài mới: Hoạt động của GV -Treo bài hát lên bảng. -Cho HS nghe giai điệu bài hát. - GV hướng dẫn. Nội dung 1. Ôn tập bài hát: ( 15 phút ) " Vui bước trên đường xa " -Nghe lại giai điệu bài hát. - luyện thanh, lấy giọng vừa phải phù hợp với mọi HS. -Tập thể lớp ôn lại bài hát,hát nhiều - Bắt nhịp, nghe, hát lần,sửa cao độ - trường độ còn vấp , mẫu sửa cho HS. nghe hát mẫu các câu sai để so sánh sửa lại.. Hoạt động của HS - Ghi bài -Nghe, cảm nhận. -Tập thể lớp luyện thanh, -HS thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - GV hướng dẫn .. - Làm mẫu,gợi ý. - GV ghin bảng -Hướng dẫn, lấy ví dụ cho HS quan sát.. - Chia lớp thành 2 nhóm tập thể hiện tình cảm của bài theo tính chất hồn nhiên của bài. -Tập gõ đệm theo nhịp, phách, sau đó kết hợp gõ đệm theo bài hát. - Tập làm một số động tác đơn giản để phụ hoạ cho bài hát thêm sinh động. - Tập hát theo tổ, kết hợp gõ đệm hoặc phụ hoạ đơn giản. - Tập trình bày bài hát trước lớp theo tốp mỗi tốp từ 3-4 em . - Thực hiện cá nhân tại chỗ một số em. 2. Nhịp và phách-Nhịp 2/4 ( 10' ) */ Nhịp và phách: a, Nhịp:. - HS thực hiện - HS thực hiện -HS thực hiện -HS thực hiện. -HS thực hiện Ghi bài . Nghe, quan sát ví dụ ghi bài. Nhịp là những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau được lặp đi lặp lại đều đặn trong bản nhạc, bài hát ... b, Phách: - Nghe, quan sát ví dụ ghi bài. -Hướng dẫn, lấy ví dụ cho HS quan sát Mỗi nhịp lại chia thành những phần nhỏ hơn đều nhau về thời gian gọi là phách -Hướng dẫn, lấy ví dụ cho HS quan sát.. */Nhịp 2/ 4:. Nhịp 2/ 4 là trong 1 ô nhịp có 2 phách, độ ngân của mỗi phách bằng 1 hình nốt đen, phách đầu mạnh phách sau nhẹ 3. Tập đọc nhạc. TĐN số2 ( 15’ ) Mùa xuân trong rừng Vừa phải. - Nghe, quan sát ví dụ ghi bài.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Gợi ý. */ Nhận xét TĐN số 2: - Nhịp gì ? - Phát biểu ý kiến cá - Giai điệu bài được xây dựng nhân. trên gam gì? - Bài có sử dụng kí hiệu âm nhạc nào ? - Cả lớp đọc thang - Đọc mẫu, hướng */ Đọc cao độ thang âm đô âm. dẫn. trưởng - GV hướng dẫn. - Đọc liền bậc và đọc đảo quãng. - Đọc cao độ bài tập 4-5 lần. -HS thực hiện - Kết hợp cao độ và trường độ đọc nhiều lần để có giai điệu. - Nghe, sửa sai cho -Ghép hát lời ca. - Thực hiện HS. -Chia nhóm 1/2 hát lời 1/2 đọc nhóm,nhận xét lẫn - Chỉ huy nhạc sau đó đổi lại. nhau. - Nhận xét,sửa. -Tập đọc theo nhóm và đọc cá nhân một số em. - Thực hiện cá nhân c. Củng cố và luyện tập: (4’) - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học, hát lại bài hát kết hợp vỗ tay theo phách - GV gọi một vài HS lên bảng trình bày bài TĐN, GV nhận xét cho điểm. d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1' ) - Về nhà các em học thuộc bài hát " Vui bước trên đường xa ", bài TĐN số 2 và trả lời câu hỏi cuối bài - Chuẩn bị nội dung tiết 7 trong sách giáo khoa trang 19 ( chép bài TĐN số3 ) Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ………. Tiết 7:. Ngày soạn:3/10/2016.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Ngày dạy: 6/10/2016 Tiết 7 Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 3 Cách đánh nhịp 2/4 Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ VĂN CAO VÀ BÀI HÁT LÀNG TÔI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh làm quen với cao độ, trường độ các nốt nhạc qua bài TĐN số 1Giới thiệu cách đánh nhịp 2/4 cho học sinh. - Giới thiệu cho học sinh về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao và bài hát " Làng tôi " 2. Kỹ năng: - Đọc đúng cao độ, trường độ các nốt nhạc trong bài TĐN số 3, đọc nhạc kết hợp gõ theo từng phách chính xác. Hát đúng lời ca theo giai điệu nhạc - Biết cách đánh nhịp 2/4 áp dụng vào bài TĐN số 3. Nắm được sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao... 3.Thái độ: - Qua bài giúp các em học sinh hiểu biết thêm về âm nhạc... 4. Chuẩn bị: - GV: bài hát, Đàn Organ, chép tập đọc nhạc lên bảng phụ. HS: SGK, đồ dùng học tập. II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN: Nội dung hoạt Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao động thấp -HĐ1: TĐN 3 -Tên bài TĐN - Bài TĐN -Đọc tên nốt -Đọc đúng cao 3 viết nhịp 2/4 nhạc trên độ, tiết tấu của khuông, gõ bài TĐN 3 được âm hình tiết tấu chủ đạo -HĐ2: Cách - Biết sơ đồ - Hiểu phách - Cách đánh -Đánh nhịp áp đánh nhịp 2/4 đánh nhịp 2/4 mạnh, nhẹ nhịp 2/4 dụng vào bài TĐN 3 -HĐ3: ANTT: - Biết chân - Nắm được - Biết một số - Cảm nhận cái NS Văn Cao và dung của sơ lược về bài hát của hay của bài hát bài hát Làng tôi nhạc sĩ Văn cuộc đời và Nhạc sĩ Văn Làng tôi. Cao sự nghiệp Cao sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: ? Em hãy hát bài hát " Vui bước trên đường xa " ?.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> * Đáp án: 2. Dạy bài mới: HĐ của GV - Treo bài TĐN lên bảng ? - Gợi ý cho HS. Hướng dẫn HS đọc tên nốt, gõ âm hình tiết tấu - Đọc mẫu hướng dẫn. - Nhận xét - cho điểm từng học sinh Nội dung HĐ 1: Tập đọc nhạc: TĐN số 3 ( 15' ) Bài TĐN 3 tên là gì? */ Nhận xét TĐN số 3: - nhịp gì ? */ Đọc cao độ thang âm đô trưởng. - Đọc tên nốt trên khuông, gõ âm hình tiết tấu chủ đạo - đọc liền bậc và đọc đảo quãng.đọc cao độ bài tập 4-5 lần.. HĐ của HS HS ghi bài Thật là hay. HS trả lời. Cả lớp đọc , gõ âm hình tiết tấu. - Cả lớp đọc thang âm.. -Đọc tên nốt nhạc trên khuông, gõ được âm hình tiết tấu chủ đạo. THẬT LÀ HAY Nhạc và lời: Hoàng Lân. - Gợi ý, bổ sung.. Biết tên bài TĐN 3 Bài TĐN viết nhịp 2/4. - Hướng dẫn. ?. Năng lực. - Các em hãy quan sát tiếp trên - Phát biểu ý bài TĐN và cho biết bài gồm kiến cá nhân. mấy câu ? em hãy so sánh hình nốt nhạc giữa các câu và đưa ra hình tiết tấu của bài ? (Bài gồm bốn câu và có chung.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> ?. - Gợi ý, bổ sung. - Đọc mẫu, hướng dẫn. - Nghe, sửa sai cho HS. - Chỉ huy - Nhận xét,sửa. - Cho HS quan sát sơ đồ cách đánh nhịp. một hình tiết tấu) 2/4 - Đọc cao độ bài tập 4-5 lần. - Kết hợp cao độ và trường độ đọc nhiều lần để có giai điệu. -Ghép hát lời ca. -Chia nhóm 1/2 hát lời 1/2 đọc nhạc sau đó đổi lại. -Tập đọc theo nhóm và đọc cá nhân một số em. HĐ 2: Cách đánh nhịp 2/ 4 (10') 2. 1 - HD HS cách Vừa đọc bài TĐN 3, vừa đánh nhịp. đánh và sửa sai cho HS HĐ 3: Âm nhạc thường thức: (10’) - Gọi HS đọc Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát bài " Làng tôi " a, Nhạc sĩ Văn Cao - Nhạc sĩ Văn Cao sinh năm 1923 - Ông là mọt trong những - Chốt lại các nhạc sĩ lớp đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Ông thông tin sáng tác nhiều bài hát như Suối chính. mơ, Đàn chim Việt, Thiên thai, Trường ca sông lô, Tiến quân ca ... - Ông mất năm 1995 và được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Em hãy kể một vài bài hát của nhạc sĩ Văn Cao b, Bài hát: " Làng tôi " - GV thực hiện hoặc cho Bài hát được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1947, ttrong thời. - Phát biểu ý kiến cá nhân. - Tập đọc cao độ và tập đọc bài theo GV hướng dẫn. - Thực hiện nhóm,nhận xét lẫn nhau. - Thực hiện cá nhân - Quan sát, tập thực hiện - Thực hiện tập thể và cá nhân. HS thực hiện. -Đọc đúng cao độ, tiết tấu của bài TĐN 3. - Biết sơ đồ đánh nhịp 2/4 - Hiểu phách mạnh, nhẹ - Cách đánh nhịp 2/4 -Đánh nhịp áp dụng vào bài TĐN 3. - 1-2 em đọc bài - HS nghe đọc - HS nghe và ghi bài. -HS trả lời. - HS nghe cà cảm nhận. - Biết chân dung của nhạc sĩ Văn Cao - Nắm được sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao - Biết một số bài hát của Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác - Cảm nhận cái hay của bài hát Làng.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> HS nghe băng kì kháng chiến chống thực dân tôi. mẫu Pháp ... - Nghe hát mẫu bài hát. 3. Củng cố và luyện tập: ( 4’) - Hướng dẫn học sinh đọc nhạc và hát lời của bài TĐN số 3 kết hợp đánh nhịp. - Cho dãy đọc nhạc dãy hát lời sau đó đổi lại. - Gọi cá nhân xung phong lên bảng GV nhận xét cho điểm nếu HS trình bày bài tốt. 4. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà : ( 1' ) - Về nhà các em học thuộc bài TĐN số 3, tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/ 4 - Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài - Chuẩn bị nội dung tiết 8 trong sách giáo khoa trang 22 Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……… ---------------------------------------------. Tiết 8:. Ngày soạn: 9/10/2016 Ngày dạy: 13/10/2016. Tiết 8 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hoàn thiện cho học sinh bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”, bài “Vui bước trên đường xa”, 3 bài TĐN số 1; 2 và TĐN số3 2. Kỹ năng: - Học sinh thuộc và hát đúng giai điệu của 2 bài hát, hát kết hợp vận động theo nhịp của bài hát, thể hiện một số động tác phụ hoạ cho bài - Đọc đúng cao độ - trường độ 2 bài TĐN - hát lời theo đúng giai điệu của bài tập đọc nhạc 3.Thái độ: - Qua bài giáo dục học sinh thêm yêu thích bộ môn âm nhạc... 4. Chuẩn bị: - GV: bài hát, nhạc cụ, chép tập đọc nhạc lên bảng phụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập. II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN: Nội dung HĐ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao HĐ1: ôn tập 2 Biết tên bài hát Hát thuộc và Hát kết hợp vận bài hát và tên tác giả đúng giai điệu 2 động theo nhịp.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> bài hát trên HĐ2: Ôn tập 2 bài TĐN. của 2 bài hát. Đọc đúng cao Vừa đọc vừa gõ độ - trường độ 2 theo tiết tấu của bài TĐN bài TĐN. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra 15 phút: * Câu hỏi: Thế nào là nhịp 2/4 cho ví dụ? b.Đáp án: Nhịp 2/ 4 là trong 1 ô nhịp có 2 phách, độ ngân của mỗi phách bằng 1 hình nốt đen, phách thứ nhất đứng sau vạch nhịp là phách mạnh phách sau là phách nhẹ. VD:. 2. Dạy bài mới: HĐ của GV - GV ghi bảng -Hướng dẫn nội dung ôn tập. - Cho HS nghe lại bài hát. - Bắt nhịp, hướng dẫn, nghe sửa sai cho HS. - Làm mẫu, hướng dẫn, đệm đàn. - GV hướng dẫn.. -Nhận xét .. - Cho HS nghe lại bài hát.. Nội dung HĐ1. Ôn tập 2 bài hát */ Ôn bài hát : Tiếng chuông và ngọn cờ. - Nghe lại giai điệu bài hát.. HĐ của HS Năng lực -Nghe, ghi đầu bài. Biết tên bài hát và tên tác giả. - Ôn tập thể lớp hát lại bài hát, sửa cao độ, trường độ còn vấp, tập thể hiện tình cảm sắc thái của bài. - Tập làm động tác phụ hoạ đơn giản cho bài hát thêm sinh động. - Chia lớp thành 3 nhóm ôn bài và tập trình bày bài hát tại chỗ. - Tập biểu diễn bài hát trước lớp theo tốp, kết hợp làm một số động tác phụ hoạ cho bài thêm sinh động. - Tập biểu diễn cá nhân một số em. */ Ôn bài hát : Vui bước trên đường xa. - Nghe lại giai điệu bài hát.. - Cả lớp thực hiện. - Ôn tập thể lớp hát lại bài hát, sửa cao độ, trường độ. - Ôn tập thể lớp. - Nghe, cảm nhận.. - HS thực hiện - Biểu diễn bài hát theo tốp trước lớp.. - Biểu diễn cá nhân trước lớp. - Nghe, cảm nhận.. Hát thuộc và đúng giai điệu bài hát Hát kết hợp vận động theo nhịp của 2 bài hát.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - GV hướng dẫn. - Làm mẫu, hướng dẫn - Đệm đàn cho HS hát.. Đệm đàn, nhận xét. -Nhận xét. -Đọc mẫu lần lượt 2 bài tập. còn vấp, tập thể hiện tình cảm sắc thái của bài. - Tập làm động tác phụ hoạ đơn giản cho bài hát thêm sinh động. - Chia lớp thành 3 nhóm ôn bài và tập trình bày bài hát tại chỗ. - Tập biểu diễn bài hát trước lớp theo tốp, kết hợp làm một số động tác phụ hoạ cho bài thêm sinh động. - Tập biểu diễn cá nhân một số em. HĐ2. Ôn tập đọc nhạc. - Nghe đọc mẫu 3 bài tập đọc nhạc số 1;2;3.. - HS thực hiện - Biểu diễn bài hát theo tốp trước lớp.. - Đọc thang âm đô ở thể liền bậc và ở thể đảo.. -Đọc thang âm. - Hướng dẫn đọc. - Hướng dẫn chỉ huy - Nghe sửa nhận xét.. Hát thuộc và đúng giai điệu 2 - Biểu diễn cá nhân bài hát trên trước lớp. Hát kết hợp vận động theo nhịp - Nghe đọc của 2 bài hát. - Cả lớp ôn tập các bài tập - Đọc đồng thanh lần lượt 3 bài tập đọc nhạc.. - Hướng dẫn sửa sai. - Cả lớp thực hiện. - Chia lớp thành 3 nhóm ôn tập, kết hợp gõ đệm theo tiết tấu bài tập. - Đọc cá nhân kết hợp gõ đệm theo tiết tấu bài tập. - Tập ghi cách thể hiện hình tiết tấu của 3 bài tập đọc nhạc.. - Từng nhóm ôn bài. Đọc đúng cao độ - trường độ bài TĐN. - Đọc cá nhân trước lớp. Vừa đọc vừa gõ theo tiết tấu của bài TĐN. - Lên bảng làm bài tập cá nhân. - Nghe giảng.. -Nhận xét HD. 3. Củng cố và luyện tập: (4’ ) - HS nhắc lại nội dung bài học - GV nhắc lại và nhận xét giờ học - Yêu cầu HS đọc lại bài TĐN kết hợp vỗ tay theo phách 4. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1' ).

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Về nhà các em học thuộc 2 bài hát - 3 bài TĐN - Chuẩn bị nội dung tiết 8 KT 1 tiết. Rút kinh …………………………………………………………………………... Tiết 9:. nghiệm:. Ngày soạn: 16/10/2016 Ngày dạy: 20/10/2016.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Tiết 9 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC: 2016 - 2017 Môn: Âm Nhạc Lớp 6 * Ma trận đề: Mã đề: Ant9 Cấp độ Chủ đề Học hát. Vận dụng Nhận biết. Thông hiểu. Cấp độ thấp. Số câu: Số điểm: Tổng số câu: Tổng số điểm:. Cộng. Hát đúng, đều, to rõ ràng thể hiện được nội dung, sắc thái và tình cảm của bài hát 1 1 5,0. Số câu: Số điểm: Tậpđọc nhạc. Cấp độ cao. Đọc đúng cao độ, trường độ và hát đúng lời ca theo giai điệu bài TĐN 1 5,0 1. 1 5,0 50% 1. 5,0 50 %. 5,0 50%. 2 5,0 50 0. %. 1 100. % * Đề kiểm tra: (HS bốc thăm đề kiểm tra: Phần TĐN thực hiện cá nhân, phần hát theo nhóm của mình) Phiếu 1: Hát bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” và đọc bài TĐN số2. Phiếu 2: Hát bài hát “Vui bước trên đường xa” và đọc bài TĐN số 3. * ĐÁP ÁN: Đạt: - Thực hiện tốt yêu cầu của bài kiểm tra, đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, tích cực hứng thú tham gia học tập..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Thực hiện khá tốt yêu cầu của bài kiểm tra, đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, tích cực hứng thú tham gia học tập - Đạt yêu cầu của bài kiểm tra nhưng còn có sai sót về kiến thức hoặc kĩ năng, có cố gắng nhưng chưa tích cực Chưa đạt: - Chưa đạt yêu cầu của bài kiểm tra, còn có sai sót về kiến thức và kĩ năng, chưa tích cực học tập. - Không đạt yêu cầu của bài kiểm tra, không đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, không tự giác, thiếu cố gắng trong học tập. ---------------------------------------------Tiết 10: Ngày soạn: 23/10/2016 Ngày dạy: 27/10/2016 Tiết 10 Học hát bài: HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG Nhạc : Pháp Lời Việt : Phan Trần Bảng Lê Minh Châu I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giới thiệu và cho học sinh làm quen với giai điệu bài hát " Hành khúc tới trường " nhạc của Pháp, lời Phan trần Bảng - Lê Minh Châu 2. Kỹ năng: - Học sinh hát đúng cao độ, trường độ bài hát, hát kết hợp gõ phách đúng theo nhịp của bài hát. 3.Thái độ: - Qua bài giáo dục học sinh tình đoàn kết, yêu cuộc sống hoà bình, hữu nghị. Tự hào về quê hương đất nước... 4. Chuẩn bị: - GV: bài hát, nhạc cụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập. II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN: Nội dung HĐ. Nhận biết. Thông hiểu. HĐ : Học hát bài Tên bài hát và Hát đúng giai Hành khúc tới tác giả điệu của bài trường Hành khúc tới trường. Vận dụng thấp. Vận dụng cao. Hát kết hợp gõ Hát Canon (hát phách đúng theo đuổi) nhịp của bài hát Hành khúc tới trường. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> HĐ của GV - Thuyết trình.. - Hát mẫu bài hát. - Gợi ý. Nội dung. HĐ của HS. HĐ 1. Giới thiệu bài hát : ( 10 ' ) - Ghi đầu bài " Hành khúc tới trường " - Bài hát hành khúc tới trường của hai tác giả Phan Trần Bảng và Lê Minh Châu được viết ở thể loại hành khúc với tính chất sôi nổi, rộn ràng miêu tả những bước chân đi trước cảnh thiên nhiên đất nước thanh bình với niềm tin tưởng, lạc quan trước cuộc - Nghe, cảm nhận bài hát. sống. - Phát biểu ý HĐ 2. học bài hát. kiến (30’) - Nghe hát mẫu bài hát. - Nhận xét bài hát.. Năng Lực Nắm được tên bài hát và tên tác giả.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Hướng dẫn - Hát mẫu, hướng dẫn. ( bài được viết ở giọng đô trưởng, nhịp 2/4 cấu trúc gọn gàng vuông vắn) - luyện thanh chuẩn bị cho học hát.. - luyện thanh - HS thực hiện. - Nghe, sửa sai. - Nghe hát mẫu, tập hát từng câu ngắn.. - Sửa tập hát ghép cả bài.. - Hướng dẫn. - Sửa cao độ trường độ luyện tập hát thật chuẩn xác.. - Thực hiện.. - Ghép tập hát theo trình tự móc xích. - Tập hát kết hợp gõ hoặc vỗ tay đệm theo phách, theo nhịp. - Chia lớp thành2-3 nhóm ôn luyện để hát truyền cảm, thể hiện sắc thái của bài. - Gọi HS. - Thực hiện nhóm.. - Tập trình bày bài hát tại chỗ theo từng nhóm tại chỗ -Trình bày cá nhân mỗi nhóm 3-4 em.. Hát đúng giai điệu của bài hát Vừa hát vừa gõ phách đúng theo nhịp của bài hát Hát Canon (Hát đuổi). - Tập hát cá nhân tại chỗ 3. Củng cố và luyện tập: ( 4’) - Phát biểu cảm nhận của em khi nghe và học bài hát. - Gọi một vài HS xung phong lên bảng, GV cho điểm nếu HS trình bày bài tốt 4. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1’) - Về nhà các em học thuộc bài hát, tập hát kết hợp vận động theo nhịp của bài - Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài - Chuẩn bị nôị dung bài tiết 10 , chép bài TĐN số 4 trong sách giáo khoa ------------------------------------------------------------. Ngày soạn: 30/10/2016 Ngày giảng: 03/11/2016 Tiết 11.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 4 Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ LƯU HỮU PHƯỚC VÀ BÀI HÁT LÊN ĐÀNG I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Giới thiệu cho học sinh về cao độ, trường độ các nốt nhạc qua bài TĐN số4 - Giới thiệu cho học sinh về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước và bài hát " Lên đàng " 2. Kỹ năng: - Học sinh đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 4 - Nắm được sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước. 3.Thái độ: - Qua bài giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết... II. Chuẩn bị: - GV: bài hát, nhạc cụ, chép tập đọc nhạc lên bảng phụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN: Nội dung HĐ HĐ1: Tập nhạc số 4. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng thấp. Vận dụng cao. đọc - Biết tên nốt - Nhịp và - Đọc đúng cao - Đọc nhạc kết nhạc gam của bài độ, trường độ hợp đánh nhịp TĐN 4 của TĐN 4 2/4. HĐ 2: Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Lưu Hữu phước và bài hát lên đàng. - Biết được chân dung của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. - Nắm được sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước.. - Biết một số bài - Cảm nhận cái hát của Nhạc sĩ hay của bài hát Lưu Hữu Phước Lên đàng sáng tác. IV.Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: ? Em hãy hát bài hát " Hành khúc tới trường " ? Đáp án: - Nhận xét - cho điểm từng học sinh 2. Dạy bài mới: Giáo viên treo bài tập đọc nhạc số 4 lên bảng Tập đọc nhạc: TĐN số 4 Vừa phải. Nhạc : Mô - Da.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Hoạt động của GV - GV ghi bảng - Gợi ý. Nội dung HĐ1. Tập đọc nhạc số 4 (20’) */ Nhận xét TĐN số 4: - Nhịp gì ? - Giai điệu bài được xây dựng trên gam gì? - Bài có sử dụng kí hiệu âm nhạc nào ? */ Đọc cao độ thang âm đô trưởng. - Đọc mẫu, hướng dẫn.. - Nghe, sửa sai cho HS. - Chỉ huy - Nhận xét,sửa.. - GV ghi bảng. - Gọi HS đọc bài trong SGK. ?. - Đọc liền bậc và đọc đảo quãng. - Đọc cao độ bài tập 4-5 lần. - Kết hợp cao độ và trường độ đọc nhiều lần để có giai điệu. - Ghép hát lời ca. - Chia nhóm 1/2 gõ đệm 1/2 đọc nhạc sau đó đổi lại. -Tập đọc theo nhóm và đọc cá nhân một số em. - Tập đọc kết hợp đánh nhịp theo bài. HĐ2. Âm nhạc thường thức:(15') Nhạc sỹ Lưu Hữu Phước và bài hát " Lên đàng” a. Nhạc sỹ Lưu Hữu Phước - Qua nghe bạn đọc em hãy cho biết Ông sinh ngày tháng năm nào ? quê ông ở đâu ? ( Ông sinh ngày 12 - 9- 1921 tại Huyện Ô Môn tỉnh Cần Thơ ). - Ông tham gia sáng tác từ khi nào ?. Hoạt động của HS - HS ghi bài - HS trả lời. -HS thực hiện.. Năng lực - NL hiểu biết âm nhạc. - NL thực hành âm nhạc. -HS thực hiện. -HS thực hiện. -HS thực hiện. -HS thực hiện. - HS ghi bài. -HS thực hiện. NL hiểu biết âm nhạc.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> ( Ông bắt đầu sáng tác những bản ? nhạc đầu tiên khi mới 15 - 16 tuổi ). - Lưu hữu Phước là tác giả của những bài ca xuất sắc như: Tiếng gọi thanh niên, Lên đàng, Khải - GV thuyết hoàn ca, Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Hồn trình tử sĩ ..... Và rất nhiều bài hát đi sâu vào tâm hồn hàng triệu người dân Việt Nam. Các ca khúc viết cho thiếu nhi: Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan, Múa vui... - Ông mất ngày 12 - 6 - 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật - Bây giờ cô cùng các em nghe trích đoạn một số tác phẩm tiêu biểu của - GV thực ông hiện -GV cho HS nghe trích đoạn bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan, Reo vang bình minh, Khải hoàn ca. - Cho HS nghe cả bài: Ca ngợi Hồ Chủ tịch - GV yêu cầu - Phát biểu cảm nhận của mình sau khi nghe bài hát. - GV thuyết Bài hát ca ngợi Hồ Chủ tịch vị trình cha già của dân tộc suốt cuộc đời hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Người dẫn dắt toàn dân đứng lên dành độc lập giải phóng dân tộc: Hồ Chí Minh sáng ngời gương đấu tranh.Vững bền đưa chúng ta vượt khó khăn. Hồ Chí Minh muôn năm chỉ lối cho nhân dân. Đến ngày chiến thắng vẻ vang. b. Bài hát: Lên đàng - GV thực - Cho HS nghe qua băng bài hát 2hiện 3 lần sau đó hs có thể hát theo băng - Phát biểu cảm nhận của mình sau khi nghe bài hát? 3. Củng cố và luyện tập: ( 4’) - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. - HS nghe và ghi bài -HStrả lời. - HS nghe và ghi bài. - HS nghe. NL cảm thụ âm nhạc. - HS nghe - HS thực hiện. NL cảm thụ âm nhạc.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Em có cảm nhận gì về bài TĐN số 4 và bài hát Lên đàng ? - Cho HS đọc bài TĐN số 4 theo nhóm, tổ bàn, cá nhân. 4. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1' ) - Về nhà các em học thuộc bài hát " Hành khúc tới trường ", bài TĐN số 4 - Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài - Chuẩn bị nội dung tiết 12 trong sách giáo khoa -----------------------------------------------------------Ngày soạn: 6/ 11/ 2016 Ngày giảng: 10/11/2016 Tiết 12 Ôn tập bài hát: HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN SỐ 4 Âm nhạc thường thức: SƠ LƯỢC VỀ DÂN CA VIỆT NAM I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Tiếp tục hoàn thiện cho học sinh bài hát " Hành khúc tới trường " và bài TĐN số 4 - Giới thiệu cho học sinh sơ lược về Dân ca Việt Nam 2. Kỹ năng: - Học sinh hát đúng giai điệu bài hát, hát kết hợp gõ nhịp thành thạo. - Đọc đúng cao độ, trường độ các nốt nhạc của bài tập đọc nhạc số 4 - Nắm được sơ lược về sự phong phú và đa dạng, nhiều thể loại của dân ca Việt Nam. 3. Thái độ: - Qua bài học giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước .... II. Chuẩn bị: - GV: Hát thuộc một số bài hát dân ca, Đàn Organ. - HS: SGK, đồ dùng học tập.. III.BẢNG MÔ TẢ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH: Nội dung. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng thấp HĐ1. Ôn tập - Bài hát này nhạc Hát với sắc - Thể hiện bài hát: Hành và lời của ai? thái mạnh mẽ, đúng tính khúc tới trường Hát đúng nhạc và vui vẽ, sôi chất thể loại lời ca. nổi. Hành khúc. Vận dụng cao Vận động và phụ họa theo lời ca..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> HĐ2. Ôn tập - Bài TĐN số 4 Tập đọc nhạc: nhạc của ai? Nhạc: Mô-da HĐ3. Âm nhạc Nghe bài hát thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam. HS trình bày bài TĐN. Đọc nhạc, ghép lời ca.. Dân ca là gì?. Kể một số bài Phân biệt hát dân ca. được bài hát dân ca của các vùng miền. IV.Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong khi dạy: HĐ của GV Nội dung -Ghi bảng. HĐ1.Ôn bài hát: Hành khúc - GV thực tới trường. (10’) hiện - Nghe lại giai điệu bài hát - Luyện thanh, lấy giọng vừa phải phù hợp với mọi em chuẩn bị học hát. - GV hướng -Tập thể lớp ôn lại bài hát,hát dẫn. nhiều lần,sửa cao độ - trường độ còn vấp. nghe hát mẫu các câu sai để so sánh sửa lại. - Chia lớp thành 2 nhóm tập thể hiện tình cảm của bài theo tính chất hồn nhiên nhí nhảnh. -Tập gõ đệm theo nhịp. - Chia nhóm - Tập trình bày bài hát trước lớp theo tốp mỗi tốp từ 3-4 em . - Thực hiện cá nhân tại chỗ một - GV hướng số em. dẫn. HĐ2. Ôn tập đọc nhạc. (10’) */ Nghe lại TĐN số 4: - Bài này được viết ở nhịp gì ? ( Nhịp 2/4) */ Đọc cao độ thang âm đô - GV ghi bảng trưởng. HĐ của HS Ghi đầu bài.. Năng lực. - Nghe, cảm nhận. - Luyện thanh.. -Năng lực cảm thụ âm nhạc -Năng lực thực hành âm nhạc. - HS thực hiện. - HS thực hiện - HS thực hiện - HS thực hiện - HS ghi bài. - GV hỏi - Đọc mẫu, hướng dẫn. - Nghe, sửa. Hát thuộc bài TĐN. - HS trả lời - Đọc liền bậc. - Ôn đọc kết hợp cao độ và - HS thực trường độ đọc nhiều lần để thuộc hiện giai điệu. - Ghép hát lời ca. -Tập đọc theo nhóm và đọc cá. Năng lực hiểu biết âm nhạc Năng lực thực hành âm nhạc.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> sai cho HS.. nhân một số em. HĐ3. Âm nhạc thường thức: - Chỉ huy (20’) - Nhận Sơ lược về dân ca Việt Nam xét,sửa. - Đọc bài Sơ lược về dân ca VN Các em đọc thầm nhanh 2p - Qua nghe bạn đọc thông tin em - GV ghi bảng hãy cho biết những bài hát dân -Gọi HS đọc ca là gì ? bài ( Những bài hát dân ca do nhân dân sáng tác ra, không rõ tác - GV hỏi giả). Đầu tiên do một người nghĩ ra rồi truyền từ người này qua người kh) - Dân ca của các vùng miền, các dân tộc khác nhau phụ thuộc vào Thuyết trình yếu tố nào ? bổ sung. ( Sự khác nhau của dân ca các vùng miền, các dân tộc tuỳ thuộc vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lý và đặc biệt là ngôn ngữ ...) - Dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú vậy em hãy kể tên ? một số làn điệu dân ca của một số vùng, miền, dân tộc mà em biết ? - Chim sáo (dân ca khơ me Nam Thuyết trình Bộ), Hò ba lí (dân ca Quảng bổ sung. Nam), Lí cây đa, Cò lả( dân ca Bắc Bộ ), Inh lả ơi,Xoè hoa (dân ca Thái)… - Dân ca khác với ca khúc ở điểm nào? ? - Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác không rõ tác giả. Còn ca khúc là do các nhạc sĩ sáng tác. - Nhiều nhạc sĩ đã dùng chất liệu dân ca để sáng tác nên những ca khúc có giá trị nghệ thuật. Em hãy kể một vài bài hát mà em biết? - Về quê (Phó Đức Phương), Giáo viên Màu hoa đỏ (Thuận Yến), Quê thuyết trình em mùa nước lũ (Tiến Luân)…. - Cả lớp đọc bài.. - HS thực hiện. 1 HS đọc bài - HS ghi bài - Nghe - Phát biểu ý kiến -Nghe ghi bài - Phát biểu ý kiến -Nghe ghi bài. - Nghe, trả lời. - Nghe. Năng lực hiểu biết âm nhạc.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> bổ sung. - Chúng ta có nên giữ gìn các bài hát dân ca không? Vì sao? - Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của cha ộng để lại, cần trân trọng, giữ gìn, học tập và tiếp tục học tập phát triển vốn quý ấy.. - HS nghe, trả lời. - HS nghe, trả - Năng lực lời cảm thụ âm nhạc. Gv mở nhạc, và giới thiệu - Một số bài dân ca các của các Gv tổ chức trò vùng miền. - Năng lực chơi - GV hát một đoạn của một số hiểu biết và bài dân ca. Em hãy cho biết đây năng lực cảm là bài dân ca vùng miền nào? thụ âm nhạc 3. Củng cố và luyện tập: ( 4’) - Hướng dẫn học sinh đọc nhạc TĐN số 4 kết hợp đánh nhịp. - Gọi cá nhân xung phong lên bảng GV nhận xét cho điểm nếu HS trình bày bài tốt. 4. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1' ) -Về nhà các em học thuộc bài hát " Hành khúc tới trường ", bài TĐN số 4 - Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài - Chuẩn bị nội dung bài tiết 13 trong sách giáo khoa trang 31 Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………. Ngày soạn: 6 /11/2016 Ngày giảng: 17/11/2016 Tiết 13 Học hát bài: ĐI CẤY Dân ca Thanh Hoá I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Giới thiệu và cho học sinh làm quen với giai điệu bài hát " Đi cấy " dân ca Thanh Hoá 2. Kỹ năng: - Học sinh hát đúng cao độ, trường độ bài hát, hát kết hợp gõ phách đúng theo nhịp của bài hát. 3.Thái độ: - Qua bài giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước.... II. Chuẩn bị: - GV: bài hát, nhạc cụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập. III.BẢNG MÔ TẢ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH: Nội dung. Nhận biết. HĐ1. Học bài hát Đi cấy. Thông hiểu. Vận dụng thấp - Bài hát này là dân Nội dung bài - Hát đúng ca vùng miền nào? hát nói lên điều nhạc và lời - Một số kí hiệu âm gì? ca. nhạc. Vận dụng cao - Hát kết hợp gõ hoặc vỗ tay đệm theo phách, theo nhịp. IV.Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Câu hỏi: ? Em hãy hát bài hát " Hành khúc tới trường " ? Đáp án: - Nhận xét - cho điểm từng học sinh 2. Dạy bài mới: Giáo viên treo bài hát. ĐI CẤY Vừa phải. Dân ca Thanh Hoá.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Hoạt động Nội dung của GV - GV ghi bảng HĐ1. Học hát bài Đi cấy - Thuyết trình. 1. Giới thiệu bài hát. (5’) - Bài hát " Đi cấy " là bài hát ? Dân ca tỉnh Thanh Hoá. Các em hãy quan sát vào bài hát và cho biết những ký hiệu có trong bài mà các em đã được - Thuyết trình. học ? - Nội dung bài diễn tả công việc đi cấy lúa và nói lên sự vất vả của nhân dân trong lao - GV ghi bảng động... - Hát mẫu bài 2. Học bài hát. (30’) hát. - Cho HS nghe bài hát - Gợi ý - Nhận xét bài hát. ( bài được viết ở giọng đô. Hoạt động của Năng lực HS - HS ghi bài NL hiểu biết - Nghe giảng âm nhạc - HS trả lời. - HS ghi bài - Nghe, cảm nhận. - NL cảm thụ âm nhạc - NL hiểu biết âm nhạc.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> trưởng, nhịp 2/4 có sử dụng dấu - Phát biểu ý nhắc lại, dấu nối và khung thay kiến - Hướng dẫn đổi) - Hát mẫu, - Luyện thanh chuẩn bị cho học NL thực hướng dẫn hát. - Luyện thanh hành âm - Nghe, sửa - Nghe hát mẫu, tập hát từng - Nghe hát nhạc sai câu ngắn. mẫu tập hát. - Sửa cao độ trường độ luyện -Sửa tập hát - Hướng dẫn tập hát thật chuẩn xác. ghép cả bài. - Ghép tập hát theo trình tự - Thực hiện. móc xích. - Tập hát kết hợp gõ hoặc vỗ tay đệm theo phách, theo nhịp. - Chia lớp thành2-3 nhóm ôn - Thực hiện - Nhận xét, luyện để hát truyền cảm, thể nhóm động viên hiện sắc thái của bài. - Tập trình bày bài hát tại chỗ theo từng nhóm tại chỗ mỗi -Trình bày cá nhóm 3-4 em. nhân. - Tập hát cá nhân tại chỗ 3. Củng cố và luyện tập: ( 4’) - Phát biểu cảm nhận của em khi nghe và học bài hát. - Gọi một vài HS xung phong lên bảng, GV cho điểm nếu HS trình bày bài tốt 4. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1 ' ) - Về nhà các em học thuộc bài hát, tập hát kết hợp vận động theo nhịp của bài - Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài - Chuẩn bị nôị dung bài tiết 13 , chép bài TĐN số 5 trong sách giáo khoa Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………… ------------------------------------------------------------. Ngày soạn: 20/11/2016 Ngày dạy: 24/11/2016 Tiết 14 Ôn tập bài hát: ĐI CẤY Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 5 I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Tiếp tục hoàn thiện cho học sinh bài hát " Đi cấy ".

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Giới thiệu và cho học sinh làm quen với cao độ, trường độ các nốt nhạc qua bài TĐN số 5 2. Kỹ năng: - Học sinh hát đúng giai điệu bài hát, hát kết hợp gõ nhịp thành thạo, hát kết hợp vận động đúng nhịp của bài hát - Đọc đúng cao độ, trường độ các nốt nhạc của bài tập đọc nhạc số 5, Ghép đúng lời ca theo giai điệu nhạc 3.Thái độ: - Qua bài giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước .... II. Chuẩn bị: - GV: bài hát, nhạc cụ, chép tập đọc nhạc lên bảng phụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập. III.BẢNG MÔ TẢ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH: Nội dung. Nhận biết. HĐ1. Ôn tập bài hát Đi cấy. - Bài hát này là dân ca vùng miền nào? - Một số kí hiệu âm nhạc. HĐ 2. Tập đọc nhạc số 5. - Biết tên nốt nhạc. Thông hiểu. Vận dụng thấp Nội dung bài hát - Hát kết hợp nói lên điều gì? gõ hoặc vỗ tay đệm theo phách, theo nhịp - Nhịp và gam của bài TĐN 5, một số kí hiệu âm nhạc. Vận dụng cao - Hát và làm động tác phụ họa. - Đọc đúng - Đọc nhạc kết cao độ, hợp đánh nhịp trường độ của 2/4 TĐN 4. IV.Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Câu hỏi: ? Em hãy hát bài hát " Đi cấy " ? Đáp án: - Nhận xét - cho điểm từng học sinh 2. Dạy bài mới: Hoạt động của Nội dung Hoạt động của GV HS - Ghi bảng. HĐ1. Ôn bài hát: Đi cấy. - Ghi đầu bài - GV thực hiện (15’) - GV hướng -Nghe lại giai điệu bài hát -Nghe, cảm dẫn. - Luyện thanh, lấy giọng vừa nhận. phải phù hợp với mọi em - Luyện thanh. chuẩn bị học hát. - GV hướng -Tập thể lớp ôn lại bài hát,hát dẫn nhiều lần,sửa cao độ - trường - HS thực hiện độ còn vấp. nghe hát mẫu các câu sai để so sánh sửa lại. - Chia lớp thành 2 nhóm tập - Chia nhóm thể hiện tình cảm của bài - HS thực hiện. Năng lực. - NL cảm thụ, NL thực hành âm nhạc.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> theo tính chất hồn nhiên của bài. - Làm - Thực hiện ôn theo nhóm,tập - HS thực hiện mẫu,hướng thể hiện sắc thái từng đoạn. dẫn. -Tập gõ đệm theo nhịp, - HS thực hiện phách, sau đó kết hợp gõ đệm theo bài hát. - HS thực hiện - Làm mẫu,gợi - Tập làm một số động tác ý cho các em đơn giản để phụ hoạ cho bài có thể sáng tạo hát thêm sinh động. - HS thực hiện thêm một số - Tập hát theo tổ, kết hợp gõ động tác khác. đệm hoặc phụ hoạ đơn giản. - Tập trình bày bài hát trước lớp theo tốp mỗi tốp từ 3-4 em . - Thực hiện cá nhân tại chỗ một số em. HĐ2. Tập đọc nhạc: TĐN số 5 ( 20' )VÀO RỪNG HOA Vừa phải Nhạc và lời: Việt Anh. - Đọc mẫu, hướng dẫn.. */ Nhận xét TĐN số 5: - nhịp gì ? - giai điệu bài được xây dựng trên gam gì? - bài có sử dụng kí hiệu âm nhạc nào ? */ Đọc cao độ thang âm đô trưởng. - Nghe, sửa sai cho HS.. - Đọc liền bậc và đọc đảo quãng. - Đọc cao độ bài tập 4-5 lần.. - Gợi ý. - HS trả lời. - HS thực hiện. - Cả lớp đọc bài.. NL hiểu biết âm nhạc. NL thực hành âm nhạc.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Chỉ huy - Nhận xét,sửa.. - Kết hợp cao độ và trường độ đọc nhiều lần để có giai điệu. -Ghép hát lời ca. -Chia nhóm 1/2 hát lời 1/2 đọc nhạc sau đó đổi lại. -Tập đọc theo nhóm và đọc cá nhân một số em. 3. Củng cố và luyện tập: ( 4’) - Hướng dẫn học sinh đọc nhạc và hát lời của bài TĐN số 4 kết hợp đánh nhịp. - Cho dãy đọc nhạc dãy hát lời sau đó đổi lại. - Gọi cá nhân xung phong lên bảng GV nhận xét cho điểm nếu HS trình bày bài tốt. 4. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1’) - Về nhà các em học thuộc bài hát, bài TĐN số 5 - Trả lời câu hỏi và bài tập số 1 - 2 ở cuối bài và đọc bài đọc thêm : Mõ và chuông - Chuẩn bị nội dung tiết 14 trong SGK trang 35 Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………… --------------------------------------------------------------------. Tiết 15:. Ngày soạn: 22/11/2015 Ngày dạy: 23/11/2015. Tiết 15 Ôn tập bài hát: ĐI CẤY Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN SỐ 5 Âm nhạc thường thức: SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC PHỔ BIẾN 1. Mục tiêu bài dạy: a. Kiến thức - Tiếp tục hoàn thiện cho học sinh bài hát " Đi cấy ", bài TĐN số 5 - Giới thiệu cho học sinh sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến b. Kỹ năng: - Học sinh hát đúng giai điệu bài hát, hát kết hợp gõ nhịp thành thạo, hát kết hợp vận động đúng nhịp của bài hát.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Đọc đúng cao độ, trường độ các nốt nhạc của bài tập đọc nhạc số5 - Nắm được sơ lược về hình dáng và tác dụng của một số nhạc cụ dân tộc phổ biến. c.Thái độ: - Qua bài giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước .... 2. Chuẩn bị: - GV: bài hát, nhạc cụ, chép tập đọc nhạc lên bảng phụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập. 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: ? Em hãy hát bài hát " Đi cấy " ? Đáp án: - Nhận xét - cho điểm từng học sinh b. Dạy bài mới: Hoạt động của GV. Nội dung. 1.Ôn bài hát: Đi Cấy. (20’) -Cho HS nghe lại bài - Nghe lại giai điệu bài hát hát. - Hướng dẫn - Luyện thanh, lấy giọng vừa phải phù hợp với mọi em chuẩn bị học hát. -Tập thể lớp ôn lại bài hát,hát nhiều - Bắt nhịp, nghe, hát lần,sửa cao độ - Trường độ còn vấp, mẫu sửa cho HS. nghe hát mẫu các câu sai để so sánh sửa lại. - Chia lớp thành 2 nhóm tập thể hiện - Chia nhóm, hướng tình cảm của bài theo tính chất hồn dẫn cách thể hiện,. nhiên nhí nhảnh. tập thể hiện sắc thái từng đoạn. -Tập gõ đệm theo nhịp, phách, sau đó - Làm mẫu,hướng kết hợp gõ đệm theo bài hát. dẫn. - Tập làm một số động tác đơn giản - Làm mẫu,gợi ý để phụ hoạ cho bài hát thêm sinh động. - Tập hát theo tổ, kết hợp gõ đệm -Nhận xét động viên. hoặc phụ hoạ đơn giản. - Tập trình bày bài hát trước lớp theo - Nghe, nhận xét tốp mỗi tốp từ 3-4 em . - Thực hiện cá nhân tại chỗ một số em. 2. Ôn tập đọc nhạc. */ Nghe lại TĐN số 4: - Nhận xét lại bài tập - Gợi ý - Nhịp gì ? - giai điệu bài được xây dựng trên. Hoạt động của HS Ghi đầu bài. -Nghe, cảm nhận. -HS thực hiện - Thực hiện. - Thực hiện. - Thực hiện - Thực hiện - Thực hiện - Thực hiện. - HS trả lời.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> gam gì? - Bài có sử dụng kí hiệu âm nhạc nào ? - Đọc mẫu, hướng */ Đọc cao độ thang âm đô trưởng dẫn. - Đọc liền bậc và đọc đảo quãng. - Cả lớp đọc - đọc cao độ bài tập 4-5 lần. thang âm. - Nghe, sửa sai cho - Ôn đọc kết hợp cao độ - trường độ HS. đọc nhiều lần để thuộc giai điệu. - Ghép hát lời ca. - Chia nhóm 1/2 hát lời 1/2 đọc nhạc - Chỉ huy sau đó đổi lại. - Thực hiện - Nhận xét,sửa. -Tập đọc theo nhóm và đọc cá nhân nhóm,nhận xét một số em. lẫn nhau. 3,Âm nhạc thường thức:( 10 ' ) Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến 1. Sáo: . GV hỏi ? Sáo được làm bằng chất liệu gì và GV thuyết trình và sử dụng ntn? - HS trả lời ghi bảng - Sáo là nhạc cụ được làm bằng trúc, có thể thổi ngang hoặc thổi dọc Hs ghi bài - Dùng để độc tấu hoặc hòa tấu. 2. Đàn bầu: (Độc huyền cầm) - Có 1 dây, dùng que gảy - là nhạc cụ độc đáo của Việt Nam. Có thể dùng độc tấu. 3. Đàn tranh: (Thập lục) - Có 16 dây, dùng móng gảy - Ngoài độc tấu, hoà tấu còn có thể đệm cho ngâm thơ. 4. Đàn nhị: (Đàn cò) - Có 2 dây, dùng cung kéo. 5. Đàn nguyệt: (Đàn kìm) - Có 2 dây, dùng móng gảy. - Thường dùng để đệm cho hát chầu văn. 6. Trống: Có nhiều loại khác nhau như trống cái, trống cơm, trống đế,… GV hỏi ? Cho biết các loại nhạc cụ trên thuộc Hs trả lời GV thuyết trình và bộ nào? ( Bộ dây và bộ gõ) ghi bảng Mở âm thanh một số loại nhạc cụ dân - Nghe tộc c. Củng cố và luyện tập: ( 4’) - Hướng dẫn học sinh đọc nhạc và hát lời của bài TĐN số 4 kết hợp đánh nhịp. - Cho dãy đọc nhạc dãy hát lời sau đó đổi lại..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Gọi cá nhân xung phong lên bảng GV nhận xét cho điểm nếu HS trình bày bài tốt. d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1' ) -Về nhà các em học thuộc bài hát " Đi cấy ", bài TĐN số 5 - Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài - Chuẩn bị nội dung bài tiết 15 trong sách giáo khoa Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… ….. ---------------------------------------------------------------------------. Tiết 16:. Ngày soạn: 07/12/2014 Ngày soạn: 28/11/2015 Ngày dạy: 30/11/20115. Tiết 16 ÔN TẬP 1. Mục tiêu bài dạy: a. Kiến thức: - Hoàn thiện cho học sinh 4 bài hát " Tiếng chuông và ngọn cờ"; " Vui bước trên đường xa "; " Hành khúc tới trường ", " Đi cấy " và 5 bài tập đọc nhạc:TĐN số 1, số 2, số3, số4 và TĐN số5 b. Kỹ năng: - Học sinh thuộc và hát đúng giai điệu của 4 bài hát, hát kết hợp vận động theo nhịp của bài hát, thể hiện một số động tác phụ hoạ cho bài . c.Thái độ: - Đọc đúng cao độ - trường độ 5 bài TĐN - hát lời theo đúng giai điệu của bài tập đọc nhạc - Qua bài giáo dục học sinh thêm yêu thích bộ môn âm nhạc... 2. Chuẩn bị:.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> - GV: Nhạc cụ, tập đọc nhạc số 1,2,3,4,5. - HS: SGK, đồ dùng học tập 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: -Đan xen vào bài mới b. Dạy bài mới. Hoạt động của GV Nội dung - Hướng dẫn nội dung 1. Ôn tập 4 bài hát (15') ôn tập. */ Ôn bài hát : Tiếng chuông và ngọn cờ. - Hát lại bài hát. - Nghe lại giai điệu bài hát. - Bắt nhịp, hướng - Ôn tập thể lớp hát lại bài hát, dẫn, nghe sửa sai cho sửa cao độ, trường độ còn vấp, HS. tập thể hiện tình cảm sắc thái của bài. - Hướng dẫn - Tập làm động tác phụ hoạ đơn giản cho bài hát thêm sinh động. - Đánh nhịp - Chia lớp thành 3 nhóm ôn bài và tập trình bày bài hát tại chỗ.. - Hát lại bài hát. - Bắt nhịp, hướng dẫn, nghe sửa sai cho HS. - Làm mẫu, hướng dẫn - Hướng dẫn - Nghe, nhận xét.. -Nhận xét động viên.. - Hát lại bài hát. - Bắt nhịp, hướng dẫn, nghe sửa sai cho HS.. */ Ôn bài hát : Vui bước trên đường xa - nghe lại giai điệu bài hát. - Ôn tập thể lớp hát lại bài hát, sửa cao độ, trường độ còn vấp, tập thể hiện tình cảm sắc thái của bài. - Tập làm động tác phụ hoạ đơn giản cho bài hát thêm sinh động. - Chia lớp thành 3 nhóm ôn bài và tập trình bày bài hát tại chỗ. - Tập biểu diễn bài hát trước lớp theo tốp, kết hợp làm một số động tác phụ hoạ cho bài thêm sinh động. - Tập biểu diễn cá nhân một số em. */ Ôn bài hát : Hành khúc tới trường. - nghe lại giai điệu bài hát. - Ôn tập thể lớp hát lại bài hát, sửa cao độ, trường độ còn vấp, tập thể hiện tình cảm sắc thái. Hoạt động của HS -Nghe, ghi đầu bài. - Nghe, cảm nhận. - Ôn tập thể lớp, sửa theo GV hướng dẫn. - Cả lớp thực hiện - Thực hiện nhóm, tập hát tại chỗ. - Biểu diễn bài hát theo tốp. - nghe, cảm nhận. - Ôn tập thể lớp, sửa theo GV hướng dẫn. - Cả lớp thực hiện - Thực hiện nhóm, tập hát tại chỗ. - Biểu diễn bài hát theo tốp trước lớp. - Biểu diễn cá nhân trước lớp. - Nghe, cảm nhận. - Ôn tập thể lớp, sửa theo GV hướng dẫn..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Làm mẫu, hướng dẫn. - Hát lại bài hát. - Bắt nhịp, hướng dẫn, nghe sửa sai cho HS. - Làm mẫu, hướng dẫn. - Yêu cầu -Nhận xét động viên. - Hướng dẫn đọc. của bài. - Tập làm động tác phụ hoạ đơn - Cả lớp thực hiện giản cho bài hát thêm sinh động. - Chia lớp thành 3 nhóm ôn bài - Thực hiện nhóm, tập và tập trình bày bài hát tại chỗ. hát tại chỗ. - Biểu diễn bài hát */ Ôn bài hát : Đi cấy. theo tốp. - nghe lại giai điệu bài hát. - nghe, cảm nhận. - Ôn tập thể lớp hát lại bài hát, - Ôn tập thể lớp, sửa sửa cao độ, trường độ còn vấp, theo GV hướng dẫn. tập thể hiện tình cảm sắc thái của bài. - Tập làm động tác phụ hoạ đơn - Cả lớp thực hiện giản cho bài hát thêm sinh động. - Chia lớp thành 3 nhóm ôn bài - Thực hiện nhóm, tập và tập trình bày bài hát tại chỗ. hát tại chỗ. - Biểu diễn bài hát theo tốp tại chỗ. 2. Ôn tập đọc nhạc. (15') - Đọc thang âm đô ở thể liền -Đọc thang âm bậc và ở thể đảo.. - Đọc đồng thanh lần lượt 5 bài tập đọc nhạc. - Chia lớp thành 3 nhóm ôn tập, kết hợp gõ đêm theo tiết tấu bài tập. - Nghe sửa nhận xét. - Đọc cá nhân kết hợp gõ đệm theo tiết tấu bài tập. - Tập ghi cách thể hiện hình tiết - Hướng dẫn. - Bắt nhịp cho HS hát. tấu của các bài tập đọc nhạc. 3. Ôn tậpnhạc lí: ( 10’) - nhịp là gì ? nhịp 2/4 cho ta ? biết điều gì ? - Nhịp là những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhauđược lặp đi lặp lạiđều đặn trong một bản nhạc. - Nhịp 2/4 cho ta biết có 2 phách trong một ô nhịp, mỗi phách bằng một nốt đen. - Viết một đoạn nhạc ở nhịp 2/4 - Nghe, hướng dẫn sửa sai - Hướng dẫn chỉ huy. - Cả lớp ôn tập các bài tập - Từng nhóm ôn bài - Đọc cá nhân một số em. - Lên bảng làm bài tập cá nhân. - HS trả lời.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - GV yêu cầu. gồm 15 ô nhịp trong đó có sử dụng các hình nốt: đơn, đen. - HS thực hiện. trắng, ۶ ‫ﺝ‬ c. Củng cố và luyện tập: ( 4’) - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học - Đọc bài TĐN số 3, 4 - Gọi cá nhân xung phong lên bảng GV nhận xét cho điểm. d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: (1 ' ) - Về nhà các em học thuộc 4 bài hát và 5 bài tập đọc nhạc đã học và phần nhạc lí để giờ sau kiểm tra học kỳ đạt kết quả cao.. Tiết 17 + 18. Ngày soạn: 28/11/2015 Ngày dạy: 7/12/2015 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2013 - 2014 Môn: Âm Nhạc Lớp 6 * Ma trận đề: Mã đề: Ant17,18 Cấp độ Vận dụng Nhận Thông Cộng biết hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề Học hát. Hát đúng, đều, to rõ ràng thể hiện được nội dung, sắc thái và tình cảm của bài hát 1 1 5,0. Số câu: Số điểm: Tập đọc nhạc. Số câu: Số điểm:. Đọc đúng cao độ, trường độ và hát đúng lời ca theo giai điệu bài TĐN 1 5,0. 5,0 50%. 1 5,0 50%.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Tổng số câu: Tổng số điểm:. 1. 1 5,0 50. %. 2 5,0 50. %. 10 100 %. * Đề kiểm tra: (HS bốc thăm đề kiểm tra: Phần TĐN thực hiện cá nhân, phần hát theo nhóm của mình) Phiếu 1: Hát bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” và đọc bài TĐN số4. Phiếu 2: Hát bài hát “Vui bước trên đường xa” và đọc bài TĐN số 3 Phiếu 3: Hát bài hát “Hành khúc tới trường” và đọc bài TĐN số 5 Phiếu 4: Hát bài hát “Đi cấy” và đọc bài Bài TĐN số 2 3. ĐÁP ÁN: Đạt: - Thực hiện tốt yêu cầu của bài kiểm tra, đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, tích cực hứng thú tham gia học tập. - Thực hiện khá tốt yêu cầu của bài kiểm tra, đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, tích cực hứng thú tham gia học tập.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Đạt yêu cầu của bài kiểm tra nhưng còn có sai sót về kiến thức hoặc kĩ năng, có cố gắng nhưng chưa tích cực Chưa đạt: - Chưa đạt yêu cầu của bài kiểm tra, còn có sai sót về kiến thức và kĩ năng, chưa tích cực học tập. - Không đạt yêu cầu của bài kiểm tra, không đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, không tự giác, thiếu cố gắng trong học tập.. Tiết 19 27/12/2015. Ngày soạn: Học bài hát:. 28/12/2015 NIỀM VUI CỦA EM. Ngày dạy:.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> N & L: Nguyễn Huy Hùng 1. Mục tiêu. a. Kiến thức: -HS hát được bài hát, có hiểu biết đôi nét về phong cách âm nhạc miền núi. - Nhận biết một số thể loại âm nhạc b. Kỹ năng: - Hát đúng cao độ trường độ của bài. - Thể hiện bài hát vui tơi nhí nhảnh, hồn nhiên. c.Thái độ: - Có hiểu biết đôi nét về tác giả, có thái độ kính trọng đối với các nhạc sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc việt nam nói chung và âm nhạc thiếu nhi nói riêng. 2. Chuẩn bị. GV: Bài hát, nhạc cụ HS: Đồ dùng học tập, SGK 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra b. Dạy bài mới. Treo bài hát. NIỀM VUI CỦA EM. HĐ của GV - Thuyết trình.. Nội dung 1. Giới thiệu bài hát. (5’) - Bài hát Niềm vui của em thật giản dị, nét nhạc trong sáng, nhẹ nhàng gợi cho người nghe tình cảm yêu thương đối với những bạn nhỏ và những bà mẹ người dân tộc sống ở những miền núi. HĐ của HS - Nghe giảng, ghi đầu bài.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> xa xôi đang cố gắng học hành để vươn tới những ước mơ tươi đẹp…. 2. Học bài hát. (30’) - Hát mẫu bài - Nghe hát mẫu bài hát. - Nghe, cảm nhận hát. - Nhận xét bài hát. - Gợi ý ( bài được viết ở giọng đô trưởng, nhịp - Phát biểu ý kiến 2/4 có sử dụng dấu nhắc lại, dấu nối và khung thay đổi) - Hướng dẫn - Luyện thanh chuẩn bị cho học hát. - Luyện thanh - Hát mẫu hướng - Nghe hát mẫu, tập hát từng câu ngắn. - Nghe hát mẫu tập dẫn hát. - Nghe, sửa sai - Sửa cao độ trường độ luyện tập hát -Sửa tập hát ghép thật chuẩn xác. cả bài. - Hướng dẫn - Ghép tập hát theo trình tự móc xích. - Thực hiện. - Tập hát kết hợp gõ hoặc vỗ tay đệm theo phách, theo nhịp. - Chia lớp thành2-3 nhóm ôn luyện để - Thực hiện nhóm. hát truyền cảm, thể hiện sắc thái của bài. - Nhận xét, động - Tập trình bày bài hát tại chỗ theo từng viên nhóm tại chỗ mỗi nhóm 3-4 em. -Trình bày cá nhân. - Tập hát cá nhân tại chỗ c. Củng cố và luyện tập : ( 4’ ) - Phát biểu cảm nhận của em khi nghe và học bài hát. - Nhật xét giờ học, hát lại bài hát và vỗ tay theo phách d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1' ) - Về nhà các em học thuộc bài hát. - Chuẩn bị nội dung tiết 31 trong sách giáo khoa Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… ………. Ngày soạn: 3/1/2016 Ngày dạy: 4/1/2016 Tiết 20.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Ôn bài hát: NIỀM VUI CỦA EM Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 6 1.Mục tiêu. a. Kiến thức: - HS hát thuộc bài hát niềm vui của em, đọc được bài tập đọc nhạc số 6. -Nhận biết được một số ký hiệu thường gặp trong bản nhạc. b. Kỹ năng: - Đọc đúng cao độ trường độ của bài tập - Tập làm một số động tác phụ hoạ cho bài hát thêm sinh động. c.Thái độ: - Giáo dục các em biết trân trọng tình cảm bạn bè hồn nhiên trong sáng. 2. Chuẩn bị. -GV: Chép TĐN số 6 lên bảng phụ, nhạc cụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập. 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: Gọi 1-2 em hát lại bài hát. * Đáp án: Nhận xét cho điểm b. Dạy bài mới. Hoạt động của GV Nội dung -Treo bài hát lên 1. Ôn bài hát: Niềm vui của bảng. em. (15’) -Cho HS nghe giai -Nghe lại giai điệu bài hát điệu bài hát. - Bắt nhịp, nghe, hát - Ôn tập thể lớp hát lại bài hát, mẫu sửa cho HS. sửa cao độ- trường độ, nghe hát mẫu các câu sai để so sánh sửa lại. - Chia nhóm, hướng - Chia lớp thành 2 nhóm tập thể dẫn cách thể hiện hiện tình cảm của bài theo tính chất hồn nhiên của bài. - Làm mẫu,hướng -Tập gõ đệm theo nhịp, phách, dẫn. sau đó kết hợp gõ đệm theo bài hát. - Làm mẫu,gợi ý - Tập làm một số động tác đơn giản để phụ hoạ cho bài hát thêm sinh động. -Nhận xét động viên. - Tập hát theo tổ, kết hợp gõ đệm hoặc phụ hoạ đơn giản. - Tập trình bày bài hát trước lớp theo tốp mỗi tốp từ 3-4 em . - Thực hiện cá nhân tại chỗ một số em.. Hoạt động của HS - Ghi đầu bài -Nghe, cảm nhận. - Thực hiện. - Thực hiện - Từng tổ thực hiện, nhận xét lẫn nhau. -Tập biểu diễn trước lớp, vỗ tay động viên. - Thực hiện - Thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 2. Tập đọc nhạc. TĐN số 6 (20’) Trời đã sáng rồi Dân ca Pháp. ? - Gợi ý. - Đọc mẫu, hướng dẫn. - GV hướng dẫn. - GV hướng dẫn. - GV yêu cầu. */ Nhận xét TĐN số 6: - Nhịp gì ? - Giai điệu bài được xây dựng trên gam gì? - Bài có sử dụng kí hiệu âm nhạc nào ? ? Bài TĐN này được chia làm mấy câu? - 4 câu mỗi câu gồm 4 ô nhịp */ Đọc cao độ thang âm đô trưởng - Đọc liền bậc và đọc đảo quãng. -Cho HS tập từng câu: GV làm mẫu câu 1và hướng dẫn cho HS đọc câu 1, GV nghe và sửa sai ( nếu có ) - Cho HS đọc tương tự như vậy cho đến hết bài theo lối móc xích. - Yêu cầu HS đọc nốt nhạc cuối bài ngân 2 phách, phải gõ sang đầu phách thứ 3 mới hết ngân. - Cho HS vừa TĐN vừa gõ theo tiết tấu 2 -3 lần. - HS TĐN và gõ phách - Ghép hát lời ca, có thể sử dụng lối hát đối đápgồm 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ hát lờitrong 2 ô nhịp, - Chia nhóm 1/2 hát lời 1/2 đọc nhạc sau đó đổi lại.. - HS trả lời. - HS thực hiện. - HS thực hiện - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> -Tập đọc theo nhóm, tổ, bàn và đọc cá nhân một số em. c. Củng cố và luyện tập( 4’ ) - Em có cảm nhận gì về bài TĐN số 6 ? - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. - Cho HS đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 6 d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1' ) - Về nhà các em học thuộc bài hát và bài tập đọc nhạc. - Chuẩn bị nội dung tiết 22 trong sách giáo khoa. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… . -------------------------------------------------------------. Ngày soạn: 10/1/2016 Ngày dạy: 11/1/2016 Tiết 21 Nhạc lí: NHỊP ¾ - CÁCH ĐÁNH NHỊP 3/4 Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ PHONG NHÃ VÀ BÀI HÁT AI YÊU BÁC HỒ CHÍ MINH HƠN THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG 1. Mục tiêu..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> a. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là nhịp ắ biết cách đánh nhịp ¾ - Có hiểu biết đôi nét về nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng . b. Kỹ năng: - Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa nhịp 2/4 và 3/4. c.Thái độ: - Qua bài học giáo dục các em tình cảm với quê hương đất nước, học tập theo 5 điều Bác dạy. 2 Chuẩn bị: GV: chép ví dụ,gam lên bảng phụ. HS: SGK đồ dùng học tập 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Câu hỏi: Hãy đọc lại 4 ô nhịp bài TĐN số 6. Đáp án: Nhận xét cho điểm b. Bài mới. ( 30’).

<span class='text_page_counter'>(54)</span> HĐ của GV - GV ghi bảng. ? - Thuyết trình, HD. ?. - Thuyết trình, HD. - GV thực hiện. Nội dung 1. Nhạc lý: Nhịp ¾. HĐ của HS - HS ghi bài. Các em hãy quan sát trên ví dụ cho biết - HS trả lời nhịp 2/4 cho ta biết điều gì? Nhịp 2/ 4 là trong 1 ô nhịp có 2 phách, độ ngân của mỗi phách bằng 1 hình nốt đen, phách đầu mạnh phách sau nhẹ. Các em hãy quan sát trên ví dụ và cho biết trong ô nhịp thứ nhất có mấy nốt đen ? a, Khái niệm: - Nhịp 3/4 là trong 1 ô nhịp có 3 phách, mỗi phách có độ ngân bằng 1 hình nốt đen, phách thứ nhất mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 nhẹ . b, Cách đánh nhịp 3/4: - Các em hãy quan sát trên sơ đồ cách đánh nhịp và theo dõi cô giáo đánh nhịp Sơ đồ đánh nhịp 3 1 3 1 2 2 (Tay trái đánh nhịp đối xứng với tay phải) Đánh nhịp ¾. - HS trả lời. - Nghe giảng, ghi bài. - Quan sát.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> c. Củng cố và luyện tập: (8 ’) - Yêu cầu HS bhắc lại nội dung bài học - Cho HS đánh nhịp VD trong SGK d . Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 2' ) - Về nhà các em học bài và tập đánh nhịp 3/4. - Chuẩn bị nội dung tiết 23 trong sách giáo khoa. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… . ----------------------------------------------------------------------------------------------. Ngày soạn 10/1/2016 Ngày dạy 18/1/2016.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Tiết 22 Học bài hát: NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện Lời Thơ: Viễn Phương 1. Mục tiêu. a. Kiến thức: - HS hát được bài hát, có hiểu biết đôi nét về tác giả và một số tác phẩm của tác giả viết cho thiếu nhi. b. Kỹ năng: - Hát đúng cao độ trờng độ của bài. - Thể hiện bài vui tơi nhí nhảnh, hồn nhiên theo phong cách âm nhạc miền núi có những kỷ niệm đẹp về tuổi thơ. c.Thái độ: - Có thái độ kính trọng đối với các nhạc sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam nói chung và âm nhạc thiếu nhi nói riêng. - Có thái độ kính trọng ông bà, cha mẹ và các thầy cô giáo, chăm chỉ học tập. 2. Chuẩn bị. GV: Bài hát, nhạc cụ HS: Đồ dùng học tập, SGK 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra b. Bài mới. Treo bài hát. NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC Vừa phải.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Hoạt động của GV. - Thuyết trình.. - Hát mẫu bài hát.. - Gợi ý - Hướng dẫn - Hát mẫu, hướng dẫn. - Nghe, sửa sai - Hướng dẫn - Nhận xét, động viên. Nội dung 1. Giới thiệu bài hát. (5’) - Bài hát Ngày đầu tiên đi học có âm điệu thật giản dị, nét nhạc trong sáng, nhẹ nhàng gợi cho chúng ta nhớ lại tình cảm yêu thương thời thơ ấu khi mới chập chững bước tới trường với bao tình cảm thân thương và bỡ ngỡ. - Dựa trên lời thơ của tác giả Viễn phương nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đã chắp cánh cho bài hát thêm sinh động hơn, gần gũi với tuổi thơ hơn. - Trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu bài hát này nhé. 2. học bài hát. (30’) - nghe hát mẫu bài hát - Nhận xét bài hát. ( bài hát được viết ở nhịp nào? Em hãy nêu định nghĩa) - luyện thanh chuẩn bị cho học hát. - Nghe hát mẫu, tập hát từng câu ngắn. - Sửa cao độ trường độ luyện tập hát thật chuẩn xác. - Ghép tập hát theo trình tự móc xích. - Tập hát kết hợp gõ hoặc vỗ tay đệm theo phách, theo nhịp. - Chia lớp thành2-3 nhóm ôn luyện để hát truyền cảm, thể hiện sắc thái của bài. - Tập trình bày bài hát tại chỗ theo từng nhóm tại chỗ mỗi nhóm 3-4 em.. Hoạt động của HS. - Nghe giảng, ghi đầu bài. - Nghe, cảm nhận - Phát biểu ý kiến - Luyện thanh - Nghe hát mẫu tập hát. - Thực hiện. - Thực hiện nhóm. -Trình bày cá.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Tập hát cá nhân tại chỗ nhân. c. Củng cố và luyện tập : ( 4’ ) - Phát biểu cảm nhận của em khi nghe và học bài hát. - Nhật xét giờ học, hát lại bài hát và vỗ tay theo phách d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1' ) - Về nhà các em học thuộc bài hát. - Chuẩn bị nội dung tiết 24 trong sách giáo khoa Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… .. Ngày soạn: 10/1/2016 Ngày dạy: 25/1/2016 Tiết 23..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Ôn bài hát: NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 7 1. Mục tiêu. a. Kiến thức: -HS hát thuộc bài hát, hát kết hợp gõ đệm theo nhịp theo phách của bài hát. - Hát đúng cao độ trường độ của bài. b. Kỹ năng: - Thể hiện bài vui tươi nhí nhảnh, hồn nhiên theo phong cách âm nhạc miền núi, có những kỷ niệm đẹp về tuổi thơ. c.Thái độ: - Có thái độ kính trọng đối với các nhạc sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam nói chung và âm nhạc thiếu nhi nói riêng. - Có thái độ kính trọng ông bà, cha mẹ và các thầy cô giáo, chăm chỉ học tập. 2. Chuẩn bị. GV: Bài hát, nhạc cụ, chép TĐN số 7 lên bảng phụ. HS: Đồ dùng học tập, SGK 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra trong quá trình học) b. Bài mới. Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động củaHS - Ghi bảng. 1. Ôn bài hát: Ngày đầu tiên đi học (15’) - Ghi đầu bài -Nghe lại giai điệu bài hát - GV thực hiện - Luyện thanh, lấy giọng vừa phải -Nghe, cảm nhận. - GV hướng dẫn. phù hợp với mọi em chuẩn bị hát. - Luyện thanh. - Trò chơi: Tìm câu hát trong tranh Mỗi bức tranh, nội dung tương ứng - GV hướng dẫn với những câu hát nào trong bài hát: “Ngày đầu tiên đi học”? Em hãy hát - HS thực hiện câu hát trong tranh của tổ mình -Tập thể lớp ôn lại bài hát,hát nhiều lần,sửa cao độ - trường độ còn vấp. - HS thực hiện Vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp, - Nhận xét, động viên phách, sau đó kết hợp gõ đệm theo bài hát. - Nhận xét, động viên - Tập trình bày bài hát trước lớp theo - HS thực hiện tốp mỗi tốp từ 3-4 em . Từng tổ thực hiện, nhận xét lẫn nhau - Thực hiện cá nhân tại chỗ một số - HS thực hiện em. 2. Tập đọc nhạc. TĐN số 7 (20’) CHƠI ĐU Vừa phải. Nhạc và lời:Mộng Lân.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> - Gợi ý. */ Nhận xét TĐN số 7: - nhịp gì ? */ Đọc cao độ thang âm đô trưởng. - GV đàn thang âm - Đọc liền bậc. - Đọc âm trục chính của gam. -Cho HS tập từng câu: GV làm mẫu câu 1và hướng dẫn cho HS đọc câu 1, GV nghe và sửa sai ( nếu có ) - Nghe, sửa sai cho - Cho HS đọc tương tự như vậy cho HS. đến hết bài theo lối móc xích. -Ghép hát lời ca. - Trò chơi: Nghe và nhận biết câu số - Chỉ huy mấy của bài TĐN số 7 - Nhận xét,sửa. -Tập đọc theo nhóm và đọc cá nhân một số em.. - HS trả lời. - HS thực hiện. - Cả lớp đọc bài.. - HS thực hiện - HS thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> c. Củng cố và luyện tập: ( 4’) - Hướng dẫn học sinh đọc nhạc và hát lời của bài TĐN số 7. - Gọi cá nhân xung phong lên bảng GV nhận xét cho điểm nếu HS trình bày bài tốt. d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1’) - Về nhà các em học thuộc bài hát, bài TĐN số 7. Trả lời câu hỏi và bài tập số 1 2 ở cuối bài. Chuẩn bị nội dung tiết 25 trong SGK Rút kinh nghiệm: …………………………………………………............. …………….. Ngày soạn: 31/2/2016 Ngày dạy: 1/2/2016 Tiết 24 Ôn tập bài hát: NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN SỐ 7 Âm nhạc thường thức: GIỚI THIÊU NHẠC SĨ MÔ - ZA 1. Mục tiêu bài dạy: a. Kiến thức: -Tiếp tục hoàn thiện cho học sinh bài hát " Ngày đầu tiên đi học " và bài TĐN số7 - Giới thiệu cho học sinh về danh nhân âm nhạc thế giới “Nhạc sĩ Mô- Za” b. Kỹ năng: - Học sinh hát đúng giai điệu bài hát, hát kết hợp gõ nhịp thành thạo, hát kết hợp vận động đúng nhịp của bài hát c.Thái độ: - Qua bài giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước .... - Có thái độ trân trọng các danh nhân âm nhạc thế giới cũng như của Việt Nam. 2. Chuẩn bị: - GV: bài hát, nhạc cụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập. 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Câu hỏi: ? - Em hãy hát bài hát " Ngày đầu tiên đi học" ? Đáp án: - Nhận xét - cho điểm từng học sinh b. Bài mới. Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động của HS 1.Ôn bài hát: Ghi đầu bài. -Cho HS nghe lại bài Ngày đầu tiên đi học. (15’) hát. - Nghe lại giai điệu bài hát Nghe, cảm nhận..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> - Hướng dẫn. - Luyện thanh, lấy giọng vừa phải phù hợp với mọi em chuẩn bị học hát. - Bắt nhịp, nghe, hát -Tập thể lớp ôn lại bài hát,hát nhiều mẫu sửa cho HS. lần,sửa cao độ - Trường độ còn vấp, nghe hát mẫu các câu sai để so sánh sửa lại. - Chia nhóm, hướng - Chia lớp thành 2 nhóm tập thể hiện dẫn cách thể hiện,. tình cảm của bài theo tính chất hồn nhiên nhí nhảnh. tập thể hiện sắc thái từng đoạn. - Làm mẫu,hướng -Tập gõ đệm theo nhịp, phách, sau dẫn. đó kết hợp gõ đệm theo bài hát. -Nhận xét động viên. - Tập hát theo tổ, kết hợp gõ đệm hoặc phụ hoạ đơn giản. - Nghe, nhận xét - Tập trình bày bài hát trước lớp theo tốp mỗi tốp từ 3-4 em . - Thực hiện cá nhân tại chỗ một số em. 2. Ôn tập đọc nhạc. ( 10’) */ Nghe lại TĐN số 7: - Gợi ý - Nhận xét lại bài tập - Nhịp gì ? - giai điệu bài được xây dựng trên gam gì? - Bài có sử dụng kí hiệu âm nhạc nào ? - Đọc mẫu, hướng */ Đọc cao độ thang âm đô trưởng dẫn. - Đọc liền bậc và đọc đảo quãng. - đọc cao độ bài tập 4-5 lần. - Nghe, sửa sai cho - Ôn đọc kết hợp cao độ - trường độ HS. đọc nhiều lần để thuộc giai điệu. - Ghép hát lời ca. - Chia nhóm 1/2 hát lời 1/2 đọc nhạc - Chỉ huy sau đó đổi lại. - Nhận xét,sửa. -Tập đọc theo nhóm và đọc cá nhân một số em. 3,Âm nhạc thường thức:( 10 ' ) -Gọi HS đọc bài - Giới thiệu nhạc sĩ Mô- Za SGK trang 48 - GV điều kiển - Nghe trích đoạn một số bài của tác giả Mô - Za - Qua nghe bạn đọc thông tin em ? hãy cho biết những biệt tài của MôZa trên con đường âm nhạc ?. -HS thực hiện - Thực hiện. - Thực hiện. - Thực hiện - Thực hiện - Thực hiện. - HS trả lời. - Cả lớp đọc thang âm.. - Thực hiện nhóm,nhận xét lẫn nhau. - 1-2 HS đọc bài - Nghe - HS trả lời.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> - Cho HS nghe cả bài Khát vọng - GV điều kiển mùa xuân của nhạc sĩ Mô - Za - Nghe c. Củng cố và luyện tập: ( 4’) - Hướng dẫn học sinh đọc nhạc và hát lời của bài TĐN số 7 kết hợp vỗ tay theo phách. - Cho dãy đọc nhạc dãy hát lời sau đó đổi lại. - Gọi cá nhân xung phong lên bảng GV nhận xét cho điểm nếu HS trình bày bài tốt. d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1' ) -Về nhà các em học thuộc bài hát " Ngày đầu tiên đi học " bài TĐN số 7 - Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài - Chuẩn bị nội dung bài tiết 26 trong sách giáo khoa trang 50. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………. Ngày soạn: 14/ 2/ 2016 Ngày giảng: 15/ 2/ 2016 Tiết 25 ÔN TẬP 1. Mục tiêu bài dạy: a. Kiến thức: - Hoàn thiện cho học sinh 2 bài hát Niềm vui của em và bài Ngày đầu tiên đi học, 2 bài TĐN số 6 và TĐN số7 b. Kỹ năng: - Học sinh thuộc và hát đúng giai điệu của 2 bài hát, hát kết hợp vận động theo nhịp của bài hát, thể hiện một số động tác phụ hoạ cho bài - Đọc đúng cao độ - trường độ 2 bài TĐN - hát lời theo đúng giai điệu của bài tập đọc nhạc c.Thái độ: - Qua bài giáo dục học sinh thêm yêu thích bộ môn âm nhạc... 2. Chuẩn bị: - GV: bài hát, nhạc cụ, chép tập đọc nhạc lên bảng phụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập. 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra b. bài mới. Hoạt động của GV -Hướng dẫn nội dung ôn tập. - Hát lại bài hát. - Bắt nhịp, hướng dẫn, nghe sửa sai cho. Nội dung 1. Ôn tập 2 bài hát (20’) */ Ôn bài hát : Niềm vui của em - Nghe lại giai điệu bài hát. - Ôn tập thể lớp hát lại bài hát, sửa cao độ, trường độ còn vấp, tập thể. Hoạt động của HS -Nghe, ghi đầu bài. - Nghe, cảm nhận. - HS thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> HS. - Làm mẫu, hướng dẫn. hiện tình cảm sắc thái của bài. - Tập làm động tác phụ hoạ đơn giản cho bài hát thêm sinh động. - Chia lớp thành 3 nhóm ôn bài và tập trình bày bài hát tại chỗ. - Nhận xét. - Tập biểu diễn bài hát trước lớp theo tốp, kết hợp làm một số động tác phụ hoạ cho bài thêm sinh động. -Nhận xét . - Tập biểu diễn cá nhân một số em. */ Ôn bài hát : Ngày đầu tiên đi học. - Hát lại bài hát. - Nghe lại giai điệu bài hát. - Bắt nhịp, hướng - Ôn tập thể lớp hát lại bài hát, sửa dẫn, nghe sửa sai cho cao độ, trường độ còn vấp, tập thể HS. hiện tình cảm sắc thái của bài. - Làm mẫu, hướng - Tập làm động tác phụ hoạ đơn dẫn, đệm đàn. giản cho bài hát thêm sinh động. - Chia lớp thành 3 nhóm ôn bài và tập trình bày bài hát tại chỗ. - Tập biểu diễn bài hát trước lớp theo tốp, kết hợp làm một số động tác phụ hoạ cho bài thêm sinh động. -Nhận xét. - Tập biểu diễn cá nhân một số em. 2. Ôn tập đọc nhạc.(20’) -Đọc mẫu lần lượt 2 - Nghe đọc mẫu 2 bài tập đọc nhạc bài tập số 6 - 7. - Đọc thang âm đô ở thể liền bậc và - Hướng dẫn đọc ở thể đảo.. - Hướng dẫn sửa sai - Hướng dẫn chỉ huy - Nghe sửa nhận xét. -Nhận xét.. - Đọc đồng thanh lần lượt 3 bài tập đọc nhạc. - Chia lớp thành 3 nhóm ôn tập, kết hợp gõ đêm theo tiết tấu bài tập. - Đọc cá nhân kết hợp gõ đệm theo tiết tấu bài tập. - Tập ghi cách thể hiện hình tiết tấu của 2 bài tập đọc nhạc... c. Củng cố và luyện tập: ( 4’). - Cả lớp thực hiện - Thực hiện nhóm, tập hát tại chỗ. - Biểu diễn bài hát theo tốp trước lớp. - Biểu diễn cá nhân trước lớp. - Nghe, cảm nhận. - Ôn tập thể lớp, sửa theo GV hướng dẫn. - Cả lớp thực hiện. - Thực hiện nhóm, tập hát tại chỗ. - Thực hiện - Nghe đọc -Đọc thang âm. - Cả lớp ôn tập các bài tập - Từng nhóm ôn bài - Đọc cá nhân trước lớp - Lên bảng làm bài tập cá nhân..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> - Học sinh đọc nhạc và hát lời của bài TĐN số6, 7 kết hợp vỗ tay theo phách. - Cho dãy đọc nhạc dãy hát lời sau đó đổi lại. - Gọi cá nhân xung phong lên bảng GV nhận xét cho điểm nếu HS trình bày bài tốt. d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 1' ) - Về nhà các em học thuộc 2 bài hát - 2 bài TĐN số 6, số 7 - Chuẩn bị nội dung tiết 26 kiểm tra 1 tiết. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………….. Ngày soạn: 14 /2/2016 Ngày giảng: 22/ 2/ 2016 Tiết 26 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK II NĂM HỌC: 2015 - 2016 Môn: Âm Nhạc Lớp 6 * Ma trận đề: Mã đề: Ant26.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> Cấp độ Chủ đề. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng Cấp độ thấp. Học hát. đọc. Số câu: Số điểm: * Tổng câu: Tổng điểm:. số số. Cấp độ cao Hát đúng, đều, to rõ ràng thể hiện được nội dung, sắc thái và tình 1 cảm của bài hát 0 1 5,0 %. Số câu: Số điểm:. Tập nhạc. Cộng. Đọc đúng cao độ, trường độ và hát đúng lời ca theo giai điệu bài TĐN 1 5 ,0 1 1 5, 0 0 50%. 50%. 5, 50. 1 5,0 50 %. Đề. 2 5,. 10 10 0%. kiểm tra: (HS bốc thăm đề kiểm tra: Phần TĐN thực hiện cá nhân, phần hát theo nhóm của mình) Phiếu 1: Hát bài hát “Niềm vui của em” Phiếu 3: Đọc bài TĐN số 6 Phiếu 2: Hát bài hát “Ngày đầu tiên đi Phiếu 4: Đọc bài TĐN số 7 học” 3. ĐÁP ÁN: Đạt:.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> - Thực hiện tốt yêu cầu của bài kiểm tra, đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, tích cực hứng thú tham gia học tập. - Thực hiện khá tốt yêu cầu của bài kiểm tra, đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, tích cực hứng thú tham gia học tập - Đạt yêu cầu của bài kiểm tra nhưng còn có sai sót về kiến thức hoặc kĩ năng, có cố gắng nhưng chưa tích cực Chưa đạt: - Chưa đạt yêu cầu của bài kiểm tra, còn có sai sót về kiến thức và kĩ năng, chưa tích cực học tập. - Không đạt yêu cầu của bài kiểm tra, không đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, không tự giác, thiếu cố gắng trong học tập. .................................................. Ngày soạn: 28/ 2/ 2016 Ngày giảng: 29/ 2/ 2016.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Tiết 27 Học bài hát:. TIA NẮNG HẠT MƯA Nhạc: Khánh Vinh Lời: Lệ Bình Âm nhạc thường thức: SƠ LƯỢC VỀ NHẠC HÁT NHẠC ĐÀN 1. Mục tiêu. a. Kiến thức: - HS hát được bài hát, có hiểu biết sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn. - Nhận biết một số thể loại âm nhạc b. Kỹ năng: - Hát đúng cao độ trường độ của bài. - Thể hiện bài vui tươi nhí nhảnh, hồn nhiên. c.Thái độ: - Có hiểu biết đôi nét về tác giả, có thái độ kính trọng đối với các nhạc sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc việt nam nói chung và âm nhạc thiếu nhi nói riêng. 2. Chuẩn bị. GV: Bài hát, nhạc cụ. HS: Đồ dùng học tập, SGK. 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra b. Dạy bài mới: */ Treo bài hát. TIA NẮNG HẠT MƯA Nhạc: Khánh Vinh Lời: Lệ Bình.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> Hoạt động của GV Nội dung - Thuyết trình. 1. Giới thiệu bài hát. (5’) - Nét hồn nhiên tinh nghịch của tuổi học trò được tác giả khánh Vinh ví von ẩn trong những tia nắng hạt mưa bài đã đoạt giải A cuộc thi sáng tác ca khúc do báo hoa học trò và hội nhạc sĩ việt nam tổ chức năm 1992. - Với nét nhạc vui tươi trong sáng ca ngợi tình bạn vô tư của lứa tuổi học trò , đã được tuổi thơ hào hứng đón nhận. 2. học bài hát. (30’) - Hát mẫu bài hát. - nghe hát mẫu bài hát. - Nhận xét bài hát. - Gợi ý ( bài được viết ở giọng đô trưởng, nhịp 2/4 có sử dụng dấu nhắc lại, dấu nối và khung thay đổi) - Hướng dẫn - Luyện thanh chuẩn bị cho học hát. - Nghe hát mẫu, tập hát từng câu ngắn. - Hát mẫu, hướng - Sửa cao độ trường độ luyện tập hát dẫn thật chuẩn xác. - Ghép tập hát theo trình tự móc xích. - Nghe, sửa sai - Tập hát kết hợp gõ hoặc vỗ tay đệm theo phách, theo nhịp. - Hướng dẫn - Chia lớp thành2-3 nhóm ôn luyện để hát truyền cảm, thể hiện sắc thái của bài. - Nhận xét, động - Tập trình bày bài hát tại chỗ theo viên từng nhóm tại chỗ mỗi nhóm 3-4 em. Hoạt động của HS - Nghe giảng, ghi đầu bài. - Nghe, cảm nhận - Phát biểu ý kiến. - Luyện thanh - Nghe hát mẫu tập hát.. -Sửa tập hát ghép cả bài. - Thực hiện. - Thực hiện nhóm..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> - Tập hát cá nhân tại chỗ -Trình bày cá nhân. 2. Âm nhạc thường thức. (10’) - Gọi HS đọc bài Sơ lược về nhạc hát, nhạc đàn. - 1-2 em đọc bài ? - Em hiểu thế nào là thanh nhạc - Phát biểu trả lời (nhạc hát) ? ( SGK trang 52) -Nhận xét, bổ xung. Trong nhạc hát có các hình thức trình diễn như: đơn ca tốp ca, hợp xướng, đồng ca ... Bài hát chia ra nhiều thể loại: hát ru, hát lễ hội, bài hát lao động, chiến đấu, tình ca.... Cho HS nghe một vài bài hát qua - Nghe băng nhạc. ? - Em hiểu thế nào là đàn (khí nhạc) ? - Phát biểu trả lời -Nhận xét, bổ xung. Do nhạc cụ biểu diễn bằng một loại hay nhiều loại nhạc cụ GV cho HS nghe một đoạn nhạc - Nghe không lời. c.Củng cố- luyện tập:(3’) - Phát biểu cảm nhận của em khi nghe và học bài hát. - Bắt nhịp cho HS tình bày bài hát “Tia nắng hạt mưa” d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 2 ' ) - Về nhà các em học thuộc bài hát, tập hát kết hợp vận động theo nhịp của bài - Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… …… Ngày soạn: 6/ 3/ 2016 Ngày giảng: 7/ 3/ 2016 Tiết 28 Ôn bài hát: TIA NẮNG HẠT MƯA Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 8 Nhạc lý : NHỮNG KÝ HIỆU THƯỜNG GẶP TRONG BẢN NHẠC 1.Mục tiêu. a. Kiến thức: - HS hát thuộc bài hát tia nắng hạt mưa, đọc được bài tập đọc nhạc số 8. - Nhận biết được một số ký hiệu thường gặp trong bản nhạc. b. Kỹ năng: - Đọc đúng cao độ trường độ của bài tập.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> - Tập làm một số động tác phụ hoạ cho bài hát thêm sinh động. c.Thái độ: - Giáo dục các em biết trân trọng tình cảm bạn bè hồn nhiên trong sáng. 2. Chuẩn bị. - GV: Chép TĐN số 8 lên bảng phụ, nhạc cụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập. III.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ:( 5’) Câu hỏi: Kể tên một số hình thức trình bày bài hát. Đáp án: Đơn ca, tốp ca, song ca, tam ca, đồng ca, hợp xướng… b. Dạy bài mới. Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động của HS -Treo bài hát lên 1. Ôn bài hát: Tia nắng hạt - Ghi đầu bài bảng. mưa. (10’) - Hát bài hát. -Nghe lại giai điệu bài hát -Nghe, cảm nhận. - Hướng dẫn - luyện thanh, lấy giọng vừa phải -Tập thể lớp luyện phù hợp với mọi em chuẩn bị học thanh,thực hiện theo hát. hướng dẫn. - Bắt nhịp, nghe, hát -Tập thể lớp ôn lại bài hát,hát - Thực hiện mẫu sửa cho HS. nhiều lần,sửa cao độ - trường độ còn vấp. - Chia nhóm, hướng - Chia lớp thành 2 nhóm tập thể - Thực hiện dẫn cách thể hiện. hiện tình cảm của bài theo tính chất hồn nhiên của bài. - Làm mẫu,hướng -Tập gõ đệm theo nhịp, phách, - Thực hiện dẫn. sau đó kết hợp gõ đệm theo bài hát. - Tập hát theo tổ, kết hợp gõ đệm - Thực hiện - Nhận xét động viên. - Tập trình bày bài hát trước lớp - Thực hiện theo tốp mỗi tốp từ 3-4 em . - Thực hiện cá nhân tại chỗ một - Thực hiện số em. 2. Tập đọc nhạc. TĐN số 8 (15’) Lá thuyền ước mơ (Trích).

<span class='text_page_counter'>(72)</span> - Gợi ý. */ Nhận xét TĐN số 8: - Nhịp gì ? - Giai điệu bài được xây dựng trên gam gì? - Bài có sử dụng kí hiệu âm nhạc nào ? */ Đọc cao độ thang âm đô trưởng. - Phát biểu ý kiến cá nhân.. -Cả lớp đọc thang âm.. - Đọc mẫu, hướng dẫn. - Đọc liền bậc và đọc đảo quãng. - Nghe, sửa sai choHS. - Đọc cao độ bài tập 4-5 lần. - Kết hợp cao độ và trường độ đọc nhiều lần để có giai điệu. - Ghép hát lời ca. - Chia nhóm 1/2 hát lời 1/2 đọc - Chỉ huy nhạc sau đó đổi lại. - Nhận xét,sửa. -Tập đọc theo nhóm và đọc cá nhân một số em. 3. Nhạc lý. (10’) */ Các ký hiệu thường gặp trong bản nhạc. -Thuyết trình, cho HS - Dấu nối: dùng để liên kết trường độ 2 hay nhiều nghe ví dụ. nốt nhạc cùng cao độ. VD:. - Tập đọc cao độ và tập đọc bài theo GV hướng dẫn.. -Thực hiện nhóm. - Nghe giảng, ghi bài..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> - Dấu luyến: dùng để liên kết 2 hay nhiều nốt nhạc khác cao độ. VD - Nghe, quan sát. - Dấu quay lại: dùng để nhắc lại câu nhạc hay đoạn nhạc. VD:. - Ngoài ra người ta còn dùng dấu hồi cũng có giá trị như dấu nhắc lại.. c. Củng cố-luỵện tập:(3’) - Em có nhận xét gì về bài TĐN số 8? - Trình bày bài hát: “Tia nắng hạt mưa”và bài TĐN số 8. d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: ( 2 ' ) - Về nhà các em học thuộc bài hát, tập hát kết hợp vận động theo nhịp của bài - Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……. Ngày soạn: 13/ 3/2016 Ngày giảng: 14/ 3/ 2016.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Tiết 29. Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 9 Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ VĂN CHUNG VÀ BÀI HÁT LƯỢN TRÒN LƯỢN KHÉO. 1. Mục tiêu. a. Kiến thức: - Đọc được bài tập đọc nhạc số 8 và ghép hát được lời ca. - Có hiểu biết đôi nét về nhạc sĩ Văn Chung và bài hát lượn tròn, lượn khéo. b. Kỹ năng: - Đọc đúng cao độ - trường độ ghép hát lời chính xác. - Tập đọc kết hợp đánh nhịp theo bài . c.Thái độ: - Qua bài tập đọc nhạc giáo dục các em ý thức tự học tập và ren luyện. - Có thái độ trân trọng các nhạc sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc của việt nam nói chung và âm nhạc thiếu nhi nói riêng. 2.Chuẩn bị: GV: chép T Đ N số 9 lên bảng phụ, nhạc cụ. HS: SGK, đồ dùng học tập. 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: ?Trình bày bài hát: “Tia nắng hạt mưa” ?Trình bày bài TĐN số 8: Đáp án: GV nhận xét cho điểm. b.Dạy bài mới. */ Treo bài tập đọc nhạc số 9 lên bảng. NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC ( Trích). Hoạt động của GV - Gợi ý. Nội dung 1. Tập đọc nhạc số 9 (25’) */ Nhận xét TĐN số 9: - Nhịp gì ? - giai điệu bài được xây dựng trên. Hoạt động của HS - Phát biểu ý kiến cá nhân..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> gam gì? - Bài có sử dụng kí hiệu âm nhạc nào ? */ Đọc cao độ thang âm đô trưởng - Đọc mẫu, hướng dẫn.. - Cả lớp đọc thang âm.. - Đọc liền bậc và đọc đảo quãng. - Nghe, sửa sai cho - Đọc cao độ bài tập 4-5 lần. - Tập đọc cao độ Kết hợp cao độ và trường độ đọc HS. và tập đọc bài theo nhiều lần để có giai điệu. GV hướng dẫn. - Ghép hát lời ca. - Chia nhóm 1/2 hát lời 1/2 đọc nhạc - Thực hiện - Chỉ huy sau đó đổi lại. - Nhận xét,sửa. nhóm,nhận xét lẫn -Tập đọc theo nhóm và đọc cá nhân nhau. một số em. - Tập đọc kết hợp đánh nhịp theo bài. 2. Âm nhạc thường thức.(10’) Nhạc sĩ Văn chung và bài hát Lượn tròn Lượn khéo. Gọi HS đọc bài ( SGK trang 56) - 1-2 em đọc bài. trong SGK. -Nghe hát bài hát. ? Nhạc sĩ Văn chung sinh ngày tháng - Phát biểu ý kiến. năm nào? Quê quán ở đâu? (20/6/1914 Quê ở Phù Tiên -Hưng Yên) -GV điều khiển. - Cho HS nghe bài hát: Lượn tròn - Nghe hát. Lượn khéo. c.Củng cố-luyện tập:(3’) - Em có cảm nhận gì về bài TĐN số 9? - Đọc bài TĐN số 9 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 2 ' ) - Về nhà các em học thuộc bài hát, tập hát kết hợp vận động theo nhịp của bài - Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… …… Ngày soạn: 20/ 3/ 2016 Ngày giảng: 21/ 3/ 2016 Tiết 30. Học bài hát: HÔ LA HÊ- HÔ LA HÔ Dân ca Đức.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Bài đọc thêm: TRỒNG ĐỒNG THỜI HÙNG VƯƠNG. 1. Mục tiêu. a. Kiến thức: - HS nắm được giai điệu của bài hát, hát đúng lời ca. - Biết bài hát là dân ca nước ngoài ( dân ca Đức) b. Kỹ năng: - Tập hát đúng giai điệu của bài, kết hợp gõ đệm theo bài. - Thể hiện bài hát hồn nhiên vui tươi, trong sáng, nhí nhảnh. -Thông qua bài đọc thêm giúp các em hiểu đôi nét về trống đồng và văn hoá âm nhạc thời hùng vương. c.Thái độ: - Giáo dục tình đoàn kết các dân tộc trong và ngoài nước. 2. Chuẩn bị. - GV: bài hát, nhạc cụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập. 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: 1-2 em lên bảng đọc TĐN số 9 Đáp án: Nhận xét cho điểm b.Dạy bài mới. Treo bài hát lên bảng. Hô la hê - Hô la hô Dân ca đức. Hoạt động của GV - Thuyết trình.. Nội dung Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài.(5’) - Bài hát Hô la hê - Hô la hô dân ca đức có giai điệu vui tươi, hồn nhiên dí dỏm, các từ - Nghe giảng, ghi đầu Hô la hê, Hô la hô là những từ bài.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> không rõ nghĩa nhưng lại mang lại cho bài hát sự vui tươi nhí nhảnh hồn nhiên. 2. Học bài hát. (23’) - Hát mẫu bài hát. - Nghe hát mẫu bài hát. - Nghe, cảm nhận - Nhận xét bài hát. - Phát biểu ý kiến - Gợi ý ( bài được viết ở giọng đô trưởng, nhịp 2/4 cấu trúc gọn gàng vuông vắn) - Hướng dẫn - Luyện thanh chuẩn bị cho - Luyện thanh học hát. - Hát mẫu, hướng dẫn - Nghe hát mẫu, tập hát từng - Nghe hát mẫu tập hát. câu ngắn. -Sửa tập hát ghép cả - Nghe, sửa sai - Sửa cao độ trường độ luyện bài. tập hát thật chuẩn xác. - Hướng dẫn - Ghép tập hát theo trình tự móc xích. - Thực hiện. - Tập hát kết hợp gõ hoặc vỗ tay đệm theo phách, theo nhịp. - Thực hiện nhóm. - Nhận xét, động viên - Chia lớp thành2-3 nhóm ôn luyện để hát truyền cảm, thể hiện sắc thái của bài. - Tập trình bày bài hát tại chỗ -Trình bày cá nhân. theo từng nhóm tại chỗ mỗi nhóm 3-4 em. - Tập hát cá nhân tại chỗ 3. Bài đọc thêm.(7’) - 1-2 em đọc bài - Gọi HS đọc bài Trống đồng thời hùng vương (SGK trang 59) -Nhấn mạnh các ý -Mặt trống đồng có khắc các chính chi tiết thể hiện điều gì? -Trong các loại nhạc cụ loại ? nào được sử dụng nhiều nhất thời hùng vương? c.Củng cố-luyện tập:(3’) - Phát biểu cảm nhận của em khi nghe và học bài hát “Hô la hê hô la hô”. - Lớp trình bày bài hát: “Hô la hê hô la hô” d. Hướng dẫn học sinh học tự học ở nhà: ( 2 ' ) - Về nhà các em học thuộc bài hát, tập hát kết hợp vận động theo nhịp của bài - Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… …….

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Ngày soạn: 27 /3/2016 Ngày giảng: 28/3/ 2016 Tiết 31. Ôn bài hát: HÔ LA HÊ- HÔ LA HÔ Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 10 1. Mục tiêu..

<span class='text_page_counter'>(79)</span> a. Kiến thức: - HS hát thuộc bài hát, hát đúng lời ca tập kết hợp gõ đệm theo bài hát - Đọc được bài tập đọc nhạc số 10 ghép hát lời ca. b. Kỹ năng: - Tập hát đúng giai điệu của bài, kết hợp gõ đệm theo bài. - Thể hiện bài hát hồn nhiên vui tươi, trong sáng, nhí nhảnh. - Đọc đúng cao độ trường độ bài tập đọc nhạc. c.Thái độ: - Giáo dục tình đoàn kết các dân tộc trong và ngoài nước. - Thái độ tự giác trong học tập 2. Chuẩn bị. -GV: bài hát, nhạc cụ, chép tập đọc nhạc lên bảng phụ. - HS: SGK, đồ dùng học tập. 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (3’) Câu hỏi: 1-2 em lên bảng đọc TĐN số 9 Đáp án: Nhận xét cho điểm b.Dạy bài mới. Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động của HS -Treo bài hát lên bảng. 1.Ôn bài hát: (12’) Ghi đầu bài. Hô La Hô - Hô La Hê. -Hát bài hát. -Nghe lại giai điệu bài hát -Nghe, cảm nhận. - Luyện thanh, lấy giọng -Tập thể lớp luyện thanh. - Bắt nhịp, nghe, hát vừa phải phù hợp với mọi mẫu sửa cho HS. em chuẩn bị học hát. -ôn tập thể lớp hát lại bài hát, sửa cao độ- trường -Tập thể lớp ôn lại bài độ, nghe hát mẫu các câu - Chia nhóm, hướng hát,hát nhiều lần,sửa cao độ sai để so sánh sửa lại. dẫn cách thể hiện, đệm - Trường độ còn vấp. - Thực hiện ôn theo đàn. nhóm,tập thể hiện sắc thái - Chia lớp thành 2 nhóm tập từng đoạn. - Làm mẫu,hướng dẫn. thể hiện tình cảm của bài theo tính chất hồn nhiên nhí - Làm mẫu,gợi ý cho nhảnh. -Tập gõ và tập làm động các em có thể sáng tạo tác phụ hoạ cho bài theo thêm một số động tác -Tập gõ đệm theo nhịp, hướng dẫn. khác. phách,sau đó kết hợp gõ đệm theo bài hát. - Từng tổ thực hiện, nhận - Tập làm một số động tác xét lẫn nhau. - Đệm đàn, nhận xét đơn giản để phụ hoạ cho bài -Tập biểu diễn trước lớp, động viên. hát thêm sinh động. vỗ tay động viên. - Tập hát theo tổ, kết hợp gõ đệm hoặc phụ hoạ đơn giản. -Thực hành bài hát. - Đệm đàn.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> - Đệm đàn. - Tập trình bày bài hát trước lớp theo tốp mỗi tốp từ 3-4 em . -Thực hiện cá nhân. - Thực hiện cá nhân tại chỗ một số em. 2. Tập đọc nhạc.TĐN số 10.(25’) Con kênh xanh xanh. (trích). - gợi ý. - Nhận xét bài tập đọc nhạc - Phát biểu ý kiến số 10. cá nhân. (nhịp gì? cao độ từ âm nào đến âm nào? bài có sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào?) - Đọc cao độ gam đô trưởng - Cả lớp đọc thang âm. - Đọc mẫu, hướng dẫn. với nốt son ở dưới dòng kẻ phụ thứ hai. -Đọc cao độ bài tập, đọc - Tập đọc cao độ và tập nhiều lần để có giai điệu. đọc bài theo GV hướng - Nghe, sửa sai cho HS. - Kết hợp cao độ và trường dẫn. - Chỉ huy độ. - Nhận xét,sửa. - Ghép hát lời ca. - Chia lớp 1/2 đọc 1/2 hát - Thực hiện nhóm,nhận lời sau đó đổi lại. xét lẫn nhau. - Tập đọc theo nhóm, tốp. -Lớp trình bày bài TĐN số -Đệm Đàn 10 -Lớp thực hiện c.Củng cố luyện tập:(2’) - Em có cảm nhận gì về bài TĐN số 10. - Lớp trình bày bài TĐN số 10. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 3' ) - Về nhà các em học thuộc bài hát và bài tập đọc nhạc. - Chuẩn bị nội dung tiết sau trong sách giáo khoa. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(81)</span> ……………………………………………………………………………………… ……. Ngày soạn: 3/4/2016 Ngày giảng: 4/4/2016 Tiết 32 . Ôn bài hát: HÔ LA HÊ- HÔ LA HÔ Ôn Tập đọc nhạc : TĐN SỐ 10 Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ NGUYỄN XUÂN KHOÁT VÀ BÀI HÁT LÚA THU 1. Mục tiêu. a. Kiến thức: - HS hát thuộc bài hát, hát đúng lời ca tập kết hợp gõ đệm theo bài hát - Đọc thuộc bài tập đọc nhạc số 10 ghép hát lời ca..

<span class='text_page_counter'>(82)</span> - Có hiểu biết đôi nét về nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát bài hát b. Kỹ năng: - Tập hát đúng giai điệu của bài, kết hợp gõ đệm theo bài. - Thể hiện bài hát hồn nhiên vui tươi, trong sáng, nhí nhảnh. - Đọc đúng cao độ trường độ bài tập đọc nhạc. c.Thái độ: - Giáo dục tình đoàn kết các dân tộc trong và ngoài nước. - Thái độ tự giác trong học tập - Có thái độ kính trọng đối với các nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. 2. Chuẩn bị. -GV: bài hát, nhạc cụ, chép tập đọc nhạc lên bảng phụ. _HS: SGK, đồ dùng học tập. 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: 1-2 em lên bảng đọc TĐN số 10 Đáp án: Nhận xét cho điểm b. bài mới. Hoạt động của GV Nội dung 1. Ôn bài hát (10’) Hô la hê hô la hô - Hát hoặc đàn giai - Nghe lại giai điệu bài hát. điệu của bài. - Hướng dẫn HS - Luyện thanh chuẩn bị học luyện thanh. bài - Bắt nhịp, nghe, hát -Hát lại bài hát,sửa lại cao mẫu sửa cho HS. độ- trường độ còn vấp. - Làm mẫu - Tập thể hiện sắc thái của bài với cường độ khác nhau. - Hướng dẫn - Chia lớp thành 2-3 nhóm ôn luyện bài, tập làm một số động tác phụ hoạ đơn giản. - Đệm đàn, nhận xét - Tập trình bày bài theo tốp động viên. tại chỗ. - Tập trình bày cá nhân một vài em. - Chỉ huy - Chia lớp thành 2 nhóm tập hát đuổi với 2 bè. ? - Tìm trong bài những câu hát có giai điệu giống nhau hoặc gần giống nhau? 2. Ôn tập đọc nhạc.(10’) */ Nghe lại TĐN số10: Gợi ý - Nhận xét lại bài tập - Nhịp gì ?. Hoạt động của HS - Nghe, cảm nhận. - Luyện thanh - Cả lớp ôn lại bài, sửa theo GV hướng dẫn. - Cả lớp thực hiện. - Thực hiện nhóm. - Từng tốp,thể hiện. - Cá nhân hát. - Thực hiện - Phát biểu. - Phát biểu ý kiến cá nhân..

<span class='text_page_counter'>(83)</span> - Giai điệu bài được xây dựng trên gam gì? - Bài có sử dụng kí hiệu âm nhạc nào ? - Đọc mẫu, hướng */ Đọc cao độ thang âm đô - Cả lớp đọc thang âm. dẫn. trưởng - Đọc liền bậc và đọc đảo quãng. - Tập đọc cao độ và tập - Nghe, sửa sai cho - Đọc cao độ bài tập 4-5 lần. đọc bài theo GV hướng HS. - Ôn đọc kết hợp cao độ và dẫn. trường độ đọc nhiều lần để thuộc giai điệu. - Ghép hát lời ca. - Chỉ huy - Chia nhóm 1/2 hát lời 1/2 - Thực hiện nhóm,nhận - Nhận xét,sửa. đọc nhạc sau đó đổi lại. xét lẫn nhau. -Tập đọc theo nhóm và đọc cá nhân một số em. 3. Âm nhạc thườngthức: (15’) -Gọi HS đọc bài Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát 1-2 HS đọc bài và bài hát lúa thu SGK trang 61 - Thực hiện Nghe hát mẫu bài hát. - Nghe, cảm nhận c.Củng cố luyện tập:(2’) - Phát biểu cảm nhận của em về bài hát Lúa Thu. - Lớp trình bày bài hát Hô-La –Hê –Hô -La Hô và bài TĐN số 10 mỗi bài một lần. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 2' ) - Về nhà các em học thuộc bài hát và bài tập đọc nhạc . - Chuẩn bị nội dung tiết sau trong sách giáo khoa. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… …… Ngày soạn: 10/4/2016 Ngày giảng: 11/4/2016 Tiết 33 ÔN TẬP 1. Mục tiêu. a . Kiến thức: - Giúp HS ôn lại 4 bài hát đã học ở học kỳ 2 . - Ôn tập đọc nhạc số ,6,7,8,9,10. b. Kỹ năng: -Tập thể hiện bài hát và tập gõ đệm theo tiết tấu bài nhạc..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> c.Thái độ: - Giáo dục các em tính tích cực trong học tập, có thói quen ca hát, có tinh thần vui tươi lạc quan trong cuộc sống. 2. Chuẩn bị. -GV: Nhạc cụ, tập đọc nhạc số 6,7,8,9,10. - HS: SGK, đồ dùng học tập. 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra b. Bài mới. HĐ của GV Nội dung HĐ của HS -Hướng dẫn nội 1. Ôn tập 4 bài hát -Nghe, ghi đầu bài. dung ôn tập. */ Ôn bài hát : Niềm vui của em. - Đàn hát lại bài hát. - Nghe lại giai điệu bài hát. - Nghe, cảm nhận. - Bắt nhịp, hướng - Ôn tập thể lớp hát lại bài hát, sửa - Ôn tập thể lớp, sửa dẫn, nghe sửa sai cao độ, trường độ còn vấp, tập thể theo GV hướng dẫn. cho HS. hiện tình cảm sắc thái của bài. - Đệm đàn cho HS - Chia lớp thành 3 nhóm ôn bài và - Thực hiện nhóm, hát. tập trình bày bài hát tại chỗ. tập hát tại chỗ. Đệm đàn, nhận xét. - Tập biểu diễn bài hát trước lớp - Biểu diễn bài hát theo tốp, kết hợp làm một số động theo tốp trước lớp. tác phụ hoạ cho bài thêm sinh động. -Nhận xét . - Tập biểu diễn cá nhân một số em. - Biểu diễn cá nhân trước lớp. */ Ôn bài hát: Ngày đầu tiên đi học. - Đàn hát lại bài hát. - Nghe lại giai điệu bài hát. - Nghe, cảm nhận. - Bắt nhịp, hướng - Ôn tập thể lớp hát lại bài hát, sửa - Ôn tập thể lớp, sửa dẫn, nghe sửa sai cao độ, trường độ còn vấp, tập thể theo GV hướng dẫn. cho HS. hiện tình cảm sắc thái của bài. - Đệm đàn cho HS - Chia lớp thành 3 nhóm ôn bài và - Thực hiện nhóm, hát. tập trình bày bài hát tại chỗ. tập hát tại chỗ. Đệm đàn, nhận xét - Tập biểu diễn bài hát trước lớp - Biểu diễn bài hát theo tốp, kết hợp vận động theo theo tốp trước lớp. nhịp -Nhận xét . - Tập biểu diễn cá nhân một số em. - Biểu diễn cá nhân trước lớp. */ Ôn bài hát :Tia nắng hạt mưa. - Đàn hát lại bài hát. - Nghe lại giai điệu bài hát. - Nghe, cảm nhận. - Bắt nhịp, hướng - Ôn tập thể lớp hát lại bài hát, sửa - Ôn tập thể lớp, sửa dẫn, nghe sửa sai cao độ, trường độ còn vấp, tập thể theo GV hướng dẫn. cho HS. hiện tình cảm sắc thái của bài. - Đệm đàn cho HS - Chia lớp thành 3 nhóm ôn bài và - Thực hiện nhóm, hát. tập trình bày bài hát tại chỗ. tập hát tại chỗ. Đệm đàn, nhận xét. - Tập biểu diễn bài hát trước lớp - Biểu diễn bài hát.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> -Nhận xét .. theo tốp, kết hợp vận động theo nhịp - Tập biểu diễn cá nhân một số em.. */ Ôn bài hát:hô la hê- hô la hô. - Đàn hát lại bài hát. - Nghe lại giai điệu bài hát. - Bắt nhịp, hướng - Ôn tập thể lớp hát lại bài hát, sửa dẫn, nghe sửa sai cao độ, trường độ còn vấp, tập thể cho HS. hiện tình cảm sắc thái của bài. - Đệm đàn cho HS - Chia lớp thành 3 nhóm ôn bài và hát. tập trình bày bài hát tại chỗ. Đệm đàn, nhậnxét . - Tập biểu diễn bài hát trước lớp theo tốp, kết hợp vận động theo nhịp - Nhận xét, cho - Tập biểu diễn cá nhân một số em. điểm. 2. Ôn tập đọc nhạc. -Đọc mẫu lần lượt 3 - Nghe đọc mẫu 5 bài tập đọc nhạc. bài tập - Hướng dẫn đọc - Đọc thang âm đô ở thể liền bậc và ở thể đảo.. theo tốp trước lớp. - Biểu diễn cá nhân trước lớp. - Nghe, cảm nhận. - Ôn tập thể lớp, sửa theo GV hướng dẫn. - Thực hiện nhóm, tập hát tại chỗ. - Biểu diễn bài hát theo tốp trước lớp. - Biểu diễn cá nhân trước lớp. - Nghe đọc -Đọc thang âm. - Đọc đồng thanh lần lượt 3 bài tập - Cả lớp ôn tập các đọc nhạc. bài tập Chia lớp thành 3 nhóm ôn tập, kết - Hướng dẫn - Từng nhóm ôn bài hợp gõ đêm theo tiết tấu bài tập. - Đọc cá nhân kết hợp gõ đệm theo - Đọc cá nhân trước - Nghe sửa nhận tiết tấu bài tập. xét . lớp - Tập ghi cách thể hiện hình tiết tấu - Lên bảng làm bài của 3 bài tập đọc nhạc. -Nhận xét . tập cá nhân. c . Củng cố và luyện tập: ( 4’) - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học - Đọc bài TĐN số 9 - Gọi cá nhân xung phong lên bảng GV nhận xét cho điểm. d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: (1 ' ) - Về nhà các em học thuộc 4 bài hát : Đi cấy, Niềm vui của em, Ngày đầu tiên đi học, Tia nắng hạt mưa và 5 bài tập đọc nhạc số3, 5, 6, 7, 9 Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… …… - Hướng dẫn sửa sai.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> Cấp độ. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng Cấp độ thấp. Cộng. Cấp độ cao. Chủ đề Học hát. Số câu: Số điểm: Tập đọc nhạc. Số câu: Số điểm: Tổng số câu: Tổng số điểm:. * Ma trận đề:. Hát đúng, đều, to rõ ràng thể hiện được nội dung, sắc thái và tình cảm của bài hát 1 1 5,0 Đọc đúng cao độ, trường độ và hát đúng lời ca theo giai điệu bài TĐN 1 5,0 1. 1 5,0 50% 1. 5,0. 5,0 50%. 2 5,0. 50 % % ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2015 - 2016 Môn: Âm Nhạc Lớp 6 Mã đề: Ant34,35. 10 100. 50 %.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> * Đề kiểm tra: (HS bốc thăm đề kiểm tra: Phần TĐN thực hiện cá nhân, phần hát theo nhóm của mình) Phiếu 1: Hát bài hát “Niềm vui của em” và đọc bài TĐN số 7. Phiếu 2: Hát bài hát “Ngày đầu tiên đi học” và đọc bài TĐN số 8 Phiếu 3: Hát bài hát “Tia nắng hạt mưa” và đọc bài TĐN số 9 Phiếu 4: Hát bài hát “Hô- la- hê, Hô- la- hô” và đọc bài Bài TĐN số 10 3. ĐÁP ÁN: Đạt: - Thực hiện tốt yêu cầu của bài kiểm tra, đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, tích cực hứng thú tham gia học tập. - Thực hiện khá tốt yêu cầu của bài kiểm tra, đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, tích cực hứng thú tham gia học tập - Đạt yêu cầu của bài kiểm tra nhưng còn có sai sót về kiến thức hoặc kĩ năng, có cố gắng nhưng chưa tích cực Chưa đạt: - Chưa đạt yêu cầu của bài kiểm tra, còn có sai sót về kiến thức và kĩ năng, chưa tích cực học tập. - Không đạt yêu cầu của bài kiểm tra, không đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, không tự giác, thiếu cố gắng trong học tập.. Ngày soạn:24 /4/2011 Tiết 36. Ngày giảng: KIỂM TRA HỌC KÌ II. :6B :6C :6A. :6E :6G :6D. 1. Mục tiêu kiểm tra. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập, thực hành của học sinh một cách công bằng, khách quan. 2. Nội dung đề. Học sinh hát lại một trong 4 bài hát : 4 bài hát : Đi cấy, Niềm vui của em, Ngày đầu tiên đi học, Tia nắng hạt mưa và 5 bài tập đọc nhạc số3, 5, 6, 7, 9 đã học trong chương trình SGK lớp 6 theo hình thức bốc thăm bài tập..

<span class='text_page_counter'>(88)</span> 3.Đáp án - Thực hành đọc một trong 5 bài tập đọc nhạc hoặc hát một trong 4 bài hát , kết hợp gõ theo phách, thể hiện các ký hiệu có trong bản nhạc. - Cách tính điểm như sau: Điểm 9- 10; Đọc đúng cao độ trường độ, thể hiện tình cảm sắc thái của bài,biết gõ đệm theo phách hoặc theo nhịp, nhận biết được các kí hiệu có trong bài. Điểm 7 - 8; Đọc đúng cao độ trường độ thể hiện tình cảm sắc thái và gõ nhịp phách một cách tương đối. Điểm 5 -6; Đọc đúng cao độ tương đối về trường độ. Điểm dưới 5; Đọc sai cao độ , trường độ hoặc không đọc được bài tập. 4. Nhận xét đánh giá sau giờ kiểm tra. - Kiến thức: Kiến thức vừa phải, phù hợp với đối tượng học sinh, đa số học sinh đều thực hiện được. - Kỹ năng vận dụng, cách trình bày, diễn đạt. Ngoài những em đã thực hiện tốt về cao độ và trường độ, tình cảm sắc thái vẫn còn một số em chưa nhớ vị trí nốt, khả năng thị tấu kếm nên còn sai tên nốt hoặc đọc sai trtường độ. Một số không chắc âm ổn định nên không chắc giọng, trong quá trình đọc còn vấp váp nhiều cần khắc phục để thực hiện tốt hơn cho các bài sau. - Thông báo kết quả bài kiểm tra cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(89)</span>

<span class='text_page_counter'>(90)</span>

×