Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.97 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>THỨ BA, 13/12/2016 14:32:00 | TIN 24H</b>
<b>GS Trần Ngọc Thêm nói thẳng về nhiều tật xấu của người Việt</b>
<i><b>Trong khuôn khổ hội thảo về vấn đề nhân cách người học trong giáo dục diễn ra mới đây ở TPHCM, </b></i>
<i><b>GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra hàng hàng loạt hiện tượng xuống cấp, suy đồi trong đời sống xã hội </b></i>
<i><b>như cướp hoa, hôi bia, hiện tượng rút ruột các công trình… Điều này buộc chúng ta phải đặt câu hỏi: Tại </b></i>
<i><b>sao?</b></i>
<i><b>GS Trần Ngọc Thêm cho hay đang có sự xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại nảy sinh nhiều </b></i>
<i><b>thói hư tật xấu. Tuy nhiên, nhiều nước cũng gắn bó với kinh tế thị trường, đã và đang trải qua q trình </b></i>
<i><b>cơng nghiệp hóa nhưng họ không phải trải qua những thực trạng, hiện tại tệ hại như ở ta.</b></i>
<i><b>Ngồi việc bình diện về văn hóa, nhà nghiên cứu khoa học này đề cập đến việc người Việt đang có quá </b></i>
<i><b>nhiều “căn bệnh”, nhiều tính xấu phổ biến ngay trong mơi trường giáo dục - nơi mang trọng trách giáo </b></i>
<i><b>dục nhân cách cho con người.</b></i>
<i><b>Ơng phân tích, bệnh ưa thành tích và bệnh giả dối trong giáo dục rất nặng. Người Việt có câu “Ra đường </b></i>
<i><b>hỏi già, về nhà hỏi trẻ” nhưng ở trường thầy cô dạy phải biết khôn để giành phần thắng, đóng kịch trong </b></i>
<i><b>những tiết dự giờ, những lúc có tranh tra... Tình trạng học sinh học yếu kém cỡ nào thì cũng lên lớp, tỷ lệ </b></i>
<i><b>tốt nghiệp cao ngất ngưởng… Sự dối trá phổ biến đến nỗi người lớn qn rằng mình đang nói dối. Giả dối </b></i>
<i><b>trong suy nghĩ thì tự an ủi mình, giả dối trong lời nói được khen là khéo léo, giả dối trong hành động được</b></i>
<i><b>xem là khơn ngoan.</b></i>
<i><b>Theo nhóm nghiên cứu GS Trần Ngọc Thêm thực hiện với 5.600 người thì bệnh giả dối đứng hàng đầu </b></i>
<i><b>trong 34 tật xấu của người Việt, chiếm đến 81%. Còn theo điều tra của Viện nghiên cứu phát triển giáo dục</b></i>
<i><b>2008 thì tỷ lệ nói dối cha mẹ của học sinh ở cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50% và cấp 3 là 64% và sinh viên ĐH là</b></i>
<i><b>80%.</b></i>
<i><b>Trong trường học từ phổ thơng lên ĐH có bệnh “đồng phục” từ ăn mặc đến tư duy. Mặc cũng đồng phục, </b></i>
<i><b>học cũng đồng phục, tư duy cũng đồng phục giết chết tư duy sáng tạo của học sinh. "Giáo dục chạy theo </b></i>
<i><b>mục tiêu con ngoan, trò giỏi làm sản phẩm giáo dục bị triệt tiêu khả năng cá nhân. Trò giỏi là thuộc bài, </b></i>
<i><b>làm đúng theo bài giả của cô giáo, làm sáng tạo là… sai, là kém.</b></i>
<i><b>Ơng nói về mục tiêu học tập của người Việt: Ngày xưa thì học để làm quan, ngày nay thì để lấy bằng. Học </b></i>
<i><b>vì sĩ diện, giấu dốt, sợ người ta nói nói đến điểm yếu của mình.</b></i>
<i><b>Ngồi ra, ông chỉ ra hạn chế của người Việt là thiếu khiêm tốn, khi đẩy vào thế bắt buộc mới tỏ ra khiêm </b></i>
<i><b>tốn. Cịn ai cũng cho mình là “ơng trời con” rất khó hợp tác. Rồi thói vơ kỷ luật, khơng chấp hành các </b></i>
<i><b>quy định mà cịn làm ngược, ở đâu cấm cái gì thì xuất hiện cái đấy. Chỗ nào cấm họp chợ thì nhộn nhịp </b></i>
<i><b>mua bán, khơng giẫm lên cỏ thì rủ nhau ngồi la liệt, cấm đổ rác thì nơi đó rác chất đống…</b></i>
<i><b>GS Trần Ngọc Thêm đề xuất chúng ta cần xây dựng hệ giá trị bản sắc Việt Nam mang tính đối chiếu để </b></i>
<i><b>loại bỏ những thói hư tật xấu, có như vậy mới có hệ giá trị định hướng. Trong đó, ơng nhấn mạnh đến giá </b></i>
<i><b>trị nhân ái, trung thực, bản lĩnh, tình yêu nước trong thời bình… ở mỗi cá nhân.</b></i>
<i><b>Trong bài báo cáo của mình, Phó GS.TS Nguyễn Thế Hữu, nguyên Giám đốc ĐH Huế cho rằng nhiệm vụ </b></i>
<i><b>giáo dục trước hết phải đào tạo ra những con người có đầy đủ nhân cách, con người có lịng tự trọng, trung</b></i>
<i><b>thực, nhân hậu, biết trọng danh dự, nghĩa khí… Nhưng vơ cùng ngạc nhiên năm qua và cho đến bây giờ, </b></i>
<i><b>giáo dục chúng ta không nhắc đến phẩm chất cao thượng của con người. Ơng đề cập đến tình trạng báo </b></i>
<i><b>động, suy thối hiện nay và đặt câu hỏi: Vì chúng ta quên hay vì chúng ta khơng cịn lịng tin con người </b></i>
<i><b>có thể cao thượng?</b></i>