Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

VĂN 7 - TUẦN 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.25 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn : 22 / 10 / 2020 Tiết 29 - Văn bản QUA ĐÈO NGANG (Bà Huyện Thanh Quan) Mục tiêu, chuẩn bị, phương pháp - kĩ thuật như tiết 28 IV. Tiến trình dạy học và giáo dục 1. Ổn định.( 1') Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 28/10/2020 7C 32 2. Kiểm tra bài cũ.(5p) ? Đọc thuộc lòng và nêu cảm nhận về 4 câu thơ đầu bài thơ “ Qua đèo Ngang”? *Yêu cầu: - HS đọc thuộc lòng theo SGK - Cảnh hoàng hôn hiện lên trong không gian mênh mông, hoang sơ, vắng lặng và gợi nỗi buồn man mác trong lòng tác giả với sự ít ỏi thưa thớt và cảnh sống hoang vắng, heo hút ở đèo Ngang.. 3. Bài mới: 3.1. Khởi động: - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: động não. - Thời gian: 2p Với không gian mênh mông, hoang sơ, vắng lặng và gợi nỗi buồn man mác, cộng với sự ít ỏi thưa thớt và cảnh sống hoang vắng, heo hút ở đèo Ngang, thì tâm trạng của nhân vật trữ tình hiện lên trong bào thơ như thế nào? Cô trò mình cùng tìm hiểu tiếp. 3.2. Hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS. Nội dung bài học. Hoạt động 1: Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu giá trị của văn bản - Phương pháp: Phân tích, vấn đáp, tái hiện, thuyết trình, đọc sáng tạo, giảng bình,thảo luận nhóm. - Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, trình bày một phút - Hình thức: hoạt động nhóm, cá nhân - Thời gian: 20p. I. Giới thiệu chung: II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Đọc - tìm hiểu chú thích. 2. Kết cấu - Bố cục 3. Phân tích.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> a. Hai câu đề HS đọc 2 câu luận. ? Âm thanh vang lên ở đây như thế nào? Nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ở đây? - Âm thanh của tiếng chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn - Phép đối và đảo ngữ ( đối ý) -> vận dụng tài tình... - Phép chơi chữ: quốc quốc, gia gia ? Em nhận xét ntn về âm thanh ở 2 câu luận ? - Dùng từ: quốc quốc, gia gia => những âm thanh buồn buồn, khắc khoải triền miên ko dứt. Nhưng cũng có thể là âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, khúc nhạc lòng của người lữ khách... * GV: Bằng nghệ thuật “lấy động tả tĩnh” trong thi pháp cổ, tác giả lấy tiếng chim rừng để làm cái nổi bật, cái vắng lặng im lìm ở Đèo Ngang vào khoảnh khắc hoàng hôn gợi cảm giác buồn thấm sâu cõi lòng, toả rộng không gian thiết tha. ? Ở 2 câu luận tác giả sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào? - Ẩn dụ: mượn tiếng chim để tỏ lòng người. GV : Tác giả mượn cách phát âm giống nhau của chữ “quốc quốc” và chữ “gia gia” với tên gọi của loại chim cuốc ( Đỗ Quyên) và chim đa đa (cũng viết từ đa đa). Quốc vừa hiểu là nước, gia đựơc hiểu là chim đa đa vừa được hiểu là nhà. GD lòng yêu quê hương đất nước ? Em hiểu gì về nỗi nhớ nước, thương nhà của tác giả? - Đó là nỗi nhớ thương tha thiết của đứa con tha hương lữ thứ (Lúc này bà đang vào Phú xuân để làm bà giáo dạy cung nữ). - Nhớ kinh thành Thăng Long, nhớ nhà, làng quê; thực ra là tác giả đang nhớ nước, thương nhà vì nước đã mất, triều Lê cũng đã mất. ? Âm thanh buồn khắc khoải lúc chiều tà đã tác động tới tác giả, vậy tâm trạng chính của tác giả ở đây là gì ? - Gợi nỗi niềm nhớ nước thương nhà da diết của tác giả. - Nhớ nước là một hoài niệm về thời dĩ vãng tươi đẹp, thời nhà Lê đã qua -> Tâm trạng buồn, cô đơn và đậm đặc hoài cổ của tác giả. GV: Bằng âm thanh da diết khắc khoải của tiếng. c. Hai câu luận:. - Âm thanh buồn khắc khoải lúc chiều tà, gợi nỗi niềm nhớ nước thương nhà da diết của tác giả..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> chim tg càng làm nổi bật cái tĩnh lặng của đèo Ngang qua đó bộc lộ tâm trạng nhớ nước, thương nhà đến đau lòng của mình. Đó là lấy động tả tĩnh lấy cảnh tả tình. Nhớ nhà là lẽ đương nhiên đối với 1 người phụ nữ đi xa chặng đường đằng đẵng thân gái dặm trường, bóng chiều xế, tiếng chim kêu khắc khoải. Không nhớ nhà sao được. Còn tâm trạng “Nhớ nước đau lòng” phải chăng là niềm hoài cổ, nỗi nuối tiếc về 1 thời đại đã qua. Mỗi câu thơ đều có ý nghĩa biểu cảm trĩu nặng hồn người khiến lòng người không thể thờ ơ. GV chốt và chuyển ý: d. Hai câu kết: HS đọc 2 câu kết: ? Hai câu biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp ? - Trực tiếp ? Em hãy nhận xét giọng điệu, nhịp thơ? HS: Giọng trầm lắng, nhịp chậm lại 2/2/1/1/1 GV: Cảnh đất nước hiện dần lên theo bước chân người đi: mở đầu bài thơ là “bước tới...” và khi lên đến đỉnh đèo nhà thơ “ dừng chân đứng lại..” ? Hành động “Dừng chân ...lại” bộc lộ tâm trạng của người lữ khách ntn? - Bồi hồi xúc động khi tới đỉnh đèo -> thời điểm chuẩn bị bước chân sang 1 thời đại khác. ? Chỉ ra sự >< giữa không gian và cảnh vật với con người trong 2 câu kết? HS: Cảnh vật: Con người - trời: rộng - một mảnh tình - non: cao riêng - nước: mênh đối lập - ta với ta mông => nhỏ bé, cô đơn, => vũ trụ bao la không người chia sẻ vô hạn, hùng vĩ ? Từ ngữ nào diễn tả được tâm trạng của nhà thơ? - Một mảnh tình riêng ta với ta ? Em hiểu “mảnh tình riêng” ntn? * Mảnh tình riêng: Không phải là “Mảnh tình riêng” nhỏ nhặt nơi phòng riêng mà là cả thế giới nội tâm, nỗi buồn cô đơn thăm thẳm, vời vợi của con người. Tâm trạng nhớ nước, thương nhà chất chứa riêng trong lòng tác giả, không chia sẻ được cùng ai..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ?) Có ý kiến cho rằng cụm từ “ ta với ta” diễn tả nỗi buồn, nỗi cô đơn tuyệt đối của tác giả. Ý kiến của em? - HS trao đổi nhóm – bộc lộ - nhận xét * Cụm từ: “ ta với ta” - Ta: Đại từ ngôi thứ nhất. - Ta có ý nghĩa: là 1, là cá nhân. -> “Ta với ta” là 1 mình đối diện với chính mình -> tâm trạng cô đơn tuyệt đối không biết chia sẻ cùng ai. ? Cụm từ “ta với ta” ở đây khác “ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơ nhà” ntn? - “Ta với ta” trong “Bạn đến chơi nhà”: ta là chủ và khách là 2 người nhưng tuy 2 mà 1, tuy 1 mà 2 -> Tri âm tri kỉ. GVbình : Lấy cái bao la, mênh mông vô hạn của vũ trụ : Trời, non, nước đối lập với cái cô đơn nhỏ bé lẻ loi của ta với ta -> 2 câu thơ đã cực tả nỗi cô đơn , xa vắng của người lữ hành khi đứng trên đỉnh đèo Ngang. Phải chăng đó chính là tâm tư buồn chán với thực tại nhiễu nhương; tâm tư của người ăn lộc vua Lê, làm quan cho triều Nguyễn. ? Tâm trạng của tác giả bộc lộ ở 2 câu kết là gì ? HS: trả lời cá nhân GV: Bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối, cực tả nỗi buồn xa vắng của tác giả lúc chiều tà. Đối diện và chiêm ngưỡng thiên nhiên vô tận, vô cùng trong cảnh hoàng hôn dần tắt, lòng người phụ nữ càng thêm trống vắng và nhỏ bé biết bao nhiêu. => Tâm trạng nhớ quê, nhớ nhà của tác giả; buồn mà đẹp, buồn mà không bi luỵ. GV chốt và chuyển ý: * Tích hợp GD đạo đức: lòng yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên Điều chỉnh, bổ sung: ........................................................................ ......................................................................... Hoạt động 2: - Mục tiêu: Hướng dẫn HS tổng kết nội dung, nghệ thuật - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình - Kĩ thuật: động não, hỏi và trả lời. - Thời gian: 5p. - Bằng NT đối lập giữa vũ trụ bao la với con người nhỏ bé, tác giả cực tả nỗi nỗi buồn, nỗi cô đơn thầm lặng; không ai chia sẻ ngoài của người lữ khách.. 4. Tổng kết. a. Nội dung - Bài thơ tả cảnh Đèo.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ? Nội dung chính của bài thơ ? - Tả cảnh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, có sự sống con người nhưng còn hoang sơ. - Thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn cô đơn thăm thẳm, vời vợi của tg.. Ngang thoáng đãng mà heo hút, có sự sống con người nhưng còn hoang sơ. - Thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, tâm trạng hoài cổ cô đơn của BHTQ. b. Nghệ thuật - Tả cảnh ngụ tình. ? Tg đã thành công trong việc dùng những NT nào ? - Phép ẩn dụ, chơi chữ, - Giọng thơ: du dương, réo rắt, miêu tả đặc sắc cảnh điệp từ , đảo ngữ, đối. - Từ ngữ chọn lọc, gợi và nội tâm. - Phép đối, đảo ngữ, ẩn dụ tượng trưng: tác dụng gợi cảm. - P/cách thơ trang nhã âm thanh, tạo hình ? Đọc thơ của bà HTQ , em học tập được gì ở cách hoài cổ. mô tả và bộc lộ CX của bà HTQ trong bài thơ? HS: * p/c trang nhã * Cách miêu tả: c. Ghi nhớ: sgk/104 - Chọn vị trí thích hợp: từ gần - > xa, từ trên -> dưới. Quan sát di chuyển - Tả = các giác quan (mắt, tai) bằng cả sự cảm nhận tinh tế - Đọc ghi nhớ/104 * GV: Bài thơ là tiếng nói của một người và trở thành khúc tâm tình của muôn triệu người. Đây là bài thơ một thời và mãi mãi Điều chỉnh, bổ sung: ........................................................................ .......................................................................... 3.3. Luyện tập - vận dụng - Mục tiêu: hướng dẫn HS thực hành kiến thức đã học. - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, đọc sáng tạo. - Kĩ thuật : Động não, trình bày 1p - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Thời gian: 8p 1. Cảm xúc của tác giả được bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp qua bài thơ? - HS suy nghĩ trả lời. - GV chốt kiến thức: vừa trựctiếp lại vừa gián tiếp . 2. Những nét NT đặc sắc trong bài thơ? Chọn đ/á đúng A. Tả cảnh ngụ tình.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> B. NT ẩn dụ, chơi chữ, điệp từ, đối , đảo ngữ C Từ ngữ đặc sắc, chọn lọc, gợi tả (D) Cả A, B, C đều đúng - HS suy nghĩ chọn đáp án đúng - GV: Bài thơ được đánh giá là 1 tp đạt tới độ chuẩn mực của thơ TNBCĐL . 3. Có người cho rằng đây là bài thơ thất ngôn bát cú đường luật tuyệt bút. Tại sao? - HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. - GV Nhận xét - Cảnh đèo ngang thấm đượm nỗi buồn man mác - Giọng thơ: du dương, réo rắt - Phép đối, đảo ngữ: tác dụng gợi âm thanh, tạo hình - Tình yêu quê hương đất nước qua hồn thơ trang nhã 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: thuyết trình - Kỹ thuật: giao nhiệm vụ - Thời gian: 2 phút - Đọc và sưu tầm các bài thơ khác của Bà Huyện Thanh Quan - Tìm, đọc thêm các tài liệu về bà Huyện Thanh Quan 4. Hướng dẫn học bài: (2’) * Đối với tiết học này: - Thuộc lòng bài thơ, nắm chắc nội dung và nghệ thuật bài thơ. - Nhận xét về các cách biểu lộ cảm xúc của tác giả trong bài thơ. - Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về bài thơ.- viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ trong các văn bản: Sau phút chia li, Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang * Đối với tiết học sau: - Chuẩn bị bài mới: Bạn đến chơi nhà + Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, + Xác định thể thơ, + Nhận xét về cách đọc bài thơ- tập đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ + PT được dụng ý trong việc tác giả dựng lên một tình huống khó xử khi có bạn đến chơi nhà + PT vẻ đẹp trong tình bạn của Nguyễn Khuyến, vẻ đẹp trong tâm hồn và nhân cách nhà thơ. + Sưu tầm các tác phẩm khác viết về tình bạn + Thể hiện được quan điểm riêng về một tình bạn đẹp.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ngày soạn: 22/10/2020 Tiết 30- Văn bản BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ (Nguyễn Khuyến) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : - Hiểu sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến. - Hiểu được sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ. - Phân tích những bài thơ đường luật 2. Kĩ năng : * Kĩ năng bài học - Nhận biết được thể loại của văn bản - Đọc, hiểu thơ văn bản thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật. - Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật bát cú * KNS: - Giao tiếp: trình bày ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những suy nghĩ cá nhân về nghệ thuật hàm ẩn, sâu sắc trong thơ Nguyễn Khuyến. - Ra quyết điịnh: lựa chon phương án trả lời. - Kĩ năng hợp tác. 3. Thái độ : Giáo dục Hs biết trân trọng tình bạn, không quá đề cao vật chất. 4. Phát triển năng lực: Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiên và phân tích được vẻ đẹp của tác phẩm văn chương ), năng lực sáng tạo (có hứng thú, chủ động nêu ý kiến về giá trị của tác phẩm), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. * Tích hợp giáo dục đạo đức: Tình cảm yêu thương, trách nhiệm giữa những con người. Trân trọng vẻ đẹp và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. II. Chuẩn bị - Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học + Chân dung Nguyễn Khuyến ( nguồn Internet) + Một số bài thơ, tác phẩm của Nguyễn Khuyến (tủ sách GV) - Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. III. Phương pháp- kỹ thuật dạy học - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, phân tích, bình giảng, đọc sáng tạo, thảo luận nhóm, hỏi chuyên gia..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, trình bày một phút IV. Tiến trình dạy học và giáo dục 1. Ổn định.( 1p) Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 7C 30/10/2020 32 2. Kiểm tra bài cũ.(5p) ? Đọc thuộc lòng bài “Qua Đèo Ngang” và nêu cảm nhận cảu em về bức tranh thiên nhiên và tâm trạng người lữ khách trong bài thơ? a. Hai câu đề:- Cảnh hoàng hôn mênh mông, hoang sơ, vắng lặng và gợi buồn. b. Hai câu thực:- Miêu tả hình ảnh con người ít ỏi thưa thớt và cảnh sống hoang vắng, heo hút. c. Hai câu luận: - Âm thanh buồn khắc khoải lúc chiều tà, gợi nỗi niềm nhớ nước, thương nhà da diết của tác giả d. Hai câu kết:- Con người nhỏ bé. Cực tả 1 nỗi buồn, 1 nỗi cô đơn thầm lặng; ko ai chia sẻ ngoài trời, non, nước bát ngát mênh mông. 3. Bài mới: 3.1. Khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: động não. - Thời gian: 2p “ Bạn về có nhớ ta chăng Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời” Tình bạn là một trong số những đề tài truyền thống của lịch sử văn học Việt Nam. “Bạn đến chơi nhà” là một bài thơ thuộc loại hay nhất viết về đề tài tình bạn. Để hiểu rõ hơn ta cùng đi tìm hiểu bài mới. 3.2. Hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: I. Giới thiệu chung - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình - Kĩ thuật: động não, trình bày 1 phút - Thời gian: 5p 1. Tác giả: (1835 – 1909). GV chiếu chân dung Nguyễn Khuyến. ? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà em hãy nêu - Quê: Bình Lục – Hà Nam. - Là nhà thơ của làng cảnh khái quát về nhà thơ Nguyễn Khuyến? Việt Nam. HS: trình bày cá nhân GV: - Nguyễn Khuyến sinh ngày 15.2.1835 tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá,.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> huyện Ý Yên tỉnh Hà Nam Ninh, nay là Bình Lục, Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ, xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam. Mất ngày 5.2.1909 tại làng Yên Đổ. - Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống và sự gắn bó của ông đối với đời sống nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên. - Ông được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ vì ông từng đỗ đầu cả ba kì thi Hương, thi Hội, thi Đình. Nguyễn Khuyến còn được gọi là nhà thơ của "Làng cảnh VN" bởi ông có rất nhiều bài thơ hay, thấm đẫm chất quê, hồn quê, chứa đựng bao nỗi buồn, niềm vui ẩn dật nơi thôn dã. - Một số tác phẩm thơ đặc sắc của Nguyễn Khuyến: Chùm thơ thu, ba bài: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm; Bạn đến chơi nhà, khóc Dương Khuê … ? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào? HS: trả lời cá nhân Điều chỉnh, bổ sung: ........................................................................ ........................................................................ .. 2. Tác phẩm: - Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, sáng tác vào giai đoạn sau ngày ông cáo quan về ở ẩn. II. Đọc – hiểu văn bản:. Hoạt động 2: - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu giá trị của văn bản - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, đọc sáng tạo,, phân tích so, giảng bình, thảo luận nhóm. - Phương tiện: tư liệu, SGK, bảng - Kĩ thuật: động não, trình bày 1 phút, chia 1. Đọc, chú thích: nhóm - Thời gian: 22p GV chiếu bài thơ. GV hướng dẫn HS đọc ? - Đọc chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh, vui, thân mật..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> GV: đọc mẫu. HS đọc lại. Nhận xét cách đọc bài của HS GV. Yêu cầu HS xem chú thích SGK. ? Giải nghĩa từ “nước cả, khôn, rốn”? - Nước cả: nước lớn (to) - Khôn: Không thể, khó, e rằng khó - Rốn: Cánh hoa bao bọc cuống (vừa rụng) GV nêu các dị bản khác ... ? Bài thơ được viết theo PTBĐ nào ? Vì sao? Xác định thể thơ và nêu đặc điểm của thể thơ đó ? * PTBĐ: Biểu cảm vì bài thơ nêu tình cảm của NK đối với bạn. * Thể thơ : TNBCĐL - Số lượng câu: 8 câu . - Số chữ trong 1 câu: 7 chữ . - Vần được gieo ở câu 1, 2, 4, 6, 8. - Nhịp: 4/3 . - Kết cấu : Đề - thực - luận - kết . - Phép đối ở câu : 3+4 và 5+6 ? Thông thường bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần, mỗi phần 1 cặp 2 câu. Nhưng nếu xét về nội dung bài thơ này em thấy nên chia bố cục bài thơ này như thế nào? HS: Thảo luận nhóm bàn=>trả lời - Bố cục: 3 Phần. + P1: Câu thơ đầu. + P2: 6 Câu thơ tiếp. + P3: Câu thơ cuối. HS đọc câu thơ đầu. ? Câu thơ 1 tác giả đã thông báo điều gì? - Người bạn đến chơi sau một thời gian đã lâu. ? Thời gian “Đã bấy lâu nay” chủ nhà nhắc tới có ý nghĩa ntn ? ( nhắc nhở thời gian hay bày tỏ nỗi niềm chờ đợi bạn ?) - Tỏ nỗi niềm chờ đợi bạn đến chơi đã lâu. ? Tác giả gọi bạn là bác. Cách xưng hô đó có ý nghĩa gì? - Thể hiện sự thân tình gần gũi, tôn trọng tình cảm bạn bè. ? Em có nhận xét như thế nào về giọng điệu câu thơ? - Giọng thơ hồ hởi vui vẻ, lời thơ như một. 2. Kết cấu, bố cục: - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật - PTBĐ: biểu cảm. - Bố cục: 3 Phần.. 3. Phân tích: a) Câu thơ đầu:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> tiếng chào, một lời reo vui khi có khách đến nhà chơi, mà khách lại là một ngươì bạn lâu lắm rồi mới gặp. ? Như vậy, câu thơ 1 cho ta biết nhà thơ có cảm xúc như thế nào khi có bạn đến chơi? - Cảm xúc phấn khởi, vui vẻ thoả lòng khi có bạn đến chơi. Điều chỉnh, bổ sung: ........................................................................ ........................................................................ .. - Câu thơ như là lời chào bạn và thể hiện cảm xúc phấn khởi, vui vẻ thoả lòng khi có bạn đến chơi của tác giả.. 3.3. Luyện tập - vận dụng - Mục tiêu: hướng dẫn HS thực hành kiến thức đã học. - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, hỏi chuyên gia - Kĩ thuật : Động não, trình bày 1p - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Thời gian: 8p - Đọc thuộc lòng và diễn cảm bạn thơ: Bạn đến chơi nhà - Gv gọi HS đọc ( cho điểm) - GV hướng dẫn HS làm BT trắc nghiệm Câu 1. Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? A. Thất ngôn bát cú B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Lục bát D. Song thất lục bát Câu 2. Thể thơ của bài giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây: A. Bài ca Côn Sơn B. Sông núi nước Nam C. Qua Đèo Ngang D. Sau phút chia ly Câu 3. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là của tác giả? A. Nguyễn Trãi B. Nguyễn Du C. Nguyễn Khuyến D. Nguyễn Đình Chiểu Câu 4. Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ? A. Ao sâu nước cả B. Cải chửa ra cây C. Bầu vừa rụng rốn D. Đầu trò tiếp khách 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: thuyết trình - Kỹ thuật: Giao việc.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Thời gian: 2 phút - Tìm đọc thêm các tác phẩm của Nguyễn Khuyến - Tìm đọc các tài liệu nghiên cứu, phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà 4. Hướng dẫn về nhà: (2’) * Đối với tiết này: - Học thuộc lòng bài thơ và phân tích hai câu đầu bài thơ. * Đối với tiết sau: - Soạn tiếp 8 câu còn lại của bai thơ Bạn đến chơi nhà Ngày soạn: 22/10/2020 Tiết 31- Văn bản BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ (Nguyễn Khuyến) Mục tiêu, Chuẩn bị, Phương pháp- kỹ thuật như tiết 30 IV. Tiến trình dạy học và giáo dục 1. Ổn định.( 1p) Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 7C 30/10/2020 32 2. Kiểm tra bài cũ.(5p) ? Đọc thuộc lòng bài “Bạn đến chơi nhà”. Cho biết hoàn cảnh ra đời và nêu cảm nhận về hai câu thơ đầu của bài thơ? 3. Bài mới: 3.1. Khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: động não. - Thời gian: 2p “ Bạn về có nhớ ta chăng Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời” Tình bạn là một trong số những đề tài truyền thống của lịch sử văn học Việt Nam. “Bạn đến chơi nhà” là một bài thơ thuộc loại hay nhất viết về đề tài tình bạn. Để hiểu rõ hơn ta cùng đi tìm hiểu bài mới. 3.2. Hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS. Nội dung bài học. Hoạt động 1 3. Phân tích: - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh đọc và tìm a) Câu thơ đầu: hiểu giá trị của văn bản b) Sáu câu thơ tiếp.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, đọc sáng tạo,, phân tích so, giảng bình, thảo luận nhóm. - Phương tiện: tư liệu, SGK, bảng - Kĩ thuật: động não, trình bày 1 phút, chia nhóm - Thời gian: 20p HS đọc 6 câu thơ tiếp. ? Theo nội dung của câu thơ thứ nhất thì Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn như thế nào khi có bạn đến chơi? - Phải tiếp đãi bạn trọng thể, có thức ăn ngon, vật lạ mang ra đãi bạn. ? Thế nhưng, ở câu thơ thứ 2 ta thấy Nguyễn Khuyến đón bạn và thết đãi bạn trong hoàn cảnh như thế nào? + Trẻ thời đi vắng chợ thời xa ? Kể ra hoàn cảnh đó Nguyễn Khuyến nhằm mục đích gì? - Nhà thơ muốn giãi bày với bạn rằng: Bạn đến chơi ông cũng nghĩ ngay đến việc thiết đãi bạn. Muốn thiết đãi bạn thì phải có người giúp việc, nhưng người giúp việc ko có mà chợ lại xa. ? Không đi chợ được tác giả định chuyển hướng thiết đãi bạn bằng cách nào? - Theo cách cây nhà lá vườn. Tức là ở nhà có thứ gì thì tiếp đãi bạn những thứ ấy. ? Tác giả đã kể ra những thứ gì để tiếp đãi bạn? - Cá, gà, cải, cà, mướp, bầu -> Rất nhiều thứ, thức ăn dân dã. ? Thế nhưng những thứ đó tác giả có thể lấy được dùng để tiếp đãi bạn không? Vì sao? - Ao sâu => ko bắt được cá - Vườn rộng => khó đuổi gà - Cải non, cà mới nụ; - Bầu non, mướp đương hoa GV: Có tất cả mà thành ra chẳng có gì để tiếp đãi bạn. Dụng ý: Vừa như để thanh minh với bạn vừa giới thiệu cảnh sống thanh bần của gia đình mình ? Quan sát cặp câu 3,4 và 5,6 chi ra thủ pháp nghệ thuật và nhận xét cách dùng từ ở.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> các cặp câu trên? Tác dụng? - Nghệ thuật đối. GV: Phép đối được kết hợp chặt chẽ tạo nên một giọng thơ nhẹ nhàng, vui tươi, cân xứng, hoà hợp với cảnh vườn tược xinh tươi. Các tính từ: sâu, cả, rộng, thưa cùng với các phó từ chỉ sự tiếp diễn của hoạt động: “chửa, mới, vừa, đương” hô ứng bổ trợ cho nhau một cách tự nhiên. Cùng với các chi tiết miêu tả chấm phá làm hiện lên cảnh vườn tược cây cối đang đơm hoa kết trái. ? Tiếp khách quý nhà thơ còn thiếu cả thứ gì nữa? Qua đó em có nhận xét gì ? + Đầu trò tiếp khách trầu không có. - Người xưa thường nói: miếng trầu là đầu câu chuỵên. Chính vì vậy miếng trầu không thể thiếu được trong bất kì cuộc hội ngộ nào, dù buồn hay vui, đám hiếu hay đám hỉ. Thế mà lúc này ngay cả miếng trầu nhỏ nhất để tiếp đãi bạn cũng không có. ? Em có thể hình dung ra Nguyễn Khuyến đang gặp tình huống như thế nào? - Éo le, khó xử. ? Trong thực tế đời thường liệu có tình huống nào như tác giả nói đến trong bài thơ không? - Có lẽ là không vì lúc về ở ẩn, cáo quan lui về sống một cuộc sống bình dị ở quê cũ, Nguyễn Khuyến có “Năm gian nhà cỏ thấp le te” và “chín sào tư thổ là nơi ở” thì chuyện không có cả miếng trầu để tiếp khách là điều khó có thể xảy ra. Nguyễn Khuyến đã nói quá sự thật lên. * Giáo dục đạo đức: tình cảm yêu quý trân trọng tình cảm bạn bè. ? Việc cố tình tạo nên tình huống khó xử và với cách nói thậm xưng như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm với bạn bè? - Tác giả cố tình dựng lên tình huống khó xử, đùa vui, hài hước để bộc lộ tình cảm chân thực, thân mật của mình đối với bạn. - Lối nói thậm xưng: thi vị hoá cái nghèo tạo cảm giác hóm hỉnh, vui vui để bày tỏ cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của nhà thơ khước từ lương bổng của thực dân.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Pháp lui về sống bình dị giữa xóm làng * GV: Trong nghèo, túng con người không bi quan, than thở mà vẫn bình thản để giãi bày, tâm sự, để cảm thông, chia sẻ... ? Em có thể hình dung nét mặt của cụ “Tam Nguyên Yên Đổ” lúc đó không? - Nét mặt vui tươi, mang nụ cười hóm hỉnh, ánh mắt thân tình. Đây là nụ cười rất riêng của Nguyễn Khuyến không thể lẫn với ai trong làng văn học Việt Nam. GD lối sống giản dị, thanh cao. ? Vậy em hình dung ntn về cuộc sống của Nguyễn Khuyến qua 6 câu thơ? HS tự bộc lộ. GV bình : Chỉ vài nét miêu tả chấm phá, ta như thấy hiện lên trước mắt bức tranh vườn Bùi với khung cảnh vườn tược, cây cối đang đơm hoa, kết trái sinh sôi, nảy nở, ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, một nếp sống thôn dã, bình dị, một cuộc đời thanh bạch, ấm áp tình người, một "hồn xanh vườn tược". Cảm giác như NK đang dẫn bạn đi thăm vườn cây, ao cá, để tận hưởng thú vui dân dã bình dị mà đầy thi vị này. Chính vì vậy mà có người nói NK là nhà thơ của làng cảnh VN . Ta còn gặp cái “Hồn xanh vườn tược” của NK trong rất nhiều bài thơ về làng quê VN. VD : Thu điếu Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối ôm cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo. - GV chốt và chuyển ý: Trong bài thơ TNBCĐL, câu thơ kết có vai trò rất quan trọng. Nó chốt lại toàn bộ ý tứ, tư tưởng của bài thơ. Chúng ta cùng tìm hiểu câu kết của bài thơ. HS đọc câu cuối: ? Trong câu thơ cuối có chi tiết, ngôn từ nào đáng chú ý? + Bác đến chơi đây ta với ta. - Bằng NT đối kết hợp với giọng thơ vui tươi, hóm hỉnh, tác giả cố tình dựng lên tình huống khó xử, đùa vui, để bộc lộ tình cảm chân thực, thân mật của mình đối với bạn. Đồng thời thể hiện cuộc sống thanh bạch, giản dị của mình..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> ? Ý nghĩa của cụm từ “Ta với ta” ở bài thơ này có gì khác so với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang? HS: Thảo luận nhóm 2 bàn=> đại diện trả lời - Trong bài thơ QĐNgang có 2 từ “ta” nhưng chỉ 1 người, 1 tâm trạng, đó là tg và cái bóng của mình cùng với nỗi cô đơn thăm thẳm không biết chia sẻ cùng ai giữa trời mây, c) Câu thơ cuối non, nước. - Trong “Bạn đến chơi nhà” có 2 từ “ta” chỉ 2 người: tác gỉa và bạn tác giả. Nó chỉ sự hoà hợp hai con người trong một tình bạn. Câu thơ nhấn mạnh Bác đến chơi đây tôi với Bác tuy hai mà là một. ? Tâm trạng của 2 người bạn trong “Bạn đến chơi nhà” là gì ? - Đó là tâm trạng mừng vui vì lâu không gặp nhau, nay gặp nhau có thể tâm sự những chuyện vui, chuyện buồn. ? Như vậy từ sự vui đùa với bạn ở 6 câu thơ trên tác giả nhằm khẳng định điều gì ở câu thơ kết? - Từ cái không của vật chất tôn lên cái có của một tình bạn tuyệt vời. Một tình bạn tri kỉ đẹp đẽ, thân thiết. -> Khẳng định: Tình bạn là trên hết, không thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ * GV: Mọi thứ đều không có nhưng lại có tình bằng hữu thân thiết, sự nghèo thiếu tan biến để tình bạn, tình người thăng hoa. ? Có ý kiến cho rằng nghĩa của bài thơ dồn cả vào 3 từ: “Ta với ta”. Theo em có đúng không? Vì sao? - Đúng. Ta với ta, Tôi với Bác tuy 2 mà là 1. Cụm từ này nhà thơ khẳng định đã là tình cảm tri kỉ, tri âm, gắn bó với nhau bằng sự chân thành, đâu cần đến mâm cao cỗ đầy. GV: Đó là cả 1 tình bạn vô cùng quý giá, nó thể hiện sự đồng nhất giữa? chủ và khách. Câu thơ cuối có vai trò quyết định trong việc bộc lộ tình cảm của tg với bạn mình. ? Vậy qua câu thơ cuối em cảm nhận gì về tình bạn của tác giả và bạn? - Khẳng định một tình bạn tri HS: kỉ đẹp đẽ, vượt lên mọi lễ nghi,.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> GV chốt và chuyển ý: mọi vật chất cám dỗ tầm * Tích hợp GD đạo đức: tình cảm bạn bè thường. chân thành. Điều chỉnh, bổ sung: ........................................................................ ........................................................................ . Hoạt động 2 - Mục tiêu: hướng dẫn HS tổng kết kiến thức đã học. - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình - Kĩ thuật : Động não - Thời gian: 5p ? Bài thơ thể hiện tình cảm nào cuả tác giả với bạn? - Tình cảm chân thành, đậm đà thắm thiết của tác giả đối với bạn. ? Em hãy nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu ở bài thơ? Giọng điệu thơ? - Sử dụng nghệ thuật đối, các phó từ, tính từ, lối nói thậm xưng. Giọng thơ hài hứơc vui tươi, hóm hỉnh. - Hs đọc ghi nhớ?. 4. Tổng kết. a) Nội dung: Bài thơ đã thể hiện một quan niệm về tình bạn, một tình bạn tri âm tri kỉ vượt lên những cám dỗ của vật chất tầm thường. b) Nghệ thuật: - Sáng tạo tình huống để bộc lộ cảm xúc. - Lập ý bất ngờ. - Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện. c) Ghi nhớ:Sgk/105. Điều chỉnh, bổ sung: ........................................................................ ........................................................................ . 3.3. Luyện tập - vận dụng - Mục tiêu: hướng dẫn HS thực hành kiến thức đã học. - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, hỏi chuyên gia - Kĩ thuật : Động não, trình bày 1p - Thời gian: 8p 1. Qua cách miêu tả và giọng điệu bài thơ em hãy cho biết hàm ý của tác giả về cuộc sống của mình? - HS trao đổi cặp đôi trả lời. - GV chốt kiến thức - Đằng sau cái nghèo, thanh đạm hiện lên cái tình người, tình bạn; tình người, tình bạn cao quí hơn cả vật chất..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 2. Bài thơ này có sử dụng từ Hán Việt không?Qua đó em cảm nhận được điều gì về sự tài hoa của tác giả? - HS phát hiện, chỉ ra từ HV = > Nhận xét. - Gv chốt kiến thức * Tích hợp GD đạo đức: ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV. - Từ Hán Việt: không có. Tg dùng toàn từ thuần Việt. Nó chứng tỏ việc sử dụng ngôn ngữ tài hoa của nhà thơ. 3. Gv cử 1 HS làm chuyên gia. - HS dưới lớp đưa câu hỏi => trả lời được thành chuyên gia. - Nội dung: Hỏi về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thể thơ, bố cục, nội dung, NT... - HS dưới lớp trả lời - HS làm tốt => GV ghi điểm. 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: thuyết trình - Kỹ thuật: Giao việc - Thời gian: 2 phút - Tìm đọc thêm các tác phẩm của Nguyễn Khuyến - Tìm đọc các tài liệu nghiên cứu, phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà - Tìm thêm một số bài thơ khác viết về tình bạn của NK và của các tác giả khác. 4. Hướng dẫn về nhà: (2’) * Đối với tiết này: - Học thuộc lòng bài thơ và phân tích bài thơ. - Làm BT * Đối với tiết sau: - Soạn : Chữa lỗi về quan hệ từ. + Nghiên cứu các ngữ liệu. + Trả lời các câu hỏi + Nghiên cứu các BT. Ngày soạn : 22 /10 / 2020 Tiết 32- Tiếng việt CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nhận diện một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Nắm vững kiến thức về quan hệ từ - Vận dụng khi nói, khi viết 2. Kĩ năng: * KNBH: - Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh. - Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ. * Kĩ năng sống: - Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ tiếng Việt. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tốt khi dùng quan hệ từ trong khi viết văn hoặc giao tiếp 4. Phát triển năng lực: Rèn HS năng lực tự học (thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống, phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các BT trong tiết học),năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. * Tích hợp giáo dục đạo đức: Tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác; Lựa chọn cách sử dụng tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng, hiệu quả. II.Chuẩn bị. - Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học - Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. III. Phương pháp - kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Phân tích, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, trình bày một phút IV. Tiến trình dạy học và giáo dục. 1. Ổn định.( 1') Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 7C 31/10/2020 32 2. Kiểm tra bài cũ. (5p) ? Thế nào là quan hệ từ? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng QHT ? ? Quan hệ từ “ Hơn” trong câu sau biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?( Trích : Chinh phụ ngâm ) A. Sở hữu B. So sánh C. Nhân quả D. Điều kiện * Đáp án: - Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Khi sử dụng QHTừ cần lưu ý: có những trường hợp phải dùng QHT để câu văn rõ nghĩa, có trường hợp ko cần dùng cũng được. Và có 1 số QHT được dùnh thành cặp. - Đáp án: B 3. Bài mới: 3.1. Khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Phương pháp: Thuyết trình - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 2p Khi nói và viết học sinh chúng ta thường phạm phải lỗi về sử dụng quan hệ từ. Lỗi về sử dụng quan hệ từ khá đa dạng. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nhận biết một số kiểu lỗi về sử dụng quan hệ từ. 3.2. Hình thành kiến thức: - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh hiểu về các lỗi về quan hệ từ - Phương pháp: Phân tích, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, trình bày một phút - Thời gian: 15p Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ * GV treo bảng phụ -> gọi 1 HS đọc VD 1. Thiếu quan hệ từ * GV chiếu ngữ liệu -> gọi 1 HS đọc VD * Khảo sát, phân tích ngữ ? Hai câu trên thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Hãy liệu: Sgk/106 chữa lại cho đúng ? - HS trao đổi theo cặp, trả lời. - Đừng nên...mà đánh giá kẻ khác * Cách chữa: - Câu ... đối với xã hội xưa, còn đối với xã hội... ? Qua phân tích trên em hãy cho biết cách chữa * - Thêm quan hệ từ phù hợp 2. Dùng quan hệ từ không HS đọc VD3,4. ? Quan hệ từ “ và, để” có diễn đạt đúng quan hệ thích hợp về nghĩa ý nghĩa giữa các bộ phận câu không? Em thay * Khảo sát, phân tích ngữ liệu: Sgk/106 bằng quan hệ từ nào thì phù hợp? + Câu 3: Hai bộ phận của câu diễn đạt ý tương phản -> Dùng quan hệ từ “ và” không phù hợp -> thay bằng “nhưng” + Câu 4: Phần 2 của câu muốn giải thích vì sao chim sâu là bạn của ngời nông dân -> dùng quan hệ từ “để” không được phải thay bằng quan hệ từ “vì” ? Hai câu trên dùng quan hệ từ ntn ? Cách * Cách chữa: Thay quan hệ.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> chữa? - Không thích hợp về nghĩa Gọi HS đọc VD 5, 6 - HS thảo luận theo bàn, trả lời câu hỏi. ? Phân tích các thành phần câu trong 2 câu trên? - Hai câu đều thiếu chủ ngữ ? Vì sao? – Vì các quan hệ từ đã biến chủ ngữ thành vị ngữ ? Em hãy sửa lại câu cho đúng? - Bỏ quan hệ từ ở đầu câu * Gọi HS đọc VD 7, 8 ? Các câu gạch chân sai ở đâu? Hãy chữa lại ? + Câu 7: Thiếu quan hệ từ tạo thành cặp quan hệ từ nhượng bộ – tăng tiến -> Sửa: Không những giỏi Văn mà còn giỏi nhiều môn khác nữa + Câu 8: Quan hệ từ “với” không có tác dụng liên kết cụm từ thứ 2 với cụm từ thứ nhất -> Sửa :.....không thích tâm sự với chị. từ thích hợp với nội dung câu 3. Thừa quan hệ từ * Khảo sát, phân tích ngữ liệu: Sgk/106,107. ? Ta thường gặp những lỗi như thế nào khi dùng quan hệ từ? - 2 HS phát biểu ->GV chốt -> Gọi 1 HS đọc ghi nhớ Điều chỉnh, bổ sung: ........................................................................ .......................................................................... * Cách chữa: cần dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. * Cách chữa: bỏ quan hệ từ thừa 4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết * Khảo sát, phân tích ngữ liệu: Sgk/107. 5. Ghi nhớ:sgk<107>. 3.3. Luyện tập - Vận dụng - Mục tiêu: hướng dẫn HS thực hành kiến thức đã học - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: động não, trình bày 1p - Thời gian: 20p Bài 1 ( 107) - HS đọc và nêu y/c BT1? HS: làm việc cá nhân=> HS nhận xét GV đánh giá, cho điểm - Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối. - Con xin báo một tin vui ( để cho) cha mẹ mừng. Bài 2( 107) ? Đọc y/c BT2? HS: làm việc cá nhân=> HS nhận xét GV đánh giá, cho điểm.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Bài 3 ( 108) - Hs đọc, xác định yêu cầu. - Gv gọi HS trình bày cá nhân. - Bỏ các quan hệ từ: đối với; với, qua Bài 4( 108) - HS đọc và nêu y/c BT 4? HS: Thực hiện nhóm bàn. GD tinh thần đoàn kết - HS làm phiếu học tập -> Đánh dấu trắc nghiệm -> HS giải thích rõ vì sao - Thay: với = như ; bằng = về Tuy = dù - Đúng: a, b, d, h - Sai: c, e, g, i. Bài tập: - Đặt câu có sử dụng QHT. - HS đặt câu = > GV gọi HS trình bày, nhận xét, cho điểm. 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: Dự án - Kỹ thuật: Giao việc - Thời gian: 2 phút - Tìm đọc thêm các tài liệu về quan hệ từ - Tìm đọc, sư tầm các bài thơ có sử dụng quan hệ từ. Phân tích tác dụng của quan hệ từ được sử dụng trong bài thơ ấy 4. Hướng dẫn về nhà: (2’) * Đối với tiết học này: - Học bài và làm BT 5 (108). - Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ. * Đối với tiết học sau: - Chuẩn bị viết bài TLV số 2 – Văn biểu cảm + Ôn khái niệm văn biểu cảm; + Các phương thức biểu cảm, hiểu được nội dung biểu cảm của một số văn bản đã học; + Các bước tạo lập văn bản, + Lập dàn ý được một bài văn biểu cảm..

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×