Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Sang kien Giai phap nang cao ti le chuyen can lop chu nhiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.53 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần lớp chủ nhiệm 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo 3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ và 1 số trường trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: từ 2015 đến nay 5. Tác giả: Họ và tên: Lê Thị Kim Anh Năm sinh: 17/4/1976 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng tiểu học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ Địa chỉ liên hệ: Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ Điện thoại: 0169 951 9026 6. Đồng tác giả ( nếu có) II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN 1. Tình trạng giải pháp đã biết: Theo báo dân trí cho biết thì, “vấn đề HS bỏ học vẫn đang là mối lo ngại chung cho các khu vực vùng cao và khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Tỷ lệ học sinh bậc tiểu học có 11 tỉnh giảm tỷ lệ, 1 tỉnh tăng là Bến Tre từ 0,12% lên 0,14%. Bậc THCS cũng có 10 tỉnh giảm tỷ lệ và 2 tỉnh tăng là An Giang và Vĩnh Long... Đây quả là một thực trạng đáng quan ngại, cần có những biện pháp chấn chịm kịp thời để không còn tái diễn trong các năm học tiếp theo". Thực tế cho thấy, việc học sinh bỏ học hay trốn học nhiều có thể kéo theo nhiều hệ lụy cả trước mắt lẫn lâu dài, không chỉ đối với cá nhân, gia đình học sinh mà cả với nhà trường và xã hội. Học sinh trốn học nhiều ảnh hưởng đến tỉ lệ chuyên cần của lớp. Mà chúng ta đã biết muốn công tác giáo dục đạt hiệu quả thì trước hết phải chú ý đến tỷ lệ chuyên cần của học sinh vì học sinh có ra lớp đều thì việc tiếp thu bài mới tốt, mới hệ thống được kiến thức liền mạch. Góp phần hình thành nhân cách của mỗi con người. Vì vậy đây là vấn đề được đặt lên hàng đầu ở các trường vùng cao, vùng khó khăn như trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ. Hiện nay giáo viên có rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao tỉ lệ chuyên cần của lớp chủ nhiệm, song các giải pháp đó chỉ áp dụng phù hợp với các trường thuận.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> lợi. Còn trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn như trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ muốn nâng cao tỉ lệ chuyên cần cần phải có những giải pháp hữu hiệu khác. Nhiều năm qua tôi đã nghiên cứu và thực nghiệm tôi đã rút ra được một số giải pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần lớp chủ nhiệm có hiệu quả tốt. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 2.1. Mục đích của giải pháp: Là một giáo viên chủ nhiệm lớp chúng tôi nhận thấy trách nhiệm của mình hết sức quan trọng nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh, trong đó có công tác duy trì sĩ số học sinh, nâng cao tỉ lệ chuyên cần. Một giáo viên chủ nhiệm tốt không chỉ giúp lớp mình học tốt mà còn biết cách để giúp các học sinh siêng năng học tập đi học đều đặn hơn, duy trì sĩ số tốt hơn. Đặc biệt vào các dịp lễ - Tết như: Ngày giải phóng Nghĩa Lộ 18 tháng 10, Tết dương lịch, Tết âm lịch, síp xí, Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3,…..Nhiều em sẽ có cơ hội nghỉ nhiều ngày và có em trốn học đi xem hội... Sáng kiến đề cập đến các giải pháp hữu hiệu áp dụng tốt trong trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ nhằm nâng cao tỉ lệ chuyên cần của lớp chủ nhiệm. 2.2. Nội dung giải pháp: Việc duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần ở trường tiểu học đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học tập của học sinh nói riêng và trong việc thực hiện phổ cập giáo dục nói chung. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt. Để làm tốt được điều đó tôi đã nghiên cứu, thực nghiệm và đúc rút ra một số kinh nghiệm, muốn nâng cao được tỉ lệ chuyên cần của học sinh nói chung và học sinh trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ nói riêng thì giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần làm tốt một số việc sau: Thứ nhất, làm tốt công tác điều tra cơ bản: Đây là một việc làm không thể thiếu của mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Ở đây, tôi điều tra các thông tin học sinh mà nhà trường yêu cầu để điền vào hồ sơ quản lý nhà trường như:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ngoài ra tôi điều tra kỹ hoàn cảnh gia đình và môi trường sống quanh học sinh của mình (có nhiều học sinh cá biệt không? có đông học sinh cùng lứa tuổi không? có nhiều học sinh lớp lớn lêu lổng - nghịch ngợm không? học sinh đó hay chơi với đối tượng nào ở nhà và ở trường?...). Việc làm đó đã giúp tôi dễ dàng có giải pháp kịp thời, phù hợp nếu học sinh đó nghỉ học nhiều. Thứ hai, cần nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân và chất lượng học tập của học sinh: Tại sao phải nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Vì giáo viên không tự rèn luyện, không nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân, không thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, không thay đổi biện pháp dạy học để cho các tiết học trôi tuồn tuột, nhàm chán thì học sinh có thích học không? Vào lớp học nặng nề chỉ có quát tháo, thậm chí dọa nạt hoặc trầm trầm, buồn ngủ liệu học sinh có muốn vào lớp không? Nếu cả 4 tiết học không có gì hứng thú và ra chơi không có hoạt động gì thì liệu học sinh có muốn đến trường không?...Vì thế, người giáo viên cần xác định cho mình phải luôn học hỏi, luôn sáng tạo, luôn đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để tiết học luôn sôi động, hứng thú, hiệu quả phù hợp với tâm lý lứa tuổi của từng khối lớp để các em đến trường với tâm trạng thoải mái, vui tươi tạo không khí lớp học đầm ấm, nhẹ nhàng để tất cả học sinh không phải “ sợ” đến trường mà các em luôn cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Song song với nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân còn cần phải nâng cao chất lượng học tập của học sinh: - Làm tốt công tác phân loại học sinh ngay từ đầu năm học, xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế của lớp chủ nhiệm. - Xác định học sinh chưa hoàn thành môn học nào ở lớp 1, đồng thời tìm hiểu điều kiện và phương pháp học tập của các em để có các biện pháp phụ đạo thích hợp. - Quan tâm nhiều hơn đối tượng HS nhận thức chậm, học sinh lưu ban, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm cảm hoá các em để các em coi thầy cô là chỗ dựa tinh thần và tạo được mối quan hệ tình cảm thầy- trò, làm cho các em thích đến trường hơn ở nhà. - Trong quá trình giảng dạy luôn luôn kích thích, tạo sự hứng thú cho các em học tập, tránh căng thẳng, khô cứng sẽ dẫn tới các em chán học và bỏ học. - Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại (máy chiếu, loa,...), đồ dùng trực quan để nâng cao hiệu quả học tập. - Thường xuyên kiểm tra theo dõi sự tiến bộ trong học tập của HS, đặc biệt chú trọng những đối tượng HS nhận thức chậm, học sinh lưu ban..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Xây dựng các đôi bạn cùng tiến.Thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh đặc biệt là những trường cá biệt, thường trốn học bỏ học để phối hợp giáo dục - Gắn chất lượng HS cho từng giáo viên bộ môn. Yêu cầu các giáo viên bộ môn theo dõi sĩ số học sinh. Mặt khác tôi phối hợp tốt với GV bộ môn tìm hiểu về học sinh. Bởi vì, có em học sinh thích học môn này, lại không thích môn kia vì những lý do khác nhau do vậy tôi luôn tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân từ các giáo viên bộ môn để cùng với giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em có thể có kết quả học tập tốt hơn từ đó các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn hơn. Hơn nữa thông qua việc phối hợp với các giáo viên bộ môn trong trường để phát hiện về năng khiếu cũng như sở thích, những hạn chế của từng học sinh để từ đó phát hiện và bồi dưỡng kịp thời giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn. Thứ ba, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp : Để giúp đỡ học sinh nhận thức chậm ngoài các tiết học chính khóa, giáo viên cần thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Như tiết sinh hoạt lớp các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong tiết sinh hoạt lớp giáo viên có thể tổ chức tuyên dương các em học yếu (dù đó là những tiến bộ nhỏ nhất) nhằm làm cho các em có thêm hứng thú trong học tập và để cho các em thấy mọi nổ lực các em luôn được giáo viên và bạn bè đánh giá cao. Tổ chức các cuộc thi nhỏ giữa các tổ, các bàn trong lớp và phối hợp với tổng phụ trách đội tổ chức các hội thi giữa các lớp để giúp các em lấy lại kiến thức. Tuy nhiên, nội dung thi ( ở lớp) không chỉ dành cho học sinh nhận thức nhanh mà chủ yếu là dành cho học sinh nhận thức chậm các câu hỏi đơn giản các em có thể trả lời được. Qua đó giúp các em ôn lại kiến thức và giúp cho các em nhận thức chậm ham học hơn. Các cuộc thi đều có phần thưởng nho nhỏ khích lệ các em. Phối hợp với tổng phụ trách tuyên dương các em nhận thức chậm có tiến bộ qua buổi chào cờ và bảng tin tuyên dương - khen thưởng. Thứ tư, xây dựng tốt mối quan hệ "gia đình - nhà trường": Sự buông lỏng của gia đình, không quan tâm đến con cái chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho học sinh lơ là học tập, hay nghỉ học lêu lổng. Thường xuyên nhắc nhở phụ huynh học sinh nhất thiết phải duy trì tốt mối liên hệ với nhà trường, dự họp đầy đủ khi được thông báo để kịp thời nắm rõ tình hình học tập, rèn luyện của con em..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giáo viên chủ nhiệm lớp phải trực tiếp liên lạc trao đổi, hướng dẫn phụ huynh nên tạo điều kiện tốt để cho để con em mình đến trường (bảo đảm thời gian đến trường, sắm dụng cụ học tập, giúp con học ở nhà, cùng vui chơi học tập với con em mình, nhắc nhở con cái giờ học), khi giáo dục con em nên nhẹ nhàng, cần cho các em hiểu việc đó đúng sai thay vì la mắng trừng phạt. Việc quan tâm đến bạn bè của con em cũng rất quan trọng (phân tích cho học sinh đối tượng cụ thể mà con em họ đang chơi cùng). Chơi với bạn xấu trước sau gì các em cũng nhiễm thói xấu. Phụ huynh chú ý đến những thời gian rảnh rỗi của con em mình, cần biết các em đi đâu, chơi chỗ nào. Đừng cho các em quá nhiều thời gian tự do một mình mà cha mẹ không biết. Cần liên lạc với giáo viên để biết tình hình của con em mình, như có đến trường không? Có đi lao động không? Có hành vi gì cần sửa chữa vv... Khi con em mình học tập có chiều hướng đi xuống thì phụ huynh cần giúp tre lấy lại niềm tin học tập. Giúp các trẻ nhận thức được học là một hoạt động đầy hứng thú. Cần có sự ham thích mới học tốt được. Giúp con em thấy được từ những bài học trên lớp con sẽ học được rất nhiều điều thú vị mà đều là những tri thức có lợi cho bản thân. Cần giúp trẻ vượt qua khó khăn để lấy lại kiến thức đã mất, động viên các cháu khi bị thầy cô phê bình thì cũng không nên quá chán nản, mà nên tìm ra nguyên nhân để lần sau cố gắng hoàn thành môn học tốt hơn. Giáo viên thường xuyên trao đổi các biện pháp giúp học sinh học ở nhà, cùng phụ huynh tìm ra các giải pháp phối hợp tốt nhất trong công tác quản lí và giáo dục con em họ; góp phần duy trì tính chuyên cần, tích cực học tập của học sinh. Tích cực chủ động liên lạc với phụ huynh học sinh nhất là những trường hợp học sinh cá biệt, thường xuyên trốn học để phối hợp giáo dục. Thứ năm, làm tốt công tác vận động, quyên góp ủng hộ, có thể nói là " làm tốt công tác xã hội hóa" Trong lớp thường xuyên có từ 10% - 20% học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, thiếu điều kiện học tập, thiếu tình yêu thương của bố mẹ, làm cho các em buồn nản, tủi thân mà không muốn đến lớp. Vì vậy tôi cũng như nhà trường đã có những đợt quyên góp, ủng hộ. Bản thân tôi vận động gia đình, người thân ủng hộ cho học sinh, giúp đỡ các em học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn góp phần thực hiện phong trào "ba đủ; Đủ ăn, đủ mặc, đủ đồ dùng học tập"; Trong nhiều năm học qua lớp học do tôi chủ nhiệm không có em nào không có đầy đủ đồ dùng học tập Tranh thủ sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, của các tổ chức xã hội giúp đỡ về cơ sở vất chất trường học. Trường học khang trang - sạch - đẹp có sân chơi thoáng mát cũng là một tronmg những điều kiện thu hút học sinh đến trường.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Thứ sáu, xây dựng mối quan hệ "thầy - trò tốt": Giáo viên phải biết gần gũi tâm sự, với trò chuyện với những học sinh, đặc biệt những em nhút nhát. Hỏi các em về chuyện gia đình, về chuyện học hành, để các em cảm thấy thân thiện với giáo viên hơn và qua đó giáo viên sẽ hiểu được nguyên nhân vì sao các em học yếu, hiểu về tâm tư tình cảm, hoàn cảnh các em để có biện pháp dục tốt hơn. Để các em nhận thưc chậm mạnh dạn hơn thì giáo viên phải biết yêu thương, gần gũi, tạo sự thân tình để các em hòa đồng vào môi trường học tập ở trường lớp. Để từ đó các em có ấn tượng tốt với trường lớp, thầy cô mà ham thích học tập. Hãy "là người cha, người mẹ" thứ hai thật sự của các em. Trong giảng dạy giáo viên lưu ý lời nói phải nhẹ nhàng, giữa giáo viên và học sinh luôn có sự ăn ý nhịp nhàng, khi giảng bài giáo viên phải luôn quan sát học sinh trong lớp, đặc biệt những em hay nghịch ngợm. Mỗi lần học sinh có ý kiến nếu trả lời sai thì phải giúp học sinh hiểu cái sai, không nên để cho học sinh ngồi xuống mà không biết mình sai điểm nào, đừng để học sinh bị mất mặt trước mặt bạn bè, làm trò cười cho lớp học. Biết động viên, khích lệ học sinh dù các em chưa thật sự tiến bộ hay tiến bộ rất chậm. Giáo viên biết sử dụng năng khiếu của mình làm tiết học thêm sinh động. Ví dụ: Tìm những câu truyện vui kể cho các em, hay pha một vài câu hài hước để học sinh cảm thấy thoải mái. Một tiết học mà học sinh hoạt động vui vẻ, có tiếng cười sẽ có hiệu quả hơn những tiết học mà học sinh quá nghiêm túc. Nhiều khi chỉ một câu nói, một cử chỉ của thầy cô mà thay đổi cả cuộc đời các em. Làm cho các em thấy thầy cô luôn quan tâm đến mình, không ghét bỏ mình và các em thêm gần gũi, yêu mến thầy cô, tự tin vào bản thân mình (Như một lời khen hay một lời khuyến kích, động viên, một cử chỉ thân mật). Đối với những em còn thiếu tự tin thì giáo viên nên tìm lấy một ưu điểm nào đó của các em để khen ngợi động viên. Hãy luôn khen học sinh, cố tìm ưu điểm dù nhỏ nhất để khen. Ngoài ra cuối học kì cần phải tổ chức khen thưởng cho các em học yếu mà học tập có tiến bộ. Nhằm động viên các em có thêm hứng thú trong học tập, 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp đã và đang được triển khai tại trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ. Giải pháp có thể áp dụng rộng rãi trong nhà trường nói chung và trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ nói riêng. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Với những biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình đã đạt được kết quả tốt. Đa số HS của lớp tôi chủ nhiệm có ý thức, kỉ luật cao. Biết phê và tự phê bình, thi đua học tập rất sôi nổi ngay trong từng giờ học..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đa số học sinh trong lớp đã có tinh thần tự giác cao, có tinh thần tự học. Giờ truy bài thực sự hữu ích với các em vì đó chính là giờ tự học, tự kiểm tra rất có kết quả. Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể. Các cán bộ lớp thực sự năng động hơn. Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường. Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ý thức chấp hành nội quy của trường tốt. Năm học 2015 - 2016 đã đạt được những kết quả cụ thể sau: - Duy trì được sĩ số HS 100% ( 27/27 em) tỉ lệ chuyên cần từ 95 - 97% - Kết quả học tập: + Kiến thức, kỹ năng: Đạt 27/27 em + Năng lực: Đạt 27/27 em + Phẩm chất: Đạt 27/27 em - Danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ: 27HS - Danh hiệu cả năm của lớp: Lớp tiên tiến xuất sắc. - Các thành tích khác HS đạt được: Trong học kì I của năm học 2016-2017, lớp 2A đạt được những thành tích như sau: - Được tuyên dương trong các buổi chào cờ đầu tuần. - Hoàn thành sớm và tham gia 100% các hoạt động như: quyên góp - ủng hộ, vẽ tranh ý tưởng trẻ thơ, thi văn nghệ chủ đề "Bác hồ kính yêu"… Sang học kỳ II: - Các em tham gia xây dựng kế hoạch nhỏ: tổng số là: 54.000 đồng 5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu ( nếu có) TT. Họ và tên. 1. Trần Thị Hoan. 2. Nguyễn Hồng Anh. Năm sinh. Nơi công tác (hoặc nơi thường trú). Chức danh. Trường 06/01/1974 TH&THCS GV Hoàng 29/9/1971 Trường GV TH&THCS. Trình độ Nội dung chuyên công việc môn hỗ trợ. CĐ ĐH.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hoàng Nguyễn Thị Liên. Trường 22/7/1977 TH&THCS GV Hoàng. ĐH. Trần Thị Hằng. Trường 14/4/1980 TH&THCS GV Hoàng. ĐH. Nguyễn Minh Đức. Trường 02/08/1984 TH&THCS GV Hoàng. ĐH. Trần Thị Thơm. Trường 06/03/1968 TH&THCS GV Hoàng. CĐ. Nguyễn Thị Vẻ. Trường 01/10/1967 TH&THCS GV Hoàng. CĐ. Đỗ Thị Bích Phượng. Trường 14/10/1968 TH&THCS GV Hoàng. CĐ. Lê Thị Nga Vân. Trường 15/7/1972 TH&THCS GV Hoàng. CĐ. Trường GV 28/11/1977 TH&THCS Hoàng. CĐ. Trường GV 11 Hoàng Thị Minh Huế 12/12/1974 TH&THCS Hoàng. CĐ. 12 Nguyễn Thị Nhịp. Trường GV 25/8/1980 TH&THCS Hoàng. CĐ. 13 Lê Thị Kim Anh. Trường GV 17/4/1976 TH&THCS Hoàng. CĐ. 14 Lê Thị Yến. 03/3/1974 Trường. CĐ. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10 Bùi Thị Thắm. GV.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> TH&THCS Hoàng Trường GV 12/4/1982 TH&THCS Hoàng. CĐ. Trường GV 16 Nguyễn Thị Thu Hiền 28/02/1985 TH&THCS Hoàng. CĐ. 15 Bùi Thị Huyền. 17 Hoàng Thị Tỉnh. Trường GV 13/10/1962 TH&THCS Hoàng. THHC. 18 Hoàng Thị Chuyển. Trường GV 20/12/1967 TH&THCS Hoàng. THHC. 6. Các thông tin cần được bảo mật : Không có 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Mỗi giáo viên cần nhận thức rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, cần có "tâm", cần có lòng yêu ngành, yêu nghề và yêu trẻ nhỏ. - Nhà trường và các cấp có thẩm quyền cần có sự quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất trường học khang trang. đầy đủ trang thiết bị dạy học. 8. Tài liệu kèm theo: Không có 9. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền: Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong báo cáo là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật b Nghĩa Lợi, ngày 18 tháng 02 năm 2017 Người viết báo cáo. Lê Thị Kim Anh. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

×