Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Phân tích các chi phí trong việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.35 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH CHI PHÍ TUÂN THỦ THUẾ
CỦA ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ Ở
KHU VỰC ĐBSCL
Giáo viên hướng dẫn: Sinh
viên thực hiện
TS.TRƯƠNG ĐÔNG LỘC LƯƠNG THỊ MINH THƯ
Mã số SV: 4043473
Lớp: Tài chính tín dụng K30
i
Cần Thơ - 2008
ii
LỜI CẢM TẠ

Để đạt được kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay, tôi xin chân thành cảm ơn
các Thầy Cô Khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ đã tận
tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi suốt bốn năm qua.
Đặc biệt là Thầy Tiến sĩ Trương Đông Lộc, người thầy đã hướng dẫn tôi hoàn
thành luận văn này với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt thành.
Tôi cũng gởi lời cám ơn đến các bạn tôi đã giúp đỡ, động viên tôi.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người luôn bên
cạnh động viên, hỗ trợ hết mực cả về vật chất lẫn tinh thần cho tôi.
Một lần nữa, xin mọi người hãy nhận ở tôi lời cảm ơn chân thành nhất.
Cần Thơ, Ngày …. tháng …. năm 2008
Sinh viên thực hiện
Lương Thị Minh Thư
iii
LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Ngày …. tháng …. năm 2008
Sinh viên thực hiện
Lương Thị Minh Thư
iv
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu............................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung......................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thề......................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..3
2.1. Phương pháp luận...........................................................................................3
2.1.1. Khái quát về thuế...................................................................................3
2.1.1.1. Khái niệm...................................................................................3
2.1.1.2. Phân loại thuế.............................................................................3
2.1.1.3. Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam..........................................4
2.1.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp..................................................................4
2.1.2.1. Khái niệm...................................................................................4
2.1.2.2. Phương pháp xác định thuế TNDN phải nộp...............................4
2.1.2.3. Trình tự, thủ tục khai thuế, nộp thuế TNDN đối với DN….........5
2.1.3. Thuế thu nhập cá nhân...........................................................................7
2.1.3.1. Khái niệm...................................................................................8
2.1.3.2. Thủ tục về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trong
trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp với tư cách là cơ quan chi trả thu
nhập…..................................................................................................................8

2.1.4. Thuế Giá trị gia tăng............................................................................10
2.1.4.1. Khái niệm.................................................................................10
2.1.4.2. Đối tượng chịu thuế..................................................................10
2.1.4.3. Căn cứ tính thuế........................................................................10
2.1.4.4. Trình tự, thủ tục khia thuế, nộp thuế GTGT..............................12
2.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................14
v
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................14
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu..............................................................14
Chương 3: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ
XÃ HỘI ĐBSCL..................................................................................................17
3.1. Khái quát đặc điểm địa lý.............................................................................17
3.1.1. Đặc điểm địa lý....................................................................................17
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.....................................................................19
3.1.2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số............................................19
3.1.2.2. GDP bình quân đầu người.........................................................20
3.1.2.3. Tình hình kinh tế.......................................................................21
3.2. Khái quát đặc điểm doanh nghiệp khu vực ĐBSCL......................................24
3.2.1. Loại hình doanh nghiệp........................................................................24
3.2.2. Số lượng doanh nghiệp ĐBSCL...........................................................24
Chương 4: PHÂN TÍCH CHI PHÍ TUÂN THỦ THUẾ.................................27
4.1. Phân tích chi phí thời gian tuân thủ thuế.......................................................27
4.1.1. Tổng thời gian sử dụng cho các hoạt động liên quan đến thuế..............27
4.1.2. Thời gian thu thập hóa đơn, ghi chép và lưu giữ sổ sách......................30
4.1.3. Thời gian tuân thủ thuế TNDN, TNCN và GTGT................................31
4.1.4. Thời gian khiếu nại các quyết định hành chính.....................................31
4.1.5. Ý kiến của các doanh nghiệp về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ
thuế….. ..............................................................................................................33
4.2. Phân tích chi phí tuân thủ thuế tính bằng tiền................................................35
4.2.1. Chi phí mua hoặc tư in hóa đơn GTGT................................................35

4.2.2. Chi phí thuê chuyên gia thuế bên ngoài................................................36
4.2.3. Chi phí đón tiếp cán bộ thuế làm việc trực tiếp tại đơn vị và thời gian
phục vụ cán bộ thuế thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế......................................38
4.2.4. Chi phí đón tiếp cán bộ thuế đến làm việc trực tiếp tại DN và phục vụ
cán bộ thuế đến thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế tại DN..................................38
4.2.5. Chi phí khiếu nại quyết định hành chính thuế.......................................39
4.2.6. Ý kiến của các doanh nghiệp về các khoản chi phí bằng tiền tuân thủ
thuế TNDN, TNCN và GTGT.............................................................................39
vi
4.3. Nhận xét chung của doanh nghiệp về chi phí tuân thủ thuế các các quy định
của luật thuế........................................................................................................41
4.3.1. Nhận xét chung của doanh nghiệp về chi phí thời gian tuân thủ thuế....41
4.3.2. Nhận xét chung của doanh nghiệp về chi phí bằng tiền tuân thủ thuế
Chương 5: GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ TUÂN THỦ THUẾ......................48
5.1. Đối với người nộp thuế...........................................................................48
5.2. Đối với cơ quan thuế...............................................................................48
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................49
6.1. Kết luận..................................................................................................49
6.2. Kiến nghị................................................................................................50
6.2.1. Đối với người nộp thuế...................................................................50
6.2.2. Đối với cơ quan thuế......................................................................50
vii
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Các biến độc lập và kì vọng ảnh hưởng của các biến độc lập đến chi phí
thời gian tuân thủ thuế.........................................................................................15
Bảng 2: Diện tích, dân số - mật độ dân số các tỉnh ĐBSCL năm 2006.................19
Bảng 3: GDP bình quân đầu người các tỉnh ĐBSCL 2004, 2005, 2006..............20
Bảng 4: Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động ở ĐBSCL ...........................................21
Bảng 5: Cơ cấu kinh tế các tỉnh trong vùng ĐBSCL............................................22

Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực.........................................23
Bảng 7: Tỉ lệ doanh nghiệp phân theo qui mô vốn năm 2006...............................25
Bảng 8: Tỉ lệ doanh nghiệp phân theo quy mô lao động năm 2006......................26
Bảng 9: Số giờ sử dụng cho các hoạt động liên quan đến thuế.............................28
Bảng 10: : Thời gian thu thập hóa đơn, ghi chép, lưu giữ sổ sách kế toán của doanh
nghiệp ................................................................................................................30
Bảng 11: Thời gian dành cho các hoạt động tuân thủ thuế TNDN, TNCN và
GTGT..................................................................................................................31
Bảng 12: Số ngày cho việc khiếu nại các quyết định hành chính thuế..................32
Bảng 13: Sự hài lòng với kết quả nhận được của các doanh nghiệp khiếu nại .....33
Bảng 14: Ý kiến của các doanh nghiệp khi trả lời câu hỏi “các yêu tố sau đây có
ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp không?”..............................34
Bảng 15: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được nêu ra ở bảng 15 đến nghĩa vụ
tuân thủ thuế của doanh nghiệp...........................................................................35
Bảng 16: Chi phí bằng tiền mua hoặc tự in hóa đơn GTGT.................................36
Bảng 17: Số tiền thuê chuyên gia thuế bên ngoài.................................................37
Bảng 18: Lí do thuê chuyên gia thuế bên ngoài...................................................37
Bảng 19: Chi phí đón tiếp cán bộ thuế và phục vụ cán bộ thuế đến thanh tra, kiểm
tra quyết toán thuế...............................................................................................38
Bảng 20: Chi phí khiếu nại..................................................................................39
viii
Bảng 21: Nhận định của doanh nghiệp đối với các nhận định về chi phí bằng tiền
của thuế TNDN, TNCN và GTGT.......................................................................40
Bảng 22: Ý kiến của doanh nghiệp với nhận định “chi phí thời gian là không đáng
kể để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế”...........................................................41
Bảng 23: Ý kiến của doanh nghiệp với nhận định “chi phí bằng tiền là không đáng
kể để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế”...........................................................42
Bảng 24: Nhận định của doanh nghiệp về các quy định thuế TNDN....................43
Bảng 25: Nhận định của doanh nghiệp về các quy định thuế TNCN....................44
Bảng 26: Ý kiến của các doanh nghiệp về các quy định thuế GTGT....................45

Bảng 27: Kết quả phương trình hồi quy tuyến tính các nhân tố ảnh hưởng đến chi
phí thời gian tuân thủ thuế...................................................................................46

ix
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
` Tiếng việt
DN Doanh nghiệp
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNCN Thu nhập cá nhân
GTGT Giá trị gia tăng
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
XNK Xuất nhập khẩu
NSNN Ngân sách nhà nước
KV Khu vực
GCĐ Giá cố định
Tiếng Anh
GDP Tổng thu nhập quốc dân
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước, thuế đóng một vai trò quan
trọng và chiếm tỉ trọng cao. Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc được nhà
nước quy định thành luật để mọi tổ chức kinh tế và người dân phải nộp cho nhà
nước nhắm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Nghĩa vụ đóng thuế là một nghĩa vụ quan trọng và gắn liền trực tiếp đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hơn 20 năm của quá trình
đổi mới nền kinh tế quốc dân, chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành
phần kinh tế, các doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã được thành

lập khá nhiều, đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển đất nước, vào ngân
sách Nhà nước thông qua hình thức nộp thuế. Thuế thu nhập nhập doanh nghiệp,
thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân là những loại thuế liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của hầu hết ở các doanh nghiệp và được các doanh
nghiệp chú ý quan tâm.
Vì tính chất bắt buộc và ý nghĩa quan trọng nên cần phải xem xét hiệu quả
của thuế. Hiệu quả của thuế thể hiện trên hai giác độ: hiệu quả về hành thu và hiệu
quả về kinh tế - xã hội. Dưới gốc độ hành thu, tính hiệu quả lại thể hiện ở hai mặt
là chi phí hành thu và hiệu quả số thu. Tính hiệu quả về chi phí hành thu thể hiện ở
việc tiết kiệm chi phí tổ chức quản lí thu. Tính hiệu quả về số thu thể hiện ở hiệu
suất thu cao, hạn chế tối đa các hành vi trốn thuế và tránh thuế. Dưới gốc độ kinh
tế - xã hội, tính hiệu quả của thuế cũng được thể hiện ở hai phương diện. Một là,
tiết kiệm chi phí tuân thủ của đội tượng nộp thuế. Hai là phát huy tốt vai trò điều
tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế.
Một nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
(CIEM) về chi phí thời gian thực hiện các quy định về thuế năm 2007 - đây là số
liệu có được thông qua khảo sát 360 doanh nghiệp - cho thấy mỗi năm doanh
nghiệp phải mất 1.959,2 giờ (tương đương khoảng 244,9 ngày làm việc) để thực
hiện các nghĩa vụ thuế của mình.
1
Qua khảo sát cũng cho thấy, có tới 58% doanh nghiệp cho biết cơ quan thuế
đã tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp. Trong đó có 91% thực hiện
một lần trong năm. Thời gian trung bình mỗi cuộc kiểm tra là 6 ngày. Mỗi cuộc
kiểm tra doanh nghiệp phải có khoảng 6 người tham gia để cung cấp thông tin và
tài liệu, chi phí thời gian là 100,8 giờ nhưng có đến 20% doanh nghiệp phải mất
đến 263,9 giờ cho mỗi cuộc kiểm tra.
Kết quả của cuộc khảo sát trên cho thấy doanh nghiệp đã tốn quá nhiều chi
phí cho các hoạt động thuế và đã gây nghi ngờ cho nhiều người, đặc biệt là cơ
quan thuế. Đề tài “Phân tích các chi phí trong việc tuân thủ thuế của các doanh
nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2006” nhằm xem xét lại các loại chi phí

(bao gồm cả chi phí thời gian và tiền bạc) và các nhân tố ảnh hưởng tác động đến
chi phí tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó
có phương hướng giảm bớt các chi phí không đáng có cho doanh nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích chi phí tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long..
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích lượng thời gian sử dụng dành cho công việc liên quan
đến thuế.
- Phân tích chi phí bằng tiền dành cho công việc liên quan đến thuế.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế.
- Từ mục tiêu 1,2 và 3 đề xuất các biện pháp giúp giảm bớt các chi
phí tuân thủ thuế.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian: Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Thời gian: Số liệu liên quan đến chi phí (thời gian và tiền) tuân thủ thuế
năm 2006.
- Đối tượng nghiên cứu: Các loại chi phí tuân thủ thuế Thu nhập
doanh nghiệp, thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập cá nhân.
2
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái quát về thuế.
2.1.1.1. Khái niệm
Thuế là khoản đóng góp mang tính chất bắt buộc được Nhà nước
quy định thành luật để mọi tổ chức kinh tế và người dân phải nộp cho Nhà nước
nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
2.1.1.2. Phân loại thuế

- Theo đối tượng đánh thuế.
+ Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ (thuế GTGT, TTĐB, XNK).
+ Thuế đánh vào thu nhập (thuế TNDN, TNCN).
+ Thuế đánh vào tài sản, gồm động sản và bất động sản (thuế nhà, đất).
+ Thuế đánh vào tài sản thuộc sở hữu công cộng (thuế tài nguyên).
- Theo tính chất có thuế gián thu và thuế trực thu.
+ Thuế gián thu là loại thuế gián tiếp thu vào người tiêu dùng thông qua
hoạt động của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Ưu điểm của loại thuế
này là không tạo ra cảm giác chịu thuế cho người chịu thuế (thuế GTGT, TTĐB,
XNK).
+ Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp vào thu nhập người chịu thuế, hay
nói cách khác người nộp thuế và người chịu thuế là một, người nộp thuế không thể
chuyển thuế cho người khác được.
- Thuế đối vật và thuế đối nhân.
+ Thuế đối vật là loại thuế nhắm trước hết vào đối tượng tính thuế, không
liên quan đến hoàn cảnh kinh tế, xã hội người chịu thuế.
+ Thuế đối nhân căn cứ vào đối tượng tính thuế nhưng trước hết nó chú
trọng đến các yếu tố nhân đạo để có mức thuế phù hợp với từng nhóm người. Các
yếu tố này là: thu nhập, số người phụ thuộc… Mục đích của thuế đối nhân là góp
phần thực hiện công bằng xã hội, hướng phát triển kinh tế của đất nước vào con
người, chăm lo phúc lợi vật chất và tinh thần con người.
3
2.1.1.3. Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam.
- Thuế giá trị gia tăng.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế xuất, nhập khẩu.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế tài nguyên.
- Thuế môn bài.

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Thuế nhà, đất.
2.1.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.1.2.1. Khái niệm
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào phần thu
nhập sau khi trừ các khoản chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ.
2.1.2.2. Phương pháp xác định thuế TNDN phải nộp
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x thuế suất thuế TNDN
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - chi phí hợp lí, hợp lệ + Thu nhập khác
- Doanh thu: Doanh thu để tính thu nhập thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa,
tiền cung ứng dịch vụ mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu đượ
tiền hay chưa thu được tiền (thông thường doanh thu được xác định là giá trị hàng
hóa, dịch vụ chưa có thuế GTGT được thể hiện trên hóa đơn GTGT doanh nghiệp
cung cấp cho khách hàng)
4
- Chi phí hợp lí: Các khoản chi phí của doanh nghiệp có liên quan trực tiếp
đến việc tạo ra hàng hóa, sản phẩm hay cung ứng dịch vụ trong kì (các khoản chi
phí này chỉ được coi là hợp lí khi có đầy đủ hóa đơn chứng từ và nằm trong định
mức quy định) như: chi phí vật tư, các khoản chi trả cho người lao động, chi phí
dịch vụ mua ngoài, chi phí quảng cáo, tiếp thị, khấu hao tài sản cố định...
- Các khoản thu nhập chịu thuế khác là các khoản thu nhập phát sinh từ các
hoạt động không phải là hoạt động chính của doanh nghiệp như thu nhập từ hoạt
động chuyển nhượng, thanh lí tài sản; thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất,
chuyển quyền thuê đất, thu nhập từ hoạt động liên quan đến quyền sở hữu công
nghiệp, quyền tác giả…
- Thuế suất thuế TNDN: Thuế suất phổ thông là 28%. Ngoài ra, có các mức
thuế suất ưu đãi 10%, 15% và 20% áp dụng đối với các trường hợp đầu tư vào
những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư (theo quy định của pháp

luật).
2.1.2.3. Trình tự, thủ tục thực hiện khai thuế, nộp thuế TNDN
đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tự khai thuế TNDN và tự tính, tự nộp số thuế phải nộp vào
NSNN. Năm 2006, thực hiện trình tự, thủ tục khai thuế, nộp thuế TNDN đối với
nhóm doanh nghiệp tự khai - tự nộp và không tự khai - tự nộp.
* Đối với nhóm doanh nghiệp tự khai - tự nộp.
- Số lần khai theo luật:
Đối với thuế TNDN thì trong năm sẽ thực hiện 4 lần kê khai Bản xác định
số thuế TNDN tạm nộp theo quý và 1 lần kê khai tờ khai tự quyết toán thuế
TNDN.
- Hình thức mẫu tờ khai thuế TNDN tạm nộp theo quý và tờ khai tự quyết
toán thuế TNDN.
Thông thường, doanh nghiệp tạo một tờ khai giống như mẫu cung cấp trong
các thông tư ban hành mẫu tờ khai để khai, in ra giấy.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể vào trang web của Tổng Cục Thuế để lấy về
phần mềm hỗ trợ kê khai mã vạch về máy vi tính của mình, kê khai và in ra giấy
như bình thường.
5
Một số Cục thuế in sẵn các mẫu tờ khai và cung cấp miễn phí cho các
doanh nghiệp kê khai, tuy nhiên đây chưa phải là cách thức thống nhất trên toàn
quốc mà chỉ thực hiện ở một số Cục thuế.
Dù bằng hình thức nào thì tờ khai cũng phải được đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp ký, đóng dấu cuối tờ khai thì mới được coi là hợp lệ.
+ Tờ khai thuế TNDN tạm nộp quý.
Cách tính thuế TNDN phải nộp tạm tính theo quý.
Hình thức nộp tờ khai (có 2 hình thức tùy doanh nghiệp lựa chọn).
- DN nộp tờ khai qua bưu điện, khi đó ngày nộp tờ khai được xác định là
ngày bưu điện đóng dấu gởi đi.
- Hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế quản lí trực tiếp (bộ phận tiếp nhận tại

Cục thuế hoặc Chi Cục thuế). Nếu nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, ngày nộp tờ khai
là ngày cơ quan thuế nhận được tờ khai.
Nơi nộp thuế (có 2 cách tùy DN lựa chọn).
- Chuyển khoản qua ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp mở tài
khoản tiền gửi; tại đó, viết Giấy nộp tiền chuyển khoản.
- Hoặc có thể nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước quận,
huyện, thành phố - nơi doanh nghiệp đóng trụ sở hoặc sản xuất kinh doanh.
+ Khai quyết toán thuế TNDN năm.
- Kì tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Kì tính thuế TNDN là năm dương lịch – bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào
ngày 31/12 cùng năm. (Trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế là năm tài
chính khác với năm dương lịch thì việc tính thuế được thực hiện theo năm tài
chính).
- Kết cấu của tờ khai:
Số thuế
TNDN tạm
nộp quí
Tỷ lệ TNCT
trên doanh thu
(còn gọi là tỉ
lệ tạm nộp)
Doanh thu
của quý
Thuế suất thuế
TNDN
Số thuế TNDN
dự kiến miễm
giảm trong quý
x
=

x
-
6
Ngoài tờ khai chính còn có 14 phụ lục kèm theo tờ khai, là bộ phận không
tách rời của tờ khai. Nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp nào thì kê khai phụ lục
ấy, không có thì không phải kê khai. Có nhiều dự án đầu tư được hưởng nhiều
mức ưu đãi thì kê khai nhiều phụ lục. Nhìn chung, nếu có kê khai phụ lục thì
doanh nghiệp thường kê khai 1-2 phụ lục.
- Thời gian nộp thuế TNDN.
Cùng với thời hạn khai quyết toán thuế; chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày
kết thúc năm tài chính đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh ổn định.
* DN thuộc cơ chế quản lí thông thường.
Đối với thuế TNDN thì trong năm sẽ thực hiện 1 lần kê khai số thuế TNDN
tạm nộp trong năm và 1 lần kê khai thuế TNDN năm. Nếu trong năm có sự biến
động lớn về sản xuất kinh doanh thì có thể kê khai điều chỉnh vào giữa năm.
+ Khai tạm tính, tạm nộp trong năm.
Tờ khai thuế TNDN tạm nộp năm cơ bản dựa trên chỉ tiêu trên bản báo cáo
tài chính của năm trước liền kề và dự kiến năm nay của DN. Sau đó tính ra tổng số
thuế tạm nộp cả năm và chia đều cho 4 quý.
- Thời gian nộp tờ khai thuế TNDN tạm nộp trong năm.
Nộp tờ khai chậm nhất là ngày 25 tháng 1 hàng năm.
- Thời gian nộp thuế TNDN tạm nộp trong năm.
Chậm nhất không quá ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
+ Khai quyết toán thuế TNDN năm.
Tương tự như đối với nhóm doanh nghiệp tự khai - tự nộp, không có gì
khác cả về mẫu tờ khai, thời hạn nộp tờ khai.
7
2.1.3. Thuế thu nhập cá nhân
2.1.3.1. Khái niệm
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào

thu nhập của từng cá nhân có thu nhập cao, bao gồm: tiền lương, tiền công và các
khoản thu nhập khác.
- Đối tượng chịu thuế: là các khoản thu nhập thường xuyên và thu nhập
không thường xuyên.
2.1.3.2. Thủ tục về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trong
trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp với tư cách là cơ quan chi trả
thu nhập thực hiện các thủ tục sau:
* Đăng kí mã số thuế.
Doanh nghiệp tổng hợp tờ khai đăng kí của từng cá nhân và nộp cho cơ
quan thuế quản lí để làm thủ tục cấp mã số thuế cho từng cá nhân.
* Kê khai
- Đối với khoản thu nhập của lao động làm công an lương: doanh nghiệp có
trách nhiệm khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với khoản chi trả
thu nhập cho cá nhân thuộc sự quản lí của cơ quan chi trả thu nhập; cá nhân có kí
hợp đồng lao động ổn định (không xác định thời hạn) và các trường hợp kí hợp
đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động thời vụ. Lập bảng tổng hợp
kê khai nộp thuế thu nhập gửi cho cơ quan thuế.
- Đối với thu nhập khi chi trả cho cá nhân vãng lai khoản thu nhập từ
500.000 đồng/lần trở lên, doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá
nhân tạm tính theo mức 10% trên số thu nhập khi chi trả cho cá nhân, đồng thời
cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân để làm căn cứ khai, tổng hợp quyết toán
cuối năm. Hàng tháng có phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tạm tính,
doanh nghiệp lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân khấu trừ 10%.
- Doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế và cấp biên lai thuế khi chi trả cho
người có thu nhập. Cơ quan thuế cấp biên lai thuế thu nhập cho cá nhân có nhu
cầu cấp biên lai và cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cho cá nhân để xác định số
tiền thuế thu nhập mà cơ quan chi trả đã thực hiện khấu trừ. Cơ quan chi trả thu
nhập làm đơn gửi cơ quan thuế đề nghị cấp biên lai thuế, chứng từ hàng tháng với
8
cơ quan thuế vào ngày 20 của tháng sau hoặc vào ngày 20 của tháng đầu quý sau

nếu trong quý chỉ sử dụng hết 1 quyển biên lai, chứng từ theo mẫu quy định.
* Quyết toán thuế.
- Trên cơ sở giấy ủy quyền quyết toán thuế thua nhập cá nhân, doanh
nghiệp tổng hợp quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo tờ khai quyết toán thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao và lập bảng quyết toán chi tiết số thuế thu
nhập cá nhân người lao động và nộp cho cơ quan thuế.
- Trên cơ sở tờ khai quyết toán thuế, doanh nghiệp phải nộp số thuế còn
thiếu vào ngân sách nhà nước:
+ Trường hợp số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì được bù trừ vào
số thuế phải nộp của kỳ sau.
+ Trường hợp không phát sinh số thuế phải nộp kỳ sau, doanh nghiệp cấp
biên lai xác nhận số thuế đã khấu trừ trong năm cho các cá nhân có số thuế nộp
thừa để từng cá nhân kê khai thuế năm nộp cho cơ quan thuế, thực hiện thoái trả
tiền thuế theo quy định.
* Quy định về kê khai, nộp thuế thu nhập đới với người có thu nhập cao từ
01/07/2007:
Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện kê khai, tạm nộp thuế hàng tháng. doanh
nghiệp lập tờ khai thuế TNCN khấu trừ tại nguồn theo tháng hoặc theo quý.
+ Theo quý: nếu tổng số thuế phát sinh hàng tháng dưới năm triệu đồng thì
có quyền khai tạm nộp theo quý. Việc kê khai theo quý được xác định hàng năm
và căn cứ vào tổng số thuế phát sinh của tháng đầu tiên trong năm.
+ Theo tháng: nếu tổng số thuế phát sinh hàng tháng trên năm triệu đồng
thực hiện kê khai theo tháng.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế:
+ Đối với kê khai theo tháng: chậm nhất là ngày 20 và nộp thuế vào NSNN
chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh thu nhập.
+ Đối với kê khai tạm nộp theo quý thì nộp thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và
nộp thuế chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo của quý phát sinh nghĩa vụ
thuế.
9

- Thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế năm và nộp bổ sung số thuế còn
thiếu vào NSNN: chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch
(hoặc năm tài chính).
* Quyền lợi của cơ quan chi trả thu nhập.
Cơ quan chi trả được hưởng khoản tiền thù lao tính trên số tiền thuế thu
nhập đã khấu trừ trước khi nộp vào NSNN để dùng vào mục đích trang trải các chi
phí cho việc tổ chức thu nộp thuế và khen thưởng cho cá nhân có thành tích trong
việc tổ chức thu nộp theo tỷ lệ như sau:
- 0,5% (năm phần ngàn) đối với số thuế thu được từ thu nhập thường
xuyên.
- 1% (một phần trăm) đối với số thuế thu được từ khoản thu nhập không
thường xuyên.
Từ 01/07/2007, cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thu nhập
để nộp thuế TNCN thay cho người lao động không được trích tỷ lệ % trên số thuế
khấu trừ nữa mà được coi như là trách nhiệm của người nộp thuế.
2.1.4. Thuế GTGT
2.1.4.1. Khái niệm
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản
giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu
thông đến tiêu dùng. Khoản thuế này do đối tượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế GTGT được nhiều nước trên thế giới áp dụng và thường gọi tắt theo
tiếng Anh là VAT (Value added tax), theo tiếng Pháp là TVA (Taxe Sur La Valeur
ajouteé).
2.1.4.2. Đối tượng chịu thuế: hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.
2.1.4.3. Căn cứ tính thuế: giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT .
- Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT của hàng hóa, dịch vu do
doanh nghiệp bán ra hoặc cung ứng cho các đối tượng khác.
- Thuế suất thuế GTGT: Hiện hành ở 3 mức thuế suất: 0%,5% và 10%.
* Tính thuế GTGT phải nộp.

10
Có hai phương pháp tính thuế GTGT: (1) phương pháp khấu trừ, (2)
phương pháptính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
1. Doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ
Thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Giá có thuế (giá thanh toán)
Giá tính thuế =
1 + Thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó
Doanh nghiệp không được kê khai để khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với
trường hợp hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như không
ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được ghi giá thanh toán là giá đã có thuế
GTGT), không ghi hoặc ghi sai tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán, người mua;
hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn giả, hóa đơn khống, hóa đơn ghi giá trị cao hơn giá trị
thực tế của hàng hóa, dịch vụ.
Hóa đơn mà doanh nghiệp sử dụng khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là
do cơ quan thuế cung cấp hoặc doanh nghiệp tự in và được cơ quan thuế chấp
nhận bằng văn bản.
2. Doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
Thuế GTGT
đầu ra
x
Giá tính thuế
của hàng hóa,
dịch vụ
=
Thuế suất của
hàng hóa, dịch
vụ đó
Số thuế GTGT

phải nộp
=
Giá trị gia tăng
của hàng hóa
dịch vụ chịu
thuế
x
Thuế suất thuế
GTGT của hàng
hóa dịch vụ đó
Giá trị gia
tăng của hàng
hóa dịch vụ
chịu thuế
=
Giá thanh toán
của hàng hóa
dịch vụ bán ra
x
Giá thanh toán
của hàng hóa
dịch vụ mua
vào tương ứng
11
2.1.4.4. Trình tự, thủ tục thực hiện khai thuế, nộp thuế GTGT.
* Lập hồ sơ khai thuế
Hàng tháng doanh nghiệp phải tự xác định nghĩa vụ thuế của mình, tập hợp
các hóa đơn, chứng từ để xác định số thuế phải nộp, lập tờ khai thuế GTGT theo
mẫu quy định, lập bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định,
gửi hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lí. Nộp các giải trình, khai bổ

sung, điều chỉnh, bảng phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào hàng
tháng.
Nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai do cơ quan thuế cấp
phát miễn phí thì sau khi hoàn thành bảng kê doanh nghiệp tiến hành nhập số liệu
vào tờ khai đã có sẵn trong phần mềm. Trong trường hợp, doanh nghiệp cần có
giải trình, phân bổ hoặc điều chỉnh liên quan đến tờ khai thuế GTGT của các tháng
trước đó thì sẽ làm trên các mẫu đã có sẵn trong phần mềm hỗ trợ kê khai.
* Thời hạn nộp tờ khai thuế
- Trước ngày 01/07/2007: Không quá 10 ngày của tháng tiếp sau tháng phát
sinh nghĩa vụ thuế. Riêng đối với các doanh nghiệp áp dụng cơ chế tự khai tự nộp
thì thời hạn nộp tờ khai của tháng không quá ngày 25 của tháng tiếp sau tháng phát
sinh nghĩa vụ thuế.
- Từ 01/07/2007: Luật quản lí thuế quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế :
chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế,
nếu nộp chậm tờ khai thuế sẽ bị xử phạt vì hành vi nộp chậm.
* Thời hạn nộp thuế:
- Trước ngày 01/07/2007: Hàng tháng doanh nghiệp phải nộp thuế vào
NSNN chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp sau tháng phát sinh nghĩa vụ
thuế. Riêng đối với doanh nghiệp áp dụng thí điểm cơ chế tự tính tự khai, tự nộp
thuế: không quá ngày 25 của tháng tiếp sau tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
* Quyết toán thuế.
12
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thực
hiện kê khai thuế GTGT hàng tháng, nếu có sai sót, nhầm lẫn thì khai bổ sung vào
tờ khai thuế GTGT của tháng phát hiện sai sót, nhầm lẫn; không có quyết toán
thuế năm (theo Thông tư 127/2004/TT-BTC). Khi cơ quan thuế công bố quyết
định thanh tra, kiểm tra thì doanh nghiệp không được khai bổ sung, điều chỉnh
nữa.
- Trong trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế GTGT; vừa sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế

GTGT nhưng không theo dõi riêng được hoặc hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng
đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế
GTGT thì số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số thuế GTGT được phân bổ theo tỷ lệ
(%) doanh thu bán, dịch vụ chịu thuế trên tổng doanh thu của tháng. Kết thúc năm,
doanh nghiệp tính phân bổ lại và điều chỉnh vào bảng giải trình.
Theo luật Quản lí thuế có hiệu lực từ 1/7/20007, việc kê khai
điều chỉnh sai sót, nhầm lẫn của người nộp thuế (khai tờ khai bổ sung và nộp cho
cơ quan thuế) được thực hiện vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào
thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo.
* Hoàn thuế GTGT.
- Hoàn thuế cho doanh nghiệp trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân
biệt theo quý của năm dương lịch cũng như niên độ kế toán) có số thuế đầu vào
chưa được khấu trừ hết.
- Doanh nghiệp trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế
GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ
từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng.
- Hoàn thuế cho doanh nghiệp đầu tư mới đã đăng kí kinh doanh, đăng kí
nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào
hoạt động, chưa phát sinh thuế đầu ra.
- Hoàn thuế cho doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ thuế có dự án đầu tư của cơ sở sản xuất đang trong giai đoạn đầu tư, chưa
đi vào hoạt động, chưa đăng kí kinh doanh, đăng lí nộp thuế.
13
- Doanh nghiệp quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể,
phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước có
thuế GTGT nộp thừa, số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
* Hồ sơ hoàn thuế GTGT.
Doanh nghiệp phải lập hồ sơ hoàn thuế GTGT gồm: Công
văn đề nghị hoàn thuế GTGT nên nêu rõ lí do hoàn thuế, số thuế đề nghị hoàn,
thời gian hoàn; Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào

được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra đề
nghị hoàn lại; Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra trong kì liên quan đến
việc xác định thuế GTGT đầu vào, đầu ra.
* Hình thức nộp tờ khai: Tương tự như thuế TNDN.
* Nơi nộp thuế: tương tự như thuế TNDN.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Thu thập từ sách, báo, tạp chí và từ mạng internet.
- Số liệu sơ cấp:
* Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi.
* Cỡ mẫu: 130 doanh nghiệp
* Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1 và 2 sử dụng phương pháp thống kê mô tả. Thống
kê là khoa học về thu thập, tổ chức, phân tích và lý giải các số liệu. Để phân tích
và lý giải các số liệu thu thập được người ta dùng nhiều phương pháp và công cụ
khác nhau nhằm biến dữ liệu thô thành các thông tin có ích phục vụ cho việc ra
quyết định. Hai khái niệm cơ bản của thống kê là tổng thể (Population) và mẫu
(Sample). Tổng thể là tất cả, còn mẫu là một phần. Tổng thể là tập hợp tất cả các
phần tử mà ta nghiên cứu và muốn có kết luận về chúng. Mẫu là tập hợp một số
phần tử được chọn từ tổng thể, trên đó số liệu được thu thập.
Mục tiêu 3 sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến
tính.
Phương trình hồi quy có dạng:
14
Y (X) = b
o
+ b
1
X

1
+ b
2
X
2
+ ………. + b
k
X
k
Trong đó, Y (biến phụ thuộc): Chi phí thời gian cho việc tuân thủ thuế của
đối tượng nộp thuế ở khu vực ĐBSCL.
Xi (i = 1,2,3,…k) là biến độc lập
b
o
là hệ số tự do, cho biết giá trị trung bình của biến
phụ thuộc Y thay đổi như thế nào khi Xi = 0.
b
1
,b
2
, …, b
k
là hệ số tương quan cho biết giá trị trung bình của biến phụ
thuộc sẽ thay đổi như thế nào khi giá trị của biến độc lập X tăng hay giảm 1 đơn vị
với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Các biến độc lập được sử dụng trong mô hình hồi quy tuyến tính và ảnh
hưởng kì vọng của các biến độc lập đến chi phí thời gian tuân thủ thuế trình bày
qua bảng 1.
Bảng 1: Các biến độc lập và kì vọng ảnh hưởng của các biến độc lập đến chi
phí thời gian tuân thủ thuế

Biến Định nghĩa Kì vọng
X
1
Loại hình doanh nghiệp
X1=1 nếu là doanh nghiệp Nhà nước
X1=0 nếu là loại hình doanh nghiệp
khác
-
X
2
Tổng số lao động trong doanh nghiệp +
X
3
Chi phí phục vụ cán bộ thuế thanh tra,
kiểm tra quyết toán thuế tại doanh nghiệp
-
15

×