Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.58 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TÀI LIỆU MÔN HÓA HỌC 8 Chuyên đề 1 CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ. Họ tên người sử dụng : …………………………………………………………………………………….. Chuyên đề 1 : Chất - nguyên tử - phân tử I. Kiến thức cần nắm :.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Chất – vật thể - hỗn hợp : - Vật thể : Vật thể do một hay nhiều chất tạo nên, chia thành hai dạng: + Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên, ví dụ: không khí, nước, cây mía, … + Vật thể nhân tạo do con người tạo ra, ví dụ: quyển vở, quyển SGK, cái ấm, cái xe đạp … - Chất là một dạng của vật thể, chất tạo nên vật thể. Ở đâu có vật thể là ở đó có chất. + Chất nguyên chất = Chất tinh khiết là chất không lẫn các chất khác, có tính chất vật lí và hoá học nhất định. - Hỗn hợp là tập hợp gồm hai hay nhiều chất trộn vào nhau, có tính chất thay đổi ( phụ thuộc vào thành phần của hỗn hợp). - Để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp, ta có thể dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của chúng; + Tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp = pp vật lý thông thường : lọc, đun, chiết, nam châm … Ví dụ : Muốn thu được muối ăn tinh khiết từ dung dịch muối ăn thì ta đun sôi hỗn hợp này,ở 100 0C nước bay hơi hết,còn lại muối ăn. 2. Nguyên tử, cấu tạo nguyên tử, nguyên tử khối, nguyên tố hóa học : a) Nguyên tử : - Định nghĩa : Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. - Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử luôn được bảo toàn, không bị chia nhỏ ra. b) Cấu tạo nguyên tử : - Nguyên tử như một quả cầu cực kì nhỏ bé, có đường kính khoảng 10-8 cm. 3V 4 r 3 V .r 3 4 ; 3 Bán kính nguyên tử được tính như sau : Với V : thể tích nguyên tử ( cm, m…..). r : bán kính nguyên tử ( cm, m…..). - Nguyên tử được cấu tạo bằng 3 loại hạt : proton, nơtron, electron. Loại hạt. Kí hiệu. Điện tích. Nhân Proton. p. +1. mp ≈1 đvC; mp ≈ 1,6726.10-27kg. Nơtron. n. 0. mn ≈ 1 đvC; mn ≈ 1,6748.10-27kg. Electron. e. -1. Vỏ. Khối lượng. Quan hệ giữa các loại hạt Số p = số e. me ≈ 0,000549 đvC; me ≈9,11.10-31kg. - Khối lượng nguyên tử được tính bằng tổng khối lượng của 3 loại hạt nhưng vì khối lượng của electron rất nhỏ so với proton và notron ( khối lượng hạt nhân ) nên có thể coi khối lượng của nguyên tử bằng khối lượng của proton và nơtron. c) Nguyên tử khối : - Nguyên tử khối cho biết độ nặng nhẹ khác nhau giữa các nguyên tử và đại lượng đặc trưng cho mỗi nguyên tố. - Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon ( đvC ); ( 1đvC = 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon ). - Cách tính nguyên tử khối : Nguyên tử khối là con số so sánh khối lượng của nguyên tử với 1/12 khối Khèi l îng cña nguyªn tö A tÝnh b»ng gam NTK cña A = Khèi l îng cña 1®vC tÝnh ra gam lượng nguyên tử cacbon NTK cña oxi =. 2,5668.10 23 g 16 0,16605.10 23 g. Ví dụ : d) Nguyên tố hóa học : là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. 3. Đơn chất, hợp chất, phân tử : a) Đơn chất, hợp chất : Chất Do một hay nhiều nguyên tố hóa học cấu tạo nên. Đơn chất Là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ : K, Na, S, Cl2….. Kim loại : K, Na, Cu, Fe…. - Kim loại là những chất dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và có ánh kim khi đánh bóng bề mặt. - Ở điều kiện thường, kim loại ở trạng thái rắn ( trừ thủy ngân là chất lỏng ).. Phi kim : Cl2, H2, C, S, Si….. - Phi kim là những chất không có ánh kim, không dẫn điện, dẫn nhiệt ( trừ cacbon ). - Ở điều kiện thường tồn tại ở trạng thái rắn ( C, S, I2..), trạng thái lỏng ( Br2… ), trạng thái khí ( O2, Cl2….). Hợp chất Là những chất tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ : H2O, HCl…. Hợp chất vô cơ Cacbonđioxit ( CO2), canxicacbonat (CaCO3 ), axit clohidric (HCl) ……. Hợp chất hữu cơ Axit axetic (CH3COOH) , glucozo ( C6H12O6), rượu etylic (C2H5OH)……. b) Phân tử : là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. - Phân tử khối :là khối lượng tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử cộng lại. Ví dụ : phân tử khối của H2O = 2.1 + 16 = 18đvC; phân tử khối của H2SO4 = 2.1 + 32 + 16.4 = 64đvC. 4. Công thức hóa học, hóa trị : a) Công thức hóa học : gồm kí hiệu hóa học ( đơn chất ), hay hai, ba chất ( hợp chất ) và chỉ số ở chân mỗi kí hiệu. Ví dụ : kí hiệu hóa học của các kim loại đồng, sắt, kẽm lần lượt là : Cu, Fe, Zn; các phân tử khí nito, oxi, ozon là : N2, O2, O3. b) Hóa trị : Hóa trị của nguyên tố ( hay nhóm nguyên tử ) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử ( hay nhóm nguyên tử ), được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị. * Cách xác định hóa trị : - Hóa trị của nguyên tố H bằng I, oxi là II. - Quy tắc : Tích chỉ số với hóa trị này bằng tích chỉ số với hóa trị của nguyên tố kia. Cho công thức hóa học : AxBy : x.a=y.b.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> x b b, = = ' a a ( với a,, b’ là những số tối giản hơn a, b ). Chuyển thành tỉ lệ : y Ví dụ 1 : Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Silic có hóa trị IV và oxi hóa trị II Viết công thức dưới dạng chung là : SixOy. x II 1 = = IV 2 Theo quy tắc hóa trị : x . IV = y . II chuyển thành tỉ lệ : y Vậy công thức hóa học cần tìm là : SiO2. Ví dụ 2 : Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi K hóa trị I, nhóm ( SO4 ) hóa trị II. Viết công thức dưới dạng chung là : Kx(SO4)y x I 1 = = II 2 Theo quy tắc hóa trị : x . I = y . II chuyển thành tỉ lệ : y Vậy công thức hóa học cần tìm là K2SO4. * Một số chú ý : Bài ca hóa trị Kali (K) , iot (I) , hiđro (H) Natri (Na) với bạc (Ag), clo (Cl) một loài là hóa trị I hỡi ai Học đi cho kĩ khỏi hoài phân vân Magie (Mg) , chì (Pb) , kẽm (Zn), thủy ngân(Hg) Oxi (O) , đồng (Cu) đấy cũng gần bari (Ba) Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca Hóa trị II nhớ có gì khó khăn! Bác nhôm (Al) hóa trị III lần In sâu vào trí khi cần có ngay Cacbon (C) , silic (Si) này đây hóa trị II, IV chẳng ngày nào quên Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền II, III lên xuống nhớ liền nhau thôi Nitơ (N) rắc rối nhất đời I , II , III , IV khi thời lên V Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm Xuống II lên VI khi nằm thứ IV Phot pho (P) nói đến không dư Hễ ai hỏi đến thì ừ rằng V Bạn ơi cố gắng học chăm Bài ca hóa trị suốt đời không quên!!!.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> BẢNG MỘT SỐ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC , NHÓM NGUYÊN TỬ. Số proton = số thứ tự trong BTH 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 24 25 26 29 30 35 47 56 80 82 Hóa trị của nhóm nguyên tử. Tên nguyên tố ( tên nhóm ) Hiđro Heli Liti Beri Bo Cacbon Nitơ Oxi Flo Neon Natri Magie Nhôm Silic Photpho Lưu huỳnh Clo Agon Kali Canxi Crom Mangan Sắt Đồng Kẽm Brom Bạc Bari Thủy ngân ( lỏng ) Chì Hiđroxit Nitrat Sunfat Cacbonat Photphat. Kí hiệu hóa học H He Li Be B C N O F Ne Na Mg Al Si P S Cl Ar K Ca Cr Mn Fe Cu Zn Br Ag Ba Hg Pb OH NO3 SO4 CO3 PO4. Nguyên tử khối, phân tử khối 1 4 7 9 11 12 14 16 19 20 23 24 27 28 31 32 35,5 40 39 40 52 55 56 64 65 80 108 137 201 207 17 62 96 60 95. Hóa trị I I II III IV, II III, II, IV… II I I II III IV III, V II, IV. VI I,…. I II II, III… II, IV, VII… II, III I, II II I… I II I, II II, IV I I II II III. II. Bài tập : 1. Bài tập tự luận : Câu 1 : Hãy kể hai vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo. Vì sao nói : “Ở đâu có vật thể là ở đó có chất”? Câu 2 : Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất: a) Cơ thể người có 63 % - 68 % là nước. b) Than chì là chất dùng làm bút chì. c) Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo. d) Trong quả chanh có nước, axit xitric ( có vị chua ) và một số chất khác. e) Thuốc đầu qua diêm có trộn một ít lưu huỳnh. Câu 3 : Trong đoạn viết sau đây, em hãy cho biết từ nào và cụm từ nào chỉ vật thể, từ và cụm từ nào chỉ chất : Hôm qua em theo mẹ đi chợ để mua hàng. Trong chợ có rất nhiều gian hàng, có gian hàng bán dụng cụ gia đình như : chảo nhôm, nồi inox, lọ thủy tinh cắm hoa, bát, đĩa sứ, đũa tre,đũa gỗ, quầy thực phẩm có thịt bò, thịt lợn, giò chả, các thứ hàng khô có bột ngọt ( mì chính ), muối, miến, bánh đa…..và còn nhiều gian hàng nữa..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 4 : Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -1960C, oxi lỏng sôi ở -1830C. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí. Câu 5 : a) Có một can nhựa đựng dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để lấy được dầu hỏa. b) Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng riêng biệt một trong những chất sau : bột sắt, bột than, lưu huỳnh. Hãy dựa vào tính chất vật lí đặc trưng của mỗi chất để nhận biết các chất sau đựng trong mỗi lọ. c) Trộn 3 chất ở câu b) lại với nhau làm thế nào để tách riêng bột sắt. Câu 6 : a) Có một hỗn hợp gồm khí 2 khí là khí oxi và khí cacbonic ( CO2 ), bằng cách nào có thể tách được khí oxi ? b) Để tách chất có những phương pháp phổ biến sau : bay hơi, chưng cất, lọc. Hãy chọn phương pháp phù hợp để : - Tách bụi có trong không khí. - Tách rượu nguyên chất từ rượu loãng. - Tách nước cất từ nước thường. Câu 7 : a) Vì sao nói không khí và nước chanh là những hỗn hợp?Có thể thay đổi độ chua của nước chanh bằng những cách nào ? b) Người ta trộn rất cẩn thận bột sắt với bột lưu huỳnh rất mịn, thu được một loại bột màu đen. Có thể xem là hỗn hợp được không? Câu 8 : Trong các chất dưới đây chất nào là chất tinh khiết, chất nào là hỗn hợp : Xăng, nitơ, muối ăn, không khí, hơi nước, nước tự nhiên, đường, sữa. Giải thích. Câu 9 : Hãy so sánh: a) Nguyên tử nitơ nặng ( hay nhẹ hơn ) hơn nguyên tử cacbon bao nhiêu lần ? b) Nguyên tử natri nặng ( hay nhẹ hơn ) hơn nguyên tử canxi bao nhiêu lần ? c) Nguyên tử sắt nặng ( hay nhẹ hơn ) hơn nguyên tử đồng bao nhiêu lần ? Câu 10 : Trong số các kim loại, nguyên tử của kim loại nào nặng nhất, nguyên tử nào nhẹ nhất ( chỉ so sánh trong bảng 1 trang 42 sgk ). Câu 11 : Nguyên tử khối của nguyên tử cacbon bằng ¾ nguyên tử khối của nguyên tử oxi, nguyên tử khối của nguyên tử oxi bằng ½ nguyên tử khối của nguyên tử lưu huỳnh. Tính nguyên tử khối của oxi và lưu huỳnh biết nguyên tử khối của cacbon là 12. Câu 12 : a) Ý nghĩa các kí hiệu sau : 3O, 3O2, 2H, H2O, NaCl? b) Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt ý sau : - Ba nguyên tử cacbon - Hai nguyên tử đồng - Hai nguyên tử nitơ - Năm phân tử oxi - 3 phân tử ozôn. c) Cho biết các chất sau đây : - Nước do nguyên tố hiđro và oxi cấu tạo nên - Khí ozon do nguyên tố oxi tạo nên - Đá vôi là nguyên tố cacbon, oxi và can xi tạo nên - Axit sunfuric do nguyên tố hiđro, lưu huỳnh và oxi tạo nên * Nguyên tố oxi tồn tại ở dạng đơn chất trong những chất nào ? * Nguyên tố oxi tồn tại ở dạng hợp chất trong những chất nào ? Câu13 : Hãy điền những từ và cụm từ thích hợp vào các câu sau : a) Không khí là một……………………………, trong đó có các………….như:………………..và các ………….như……………….. và ……………nước ở trạng thái…….. b) Trong quá trình quang hợp của cây xanh, cây xanh đã hấp thụ một lượng………….như khí…………..và giải phóng một lượng………………như khí………….. Câu 14 : Viết công thức hóa học của : - Các đơn chất : clo, oxi, nitơ, canxi, sắt..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Hợp chất : canxi oxit ( vôi sống ) biết phân tử gồm 1 nguyên tử canxi và 1 nguyên tử oxi; canxi hiđroxit ( vôi tôi ) biết phân tử gồm 1 nguyên tử canxi và 2 nhóm hiđroxit; Natri clorua biết phân tử gồm một nguyên tử natri và một nguyên tử clo, kali sunfat biết phân tử gồm 2 nguyên tử kali và 1 nhóm sunfat. Câu 15 : Viết công thức hóa học và tính khối lượng phân tử của các hợp chất sau : a) Axit sunfuric, biết trong phân tử có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O. b) Axit nitric, biết trong phân tử có 1 nguyên tử H, 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử O. c) Saccarozơ, biết trong phân tử có 12 nguyên tử C, 22 nguyên tử H và 11 nguyên tử O d) Rượu etylic, biết phân tử có 2 nguyên tử C, 6 nguyên tử H và 1 nguyên tử O. Câu 16 : Viết sơ đồ công thức hóa học của các chất sau : PH3, H2S, SO2, SO3. CÁC DẠNG TOÁN : Dạng 1 : Tính khối lượng của nguyên tử Câu 1 : Biết nguyên tử cacbon gồm : 6 proton, 6 notron, 6 electron. a) Hãy tính khối lượng của toàn nguyên tử b) Tính tỉ lệ khối lượng của electron đối với khối lượng của toàn nguyên tử. Câu 2 : Nguyên tử sắt gồm 26 proton, 30 nơtron, 26 electron a) Tính khối lượng electron có trong 1 kg sắt. b) Tính khối lượng của sắt chứa 1 kg electron. Câu 3 : Nguyên tử cacbon có khối lượng bằng 1,9926.10-23 gam. Biết nguyên tử khối của Na là 23, nguyên tử khối của cacbon là 12. Xác định khối lượng của nguyên tử Natri. Câu 4 : Tính khối lượng của nguyên tử oxi bằng đơn vị gam? Câu 5 : Hợp chất Ba(NO3)a có phân tử khối là 261, bari có nguyên tử khối là 137 và hóa trị II. Xác định hóa trị của nhóm NO3. Câu 6 : Một oxit có công thức Mn2Ox có phân tử khối là 222 đvC. Xác định hóa trị của Mn trong hợp chất trên . Dạng 2 : Tìm số proton, số nơtron, electron trong một nguyên tử Đối với nguyên tử có Z 82 thì : Số đơn vị điện tích hạt nhân =số p =số e =số hiệu nguyên tử =số thứ tự của nguyên tố trong BTH S N S 1 P 1,52 => 3,52 P 3 (Với S = 2P + N) Công thức tính số khối : Số khối : A = P + N Câu 1 : Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt p, n, e bằng 34. Xác định tên nguyên tố đó biết số hạt n nhiều hơn số hạt p là 1. Câu 2 : Nguyên tử Y có tổng số hạt là 82. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22. Xác định A và kí hiệu Y. Câu 3 : Nguyên tử của nguyên tố hóa học T có tổng số hạt p, n, e là 180. Trong đó tổng số hạt mang điện gấp 1,432 lần số hạt không mang điện. Xác định X. Câu 4 : Tìm tên các nguyên tố sau : a) Một nguyên tử X có tổng số các loại hạt là 18. b) Tổng số hạt cơ bản ( p, n, e ) trong một nguyên tử là 13. Tìm nguyên tố đó. c) Một nguyên tử Y có tổng số hạt cơ bản ( p, n, e ) bằng 58 và số khối nhỏ hơn 40. Dạng 3 : Lập công thức phân tử của một chất dựa vào hóa trị , tính hóa trị của các nguyên tử Câu 1 : a) Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau, biết Cl hóa trị I : ZnCl2, CuCl, AlCl3, AgCl, HCl, MgCl2. b) Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các trường hợp sau đây : KH, H2S, CH4, FeO, Ag2O, SiO2. Câu 2 : a) Lập công thức hóa học của những hợp chất hai nguyên tố sau : P ( III ) và H; C ( IV ) và S ( II ); Fe ( III ) và O. b) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau : Na ( I ) và (OH) ( I ) ; Cu ( II ) và ( SO4) ( II ); Ca ( II ) và ( NO3 ) ( I ). Câu 3 :.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> a) Biết công thức hóa học K2SO4, trong đó K có hóa trị I, nhóm ( SO 4 ) hóa trị II. Hãy chỉ ra công thức hóa học trên là phù hợp theo quy tắc hóa trị. b) Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeSO4. Câu 4 : a) Lập công thức hóa học của các hợp chất chứa oxi của các nguyên tố sau đây : Fe ( III ); Na ( I ), N ( III ); S ( VI ), S ( IV ), N ( IV ), P ( V ), Al ( III ) b) Lập công thức hóa học của các hợp chất chứa clo của các nguyên tố sau đây : Fe ( II ), Fe ( III ), Cu ( I ), Cu ( II ), C ( IV ), Pb ( II ), Ag ( I ). Câu 5 : Xác định hóa trị của các nguyên tố chứa trong các hợp chất được biểu diễn bằng công thức sau : ZnS, Cu2S, Al2S3, SnS, P2S5, biết lưu huỳnh có hóa trị II trong các hợp chất trên. Câu 6 : a) Một nguyên tử clo, một nguyên tử lưu huỳnh, một gốc sunfat, một gốc cacbonat, một gốc photphat lần lượt liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hiđro? b) Dựa vào hóa trị các nguyên tố, hãy cho biết công thức hóa học nào là đúng, nào là sai : AlS, Al 2O3, CO3, MgCl. HCl2, H2SO4, FeSO4, Fe(SO4)3, CaO, S2O3, N2O3, N5O2, SO2.Hãy sửa lại cho đúng. Dạng 4 : Viết sơ đồ electron cấu tạo của một nguyên tử : Chú ý : Khi một nguyên tử cho đi hoặc nhận thêm electron thì sẽ trở thành ion dương hoặc âm nhưng điện tích hạt nhân không thay đổi. Câu 1 : Một nguyên tử X có số proton là 13. Hãy viết sơ đồ electron của X và ion X3+. Câu 2 : Ion A2- có 18 electron. Hãy viết sơ đồ electron của nguyên tử A. Câu 3 : Nguyên tử Y có điện tích hạt nhân là 17. Hãy viết sơ đồ electron của ion Y-. 2. Bài tập trắc nghiệm : Câu 1: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên A. electron, proton và nơtron B. electron và nơtron C. proton và nơtron D. electron và proton Câu 2 : Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử: A. Có cùng số khối A B. Có cùng số proton C. Có cùng số nơtron D. Có cùng số proton và số nơtron Câu 3 : Theo hóa trị của sắt trong hợp chất có công thức hóa học là Fe2O3, hãy chọn công thức hóa học đúng trong các hợp chất dưới đây : A. FeSO4 B. Fe2(SO4)3 C. Fe2SO4 D. Fe3(SO4)2 Câu 4 : Khối lượng tính theo đơn vị Cacbon của axit sunfuric ( H2SO4 ) và axit photphoric ( H3PO4 ) là : A. 98 và 98 B. 97 và 98 C. 96 và 97 D. 97 và 97 Câu 5 : Biết Crom có hóa trị III, hãy chọn công thức hóa học đúng trong số các công thức cho sau đây : A. CrSO4 B. Cr(SO4)2 C. Cr2(SO4)3 D. Cr3(SO4)2 Câu 6 : Dãy chất nào sau đây là đơn chất : A. N2, Cl2, CO2, NO, CrO, H2 B. O2, O3, N2O5, Cl2, H2O C. H2, Cl2, O3, Cr, Fe, Ba D. Cl2, H2, O2, NO, N2O Câu 7 : Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây? A. Ca B. Na C. K D. Cu E. Fe Câu 8 : Vật thể tự nhiên là : A. Xe đạp B. Cái bàn C. Mặt trời D. Cái bút Câu 9 : Vật thể nhân tạo là A. Cây chanh B. Sao hoả C. Quyển vở D. Cây mía Câu 10 : Tính chất của chất là A. Tính chất vật lí B. tính chất hoá học C. cả A, B D.Tính chất khác Câu 11 : Muốn biết được tính chất của chất ta phải A. Quan sát B. Dùng dụng cụ đo C. Làm thí nghiệm D. Có thể cả A,B,C Câu 12 : Chất tinh khiết là A. Gồm một chất duy nhất B. Gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau C. Gồm 2 chất trộn lẫn vào nhau D. Đáp án khác.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Câu 13 : Hỗn hợp là A. Gồm một chất duy nhất B. Gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau C. Gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau D. Đáp án khác Câu 14 : Muốn tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp cát và muối ta phải sử dụng phương pháp A.Lọc B. Chiết C. Làm bay hơi D. Chưng cất Câu 15 : Nguyên tử là : A. Hạt vô cùng nhỏ không trung hoà về điện B. Hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện C. Nguyên tử có kích thước rất lớn D. Hạt rất lớn và trung hoà về điện Câu 16: Thành phần cấu tạo của nguyên tử là? A. Proton và electron; B. Nơtron và electron; C. Nơtron và proton; D. Proton, electron và nơtron. Câu 17 : Trong nguyên tử thì số hạt A. n = p B. p= e C. p+ e = n D. n < e Câu 18 : Loại hạt mang điện trong nguyên tử là A. n,p B. e, n C. p D. p, e Câu 19 : Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc? A. Bột đá vôi và muối ăn. B. Bột than và bột sắt. C. Đường và muối. D. Giấm và rượu. Câu 20 : Phương pháp dùng để tách dầu ăn ra khỏi nước. A. Phương pháp lọc B. Phương pháp chưng cất. C. Phương pháp chiết. D. Để yên cho muối lắng xuống rồi gạn nước đi. Câu 21 : Rượu etylic sôi ở 78,3 0C, nước sôi ở 100 0C. Muốn tách rượu ra khỏi hỗn hợp với nước có thể dùng cách nào trong số các cách cho dưới đây: A. Lọc. B. Bay hơi. 0 C. Chưng cất ở nhiệt độ khoảng 80 C. D. Không tách được Câu 22 : Dựa vào tính chất nào mà ta khẳng định chất lỏng là tinh khiết? A. Không màu, không mùi. B. Không tan trong nước. C. Lọc được qua giấy lọc. D. Có nhiệt độ sôi nhất định. Câu 23 : Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích âm? A. Electron; B. Proton ; C. Nơtron ; D. Electron và notron. Câu 24 : Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào? A. Gam; B. Kilogam; C. Đơn vị cacbon (đvc); D. Cả 3 đơn vị trên. Câu 25 : Nếu tổng số proton, nơtron,electron trong một nguyên tử là 28 và số hạt không mang điện chỉ xấp xỉ 35% thì số electron của nguyên tử là: A. 7 B. 8 C. 9 D. 10 3. Bài tập nâng cao : Câu 1 : Tổng số hạt p, n, e trong hai nguyên tử kim loại A, B là 142, trong đó tổng số hạt amng điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12. XÁc định hai kim loại A, B. Câu 2 : Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 155 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Tìm số khối của nguyên tử. Câu 3 : Nguyên tử Y có tổng số các loại hạt là 36. Số hạt không mang điện bằng nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích âm. Xác định thành phần cấu tạo của Y. Câu 4 : Hợp chất A có công thức MX 2, trong đó M chiếm 46,67% theo khối lượng. Trong hạt nhân của M có n – p = 4; của X có n’ = p’, trong đó n, n’, p, p’ là số nơtron và số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58. Xác định n, n’, p, p’. Câu 5 : Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Tìm M. Lưu ý : Ion dương Mx+ có : x = p – e ( nghĩa là số e < số p ) Câu 6 : Phân tử MX2 có tổng số hạt (p, n ,e ) là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của nguyên tử X lớn hơn số khối của M là 11. Tổng số hạt (p, n, e) trong nguyên.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> tử X nhiều hơn trong nguyên tử M là 16. Xác định các nguyên tố M,X,viết công thức phân tử của hợp chất trên. Câu 7 : Trong hợp chất AB3 tổng số hạt trong phân tử là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số khối của B nhiều hơn A là 8 và số hạt cơ bản của A ít hơn trong B là 13.Xác định công thức phân tử của AB3. Câu 8 : Một hợp chất Z có 3 nguyên tố Na, S, O có phân tử khối là 142 đvC. Tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố là : mNa : mS : mO = 23 : 16 : 32.lập công thức phân tử của hợp chất Z. Câu 9 : Biết một hợp chất của nguyên tố A hóa trị II với nguyên tố oxi, trong đó nguyên tố oxi chiếm 20% về khối lượng. hãy xác định tên nguyên tố A. Câu 10 : Một hợp chất có thành phần gồm hai nguyên tố là Fe và O. Trong phân tử của hợp chất, nguyên tử Fe chiếm 70% theo khối lượng. Tìm công thức phân tử. Câu 11 : Một hợp chất X chỉ chứa C, và H; trong đó mC : mH = 4 : 1. Biết phân tử khối của X là 30 đvC. Tìm công thức phân tử. Câu 12 : Hai nguyên tử M liên kết với 3 nguyên tử O tạo phân tử oxit. Trong phân tử đó, oxi chiếm 30% về khối lượng. Tìm nguyên tử M và viết lại công thức hóa học. Hết..
<span class='text_page_counter'>(11)</span>