Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Ho hang cua be

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.84 KB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TUẦN 10. Thứ Thời điểm Đón trẻ Chơi Thể dục sáng. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TUẦN Chủ đề nhánh 4: Họ hàng của bé Từ ngày 07/11/2016 đến ngày 11/11/2016 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 07/11/201 08/11/201 09/11/20 10/11/201 6 6 16 6. Thứ 6 11/11/20 16. - Cô đón bé vào lớp, chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ - Cô cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài sân. - Cô tập trung trẻ ngoài sân để tập thể dục buổi sáng, bài “Cả nhà thương nhau”. - Cô cho trẻ đi rửa chân, rửa tay vào lớp chuẩn bị tiết học - Đọc tiêu chuẩn bé ngoan, trò chuyện về “Họ hàng của bé”, - Điểm danh. Hoạt PTTCKNX PTTC PTNT PTTM PTTM H Bật xa 50 cm Tìm hiểu về Tạo hình: Đồ Biểu diễn động học “Những – Ném trúng họ hàng của dùng trong văn nghệ người yêu đích nằm bé gia đình thương bé” ngang Chơi 1/Quan sát: Họ hàng nhà nội, Họ hàng nhà ngoại, quan sát ngoài thời tiết trong ngày, quan sát cây ở góc thiên nhiên trời - Khám phá: Làm sinh tố - Lao động: Chăm sóc cải ngọt của lớp, nhặt lá vàng rơi 2/Trò chơi: “Keng”, “Nhảy lò cò”, Chơi các đồ chơi ngoài trời. Chơi, - Góc học tập: ghép hình, so hình, nối số, đọc chữ cái, chơi hoạt góc mở “Bé nào giỏi” xem sách hình, tô màu chủ đề gia đình động ở - Góc nghệ thuật: Tạo hình chủ đề gia đình, hát múa, kể các góc chuyện chủ đề gia đình - Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà của bé - Góc phân vai: Bác sĩ - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh - Góc vận động: Ném lon TCDG: Lựa đậu Chơi, 1/TTKT: 1/ Ôn KT 1/ TCDG: 1/ TCVĐ : 1/ Một số hoạt Tạo hình cũ: chữ số “Keng” « Nhảy bao món ăn động đồ dùng từ 1 đến 6 2/ Chơi : bố » 2/ Lao theo ý trong gia 2/ TTKT: khu PTVĐ 2/ TCDG : động thích đình Tìm hiểu và khu « Bịt mắt đơn 2/ TCVĐ: về họ hàng TCDG bắt dê » giản: Lau “Ném lon” của bé bàn ghế, tủ kệ của lớp Nêu Cả lớp hát một bài. gương Đọc TCBN.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trả trẻ. Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. Khuyến khích những cháu chưa ngoan. Cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay rửa mặt sạch sẽ, vệ sinh đầu tóc gọn gàng. Cô cho trẻ xếp hàng, hát bài “Đi học về”, trả trẻ cho phụ huynh và dặn dò.. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÀNG NGÀY Thứ hai, ngày 07/11/2016 ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH. - Cô đón bé vào lớp, chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ - Cô cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài sân. - Cô cho trẻ đi rửa chân, rửa tay vào lớp chuẩn bị tiết học - Điểm danh. TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN -. Đi học đều, đúng giờ, có mang khăn tay. Giờ học chú ý, giơ tay phát biểu to. Giờ vui chơi không la ồn, không dành đồ chơi với bạn Biết chào cô, chào khách, bỏ rác đúng nơi qui định.. THỂ DỤC BUỔI SÁNG:. Cô cho c/c tập theo bài hát “Cả nhà thương nhau” với các động tác: - Tay vai 1: Tay đưa lên cao, ra trước, ra sau TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi + Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay đưa lên cao (“Ba thương con”) + Nhịp 2: Hai tay đưa ra trước (“vì con giống mẹ”) + Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía sau (“Mẹ thương con”) + Nhịp 4: Về TTCB (“vì con giống ba”) + Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (“Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười”) - Lưng bụng 2: Đứng quay thân sang bên 90°. TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi + Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay chống hông (“Ba thương con”) + Nhịp 2: Quay người sang phải 90° (“vì con giống mẹ”) + Nhịp 3: Như nhịp 1 (“Mẹ thương con”) + Nhịp 4: Về TTCB (“vì con giống ba”) + Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (“Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười”) - Chân 4: Đưa từng chân ra trước (cẳng chân vuông góc với đùi) TTCB: Đứng khép chân, hai tay chống hông + Nhịp 1: Bước chân phải ra trước, cẳng chân vuông góc với đùi (“Ba thương con”).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Nhịp 2: Về TTCB (“vì con giống mẹ”) + Nhịp 3: Như nhịp 1 (“Mẹ thương con”) + Nhịp 4: Về TTCB (“vì con giống ba”) + Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự (“Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười”) - Bật 2: Bật tách khép chân TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi + Nhịp 1: Bật tách hai chân sang hai bên, tay dang ngang (“Ba thương con”) + Nhịp 2: Về TTCB (“vì con giống mẹ”) + Nhịp 3: Đổi chân (“Mẹ thương con”) + Nhịp 4: Về TTCB (“vì con giống ba”) + Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (“Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười”). TRÒ CHUYỆN: - Cô và trẻ cùng nhau trò chuyện về chủ đề “Họ hàng của bé” - Nhắc trẻ đi uống nước, đi vệ sinh chuẩn bị tiết học. HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TCKNXH “NHỮNG NGƯỜI YÊU THƯƠNG BÉ” *********. I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: a. Kiến thức: - Trẻ biết mối quan hệ của các thành viên trong gia đình như cha, mẹ, anh chị em. Trẻ biết được công việc của những người trong gia đình và công ơn của cha, mẹ - Biết được gia đình có từ 1->2 con là gia đình nhỏ (gia đình ít con), gia đình có từ 3 con trở lên là gia đình lớn (gia đình đông con) b. Kỹ năng: Trẻ có kỹ năng nói được một số thông tin quan trọng về gia đình mình. c. Thái độ: trẻ biết quan tâm đến những người thân trong gia đình của mình II. CHUẨN BỊ: - Tranh vẽ về gia đình gắn ở xung quanh lớp cho c/c xem - Dặn trẻ mang ảnh chụp của gia đình vào - 1 số ĐD trong gia đình, chữ số từ 1 -> 7 - Các ngôi nhà có dán số lượng các thành viên trong gia đình gia đình 1.2 con, gia đình có 3 con, loa, rối, gấu III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ a/.Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu - Cô mở nhạc, cầm rối đi vào vừa đi vừa cùng c/c hát bài “Cả nhà thương nhau”. Khi - C/c cùng hát với bạn Li Li hát xong cô cùng trò chuyện vời c/c: + Chào các bạn, các bạn có biết mình là ai không nào? - Bạn Li Li + Các bạn vừa hát bài gì vậy? - Cả nhà thương nhau + Bài hát ấy nói lên điều gì? - Tình cảm của những.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Đúng rồi, các bạn biết không mỗi chúng ta đều có 1 gia đình, mình cũng có 1 gia đình, các bạn củng có 1 gia đình. Hôm nay, Li Li và các bạn sẽ giới thiệu về gia đình cô và các bạn cùng làm quen nha! b/.Hoạt động 2: “Những người yêu thương bé” - Mình sẽ giới thiệu về gia đình mình trước nha! gia đình Li Li có: cha, mẹ và Li Li. Cha Li Li là nông dân, mẹ Li Li thì ở nhà làm nội trợ chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Các bạn biết không mình rất thương cha mẹ mình vì cha mẹ đi làm về còn mua quà cho mình, chơi với mình và dạy mình học nữa, mẹ thường đi chợ, mua đồ ăn ngon về nấu cơm cho gia đình. - Cho nên khi đi học về mình tự làm, tự thay quần áo, ăn cơm tự đúc, tự đánh răng…để cha mẹ mình có thời gian nghỉ ngơi đó các bạn. - Ngoài giờ đi làm , đi học, ngày nghỉ cha mẹ còn chở mình đi chơi các trò chơi ở nhà thiếu nhi, gia đình mình sống rất là vui vẻ. - Các bạn ơi! mình đã giới thiệu gia đình của mình rồi!Bây giờ đến lượt các bạn giới thiệu về gia đình của các bạn cho Li Li nghe đi nào! - Cô cho c/c mang hình gắn lên bảng và chỉ vào hình giới thiệu từng thành viên trong gia đình của cháu trong ảnh, cô yêu cầu c/c được tên, nghề nghiệp, sở thích ngày sinh nhật của các thành viên trong gia đìnhvà tình cảm của c/c với gia đình. - Khi c/c kể về gia đình xong, cô để lại trên bảng: 3 ảnh gia đình của cháu, sau đó cô hỏi: + Trong gia đình của ba bạn, GĐ của bạn nào có số con ít nhất? + GĐ của bạn nào có số con nhiều nhất? + GĐ ít con (TCTV) là GĐ có từ mấy con? + GĐ ít con còn gọi là GĐ gì? + GĐ đông con (TCTV) là GĐ có từ mấy con? + Thế con có từ nào để gọi GĐ đông con không? + Vậy GĐ bạn có bao nhiêu người?. người trong gia đình. - A ! thích quá - C/c lắng nghe Li Li nói - C/c giới thiệu về gia đình của mình cho cô và bạn nghe. - Trẻ trả lời. -. Từ 1 -> 2 con GĐ nhỏ Từ 3 con trở lên GĐ lớn. Có 3 người … C/c chọn số đặt vào. - Đều có cha mẹ, anh chị ……. - GĐ đông con ba mẹ làm việc vất vả hơn, vì ba mẹ phải đi kiếm tiền nuôi các con.....

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Cô mời bạn chọn số tương ứng đặt vào cho cô xem nào? + Con vừa nghe bạn kể về gia đình của các bạn, vậy con có nhận xét gì giữa gia đình con và gia đình bạn nào? + Vậy cô đố con GĐ đông con và GĐ ít con, GĐ nào cha mẹ phải làm việc vất vả hơn? Tại sao? + Theo con , con sẽ làm gì để tỏ lòmg yêu thương cha mẹ & GDTT: - GĐ ít con hay GĐ đông con thì mọi người trong GĐ đều phải làm việc, nhưng GĐ đông con ba mẹ làm việc vất vả hơn để kiếm tiền nuôi c/c nên ít có thời gian chăm sóc , dạy dỗ c/c, c/c ăn uống không được đầy đủ, không có thời gian dẫn c/c đi chơi. - Còn GĐ ít con ba mẹ có thời gian chở c/c đi chơi, chăm sóc c/c chu đáo hơn …. Vì vậy c/c phải biết yêu thương ba mẹ, biết làm những công việc vừa sức giúp đỡ ba mẹ. - Còn đối với anh chị em trong GĐ c/c phải yêu thương, nhường nhịn, giúp đỡ nhau để ba mẹ được vui lòng. - Các con ơi! Khi các con biết yêu thương, chia sẻ, nhường nhịn và giúp đỡ anh chị em, người thân và mọi người xung quanh chính là biết thực hiện theo lời Bác dạy, như vậy mới xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ, các con rõ chưa? c/.Hoạt động 3: * Trò chơi “Thi xem ai nhanh”: Cô cho c/c đọc động ca dao “ Công cha như núi Thái Sơn …”, cô cho c/c chia làm 2 đội bạn trai và bạn gái - Luật chơi: Trẻ phải gắn đúng bức tranh theo cô yêu cầu, nếu gắn sai sẽ không được tính. - Cách chơi: Mỗi đội 5 bạn, trẻ sẽ bật qua vòng thể dục rồi lên gắn tranh, một đội gắn tranh hành động đúng và một đội gắn tranh hành động sai sau đó về chạm tay bạn kế tiếp. Khi nhạc kết thúc, đội nào được nhiều tranh nhất là đội chiến thắng. * Trãi nghiệm: Cô cho trẻ về nhóm thực hiện các yêu cầu sau:. - C/c nói lên cảm nghĩ của nình. Dạ rõ - C/c đọc câu ca dao chuyển đội hình và lần lượt tham gia trò chơi cho đến hết giờ - Trẻ tham gia chơi cùng cô.. Trẻ cùng trải nghiệm. - C/c lên cắm hoa.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Nhóm 1: Trang trí khung ảnh gia đình - Nhóm 2: Dọn bàn tiệc - Nhóm 3: Vẽ những người bé yêu Cô cho c/c thực hiện đến hết giờ Nhận xét - cắm hoa. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát tranh họ hàng nhà nội Trò chơi: “Keng”. I/.Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, vai vế của người thân bên nội và biết cách chơi trò chơi: “Keng” - Kỹ năng: Luyện kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định. - Thái độ: Trẻ tích cực tham gia trò chơi với các bạn và chú ý quan sát II/.Chuẩn bị: - Sân sạch đẹp bằng phẳng - Tranh họ hàng nhà nội III/.Tiến hành: 1/.Quan sát: Tranh họ hàng nhà nội Cô cho trẻ xem tranh, cô chỉ từng người và hỏi: - Đây là ai? (ông nội, bà nội, cô, cậu, dượng,…) - Ông nội, bà nội là ai? - Cô là ai? - Cậu là ai? - Dượng là ai? Cô tóm ý lại: - Ông nội, bà nội: là ba mẹ của ba, ông bà đã già tóc bạc, da nhăn, không còn răng,... - Cô, cậu, dượng: là chị, em gái, em trai, anh trai của ba, trẻ nói đặc điểm của từng người 3/. Trò chơi “Keng”: - Luật chơi: Khi bạn gần bắt được thì phải nói keng - Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn, cô gọi 1 lần 8 bạn lên chơi, trong đó 1 bạn là người bắt, khi nghe hiệu lệnh của cô thì các bạn phải chạy trong vòng tròn và bạn bắt sẽ chạy đi bắt, khi bạn gần bắt được mình thì phải nói keng (chén, bát, đũa, muỗng, dĩa, nồi,….) nếu không nói được thì sẽ bị chuyển thành người bắt lại.. HOẠT ĐỘNG GÓC: CHỦ ĐỀ NHÁNH: “HỌ HÀNG CỦA BÉ”. 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết chơi các góc chơi tự nguyện, hứng thú. - Chơi không dành đồ chơi với bạn. - Không la ồn, biết dọn dẹp đồ chơi đúng nơi qui định. 2. CHUẨN BỊ: - Góc học tập: Sách tranh, tranh ghép hình, so hình, tranh rỗng cho trẻ tô màu,...chủ đề gia đình - Góc phân vai: đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sĩ - Góc xây dựng: Ngôi nhà, gạch, cây xanh, hàng rào, hoa..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Góc nghệ thuật: giấy A4 cho trẻ vẽ, đất nặn cho trẻ nặn đồ dùng trong gia đình, trống lắc, xúc sắc, phách tre cho trẻ múa hát. - Góc thiên nhiên: cây xanh, bình tưới nước. - Góc vận động: gáo dừa, lon, bowling, đậu, dây thung, ... 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Giới thiệu: Đã đến giờ vui chơi, cô mời c/c đến các góc chơi tham gia chơi cùng các bạn, c/c có thích không? - Cả lớp hát bài: “Cháu yêu bà” - Tuần này c/c chơi theo chủ đề gì? Nhánh gì? (Chủ đề: Gia đình, Nhánh 4: Họ hàng của bé). - Cô nhắc trẻ về các góc chơi: có 6 góc chơi, đó là các góc: Nghệ thuật, phân vai, học tập, thiên nhiên, xây dựng và góc vận động - Cô giới thiệu cách chơi ở từng góc cho trẻ biết. - Trẻ đọc bài thơ “Thương ông” về các góc chơi. - Cô bao quát lớp. * Góc phân vai: Bác sĩ, nấu ăn * Góc xây dựng: Nhà của bé * Góc nghệ thuật: - Tạo hình đồ dùng trong gia đình, vẽ người thân của bé - Múa hát, kể chuyện, đọc thơ chủ đề gia đình * Góc học tập: - Xem tranh ảnh về chủ đề gia đình - Chơi ghép tranh, so hình, nối hình, nối số chủ đề gia đình - Tô màu người thân của bé * Góc thiên nhiên: Cho c/c chăm sóc góc thiên nhiên của lớp * Góc vận động: Ném lon Trò chơi dân gian: Lựa đậu - Kết thúc: Cô nhận xét góc chơi và cho trẻ lên cắm hoa. - Hết giờ: cô và trẻ cùng thu dọn đồ chơi.. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. TTKT: TẠO HÌNH “MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH” TRÒ CHƠI: “NÉM LON” I/ Mục đích yêu cầu: a/ Kiến thức:Trẻ biết vẽ, nặn, xé dán một số đồ dùng trong gia đình và biết cách chơi trò chơi “Ném lon” b/ Kỹ năng: Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình cơ bản để tạo ra một số đồ dùng trong gia đình và luyện phát triển cơ tay, cơ chân cho trẻ thông qua trò chơi. c/ Thái độ: Trẻ tích cực tạo ra sản phẩm và biết đoàn kết khi chơi II/ Chuẩn bị: - Giấy, bút màu, đất nặn, bảng, giấy màu đủ cho trẻ dùng - Lon và bóng III/Tổ chức hoạt động: 1/ TTKT: Tạo hình “Một số đồ dùng trong gia đình” Cô và trẻ cùng hát bài “Cháu yêu bà” sau đó cùng trò chuyện: - Các con vừa hát bài hát nói về ai? - Vây các con có muốn đến thăm nhà bà cùng với cô không?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Bây giờ chúng ta sẽ đem gì tặng bà đây? - Vậy hôm nay, cô và các con cungfnhau tạo hình một số đồ dùng trong gia đình để tặng cho bà được không? - Xem mẫu và trò chuyện. Nêu ý tưởng - Trẻ thực hành 2/ Trò chơi vận động: “Ném lon” - Luật chơi: Bạn nào ném trúng và làm ngã nhiều lon nhất là ngoài chiến thắng - Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội bằng nhau, cho lần lượt 2 trẻ của 2 đội lên ném, bạn nào ném trúng và ngã nhiều lon nhất là người chiến thắng và được cô và các bạn khen. - Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ. NÊU GƯƠNG. Cả lớp hát một bài. Đọc TCBN: - Đi học đều, đúng giờ, có mang khăn tay. - Giờ học chú ý, giơ tay phát biểu to. - Giờ vui chơi không la ồn, không dành đồ chơi với bạn - Biết chào cô, chào khách, bỏ rác đúng nơi qui định. Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. Khuyến khích những cháu chưa ngoan. Vệ sinh đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị ra về. 1/ ƯU ĐIỂM:. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY. ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... .... 2/ HẠN CHẾ:. ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ..... Thứ ba, ngày 08/11/2016 ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN THỂ DỤC BUỔI SÁNG:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> TRÒ CHUYỆN: HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG. HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Vận động: “BẬT XA 50 CM – NÉM TRÚNG ĐÍCH NẰM NGANG” ************* 1/ YÊU CẦU: - Kiến thức: Trẻ biết bật xa 50 cm và ném trúng đích nằm ngang - Kỹ năng: Luyện kỹ năng bật và ném trúng đích cho trẻ - Giáo dục: Trẻ hứng thú trong giờ học, tích cực tham gia các hoạt động 2/ CHUẨN BỊ: - Sân bãi sạch sẽ, 2 vạch kẻ cách nhau 50cm, 2 túi cát và 2 vòng thể dục - Một số đồ dùng trong gia đình, trống lắc, nhạc chủ đề gia đình,... 3/ CÁCH TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu Cô cùng c/c hát bài “Cả nhà thương nhau” , khi c/c hát - C/c cùng hát với cô xong cô cùng trò chuyện với c/c: - Các con vừa hát bài hát nói về gì? - Cả nhà thương nhau - Các con ơi! ở Việt Nam của chúng ta có một ngày gọi là ngày gia đình Việt Nam, các con có biết là ngày mấy không? - Dạ ngày 22/06 - Đúng rồi! Đó là ngày 22/06. Để hưởng ứng ngày gia đình Việt Nam, hôm nay lớp Lá 1, có tổ chức hội thi “Bé khỏe măng non”, các con có muốn đến thử tài không? - Dạ muốn - Bây giờ chúng ta sẽ đi bằng gì? - Trẻ trả lời - Theo cô chúng ta nên đi bộ để tiết kiệm năng lượng và để thực hiện theo lời Bác dặn, sống phải biết tiết kiệm, bên cạnh đó đi bộ còn giúp đôi chân chúng ta thêm khỏe mạnh nữa! Vậy các con cùng đi với cô nhé! - Dạ Hoạt động 2: Trọng động &Bé khởi động cùng cô : Cô cho các cháu tập hợp đội hình hàng dọc, chuyển thành đội hình vòng tròn đi các kiểu chân khác nhau sau - Trẻ khởi động cùng với cô đó đứng lại làm động tác hô hấp “Thổi bóng ”.(2 – 3 lần). Sau đó cho cháu trở lại đợi hình 3 hàng ngang theo tổ, chuẩn bị tập BTPTC. &Bé hãy tập cùng cô: *Bài tập phát triển chung: Cô cho c/c tập theo bài hát “Cả nhà thương - C/c tập theo cô từng động tác theo nhịp bài hát. nhau” với các động tác: - Tay vai 1: Tay đưa lên cao, ra trước, ra sau TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi + Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay đưa lên cao (“Ba thương con”).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Nhịp 2: Hai tay đưa ra trước (“vì con giống mẹ”) + Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía sau (“Mẹ thương con”) + Nhịp 4: Về TTCB (“vì con giống ba”) + Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (“Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười”) - Lưng bụng 2: Đứng quay thân sang bên 90°. TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi + Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay chống hông (“Ba thương con”) + Nhịp 2: Quay người sang phải 90° (“vì con giống mẹ”) + Nhịp 3: Như nhịp 1 (“Mẹ thương con”) + Nhịp 4: Về TTCB (“vì con giống ba”) + Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (“Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười”) - Chân 4: Đưa từng chân ra trước (cẳng chân vuông góc với đùi) TTCB: Đứng khép chân, hai tay chống hông + Nhịp 1: Bước chân phải ra trước, cẳng chân vuông góc với đùi (“Ba thương con”) + Nhịp 2: Về TTCB (“vì con giống mẹ”) + Nhịp 3: Như nhịp 1 (“Mẹ thương con”) + Nhịp 4: Về TTCB (“vì con giống ba”) + Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự (“Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười”) - Bật 2: Bật tách khép chân TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi + Nhịp 1: Bật tách hai chân sang hai bên, tay dang ngang (“Ba thương con”) + Nhịp 2: Về TTCB (“vì con giống mẹ”) + Nhịp 3: Đổi chân (“Mẹ thương con”) + Nhịp 4: Về TTCB (“vì con giống ba”) + Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (“Cả nhà ta cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười”) *Nào bé hãy tập cùng cô: - Cô cho trẻ hát bài “Cháu yêu bà” về đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau: - Các con nhìn xem cô có gì đây?. - C/c hát về đứng 2 hàng ngang - Dạ vạch kẻ, túi cát và vòng thể dục - Trẻ phát biểu và lên làm thử.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Với vạch kẻ, túi cát và vòng thể dục này, chúng ta chơi được gì? - Dạ - Cô thấy các bạn có rất nhiều ý tưởng hay, vậy chúng ta sẽ thống nhất với nhau chơi: “Bật xa 50 cm và ném trúng đích nằm ngang” nhé! - C/c xem cô làm mẫu và giải - C/c muốn tập chính xác bài tập c/c xem cô làm mẫu thích trước nha! - Cô làm mẫu cho c/c xem lần 1 - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: + TTCB: Trẻ đứng tự nhiên hai tay thả xuôi, mũi bàn chân sát mép vạch, không chạm vạch. + Cách thực hiện: Kẻ hai vạch kẻ song song ở dưới đất, cách nhau 50cm. Khi có hiệu lệnh của cô trẻ bật xa qua vạch kẻ. Tạo đà nhảy: hai tay đưa ra phía trước, lăng nhẹ xuống dưới, ra sau, đồng thời gối hơi khuỵu, người hơi cúi về phía trước, nhún hai chân, bật qua vạch đối diện, tay hất đưa ra trước, khi chạm đất gối hơi khuỵu, khi bật không được chạm vạch và giữ được thăng bằng không bị ngã. + TTCB: Trẻ đứng chân trước chân sau, tay cùng phía chân sau cầm túi cát (bóng) + Cách thực hiện: Có thể dùng rổ, xô, hộp, chậu,... có đường kính 40cm đặt dưới đất hoặc cũng có thể dùng phấn màu vẽ 1 vòng tròn 40cm ở dưới đất làm đích. Kẻ 1 đường cách xa đích 1,4 – 1,6m làm vạch giới hạn cho trẻ đứng ném. Trẻ đứng chân trước chân sau, cầm bóng (túi cát) đưa cao ngang tầm mắt, nhằm đích và ném vào đích.. - Cô làm mẫu lần 3 kết hợp sử dụng tín hiệu - Cô cho 1 vài cháu lên làm mẫu cho bạn xem Phần thi thứ I: “Cá nhân trổ tài” - Cô cho c/c thực hiện , cô theo dõi và sữa sai cho c/c, cô cho c/c thực hiện vài lần Phần thi thứ II: “Thử sức đồng đội” (Cô cho trẻ thực hiện lần hai) - Luật chơi: Nếu làm sai hoặc bật chạm vào vạch, sẽ quay lại làm từ đầu. - Cách chơi: Cô cho 2 đội thi đua với nhau, 2 đội sẽ đứng thành hai hàng dọc, khi có hiệu lệnh của cô, hai đội lần lượt “Bật xa 50 cm – ném trúng đích nằm ngang”, sau đó lên lấy về cho đội của mình một đồ dùng trong gia đình. Bạn làm xong chạy về chạm tay bạn. Cứ như vậy cho đến hết giờ, đội nào được nhiều đồ dùng trong gia đình nhất là đội chiến thắng. Cô cho c/c chơi đến hết giờ Phần thi thứ III: Về đích Trò chơi: “Về đúng nhà” - Luật chơi: Trẻ phải về đúng ngôi nhà có số lượng chấm tròn bằng chữ số trong thẻ của mình - Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một thẻ chữ số, trẻ vừa đi vừa hát, khi cô hô trời mưa, trẻ phải về đúng. - C/c lên làm mẫu cho bạn xem. - C/c lần lượt lên thực hiện bài tập. - C/c cùng chơi trò chơi cùng với cô.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> nhà có số lượng chấm tròn bằng với chữ số trong thẻ của mình, nếu về sai sẽ bị phạt. Tổng kết cuộc thi, tuyên bố kết quả và phát thưởng Hoạt động 3: Hồi tĩnh &Bé hít thở cùng cô: - Cô cho c/c chơi 1 trò chơi nhẹ “Uống nước” 2 lần - Cô nhận xét cho c/c lên cắm hoa Dẫn trẻ về nhà. - C/c lên cắm hoa. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:. Quan sát: Tranh họ hàng nhà ngoại Trò chơi: “Nhảy lò cò” I/.Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, vai vế của người thân bên ngoại và biết cách chơi trò chơi: “Nhảy lò cò” - Kỹ năng: Luyện kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định. - Thái độ: Trẻ tích cực tham gia trò chơi với các bạn và chú ý quan sát II/.Chuẩn bị: - Sân sạch đẹp bằng phẳng - Tranh họ hàng nhà ngoại III/.Tiến hành: 1/.Quan sát: Tranh họ hàng nhà ngoại Cô cho trẻ xem tranh, cô chỉ từng người và hỏi: - Đây là ai? (ông ngoại, bà ngoại, dì, chú, bác,…) - Ông ngoại, bà ngoại là ai? - Dì là ai? - Chú là ai? - Bác là ai? Cô tóm ý lại: - Ông ngoại, bà ngoại: là ba mẹ của mẹ, ông bà đã già, tóc bạc, da nhăn, răng đã rụng hết,... - Dì, chú, bác: là chị, em trai, anh trai của mẹ, trẻ nói đặc điểm của từng người. 3/. Trò chơi “Nhảy lò cò”: - Luật chơi: Bạn nào để chân xuống bị thua và phải ra ngoài một lần chơi - Cách chơi: Mỗi lần 10 bạn, trẻ sẽ co một chân lên, tay ôm lấy chân, trẻ còn lại hát: “Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe, nhảy lò cò cho nó khỏe cái giò” và trẻ sẽ nhảy, trong khi nhảy, bạn nào bị rơi chân xuống đất là thua và phải ra ngoài sau một lần chơi.. HOẠT ĐỘNG GÓC (Như thứ hai). HOẠT ĐỘNG CHIỀU. Ôn nhóm chữ số đã học từ 1 đến 6 TTKT: Tìm hiểu về họ hàng của bé 1) Mục đích yêu cầu: a)Kiến thức: - Trẻ nhận biết được các chữ số đã học từ 1 đến 6 - Trẻ biết được tên gọi, vai vế của họ hàng mình b)Kỹ năng:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Luyện cho trẻ nhận biết các chữ số - Rèn kỹ năng ghi nhớ và quan sát cho trẻ c)Thái độ: - Giáo dục trẻ chú ý ghi nhớ có chủ định - Trẻ chú ý quan sát 2. Chuẩn bị: - Tranh Họ hàng bên ngoại và họ hàng bên nội - Các thẻ chữ số từ 1 đến 6 3. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Ôn chữ số từ 1 đến 6 - Cho cả lớp hát bài “Cháu yêu bà” - Hỏi trẻ những chữ số đã học: 1, 2, 3, 4, 5, 6 - Cô cho trẻ đọc lại các chữ số đã học * Hoạt động 2 : TTKT “Tìm hiểu về họ hàng của bé” Cô cho trẻ về nhóm quan sát tranh và thảo luận, sau đó cho đại diện nhóm lên trình bày về bức tranh của nhóm mình - Nhóm 1: Ông nội, bà nội: là ba mẹ của ba, ông bà đã già tóc bạc, da nhăn, không còn răng,... - Nhóm 2: Ông ngoại, bà ngoại: là ba mẹ của mẹ, ông bà đã già, tóc bạc, da nhăn, răng đã rụng hết,... - Nhóm 3: Dì, chú, bác: là chị, em trai, anh trai của mẹ, trẻ nói đặc điểm của từng người. - Nhóm 4: Cô, cậu, dượng: là chị, em gái, em trai, anh trai của ba, trẻ nói đặc điểm của từng người. NÊU GƯƠNG (Như thứ hai). 1/ ƯU ĐIỂM:. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY. ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... .... 2/ HẠN CHẾ:. ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ..... Thứ tư, ngày 09/11/2016 ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN THỂ DỤC BUỔI SÁNG: TRÒ CHUYỆN: HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG. HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC MTXQ: TÌM HIỂU VỀ HỌ HÀNG GIA ĐÌNH BÉ ***** I/.YÊU CẦU: - Kiến thức: Trẻ biết được tên, vai của họ hàng bên nội và bên ngoại - Kỹ năng: Luyện kỹ ghi nhớ tên và vai của họ hàng bên nội và bên ngoại và luyện kĩ năng nói tròn câu cho trẻ - Thái độ: Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động nhóm, trẻ chú ý học. Biết tôn trọng và lễ phép với người lớn tuổi II/.CHUẨN BỊ: Tranh A3: Họ hàng bên nội và họ hàng bên ngoại Tranh ghép họ hàng bên nội và họ hàng bên ngoại III/.CÁCH TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu Cô cho c/c hát bài “Cả nhà thương nhau” sau đó cùng trò chuyện: - Các con vừa hát bài hát nói về gì? - Trong bài hát có nhắc tới ai? - Gia đình con gồm có ai? - Ngoài những người thân trong gia đình các con ra, ngoài ra minh còn có họ hàng của mình nữa! Để biết họ hàng của mình gồm những ai? Hôm nay, cô và các con cùng nhau tìm hiểu “Họ hàng gia đình bé” nhé! Hoạt động 2: Họ hàng gia đình bé Cô cho trẻ về nhóm quan sát tranh và thảo luận, sau đó cho đại diện nhóm lên trình bày về bức tranh của nhóm mình - Nhóm 1: Ông nội, bà nội: là ba mẹ của ba, ông bà đã già tóc bạc, da nhăn, không còn răng,... - Nhóm 2: Ông ngoại, bà ngoại: là ba mẹ của mẹ, ông bà đã già, tóc bạc, da nhăn, răng đã rụng hết,... - Nhóm 3: Dì, chú, bác: là chị, em trai, anh trai của mẹ, trẻ nói đặc điểm của từng người. - Nhóm 4: Cô, cậu, dượng: là chị, em gái, em trai, anh trai của ba, trẻ nói đặc điểm của từng người Hoạt động 3: Trò chơi củng cố Trò chơi: “Thi xem đội nào nhanh” - Luật chơi: Trẻ phải sắp xếp hoàn chỉnh tranh họ hàng bên nội và họ hàng bên ngoại, đội nào xếp nhanh và đúng là đội chiến thắng. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Trẻ hát cùng cô Dạ cả nhà thương nhau Trẻ kể Trẻ kể. Dạ Trẻ về nhóm thảo luận Đại diện của mỗi nhóm lên trình bày nội dung bức tranh của nhóm mình. Trẻ chơi cùng cô.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Cách chơi: Cô chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm 5 bạn, trẻ sẽ thực hiện bật qua 3 vòng thể dục sau đó lên sắp xếp hoàn chỉnh tranh họ hàng bên nội và họ hàng bên ngoại, đội nào xếp nhanh và đúng là đội chiến thắng - Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ. Nhận xét cắm hoa. - C/c lên cắm hoa. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:. Quan sát thời tiết Lao động: Nhặt lá vàng rơi 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết thời tiết hôm nay như thế nào, gọi tên được hiện tượng thời tiết - Kĩ năng: Luyện thói quen tốt cho trẻ: nhặt lá và bỏ vào thùng rác cho trẻ - Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh, biết chơi trò chơi với cô 2. Chuẩn bị: - Địa điểm ngoài sân trường. - Thùng rác 3. Tiến trình hoạt động a. Quan sát thời tiết - Cho trẻ quan sát thời tiết - Trò chuyện với trẻ về thời tiết đang quan sát: nắng, mưa, gió - Cho trẻ thảo luận và bổ sung ý kiến cho nhau - Giáo dục trẻ biết bảo về môi trường, khi đi nắng phải đội nón... b. Nhặt lá vàng rơi - Cho trẻ chơi : Bão tới + Chúng ta vừa chơi trò chơi gì ? + Đây là gì ? Bão tới làm rơi nhiều lá quá, bẩn hết cả sân trường rồi, làm thế nào bây giờ ? + Cô cho trẻ nhặt lá bỏ vào thùng rác Giáo dục: trẻ biết bỏ rác vào thùng rác, giữ gìn vệ sinh. Khi nhặt xong biết rửa tay sạch sẽ - Cô hướng dẫn trẻ kĩ năng nhặt lá - Quan sát và gợi mở cho trẻ.. HOẠT ĐỘNG GÓC (Như thứ hai). HOẠT ĐỘNG CHIỀU. TRÒ CHƠI “KENG” CHƠI KHU PTVĐ VÀ KHU TCDG 1. Mục đích - Yêu Cầu: - Kiến thức: Trẻ biết cách chơi trò chơi “Keng” và một số trò chơi ở khu PTVĐ và khu TCDG. - Kỹ năng: Luyện kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Thái độ: Trẻ hứng thú chơi trò chơi và đoàn kết với bạn bè 2. Chuẩn bị: Một số đồ chơi ở khu PTVĐ và khu TCDG 3. Tiến Hành: a. Hoạt động 1: Trò chơi “Keng”.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Luật chơi: Khi bạn gần bắt được thì phải nói keng - Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn, cô gọi 1 lần 8 bạn lên chơi, trong đó 1 bạn là người bắt, khi nghe hiệu lệnh của cô thì các bạn phải chạy trong vòng tròn và bạn bắt sẽ chạy đi bắt, khi bạn gần bắt được mình thì phải nói keng (chén, bát, đũa, muỗng, dĩa, nồi,….) nếu không nói được thì sẽ bị chuyển thành người bắt lại. b. Hoạt động 2: Chơi ku PTVĐ và khu TCDG - Cô cho trẻ quan sát các đồ dùng đồ chơi ở khu PTVĐ và khu TCDG, trò chuyện về cách chơi. - Cô cho trẻ về chơi ở các trò chơi mà trẻ thích, cô bao quát lớp và hưỡng dẫn trẻ chơi - Cho trẻ đi rửa tay, vệ sinh và đi vào lớp học.. NÊU GƯƠNG (Như thứ hai). 1/ ƯU ĐIỂM:. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY. ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... .... 2/ HẠN CHẾ:. ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ..... Thứ năm, ngày 10/11/2016 ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN THỂ DỤC BUỔI SÁNG TRÒ CHUYỆN HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG. HOẠT ĐỘNG HỌC.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ TẠO HÌNH ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH ***** 1/.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Kiến thức: Trẻ biết vẽ, xé dán, nặn 1 số ĐD trong gia đình và biết đặt tên cho sản phẩm - Kỹ năng: Trẻ biết dử dụng các kỹ năng đã học để tạo thành một số ĐD trong gia đình. - Thái độ: Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình cũng như các đồ dùng trong gia đình và biết cách sử dụng chúng 2/ CHUẨN BỊ: - Mẫu xung quanh lớp - Đất nặn, viết chì, màu sáp, giấy thủ công cho trẻ , bảng con - Nguyên vật liệu: ống hút, hột, hạt, lá cây, hoa, …. 3/ CÁCH TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. Hoạt động 1: &Bé trò chuyện cùng cô: Cô cho các cháu hát bài: “Bé quét nhà”. Khi các cháu hát xong cô trò chuyện với các cháu: - Bài hát có nhắc tới đồ dùng gì trong gia đình gì? - Ngoài ra, trong gia đình của con còn có những đồ dùng gì? Hôm nay, cô sẽ cho c/c tạo hình một số đồ dùng trong gia đình, c/c có thích không?. - C/c cùng hát với cô - Cây chổi - Trẻ kể - Dạ thích. Hoạt động 2: Tạo hình đồ dùng trong gia đình &Ý tưởng của bé: - Hôm nay, cô có mang một số quà tặng cho lớp, c/c xem đó là gì nhé! Cô mở gói quà lấy ra từng món ĐD ra và cho c/c gọi tên ĐD và cô đặt lên bàn và hỏi: + Con có nhận xét gì về những ĐD này? + Có bạn nào nhận xét nào khác không?. - C/c gọi tên từng ĐD - Đều là những ĐD trong gia đình - Có hình dáng, màu sắc khác nhau. + Ngoài những ĐD này ra còn có những ĐD nào nữa - Trẻ kể kể cô nghe đi? + Đúng rồi hôm nay cô cháu mình sẽ trổ tài tạo hình - Dạ! 1 số ĐD trong gia đình xem ai là người khéo tay nhất nha! - Một vài trẻ nêu ý tưởng - Cô cho trẻ nói lên ý tưởng và cách cách thực hiện ĐD mà trẻ đã nói. - Cô nhắc nhở c/c thực hiện cách vẽ, tô màu, xé dán, nặn 1 số ĐD trong gia đình. &Bé và bạn cùng trổ tài: - Cô cho c/c đọc thơ “Giúp mẹ” về chỗ ngồi thực hiện, cô đi xung quanh lớp theo dõi, gợi ý thêm cho c/c, nhắc nhở c/c thực hiện hoàn thành sản phẩm. Hoạt động 3:. - C/c đọc thơ về chỗ ngồi thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> &Bé nào được khen: - Cô cùng c/c chọn sản phẩm - Cô nhân xét bổ sung sản phẩm chưa đẹp để lần sau c/c thực hiện tốt hơn. &Cô giáo dục: + Cô vừa cho c/c làm gì? + Những ĐD này do ai làm ra ? + Muốn có được những ĐD này con phải làm sao? + Đúng rồi gia đình đông con thì phải cần nhiều ĐD hơn gia đình ít con, còn những ĐD thì rất dễ vỡ nên khi sử dụng con phải cẩn thận nhẹ tay, xài xong phải vệ sinh sạch sẽ và cất ĐD đúng nơi qui định Nhận xét cắm hoa. - 1số ĐD trong gia đình - Cô chú công nhân - Phải mua. - C/c lên cắm hoa. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. Quan sát cây góc thiên nhiên Khám phá: Làm sinh tố 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết tên gọi và đặc điểm một số cây ở góc thiên nhiên và biết cách làm sinh tố - Kĩ năng: Luyện kỹ năng ghi nhớ và quan sát cho trẻ - Thái độ: Giáo dục trẻ biết bảo vệ và chăm sóc cây, biết được ích lợi của sinh tố 2. Chuẩn bị: - Máy xây sinh tố, cà rốt, nước đá, sữa, đường - Ly, muỗng, ống hút. 3. Tiến trình hoạt động a. Quan sát cây góc thiên nhiên: - Đây là cây gì? - Cây này có đặc điểm gì? - Lá cây có màu gì? - Hoa có màu gì? - Mùi hương của hoa như thế nào? - Còn đây là hoa gì? b. Làm sinh tố: - Cô và trẻ cùng gọi tên các dụng cụ và nguyên vật liệu: Máy xây sinh tố, cà rốt, nước đá, sữa, đường, ly, muỗng, ống hút. - Cô hướng dẫn trẻ cách thực hiện - Cô và trẻ cùng thực hành và thưởng thức.. HOẠT ĐỘNG GÓC (Như thứ hai). HOẠT ĐỘNG CHIỀU. Trò chơi “Nhảy bao bố” Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” 1. Mục đích - Yêu Cầu: - Kiến thức: Trẻ biết chơi trò chơi kéo co và nhảy bao bố.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Kĩ năng: Rèn kỹ năng phát triển cơ tay, cơ chân cho trẻ - Thái độ: Trẻ đoàn kết, chơi hòa đồng với bạn bè 2. Chuẩn Bị: - 4 Bao bố - 1 sợi dây thừng 3.Tiến Hành: a. HOẠT ĐỘNG 1: TCVĐ “Nhảy bao bố” * Luật chơi: Khi nhảy nếu bị té có quyền đứng dậy tiếp tục nhảy. * Cách chơi: Cho bốn trẻ chơi, mỗi người một bao, đứng ở vạch xuất phát, cùng nhảy đến điểm đích. Ai về đích trước thì thắng cuộc b. HOẠT ĐỘNG 2: “Bịt mắt bắt dê” - Luật chơi: Bạn làm người bắt dê sẽ bị bịt mắt lại đi bắt các bạn, khi bắt được sẽ đoán tên bạn, nếu đoán đúng, bạn đó sẽ làm người bắt dê, nếu đoán sai sẽ tiếp tục đi bắt. - Cách chơi: Bạn làm người bắt dê sẽ bị bịt mắt lại, các bạn còn lại làm dê, bạn bị bịt mắt sẽ đi bắt các bạn, khi bắt được sẽ đoán tên bạn, nếu đoán đúng, bạn đó sẽ làm người bắt dê, nếu đoán sai sẽ tiếp tục đi bắt. - Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ - Tiếp tục chia nhóm khác cho trẻ chơi. NÊU GƯƠNG (Như thứ hai). 1/ ƯU ĐIỂM:. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY. ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... .... 2/ HẠN CHẾ:. ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ..... Thứ sáu, ngày 11/11/2016 ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> THỂ DỤC BUỔI SÁNG: TRÒ CHUYỆN: HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG. HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ GDAN: BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ ******** 1/ YÊU CẦU: - Kiến thức: Trẻ thuộc bài hát, câu chuyện, thơ chủ đề gia đình, thông qua trò chơi âm nhạc “Đội nào đoán đúng”, trẻ biết tên bài hát trong chủ đề và hát thuộc các bài hát đó. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng hát đúng nhịp và giai điệu cho trẻ, đọc thơ và kể chuyện diễn cảm. Trẻ hát diễn cảm bài hát khi chơi trò chơi - Thái độ: Thể hiện tình cảm phù hợp với nội dung bài hát, câu chuyện và bài thơ. Trẻ học có trật tự và chơi tích cực. 2/ CHUẨN BỊ: - Nhạc nền chủ đề gia đình - Bài hát “Ba ngọn nến lung linh” - Tranh nội dung một số bài hát trong chủ đề. 3/ TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu Cô và các con cùng đọc bài thơ “Làm anh” sau đó cùng trò Trẻ đọc cùng cô chuyện: - Bài thơ nói về ai? Dạ nói về người anh - Ngoài ra trong gia đình con còn có ai nữa? Vậy các Trẻ trả lời con có biết bài hát, bài thơ, câu chuyện nào nói về những người thân trong gia đình của chúng ta Trẻ kể không? C/c ơi! Hôm nay đã cuối chủ đề rồi, cô sẽ cho c/c tham gia biểu diễn văn nghệ để xem bạn nào thuộc nhiều bài hát, bài Dạ thơ nói về chủ đề gia đình nhé! Hoạt động 2:Biểu diễn văn nghệ Bạn lên hát - Mở đầu chương trình văn nghệ hôm nay là tiết mục “Cháu yêu bà” do bạn ....... trình bày. - Tiếp tục chương trình, là bài hát “Cả nhà thương Hai bạn hát nhau” do đôi song ca....... thể hiện. - Để thay đổi bầu không khí, c/c hãy hướng về sân khấu để theo dõi tiết mục đọc thơ của bạn ..... với Bạn đọc thơ bài thơ: “Làm anh” - Tiếp theo là phần tốp ca của các bạn với bài hát Tốp ca “Múa cho mẹ xem”. - Sau đây, là tiết mục kể chuyện của bạn.... với câu Một bạn kể chuyện chuyện “Điều ước của bé Sô Kha” - Để thay đổi bầu không khí, mời các bạn cùng xem Nhóm trẻ múa phần biểu diễn của nhóm múa qua bài hát: “Múa cho mẹ xem” - Tiếp sau đây, là phần trình bày của tứ ca biểu diễn, Tứ ca.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> bài hát “Bố là tất cả”, - Tiếp tục chương trình là hai bạn sẽ đọc thơ đối đáp, qua bài thơ: “Giúp mẹ” - Để góp vui cho chương trình, bạn ...... sẽ hát một bài, đó là bài hát: “Bé quét nhà”. Cô thấy c/c hát, múa, đọc thơ và kể chuyện rất hay, vì vậy cô sẽ thưởng cho c/c một trò chơi. Đó là trò chơi “Đội nào đoán đúng” Hoạt động 3: Trò chơi “Đội nào đoán đúng” - Cách chơi: Trẻ phải nói đúng nội dung bức tranh và hát bài hát phù hợp với nội dung bức tranh, nếu nói sai sẽ nhường quyền trả lời cho đội bạn, - Cách chơi: cô chuẩn bị 4 bức tranh, có nội dung các bài hát. Phía sau mỗi bức tranh, ghi số 1, 2, 3, 4. Cô cho đại diện của mỗi đội lên oẳn tù tì với nhau. đội nào thắng sẽ được mở ô số, nếu nói được nội dung bức tranh và hát được bài hát có nội dung đó sẽ được thưởng một hoa. Đội nào được nhiều hoa, là đội chiến thắng. - Cô cho trẻ chơi đến hết giờ. Nhận xét – cắm hoa. Hai bạn đọc đối đáp Một bạn hát. Trẻ chơi cùng cô. Trẻ lên cắm hoa.. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:. Quan sát cây góc thiên nhiên Khám phá: Làm sinh tố 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết tên gọi và đặc điểm một số cây ở góc thiên nhiên và biết cách làm sinh tố - Kĩ năng: Luyện kỹ năng ghi nhớ và quan sát cho trẻ - Thái độ: Giáo dục trẻ biết bảo vệ và chăm sóc cây, biết được ích lợi của sinh tố 2. Chuẩn bị: - Máy xây sinh tố, cà rốt, nước đá, sữa, đường - Ly, muỗng, ống hút. 3. Tiến trình hoạt động a. Quan sát cây góc thiên nhiên: - Đây là cây gì? - Cây này có đặc điểm gì? - Lá cây có màu gì? - Hoa có màu gì? - Mùi hương của hoa như thế nào? - Còn đây là hoa gì? b. Làm sinh tố: - Cô và trẻ cùng gọi tên các dụng cụ và nguyên vật liệu: Máy xây sinh tố, cà rốt, nước đá, sữa, đường, ly, muỗng, ống hút. - Cô hướng dẫn trẻ cách thực hiện - Cô và trẻ cùng thực hành..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Cô và trẻ cùng thưởng thức.. HOẠT ĐỘNG GÓC (Như thứ hai). HOẠT ĐỘNG CHIỀU. Quan sát một số món ăn Lao động đơn giản “ lau bàn ghế, tủ kệ” 1. Mục đích - Yêu Cầu: - Kiến thức: Trẻ biết tên gọi một số món ăn thường ngày và biết cách thực hiện nhiệm vụ của mình, lau bàn ghế, tủ kệ - Kỹ năng: Luyện kỹ năng ghi nhớ và nói tròn câu cho trẻ. Rèn sự phát triển cơ tay qua việc lau bà ghế, tủ kệ - Thái độ: Cháu chú ý quan sát và thích thú thực hiện nhiệm vụ được giao. 2. Chuẩn bị: - Tranh một số món ăn - Thau nước, khăn lau 3. Tiến Hành: a. Hoạt động 1: Quan sát một số món ăn - Tổ chức cho trẻ quan sát tranh và gọi tên các món ăn đó. Trò chuyện với trẻ về các nguyên vật liệu làm nên mon ăn đó. - Động viên và gợi ý trẻ dùng từ cho chính xác, tròn ý. Trẻ kể những chất dinh dưỡng có trong món ăn đó - GD trẻ ăn hết xuất, vì các món ăn bổ dưỡng và cần thiết cho cơ thể b. Hoạt động 2: lau động đơn giản “Lau bàn ghế, tủ kệ” - Cách thực hiện: Các con ơi, hôm nay cô thấy tủ kệ, bàn ghế lớp chúng ta có nhiều bụi bám, cô và các con cùng nhau vệ sinh cho sạch sẽ nhé! - Các cháu thực hiện nhiệm vụ. NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN. Cả lớp hát một bài. Đọc TCBN: - Đi học đều, đúng giờ, có mang khăn tay. - Giờ học chú ý, giơ tay phát biểu to. - Giờ vui chơi không la ồn, không dành đồ chơi với bạn - Biết chào cô, chào khách, bỏ rác đúng nơi qui định. Nêu tình hình học tập của lớp trong tuần Tuyên dương những cháu đặt bé ngoan hằng ngày Phát phiếu bé ngoan và dán vào sổ liên lạc cho trẻ. Khuyến khích những cháu chưa ngoan. Vệ sinh đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị ra về.. 1/ ƯU ĐIỂM:. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY. ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... .......................................................................................

<span class='text_page_counter'>(23)</span> ...................................................................................... ...................................................................................... .... 2/ HẠN CHẾ:. ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ..... An Tức, ngày 26 tháng 10 năm 2016 TỔ TRƯỞNG DUYỆT. ............................................................ ............................................................ ............................................................ ............................................................ ............................................................ ............................................................ .............................................................

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×