Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Giáo án văn 9 tuần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.59 KB, 37 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 3/9/2021 Ngày giảng:6/9/2021 Tiết 1 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH - Lê Anh Trà I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Ôn tập lại văn bản nhật dụng. - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa dân tộc và nhân loại trong tiếp nhận văn hóa trong PCHCM. - Ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 2. Kĩ năng. - Kĩ năng bài học + Nắm bắt được nội dung của văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Có kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích VB nhật dụng. + Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. + Tìm hiểu sơ bộ về một số thủ pháp trong phương thức thuyết minh: liệt kê, so sánh, bình luận. - Kĩ năng sống: Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị cho hs, kĩ năng nhận thức. 3. Thái độ. - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập theo gương Bác. 4. Năng lực hướng tới. Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp của tác phẩm) năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến về giá trị của tác phẩm), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. năng lực thẩm mĩ khi khám phá vẻ đẹp của văn bản. * GD đạo đức: Tình cảm kính yêu, tự hào, biết ơn đối với lãnh tụ. Qua đó biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, tiếp thu có chọn lọc văn hóa thế giới và giữ gìn bản sắc DT..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> => Giáo dục các giá trị TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG... Tư tưởng Hồ Chí Minh : Chủ đề về lối sống giản dị, phong cách ung dung tự tại. Nội dung về vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại mà bình dị, thanh tao và khiêm tốn. * Tư tưởng Hồ Chí Minh: Biết thực hành lối sống tiết kiệm, giản dị, nâng cao giá trị cuộc sống tinh thần. * Giáo dục ANQP: - Giới thiệu hình ảnh về chủ tịch Hồ Chí Minh II. Chuẩn bị. - GV: sgk, giáo án, sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác; những mẩu chuyện về sự giản dị của Bác. - HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài, trả lời câu hỏi trong SGK. Ôn lại kiến thức về văn bản nhật dụng và VB thuyết minh. III. Phương pháp, kĩ thuật: - PP: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận - KT: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ. IV. Tiến trình hoạt động – giáo dục. 1. Ổn định tổ chức lớp (2’) 3. Bài mới (34 ’): A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2’) + Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý + Tích hợp giáo dục quốc phòng - Phát triển các năng lực cho học sinh: Năng lực sáng tạo.Năng lực hợp tác làm việc theo nhóm.Năng lực tiếp nhận phan tích thông tin + Phương pháp: thuyết trình, trực quan Hoạt động chung cả lớp: Quan sát những hỉnh ảnh sau và cho biết cảm nhận của em qua những hình ảnh đó?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Những hình ảnh chạm đến trái tim mỗi chúng ta khiên trong lòng bồi hồi nhớ đến vị Cha già kính yêu của dân tộc. Người trọn đời sống thanh cao, giản dị và vô cùng cao đẹp. Vẻ đẹp trong phong cách của Bác khiến cả nhân loại ngưỡng mộ. Nhà văn Lê Anh Trà muốn gợi nhắc mỗi chúng ta học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ qua văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh.” B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. Hoạt động của GV và HS Nội dung *Hoạt động 1. (2’) I. Giới thiệu chung. - Mục tiêu: HS nắm những nét chính về tác giả, tác phẩm. ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và xuất xứ của văn bản “ Phong cách HCM”? 1. Tác giả : Lê Anh Trà. Hoạt động 2 : (30’) - Mục tiêu: Giúp hs đọc - tìm hiểu vẻ đẹp trong phong cách sống của Bác. 2. Tác phẩm: Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài “Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” in trong cuốn sách “ Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam” năm 1990 II. Đọc, hiểu văn bản.. ? Theo em, ta nên đọc VB với giọng đọc ntn ? HS : trả lời. giọng khúc triết, mạch lạc thể hiện niềm tôn kính, tự hào về Chủ tịch HCM. - GV đọc tham khảo --> H đọc=> Gv sửa chữa, 1. Đọc, chú thích. uốn nắn. ? Xét về nội dung, văn bản “ Phong cách HCM” là văn bản gì? Nhắc lại đặc điểm của loại vb này? - VB nhật dụng 2. Kết cấu, bố cục *GV: “Khái niệm VBND không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội - VB nhật dụng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> dung văn bản mà thôi.” + Cập nhật: là gắn với cuộc sống, bức thiết, hàng ngày, song tính bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội. ? Em đã được học những chủ đề nhật dụng nào? + V/đề sinh thái, môi trường. . . + Quyền trẻ em. . . ? Theo em, chủ đề của vb nhật dụng “Phong cách HCM” đề cập tới là gì? => Chủ đề: Sự hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. *Gv: Bài học này không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ học tập, rèn luyện theo phong cách HCM là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người VN, nhất là lớp trẻ. ? Quan sát chú thích, em có nhận xét gì về số lượng từ Hán – Việt được sử dụng? Sử dụng như vậy nhằm mục đích gì? - Nhiều=> tạo sự trang trọng, thiêng liêng về Bác. ? Vb có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính? - lập luận (là chính), tự sự, thuyết minh, bình luận ? Vấn đề NL chủ yếu được làm rõ trong văn bản này là gì - Phong cách HCM ? Em hiểu từ “ phong cách” trong “Phong cách Hồ Chí Minh” như thế nào? - Lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử, . . . tạo nên cái riêng của HCM. *Gv: như vậy, vấn đề chủ yếu được làm rõ trong vb PCHCM là phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. ? VB có thể chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần? + Từ đầu ... rất hiện đại: tầm sâu rộng vốn tri thức văn hoá nhân loại của HCM. + Còn lại: Những nét đẹp trong lối sống của HCM. * GV dẫn- chuyển: Vẻ đẹp trong p/cách HCM là gì? Qua bài viết, chúng ta học tập được gì từ pc sống và làm việc. - PTBĐ: Nghị luận kết hợp tự sự, thuyết minh, bình luận.. - Bố cục: 2 phần.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> của Bác=>3. Phân tích - GV yêu cầu HS theo dõi vào phần 1 của VB và cho biết: ? Vốn tri thức văn hoá nhân loại của HCM sâu rộng như thế nào(ntn)? - Người hiểu biết rộng nhiều nền văn hoá các nước châu Á, Phi, Mĩ, . . . - Tầm hiểu biết đến mức khá uyên thâm ? Nhờ đâu mà người có vốn tri thức văn hoá sâu rộng đó? - Trong cuộc đời hoạt động CM đầy gian nan, vất vả, Người đã qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền VH từ P.Đông tới P.Tây. - Người luôn có ý thức học hỏi để tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài. ? Để có được vốn tri thức văn hóa sâu rộng ấy, Bác đã học tập ntn? + Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. + Coi trọng việc học trong đời sống thực tế, qua công việc, qua lao động + Học hỏi và tìm hiểu đến mức sâu sắc. *Gv: Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7, Bác đã ghi: "Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, ý, Đức, Nga". Nhưng trên thực tế, dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, chúng ta còn được biết vốn ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không dừng lại ở đó, Người còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam… vốn ngoại ngữ đó của Bác không phải do "thiên bẩm" mà có, tất cả đều xuất phát từ sự khổ công luyện tập. => Đây chính là chìa khóa để mở ra kho tri thức VH của nhân loại. . . ? Em có suy nghĩ gì về cách học tập của Bác? - Cách học đúng đắn, khoa học ? Việc tiếp thu văn hoá nước ngoài của Bác có gì đặc biệt? - Sử dụng kĩ thuật động não - GV huy động tối đa ý kiến phát biểu của học sinh - HS thảo luận để lựa chọn đáp án phù hợp - GV chốt: + Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa. 3. Phân tích. a. Tầm sâu rộng vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh. + Đi nhiều, tiếp xúc nhiều + Nói và viết nhiều thứ tiếng + Làm nhiều nghề + Học hỏi, tìm hiểu….. uyên thâm.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> VH nước ngoài. + Không ảnh hưởng 1 cách thụ động. + Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực. + Trên nền VH dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. * Gv bổ sung kiến thức: Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng tất cả các nền văn hoá, nhưng tiếp thu một cách có chọn lọc, gạn đục khơi trong, kiểm nghiệm, vận dụng và sáng tạo trong thực tiễn. ? Sự tiếp thu VH nhân loại của HCM đã tạo nên một nhân cách, 1 lối sống như thế nào? - Sự tiếp thu VH nhân loại của HCM đã tạo nên một nhân cách, 1 lối sống rất VN, rất P.đông nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại. Thảo luận cặp đôi: ? Tại sao ngay trong luận điểm đầu tiên tác giả đã nêu ra vấn đề: vốn tri thức văn hóa nhân loại của HCM? Thời gian thảo luận: 3 phút Các nhóm báo cáo Các nhóm nhận xét GV chốt - Tác giả muốn khẳng định tầm vóc của HCM. Người không chỉ là nhà yêu nước, nhà cách mạng mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. - Khẳng định: vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách của Người ? Phương thức biểu đạt nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn? - Kết hợp giữa kể và bình luận: Vd: ít có vị lãnh đạo… ? Em có nhận xét gì về cách trình bày yếu tố tự sự, bình luận? Qua đó em hiểu được dụng ý nào của tg? - Kể tóm tắt vài ba sự việc=> Nhằm gợi sự liên tưởng, suy ngẫm về tầm hiểu biết và cách tích luỹ vốn tri thức văn hóa của Bác. - Bình luận xen giữa các yếu tố kể hết sức tự nhiên có tác dụng thuyết phục mạnh mẽ. ? Qua phân tích đoạn 1, em thấy được vẻ đẹp văn hoá nào ở Chủ tịch Hồ Chí Minh? => Gv khái quát => ghi bảng: ? Kết thúc phần 1, VB có dấu (…) biểu thị điều. Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác là sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại; giữa truyền thống và hiện đại..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> gì? - Cho ta biết người biên soạn đã lược bỏ phần tiếp theo của bài viết.(tích hợp NV 7- Công dụng của dấu chấm lửng) * Tích hợp GD-ANNQP: chiếu hình ảnh Bác Hồ và chốt: năm 1990 Hồ Chí Minh được UNSECO đã công nhận và suy tôn là “Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới”. Với tầm nhìn vĩ mô của nhà văn hoá lớn, tư tưởng của Bác là tư tưởng hội nhập chứ không hoà tan. Đó là những giá trị văn hoá làm nên phong cách Hồ Chí Minh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 3 PHÚT) - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Qua tiết học, em rút ra bài học gì -Trong thời đại công nghệ thông tin trong học tập và rèn luyện của bản hiện nay, chúng ta rất thuận lợi cho việc thân để xứng đáng là công dân toàn tìm hiểu vốn tri thức nhân loại. cầu của thời đại 4.0? -Song chúng ta không tiếp thu một cách - GV không gò ép HS mà dựa trên thụ động mà cần có sự thanh lọc, lựa câu trả lời để uốn nắn cách nghĩ, cách chọn, tiếp thu trên nền tảng văn hoá cảm của HS cho đúng. dân tộc. - Đánh giác cho điểm HS D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG / SÁNG TẠO (3 PHÚT) - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ Sáng ra bờ suối tối vào hang LỚP Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng - Cho HS nhớ chép về bài thơ “ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Tức cảnh Pác bó” của Hồ Chí Cuộc đời cách mạng thật là sang Minh. =>Sống hòa hợp với thiên nhiên.... - Cảm nhận về phong cách Hồ Chí Minh qua bài thơ? - Đánh giá cho điểm HS E.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. GV giao bài tập về nhà.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1.Từ nhận thức về phong cách HCM, em có nhận xét gì về lối sống của một số thanh thiếu niên hiện nay? Phương pháp rèn luyện bản thân để trở thành công dân toàn cầu? HƯỚNG DẪN: *Nội dung: -Một số sống theo phong tục, văn hóa nước ngoài một cách thụ động, máy móc, rập khuôn. Đó là đánh mất chính mình. -Một số bảo thủ, không tiếp thu cái mới, cái tích cực từ thế giới nên lỗì thời, lạc hậu. Đó là tự đào thải chính mình. - Liên hệ bản thân *Hình thức: Đoạn văn nghị luận khoảng 250 từ. 2. Trao đổi với người thân về lối sống giản dị? 3.Tiếp tục tìm hiểu vấn đề về phong cách, lối sống của mình, của bạn để học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại? *Hướng dẫn về n hà ( 1p) - Nắm được nội dung bài học - Chuẩn bị phần còn lại của VB. + Tìm hiểu phong cách trong sinh hoạt của Bác. ? Lối sống của Bác được tác giả kể và bình luận trên những mặt nào? ( Ngôi nhà, trang phục, cách ăn uống) ? Qua cách thuyết minh của tác giả, giúp em hiểu gì về lối sống của Bác? ? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao ? ? Trong phần cuối của VB, tác giả đã dùng những PPTM nào ? Chỉ ra các biểu hiện của PP đó? ? Tại sao có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác ? ? Từ những biểu hiện trên, em nhận thức như thế nào về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác? ? Ngoài những biện pháp nghệ thuật chính mà ta vừa nhắc đến khi tìm hiểu VB thì để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác, tác giả còn sử dụng những biện pháp nào khác nữa ? ? Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp trong phong cách HCM ? + Sưu tầm một số bài thơ, văn nói về nếp sống sinh hoạt của Bác. V. Rút kinh nghiệm - Đạt mục tiêu tiết học đề ra - Nên sưu tầm một số mẩu chuyện, yêu cầu hs kể về giai đoạn Bác Hồ hoạt động ở nước ngoài.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ngày soạn: 3/9/2020 Ngày giảng:7/9/2020 Tiết. 2. Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( tiếp) - Lê Anh Trà I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Ôn tập lại văn bản nhật dụng. - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa dân tộc và nhân loại trong tiếp nhận văn hóa trong PCHCM. - Ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 2. Kĩ năng. - Kĩ năng bài học + Nắm bắt được nội dung của văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Có kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích VB nhật dụng. + Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. + Tìm hiểu sơ bộ về một số thủ pháp trong phương thức thuyết minh: liệt kê, so sánh, bình luận. - Kĩ năng sống: Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị cho hs, kĩ năng nhận thức. 3. Thái độ. - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập theo gương Bác. 4. Năng lực hướng tới. Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp của tác phẩm) năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến về giá trị của tác phẩm), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. năng lực thẩm mĩ khi khám phá vẻ đẹp của văn bản. * GD đạo đức: Tình cảm kính yêu, tự hào, biết ơn đối với lãnh tụ. Qua đó biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Có trách.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, tiếp thu có chọn lọc văn hóa thế giới và giữ gìn bản sắc DT. => Giáo dục các giá trị TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG... Tư tưởng Hồ Chí Minh : Chủ đề về lối sống giản dị, phong cách ung dung tự tại. Nội dung về vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại mà bình dị, thanh tao và khiêm tốn. * Tư tưởng Hồ Chí Minh: Biết thực hành lối sống tiết kiệm, giản dị, nâng cao giá trị cuộc sống tinh thần. * Giáo dục ANQP: - Tình cảm của nhân dân ta và bè bạn khắp năm châu dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lòng tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, biết ơn các vị anh hùng dân tộc . - Tinh thần quả cảm sẵn sàng bảo vệ và xây dựng tổ quốc, yêu nước, yêu quê hương… II. Chuẩn bị. - GV: sgk, giáo án, sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác; những mẩu chuyện về sự giản dị của Bác. - HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài, trả lời câu hỏi trong SGK. Ôn lại kiến thức về văn bản nhật dụng và VB thuyết minh. III. Phương pháp, kĩ thuật: - PP: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận - KT: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ. IV. Tiến trình hoạt động – giáo dục. 1. Ổn định tổ chức lớp: 1’ 2. Bài mới (30’): Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động tập thể - Thời gian (2’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Hát tập thể bài “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” Gv nhắc lại tiết học trước. Gọi HS đọc phần II của văn bản. Phong cách Hồ Chí Minh là một văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập phát triển và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Qua đọc hiểu văn bản, hướng dẫn HS thấy được cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Đây là một nét rất mới, rất hiện đại trong phong cách Hồ Chí Minh. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV và HS Nội dung.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Hoạt động 1. Phân tích (28’): - Mục tiêu: Giúp Hs thấy được vẻ đẹp trong lối sống của Bác, từ đó rút ra bài học cho bản thân - Phương pháp phân tích, giảng bình, vấn đáp, trực quan - Kĩ thuật: Động não, thảo luận nhóm - Hình thức: Cá nhân/nhóm/lớp/ Dạy học phân hóa - Phương tiện: Máy chiếu, hình ảnh về nhà sàn của Bác, những dòng nhật kí của những người từng phục vụ bên Bác. GV : yêu cầu HS theo dõi vào phần vb thứ hai và cho biết: ? Lối sống của Bác được tác giả kể và bình luận trên những mặt nào? - Nơi ở, nơi làm việc - Trang phục - Ăn uống - Chiếu một số hình ảnh về nơi ở, trang phục, bữa cơm của Bác ? Tìm những chi tiết giới thiệu nơi ở, nơi làm việc, trang phục, việc ăn uống của Bác ? - Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: “Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao” như cảnh làng quê quen thuộc. “Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ”. . . - Trang phục hết sức giản dị: “bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ” ; tư trang ít ỏi: “chiếc va li con với bộ quần áo, vài vật kỉ niệm. . .”. - Ăn uống đạm bạc: “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. . . ? Em có n/xét gì về những chi tiết được tác giả giới thiệu? Tác dụng? - Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu=> nhấn mạnh lối sống giản dị, đạm bạc lại vô cùng thanh cao, sang trọng. => Đó là sự kết hợp hài hòa giữa cái vĩ đại và bình dị - một nét phong cách rất nổi bật ở Chủ tịch Hồ Chí Minh => ghi bảng: * Gv:Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kì cương vị nào, từ một ng phụ bếp trên con tàu” Amỉan Latouche Tre. I. Giới thiệu chung. II. Đọc, hiểu văn bản. 1. Đọc, chú thích. 2. Bố cục. 2 phần 3. Phân tích. a. Tầm sâu rộng vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh b. Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh. - Lối sống giản dị, đạm bạc nhưng thanh cao, sang trọng. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa cái vĩ đại và bình dị.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó chính là điểm nổi bật trong phong cách đạo đức của Người (Thảo luận nhóm bàn 3p) ?Có bạn học sinh cho rằng “Cách sống giản dị đạm bạc của Bác Hồ lại vô cùng thanh cao, sang trọng ”. Em có đồng ý với ý kiến đó không vì sao ? Thời gian thảo luận: 3 phút Các nhóm báo cáo Các nhóm nhận xét GV chốt và đánh giá cho điểm nhóm hoạt động hiệu quả tích cực Định hướng: - Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo. - Không phải là cách sống tự làm cho khác đời. - Đây là cách sống có văn hoá thể hiện một quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. => Gv khái quát: “ Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.  Đây là cách sống có văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mỹ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. GV: kể chuyện -> giáo dục HS học tập lối sống giản dị, tiết kiệm của Bác. Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”. Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị c. Ý nghĩa của việc học Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, tập, rèn luyện theo phong nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ cách Hồ Chí Minh của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.” - Trong những năm gần đây, chúng ta đã phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM…. * Chú ý đoạn: Và Người sống ở đó ... hết ? Từ lối sống của Người tác giả liên tưởng tới lối sống của những ai trong lịch sử dân tộc? - Các vị hiền triết như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm ? Em biết gì về các danh nho, hiền triết đó? - Họ đều là những quan lại phong kiến rất giàu trí tuệ nhưng sống gần gũi với thiên nhiên, nd lđ, gắn bó với thú quê đạm bạc như câu thơ Nôm diễn tả: “ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” ? Liên tưởng lối sống của Bác với lối sống của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc tác giả nhằm mục đích gì? => Gợi cho người đọc thấy được sự gần gũi giữa Bác với các bậc hiền triết của dân tộc. Hơn thế, để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị mà thanh đạm của HCM. ? Em đã học vb nào cũng nói về lối sống giản dị của Bác ?( Đức tính giản dị của Bác Hồ - lớp 7tập 2) ? Theo em, điểm khác biệt giữa hai vb này là gì? *GV: Các em được sinh ra lớn lên trong điều kiện vô cùng thuận lợi nhưng cũng tiềm ẩn đầy nguy cơ..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ? Xét về phương diện văn hóa, em hãy trình bày những thuận lợi và những nguy cơ theo n/thức của em? Với điều kiện đó vấn đề đặt ra với Hs phải làm gì ? - Sử dụng kĩ thuật động não - GV huy động tối đa ý kiến phát biểu của học sinh - HS thảo luận để lựa chọn đáp án phù hợp - GV chốt: + Có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên tgiới. + Được hòa nhập với khu vực và quốc tế. + Cần phải hòa nhập với khu vực và Q.Tế nhưng cũng cần b.vệ & ph/huy bản sắc dân tộc * Tích hợp tư tưởng HCM ? Từ tấm gương nhà văn hóa lớn HCM, các em có định hướng gì cho bản thân trong tương lai? - Sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. - Tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống có văn hóa. *GV: Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng (3-2-2007), Bộ Chính trị đã quyết định tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân. Đến nay đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. ? Trong phần cuối của VB, tác giả đã dùng những PPTM nào ? Chỉ ra các biểu hiện của PP đó ? -> PPTM bằng so sánh. - So sánh cách sống của HCM với lãnh tụ của các nước khác. - So sánh cách sống của Bác với các bậc hiền triết xưa. ? PPTM đó có tác dụng gì ? - Nêu bật sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị ở nhà cách mạng HCM; thể hiện niềm cảm phục tự hào của người viết về Bác. ? Qua phân tích em đã học tập được gì trong việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh. Cần phải hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần bảo vệ & phát huy bản sắc dân tộc.. 4. Tổng kết. GV chốt : a. Nghệ thuật: - Qua biện pháp thuyết minh so sánh, liệt kê kết - Kết hợp một cách tự.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> hợp với bình luận, chọn lọc những dẫn chứng tiêu biểu, tác giả đã cho ta thấy được vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác. Đó là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao; giữa vĩ đại và bình dị. - Có thể nói, Bác Hồ luôn là một tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ Việt Nam học tập và noi theo ở mọi thời đại. Người không chỉ là một người giản dị trong cách sống mà người còn là một tấm gương tiêu biểu về học tập, tu dưỡng, rèn luyện cả về thể xác lẫn tinh thần… ? Ngoài những biện pháp nghệ thuật chính mà ta vừa nhắc đến khi tìm hiểu VB thì để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác, tác giả còn sử dụng những biện pháp nào khác nữa ? ( Việc sử dụng nhiều từ Hán Việt ? Việc đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm) HS dựa vào phần ghi nhớ khái quát lại.. nhiên lời kể và lời bình luận - Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu - Sử dụng thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và từ Hán – Việt hợp lí - Nghệ thuật tương phản: vĩ đại mà giản dị, gần gũi,am hiểu sâu sắc văn hóa nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sứcVN. b. Nội dung: Vẻ đẹp trong pcHCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; dân tộc và nhân loại;giản dị mà thanh cao. Cốt lõi phong cách HCM là vẻ đẹp văn hóa với sư kết hợp hài hòa giữa tinh hoa vhóa dân tộc và tinh hoa vh nhân loại 4.3. . Ghi nhớ - sgk. C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 5 phút) - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. GV sử dung câu hỏi để luyện tập và củng cố bài học. 1. Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh với cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước không được biểu hiện ở khía cạnh nào? A. Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ. C. ăn uống rất đạm bạc. B. Phương tiện làm việc rất đơn sơ. D. Trang phục rất giản dị. 2.Lựa chọn từ ngữ thích hợp trong nhóm từ: gắn bó, hài hoà, dân tộc, đất nước, văn hoá, tri thức, thanh cao, vĩ đại để điền vào chỗ chấm trong nhận xét sau:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp……(1)…… giữa truyền thống văn hoá ……(2)……và tinh hoa ………(3)..……nhân loại, giữa ….…... (4)......... và giản dị. Gv tổng hợp- kết luận: (1) hài hoà- (2) dân tộc - (3) văn hoá (4) vĩ đại - Đánh giá cho điểm HS D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: (a) Nhà gác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói đơn chăn gối Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn ( Theo chân Bác- Tố Hữu) (b) Cái nhà sàn của Bác chỉ vẻn ven có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao. (Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại- Phạm Văn Đồng) + Hai đoạn trích trên có cùng nội dung với đoạn nào trong văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh”? + Sự khác nhau về phương thức biểu đạt giữa các đoạn đó? - Gợi ý: Có nội dung trùng đoạn 2 của văn bản; Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là biểu cảm kết hợp miêu tả. E.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG ( 3 phút) - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 1.Từ nhận thức về phong cách HCM, em có nhận xét gì về lối sống của một số thanh thiếu niên hiện nay? Phương pháp rèn luyện bản thân để trở thành công dân toàn cầu? HƯỚNG DẪN: *Nội dung: -Một số sống theo phong tục, văn hóa nước ngoài một cách thụ động, máy móc, rập khuôn. Đó là đánh mất chính mình. -Một số bảo thủ, không tiếp thu cái mới, cái tích cực từ thế giới nên lỗì thời, lạc hậu. Đó là tự đào thải chính mình..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Liên hệ bản thân *Hình thức: Đoạn văn nghị luận khoảng 250 từ. 2. Trao đổi với người thân về lối sống giản dị? 3.Tiếp tục tìm hiểu vấn đề về phong cách, lối sống của mình, của bạn để học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại? * Hướng dẫn về nhà Soạn bài : Đấu tranh cho một thế giới hòa bình như câu hỏi SKG V. RKN - Đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra - Nên sử dụng sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài. Ngày soạn: 4/9/2020 Ngày dạy: 8/9/2020 Tiết 3 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Giúp hs nắm được - Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất. 2. Kĩ năng. - Kĩ năng bài học + Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể. + Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp. - Kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng nhận thức, xử lí thông tin. 3. Thái độ. - Ý thức tự giác trong học tập. - Tôn trọng các phương châm hội thoại trong giao tiếp. 4. Năng lực hướng tới. Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> * GD đạo đức: Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp. Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. => giáo dục các giá trị TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, HỢP TÁC, ĐOÀN KẾT… II. Chuẩn bị. - GV: sgk, soạn bài, sưu tầm những cuộc thoại vi phạm phương châm về lượng, về chất khi giao tiếp. Phiếu học tập, bảng phụ. - HS: Xem trước bài ở nhà, sgk, vở soạn. III. Phương pháp, kĩ thuật: - PP vấn đáp, phân tích mẫu, thảo luận. - KT động não, chia nhóm, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình giờ dạy. 1. ÔĐTC: 1P 2. Bài mới A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 1 phút) - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. Em đọc được những nội dung kiến thức gì từ sơ đồ sau? HỘI THOẠI Vai xã hội. Lượt lời. PC hội thoại. Giáo viên: Ở lớp 8 chúng ta đã tìm hiểu vê hội thoại, vai xã hội trong hội thoại, lượt lời và khi giao tiếp cần chú ý gì về lượt lời. Vậy trong giao tiếp, chúng ta cần phải tuân thủ những qui định nào để đạt hiệu quả giao tiếp? Đó là các phương châm hội thoại. B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 20P) - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động. Hoạt động của GV và HS Nội dung * Hoạt động 1 (10’) I. Phương châm về lượng. - Mục tiêu: Học sinh nắm được yêu cầu của 1. Khảo sát, phân tích ngữ PCVL liệu. ( Hội thoại là nhu cầu thiết yếu của cuộc.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> sống đối với mọi người…) GV gọi HS đọc VD1- SGK ? Xác định vai XH của An và Ba trong đoạn hội thoại? - Vai ngang hàng ? Bơi nghĩa là gì? - Bơi là di chuyển trong nước hoặc trên mặt * Ngữ liệu 1: nước bằng cử động của cơ thể. ? Từ việc hiểu nghĩa từ “bơi”. Cho biết: Khi An hỏi: “Học bơi ở đâu ?” mà Ba trả lời: “ở dưới nước” thì câu trả lời của Ba có mang đầy đủ n/d mà An cần biết không?Vì sao?. - Câu trả lời của Ba không ? Vậy, điều An thực sự muốn biết là gì? mang đầy đủ nội dung mà An - Điều mà An muốn biết là 1 địa điểm cụ thể cần biết. Vì trong nghĩa của như : Bể bơi, sông ... “bơi” đã có “ở dưới nước”=> ? Nếu là người được tham gia hội thoại, em Điều này ai cũng biết. sẽ trả lời như thế nào để đáp ứng yêu cầu của An? - Mình tập bơi ở sông Cầm. Thảo luận nhóm bàn 3’ ?Qua cuộc đối thoại giữa 2 người, em thấy: muốn cho người nghe hiểu thì người nói phải chú ý điều gì? Thời gian thảo luận: 3 phút vào bảng nhóm Các nhóm báo cáo Các nhóm nhận xét GV chốt -> Khi nói, câu nói phải có nội - Khi giao tiếp, muốn cho người nghe hiểu thì dung đúng với yêu cầu của giao người nói cần chú ý xem người nghe hỏi về tiếp; không nói ít hơn những gì cái gì? ntn? ở đâu? mà giao tiếp đòi hỏi. *Gv: Qua tìm hiểu vd, chúng ta thấy cuộc hội thoại giữa An và Ba đã ko đem lại hiệu quả giao tiếp. Ba đã nói ít hơn những gì An muốn biết. *GV: Để hiểu rõ thêm mối quan hệ giữa người nói với người nghe trong phương châm về lượng chúng ta tìm hiểu thêm ví dụ 2. * Ngữ liệu 2: *Gv: Hướng dẫn H đọc hoặc kể lại truyện: “Lợn cưới, áo mới” => Gv nhận xét phần đọc của H..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> ? Truyện “Lợn cưới, áo mới” thuộc thể loại văn học dân gian nào? Được học ở lớp mấy? Thảo luận nhóm ? Vì sao truyện lại gây cười ? - Sử dụng kĩ thuật động não - GV huy động tối đa ý kiến phát biểu của học sinh - HS thảo luận để lựa chọn đáp án phù hợp - GV chốt: - Lượng thông tin thừa trong các câu trả lời của cả hai đối tượng giao tiếp. (lợn cưới, áo mới) - H giải thích=> Gv kq=> ghi bảng: ? Lẽ ra 2 anh đó phải hỏi và trả lời như thế nào? - H: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không”? TL:” Từ nãy giờ, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.” => Tạo nên tiếng cười phê phán tính hay khoe của. ?Trong lời đối thoại, em thấy câu hỏi và câu trả lời của 2 nhân vât truyện có gì trái với những lời hỏi đáp bình thường? - Câu hỏi và câu trả lời của 2 nhân vật truyện có điều trái với những lời hỏi đáp bình thường ở chỗ cả 2 đều dùng thừa từ ngữ. * GV chốt kiến thức: Trong hội thoại, muốn hỏi đáp cho chuẩn mùc cần chú ý không hỏi thừa, trả lời thừa. ? Từ câu chuyện “Lợn cưới áo mới” em rút ra kết luận gì khi giao tiếp? - Khi giao tiếp cần nói cho đóng, đủ, không thừa, không thiếu. ? Từ việc tìm hiểu 2VD trên, em rút ra nhận xét gì khi giao tiếp ? => Nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa và không thiếu. - H. trả lời theo ý hiểu=> Gv khái quát (ghi nhớ1. sgk) => Đó cũng là nội dung phương châm về lượng => Đọc ghi nhớ1.. - Truyện gây cười vì các nhân vật trong truyện nói nhiều hơn những gì cần nói.. 2. Ghi nhớ 1 sgk tr 9.. *Bài tập 1/10 - 2 câu đều mắc một loại lỗi đó.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> ? Đọc y/c bài tập 1/10 ? Bài tập yêu cầu em làm gì? - H.lên bảng=> hs, gv nx=> k.luận=> Ghi bảng: ( Thừa: Vì thêm từ ngữ mà không thêm nội dung -> Vi phạm phương châm về lượng.). là sử dụng từ ngữ trùng lặp, thêm từ ngữ mà không thêm phần nội dung. a. Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì từ “gia súc” đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà. b. Thừa cụm từ “có hai cánh” vì tất cả các loài chim đều có 2 cánh. II. Phương châm về chất. Hoạt động 3. (10’): 1. Khảo sát, phân tích ngữ - Mục tiêu: hs nắm được yêu cầu của PCVC liệu trong giao tiếp. - Hình thức: Cá nhân/lớp ? Đọc vd? => Gv nhận xét phần đọc của H. ? Truyện cười Việt Nam thường nhắn gửi ý nghĩa phê phán, đả kích. Truyện cười này * Ngữ liệu 1: nhằm phê phán thói xấu nào? - Yếu tố gây cười là quả bí khổng lồ( Cả 2 anh chàng trong truyện đều nói những điều mà ngay chính mình cũng không tin là có thật). -> phê phán tính nói khoác - Truyện cười phê phán tính nói GV. Đưa lí do không xác thực sẽ ảnh hưởng khoác tới bạn và như vậy là nói dối. ?Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh? GV đưa tình huống: H1. Nếu không biết chắc chắn một tuần nữa lớp mình tổ chức đi cắm trại thì em có thông báo với các bạn cùng lớp không ? Vì sao ? - Không  Vì nếu có thay đổi  ảnh hưởng đến các bạn. ? Nếu cần thông báo điều trên thì em sẽ nói ntn? - Nếu tôi ko lầm thì/ Tôi nghe nói/ Hình như là. . . . một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại. H2. Nếu không biết chắc chắn bạn mình vì sao nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì bị ốm không ?. -> Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thực. * Ngữ liệu 2:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Không  Vì gây hậu quả không tốt . sẽ làm sai sự thật dẫn tới hiểu lầm; tự mình sẽ làm mất lòng tin, danh dự của bản thân. H3.Trong thực tế đã bao giờ em nói những điều mà không có bằng chứng xác thực chưa ? Nếu nói như vậy sẽ gây hậu quả gì ? - HS đưa ra những ý kiến khác nhau ? Vậy cần tránh thêm điều gì ? GV bổ sung : Nếu cần nói điều đó thì phải báo cho người nghe biết rằng tính xác thực của điều đó chưa được kiểm chứng bằng cách thêm vào các từ: hình như, có lẽ… ? Từ việc tìm hiểu các VD, em có rút ra nhận xét gì về việc giao tiếp ? HS: dựa vào ghi nhớ trả lời. HS đọc ghi nhớ. * GV chốt lại: Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15’) - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kĩ năng vận dụng cho hs. * Bài tập 2 : - GV nêu vấn đề - Huy động ý tưởng của cả lớp - Loại bỏ các ý tưởng không phù hợp - GV : chốt ý. -> Trong giao tiếp đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.. 2. Ghi nhớ 2 sgk tr 10.. III. Luyện tập.. Bài tập 2 sgk tr 11 a. Nói có sách , mách có chứng . * Bài tập 3 : b. Nói dối . - Đọc yêu cầu bài tập c. Nói mò . - HS nêu ý kiến d. Nói nhăng , nói cuội . - HS khác bổ sung e. Nói trạng - GV chốt: => Những cách nói trên liên quan đến phương châm về chất. Câu a: tuân thủ, câu b, c, d, e vi Bài tập 4,5 phạm phương châm hội thoại Thảo luận nhóm khăn phủ bản: Chia lớp về chất thành 4 nhóm Bài tập 3 sgk tr 11 Nhóm 1,2: Bài 4 + Ytố gây cười: Rồi có nuôi Nhóm 3,4: Bài 5 được không. Thời gian thảo luận: 5 phút + Vi phạm p.châm về lượng..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Thành viên viết ý kiến : 2p - Thống nhất ý kiến : 3p Các nhóm báo cáo Các nhóm nhận xét GV chốt. Người hỏi đã hỏi thừa câu hỏi đó vì nếu không nuôi được thì làm sao có “ bố tôi”. Bài tập 4 sgk tr 11 - đôi khi người nói phải dùng các cách diễn đạt sau: a. như tôi được biết…vì khi giao tiếp để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất, người nói phải diễn đạt như vậy nhằm báo cho người nghe biết là: tính xác thực của nhận định và thông báo đó chưa được kiểm chứng. b. như tôi đã trình bày…nhằm để nhấn mạnh hay để chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó hay giả định là mọi người được biết. Khi đó để đảm bảo phương châm về lượng người nói phải dùng những cách trên để báo cho người nghe biết việc nhắc lại nội dung đã cũ là chủ ý của người nói.. Bài tập 5 : + Ăn đơm nói đặt : vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác. + Ăn ốc nói mò : nói không có căn cứ. + Ăn không nói có : vu khống, bịa đặt. + Cãi chày cãi cối :cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ xác đáng. + Khua môi múa mép : nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương. + Nói dơi nói chuột : nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực. + Hứa hươu hứa vượn : hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa. (Hứa một cách vô trách nhiệm, mang màu sắc sự.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> lừa đảo.) D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3P) - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 3’ ? Đọc câu chuyện cười sau: Hai người đàn ông với bộ dạng rất mệt mỏi bước vào một nhà hàng gọi hai ly nước uống. Mỗi người lấy từ trong cặp của mình ra một ổ bánh mỳ ngồi ăn. Phục vụ nhà hàng nhanh chóng nhắc nhở: – Thưa quý khách, nhà hàng chúng tôi có quy định được ghi rõ trên bảng kia: “Nhà hàng chúng tôi có phục vụ đồ ăn. Quý khách vui lòng không ăn thức ăn tự mình mang vào nhà hàng”. Hai người cảm ơn phục vụ rồi trao đổi bánh mỳ cho nhau và …ăn tiếp. a.Xác định lời thoại vi phạm phương châm hội thoại? Lời thoại đó vi phạm phương châm hội thoại nào? b.Sự vi phạm phương châm hội thoại đó đã tạo ra tiếng cười như thế nào c.Chỉ ra mối liên hệ giưã việc sáng tác truyện cười với các phương chậm hội thoại E.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (3P) - Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học và luyện tập để tìm tòi trong thực tế ?Sáng tác một truyện cười có sử dụng thủ pháp vi phạm các phương châm hội thoại * Hướng dẫn học ở nhà ( 3’) - Học thuộc ghi nhớ. -Hoàn chỉnh các bài tập. * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Đọc kĩ nội dung bài học. V. RKN - Đạt mục tiêu kế hoạch dạy học - Đối với 9d1 : không nên sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn, do nhiều HS kĩ năng làm bài còn chưa tốt, ý thức học chưa tự giác, GV còn phải nhắc nhở.. Ngày soạn: 4/9/2020 Ngày dạy: 11/9/2020 Tiết 4.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Ôn tập lại văn bản thuyết minh và các phương pháp thường dùng. - Hiểu được vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 2. Kĩ năng. - Kĩ năng bài học: + Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn thuyết minh. + Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật. - Kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. 3. Thái độ. - Có ý thức tự giác trong học tập. 4. Năng lực hướng tới. - Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiên và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. - Giáo dục, bồi dưỡng mở rộng tri thức qua những vấn về thuyết minh. - Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. => giáo dục các giá trị TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, HỢP TÁC II. Chuẩn bị. - GV: sgk, giáo án, máy chiếu - HS: sgk, vở soạn, ôn lại kiến thức về văn bản TM, đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học. III. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, phân tích mẫu. - KT động não, chia nhóm IV. Tiến trình các hoạt động dạy học và giáo dục 1. Ổn định lớp ( 1p) 2. Bài mới A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(3P) - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS GV sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để vào bài: 1. Mục đích của văn bản thuyết minh là gì? A. Trình bày diễn biến sự việc..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> B. Tái hiện đối tượng. C. Trình bày kiến thức chính xác, khoa học về đối tượng. D. Bàn bạc về đối tượng. 2. Phương pháp nào không thường sử dụng trong văn bản thuyết minh? A. Liệt kê B. Lập luận C. Định nghĩa D. Đưa số liệu. Ngoài kiến thức trên, em còn hiểu gì về văn bản Thuyết minh? Bài thuyết minh em đã làm để lại trong em ấn tượng nhất? GV: Văn bản Thuyết minh rất phổ biến trong đời sống. Một hướng dẫn viên du lịch, một đầu bếp hướng dẫn chuyên mục “ khéo tay, hay làm” trên Ti vi... đều sử dụng phương pháp thuyết minh. Vậy làm thế nào để kiểu văn bản này có sự hấp dẫn? Đó là sử dụng yếu tố nghệ thuật... B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 20p) - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động Hoạt động của GV và HS ? Văn bản TM là gì ? - VBTM là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức ( kiến thức ) khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên và xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. ? Văn bản TM được viết ra nhằm mục đích gì ? - Cung cấp tri thức về sự vật giúp con người hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về sự vật. ? Hãy kể tên các Phương pháp thuyết minh đã học? - Nêu định nghĩa, nêu số liệu, liệt kê, so sánh, nêu ví dụ, phân loại.... Nội dung I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 1. Ôn tập văn bản thuyết minh.. * GV chiếu ngữ liệu → yêu cầu HS đọc văn bản Hạ Long - Đá và Nước. 2. Viết VBTM có sử ? Văn bản " Hạ .... nước "thuyết minh đối tượng dụng một số biện pháp nào? nghệ thuật. 2.1. Khảo sát, phân tích ?Em biết gì về vịnh Hạ Long? ngữ liệu ? Theo em, văn bản này thuyết minh vấn đề gì? * Văn bản Hạ Long - Đá Vấn đề ấy có khó không? Tại sao? và Nước..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Đặc điểm thuyết minh: Sự kì lạ của đá và nước Hạ Long là vấn đề khó thuyết minh vì : - Đối tượng thuyết minh rất trừu tượng (giống như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, đạo đức …) - Ngoài việc thuyết minh về đối tượng, còn phải truyền được cảm xúc và sự thích thú tới người đọc. * GV giảng giải để HS hiểu Thuyết minh đối tượng này người viết đã truyền sức sống vào các vật vô tri nhằm truyền cảm xúc tình cảm và sự thích thú tới người đọc. ? Hãy nêu 1 số vấn đề thuyết minh mà em cho là trừu tượng? - Một lối sống, một tính cách, nét đẹp về văn hoá … ? Để thuyết minh đặc điểm sự kì lạ của Hạ Long là vô tận chỉ dùng 1 phương pháp thuyết minh đã học thì có được không ? -Nếu chỉ dùng 1 phương pháp thuyết minh đã học thì không thể làm nổi bật sự kỳ lạ của Hạ Long . ? Để làm sáng tỏ vấn đề được TM, tác giả đã vận dụng những PPTM nào là chủ yếu?. - Đối tương thuyết minh: Đá và nước Hạ Long(Vẻ đẹp hấp dẫn, kì diệu) - Đặc điểm thuyết minh: Sự kì lạ của đá và nước Hạ Long => Đối tượng thuyết minh rất trưu tượng. Nó giống như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm của một con người.. ? Đồng thời để cho sinh động, tác giả còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Hãy tìm những câu văn có chứa các biện pháp nghệ thuật đó? GV chia lớp thành 3 nhóm theo số điểm danh và phát - Văn bản đã vận dụng phiếu học tập cho các nhóm. PPTM chủ yếu: Giải Thời gian thảo luận: 4 phút. Các nhóm trình bày, nhận xét, giáo viên nhận xét, thích, liệt kê. chiếu bảng phụ. + Bắt đầu bằng sự miêu tả sinh động: "Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận và có tri giác, có tâm hồn." +Tiếp theo là thuyết minh (giải thích) vai trò của nước: "Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển bằng mọi cách". + PP liệt kê kết hợp với biện pháp miêu tả: cách di chuyển đầy thú vị trên mặt nước Hạ Long. + Giải thích vai trò của nước . + Liệt kê + miêu tả và nhân hóa : Cái thập loại ... biết đâu + Liên tưởng, tưởng tượng Nước tạo lên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc . Tuỳ theo góc độ di chuyển của du khách , tuỳ.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động , biến hoá đến lạ lùng. + Cuối cùng là một triết lý: "Trên thế gian này, chẳng có gì là vô tri cả. Cho đến cả Đá". ? Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản “ Hạ Long - Đá và nước” có tác dụng ntn?. ? Từ việc tìm hiểu các VD, em hãy cho biết muốn cho VBTM thêm sinh động, hấp dẫn, người ta sử dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật nào ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó ? * GV chốt : Muốn cho VBTM được sinh động, hấp dẫn, người ta sử dụng thêm một số biên pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, nhân hoá, miêu tả, so sánh, ẩn dụ… làm cho VBTM bớt khô khan, gây hứng thú cho người đọc. ? Có phải tất cả các VBTM đều đưa được các yếu tố nghệ thuật vào và đưa càng nhiều vào càng có tác dụng không ? GV chốt lại : Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, tránh lạm dụng làm lạc kiểu VB. ? Muốn cho vb thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta sử dụng thêm 1 số BPNT gì? GV hệ thống hoá kiến thức và cho HS đọc (ghi nhớ sgk tr 13).. - Các biện pháp nghệ thuật Kể chuyện, miêu tả, so sánh, nhân hoá thông qua liên tưởng, tưởng tượng… để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long. -> Cảm nhận được Hạ Long không chỉ có đá và nước mà còn là một thế giới sinh động có tâm hồn.. C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP : (17’) - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kĩ năng vận dụng. Bài tập 1: GV yêu cầu HS đọc phân vai VB: “ Ngọc Hoàng xử tội Ruồi Xanh” GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm : chia lớp thành 4 nhóm - Các nhóm thảo luận theo kĩ thuật 10 – 1 – 7 ( số thành viên tham gia là 10 ; mỗi các nhân cần đưa ra 2.2. Ghi nhớ sgk tr13. tối thiểu 1 ý kiến, thời gian hoàn thành là 7 phút ) - Các nhóm báo cáo - Các nhóm nhận xét bài của bạn theo kĩ thuật 3,2,1 II. Luyện tập. - Gv chốt kiến thức a) Văn bản có tính chất TM không ? Tính chất ấy thể.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> hiện ở những điểm nào ? Những PPTM nào đã được sử dụng ? Bài tập 1:. a. Bài viết là một văn bản thuyết minh vì: Nó cung cấp cho người đọc một thông tin khách quan, hữu ích vể loài ruồi. - Tính chất ấy được thể hiện ở các chi tiết sau: + Đối tượng: Giới thiệu loài ruồi  nguyên nhân gây bệnh phòng chống. + Đặc điểm: - Thể loại: Truyện ngắn – truyện vui. - Tính chất thuyết minh thể hiện ở việc giới thiệu các loài ruồi một cách hệ thống: những tính chất chung về họ hàng , giống loài, các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh b) Bài TM này có gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng phòng bệnh, ý thức diệt biện pháp nghệ thuật nào ? ruồi. - Phương pháp kỹ thuật thuyết minh . + Định nghĩa: Thuộc họ côn trùng + Phân loại: Các loài ruồi + Số liệu: Số vi khuẩn ... + Liệt kê: Mắt lưới, chân tiết ra chất dính .... b. Nét đặc biệt - Về hình thức: giống văn.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> c) Các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? Chúng có gây hứng thú và làm nổi bật nội dung TM không ?. Bài tập 2: Sử dụng PP vấn đáp - Đọc yêu cầu bài tập - HS nêu ý kiến - HS khác bổ sung - GV chốt: ? Đoạn văn này thuyết minh điều gì? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh trong đoạn văn là gì?. bản tường thuật một phiên toà. - Về cấu trúc: giống biên bản một cuộc tranh luận về mặt pháp lý. - Vể nội dung: giống như một câu chuyện kể về loài ruồi. Các BPNT: - Kể chuyện:  Nhân vật - đối thoại giữa các nhân vật qua một phiên toà.  Cách xây dựng nhân vật, tình tiết truyện. - Nhân hoá: => Tác dụng: Gây hứng thú hấp dẫn, dễ tiếp nhận đối với mọi đối tượng, phù hợp với lứa tuổi. Mang tính phổ cập kiến thức cao có lợi cho việc tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người. Bài tập 2 a/ Đối tượng: Thuyết minh về tập quán sinh sống của chim có dưới dạng một nhận định là sự ngộ nhận. b/ Phương pháp : Giải thích – nêu định nghĩa. - Giải thích về hai thời kì của một nhận định: + Thời thơ ấu: Có những ngộ nhận mang định kiến sai lầm về loài có. + Thời trưởng thành: nhận ra sự nhầm lẫn của tuổi thơ, đánh giá lại tập quán sinh sống của loài có theo hướng tích cực. c/ BPNT: Đối lập – tương hỗ, lấy sự ngộ.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> nhận từ thời nhỏ làm đầu mối cho câu chuyện. d/ Tác dụng: dễ tiếp nhận, dễ nhớ, hấp dẫn. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 6P) HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS KIẾN THỨC TRỌNG TÂM HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN - Hình thức: Đoạn văn. Viết đoạn văn thuyết minh một loài cây, - Nội dung: Đặc điểm của điối loài hoa, danh lam thắng cảnh...... trong tượng đó có sử dụng yếu tố nghệ thuật? - PP thuyết minh: Giới thiệu, so - Hướng dẫn HS cách viết: hình thức/ nội sánh, thống kê, số liệu, ... dung, vận dụng kiến thức/kỹ năng bài học.... - Vận dụng yêu tố nghệ thuật: - Quan sát, giúp đỡ học sinh yếu. Tự thuật, so sánh, nhân hóa... - Tồ chức cho HS trao đổi- rút kinh nghiệm. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (3P) 1. Tìm hiểu một di tích lịch sử/ danh lam thắng cảnh của quê hương em? 2. Nhập vai một hướng dẫn viên du lịch, hướng dẫn cho du khách hiểu biết về di tích / danh lam ấy? 3. Mỗi tổ một sản phẩm có hình ảnh minh họa, có thể sử dụng phần mền trình chiếu, tranh ảnh từ mạng Internet để trưng bày, giới thiệu trong tiết luyện tập. V.RKN - Đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra - Nên sử dụng ngữ liệu “ Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh” cho phần hình thành kiến thức, “ Hạ Long đá và nước” cho phần luyện tập. --------------------------Ngày soạn: 4/9/2020 Ngày dạy: 12/9/2020 Tiết 5 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Học sinh ôn tập lại cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng ( cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón…) - Biết đưa các biện pháp nghệ thuật và nêu được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài viết của mình. 2. Kĩ năng. - Kĩ năng bài học:.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> + Xác định yêu cầu của bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể. + Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh ( có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng. - Kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng tư duy sáng tạo. 3. Thái độ. - Có ý thức đưa yếu tố nghệ thuật vào bài văn TM làm tăng sức hấp dẫn cho bài văn. 4. Năng lực hướng tới. - Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiên và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. * GDĐĐ: Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. => giáo dục các giá trị TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, HỢP TÁC II. Chuẩn bị. - GV: sgk, kế hoạch giảng dạy, bảng nhóm, máy chiếu - HS: - Ôn lại kiến thức về văn bản TM về một thứ đồ dùng. - Chuẩn bị nội dung theo sự phân công của giáo viên tiết trước. III. Phương pháp, kĩ thuật: - PP vấn đáp, phân tích, thảo luận nhóm. - KT : đặt câu hỏi, chia nhóm IV. Tiến trình tổ chức 1. Ổn định lớp ( 1p) 2.Bài mới A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 3p) HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ Tiêu chí nhận xét: LỚP - Hình thức: Đoạn văn. -Giới thiệu một di tích lịch sử/ - Nội dung: Đặc điểm của điối tượng danh lam thắng cảnh của quê - PP thuyết minh:Giới thiệu, so sánh, thống kê, hương em số liệu, ... - Tổ chức cho HS báo cáo - Vận dụng yêu tố nghệ thuật: Tự thuật, so sánh, phần chuẩn bị và rút kinh nhân hóa... nghiệm B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 5p).

<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động Nhắc lại kiến thức cần nhớ trong tiết học trước. 1, Yêu cầu: Đặc điểm chung của các đối tượng. a.Về nội dung: phải nêu được: - Công dụng - Cấu tạo - Chủng loại - Cách bảo quản, sử dụng - Lịch sử phát triển (nếu có) b. Về hình thức: Phải biết vận dụng các biện phỏp nghệ thuật thuyết minh đóng lúc, đóng chỗ cho bài văn sinh động. -Kể chuyện(nguồn gốc ra đời) -Tự thuật(công dụng, cấu tạo). - Hỏi đáp theo lối nhân hoá( giới thiệu về chủng loại) C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (30P) - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. Hoạt động của GV và HS - Mục tiêu: củng cố và vận dụng kiến thức vào bài thuyết minh. GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm : chia lớp thành 4 nhóm Nội dung: Lập dàn bài và viết phần mở bài. Nhóm 1,2 : Đề bài: Thuyết minh về cái quạt. Nhóm 3,4: Đề bài: Thuyết minh chiếc nón - Các nhóm thảo luận theo kĩ thuật 10 – 1 – 7 ( số thành viên tham gia là 10 ; mỗi các nhân cần đưa ra tối thiểu 1 ý kiến, thời gian hoàn thành là 7 phút ) - Các nhóm báo cáo - Các nhóm nhận xét bài của bạn theo kĩ thuật 3,2,1 GV nhận xét, đánh giá và đưa ra dàn ý để. Nội dung.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> học sinh tham khảo. + HS trình bày đoạn mở bài VÍ DỤ. MB : Tôi là chiếc quạt. họ hàng nhà quạt chúng tôi được con người biết đến và sử dụng chính là một dụng cụ để tạo ra gió cho con người. TB: - Đơn giản nhất là chiếc quạt mo. chỉ cần có một chiếc mo cau được cắt gọt thành. Hiện đại nhất là anh quạt điện: vừa được cắm điện, cánh tay anh ta đã quay tít sản ra một luồng gió mạnh, yếu do điều khiển của con người. Quạt điện cũng có rất nhiều loại: quạt trần, điện, bàn, cây, treo tường. Mỗi loại lại có kích thước to, nhỏ khác nhau. Quạt được sinh ra từ nhiều nhà máy khác nhau như quạt Phong Lan, quạt điện cơ.. và cả những loại hiện đại do nước ngoài sản xuất. - Mỗi loại quạt có ích lợi, cách sử dụng riêng. quạt mo, quạt nan, quạt giấy… phải sử dụng bằng sức của bàn tay, công sức mới tạo ra gió nhưng lại rất thuận tiện, có thể mang đi bất cứ đâu cũng sử dụng được, thậm chí còn sử dụng để che nắng, che mưa, xua ruồi muỗi, đề thơ kỉ niệm, vẽ tranh…Quạt điện tuy không mất công sức để tạo ra gió nhưng muốn sử dụng được phảI có điện cho nên chỉ sử dụng được ở những nơI có điện mà thôi. KB: Tuy giá trị vật chất của chiếc quạt không lớn nhưng nó rất có ích cho con người, giúp cho con người mát mẻ dễ chịu trong những ngày nóng nự, oi bức, giúp cho những máy vận hành tốt, thông gió cho những phân xưởng ngột ngạt… Với vai trò của mình, chiếc quạt mãi mãi là người bạn thân thiết của con người.. II/ Luyện tập. 1. Thuyết minh về cái quạt. 1. Mở bài: - Nhân hoá cái quạt tự xưng – giới thiệu khái quát về họ hàng mình. - Giới thiệu tên gọi – Là dụng cụ quen thuộc, hữu ích. - Khi thời tiết nóng nực  mọi người tìm đến chúng tôi. 2. Thân bài: + Nguồn gốc: Có từ rất xa xưa khi loài người cảm nhận được sức nóng của mặt trời… - Cùng với sự phát triển của KHKT họ nhà quạt càng đông đóc… + Các chủng loại: Có 3 dòng họ lớn - Quạt tay - Quạt điện - Quạt kéo; gió. + Cấu tạo, công dụng : - Quạt giấy, quạt nan, quạt mo. - Làm từ tre, giấy, phẩm màu hoặc mo cau, mo dừa bằng thủ công. - Có nhiều hình dáng, cách trang trí, tiện dùng. - Cấu tạo các loại quạt khác nhau. - Quạt giấy xoè ra, gấp vào nhỏ, gọn, - Quạt điện -> quay bằng động VD1: Là người Việt Nam, ai chẳng biết chiếc cơ điện. nón trắng quen thuộc. Mẹ đội chiếc nón ra - Quạt bàn hình dáng nhỏ, gọn.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> đồng nhổ mạ , cấy lúa...Chị đội nón trắng đi chợ, chèo đò ...Em đi học cũng luôn mang theo che mưa, che nắng ...Chiếc nón quen thuộc là thế. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi : Nó ra đời từ bao giờ, được làm như thế nào, giá trị của nó ra sao?.... VD2: Chiếc nón trắng Việt Nam không chỉ để che mưa, che nắng, nó là một nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam “ Qua đình ngả nón trông đình/ Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu”. Vì sao chiếc nón được yêu quí và trân trọng như vậy, xin hãy cùng tôi tìm hiểu về nó.... đặt ở mọi vị trí. - Quạt cây : cao lênh khênh thường có mặt nơi phòng khách, công sở. Các bác quạt trần, cô quạt treo, cậu quạt gió. + Cách bảo quản : - Quạt tay : đơn giản, giữ gìn cẩn thận, không làm rách nát. - Quạt điện, gió : định kì lau dầu động cơ. + Giá thành ntn? 3. Kết luận: - Khẳng định giá trị của các loại quạt. - Có ý thức khi sử dụng, bảo quản, để dùng được lâu, bền và có ý thức tiết kiệm điện.. 2. Viết bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam . Dàn ý : ( HS thảo luận, xây dựng ) * Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón: là vật dụng quen thuộc của người phô nữ VN truyền thống. * Thân bài: - Lịch sử chiếc nón. - Tác dụng của nón: + Nón dùng để che nắng, che mưa, rất tiện lợi trong đời sống. + Tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng cho người phô nữ. - Cấu tạo của chiếc nón. + Nón Bắc ngày xưa tròn phẳng như cái mâm, ngoài cùng có đường thành nhô cao. Sau này, nón được thay đổi hình dáng, có.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> GV cho HS đọc bài TM: “ Họ nhà Kim” ở phần đọc thêm. Yêu cầu HS chỉ ra PPTM và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài viết. GV yêu cầu học sinh về viết thành bài văn hoàn chỉnh và lập dàn ý cho 2 đề văn còn lại.. hình chóp nhọn và trở thành phổ biến. + Xương nón: 16 vành làm bằng tre, nứa + Lá nón: hai loại: lá mo để lót bên trong và lớp lá bên ngoài (lá mo được lấy từ bẹ lá cây măng rừng, lá nón thì lấy từ lá cọ rừng) + Sợi cước, chỉ làm nhôi + Quai nón có tác dụng giữ cho nón cân bằng và chắc. - Qui trình làm ra chiếc nón. + Chọn tre cật chẻ thật nhỏ, thật mượt, kết thành nhiều vành lớn nhỏ khác nhau, có định khung nón theo hình chóp nhọn. + Lá nón được phơi khô, là phẳng nhẹ và trắng nõn, xếp đều dưới từng lớp một lên khung nón và khâu bằng những sợi móc, sợi dừa hoặc sợi cước trong suốt, mảnh mà chắc. + Cách khâu : khâu từ đỉnh rồi mới khâu xuống các vành nón. Đuường khâu phải đều đặn, tỉ mỉ, kín đáo. + Lòng nón được trang trí hoa văn đẹp mắt, hoặc kết chỉ màu, thêu hình giữa hai lớp lá mỏng + Chỉ màu dùng để sỏ nhôi + Cuối cùng là buộc quai nón - Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón. *Kết bài: - Cảm nghĩ chung về chiếc nón đối với đời sống hiện tại và tương lai. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 3P) - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Viết một đoạn văn thuyết minh với chủ đề giới thiệu về một loài hoa, con vật nuôi mà em yêu thích. - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm - H chọn đối tượng thuyết minh. vụ. - Lựa chọn: -Nhắc học sinh về hình thức trình bày + PP thuyết minh. đoạn văn và dung lượng khoảng 15 +Các phép nghệ thuật. dòng. - Thực hành viết bài. - Tổ chức cho HS thực hành trong 10 -H xung phong trình bày phút - HS tự rút kinh nghiệm về bài viết. - Quan sát học sinh viết bài - Tổ chức cho HS trình bày và rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp cho điểm khích lệ những học sinh có cố gắng. E.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG( 3P) - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 1. Dùng phương pháp tự thuật để thuyết minh về cây lúa Việt Nam (Áo dài, cây tre, hoa sen...) - Soạn: vb “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình: + Đọc văn bản + Trả lời các câu hỏi đọc - hiểu; + Tìm hiểu về vũ khí hạt nhân: Hạt nhân là gì, sức mạnh hủy diệt của vũ khí hạt nhân, các vụ nổ hạt nhân và hậu quả của nó. + Tìm hiểu về hệ mặt trời. V. RKN - Hoàn thành mục tiêu tiết học đặt ra - Gv nên chuẩn bị một video giới thiệu về cách làm nón để HS có trực quan thuận lợi.

<span class='text_page_counter'>(38)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×